Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng mô hình XHTD nội bộ của NHTM Việt Nam đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản
lượt xem 3
download
Mục tiêu của đề tài là khảo sát một số kết quả nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về XHTD, đặc biệt là các nhân tố/biến quan sát được sử dụng để xem xét đưa vào mô hình xếp hạng; xây dựng mô hình XHTD từ ứng dụng toán học và phương pháp chuyên gia để tham khảo cho các NHTM Việt Nam trong việc xếp hạng khách hàng doanh nghiệp chế biến thủy sản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng mô hình XHTD nội bộ của NHTM Việt Nam đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- TRẦN THỊ ÁNH TUYẾT XÂY DỰNG MÔ HÌNH XHTD NỘI BỘ DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG KỸ THƯƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN THANH TUYỀN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
- Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn “Xây dựng mô hình XHTD nội bộ của NHTM Việt Nam đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. TP.HCM, tháng 10/2013 Tác giả luận văn Trần Thị Ánh Tuyết
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh sách các bảng Danh sách các hình vẽ, đồ thị Lời mở đầu Chương 1: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG 1.1. KHÁI NIỆM XẾP HẠNG TÍN DỤNG ................................................................ 1 1.1.1. Khái niệm XHTD trên thế giới ................................................................. 1 1.1.2. Khái niệm XHTD nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.......... 1 1.1.3. Đặc điểm XHTD nội bộ ............................................................................ 3 1.1.4. Mục đích XHTD nội bộ ............................................................................ 3 1.1.5. Đối tượng XHTD nội bộ ........................................................................... 4 1.1.6. Các nhân tố cần xem xét trong XHTD nội bộ doanh nghiệp .................... 5 1.1.7. Hệ thống thang đo ..................................................................................... 7 1.1.8. Các phương pháp XHTD .......................................................................... 8 1.1.8.1. Phương pháp chuyên gia (Analyst Driven Ratings)........................... 9 1.1.8.2. Mô hình toán học (Model Driven Ratings) ........................................ 10 1.1.8.3. Phương pháp kết hợp.......................................................................... 11 1.1.9. Quy trình XHTD nội bộ tại ngân hàng Techcombank .............................. 11 1.2. TỔNG QUAN XHTD TRÊN THẾ GIỚI ........................................................ 12 1.2.1. Chỉ số Z của Edward I. Altman ................................................................. 14 1.2.2. Chỉ số Zeta® ............................................................................................. 18 1.2.3. Phương pháp XHTD của một số tổ chức xếp hạng tín dụng trên thế giới 20 1.2.3.1. Phương pháp XHTD doanh nghiệp của Fitch Ratings....................... 20 1.2.3.2. Phương pháp XHTD doanh nghiệp của S&P..................................... 24 1.2.3.3. Phương pháp XHTD doanh nghiệp của Moody’s.............................. 27 1.2.4. Phương pháp XHTD doanh nghiệp của một số ngân hàng trên thế giới .. 30 1.2.4.1. Ngân hàng Nhật.................................................................................. 30 1.2.4.2. Ngân hàng Trung ương Pháp
- Chương 2: THỰC TRẠNG XHTD TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 2.1. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUY ĐỊNH VỀ XHTD NỘI BỘ TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM ................................................................. 34 2.1.1. Giai đoạn từ Quyết định 299 – trước Quyết định 57 ................................ 34 2.1.2. Giai đoạn từ Quyết định 57 – trước Quyết định 493 ................................ 36 2.1.3. Giai đoạn từ Quyết định 493 đến nay ....................................................... 38 2.2. XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP TẠI TECHCOMBANK ................................................................................................................................. 41 2.2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Techcombank ................................... 41 2.2.2. Hệ thống XHTD nội bộ doanh nghiệp của Techcombank ........................ 42 Chương 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH XHTD NỘI BỘ DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI TECHCOMBANK 3.1. SƠ LƯỢC NGÀNH VÀ DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN .......... 46 3.1.1. Sơ lược ngành chế biến thủy sản Việt Nam .............................................. 46 3.1.2. Đặc trưng mô hình XHTD nội bộ đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản ............................................................................................................................. 47 3.1.3. Tình hình cho vay thủy sản tại Techcombank .......................................... 47 3.1.4. Định hướng kinh doanh đối với khách hàng thủy sản đến 31/12/2013 .... 47 3.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ................................................................................. 48 3.2.1. Lựa chọn mô hình ..................................................................................... 48 3.2.2. Chọn mẫu và mô tả mẫu............................................................................ 49 3.2.3. Lựa chọn biến số ....................................................................................... 50 3.2.4. Ứng dụng hồi quy Logistic ....................................................................... 52 3.2.4.1. Phân tích nhân tố EFA ....................................................................... 53 3.2.4.2. Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha .............................................. 55 3.2.4.3. Hồi quy Logistic các thang đo và lựa chọn mô hình.......................... 58 3.2.4.4. Mô hình hồi quy được xây dựng ........................................................ 61 3.2.5. Mô hình XHTD được xây dựng đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản 61 3.3. CÁC HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ......................... 62 Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính TCTD Tổ chức tín dụng CP Chi phí TMCP Thương mại cổ phần CTCP Công ty cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn DNNN Doanh nghiệp nhà nước TSĐB Tài sản đảm bảo NHTM Ngân hàng thương mại XHTD Xếp hạng tín dụng SPDV Sản phẩm dịch vụ XHTDDN Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
- DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1.1 - So sánh thang đo XHTD của 3 tổ chức xếp hạng lớn của thế giới Bảng 1.2 - So sánh chỉ số Z’’ điều chỉnh và hạn mức tín nhiệm S&P Bảng 1.3 - 7 biến số trong mô hình Zeta® Bảng 1.4 - So sánh độ chính xác giữa Zeta® và chỉ số Z Bảng 1.5 - Phân phối 11 tỷ số chính của Moody’s theo mức XHTD Bảng 1.6 - Điểm số các nhân tố phân tích tại ngân hàng Nhật Bảng 1.7 - Chấm điểm nhân tố Đặc điểm của doanh nghiệp tại Ngân hàng Nhật Bảng 1.8 - Mức xếp hạng tại Ngân hàng Nhật Bảng 1.9 - Chấm điểm XHTD tại Ngân hàng Trung Ương Pháp Bảng 2.1 - 4 nhóm nợ theo Quyết định 299 Bảng 2.2 - 11 chỉ tiêu tài chính theo Quyết định 57 Bảng 2.3 - Xếp loại tín dụng doanh nghiệp theo Quyết định 57 Bảng 2.4 - Trích lập dự phòng theo Điều 6 Quyết định 493 và 18 Bảng 2.5 - Trích lập dự phòng theo Điều 7 Quyết định 493 và 18 Bảng 2.6 - Chấm quy mô doanh nghiệp ngành chế biến thủy sản Bảng 2.7 - Trọng số các chỉ tiêu đánh giá Bảng 2.8 - Các mức XHTD Bảng 3.1 - Các biến độc lập được chọn để xây dựng mô hình Bảng 3.2 - KMO và Kiểm định Bartlett Bảng 3.3 - Tổng phương sai trích Bảng 3.4 - Ma trận xoay Bảng 3.5 - Bảng đánh giá độ tin cậy của thang đo 1 Bảng 3.6 - Bảng đánh giá độ tin cậy của thang đo 1 điều chỉnh Bảng 3.7 - Bảng đánh giá độ tin cậy của thang đo 2 Bảng 3.8 - Bảng đánh giá độ tin cậy của thang đo 3 Bảng 3.9 - Bảng đánh giá độ tin cậy của thang đo 4 Bảng 3.10 - Hồi quy Logistic Y với biến Z1 và Z2 Bảng 3.11 - Hồi quy Logistic Y với biến Z2 Bảng 3.12 - Bảng xếp hạng chỉ tiêu định tính Bảng 3.13 - Bảng xếp hạng chỉ tiêu định lượng Bảng 3.14 - Đề xuất ra quyết định
- DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1 - Phương pháp XHTD kết hợp Hình 1.2 - Quy trình XHTD tại Techcombank Hình 3.1 – Diễn biến dư nợ ngành thủy sản tại Techcombank Hình 3.1 - Quy trình xây dựng mô hình Logistic trong XHTD
- Lời mở đầu Lý do chọn đề tài: Thực tế hiện nay tại các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam có tới 65%-70% trong cơ cấu lợi nhuận đến từ hoạt động tín dụng. Do đó, việc quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng được đặt ra là vấn đề cấp thiết. Một trong những biện pháp quản lý rủi ro tín dụng là xếp hạng tín dụng (XHTD) khách hàng. Kết quả của việc xếp hạng là tài liệu quan trọng giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định thích hợp với “khẩu vị rủi ro” của ngân hàng mình: cho vay hay không cho vay? mức cho vay bao nhiêu nếu chấp nhận cho vay? cần có tài sản bảo đảm không? lãi suất áp dụng như thế nào?... Đã có rất nhiều nghiên cứu lớn nhỏ trong nước và nước ngoài đã đề cập đến vấn đề này như các nghiên cứu của Edward I. Altman và các đồng sự, Bina Lehmann, Rob Slotemaker, Dinh Thi Huyen Thanh&Stefanie Kleimeier,… hay các kết quả ứng dụng của các tổ chức xếp hạng lớn trên thế giới hiện nay S&P, Moody’s, Fitch; luận án tiến sỹ của tác giả Trần Thị Kỳ, đề tài khoa học của Tạ Quang Khánh, bộ chỉ tiêu của Ernst&Young,… Học viên đã kế thừa kết quả các nghiên cứu trước đây và một lần nữa đề cập đến đề tài này ở khía cạnh mang tính thực nghiệm, đồng thời đã áp dụng mô hình định lượng vào luận văn của mình: “Xây dựng mô hình XHTD nội bộ doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam” Xin lưu ý rằng việc XHTD doanh nghiệp chế biến thủy sản, đơn thuần chỉ là cách để thu hẹp phạm vi nghiên cứu, đồng thời tăng tính ứng dụng thực tiễn của nghiên cứu, với tham vọng đưa ra một hàm toán học phù hợp nhất có thể với các đặc trưng đặc thù của ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát một số kết quả nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về XHTD, đặc biệt là các nhân tố/biến quan sát được sử dụng để xem xét đưa vào mô hình xếp hạng. Xây dựng mô hình XHTD từ ứng dụng toán học và phương pháp chuyên gia để tham khảo cho các NHTM Việt Nam trong việc xếp hạng khách hàng doanh nghiệp chế biến thủy sản. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Phương pháp định tính cho phép học viên khảo sát, thống kê, mô tả các nghiên cứu của các chuyên gia, kết hợp với tổng kết thực tiễn, logic. Phương pháp định lượng nghiên cứu thực nghiệm thông qua các biến. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên cả khối, là phương pháp phù hợp trong trường hợp không có sẵn danh sách đầy đủ các đơn vị trong tổng thể cần nghiên cứu. Các quan
- sát trong mẫu là các doanh nghiệp chế biến thủy sản được niêm yết trên sàn HOSE, HNX, OTC và các doanh nghiệp thủy sản hiện là khách hàng của cơ quan học viên đang công tác. Dữ liệu thu thập là báo cáo tài chính 2 năm gần nhất (năm 2011, 2012), là dữ liệu thứ cấp. Công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để sàng lọc các thang đo, đồng thời ứng dụng mô hình hồi quy Logistic để xây dựng mô hình XHTD. Xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam, là doanh nghiệp sản xuất có tỷ trọng doanh thu từ chế biến thủy sản lớn hơn 50% (nghĩa là không bao gồm các doanh nghiệp chỉ thuần về thương mại thủy sản và doanh thu từ chế biến thủy sản ít hơn 50%). Đối tượng nghiên cứu là sự tác động của các chỉ tiêu đến khả năng trả nợ của khách hàng 1-2 năm tới. Kết cấu của luận văn Luận văn được chia làm 3 chương với nội dung trình tự như sau: i. Chương 1: Tổng quan về XHTD ii. Chương 2: Thực trạng xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Techcombank iii. Chương 3: Xây dựng mô hình XHTD nội bộ doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Techcombank
- Chương 1 TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG 1.1. KHÁI NIỆM XẾP HẠNG TÍN DỤNG 1.1.1. Khái niệm XHTD trên thế giới Xếp hạng tín dụng (credit rating / credit scoring) là thuật ngữ do John Moody đưa ra năm 1909 trong ấn phẩm “Cẩm nang phân tích đầu tư chứng khoán ngành đường sắt” 1. Hiện nay, trên thế giới, có nhiều định nghĩa khác nhau đối với thuật ngữ này: Theo Standard & Poor’s, XHTD là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng, khả năng và sự sẵn sàng thanh toán các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ, đúng hạn của chủ thể phát hành (như doanh nghiệp, Chính phủ, chính quyền địa phương). XHTD cũng đề cập đến xác suất tương đối mà chủ thể phát hành khoản nợ có thể vỡ nợ. Theo Moody’s, XHTD là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và khả năng thanh toán nợ của các nghĩa vụ nợ dựa trên các kết quả phân tích tín dụng cơ bản và thể hiện thông qua hệ thống ký hiệu từ Aaa đến C. Theo FitchRatings, XHTD là ý kiến đánh giá về khả năng chủ thể phát hành đáp ứng các cam kết tài chính, đó là hoàn trả vốn gốc, tiền lãi, cổ tức ưu đãi, các khiếu nại bảo hiểm,… Theo Samir El Daher (1999), XHTD là việc đánh giá mức độ tín nhiệm của người vay nợ về phương diện chấp hành các cam kết tài chính cụ thể, đó có thể là một nhóm các cam kết nghĩa vụ hoặc chỉ là một thỏa thuận tài chính nhỏ nào đó như là một hợp đồng thương mại. Việc đánh giá phân loại dựa trên xác suất có nguy cơ phá sản, đây là tiêu chí phản ánh khả năng và sự sẵn sàng trả nợ của người vay cả gốc, lãi đúng hạn theo các cam kết nghĩa vụ của khoản vay. 1.1.2. Khái niệm XHTD nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Ở Việt Nam, thuật ngữ “xếp hạng tín dụng” đang tồn tại nhiều tên gọi như “xếp hạng tín nhiệm”, “xếp loại tín dụng”, “xếp hạng khách hàng”,… Trong luận văn này, học viên sử dụng thống nhất thuật ngữ là “xếp hạng tín dụng” (XHTD). 1 “Analyses of Railroad Investments”
- 2 XHTD nội bộ được hiểu là hệ thống XHTD áp dụng trong nội bộ của một ngân hàng nhất định. Theo Điều 4 trong Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 22/04/2005 quy định: “tổ chức tín dụng phải xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của tổ chức tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tối thiểu phải bao gồm: Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng; Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết; Uy tín đối với tổ chức tín dụng đã giao dịch trước đây; Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành nghề và địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng.” Do hướng tiếp cận của luận văn là “Xây dựng mô hình XHTD nội bộ doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam”, nên có thể hiểu XHTD nội bộ là đánh giá hiện thời về khả năng và sự sẵn sàng thanh toán các nghĩa vụ tài chính (gốc và lãi phát sinh) của đối tượng được xếp hạng (khách hàng doanh nghiệp chế biến thủy sản) một cách đầy đủ và đúng hạn, dựa vào các thông tin hiện tại và quá khứ của chính doanh nghiệp đó, môi trường liên quan. Việc XHTD nội bộ được thể hiện thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu đã được xác định trước. Với mô hình phương pháp phân tích phù hợp, hạng xếp hạng là một trong các căn cứ quan trọng để nhà quản trị ngân hàng đưa ra quyết định tín dụng kịp thời, thích hợp và có hiệu quả. Tóm lại, một cách ngắn gọn và dễ hiểu, XHTD nội bộ doanh nghiệp là đánh giá khả năng của khách hàng doanh nghiệp vay vốn về hoàn trả vốn gốc và lãi phát sinh cho ngân hàng. Tại Sacombank, XHTD nội bộ được định nghĩa là hệ thống đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng và ước lượng mức độ rủi ro trong cấp tín dụng.
- 3 Tại Techcombank, XHTD nội bộ khách hàng doanh nghiệp được định nghĩa là đo lường rủi ro về khả năng trả nợ của một doanh nghiệp đối với khoản cấp tín dụng tại Techcombank. 1.1.3. Đặc điểm XHTD nội bộ Hạng tín dụng phản ánh cái nhìn về tương lai. Các thông tin đầu vào trong xếp hạng là các thông tin quá khứ, hiện tại và ước lượng tác động tiềm tàng của những sự kiện tương lai có thể dự báo được. Vì vậy, những đánh giá của XHTD không chỉ phản ánh rủi ro tín dụng hiện tại mà còn hướng đến tương lai. Mà vấn đề ngân hàng quan tâm hàng đầu khi cấp tín dụng cho khách hàng là thu được toàn bộ nghĩa vụ tài chính đã cam kết của khách hàng đúng hạn trong tương lai. Xếp hạng không đảm bảo tuyệt đối chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng trong tương lai, vì không thể chắc chắn các sự kiện sẽ xảy ra. XHTD chỉ cung cấp ý kiến tương đối về rủi ro tín dụng của chủ thể đi vay hoặc một khoản vay cụ thể. 1.1.4. Mục đích XHTD nội bộ Ngân hàng thương mại, với tư cách là trung gian tài chính, thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cấp tín dụng và các dịch vụ thanh toán. Trong đó, kinh doanh tín dụng là nghiệp vụ truyền thống, trực tiếp tạo ra nguồn thu và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lợi nhuận (khoảng 65%-70%). Do đó, rủi ro tín dụng như một tất yếu khách quan của hoạt động ngân hàng, bên cạnh rất nhiều rủi ro khác như rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường,… Vấn đề đặt ra là ngân hàng chấp nhận rủi ro ở mức độ nào và kiểm soát rủi ro đến đâu. Rủi ro tín dụng xảy ra khi ngân hàng không thu hồi được đầy đủ, đúng hạn hoặc mất khả năng thu hồi các khoản vay, dẫn đến toàn bộ hoặc một phần gốc và lãi vay bị tổn thất. Khi đó, ngân hàng bị giảm khả năng mở rộng tín dụng; tăng chi phí quản lý và có thể làm giảm lợi nhuận; hoặc dẫn đến rủi ro thanh khoản – ngân hàng không thể thanh toán vốn lãi của các nghiệp vụ huy động vốn khi đến hạn; và nặng nề hơn gây nên tác động dây truyền cho hệ thống tài chính. Một giải pháp quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng là XHTD. Với kết quả XHTD khách hàng có được, nhà quản trị ngân hàng có thể: Ra quyết định cấp tín dụng: mức cấp tín dụng, thời hạn, lãi suất, biện pháp bảo đảm,… (XHTD trước khi cấp tín dụng)
- 4 Giám sát và đánh giá khách hàng trong quá trình cấp tín dụng, dự báo chất lượng tín dụng, phát hiện sớm rủi ro và có biện pháp đối phó kịp thời (XHTD định kỳ hàng quý, năm) Ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ khó thu hồi để trích lập dự phòng tổn thất, từ đó đưa ra các biện pháp giảm tổn thất cho ngân hàng (XHTD khi chất lượng nợ suy giảm. 1.1.5. Đối tượng XHTD nội bộ XHTD hiện nay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam áp dụng là xếp hạng tổ chức tín dụng, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Trong đó, Xếp hạng tổ chức tín dụng: đánh giá tổng thể và xếp loại về khả năng tài chính và hoạt động của TCTD (bao gồm TCTD Việt Nam và TCTD nước ngoài)2 XHTD cá nhân: được thực hiện dựa trên lịch sử vay - trả nợ, tài sản đảm bảo, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, mức độ danh tiếng cá nhân,… XHTD doanh nghiệp: dựa trên các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. XHTD doanh nghiệp giao dịch lần đầu: Theo kinh nghiệm của các tổ chức xếp hạng và các ngân hàng trên thế giới, cần thiết sử dụng dữ liệu của 3-5 năm gần nhất. Nếu doanh nghiệp có thời gian hoạt động ít hơn thì xem xét dữ liệu từ khi được thành lập. Ngoài ra, cần phối hợp với các thông tin thu thập được về quan hệ giao dịch với ngân hàng khác. XHTD doanh nghiệp đã giao dịch: Ngân hàng xếp hạng căn cứ vào thông tin năm hiện hành về doanh nghiệp vay vốn, kết hợp với dữ liệu quá khứ của những lần xếp hạng trước. Trong khuôn khổ luận văn này, chỉ đề cập đến việc XHTD cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp (tổ chức kinh tế), cụ thể đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản – xin lưu ý rằng đây chỉ là một cách để thu hẹp phạm vi nghiên cứu, đồng thời nâng cao tính ứng dụng thực tiễn của luận văn. Từ đó, người quan tâm có thể áp 2 Sacombank, Quyết định về “Xếp hạng tín dụng nội bộ - tổ chức tín dụng”. TCTD Việt Nam là TCTD 100% vốn Việt Nam, TCTD liên doanh vốn giữa nước ngoài và Việt Nam, TCTD 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. TCTD nước ngoài là TCTD 100% vốn nước ngoài hoạt động tại nước ngoài, có hoặc không có chi nhánh tại Việt Nam.
- 5 dụng tương tự để xây dựng XHTD khách hàng doanh nghiệp sản xuất/thương mại/dịch vụ trong các ngành nghề khác. 1.1.6. Các nhân tố cần xem xét trong XHTD nội bộ doanh nghiệp 1.1.6.1. Nhân tố phi tài chính Môi trường hoạt động của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp đều hoạt động trong một điều kiện cụ thể nào đó của môi trường kinh doanh và các yếu tố môi trường tác động mang đến doanh nghiệp các cơ hội và cả thách thức. Môi trường vĩ mô, với các chính sách của Nhà nước: ổn định/thường xuyên thay đổi, khuyến khích/hạn chế phát triển,… Môi trường ngành: triển vọng tăng trưởng, khả năng gia nhập ngành, áp lực cạnh tranh trong ngành,… Sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp Thông tin sản phẩm: vai trò sản phẩm đối với xã hội và nền kinh tế, vòng đời sản phẩm, khả năng sản phẩm bị thay thế,… Nếu doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm, cần đánh giá lần lượt từng sản phẩm và mức đóng góp của mỗi sản phẩm để xác định vị thế của doanh nghiệp. Thị trường đầu ra: quy mô thị trường (khu vực, cả nước, xuất khẩu), thị phần của doanh nghiệp, mức độ ổn định của thị trường, mức độ phụ thuộc vào khách hàng, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm,… Thị trường đầu vào: tính ổn định, khả năng thay thế nguyên liệu đầu vào, mức độ phụ thuộc vào nhà cung cấp, mạng lưới thu mua,… Quản trị doanh nghiệp Thông tin về công nghệ: công nghệ hiện tại của doanh nghiệp, chiến lược đổi mới công nghệ,… Thông tin quản trị nguồn nhân lực: văn hóa doanh nghiệp, tổ chức hoạt động, chính sách nhân sự, đội ngũ nhân sự, năng lực quản trị… Thông tin chiến lược Marketing được áp dụng như thế nào, đầu tư cho hoạt động R&D ra sao,... Lịch sử quan hệ với ngân hàng
- 6 Chất lượng nợ trong quá khứ và hiện tại, Thiện chí hợp tác, uy tín giao dịch, Mức độ sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng, Mức độ trung thành,… Quy mô doanh nghiệp: Quy mô là một yếu tố quan trọng cần xem xét trong XHTD. Bởi với mức quy mô khác nhau, sẽ có những chỉ tiêu tiêu chuẩn đánh giá tài chính phù hợp với quy mô đó. Để đánh giá quy mô doanh nghiệp thường dựa vào quy mô tổng tài sản, doanh thu, vốn chủ sở hữu, số lượng sử dụng lao động,… Thông thường, phân loại doanh nghiệp theo quy mô là doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. 1.1.6.2. Nhân tố tài chính Phân tích thông tin tài chính là trọng tâm của XHTD doanh nghiệp, vì là cơ sở cung cấp sức khỏe tài chính của doanh nghiệp so với trung bình ngành, cũng như khả năng trả nợ trong tương lai Hệ thống chỉ tiêu tài chính thường được chia thành các nhóm: Chỉ tiêu thanh khoản nhằm đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn; được đo lường thông qua tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán hiện thời,…. Chỉ tiêu hoạt động nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản thông qua vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, hiệu suất sử dụng TSCĐ,… Chỉ tiêu đòn bẩy phản ánh quy mô nợ, áp lực nợ của doanh nghiệp, là bằng chứng về khả năng hoàn trả các khoản nợ trong dài hạn, là nhân tố quan trọng đánh giá khả năng chống đỡ những cú sốc khắc nghiệt của môi trường kinh doanh. Một số tỷ số trong nhóm chỉ tiêu này là Nợ phải trả / Tổng tài sản, Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu, Nợ quá hạn / Tổng dư nợ,… Chỉ tiêu lợi nhuận đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận. Các chỉ số về khả năng sinh lời như ROE, ROA, EBIT/Tổng tài sản, Quy mô lợi nhuận ròng, lợi nhuận gộp, …
- 7 Doanh thu: Doanh thu/ Tổng tài sản cao là điều kiện đầu tiên để thu hồi vốn được và có lời, đồng thời ảnh hưởng tích cực tới khả năng thanh toán, từ đó làm giảm khả năng có nguy cơ phá sản Tỷ lệ tăng trưởng: doanh nghiệp tăng trưởng chứng tỏ hoạt động kinh doanh tốt, tuy nhiên nếu tăng trưởng nhanh thì cần xem xét về mức độ bền vững của nó. Liệu sự phát triển về mặt quản trị doanh nghiệp có tương xứng, nguồn tài trợ cho tăng trưởng có được từ lợi nhuận giữ lại hay gia tăng nợ. Chính sách phân phối lợi nhuận Có thể gọi là chính sách cổ tức, nếu doanh nghiệp có chính sách phù hợp sẽ được các nhà đầu tư vốn như chủ nợ, cổ đông đánh giá cao. Chẳng hạn một chính sách cổ tức danh nghĩa trong giai đoạn khởi sự và tăng trưởng, hay chính sách cổ tức cao trong giai đoạn bão hòa. Cổ phiếu của doanh nghiệp có chính sách cổ tức ổn định và tăng trưởng được đánh giá cao và “yêu thích” trên thị trường, đem lại khả năng dễ tiếp cận thị trưởng vốn, tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vốn tiềm năng, tất nhiên chính sách đó phải phù hợp với giai đoạn phát triển nhất định trong vòng đời tồn tại. Dòng tiền (cash flow) của doanh nghiệp Phân tích dòng tiền rất có ý nghĩa trong việc đánh giá khả năng đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho đầu tư và trả nợ của doanh nghiệp. Nếu như các chỉ tiêu thanh khoản đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn ở thời điểm hiện tại và trong quá khứ (do dữ liệu dựa vào Bảng cân đối kế toán), trong khi từ phân tích dòng tiền ta có thể nhận định khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong tương lai. Do vậy, dòng tiền là một cơ sở chính xác để đo lường tình hình sức khỏe tài chính, năng lực trả nợ của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp mặc dù có tăng trưởng tốt, doanh thu cao nhưng luồng tiền bị cạn kiệt, có thể dẫn đến bị kiệt quệ tài chính hay phá sản. 1.1.7. Hệ thống thang đo Hệ thống thang đo XHTD hiện nay trên thế giới sử dụng các chữ cái làm biểu tượng chính, nhằm cung cấp một bảng tiêu chuẩn phục vụ cho việc đánh giá và so sánh rủi ro tín dụng tương đối của các đối tượng xếp hạng.
- 8 Bảng 1.1 - So sánh thang đo XHTD của 3 tổ chức xếp hạng lớn của thế giới Fitch S&P Moody’s Chất Cấp độ lượng tín 3 LTM STM LTM STM LTM STM dụng AAA F1+ AAA A-1+ Aaa P-1 Hoàn hảo AA+ AA+ Aa1 AA F1+ AA A-1+ Aa2 P-1 Rất cao AA- AA- Aa3 A+ F1+ A+ A1 Cấp độ A-1 A F1 A A2 P-2 Cao đầu tư A-2 A- F2 A- A3 BBB+ F2 BBB+ A-2 Baa1 P-2 Tốt BBB F3 BBB A-3 Baa2 BBB- F3 BBB- A-3 Baa3 P-3 Khá BB+ B BB+ B Ba1 NP Trung bình BB BB Ba2 B B NP Thấp BB- BB- Ba3 B+ B+ B1 B B B B B2 NP Khá thấp B- B- B3 Cấp độ CCC+ Caa1 đầu cơ CCC C CCC C Caa2 NP Rất thấp CCC- Caa3 CC CC Gần như C C Ca NP C C vỡ nợ RD/D RD/D SD/D C NP Vỡ nợ Nguồn: Fitch 2012, S&P 2012, Moody’s 2012 Ghi chú: LTM (Long-term): dài hạn, STM (Short-term): Ngắn hạn, NP (Not Prime): Không có phẩm chất tốt 1.1.8. Các phương pháp XHTD Phần này sẽ thống kê lại các phương pháp XHTD đã và đang được áp dụng, phát triển trên thế giới. Từ đó, tại các ngân hàng với những đặc thù và điều kiện riêng có thể lựa chọn, phối hợp phương pháp để áp dụng vào thực tiễn phù hợp nhất. 3 “Cấp độ đầu tư” mô tả các đối tượng xếp hạng có khả năng thanh toán tốt và chất lượng tín dụng cao. “Cấp độ đầu cơ” mô tả các đối tượng xếp hạng có thể hoàn trả nợ vay nhưng rủi ro tín dụng gia tăng dần khi phải đối mặt với các điều kiện kinh doanh và tài chính bất lợi. Hai thuật ngữ được hình thành từ thói quen của thị trường, và không hàm ý bất kỳ khuyến nghị đầu tư nào.
- 9 1.1.8.1. Phương pháp chuyên gia (Analyst Driven Ratings) Phương pháp chuyên gia là dựa trên những kinh nghiệm đã được đúc kết của các chuyên gia về mối liên hệ giữa khả năng thanh toán nợ của đối tượng xếp hạng và các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Kinh nghiệm tích lũy được có từ: Những quan sát và trải nghiệm thực tế mang tính chủ quan Phỏng đoán mối tương quan giữa khả năng trả nợ và các nhân tố ảnh hưởng Các kiến thức kinh tế liên quan Không chỉ những nhân tố liên quan tới khả năng thanh toán nợ được xác định bằng kinh nghiệm, mà mức độ tương quan của chúng trong toàn bộ đánh giá cũng được xây dựng dựa trên kinh nghiệm chủ quan. Chuyên gia sẽ thu thập thông tin trong các báo cáo của doanh nghiệp, thông tin thị trường, thông tin từ phỏng vấn và thảo luận với Ban quản trị doanh nghiêp. Sau đó sử dụng những thông tin này để đánh giá tình trạng hoạt động, chính sách và chiến lược quản trị rủi ro,… từ đó đưa ra mức XHTD cuối cùng. Kết quả xếp hạng sẽ phản ánh khả năng thực hiện các cam kết hoàn trả nợ đối với ngân hàng và có thuộc mức độ rủi ro trong phạm vi mà ngân hàng có thể chấp nhận. Một số mô hình được biết đến trong phương pháp này như mô hình 6C (Character, Capacity, Cashflows, Collateral, Conditions, Control); 5P (Purpose, Payment, Protection, Policy, Pricing);… Ưu điểm: Phương pháp cho phép tận dụng được kinh nghiệm và tri thức chuyên sâu của các chuyên gia Nhược điểm: Kết quả đánh giá mang tính chủ quan cao, phụ thuộc cách thức xử lý thông tin của mỗi chuyên gia Quyết định có được từ phương pháp đánh giá có thể thay đổi từ người này sang người khác nên khó tranh luận và truyền thụ Không thể giải quyết với số lượng lớn đối tượng cần đánh giá hoặc phải duy trì một hệ thống chuyên gia, chuyên viên phân tích chi phí cao
- 10 1.1.8.2. Mô hình toán học (Model Driven Ratings) Các tổ chức xếp hạng hầu như tập trung vào các dữ liệu định lượng để đưa vào các mô hình toán học. Thông qua mô hình, tổ chức xếp hạng có thể đánh giá năng lực tài chính, khả năng sinh lời, khả năng trả nợ,… của đối tượng xếp hạng. Thông tin chủ yếu được lấy từ các báo cáo tài chính. Đã có rất nhiều mô hình được các nhà kinh tế xây dựng và đề cập: từ mô hình xác suất tuyến tính (LPM - Linear probability model) và phân tích biệt số đa nhân tố (MDA - Multiple Disciminant Analysis) đã được sử dụng từ những năm 1930, đến mô hình hồi quy Logistic và Probit đang được ứng dụng từ những năm 1980 và gần đây xuất hiện các cách thức tiếp cận mới phức tạp như lân cận gần nhất K (K- nearest neighbor) và mạng nơron thần kinh (neural network). Nhiều nghiên cứu đã kết luận mô hình ước lượng và dự báo dựa trên phương pháp lân cận gần nhất K và mạng nơron thần kinh tốt hơn mô hình dựa trên MDA hay hồi quy Logistic. Nhưng do lân cận gần nhất K và mạng nơron thần kinh đòi hỏi dữ liệu đầu vào lớn, tối thiểu thường từ 500 quan sát trở lên, các phương pháp này cũng rất phức tạp và chưa phổ biến ở nước ta. Trong khuôn khổ của phần này, học viên không tiến hành đi sâu vào các thuật toán được sử dụng trong các mô hình, mà hướng tới khái quát đặc điểm chính và ưu nhược điểm của phương pháp. Đặc điểm: việc lựa chọn nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp và trọng số của chúng được tiến hành xác định một cách khách quan từ bộ dữ liệu thực nghiệm. Ưu điểm: Đơn giản và dễ dàng cho người sử dụng khi mô hình được ứng dụng vào trong tin học. Có thể loại bỏ khía cạnh chủ quan trong kết quả định giá khi việc XHTD chỉ dựa trên cơ sở định lượng. Nhược điểm: Nếu chất lượng bộ dữ liệu thực nghiệm không tốt có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả xếp hạng
- 11 Khi áp dụng phương pháp này, trong một số mô hình phải thỏa mãn các giả thiết đưa ra nên đó lại chính là những hạn chế. Bởi nếu các giả thiết của mô hình không được thỏa mãn thì kết quả xếp hạng có thể không đáng tin cậy. 1.1.8.3. Phương pháp kết hợp Từ những ưu điểm, nhược điểm được nêu ra trong từng phương pháp, cho thấy không có phương pháp nào toàn năng, mà mỗi phương pháp áp dụng thích hợp cho một số nội dung đánh giá nhất định. Vì vậy, để tận dụng ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi phương pháp, người ta hướng tới áp dụng phương pháp kết hợp. Các mô hình thống kê toán học thể hiện sức mạnh trong đánh giá dữ liệu định lượng, nhưng hầu hết những mô hình này không thể thực hiện được với dữ liệu định tính. Dữ liệu định tính được đánh giá tốt bằng mô hình chuyên gia. Việc kết hợp kết quả đầu ra của các mô hình tạo thành mô hình XHTD tối ưu: Phương pháp chuyên gia Mô hình toán học (Dữ liệu định tính) (Dữ liệu định lượng) Xếp hạng tín dụng Hình 1.1 –Phương pháp XHTD kết hợp 1.1.9. Quy trình XHTD nội bộ tại ngân hàng Techcombank Có nhiều quy trình xếp hạng khác nhau, tùy thuộc vào từng đối tượng hay mục đích xếp hạng. Trong phạm vi bài luận văn này chỉ đề cập đến việc các ngân hàng tiến hành XHTD cho đối tượng là khách hàng doanh nghiệp, với mục đích là cấp tín dụng. Quy trình ở dạng khái quát được thể hiện trong hình 1.2. Quy trình được tham khảo từ quy trình XHTD tại Ngân hàng Techcombank.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 853 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 600 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 405 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng công thương Việt Nam
122 p | 352 | 90
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Nam Á đến năm 2015
123 p | 231 | 87
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 351 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại các khu công nghiệp-khu chế xuất TP.HCM đến năm 2020
51 p | 211 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 244 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 247 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 238 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 255 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn