Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng sàn giao dịch sau tài chính tại Việt Nam
lượt xem 3
download
Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày tổng quát về thị trường giao sau tài chính; kinh nghiệm tổ chức sàn giao dịch giao sau ở Mỹ, Trung Quốc và thực trạng thị trường tài chính tại Việt Nam; đề xuất xây dựng và phát triển sàn giao dịch giao sau tài chính tại việt nam
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng sàn giao dịch sau tài chính tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---- K --- TRƯƠNG THỊ MỸ VÂN XÂY DỰNG SÀN GIAO DỊCH SAU TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - Ngân hàng Mã số:60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS.NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010
- Luận văn thạc sĩ -Trang 1- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang Chương I: TỔNG QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG GIAO SAU TÀI CHÍNH 1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển thị trường giao sau Các sử gia cho rằng các hợp đồng giao sau đã xuất hiện ở Nhật vào năm 1600, các lãnh chúa của Nhật đã sử dụng một thị trường mà họ gọi là cho-ai-mai giao dịch gạo qua sổ sách để quản lý sự bất ổn của giá gạo do ảnh hưởng của thời tiết, chiến tranh. Các thị trường giao sau chính thức cũng đã xuất hiện ở Châu Âu - Hà Lan, trong thập niên 1600. Một trong các hợp đồng sau nổi tiếng là hợp đồng hoa Lulip được phát triển trong suốt thời gian cao điểm của “hội chứng hoa tulip” ở Hà Lan năm 1963. Tuy nhiên các thị trường giao sau hiện đại bắt nguồn từ sự thành lập Hội đồng thương mại Chicago năm 1848. 1.1.1 Thị trường giao sau Chicago Từ năm 1840 Chicago là trung tâm phân phối và vận chuyển của Vùng Trung Tây nước Mỹ - do sản xuất ngũ cốc có tính chất mùa vụ nên nông dân ồ ạt chở ngũ cốc đến Chicago vào cuối mùa Hạ và mùa Thu làm cho kho bãi thành phố không đủ dự trữ, làm cho giá tăng khi mùa vụ đi qua và giá gảm mạnh khi cung tăng. Vì vậy vào năm 1848 một số thương gia đã thành lập Hội đồng thương mại Chicago (CBOT), mục đích của CBOT lúc đó với mong muốn chuẩn hoá số lượng và chất lượng ngũ cốc. Một vài năm sau đó, hợp đồng kỳ hạn đầu tiên được triển khai gọi là hợp đồng đến trước (to arrive contract), cho phép nông dân có thể giao ngũ cốc vào một ngày nào đó trong tương lai nhưng với một giá được xác định trước. Thoả thuận này cho phép người Nông dân bán được ngũ cốc với giá được xác định hôm nay nhưng họ không phải chở đến Chicago. Vào năm 1874 Chicago Product Exchange được thành lập và sau đó trở thành Chicago Butter and Egg Board. Vào năm 1898, tổ chức này được sắp xếp lại thành Sàn giao dịch Chicago (Chicago Mercantile Exchange - CME). Hiện nay Sàn giao dịch Chicago là sàn giao dịch lớn nhất thế giới. HVTH: Trương Thị Mỹ Vân Xây dựng sàn giao dịch giao sau tài chính tại Việt Nam
- Luận văn thạc sĩ -Trang 2- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang 1.1.2 Thị trường giao sau tài chính Từ năm 1800 cho đến năm 1970 tất cả thị trường giao sau đều là giao sau hàng hoá bởi vì sản phẩm được giao dịch chủ yếu là hàng hoá nông nghiệp. Tuy nhiên hợp đồng giao sau tài chính đã hình thành và phát triển một cách nhanh chóng, chiếm ưu thế trong hoạt động giao dịch, chiếm khoảng 75% khối lượng giao dịch phái sinh trên toàn thế giới. Năm 1971 những quốc gia phương tây bắt đầu cho phép tỷ giá các đồng tiền của họ giao động mạnh, cơ chế tỷ giá thả nổi này là cơ sở hình thành thị trường tiền tệ quốc tế vào năm 1972 - Thị trường tiền tệ quốc tế là một chi nhánh của CME. Tháng 6 năm 1972 Thị trường tiền tệ quốc tế của CME khai trương hợp đồng giao sau tiền tệ, với 7 loại tiền tệ: bảng Anh, đô la Canada, Mark Đức, Franc Pháp, Yên Nhật, Peso Mexico và Franc Thuỵ Sĩ. Những sàn giao dịch có giao sau tiền tệ là sàn Euronext (Euronext.liffe), sàn tài chính Tokyo (Tokyo Financial Exchange), và sàn Intercontinental (Intercontinental Exchange). Hợp đồng giao sau lãi suất xuất hiện vào năm 1975, khi CBOT tạo ra các hợp đồng giao sau GNMA (Goverment National Mortage Association). Đây là hợp đồng trên chứng chỉ của hiệp hội thế chấp quốc gia thuộc chính phủ tính theo lãi suất thế chấp. Năm 1977, CBOT bắt đầu giao dịch giao sau trái phiếu kho bạc T-Bond Mỹ - là hợp đồng giao sau thành công nhất trong các thời kỳ mở đầu cho những hợp đồng giao sau lãi suất khác sau này. Năm 1981 CME cho ra đời hợp đồng giao sau Eurodollar, hợp đồng này có nhiều sự cải tiến đó là không yêu cầu giao hàng tài sản cơ sở chỉ thanh toán tiền mặt, đã mở đầu cho những hợp đồng giao sau tài chính sau này. Năm 1982, Kansas City Board of Trade ra đời hợp đồng giao sau chỉ số Value Line, cũng trong năm này CME cho ra đời hợp đồng giao sau chỉ số S&P500 và New York Financial Exchange (ngày nay thuộc New York Board of Trade) ra đời hợp đồng chỉ số NYSE index. Hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán đã thành HVTH: Trương Thị Mỹ Vân Xây dựng sàn giao dịch giao sau tài chính tại Việt Nam
- Luận văn thạc sĩ -Trang 3- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang công vang dội khắp toàn cầu, một số nước có hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán phổ biến là Anh, Pháp, Nhật, Đức, Tây Ban Nha và Hồng Kông. Cải tiến mới nhất trong những hợp đồng giao sau tài chính là hợp đồng giao sau cổ phiếu đơn lẻ được giới thiệu tại Mỹ tháng 11 năm 2002 (Hợp đồng giao sau cổ phiếu công ty thường được gọi là hợp đồng giao sau cổ phiếu đơn lẻ). Đến đây chúng ta tự hỏi tại sao có một số loại hàng hoá được kinh doanh trên sàn giao sau, một số khác thì không được lựa chọn? Tại sao lúa mì, bông, cà phê, bắp, yến mạch, cao su, tơ tằm, cacao,…là đối tượng kinh doanh trên sàn giao sau, trong khi chè, than đá, gỗ và có rất nhiều vật liệu khác không phải là đối tượng của sàn giao sau? Lý do không thể nằm trong giá trị của hàng hoá. Vì giá trị tiền tệ của sản xuất thép hàng năm vượt quá xa giá trị của việc nhập khẩu hàng năm cacao, trà được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới hơn là cà phê. Trong việc khảo sát các lý do tại sao một số các hàng hoá lại được giao dịch trên sàn giao sau trong khi có nhiều loại hàng hoá khác thì không, chúng ta phải quan tâm đầu tiên đến tính chất tự nhiên của chính bản thân hàng hoá. • Đơn vị phải đồng nhất. • Hàng hoá phải phân loại và dễ chuẩn hoá. • Cung cầu hàng hoá phải lớn. • Cung phải chảy vào thị trường một cách tự nhiên. • Cung cầu phải không chắc chắn. • Hàng hoá không dễ hư hỏng. Vì vậy, muốn mang các hợp đồng giao sau hàng hóa giao dịch trên sàn trước tiên phải xác định xem hàng hóa mà mình muốn giao dịch có đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên hay không. Đối với giao dịch giao sau tài chính, tài sản cơ sở được chọn giao dịch trên sàn dựa trên sự phát triển thị trường tài chính của nước đó, sản phẩm nào là cần thiết cho các đối tượng tham gia trên thị trường, mục tiêu phát triển của thị trường đó như thế nào. HVTH: Trương Thị Mỹ Vân Xây dựng sàn giao dịch giao sau tài chính tại Việt Nam
- Luận văn thạc sĩ -Trang 4- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang Ngày nay, có những phức tạp trong việc xác định đặc điểm của một vài tài sản trở thành tài sản cơ sở cho một hợp đồng giao sau. Có lúc người ta nghĩ rằng đó phải là tài sản có thể cất trữ được, nhưng giờ lại xuất hiện các hợp đồng giao sau trên tài sản không thể cất trữ được như điện và thời tiết. 1.2 Các hợp đồng giao sau tài chính đang được giao dịch trên sàn và một số sàn giao sau trên thế giới 1.2.1 Hợp đồng giao sau tài chính đang được giao dịch. Những hợp đồng giao sau tài chính phổ biến là chứng khoán nợ như: T-bill, T-notes, T-bonds và Eurodollar (giao dịch trên CME). Những hợp đồng này liên quan đến hợp đồng giao sau lãi suất. Các hợp đồng giao sau ngoại tệ như: Francs Thuỵ Sĩ, Marks Đức, Bảng Anh, Francs Pháp, Pesos Mexi, Dollars Úc, Dollars Canada,Yên Nhật, ECU, Real Brazil. Hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán S&P 500 - dựa trên một danh mục gồm 500 loại cổ phiếu của Mỹ, Major Market index CME – dựa trên một danh mục gồm 20 loại cổ phiếu blue-chip niêm yết trên sàn NYSE, NYSE Composite future– dựa trên một danh mục gồm tất cả cổ phiếu được niêm yết trên sàn NYSE, National OTC, Financial Time, All Ordinaties, Value Line – gồm giá của 1,700 cổ phiếu Mỹ, nó không tương ứng với bất kỳ danh mục cổ phiếu nào vì nó sử dụng số trung bình nhân (geometric averaging), Institutional, Russell, Toronto Stock Exchange, Hang Seng, Barclays. Ngoài ra, quyền chọn trên hợp đồng giao sau được giao dịch tại nhiều sàn khác nhau, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới luôn có sẵn các quyền chọn trên hợp đồng giao sau. Ngày nay, sàn giao dịch phái sinh đang nắm giữ một khối lượng lớn giao dịch trong tổng số khối lượng giao dịch trên thị trường phái sinh. Theo thống kê từ NYSE Euronext tháng 2 năm 2008: LIFFE đã giao dịch 92 triệu hợp đồng giao sau và quyền chọn, trung bình một ngày 4,4 triệu hợp đồng, tăng 31% cùng kỳ năm 2007; trong khi ở OTC số hợp đồng là 13 triệu, tăng 222% so với cùng kỳ năm 2007. Ở Amsterdam, Brussels, Lisbon và Paris mỗi ngày xấp xỉ 2 triệu Euro được giao dịch bởi khách hàng ở khắp nơi trên thế giới. HVTH: Trương Thị Mỹ Vân Xây dựng sàn giao dịch giao sau tài chính tại Việt Nam
- Luận văn thạc sĩ -Trang 5- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang Bảng 1.1: Những hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán nước ngoài ở CME Tên Mô tả Nikkel 225 225 cổ phiếu của Nhật Bản Toronto 35 35 cổ phiếu trên sàn chứng khoán Toronto Financial Times Stock Exchange 100 100 cổ phiếu trên sàn cổ phiếu LonDon Barclays share price 40 cổ phiếu trên sàn NewZealand HangSeng 33 cổ phiếu trên sàn Hồng Kông Osaka 50 cổ phiếu Nhật Bản All Ordinaries share price 307 cổ phiếu Úc 1.2.2 Các sàn giao dịch giao sau trên thế giới Xem phụ lục phần cuối của luận văn. Ở bảng 1.2 liệt kê tất cả các giao dịch giao sau trên các thị trường các khu vực trên thế giới từ năm 2006 đến năm 2008 do NHTTQT công bố. Bảng 1.2: Công bố của ngân hàng thanh toán quốc tế về thông tin trên thị trường giao sau: HVTH: Trương Thị Mỹ Vân Xây dựng sàn giao dịch giao sau tài chính tại Việt Nam
- Luận văn thạc sĩ -Trang 6- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang 1.3 Hợp đồng giao sau và đặc trưng của hợp đồng giao sau 1.3.1 Định nghĩa hợp đồng giao sau Hợp đồng giao sau là hợp đồng giữa hai bên - người mua và người bán để mua hoặc để bán tài sản vào một ngày nào đó trong tương lai với giá đã thỏa thuận ngày hôm nay. Các hợp đồng giao sau được giao dịch trên sàn giao dịch có tổ chức, được gọi là sàn giao dịch giao sau và chịu quá trình thanh toán hàng ngày. Khi ta mua hay bán một hợp đồng giao sau, ta không bị ràng buộc phải thực hiện việc mua bán hàng hoá thực sự, ta có thể thoát khỏi các ràng buộc của hợp đồng bằng 2 cách: • Một là giao nhận hàng thực sự. Điều này không phải là một nguyên tắc, theo thống kê, ít hơn 2% hợp đồng giao sau kết thúc bằng việc giao hàng thực sự. • Hai là thực hiện vị thế bù trừ (Offsetting). Là việc tạo ra một vị thế ngược lại, mua hay bán cùng một số lượng hợp đồng đã mua hay đã bán cùng một thời điểm với ngày hợp đồng giao sau hết hiệu lực. 1.3.2. Đặc trưng của hợp đồng giao sau • Làm giảm rủi ro tín dụng: Ba đặc trưng của hợp đồng giao sau là thanh toán hàng ngày, yêu cầu ký quỹ, trung tâm thanh toán bù trừ, ba đặc trưng này và thị trường tương tác lẫn nhau để làm giảm rủi ro tín dụng. o Thanh toán hàng ngày: Những hợp đồng giao sau điều chỉnh theo thị trường hàng ngày và thanh toán vào cuối của mỗi một ngày giao dịch. Ví dụ ngày 1/7 bên A đồng ý mua của bên B 125,000 Marks Đức giao hàng vào ngày 21/9 giá $0,6100/mark. Cả hai bên đồng ý giá $0,610/mark là giá cho ngày 21/9, vì thế giá trị hiện tại của hợp đồng là Zero. Giả định vào ngày 2/7, giá của đồng mark giao hàng ngày 21/9 tăng lên $0,6150/mark. Sự tăng giá là kết quả của sự thay đổi trong cung cầu đồng mark cả trong thị trường giao ngay và giao sau. Bên A đồng ý mua đồng mark giao hàng ngày 21/9 là $0,6100 trên một đơn vị tài sản nay giá thị trường là $0,6150/mark. Giá trị vị thế của bên A đã tăng lên, hợp đồng của bên A HVTH: Trương Thị Mỹ Vân Xây dựng sàn giao dịch giao sau tài chính tại Việt Nam
- Luận văn thạc sĩ -Trang 7- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang bây giờ có giá trị là 125,000($0,6150-0,6100)=$625. Hợp đồng đã được bên B thanh toán cho bên A, sau khi thanh toán giá trị của hợp đồng trở về Zero. o Yêu cầu ký quỹ: Để mua hay bán một hợp đồng giao sau, người mua phải ký quỹ để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Số tiền yêu cầu ký quỹ được xác định bởi những sàn giao dịch cho mỗi loại hợp đồng. Tại thời điểm mà hợp đồng được mua/ bán thì người mua phải ký quỹ ban đầu. Ký quỹ ban đầu khác nhau cho mỗi loại hợp đồng, ví dụ như 0,03% cho T-bill, 5% cho chỉ số S&P 500, yêu cầu ký quỹ ban đầu có khi lên đến 15% cho chỉ số S&P 500, tuy nhiên hầu hết các hợp đồng yêu cầu ký quỹ ít hơn 5%. Mỗi ngày giao dịch, lợi nhuận hay tổn thất được cập nhật vào tài khoản ký quỹ của khách hàng. Nếu số tiền trong tài khoản của khách hàng tăng lên thì được gọi là sự thay đổi khoản ký quỹ, nếu tài khoản ký quỹ của khách hàng giảm xuống, nếu giảm đến một mức nào đó mà thấp hơn khoản ký quỹ duy trì thì họ sẽ được yêu cầu bổ sung khoản ký quỹ hay là đóng vị thế. o Trung tâm thanh toán bù trừ: Ta xem ví dụ sau: Giả định hai bên A và B đồng ý khoản ký quỹ ban đầu cho hợp đồng 125,000 mark Đức là $2,025 và khoản quỹ duy trì là $2,000. Ngày 1/7 hợp đồng giữa hai bên được ký, cả hai bên được yêu cầu ký quỹ ban đầu $2,025. Ngày 2/7, giá mua đồng mark Đức ngày 21/9 tăng từ $0,610 lên $0,6150, tại thời điểm đóng cửa ngày 2/7, $625 sẽ được chuyển từ tài khoản của bên B sang cho bên A. Bây giờ tài khoản ký quỹ của bên A là $2,650, nhưng tài khoản ký quỹ của bên B chỉ còn là $1,400, tài khoản ký quỹ của bên B thấp hơn khoản ký quỹ duy trì, bên B được yêu cầu bổ sung thêm vào tài khoản bằng khoản ký quỹ ban đầu, tức là thêm $625, nếu bên B bổ sung vào tài khoản ký quỹ thì hợp đồng sẽ được tiếp tục. Vào ngày 3/7, giá của hợp đồng của đồng mark Đức ngày 21/9 lại tăng lên, tiền lại được chuyển từ tài khoản của bên B tới tài khoản của bên A, nếu giá tăng đủ lớn bên B lại phải bị yêu cầu bổ sung thêm tiền vào tài khoản ký quỹ. Tuy nhiên nếu bên B không thêm $625 vào tài khoản ký quỹ thì vị thế của bên B sẽ bị đóng và bên A sẽ tìm một đối tác khác để thực hiện hợp đồng. HVTH: Trương Thị Mỹ Vân Xây dựng sàn giao dịch giao sau tài chính tại Việt Nam
- Luận văn thạc sĩ -Trang 8- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang Trung tâm thanh toán bù trừ quản lý những vấn đề giữa hai bên, trung tâm thanh toán bù trừ không trực tiếp tham gia một vị thế nào trong bất kỳ giao dịch, nhưng nó đóng vai trò trung gian giữa các bên. Chức năng của trung tâm thanh toán bù trừ là làm dịch vụ bù trừ và thanh toán cho những thành viên của nó. TTTTBT cũng giải quyết thanh toán tất cả những hợp đồng giao sau về bù trừ, giao hàng thực, thanh toán tiền mặt. Bởi vì trung tâm thanh toán bù trừ và thành viên của nó chịu trách nhiệm đảm bảo chung về những hợp đồng giao sau, bảo vệ bằng cách: ⋅ Thực hiện giám sát và yêu cầu nguồn lực tài chính tối thiểu cho những thành viên thanh toán. ⋅ Quản lý hệ thống ký quỹ và đặc biệt là tính toán yêu cầu khoản ký quỹ ban đầu, thanh toán hay yêu cầu thêm quỹ khi có sự thay đổi khoản ký quỹ hàng ngày và nắm giữ khoản tiền ký quỹ ban đầu của mỗi thành viên. ⋅ Giám sát toàn bộ hệ thống bảo vệ. • Làm tăng tính thanh khoản: Hai đặc tính của hợp đồng giao sau và thị trường giao sau làm tăng tính thanh khoản cho thị trường đó là hợp đồng được chuẩn hoá và được tổ chức trên sàn giao dịch. o Hợp đồng chuẩn hoá: Để tạo tính thanh khoản cho thị trường, hàng hoá/ tài sản được giao dịch trên thị trường phải thuần nhất. Để đạt được tính thuần nhất, những hợp đồng giao sau trong thị trường giao sau phải được tiêu chuẩn hoá. Hợp đồng định rõ một tài sản chuẩn và một ngày giao hàng chuẩn. Ví dụ: trên CME hợp đồng đồng mark Đức có kích cỡ hợp đồng là 125,000 mark với ngày thanh toán là tuần thứ 3, ngày thứ 4 của tháng 3, 6, 9, 12. Ngoài ra, trong hợp đồng giao sau, cơ chế giao hàng cũng chuẩn hoá và giá cả của hợp đồng giao cũng chuẩn hoá mức độ biến động giá tối thiểu gọi là “ticket size”. o Được tổ chức trên sàn: Để mang người mua người bán lại với nhau, thị trường giao sau được tổ chức thành sàn giao dịch, mỗi sàn giao dịch những hợp đồng cụ thể. Mục đích cuối cùng của sàn giao sau là để tối đa hoá giá trị của những thành viên trên sàn và đồng thời tối đa tính thanh khoản trên sàn. HVTH: Trương Thị Mỹ Vân Xây dựng sàn giao dịch giao sau tài chính tại Việt Nam
- Luận văn thạc sĩ -Trang 9- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang 1.4 Các thành phần trên sàn và cơ chế giao dịch của sàn giao sau 1.4.1 Nhà giao dịch trên sàn giao dịch giao sau Nhà giao dịch trên sàn giao dịch giao sau được phân chia theo các tiêu chí khác nhau. 1.4.1.1 Phân loại tổng quát • Công ty hoa hồng giao sau: Thành viên trong công ty gọi là người môi giới hoa hồng, thực hiện giao dịch cho khách hàng của công ty hoa hồng giao sau. Những người môi giới hoa hồng kiếm tiền từ hoa hồng cho mỗi giao dịch. • Thương gia hoa hồng: Là các cá nhân thực hiện kinh doanh cho chính họ, họ giao dịch từ tài khoản cá nhân của mình. Thương gia hoa hồng cố gắng kiếm lời bằng việc mua các hợp đồng với giá cho sẵn và bán chúng với giá cao hơn. 1.4.1.2 Phân loại theo chiến lược giao dịch • Nhà phòng ngừa rủi ro: Là người nắm giữ hàng hoá hoặc có thể là các kế hoạch cá nhân hoặc cam kết mua sau hay là bán hàng hoá. Thực hiện một hợp đồng giao sau đối nghịch để làm giảm rủi ro. • Nhà đầu cơ: Gồm các thương gia hoa hồng, các định chế tài chính trung gian, các cá nhân trên sàn giao dịch, họ là những người kiếm lời bằng việc cố gắng phán đoán chiều hướng của thị trường, họ đóng vai trò quan trọng trên thị trường qua tiến trình cung cấp tính thanh khoản, làm cho quá trình phòng ngừa rủi ro có thể thực hiện được. • Người tìm chênh lệch giá: Là người sử dụng chênh lệch giá mua và giá bán để đầu cơ với rủi ro thấp. Chênh lệch có thể là trong một mặt hàng hoặc giữa các mặt hàng với nhau. Người tìm chênh lệch giá mua một hợp với tháng đáo hạn này và bán với tháng đáo hạn khác, bao gồm vị thế mua một hợp đồng giao sau hàng hoá này và một vị thế bán một hợp đồng giao sau hàng hoá khác, khi biến động vượt ra khởi vùng chênh lệch, các nhà giao dịch thu được chênh lệch giá mua bán giữa các mặt hàng. HVTH: Trương Thị Mỹ Vân Xây dựng sàn giao dịch giao sau tài chính tại Việt Nam
- Luận văn thạc sĩ -Trang 10- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang • Nhà kinh doanh chênh lệch giá: Là người kiếm lời từ chênh lệch trong giá cả của các vị thế giao ngay và giao sau biến động ngược chiều nhau. Khi giá lệch khỏi các dự đoán lý thuyết, các nhà kinh doanh chênh lệch tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch và do đó đẩy về giá cân bằng. 1.4.1.3 Phân loại theo kiểu giao dịch • Các nhà đầu cơ nhỏ lẻ: Là những người có gắng kiếm lời từ những thay đổi nhỏ trong hợp đồng, số lượng mỗi lần ít nhưng nhiều lần với thời gian ngắn. • Các nhà giao dịch ngắn trong ngày: Là những người nắm giữ vị thế không lâu hơn vòng đời của ngày giao dịch, họ không chấp nhận rủi ro phát sinh từ những thông tin bất lợi có thể xảy ra qua đêm hoặc vào cuối tuần. • Các nhà giao dịch vị thế: Là người nắm giữ các giao dịch có kỳ hạn dài hạn, nhà đầu cơ nhỏ lẻ và các nhà giao dịch trong ngày, họ kiếm lời bằng việc chờ đợi các biến động lớn của thị trường. 1.4.1.4 Các nhà giao dịch giao sau ngoài sàn • Nhà tư vấn giao dịch hàng hoá: Là các cá nhân hoặc công ty phân tích thị trường giao sau và lập các báo cáo, đưa ra lời khuyên, giới thiệu mua và bán hợp đồng. • Quỹ kinh doanh giao sau: Là cá nhân hoặc công ty nhận tiền từ công chúng và sử dụng các khoản tiền này để kinh doanh các hợp đồng giao sau. • Thành viên hiệp hội: Là một cá nhân liên kết với bát kỳ các nhân hoặc các định chế hoặc các công ty khác có kinh doanh giao sau. 1.4.2 Cơ chế của sàn giao dịch giao sau 1.4.2.1 Các loại lệnh giao dịch Sau khi mở tài khoản giao sau, ta có thể đặt lệnh với thương gia hoa hồng hay nhà trung gian để mua/ bán giao sau. Bất cứ lệnh nào cũng phải xác định rõ: Đó là lệnh để mua hay bán; số lượng; tháng giao hàng; hàng hoá cơ sở; trao đổi nếu hàng hoá được bán trên nhiều sàn và loại lệnh. HVTH: Trương Thị Mỹ Vân Xây dựng sàn giao dịch giao sau tài chính tại Việt Nam
- Mua và bán một hợp đồng, hoặc đóng hay mở giao dịch, vì ngoại trừ trường hợp đặc biệt ta không thể đồng thời mua hay bán trong cùng hợp đồng giao sau tại cùng một sàn trong cùng một tài khoản. Ví dụ: có thể mua lúa mì ở Chicago và bán lúa mì ở Kansas, nhưng không cho phép mua và bán lúa mì ở Chicago trong cùng một tài khoản giao sau. Trong trường hợp nếu đầu tiên ta bán một hợp đồng, mở một vị thế trong hợp đồng này, vị thế bán. Nếu cuối cùng ta mua nó trở lại, nhà trung gian sẽ giải quyết việc mua bằng cách đóng giao dịch. Tuy nhiên, nếu ta đã bán hợp đồng đầu tiên, và việc mua của ta sẽ được xem xét bằng cách mở một giao dịch. Vì vậy, bất kỳ lúc nào mua hay bán một hợp đồng giao sau là mở hay đóng giao dịch phụ thuộc vào tình trạng đang tồn tại trong tài khoản. Sơ đồ 1.1: Các loại lệnh trên sàn giao dịch giao sau Loại giao dịch Đặt lệnh mua hay bán giao sau Lệnh thị trường Lệnh ngày/ có hiệu (Market Orders) lực đến cuối tháng (Day or Good-Till- Canceled Orders ) Lệnh thị trường mở Lệnh giới hạn Lệnh dừng (Market on close (Limit Orders) (Stop Orders) MOO) Lệnh thị trường đóng Lệnh thị trường Lệnh thị trường Lệnh giới hạn (Market on close nếu lệch giá (Market Orders) (Limit Orders) Orders) (MIT) Lệnh thị trường (Market Orders): Những lệnh trong hệ thống giao dịch mà không khớp lệnh là những lệnh giới hạn. Lệnh giới hạn với giá bán thấp nhất là giá chào bán tốt nhất; lệnh giới hạn với giá mua cao nhất là giá hỏi mua tốt nhất. Lệnh thị trường là một lệnh thực hiện ngay lập tức, mà sẽ mua tại giá chào bán tốt nhất hay bán tại giá hỏi mua tốt nhất. Nếu lệnh giới hạn không đủ tại giá chào bán/ giá hỏi mua tốt nhất thoả mãn lệnh thị trường, thì giá hỏi mua và giá chào bán
- Luận văn thạc sĩ -Trang 12- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang tốt nhất tiếp theo được sử dụng và lệnh tiếp theo được sử dụng cho đến khi toàn bộ lệnh được thực hiện. Lệnh thị trường đóng là lệnh được thực hiện quyền trước khi đóng cửa một ngày giao dịch. Tuy nhiên bởi vì đó là một lệnh thị trường nên giá cả có thể khác nhau với giá thanh toán cuối cùng cho một ngày giao dịch. Người giao dịch có thể tham gia lệnh này, nếu thực hiện lệnh này giá sẽ tốt hơn tại điểm kết thúc một ngày. Lệnh thị trường mở là một lệnh thị trường thực hiện quyền mở cửa giao dịch, nhưng bản chất là một lệnh thị trường, giá cả giao dịch có thể khác với giá mở cửa giao dịch. Toàn bộ những lệnh được xây dựng trong thời gian thị trường đã đóng cửa, vì thế nếu người giao dịch cảm thấy lệnh mua hay bán bị vượt quá, thì cố gắng để có được lợi nhuận bằng cách chuyển hướng tham gia vào lệnh MOO. • Lệnh ngẫu nhiên (Contingent Orders): Nếu một lệnh không phải là lệnh thị trường thì đó là lệnh ngẫu nhiên, bởi vì nó sẽ không thực hiện trừ khi chắc chắn thoã mãn điều kiện. Một lệnh ngẫu nhiên có thể là lệnh một ngày hay có hiệu lực đến cuối tháng. Lệnh ngày hết hiệu lực tại thời điểm cuối cùng của một buổi giao dịch. Lệnh mua bán có hiệu lực đến cuối tháng được giữ trong hệ thống giao dịch cho đến khi bị huỷ bỏ hay cho đến khi có sự tác động bởi sàn giao dịch hay nhà trung gian. Lệnh ngẫu nhiên không thể đặt vào ngày cuối cùng của hợp đồng giao sau. • Lệnh giới hạn (Limit Orders): Là một lệnh để mua hay bán tại một giá đặc biệt hay giá tốt hơn. Lệnh giới hạn để mua tại mức giá đặc biệt là lệnh để mua tại mức giá thấp hơn. Lệnh giới hạn để bán tại mức giá đặc biệt là lệnh để bán tại mức giá cao hơn. Mặc dù, lệnh giới hạn đảm bảo có được ít nhất giá giới hạn nếu được thực hiện nhưng những rủi ro chính của nó là lệnh sẽ không bao giờ được thực hiện hay nó chỉ được thực hiện từng phần và thị trường có thể đề nghị theo cách khác từ giá giới hạn. • Lệnh thị trường nếu chênh lệch giá (Market-If-Touched MIT Orders): Là lệnh giới hạn, sẽ trở thành lệnh thị trường nếu giá thị trường đạt đến giá giới hạn. Sau đó lệnh thị trường được thực hiện hoàn toàn; tuy nhiên giá có thể tệ hơn giá giới hạn, bởi vì không có đủ những hợp đồng tại giá đặc biệt để hoàn thành HVTH: Trương Thị Mỹ Vân Xây dựng sàn giao dịch giao sau tài chính tại Việt Nam
- Luận văn thạc sĩ -Trang 13- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang tất cả những lệnh tại mức giá này. Vì vậy rủi ro của MIT là có thể không thực hiện được tất cả nếu giá thị trường không vươn tới MIT và nếu có, giá có thể tệ hơn giá MIT. Tuy nhiên, MIT có sự tiến bộ hơn lệnh giới hạn, nó sẽ thực hiện hoàn toàn nếu thị trường có vươn tới MIT, ngược lại một lệnh giới hạn có thể chỉ thực hiện từng phần. • Lệnh ngừng (Stop Orders): Những lệnh ngừng được sử dụng để giới hạn tổn thất. Lệnh ngừng là lệnh thị trường để mua trên giá thị trường hay để bán dưới giá thị trường, nhưng chỉ khi nếu thị trường đạt tới mức giá đó. Lệnh ngừng giống như lệnh MIT ngoại trừ giá đặc biệt để mua cao hơn giá thị trường hiện hành, hay giá để bán thấp hơn giá thị trường hiện hành. Mục đích duy nhất của lệnh ngừng là để giới hạn tổn thất. Tuy nhiên, giá đã nhận có thể tệ hơn giá ngừng, vì như một lệnh thị trường lệnh có thể thực hiện tại giá tệ nhất. Lệnh giới hạn ngừng giống như lệnh ngừng, nhưng trở thành một lệnh giới hạn khi giá đặc biệt đã đạt mức tốt hơn là lệnh thị trường. Rủi ro chính của lệnh này là có thể nó sẽ không hoàn thành tất cả, bởi vì thị trường có thể bỏ qua lệnh giới hạn hay những lệnh khác có quyền ưu tiên giá đó, hay có thể nó chỉ hoàn thành từng phần. Vì vậy, nó không phải là một lệnh hiệu quả cho việc giới hạn sự tổn thất. Tuy nhiên, nó đảm bảo giới hạn giá hay tốt hơn nếu thực hiện trong thị trường bất ổn. 1.4.2.2 Quy trình cơ bản của giao dịch giao sau (1a)(1b) Người mua và người bán yêu cầu các nhà môi giới của họ quản lý giao dịch giao sau. (2a) (2b) Nhà môi giới của người mua và người bán yêu cầu công ty môi giới hoa hồng làm thủ tục pháp lý cho giao dịch. (3) Các công ty môi giới hoa hồng gặp nhau trên sàn giao dịch giao sau và đồng ý về một mức giá nào đó. (4) Thông tin về giao dịch được báo cáo cho công ty TTBT (5a) (5b) Các công ty môi giới hoa hồng báo cáo về mức giá đã được chấp nhận cho các nhà môi giới của người mua và người bán. HVTH: Trương Thị Mỹ Vân Xây dựng sàn giao dịch giao sau tài chính tại Việt Nam
- Luận văn thạc sĩ -Trang 14- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang (6a) (6b) Các nhà môi giới của người mua, người bán báo mức giá đã được chấp nhận cho người mua và người bán. (7a) (7b) Người mua và người bán đặt cọc tiền cho nhà môi giới của họ. (8a) (8b) Các nhà môi giới của người mua và người bán đặt cọc tiền ký quỹ cho các công ty thanh toán thành viên. (9a) (9b) Các công ty thanh toán thành viên đặt cọc tiền ký quỹ cho công ty thanh toán bù trừ. Sơ đồ 1.2: Quy trình giao dịch cơ bản của sàn giao dịch giao sau Người mua Người bán 1a 7a 1b 7b 6a 6a Công ty môi Công ty môi 2b 2a giới hoa hồng Sàn giao dịch giới hoa hồng Người môi Môi giới của giao sau của nhà môi giới của nhà môi giới giới của người người mua 3 bán 5a cho người mua cho người bán 5b 4 Công ty thanh Công ty thanh toán thành viên Công ty thanh toán toán thành viên 8a 9a bù trừ giao sau 9b 8b của nhà môi giới của nhà môi giời cho người mua cho người bán “Giáo trình: Quản trị rủi ro tài chính – PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang” 1.5 Rủi ro của việc giao dịch những hợp đồng giao sau 1.5.1 Rủi ro thị trường Rủi ro đầu tiên của giao dịch giao sau là rủi ro thị trường, rủi ro này liên quan đến sự giao động trong giá trị của những công cụ do tình hình thị trường. HVTH: Trương Thị Mỹ Vân Xây dựng sàn giao dịch giao sau tài chính tại Việt Nam
- Luận văn thạc sĩ -Trang 15- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang Những công ty sử dụng hợp đồng giao sau để đầu cơ sẽ liên quan mật thiết đến tình hình thị trường. Nếu những mong đợi của họ về tình hình thị trường là sai họ phải chịu tổn thất trên những hợp đồng giao sau. Những công ty sử dụng hợp đồng giao sau để phòng ngừa thì ít liên quan đến tình hình thị trường vì khi thị trường đi ngược lại những dự đoán của họ, họ sẽ có được một phần lợi nhuận bù trừ trên vị thế mà họ đã phòng ngừa. 1.5.2 Rủi ro basic Loại rủi ro thứ hai là rủi ro basic. Rủi ro này xảy ra cho những công ty, cá nhân sử dụng hợp đồng giao sau để phòng ngừa. Ví dụ: Xem xét một nhà quản lý danh mục trái phiếu T-bonds, sử dụng những hợp đồng giao sau trái phiếu để phòng ngừa một danh mục trái phiếu mà họ có, trung bình 5 năm trái phiếu đến hạn. Giá trị giao sau trái phiếu không di chuyển đồng thời với giá trị của danh mục trái phiếu, vì khi đến hạn danh mục trái phiếu và chứng khoán cơ sở không giống nhau một cách chính xác. Vì vậy vị thế mua trong hợp đồng giao sau trái phiếu sẽ không hoàn toàn bù trừ tác động của sự biến động lãi suất trên danh mục những trái phiếu. 1.5.3 Rủi ro thanh khoản Rủi ro thứ ba là rủi ro thanh khoản, rủi ro này liên quan đến việc thiếu khả năng thanh khoản. Ví dụ công ty mua giao sau trái phiếu để đầu cơ mong đợi giá trái phiếu sẽ tăng trong tương lai. Tuy nhiên khi nó đóng vị thế bằng việc bán hợp đồng giao sau thì có thể nó sẽ nhận ra rằng không có người mua nào sẵn lòng mua hợp đồng giao sau tại thời điểm này. Trong trường hợp này, công ty sẽ bán hợp đồng giao sau tại mức giá thấp hơn. Người sử dụng hợp đồng giao sau có thể giảm rủi ro thanh khoản bằng cách tham gia vào việc mua bán một cách rộng lớn. 1.5.4 Rủi ro tín dụng Loại rủi ro thứ tư là rủi ro tín dụng, là loại rủi ro liên quan đến tổn thất xảy ra do bên đối tác của hợp đồng. Loại rủi ro này thường xảy ra trên thị trường OTC 1.5.5 Rủi ro thanh toán trước Rủi ro thứ 5 là rủi ro thanh toán trước, là loại rủi ro liên quan đến khả năng những tài sản đã được phòng ngừa được thanh toán trước khi kỳ hạn đã được thiết HVTH: Trương Thị Mỹ Vân Xây dựng sàn giao dịch giao sau tài chính tại Việt Nam
- Luận văn thạc sĩ -Trang 16- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang lập. Giả định một ngân hàng thương mại bán giao sau T-bonds để phòng ngừa danh mục trái phiếu công ty và chỉ sau khi vị thế giao sau được thiết lập, những công ty phát hành trái phiếu này đã bán chúng ra thị trường, nếu lãi suất giảm sau đó thì ngân hàng sẽ hứng chịu một khoản tổn thất từ những hợp đồng giao sau mà không có khoản lời từ vị thế trái phiếu. 1.5.6 Rủi ro tổ chức Rủi ro thứ 6 là rủi ro tổ chức, là loại rủi ro liên quan đến tổn thất như là hậu quả của việc quản lý và giám sát lỏng lẻo. Những công ty sử dụng hợp đồng giao sau để phòng ngừa rủi ro đã lỏng lẻo, có những nhân viên phụ trách vị thế giao sau không hoàn toàn hiểu cách làm thế nào giá trị của những hợp đồng giao sau tương ứng với tình hình thị trường. Mặc khác, những nhân viên kia có thể tham gia vào vị thế đầu cơ hơn là mong muốn của công ty nếu công ty không giám sát vị thế của họ. Kết luận chương I: Qua chương I, chúng ta đã biết sự ra đời của thị trường giao sau - đó là từ sự thành lập Hội Đồng Thương Mại Chicago năm 1848 và những hợp đồng giao sau tài chính xuất hiện đầu tiên ở CME vào năm 1972. Thị trường giao sau ngày nay phát triển rất lớn mạnh, ở hầu hết các nước trên thế giới đều tổ chức sàn giao dịch có giao sau về các loại hàng hoá và tài chính với khối lượng giao dịch lớn. Bên cạnh đó ta cũng thấy sàn giao dịch giao sau có tổ chức đã giúp làm giảm rủi ro tín dụng và làm tăng tính thanh khoản cho thị trường. Ta cũng biết được các thành phần tham gia trên sàn giao sau là những ai, biết các loại lệnh trên sàn và nắm được quy trình giao dịch cơ bản trong giao dịch giao sau. Qua những nội dung ở chương I, giúp ta thấy được những ưu điểm của hợp đồng giao sau, những ưu điểm này là một trong những lý do giúp ta khẳng định sự cần thiết phải xây dựng và phát triển thị trường giao sau có tổ chức tại Việt Nam. HVTH: Trương Thị Mỹ Vân Xây dựng sàn giao dịch giao sau tài chính tại Việt Nam
- Luận văn thạc sĩ -Trang 17- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang Chương II: KINH NGHIỆM TỔ CHỨC SÀN GIAO DỊCH GIAO SAU Ở MỸ, TRUNG QUỐC VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM 2.1 Mô hình Mỹ - Sàn giao dịch “Chicago Mercantile Exchange” 2.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Năm Sự kiện - 1848 - CBOT xây dựng sàn giao dịch giao sau đầu tiên trên thế giới ở Chicago. - 1851 - CBOT cho ra đời hợp đồng kỳ hạn. - 1865 - CBOT chuẩn hoá giao dịch với sự phát triển của những hợp đồng chuẩn với tên gọi là “Futures” - 1860 - CBOT đã phát triển giao dịch Pit đầu tiên. - 1885 - Để theo kịp với sự phát triển, CBOT đã cho xây dựng một toà nhà tại Lasalle và Jackson, là toà nhà cao nhất Chicago. - 1898 - Chicago Butter and Egg Board tiền thân của Chicago Mercantile Exchange ra đời ở Chicago. - 1919 - Chicago Butter and Egg Board trở thành Chicago Mercantile Exchange. - Trung tâm thanh toán bù trừ Clearing house cũng ra đời trong năm này. - 1926 - CBOT đã xây dựng công ty Board of Trade Clearing để đảm bảo cho quá trình mua bán. - 1936 - CBOT đã cho ra đời hợp đồng giao sau đậu nành. - 1961 - Chicago Mercantile khai trương hợp đồng giao sau đầu tiên - thịt đông lạnh. - 1964 - CME cho ra đời hợp đồng giao sau gia súc sống. - 1968 - CBOT cho ra đời hợp đồng giao sau không phải ngũ cốc đầu tiên: hợp đồng giao sau gà. HVTH: Trương Thị Mỹ Vân Xây dựng sàn giao dịch giao sau tài chính tại Việt Nam
- Luận văn thạc sĩ -Trang 18- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang - 1969 - CBOT cho ra đời hợp đồng giao sau không phải sản phẩm nông nghiệp đầu tiên, hợp đồng giao sau bạc. - 1972 - CME cho ra đời hợp đồng giao sau tài chính đầu tiên, hợp đồng giao sau 7 loại ngoại tệ. - 1975 - CBOT cho khai trương hợp đồng giao sau lãi suất. - 1981 - CME cho ra đời hợp đồng giao sau thanh toán bằng tiền mặt, hợp đồng Eurodollar. - 1982 - CME đã thành công với hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán, hợp đồng giao sau chỉ số S&P 500. - CBOT cho ra đời hợp đồng giao sau trái phiếu kho bạc Mỹ. - 1987 - CME tiên phong trong việc giao dịch bằng điện tử là nền tản của giao dịch CME Globex sau này. - 1992 - Giao dịch giao sau bằng điện tử đầu tiên diễn ra trên sàn giao dịch điện tử CME Globex. - 1999 - CME cho ra đời hợp đồng giao sau thời tiết. - 2002 - CME trở thành sàn giao dịch cổ phần đầu tiên ở Mỹ, cổ phiếu được niêm yết ở sàn chứng khoán New York. -17.10.06 - CME thông báo mua 8 tỷ cổ phần của CBOT, kết hợp hai tổ chức thành CME group. Sự liên kết này là xu hướng trong thị trường phái sinh toàn cầu. Các văn bản sáp nhập được điều chỉnh từ ngày 20/12/2006, ngày 11/5/2007, ngày 11/6/2007 và ngày 6/7/2007. Việc sáp nhập đã được các cổ đông của CME và CBOT thông qua ngày 9/7/2007. - 2007 - CME và CBOT trở thành CME group là sàn giao sau lớn nhất trên thế giới. Việc hợp nhất này được kỳ vọng sẽ làm tăng hiệu quả và tiết kiệm được $100 triệu/ năm - 13.08.08 - Giao dịch điện tử tại CBOT chuyển vào hệ thống máy tính của CME, NYMEX đã chấp nhận đề nghị từ CME mua lại NYMEX 8tỷ USD, hệ thống NYMEX sẽ thống nhất với CME vào ngày 30/09/2009. HVTH: Trương Thị Mỹ Vân Xây dựng sàn giao dịch giao sau tài chính tại Việt Nam
- Luận văn thạc sĩ -Trang 19- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang 2.1.2 Tổ chức của sàn giao dịch o Thành viên: Có 4 loại thành viên: CME - Chicago Mercantile Exchange, IMM - International Monetary Market, IOM - Index and Options Market và GEM - Growth and Emerging Market. Mỗi loại thành viên được quy định quyền hạn và nghĩa vụ riêng, như thành viên bộ phận CME có quyền sử dụng tất cả những sản phẩm trên CME; thành viên bộ phận IMM quyền hạn bị giới hạn đối với những sản phẩm được chỉ định cho bộ phận này; thành viên bộ phận IOM và GEM quyền hạn bị giới hạn với những sản phẩm được chỉ định bởi HĐQT. CME, IMM, IOM và GEM cũng có quyền sử dụng những sản phẩm được niêm yết trên sàn CBOT theo quy định. o Ban lãnh đạo: Hội đồng quản trị (Board of directors): Chịu trách nhiệm những vấn đề sau: Chi phối sàn giao dịch; Quản lý tất cả tài sản của sàn; Cung cấp, duy trì và đảm bảo những điều kiện thuận lợi để sàn giao dịch thuận lợi; Bổ nhiệm và uỷ quyền những quan chức để thay mặt hội đồng giải quyết những vấn đề của sàn theo quy định; Tham gia vào những phiên xét xử và xác định hình thức kỷ luật nếu có; Xác định hàng hoá được giao dịch, thời gian trao đổi, ngày tháng hợp đồng được phân phối và thực hiện; Tạo và điều chỉnh nội quy của sàn, hội đồng uỷ quyền cho Chủ tịch hội đồng, phó chủ trịch hội đồng cùng thực hiện; Có quyền ra những hành động trong điều kiện khẩn cấp như tồn tại tình trạng khẩn cấp trong thị trường, tình trạng tài chính của sàn bị đe doạ, các hoạt động của sàn có thể bị gián đoạn... o Những uỷ ban: HĐQT sẽ thành lập uỷ ban cấp hội đồng (Board Level Committees) theo tính chất của ngành và Uỷ ban cấp không phải hội đồng (Non-Board Level Committees), Uỷ ban cấp hội đồng chịu trách nhiệm giám sát kinh doanh của sàn. Mỗi uỷ ban của sàn phải có một chủ tịch hoặc các đồng chủ tịch: - Uỷ ban cấp hội đồng (Board Level Committees): Nhiệm vụ của uỷ ban cấp hội đồng là thiết lập các kế hoạch, định hướng cho sự phát triển của sàn, phát triển các chính sách nội quy, tư vấn và trợ lý cho HĐQT và thực hiện những nhiệm vụ cụ HVTH: Trương Thị Mỹ Vân Xây dựng sàn giao dịch giao sau tài chính tại Việt Nam
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn