Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thị trường giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại Việt Nam
lượt xem 2
download
Dựa trên tình hình thực tế của ngành sản xuất kinh doanh cà phê Việt Nam, đề tài đề xuất một số giải pháp khả thi trên nền tảng xây dựng và phát triển thị trường giao sau để giảm ảnh hưởng xấu của biến động giá cà phê đến ngành này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thị trường giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại Việt Nam
- TÀI LIỆU THAM KHẢO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH 1. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007), Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống Kê. 2. Tham khảo thông tin trên trang Web www.agro.gov.vn 3. NGUYỄN Tham khảo thông tin trên trangDƯƠNG DIỄM LINH Web www.bcec.vn 4. Tham khảo thông tin trên trang Web www.giacaphe.com 5. Tham khảo thông tin trên trang Web www.ico.org 6. Tham khảo thông tin trên trang Web www.thesaigontimes.vn 7. Tham khảo thông tin trên trang Web www.vicofa.org.vn 8. Basab Dasgupta (2004), Role Of Commodity Futures Market In Spot Price XÂY Production Stabilization, DỰNG THỊ TRƯỜNG And Inventory GIAO Decisions SAU To India, With Reference Indian economic review, www.ideas.repec.org. 9. NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG Patrick de Fontenay and Suiwah Leung (2004), Managing Commodity Price FluctuationsGIÁ CÀ PHÊ in Vietnam’s CoffeeTẠI VIỆT Industry, NAM National Centre for Development Studies Australian National University. 10. Robert L.Chuyên ngành:The Lerner (2000), TÀI CHÍNH of Mechanics DOANH NGHIỆP the Commodity Futures Markets, Mã số: 60.31.12 Futures Investment Series No.2. LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG NĂM 2010
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................1 CHƯƠNG I: RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG GIAO SAU .........................................................................................3 1.1. Rủi ro biến động giá cả đối với người sản xuất .............................................3 1.2. Tổng quan về thị trường giao sau ..................................................................5 1.2.1. Giá cả và các yếu tố quyết định .............................................................6 1.2.2. Trung tâm thanh toán bù trừ (TTTTBT).................................................7 1.2.3. Ký quỹ ....................................................................................................8 1.2.4. Nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro biến động giá ..........................................9 1.2.5. Nghiệp vụ đầu cơ .................................................................................10 1.3. Lợi ích và rủi ro của thị trường giao sau từ những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới ....................................................................................................11 1.4. Thực trạng ứng dụng Hợp đồng Giao sau trên thế giới.................................16 1.4.1. Thực trạng giao sau trên thế giới .........................................................16 1.4.2. Thành tựu của thị trường giao sau trên thế giới ...................................17 1.4.2.1. Các sàn giao dịch giao sau trên thế giới ..................................17 1.4.2.2. Sự phát triển của thị trường giao sau tài chính ........................17 1.4.3. Thị trường giao sau Việt Nam .............................................................18 1.5. Sự cần thiết của việc ứng dụng Thị trường giao sau để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại Việt Nam hiện nay ........................................................19 Kết luận chương I ..........................................................................................20
- CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG HỢP ĐỒNG GIAO SAU VÀO GIAO DỊCH CÀ PHÊ ...........21 2.1. Rủi ro biến động giá tại thị trường cà phê Việt Nam ...................................21 2.1.1. Rủi ro biến động giá do giá xuất khẩu phụ thuộc vào giá thế giới .....21 2.1.1.1. Tìm hiểu biến động giá cà phê trên thế giới thời gian qua ......21 2.1.1.2. Nguyên nhân gây ra bất ổn giá cà phê thế giới .......................24 2.1.1.3. Ảnh hưởng của biến động giá cà phê thế giới đến thị trường Việt Nam ..................................................................................25 2.1.2. Rủi ro biến động giá do quy trình sản xuất kinh doanh cà phê Việt Nam còn tiểm ẩn nhiều rủi ro .............................................................30 2.1.2.1. Quy trình sản xuất kinh doanh cà phê của Việt Nam hiện nay 30 2.1.2.2. Thiếu thông tin dự báo thị trường mang tính chuẩn xác .........37 2.1.2.3. Vai trò mờ nhạt của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam .........38 2.2. Khả năng ứng dụng hợp đồng giao sau vào giao dịch cà phê tại Việt Nam 39 2.2.1. Học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước .......................................39 2.2.2. Hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột .............40 2.2.3. Nguyên nhân BCEC chưa triển khai giao dịch giao sau cà phê .........44 2.2.3.1. Khung pháp lý còn thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế .........................................................44 2.2.3.2. Thông lệ tập quán kinh doanh của người nông dân ................45 2.2.3.3. Tham gia thị trường giao sau – hoạt động vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam ................................................................................45 Kết luận chương II ...............................................................................................46 CHƯƠNG III: XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG GIAO SAU CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ ......................48 3.1. Xây dựng thị trường giao sau trên cơ sở triển khai giao dịch giao sau tại Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột ................................................48 3.1.1. Thay đổi mô hình tổ chức sàn giao dịch ..............................................48 3.1.2. Quy chế giao dịch tại sàn (điều khoản) ...............................................50 3.1.3. Quy trình giao dịch tại sàn (sơ đồ) ......................................................54
- 3.2. Xây dựng mô hình sản xuất – xuất khẩu cà phê mới cho thị trường Việt Nam nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá .........................................................57 3.2.1. Thành lập các đại lý nhận lệnh của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột ..............................................................................................57 3.2.2. Phát huy vai trò của Hiệp Hội Cà Phê Ca Cao Việt Nam (VICOFA)..62 3.2.3. Thành lập một cơ quan dự báo chuyên nghiệp cho ngành cà phê .......64 3.3. Nhóm giải pháp giảm thiểu rủi ro biến động giá bằng việc phát triển thị trường giao sau cà phê ..................................................................................65 3.3.1. Xây dựng khung pháp lý đồng bộ và hoàn thiện cho các hoạt động của thị trường giao sau ................................................................................65 3.3.2. Các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nông sản tham gia phòng ngừa rủi ro biến động giá .....................................................................67 3.3.2.1. Tăng cường sự hiểu biết về thị trường giao sau ......................67 3.3.2.2. Tích cực sử dụng công cụ bảo hộ bằng hợp đồng giao sau do ngân hàng cung cấp .................................................................69 3.3.3. Các ngân hàng tham gia vào thị trường giao sau ................................69 3.3.4. Các quỹ đầu tư trong nước ..................................................................70 3.3.4.1. Đào tạo và mở rộng đội ngũ các nhà phân tích, quản lý .........70 3.3.4.2. Tăng cường sự hiểu biết về thị trường giao sau và hoạt động quản lý đầu tư vào thị trường hàng hoá giao sau (manage future) ......................................................................................71 Kết luận chương III .......................................................................................72 KẾT LUẬN .........................................................................................................73
- DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam từ 25 năm 2001 đến năm 2009 Bảng 2.2 Dự báo khối lượng và kim ngạch cà phê xuất khẩu năm 29 2010 Bảng 2.3 Rủi ro đối với người sản xuất và kinh doanh cà phê Việt 36 Nam khi xảy ra biến động giá
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng sản lượng cà phê của các nước và khu vực trên 21 thế giới vụ mùa 2008/2009 Biểu đồ 2.2 Giá cà phê thế giới và giá cà phê robusta thế giới hàng 22 Năm giai đoạn 1994-2009 Biểu đồ 2.3 Giá cà phê thế giới và giá cà phê xuất khẩu bình quân 27 hàng năm của VN giai đoạn 1994-2009 Biểu đồ 2.4 Giá cà phê thế giới và giá cà phê xuất khẩu bình quân 27 hàng tháng của VN niên vụ 2008/2009 Biểu đồ 2.5 Lượng và giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam 28 giai đoạn 1994-2009
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1 Quy trình kinh doanh cà phê ở Việt Nam hiện nay 31 Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức của BCEC hiện nay 41 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức sàn giao dịch giao sau 48 Sơ đồ 3.2 Quy trình giao dịch tại Sàn giao dịch 54 Sơ đồ 3.3 Quy trình giao hàng 56 Sơ đồ 3.4 Quy trình vận hành của đại lý nhận lệnh 59 Sơ đồ 3.5 Quy trình kinh doanh mới của ngành cà phê Việt Nam 61
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu cà phê hàng năm chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP của quốc gia. Thế nhưng hiện nay ngành cà phê Việt Nam vẫn tồn tại những phương thức kinh doanh mua bán cũ, không phù hợp để có thể cạnh tranh với các nước trên thế giới, nền sản xuất trong nước phụ thuộc vào biến động giá cà phê thế giới mà giá này được người mua là các doanh nghiệp chế biến cà phê nước ngoài “sắp đặt sẵn” cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nước ta. Để có thể khắc phục điểm yếu và nâng cao khả năng chủ động trong sản xuất, ổn định lợi nhuận không chỉ của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê mà còn của người nông dân thì việc xây dựng và phát triển thị trường giao sau cà phê là một trong những giải pháp khả thi và hữu hiệu trong việc phòng ngừa rủi ro biến động giá. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tập trung vào sản phẩm cà phê nhân thô, tìm hiểu những tồn tại vướng mắc trong các khâu thuộc quy trình sản xuất kinh doanh nhằm tìm ra những giải pháp dựa trên việc ứng dụng hợp đồng giao sau để giảm thiểu tác động biến động giá cà phê, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và người nông dân. 3. Phương pháp nghiên cứu Bằng phương pháp phân tích nghiên cứu, tổng hợp thông tin từ các tài liệu, sách báo, Internet có liên quan đến ngành sản xuất kinh doanh cà phê, các công cụ phái sinh, để cho thấy tổn thất của ngành kinh doanh cà phê do ảnh hưởng của biến động giá và tác dụng của chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá thông qua hoạt động của thị trường giao sau. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Dựa trên tình hình thực tế của ngành sản xuất kinh doanh cà phê Việt Nam, đề tài đề xuất một số giải pháp khả thi trên nền tảng xây dựng và phát triển thị trường giao sau để giảm ảnh hưởng xấu của biến động giá cà phê đến ngành này.
- 2 5. Kết cấu của luận văn Lời mở đầu. Chương 1: Tìm hiểu những rủi ro gặp phải do biến động giá đến sản xuất nông nghiệp, đồng thời tìm hiểu về vai trò của thị trường giao sau. Chương 2: Tìm hiểu thực trạng kinh doanh cà phê ở Việt Nam và khả năng ứng dụng thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam. Chương 3: Đề xuất các giải pháp liên quan đến xây dựng và phát triển thị trường giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê. Kết luận
- 3 CHƯƠNG I: RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG GIAO SAU 1.1. Rủi ro biến động giá cả đối với người sản xuất (nông nghiệp) Đối với người sản xuất, rủi ro biến động giá cả là loại rủi ro đáng lo ngại và ảnh hưởng nhiều nhất đến thu nhập của họ. Rủi ro biến động giá cả hàng hóa xuất hiện khi giá sản phẩm xuống thấp hoặc giá đầu vào tăng sau khi người sản xuất đã quyết định đầu tư. Rủi ro do biến động giá hầu như xuất hiện ở mọi lĩnh vực kinh doanh bao gồm cả trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đối với người nông dân, khi họ bắt đầu gieo trồng thì tất cả đều hy vọng đến khi thu hoạch sẽ có sản lượng cao, chất lượng tốt và đặc biệt là giá bán ra bằng hay tốt hơn thời vụ trước. Không ai muốn tiếp tục nuôi trồng các cây con mà giá cả đã liên tục rớt trong nhiều năm liền. Tuy nhiên, sản lượng và chất lượng sản phẩm lại chịu ảnh hưởng nhiều bởi biến động giá theo quan hệ cung - cầu cũng như ảnh hưởng bởi giá cả đầu vào và các yếu tố bất lợi khác như thời tiết, sản lượng của các nước có diện tích canh tác lớn... Ở các nước đang phát triển, người nông dân luôn trong thế bị động, không biết trước đầu ra của sản phẩm, cũng như giá cả và nhu cầu của thị trường, phần đông trông chờ nhiều vào sự may rủi và phụ thuộc nhiều vào hoạt động thu mua của các thương lái. Đa phần nông dân sản xuất và tiêu thụ nông sản theo tập quán lâu đời. Họ dốc vốn, công sức đầu tư trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để làm ra một loại hàng hóa chưa biết chắc giá cả, không rõ sẽ bán cho ai. Vì vậy, cả khi người nông dân đã thu hoạch xong lúa, cà phê, hạt tiêu, thuốc lá, ngô, đậu tương, cao su… thì cũng vẫn gặp phải rủi ro về giá nếu như lúc đó giá thị trường đang xuống mà chưa bán hết được hàng. Bên cạnh đó còn có yếu tố do con người gây nên - đó là tình trạng sản xuất theo phong trào không tính đến giá cả sẽ diễn biến như thế nào trong thời gian tới. Người nông dân đứng trước một mâu thuẫn là khi được mùa thì giá rớt dẫn tới lỗ, mất mùa thì giá cao nhưng lại không có hàng để bán. Giá đầu vào có xu hướng ngày
- 4 càng tăng trong khi giá nông sản đầu ra lên xuống thất thường. Ở trường hợp nào đi chăng nữa thì người nông dân luôn phải chịu thiệt thòi nhiều nhất. Đối với các doanh nghiệp chế biến, nhà xuất khẩu nông sản cũng sẽ gặp rủi ro tương tự như người nông dân nếu như họ thu mua nông sản, thu mua nguyên liệu, chế biến rồi lưu kho để tiêu thụ hoặc xuất khẩu mà không có hợp đồng mua trước nguyên liệu với người cung cấp với giá ấn định (vì lúc mua giá có thể đang lên) cũng như không có hợp đồng bán trước với người tiêu thụ với giá ấn định (vì lúc bán giá có thể đang xuống) thì khi giá cả mặt hàng đó biến động, có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng thua lỗ nặng nề. Nhiều doanh nghiệp vừa ký hợp đồng bán hàng xong, giá cả biến động tăng, tiền thu về không còn đủ để mua lại số hàng tương tự vừa bán dẫn đến thua lỗ. Những biến động không thể dự đoán trước của giá hàng hóa không những có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến thị phần, sức cạnh tranh và thậm chí là cả sự tồn tại của DN nếu điều đó xảy ra trong một thời gian dài. Như vậy cả nông dân, các thương lái, nhà chế biến và nhà xuất khẩu đều phải quan tâm đến việc quản lý rủi ro về giá đối với sản phẩm hàng hoá của mình để hạn chế thiệt hại đến mức tối đa và thu được lợi nhuận cao nhất. Chính vì vậy họ cần có những công cụ phòng ngừa để đạt được mục tiêu giảm thiểu rủi ro biến động giá, một trong những công cụ hữu hiệu đã được các nước phát triển ứng dụng từ lâu đó là thực hiện giao dịch các hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch giao sau. Chính nhờ có hợp đồng mua, bán trước với giá ấn định và giao hàng sau mà các bên có thể hạn chế đến mức tối đa rủi ro về biến động giá nhờ cơ chế hoán đổi và lựa chọn mà sàn sẽ trực tiếp điều hành. Điều này không thể có được trong thị trường truyền thống khi thực hiện việc giao hàng ngay theo phương thức mua đứt bán đoạn thì giá bán chỉ là giá cao vào thời điểm đó, nhưng sau đó các cơ hội giá có lợi hơn sẽ phải bỏ qua vì hàng đã bán rồi, hoặc nếu ký gửi để bán hộ thì người bán phải thanh toán tiền lưu kho, tiền bảo quản… và vẫn có thể bị ép giá do người mua cố tình gây ra. Như vậy nhờ chức năng quản lý rủi ro về giá (đây là chức năng quan trọng nhất mà thị trường giao sau thực hiện được) và nhờ kinh
- 5 doanh tập trung có tổ chức với khối lượng giao dịch lớn thông qua các sàn giao dịch trên khắp thế giới mà thị trường giao sau đã mang lại lợi ích trực tiếp cho các thành phần tham gia cũng như góp phần bình ổn giá cả, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh. Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về thị trường giao sau với cách thức giao dịch như thế nào? Chức năng của nó trong hệ thống tài chính?... 1.2. Tổng quan về thị trường giao sau Thị trường giao sau là nơi mà hàng hóa được giao dịch tập trung tại một sàn giao dịch, trong đó người bán và người mua gặp nhau trên thị trường với một mức giá được chấp nhận và hàng hóa được chuyển giao khi đến một ngày đặc biệt được ấn định trong tương lai. Tất cả giao dịch đều được thông qua một trung gian môi giới của sàn với những tiêu chuẩn khắt khe về số lượng và chất lượng của hàng hóa. Hàng hóa ở đây bao gồm hàng hóa thông thường như lúa mì, cà phê, cao su,… và hàng hóa tài chính như trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, vàng, ngoại tệ, đồng, bạc,… Thị trường giao sau rất khác biệt so với thị trường giao ngay và thị trường kì hạn. Trước tiên là khác biệt về ngày giao hàng, trong giao dịch giao ngay là mua đứt bán đoạn, còn hợp đồng giao sau là giao vào một ngày thỏa thuận trước với mức giá định trước. Tiếp đến là cách thức giao dịch, hợp đồng giao sau thường được giao dịch trên một sàn giao dịch chính thức mang đầy đủ tính pháp lý, người bán, người mua cần phải thực hiện kí quỹ trên tài khoản phong tỏa để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch. Trên thị trường này có thể tóm gọn lại chỉ có hai chủ thể, một là người tham gia phòng ngừa (hegding), họ luôn muốn hàng hóa được bảo hiểm giá trước sự biến động khôn lường của thị trường. Hai là người đầu cơ (speculator), họ luôn muốn kiếm lợi nhuận dựa trên dự đoán chủ quan về giá cả thị trường, họ sẽ chốt lời hoặc chốt lỗ bằng cách chốt “vị thế” mua-bán trong thị trường, số tiền họ được hoặc mất sẽ không vượt quá giá trị kí quỹ phong tỏa. Trên thực tế, có 2% hợp đồng đã thỏa thuận được chuyển giao, kết thúc “vị thế” mua-bán luôn được lựa chọn nhiều khi đầu tư trên thị trường hàng hóa giao sau.
- 6 Điều khác biệt tiếp theo là ở các đặc điểm của hợp đồng giao sau như: giá cả, trung tâm thanh toán bù trừ, nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro biến động giá, đầu cơ… 1.2.1. Giá cả và các yếu tố quyết định Giá cả được quyết định bởi các điều kiện cung cầu, nếu trên thị trường có nhiều người mua hơn người bán, giá hàng hóa sẽ tăng lên nhanh chóng, ngược lại trên thị trường mà người mua ít hơn người bán, giá sẽ giảm. Vậy từ đâu mà hình thành nên các điều kiện cung cầu. Đó là do các lệnh đặt mua và bán khắp nơi trên thế giới đổ về và được tập trung tại sàn giao dịch hàng hóa. Những lệnh này khi được nhập vào sàn giao dịch thì sẽ trở thành các hợp đồng giao sau với những điều kiện ràng buộc nhất định giữa bên bán và bên mua. Đối với các hợp đồng khác thì giá cả được hình thành trên mặt bằng chung là thỏa thuận, nhưng giao dịch giao sau thì không, nó có nhiều hệ thống đấu giá được kết nối với bảng điện tử của sàn, những giá này được tự do đặt theo ý muốn chủ quan của nhà đầu tư và được chuyển đến sàn thông qua hệ thống máy tính kết nối. Sự đặt giá này được đặt trong một khoản thời gian quy định, đây được gọi là giờ giao dịch. Theo đó sẽ có nhiều loại lệnh khác nhau được đặt tùy vào tính chất đầu tư của cá nhân, ví dụ như lệnh thị trường, lệnh giới hạn, lệnh dừng lỗ… Chính vì cơ chế đấu giá và cơ chế vận hành của thị trường giao sau đã làm giá cả hàng hóa phản ánh đúng giá trị thực của nó. Mặt khác nếu lạm dụng thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hiện tượng đầu cơ giá, tất nhiên luật định sẽ tạo nhiều cản trở cho các hoạt động đầu cơ giá đó, nhưng tất cả vẫn phải đảm bảo mục đích cơ bản của sàn giao dịch giao sau là cung cấp cho các thành viên có thể tự do mua bán các loại hàng hóa khác nhau vì mục đích lợi nhuận. Đồng thời sàn này được hoạt động vì mục đích phi lợi nhuận, nhưng mọi giao dịch thông qua sàn cần phải qua một trung tâm môi giới, tất nhiên nhà đầu tư phải trả một khoản phí hoa hồng nhất định cho trung tâm này.
- 7 Ngoài ra, tại sàn giao dịch luôn có một sự hiện diện không thể thiếu của một trung tâm, đó là trung tâm thanh toán bù trù. Chính trung tâm này đã điều hành hoạt động của sàn một cách trơn tru và hạn chế sự đầu cơ giá bất hợp pháp của nhà đầu tư. Vậy trung tâm này có chức năng cụ thể ra sao? Và tầm quan trọng của nó thể hiện như thế nào? 1.2.2. Trung tâm thanh toán bù trừ (TTTTBT) Mọi nhà đầu tư trên thị trường hàng hóa giao sau cần phải hiểu rõ cơ chế hoạt động và chức năng của trung tâm thanh toán bù trừ cũng như hiểu rõ sự vận hành của thị trường giao dịch giao sau. Tại mỗi sàn giao dịch đều có một trung tâm thanh toán bù trừ của riêng mình để đảm bảo giao dịch được thông suốt. Mọi thành viên trên sàn luôn luôn yêu cầu sự rõ ràng trong giao dịch ở cuối mỗi phiên thông qua trung tâm thanh toán bù trừ, đồng thời các thành viên này phải thực hiện nghiệp vụ ký quỹ phong tỏa bắt buộc ở trung tâm thanh toán bù trừ. Đây là yếu tố quy định bắt buộc cho một giao dịch giao sau, khoản ký quỹ này sẽ đảm bảo các nhà đầu tư thực hiện đúng nghĩa vụ của một hợp đồng giao sau. Tùy vào số lượng hợp đồng giao dịch mà sẽ có những quy định cụ thể về lượng tiền cần ký quỹ và cuối mỗi phiên, trung tâm thanh toán bù trừ sẽ thực hiện chốt lãi hoặc lỗ thông qua tài khoản này. Ví dụ như tại cuối phiên giao dịch, một quầy môi giới của một nhà đầu tư báo cáo về trung tâm thanh toán bù trừ như sau: tổng cộng hợp đồng mua giao sau cà phê đã kí kết chuyển giao vào tháng 5 là 100 tấn, tổng hợp đồng bán giao sau cà phê kí kết chuyển giao vào tháng 5 là 50 tấn, nhà đầu tư này đã có trạng thái “net long” (phòng ngừa vị thế mua) là 50 tấn. Trung tâm thanh toán bù trừ yêu cầu phải mở tài khoản kí quỹ là 2.000.000VNĐ cho một tấn thì số tiền bắt buộc kí quỹ là 100.000.000VNĐ. Thông qua tài khoản kí quỹ, cuối mỗi ngày giao dịch, trung tâm thanh toán bù trừ sẽ thực hiện cộng tiền lãi hoặc trừ tiền lỗ vào tài khoản kí quỹ. Hiện tượng này diễn ra cho đến ngày kết thúc hợp đồng hoặc kết thúc trạng thái mua-bán. Nếu
- 8 nhà đầu tư lỗ trong giao dịch và số tiền kí quỹ không đủ thì trung tâm thanh toán bù trừ buộc nhà đầu tư phải thực hiện kí quỹ thêm theo đúng hợp đồng. Với điều này sẽ ràng buộc bên mua và bên bán thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và giúp họ biết trước khoản lãi lỗ khi đầu tư qua thông báo hằng ngày. 1.2.3. Ký quỹ Để đảm bảo các rủi ro trong giao dịch trên thị trường giao sau và tùy thuộc vào tính chất đầu tư, hệ thống ký quỹ sẽ có những quy định ràng buộc khác nhau. Chẳng hạn số tiền ký quỹ sẽ khác nhau khá lớn giữa chủ thể phòng ngừa biến động giá (hedging) và chủ thể đầu cơ (speculator), lúc nào chủ thể đầu cơ giá cũng luôn chịu mức ký quỹ cao hơn. Số tiền ký quỹ tùy thuộc vào số lượng hợp đồng và những quy định của sàn giao dịch giao sau. Tuy nhiên, chỉ có ba loại tài khoản ký quỹ : Mức ký quỹ ban đầu (Initial margin): mức ký quỹ này do trung tâm thanh toán bù trừ tại London quy định dựa trên những phân tích lịch sử về biến động giá cả của các hợp đồng giao sau, nó được xem xét định kỳ, phụ thuộc vào mức độ biến động. Mức ký quỹ ban đầu được áp dụng cho cả trạng thái trường/đoản trên cơ sở mỗi hợp đồng, và có thể hoàn lại dựa trên tính thanh khoản của các trạng thái. Mức ký quỹ thường chiếm khoảng 10-15% giá trị hợp đồng. Mức ký quỹ duy trì (Maintenance Margin) là số dư tối thiểu trên tài khoản ký quỹ để duy trì một trạng thái mở sau khi đánh giá lại hàng ngày theo giá trị thị trường và điều chỉnh lãi lỗ. Mức ký quỹ bổ sung (Margin call): khi số dư tối thiểu hoặc số tiền ký quỹ ban đầu bị thiếu hụt theo quy định của trung tâm thanh toán bù trừ, các nhà đầu tư cần thực hiện ký quỹ bổ sung (margin call), khoản ký quỹ bổ sung được tính trên cơ sở chênh lệch giữa giá tất toán của ngày hôm nay và giá đêm hôm trước, được tính toán dựa trên mỗi trạng thái mở.
- 9 1.2.4. Nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro biến động giá Giao dịch giao sau xác lập được một thị trường mà người mua người bán trao đổi mua bán với những mục đích khác nhau, nhưng chu vi lại thị trường chỉ bao gồm hai chủ thể. Một là chủ thể phòng ngừa rủi ro biến động giá (hedging), một là chủ thể đầu cơ (speculator) trong sự biến động giá. Đối với chủ thể tham gia phòng ngừa, họ thường là những người sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu hàng hóa… khi giao dịch trên thị trường thường luôn đặt mình ở vị thế thích hợp (phòng ngừa vị thế mua hoặc phòng ngừa vị thế bán) để phòng ngừa, bảo hiểm và hạn chế rủi ro với sự biến động giá không thể dự đoán được. Trong đó, nghiệp vụ phòng ngừa (hedge) có rất nhiều loại, có thể đơn cử một vài ví dụ như sau: “Long hedge” – “phòng ngừa vị thế mua”: một công ty chuyên xuất khẩu cà phê nhân đã ký hợp đồng chốt giá bán 100 tấn cà phê cho đối tác nước ngoài. Lo ngại giá cà phê trên thế giới tăng mạnh (do nhiều yếu tố quyết định như cung cầu, thời tiết, năng suất…) sẽ làm chi phí đầu vào tăng mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sự cạnh tranh giá cả trên thị trường. Chính vì vậy, công ty quyết định tham gia bảo hộ giá trên thị trường giao sau. Giả định rằng, công ty muốn mua 100 tấn cà phê trong một tháng kể từ hôm nay, nhà quản lý sẽ đặt lệnh mua cà phê bằng hợp đồng giao sau để giảm thiểu rủi ro khi giá tăng lên. Theo quy định trên sàn 10 tấn là tối thiểu cho mỗi hợp đồng giao sau, vì vậy, công ty cần mua 10 hợp đồng giao sau. Trong bảng dưới sẽ cho thấy sự biến động giá cà phê và lợi nhuận đạt được của 10 hợp đồng giao sau này, giả định các hợp đồng này được định giá bằng VNĐ, Ft là giá giao sau của hàng hóa, Sn là giá giao ngay và loại trừ mọi chi phí giao dịch. Ngày Vị thế Ft (triệu đ) Tích lũy 15/8/2010 Mua 10 HĐ giao sau 25 Sn – 25 15/9/2010 Bán 10 HĐ giao sau 27 27 – Sn Tích lũy khi đến hạn 100*(27 – 25) = 200
- 10 Đến cuối tháng, giá cà phê trên thị trường giao sau tăng từ 25 triệu VNĐ mỗi tấn lên 27 triệu VNĐ. Công ty sẽ tiến hành bán 10 hợp đồng giao sau này để kết thúc vị thế mua vào ngày 15/9/2010, lúc này công ty đã tích lũy được khoản lợi nhuận ròng từ bảo hộ trên thị trường giao sau là 200 triệu VNĐ chỉ sau 1 tháng để bù vào chi phí đầu vào gia tăng khi mua giao ngay cà phê. “Short hedge” – “ phòng ngừa vị thế bán”: một chủ trang trại cà phê dự tính bán 50 tấn cà phê sẽ thu hoạch vào tháng sau. Người này muốn chắc chắn sẽ bán được giá nên đã quyết định bán chúng trên thị trường giao sau để bảo hộ trường hợp giá cà phê trên thế giới giảm xuống. Đối với sàn giao dịch cà phê, giá trị nhỏ nhất cho mỗi hợp đồng giao sau cà phê được giao dịch là 10 tấn. Vì vậy ông ta phải thực hiện bán 5 hợp đồng giao sau cà phê. Bảng dưới sẽ cho thấy sự biến động giá và kết quả bảo hộ giá từ hợp đồng này. Trong đó, cà phê được định giá bằng VND, chi phí giao dịch không đáng kể. Giá cà phê trong tháng ngày một tăng lên, đến 27 triệu đồng mỗi tấn, lúc này nếu để đến hạn ông ta sẽ bị mất khoản tiền khá lớn. Khôn ngoan hơn hết là chốt vị thế bán, chấm dứt hợp đồng. Ngày Vị thế Ft (triệu đ) Tích lũy 24/8/2010 Bán 5 HĐ giao sau 25 25-Sn 24/9/2010 Mua 5 HĐ giao sau 27 Sn-27 Tích lũy khi đến hạn 50*(25- 27)= -150.000 1.2.5. Nghiệp vụ đầu cơ trên thị trường giao sau Thị trường giao sau luôn tồn tại tính công bằng trong giao dịch, đối với những nhà kinh doanh tham gia phòng ngừa biến động giá, họ có thể bán hàng hóa ở mức giá tốt hơn hoặc loại bỏ vị thế trên thị trường giao sau để giao dịch hàng hóa trên thị trường giao ngay. Với những khoản tiền bị mất do dự đoán giá hàng hóa giao sau sẽ được chuyển tiếp cho những nhà đầu cơ, những người dám cược chiều
- 11 ngược lại của giá hàng hóa. Họ cũng chính là thành phần không thể thiếu của thị trường. Có thể lấy một ví dụ đơn giản. Thị trường sản phẩm dầu thô giao ngay đang từng ngày tăng giá, cùng với các yếu tố vĩ mô khác, nhà đầu cơ dự đoán rằng trong một tháng tới, giá dầu thô sẽ tiếp tục tăng lên nên đã mua 10 hợp đồng giao sau trên thị trường NYMEX, mỗi hợp đồng là 1.000 barrels (barrels là đơn vị tính của dầu thô). Đến khi đáo hạn nhà đầu cơ này đã bị lỗ 20.000 USD, tuy nhiên, khoản lỗ này đã được trừ theo từng ngày giao dịch với tài khoản ký quỹ, nên có thể theo dõi sát tình hình biến động lỗ lãi. Ngoài ra, trong đa số trường hợp trên nhà đầu cơ thường cắt lỗ của hợp đồng bằng cách đóng trạng thái vị thế. Ngày Vị thế Ft Tích lũy 3/8/2010 Mua 10 HĐ giao sau $36 Sn-$36 3/9/2010 Ban 10 HĐ giao sau $34 $34-Sn Tích lũy khi đến hạn 10.000*($34-$36)=-20.000 Theo nhiều nhận định, đầu cơ trên thị trường giao sau chẳng khác nào một trò cờ bạc. Điều này không đúng bởi một trò cờ bạc sẽ không tạo được một giá trị hàng hóa cho nền kinh tế mà luôn đối diện với nhiều rủi ro. Hoạt động đầu cơ được luật pháp công nhận và nhà đầu cơ có thể lựa chọn chuyển giao hàng hóa khi đến hạn hoặc kết thúc vị thế bằng các hợp đồng ngược hợp đồng ban đầu, từ đó sẽ đánh giá chính xác lượng cung cầu thực sự của thị trường hàng hóa. Cũng nhờ các hoạt động đầu cơ (dĩ nhiên là hoạt động trong khuôn khổ quản lý của pháp luật) đã tăng thêm tính thanh khoản cho các hợp đồng giao dịch trên thị trường này. 1.3. Lợi ích và rủi ro của thị trường giao sau từ những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới Thị trường giao sau đầu tiên trên thế giới ra đời tại thành phố Chicago (Hoa Kỳ). Ngày nay, thị trường giao sau đã vượt xa khỏi giới hạn của hợp đồng nông sản ban đầu, với những lợi ích rõ ràng của mình, nó trở thành công cụ tài chính để bảo
- 12 vệ các loại hàng hóa truyền thống và cũng là một trong những công cụ đầu tư hữu hiệu nhất trong ngành tài chính. Thị trường giao sau hiện nay hoạt động liên tục thông qua hệ thống Globex nối liền 12 trung tâm tài chính lớn trên thế giới. Sự thay đổi giá cả của các loại hàng hóa chuyển biến từng giây một và gây ảnh hưởng không chỉ đến nền kinh tế của một quốc gia mà cả khu vực và toàn thế giới. Tuy nhiên trước khi thị trường giao sau phát triển và phổ biến rộng rãi như hiện nay thì trước đó đã xảy ra rất nhiều tranh cãi giữa những nhà kinh tế học về lợi ích và rủi ro mà thị trường này mang lại. Thị trường giao sau cũng từng bị cáo buộc là nguyên nhân gia tăng nạn đầu cơ gây biến động giá cả khôn lường và không cần thiết, những người này cũng đồng thời cho rằng thị trường giao sau chỉ có lợi cho nhà đầu cơ thao túng giá cả và đi ngược lại lợi ích của người nông dân và người tiêu dùng, các cáo buộc cho rằng nó không chỉ bóp méo giá cả mà còn tiếp tay cho những hoạt động phi pháp để làm giàu, do đó đã có một số nước trong thời kỳ đầu đã thực thi lệnh cấm giao dịch giao sau đối với một số loại hàng hóa nhất định, điển hình là Ấn Độ trong các thập niên 50 và 60. Bên cạnh đó cũng có quan điểm cho rằng thị trường giao sau là công cụ đắc lực trong việc kiểm soát giá cả, ổn định sản xuất và quyết định đầu tư trong nền kinh tế. Nếu dựa vào mức độ tranh luận giữa những nhà phê bình với những người ủng hộ thị trường giao sau để cân nhắc lợi ích và rủi ro của nó sẽ là một nhiệm vụ không dễ dàng nếu không có những bằng chứng thực nghiệm. Trong phần dưới chúng ta sẽ đi tìm hiểu một số nghiên cứu thực nghiệm của các nhà kinh tế học nhằm giải đáp những câu hỏi liên quan đến lợi ích và rủi ro của thị trường hàng hóa giao sau. Học giả Pavaska (1970) cho rằng các nhà phê bình đã sai lầm khi cho rằng các nhà đầu cơ làm trầm trọng sự tăng giá bằng cách kiếm lợi nhuận trong thời gian dài trên thị trường giao sau. Ông cho rằng sự thiếu vắng cơ chế thị trường giao sau, mức độ biến động giá giao sau tương ứng có thể khiến các thương nhân và các thành phần khác lo tích trữ hàng hóa, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá cả hơn so với bất kỳ một tác động nào khác của những giao dịch giao sau hợp pháp.
- 13 Trái với quan điểm ủng hộ việc chính phủ thực hiện cấm các giao dịch giao sau làm ảnh hưởng xấu đến giá giao ngay, nhà kinh tế học Naik, AS (1970), trong cuốn sách của mình có tên là "Ảnh hưởng của Giao dịch giao sau lên giá cả", đã cho thấy rõ ràng rằng sự biến động giá là cao hơn khi không có thị trường giao sau so với giá khi có thị trường giao sau. Cô đã dẫn chứng bằng ba cây trồng như đay, hạt lanh và lạc. Theo đó cô tiến hành xem xét giai đoạn 1951-1952 đến 1965-1966 và chia thành hai mốc quan trọng - (i) khi nền kinh tế không có hoặc có rất ít các giao dịch giao sau và (ii) khi nền kinh tế có các giao dịch giao sau hiệu quả. Cô đã tính toán được rằng tỷ lệ phần trăm của tần suất xuất hiện biến động giá thấp tương ứng với những năm mà các giao dịch giao sau có hiệu quả thì cao hơn những năm không có giao dịch giao sau (phụ lục III, các trang 99-105). Trong một cuộc phỏng vấn với báo chí, V. Jayashankar - Chủ tịch Hội đồng Gia vị Ấn Độ - đã nói rằng "giá cả hàng hóa biến động nhiều hơn khi không có thị trường giao sau". Để minh họa cho quan điểm của mình, ông chỉ ra rằng "sự biến động của giá bột nghệ đã được giới hạn ở mức thấp nhất theo sau sự tồn tại thị trường giao sau ở Sangli, Maharashtra, nơi mà biến động giá cả cao hơn so với ở Chili [Nền tảng lợi ích của giao dịch hàng hóa giao sau, PTI New Delhi, ngày 12 tháng 10 năm 1998]. Một giảng viên đại học tại Ấn Độ, ông Basab Dasgupta đã xây dựng một mô hình lý thuyết để giải quyết các vấn đề được đề cập ở trên và đưa ra câu trả lời cụ thể. Trước khi xây dựng các mô hình để mô tả vai trò của thị trường giao sau, ông cũng đã đề cập đến một số lý thuyết và kết quả thực nghiệm có ảnh hưởng đến nó. T.W. Schultz (1949) dựa và 3 tiêu chí dưới đây để tìm ra tác động của giá nông sản lên các quyết định sản xuất thông qua mức độ phân bổ và sử dụng các nguồn lực. (1) Những cam kết về nguồn lực cho tương lai lâu dài (2) Những cam kết cho tương lai gần (3) Vị thế giao ngay chứa đựng những quyết định chỉ liên quan đến một phần nhỏ của cả giai đoạn sản xuất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1456 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 825 | 192
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 596 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 555 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 403 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 449 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 510 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 397 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 398 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 340 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 222 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 235 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 228 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 223 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 182 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 252 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn