intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vốn xã hội, sự ưa thích rủi ro và quyết định chơi hụi: Trường hợp nghiên cứu ở tỉnh Bạc Liêu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

17
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích ảnh hưởng của yếu tố vốn xã hội và sự ưa thích rủi ro của các cá nhân đến quyết định tham gia chơi hụi và số tiền góp hụi hàng tháng của họ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vốn xã hội, sự ưa thích rủi ro và quyết định chơi hụi: Trường hợp nghiên cứu ở tỉnh Bạc Liêu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..……………… DƯƠNG THẾ LÂN VỐN XÃ HỘI, SỰ ƯA THÍCH RỦI RO VÀ QUYẾT ĐỊNH CHƠI HỤI: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..……………… DƯƠNG THẾ LÂN VỐN XÃ HỘI, SỰ ƯA THÍCH RỦI RO VÀ QUYẾT ĐỊNH CHƠI HỤI: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở TỈNH BẠC LIÊU Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM KHÁNH NAM Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn "Vốn xã hội, sự ưa thích rủi ro và quyết định chơi hụi: Trường hợp nghiên cứu ở tỉnh Bạc Liêu" là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng cá nhân tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. Tất cả những phần kế thừa, tham khảo đều được trích dẫn và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016 TÁC GIẢ DƯƠNG THẾ LÂN
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH TÓM TẮT Chương 1. Giới thiệu...................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................................5 1.4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu...........................................................................6 1.5. Kết cấu luận văn...................................................................................................7 Chương 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan........................................8 2.1. Một số định nghĩa liên quan đến đề tài................................................................8 2.2. Lý thuyết về tham gia hụi...................................................................................12 2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan..............................................................18 Chương 3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................25 3.1. Khung phân tích.................................................................................................25
  5. 3.2. Mô hình kinh tế lượng.......................................................................................26 3.3. Đo lường các biến trong mô hình......................................................................28 3.4. Dữ liệu nghiên cứu............................................................................................38 Chương 4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu..........................................................39 4.1. Tổng quan về tỉnh Bạc Liêu..............................................................................39 4.2. Tổng quan về hoạt động chơi hụi ở Việt Nam..................................................42 4.3. Một số quy định pháp luật về hụi......................................................................44 Chương 5. Kết quả nghiên cứu.................................................................................47 5.1. Mô tả mẫu khảo sát............................................................................................47 5.2. Thực trạng tham gia hụi của người dân trên địa bàn.........................................49 5.3. Dự đoán chiều hướng mối quan hệ dựa vào đồ thị tương quan........................55 5.4. Kiểm định vấn đề đa cộng tuyến.......................................................................61 5.5. Kết quả ước lượng từ mô hình hồi quy Probit..................................................62 5.6. Kết quả ước lượng từ mô hình hồi quy Tobit...................................................67 5.7. Kiểm định tính vững của kết quả nghiên cứu...................................................72 Chương 6. Kết luận và Kiến nghị............................................................................73 6.1. Kết luận............................................................................................................73 6.2. Kiến nghị..........................................................................................................74 6.3. Đóng góp mới của đề tài..................................................................................78 6.4. Giới hạn của đề tài...........................................................................................78
  6. 6.5. Hướng nghiên cứu tiếp theo............................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Roscas: Rotating savings and credit associations VHLSS: Vietnam Household Living Standard Survey
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Tóm tắt định nghĩa và cách đo lường các biến trong mô hình Bảng 4.1. Số đơn vị hành chính tỉnh Bạc Liêu tính đến ngày 31/12/2015 Bảng 4.2. Số hộ gia đình phân theo dân tộc của tỉnh Bạc Liêu năm 2015 Bảng 4.3. Tổng sản phẩm bình quân đầu người tỉnh Bạc Liêu Bảng 5.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát Bảng 5.2. Kết quả thống kê số người tham gia hụi Bảng 5.3. Thống kê số chân hụi/dây hụi/số tiền góp hụi của đáp viên Bảng 5.4. Kết quả thống kê loại hụi đáp viên tham gia Bảng 5.5. Lý do tham gia hụi của đáp viên Bảng 5.6. Thời gian ưa thích lĩnh hụi của đáp viên Bảng 5.7. Thống kê số tiền trả lãi, tỷ lệ lãi/số tiền góp hụi của đáp viên Bảng 5.8. Mục đích sử dụng số tiền lĩnh hụi của đáp viên Bảng 5.9. Tỷ lệ hoa hồng cho chủ hụi Bảng 5.10. Lý do không tham gia hụi của đáp viên Bảng 5.11. Kết quả kiểm định hệ số tương quan giữa các biến độc lập Bảng 5.12. Kết quả ước lượng từ mô hình hồi quy Probit Bảng 5.13. Kết quả ước lượng từ mô hình hồi quy Tobit Bảng 5.14. Kết quả kiểm định tính vững của kết quả nghiên cứu với mô hình Tobit
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Quan hệ giữa mạng lưới xã hội chính thức và quyết định tham gia hụi Biểu đồ 2. Quan hệ giữa mạng lưới xã hội không chính thức và quyết định tham gia hụi Biểu đồ 3. Quan hệ giữa lòng tin và quyết định tham gia hụi Biểu đồ 4. Quan hệ giữa sự hợp tác và quyết định tham gia hụi Biểu đồ 5. Quan hệ giữa sự ưa thích rủi ro và quyết định tham gia hụi Biểu đồ 6. Quan hệ giữa mạng lưới xã hội chính thức và số tiền tham gia hụi Biểu đồ 7. Quan hệ giữa mạng lưới xã hội không chính thức và số tiền tham gia hụi Biểu đồ 8. Quan hệ giữa lòng tin và số tiền tham gia hụi Biểu đồ 9. Quan hệ giữa sự hợp tác và số tiền tham gia hụi Biểu đồ 10. Quan hệ giữa sự ưa thích rủi ro và số tiền tham gia hụi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 4.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu
  10. TÓM TẮT Sử dụng dữ liệu thu thập từ 738 đáp viên là những người dân đang sinh sống trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bạc Liêu, mục tiêu của bài viết là nhằm phân tích ảnh hưởng của yếu tố vốn xã hội và sự ưa thích rủi ro của các cá nhân đến quyết định tham gia hụi và số tiền góp hụi hàng tháng của họ. Kết quả khảo sát về thực trạng chơi hụi cho thấy: Hụi đã và đang là loại hình tín dụng rất phổ biến trên địa bàn với 61,38% người dân tham gia, với mục đích chủ yếu là nhằm huy động nhanh chóng nguồn vốn để đáp ứng cho những nhu cầu thiết yếu của bản thân và gia đình (chiếm tỷ trọng 24,28%) cũng như nhằm tìm kiếm lợi ích (lãi suất) hấp dẫn hơn so với việc gửi tiết kiệm (chiếm tỷ trọng 34,28%). Kết quả ước lượng từ mô hình hồi quy Probit cho thấy: Những cá nhân có mạng lưới phi chính thức rộng hơn, cá nhân có lòng tin vào những người xung quanh, cá nhân là người bàng quan với rủi ro và cá nhân thích rủi ro sẽ có xác suất tham gia hụi cao hơn những người khác. Đây cũng là những yếu tố được nhận thấy là có tác động tích đến số tiền tham gia hụi của các cá nhân theo kết quả từ mô hình hồi quy Tobit. Ngược lại, việc tham gia vào các nhóm/tổ chức/hiệp hội lại được nhận thấy là có tác động tiêu cực đến quyết định tham gia hụi của các cá nhân. Một điểm khác biệt đáng chú ý của nghiên này cứu chính là: Những cá nhân có tinh thần hợp tác cùng người khác lại có xu hướng tham gia hụi với số tiền thấp hơn những người khác. Từ khóa: Hụi, roscas, vốn xã hội, sự ưa thích rủi ro
  11. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Hụi (rosca) là loại hình tín dụng dân gian (tín dụng phi chính thức) đã tồn tại từ rất lâu trên khắp thế giới (Geertz, 1962; Ardener, 1964). Theo một số nhà nghiên cứu (Geertz, 1962; Ardener, 1964; Adams và Sahonero, 1989; Bouman, 1995), hụi đặc biệt phổ biến tại các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực châu Á, Mỹ Latinh và châu Phi như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, Bolivia, Mexico, Peru, Nigeria, Ghana, Cameroons, Sudan và Sierra Leone..... Theo ước tính, trong những năm 1980, khoảng 50% dân số trưởng thành, bao gồm cả nam và nữ, thuộc Cộng hòa Công Gô có tham gia hụi. Ở nhiều khu vực nông thôn của Liberia, Bờ Biển Ngà, Togo, Nigeria, và Cameroons, tỷ lệ này cao hơn hẳn, khoảng 50% đến 95% (Bouman, 1995). Tại một số quốc gia tương đối phát triển hơn, điển hình như Đài Loan, 80% các hộ gia đình cũng được ghi nhận là thành viên của ít nhất một tổ chức hụi (Levenson và Besley, 1996). Phương thức hoạt động của hụi nhìn chung cũng khá là đơn giản, đó là: Dựa trên tinh thần tự nguyện, một nhóm các cá nhân sẽ tập hợp lại với nhau sau mỗi một khoảng thời gian xác định trước, ví dụ như mỗi tháng một lần, cùng nhau đóng góp tiền hoặc những tài sản khác vào một nguồn quỹ chung. Nguồn quỹ chung này sau đó sẽ được phân bổ theo lượt cho từng thành viên trong nhóm. Thông thường, việc phân bổ có thể sẽ do chủ hụi quyết định dựa trên những thông tin mới nhất về nhu cầu và khả năng chi trả của từng thành viên trong nhóm hoặc được tiến hành theo hình thức rút thăm (đối với hụi không có lãi) hoặc đấu giá bằng cách bỏ thăm kín (đối với hụi có lãi), ai là người trả lãi cao nhất thì sẽ được ưu tiên lĩnh hụi. Và một khi tất cả các thành viên trong nhóm đều đã được nhận quỹ, nhóm sẽ tự động giải tán hoặc cũng có thể bắt đầu lại theo một tiến trình mới tương tự (Ardener, 1964; Calomiris và Rajaraman, 1998).
  12. 2 Trên lý thuyết, hụi có ưu điểm là nhanh chóng huy động được lượng tiền nhàn rỗi chưa được sử dụng từ nhiều cá nhân riêng lẻ để chuyển sang cho người cần nó ngay, qua đó làm gia tăng lợi ích cho các cá nhân đó. Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận là, việc chơi hụi cũng khá tốn kém và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thứ nhất, mỗi cá nhân khi tham gia hụi phải đều đặn dành ra một khoảng thời gian nhất định để tham dự các cuộc họp nhằm quyết định (theo hình thức bốc thăm hoặc đấu giá) xem ai sẽ là người được lĩnh hụi cùng những vấn đề khác có liên quan. Về khía cạnh kinh tế, đây được xem là “chi phí cơ hội của thời gian” mà mỗi thành viên của dây hụi phải gánh chịu (Muturi, 2012). Thứ hai, khi cần vốn để trang trải cho những nhu cầu đột xuất, cá nhân tham gia chưa chắc có thể lĩnh hụi được ngay do thời gian mở hụi không chắc phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của mỗi người. Besley, Coate và Loury (1993) cũng lập luận rằng, ngay cả đối với hụi đấu giá (bidding rosca), vốn cho phép thành viên được nhận hụi gần như ngay lập tức, cũng chỉ cho phép họ đối phó với các tình huống rủi ro "không lặp lại" bởi vì mỗi người chỉ được lĩnh hụi một lần trong suốt chu kỳ của hụi. Cuối cùng, do sự xuất hiện của hiện tượng thông tin bất cân xứng1 và những hạn chế trong khả năng cưỡng chế của các thành viên nên rủi ro bị giựt hụi vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào (Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn, 2012b). Thực tiễn ở nước ta trong những năm gần đây cũng cho thấy, số vụ “giựt hụi”, “vỡ hụi” xảy ra dường như ngày càng thường xuyên hơn, kể cả ở khu vực thành thị lẫn nông thôn. Đồng thời, quy mô của mỗi vụ cũng có xu hướng ngày càng lớn. Điển hình nhất phải kể đến là vụ "vỡ hụi" quy mô lớn xảy ra vào những ngày đầu năm 2014 trên địa bàn ấp Canh Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Theo thống kê của chính quyền địa phương, số tiền mà chủ hụi đã chiếm đoạt của các thành viên 1 Thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng các chủ thể khác nhau không có thông tin như nhau về một đối tượng nào đó mà tất cả cùng quan tâm. Điều này thường dẫn đến hai hệ quả là lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức. Lựa chọn ngược ngụ ý rằng do thiếu thông tin nên các cá nhân không đáp ứng đủ điều kiện, hoặc có ý định lừa đảo, vẫn được chấp nhận cho tham gia vào các dây hụi (Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn, 2012b). Rủi ro đạo đức thường xảy ra sau khi thành viên nào đó đã lĩnh hụi. Do không còn lợi ích trong việc tiếp tục góp hụi nên thành viên này sẽ có động cơ không giữ đúng cam kết góp hụi để các thành viên còn lại lĩnh hụi (Besley, Coute và Loury, 1993). Cả hai hệ quả trên đều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hụi và dẫn đến thiệt hại cho các thành viên khác (Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn, 2012b).
  13. 3 lên đến gần 10 tỷ đồng, một con số quá lớn đối với một xã nghèo như Long Điền Tây. Hậu quả là hơn hai trăm người dân trên địa bàn, đa phần thuộc những nông hộ nghèo, mất trắng toàn bộ số tiền đã tích cóp được từ việc đi làm thuê, làm mướn trong một khoảng thời gian dài. Người bị mất nhiều nhất là trên 200 triệu đồng, ít nhất cũng vài chục triệu. Nhiều người còn lâm vào cảnh nợ nần chồng chất vì đã trót đi vay, cầm cố tài sản để có tiền “nuôi hụi”2. Tại sao rủi ro như thế nhưng rất nhiều người dân vẫn tham gia hụi, thậm chí là đi vay tiền và cầm cố tất cả tài sản mà các thành viên trong gia đình phải lao động rất vất vả trong nhiều năm liền để có tiền “nuôi hụi”? Tại sao họ lại không tự mình tiết kiệm hoặc gửi tiền vào các tổ chức tín dụng chính thức, nơi được xem là địa chỉ sinh lợi an toàn hơn cho đồng vốn của họ? Điều gì đã ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào hoạt động chơi hụi của các cá nhân này? Phải chăng hoàn toàn là do họ cảm nhận thấy lợi ích từ việc tham gia hụi hấp dẫn hơn nhiều với việc tự tiết kiệm hoặc gửi tiền vào các tổ chức tín dụng nên họ bất chấp rủi ro để tham gia? Đó là những câu hỏi được khá nhiều nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước và những người dân quan tâm đến hoạt động chơi hụi đặt ra và mong muốn tìm kiếm câu trả lời. Theo sự hiểu biết của tác giả, đến thời điểm hiện tại, đã có khá nhiều nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành để trả lời cho câu hỏi trên. Và hầu hết chúng đều cho thấy: Quyết định tham gia vào hoạt động chơi hụi sẽ chịu tác động bởi khá nhiều yếu tố khác nhau, trong đó vốn xã hội (bao gồm mạng lưới xã hội, lòng tin và sự hợp tác) và sự ưa thích rủi ro của cá nhân được nhận thấy là những yếu tố có tác động lớn (Anderson và Baland, 2002; Brata, 2004; Kedir, 2005; Nguyen, 2009; Lasagni và Lollo, 2011; Trương Đông Lộc, 2011; Nguyễn Văn Vũ An, 2014). Tuy nhiên, yếu tố vốn xã hội trong những nghiên cứu trên hầu hết chỉ mới được xem xét trên khía cạnh lòng tin (Nguyen, 2009; Anderson và Baland, 2002; Kedir, 2005) và/hoặc mạng lưới xã hội 2 Nguồn: thanhnien.vn/thoi-su/vo-hui-10-ti-dong-hon-200-ho-ngheo-dieu-dung-5466.html
  14. 4 chính thức (Brata, 2004; Lasagni và Lollo, 2011; Trương Đông Lộc, 2011), trong khi các yếu tố khác (như mạng lưới xã hội không chính thức và sự hợp tác) lại chưa được lưu tâm đến, mặc dù đây là những thành phần quan trọng của vốn xã hội, được khá nhiều nhà kinh tế nhận định là có tác động lớn đến quyết định tham gia hụi của các cá nhân (Geertz, 1962; Ardener, 1964; Adams và Sahonero, 1989). Tiếp nữa, thái độ đối với rủi ro của các cá nhân trong một số nghiên cứu cũng chỉ được đo lường một cách đơn giản bằng biến nhị phân (là sợ hay không sợ rủi ro), nên chưa cho thấy được ảnh hưởng của mức độ ưa thích (cao hay thấp) đến quyết định tham gia hụi của các cá nhân (Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn, 2012a; Nguyễn Văn Vũ An, 2014). Cuối cùng, tất cả các nghiên cứu trên cũng chưa cho thấy ảnh hưởng của yếu tố lòng tin, mạng lưới xã hội không chính thức và sự ưa thích rủi ro của các cá nhân đến số tiền tham gia hụi hàng tháng của họ, hoặc nếu có thì mới chỉ xem xét ở cấp độ hộ gia đình thuộc khu vực nông thôn (Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn, 2012a; Nguyễn Văn Vũ An, 2014). Từ thực tế lỗ hổng nghiên cứu trên đã khích lệ tác giả tiến hành bài viết này với mục tiêu là phân tích đồng thời ảnh hưởng của yếu tố vốn xã hội, bao gồm cả mạng lưới xã hội chính thức, mạng lưới xã hội không chính thức, lòng tin và sự hợp tác, và sự ưa thích rủi ro của các cá nhân đến quyết định tham gia hụi, cũng như là đến số tiền hụi góp hụi hàng tháng của họ. Thông qua đó, đề xuất các giải pháp hữu ích giúp giảm thiểu rủi ro, đưa hụi trở thành một loại hình tín dụng dân gian hữu ích cho những người dân có nhu cầu tham gia. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của bài viết là nhằm phân tích ảnh hưởng của yếu tố vốn xã hội và sự ưa thích rủi ro của các cá nhân đến quyết định tham gia chơi hụi và số tiền góp hụi hàng tháng của họ.
  15. 5 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu tổng quát trên, bài viết sẽ tập trung vào giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: Mục tiêu 1: Phân tích ảnh hưởng của yếu tố vốn xã hội của các cá nhân đến quyết định tham gia hụi của họ. Mục tiêu 2: Phân tích ảnh hưởng của sự yêu thích rủi ro của các cá nhân đến quyết định tham gia hụi của họ. Mục tiêu 3: Phân tích ảnh hưởng của yếu tố vốn xã hội của các cá nhân đến số tiền góp hụi hàng tháng của họ. Mục tiêu 4: Phân tích ảnh hưởng của sự yêu thích rủi ro của các cá nhân đến số tiền góp hụi hàng tháng của họ. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Từ những mục tiêu cụ thể trên, bài viết sẽ tập trung trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1: Vốn xã hội của các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định tham gia chơi hụi của họ hay không? Câu hỏi 2: Vốn xã hội của các cá nhân có ảnh hưởng như thế nào đến số tiền góp hụi hàng tháng của họ? Câu hỏi 3: Sự ưa thích rủi ro của các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định tham gia chơi hụi của họ hay không? Câu hỏi 4: Sự ưa thích rủi ro của các cá nhân có ảnh hưởng như thế nào đến số tiền góp hụi hàng tháng của họ?
  16. 6 1.4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ảnh hưởng của yếu tố vốn xã hội và sự ưa thích rủi ro của các cá nhân đến hoạt động chơi hụi họ. Cụ thể, nghiên cứu sẽ phân tích ảnh hưởng của yếu tố vốn xã hội và sự ưa thích rủi ro của các cá nhân đến quyết định tham gia hụi và số tiền góp hụi hàng tháng của họ. 1.4.2 . Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tác giả thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016. 1.4.3. Không gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Theo thực tế tìm hiểu của chính tác giả, đây là một trong những tỉnh có hoạt động chơi hụi rất phổ biến ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng cũng như cả nước nói chung. 1.4.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.4.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu sử dụng trong bài nghiên cứu thuộc loại số liệu sơ cấp, được tác giả thu thập từ cuộc phỏng vấn trực tiếp những người dân có và không có tham gia vào hoạt động chơi hụi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. 1.4.4.2. Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả thực trạng tham gia hụi của các cá nhân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu dựa trên cơ sở số liệu sơ cấp thu thập được từ các cuộc phỏng vấn trực tiếp các cá nhân có và không có tham gia vào hoạt động chơi
  17. 7 hụi. Thống kê mô tả là việc mô tả dữ liệu nghiên cứu bằng các phép tính và chỉ số thống kê như số trung bình, số trung vị, số nhỏ nhất, số lớn nhất, độ lệch chuẩn.... Nhằm phân tích ảnh hưởng của yếu tố vốn xã hội và sự ưa thích rủi ro của các cá nhân đến quyết định tham gia hụi của họ, nghiên cứu đã sử dụng mô hình Probit do Goldberger (1964) đề xuất. Theo Goldberger (1964), mô hình Probit được xem là phù hợp khi biến phụ thuộc là biến nhị phân (có hoặc không có tham gia hụi). Kế tiếp, mô hình Tobit được tác giả sử dụng để phân tích ảnh hưởng của yếu tố vốn xã hội và sự ưa thích rủi ro của các cá nhân đến số tiền góp hụi hàng tháng của họ. Theo Gujarati (2004), Tobit là mô hình phù hợp để ước lượng ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc khi biến phụ thuộc không được phép nhỏ hơn một giá trị nhất định (trường hợp này là số tiền tham gia hụi hàng tháng không thể nhỏ hơn 0). 1.4.5. Giới hạn nghiên cứu Nghiên cứu chỉ tập trung xem xét việc tham gia vào hình thức hụi có lãi bởi đây được nhận thấy là hình thức hụi mang tính rủi ro rất cao, đồng thời cũng là hình thức hụi phổ biến nhất trên địa bàn khảo sát. 1.5. Kết cấu của luận văn Kết cấu của bài viết bao gồm 6 chương. Chương 1 trình bày về vấn đề nghiên cứu cùng với mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chương 2 sẽ tiến hành lược khảo lý thuyết về hụi cũng như những nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến đề tài. Phần phương pháp nghiên cứu sẽ được tác giả trình bày trong chương 3. Chương 4 là phần giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu và về hoạt động chơi hụi ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong chương 5 và cuối cùng chương 6 là phần kết luận và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp giảm thiểu rủi ro, đưa hụi trở thành một hình thức tín dụng hữu ích cho những người có nhu cầu tham gia.
  18. 8 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài 2.1.1. Khái niệm hụi Hụi là một hiện tượng phổ biến toàn cầu (Besley, Coate và Loury, 1993). Chính vì sự phổ biến này mà đã có khá nhiều nhà kinh tế, xã hội và nhân chủng học dành sự quan tâm nghiên cứu về nó và đưa ra khá nhiều định nghĩa khác nhau. Theo Ardener (1964), hụi là một hiệp hội bao gồm một nhóm các cá nhân nhất định, những người đồng ý góp (tiền hoặc những tài sản khác tương tự như tiền) đều đặn vào một nguồn quỹ chung, và nguồn quỹ này sau đó sẽ được phân bổ hết hoặc theo từng phần một cách xoay vòng cho từng thành viên trong hiệp hội. Tiến trình phân bổ sẽ kết thúc sau khi tất cả mọi người đều đã nhận được nguồn quỹ này. Việc xác định thứ tự nhận quỹ có thể sẽ chủ hụi quyết định dựa trên những thông tin mới nhất về nhu cầu của từng thành viên hoặc được tiến hành theo hình thức rút thăm hoặc đấu giá. Theo Brink và Chavas (1991), hụi là một hiệp hội của một nhóm các cá nhân (nam và/hoặc nữ), những người sẽ đều đặn gặp nhau sau mỗi một khoảng thời gian đã xác định trước, ví dụ như mỗi tháng một lần, nhằm phân bổ một quỹ tiền chung cho một trong số những thành viên trong hiệp hội. Nguồn quỹ này có được từ những khoản đóng góp (cố định hoặc không cố định) của các thành viên. Việc phân bổ sẽ được tiến hành một cách xoay vòng, và kết thúc sau khi tất cả các thành viên trong hiệp hội đều đã được nhận quỹ. Tương tự như vậy, Calomiris và Rajaraman (1998) định nghĩa hụi là một tổ chức tài chính phi chính thức, bao gồm một nhóm các cá nhân là những người tham gia một cách tự nguyện, và đồng ý đóng góp về mặt tài chính tại mỗi cuộc họp được tổ
  19. 9 chức sau mỗi một khoảng thời gian nhất định, nhằm mục đích tạo ra một nguồn quỹ chung. Nguồn quỹ này sau đó sẽ được phân bổ theo lượt cho từng thành viên của nhóm theo một số nguyên tắc được xác định trước. Việc phân bổ có thể tiến hành theo hình thức rút thăm (đối với hụi không có lãi) hoặc đấu giá (đối với hụi có lãi). Một khi tất cả các thành viên đều đã được nhận quỹ, nhóm sẽ giải tán hoặc cũng có thể bắt đầu lại theo một tiến trình mới tương tự như trên. Tại Việt Nam, điều 479 của Bộ luật dân sự năm 2005 đã định nghĩa hụi như sau: “Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ, và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. Hình thức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi”. Việc xác định thứ tự lĩnh hụi thông thường sẽ được tiến hành theo hình thức bốc thăm (đối với hụi không có lãi) hoặc đấu giá (đối với hụi có lãi), người nào trả lãi cao nhất sẽ được ưu tiên lĩnh hụi (Nghị định 144/2006/NĐ – CP). Từ những định nghĩa trên, ta dễ dàng nhận thấy rằng, phương thức hoạt động của hụi dường như khá giống nhau ở mọi nơi trên thế giới, đó là: Dựa trên tinh thần tự nguyện, một nhóm người sẽ tập hợp nhau lại, cùng đóng góp tiền hoặc tài sản khác vào một nguồn quỹ chung. Sau đó, lần lượt mỗi thành viên sẽ được lĩnh toàn bộ các phần đóng góp này vào mỗi kỳ mở hụi, và tiếp tục như vậy cho đến khi thành viên cuối cùng được lĩnh hụi. Tùy vào loại hụi (có lãi hay không có lãi) mà việc xác định thành viên lĩnh hụi sẽ thông qua hình thức bốc thăm hay thỏa thuận, hoặc thông qua hình thức đấu thầu, ai trả lãi cao nhất sẽ được ưu tiên lĩnh hụi trước. Tuy nhiên, cũng có trường hợp một người sẽ tự đứng ra làm chủ hụi và kêu gọi những cá nhân khác tham gia vào dây hụi của mình. Hình thức tổ chức hụi này được ghi nhận là khá phổ biến ở khu vực thành thị nước ta (Ardener, 1964; Trần Văn Biên, 2008).
  20. 10 Một số khái niệm có liên quan: Chủ hụi: Là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, thu và giao các phần hụi cho hụi viên được lĩnh hụi trong mỗi kỳ mở hụi theo thỏa thuận giữa những người tham gia (Nghị định 144/2006/NĐ – CP). Thành viên: Còn gọi là hụi viên hoặc con hụi (Nguyễn Văn Vũ An, 2014). Thành viên là những người tham gia, có nghĩa vụ góp số phần hụi mà mình đã tham gia và được lĩnh hụi vào các kỳ mở hụi. Thành viên có thể góp một hoặc nhiều phần hụi (Nghị định 144/2006/NĐ – CP). Kỳ mở (góp) hụi: Là thời điểm mà tại đó một hoặc một số thành viên sẽ được lĩnh hụi. Nếu đây là hụi ngày thì mỗi ngày sẽ mở (góp) hụi một lần, hụi tuần thì mỗi tuần (7 ngày) sẽ mở (góp) hụi một lần, hụi tháng thì 30 ngày mở (góp) hụi một lần..... Phần hụi: Là số tiền hoặc tài sản khác (phải giao dịch được) mà các thành viên phải góp trong mỗi kỳ mở hụi theo thỏa thuận (Nghị định 144/2006/NĐ – CP). Dây hụi: Là tổng giá trị của các phần hụi mà tất cả thành viên trong dây hụi phải góp (chưa trừ đi phần lãi mà các thành viên được lĩnh hụi chi trả) trong một kỳ mở hụi. Bể (vỡ) hụi: Một khi chủ hụi đã thu các phần hụi từ các thành viên trong dây hụi nhưng vì lý do nào đó mà đến kỳ mở hụi họ không còn khả năng giao các phần hụi đó cho thành viên được lĩnh hụi thì được xem là bể hụi (Trần Văn Biên, 2008). Giựt hụi: Khi một thành viên nào đó đã lĩnh hụi ở một kỳ mở hụi bất kỳ nhưng vì lý do nào đó (chủ quan hoặc khách quan) không thể giữ đúng cam kết tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đóng phần hụi của mình trong các kỳ mở hụi kế tiếp để các thành viên còn lại được lĩnh hụi thì bị xem là giựt hụi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2