Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thị trường giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá xuất khẩu cao su ở Việt Nam
lượt xem 4
download
Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày tổng quan về thị trường giao sau hàng hóa; thực trạng việc ứng dụng thị trường giao sau trong chiến lược phòng ngừa rủi ro giá xuất khẩu cao su Việt Nam; giải pháp phát triển thị trường giao sau cao su Việt Nam nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá cao su xuất khẩu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thị trường giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá xuất khẩu cao su ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------- NGUYỄN HUỲNH NAM XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG GIAO SAU NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ XUẤT KHẨU CAO SU Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------- NGUYỄN HUỲNH NAM XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG GIAO SAU NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ XUẤT KHẨU CAO SU Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THỊ NGỌC LAN TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Xây dựng thị trường giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá xuất khẩu cao su ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và được xử lý khách quan, trung thực. TP.HCM, tháng 10 năm 2010 Tác giả Nguyễn Huỳnh Nam
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG KÊ DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU Trang 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Nội dung nghiên cứu CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG GIAO SAU HÀNG HÓA ........................ 1 1.1 KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG GIAO SAU HÀNG HÓA ................... 1 1.2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO SAU HÀNG HÓA ....... 2 1.3 CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG GIAO SAU HÀNG HÓA ... 5 1.3.1 Sàn giao dịch ........................................................................................ 5 1.3.2 Trung tâm thanh toán bù trừ ................................................................. 6 1.3.3 Nhà môi giới......................................................................................... 7 1.3.4 Nhà đầu tư ............................................................................................ 7 1.3.5 Phân biệt thị trường giao sau và thị trường giao ngay ........................... 7 1.4 HỢP ĐỒNG GIAO SAU HÀNG HÓA ................................................... 8 1.4.1 Khái niệm hợp đồng giao sau hàng hóa ................................................ 8 1.4.2 Đặc điểm của hợp đồng giao sau hàng hóa ........................................... 8 1.4.3 Mục đích của người kinh doanh khi sử dụng hợp đồng giao sau........... 9 1.4.4 Vị thế mua và vị thế bán trên hợp đồng giao sau ................................ 10 1.5 RỦI RO VỀ GIÁ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC PHÒNG NGỪA RỦI RO ....................................................................... 12
- 1.5.1 Các loại rủi ro.................................................................................... 12 1.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá xuất khẩu hàng hóa ........... 13 1.5.3 Các chiến lược phòng ngừa rủi ro....................................................... 13 1.5.4 Basic................................................................................................... 17 1.6 CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM SỬ DỤNG THỊ TRƯỜNG GIAO SAU Ở MỘT SỐ QUỐC GIA......................................................................... 18 CHƯƠNG 22 THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG THỊ TRƯỜNG GIAO SAU TRONG CHIẾN LƯỢC PHÒNG NGỪA RỦI RO GIÁ XUẤT KHẨU CAO SU Ở VIỆT NAM ............................................................................................ 22 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CAO SU VIỆT NAM................................ 22 2.1.1 Chủng loại cao su sản xuất ................................................................. 23 2.1.2 Thực trạng diện tích, năng suất, sản lượng cao su tự nhiên Việt Nam. 25 2.2 THỰC TRẠNG TIÊU THỤ CAO SU CỦA VIỆT NAM ...................... 29 2.2.1 Thực trạng tình hình tiêu thụ nội địa cao su ........................................ 29 2.2.2 Thực trạng tình hình xuất khẩu cao su ................................................ 30 2.3 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ XUẤT KHẨU CAO SU Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA............................................ 33 2.3.1 Biến động giá cao su thế giới.............................................................. 33 2.3.2 Biến động giá cao su xuất khẩu Việt Nam .......................................... 34 2.4 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THỊ TRƯỜNG GIAO SAU PHÒNG NGỪA RỦI RO GIÁ XUẤT KHẨU CAO SU Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA............................................................................................ 36 2.4.1 Thực trạng sử dụng thị trường giao sau trên thế giới........................... 36 2.4.2 Thực trạng sử dụng thị trường giao sau phòng ngừa rủi ro giá xuất khẩu cao su ở Việt Nam.................................................................................. 38
- 2.5 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG XUẤT KHẨU CAO SU TẠI VIỆT NAM ............................................. 39 2.5.1 Những kết quả đạt được...................................................................... 39 2.5.2 Những tồn tại...................................................................................... 39 2.6 NHỮNG NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG GIÁ XUẤT KHẨU CAO SU......................................................................... 41 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO SAU CAO SU VIỆT NAM NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CAO SU XUẤT KHẨU........................................................................................ 46 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO SAU CAO SU VIỆT NAM ............................................................................................ 46 3.1.1 Mục tiêu .............................................................................................. 46 3.1.2 Định hướng phát triển thị trường giao sau cao su Việt Nam ................ 46 3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO SAU CAO SU VIỆT NAM...................................................................................................... 47 3.2.1 Giải pháp vĩ mô ................................................................................... 47 3.2.2 Giải pháp vi mô ................................................................................... 51 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt DH Duyên hải. ĐNB Đông Nam Bộ. SGD Sở giao dịch Tiếng Anh AFET The Agricultural Futures Exchange of Thailand (Sàn giao dịch nông sản Thái Lan). CBOT Chicago Board of Trade (Sàn giao dịch Chicago). FOB Free On Board (Điều kiện thương mại Giao hàng qua mạn tàu). GTC Good Till Cancel (Lệnh có giá trị đến khi bị hủy). GMT Greenwich Mean Time (giờ quốc tế theo kinh tuyến gốc Greenwich – Anh quốc). HS Harmonized Commodity Description and Coding System (Hệ thống phân loại hài hòa). ISO International Organization for Standardization (Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế). LIFFE London International Financial Futures and Options Exchange (Sàn giao dịch Luân Đôn- Anh quốc). MRE Malaysian Rubber Exchange (Sàn giao dịch cao su Malaysia). NYBOT New York Board Of Trade (Sàn giao dịch New York - Hoa kỳ). NR Natural Rubber (Cao su thiên nhiên). RSS Ribbed Smoked Sheet (Cao su tấm xông khói). SIR Standard Indonesia Rubber (Cao su khối tiêu chuẩn Indonesia). STR Standard Thai Rubber (Cao su khối tiêu chuẩn Thái Lan). SMR Standard Malaisia Rubber (Cao su khối tiêu chuẩn Malaysia).
- SVR Standard Vietnamese Rubber (Cao su khối tiêu chuẩn Việt Nam). SHFE Shanghai Future Exchange (Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải). SICOM Singapore Commodity Exchange (Sàn giao dịch hàng hóa Singapore). S$ Singapore Dollar (Đồng đô la Singapore). TOCOM Tokyo Commodity Exchange (Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo- Nhật Bản). TSR Technically Specified Rubber (Cao su định chuẩn kỹ thuật). TSNR Technically Specified Natural Rubber (Cao su tự nhiên định chuẩn kỹ thuật). USS Natural Rubber Unsmoked Sheet (Cao su tấm tự nhiên không xông khói). US$ United State Dollar (Đồng đô la Mỹ). VRG Vietnamese Rubber Group (Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam). WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới).
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Trang Bảng 1.1: Các kết quả của phòng ngừa vị thế bán và vị thế mua giao sau ........15 Bảng 1.2: Tóm lược các tác động tổng thể của Basic cho các kịch bản ............18 Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng, năng suất cao su Việt Nam, 1976-2009 ..... 25 Bảng 2.2: Diện tích cao su quốc doanh và tiểu điền, 2000-2009 ................. 26 Bảng 2.3: Diện tích, sản lượng cao su toàn quốc và các vùng, 2000-2009 .. 27 Bảng 2.4: Lượng NR xuất khẩu của Việt Nam qua các năm ...................... 30 Bảng 2.5: Top 5 nước mà Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất năm 2009 ........ 30 Bảng 2.6: Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm cao su Việt Nam, 2009 .................... 31 Bảng 2.7: Chủng loại và thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam, 2009 ........ 32 Bảng 2.8: Thống kê giá cao su RSS3 Việt Nam giai đoạn 2000-2009 ......... 35 Bảng 2.9: Các sàn giao dịch hàng hóa giao sau chính trên thế giới ............. 37 Bảng 2.10: Diễn biến giá cao su và giá dầu thô đến tháng 10/2008 ............. 43 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Trang Hình 1.1: Vị thế mua giao sau .................................................................... 11 Hình 1.2: Vị thế bán giao sau ..................................................................... 11 Hình 1.3: Phòng ngừa vị thế bán - giá giao sau tăng $20 ........................... 14 Hình 1.4: Lỗ vị thế bán giao sau bù trừ bằng khoản lãi giao ngay - giá giao ngay tăng $20 .............................................................................................. 14 Hình 1.5: Lãi vị thế bán giao sau bù trừ bằng khoản lỗ giao ngay - giá giao ngay giảm $20 ............................................................................................. 15 Hình 1.6: Lỗ vị thế mua giao sau bù trừ bằng khoản lãi giao ngay- giá giao ngay giảm $0,35 .......................................................................................... 17
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất cao su hàng đầu Thế giới, sản lượng liên tục tăng. Tuy nhiên, do các ngành công nghiệp sử dụng mủ cao su nguyên liệu trong nước chưa phát triển nên lượng cao su tiêu thụ nội địa là rất ít, chủ yếu dành cho xuất khẩu. Thế giới đang lâm vào khủng hoảng kinh tế, giá cao su giảm mạnh và thị trường bị co hẹp so với các năm trước. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam năm 2009 đạt khoản 1,226 tỷ USD, tăng 11.1% về lượng nhưng giảm 31.1% về giá so với năm 2008 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Hiệp hội cao su Việt Nam VRA). Giá cao su chịu tác động của rất nhiều nhân tố: cung - cầu, điều kiện thời tiết, giá dầu thô, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia, yếu tố đầu cơ quốc tế... do đó, việc dự báo giá cao su làm một việc làm khó khăn và ít chính xác. Việt Nam đến thời điểm hiện nay chưa có sàn giao dịch cao su, nên việc xác định giá các hợp đồng xuất khẩu cao su dài hạn dựa vào giá trên thị trường SICOM. Với các điều kiện như trên, để hạn chế rủi ro do biến động giá cao su xuất khẩu nhằm bảo vệ thành quả sản xuất, kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cao su Việt Nam nên mạnh dạn tham gia vào thị trường tương lai cao su quốc tế. Đề tài tập trung vào thực trạng sản xuất cao su Việt Nam, các rủi ro khi tham gia vào thị trường cao su Thế giới, cơ chế hoạt động của thị trường giao sau và ứng dụng hợp đồng giao sau vào phòng ngửa rủi ro biến động giá cao su xuất khẩu trên sàn giao dịch cao su quốc tế.
- 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở khoa học của thị trường giao sau, phương pháp sử dụng thị trường giao sau cho mục đích phòng ngừa rủi ro biến động giá. Nghiên cứu thực trạng ngành cao su Việt Nam trong mối quan hệ với cao su Thế giới. Những rủi ro có thể gặp phải của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cao su Việt Nam khi tham gia vào thị trường cao su Thế giới. Thực trạng sử dụng Hợp đồng giao sau trong phòng chống biến động giá cao su xuất khẩu ở Việt Nam. Dự báo biến động giá cao su dựa trên một số nhân tố thị trường. Một số phương án vận dụng thị trường giao sau phòng ngừa biến động giá cao su xuất khẩu trên sàn giao dịch SICOM. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Thị trường giao sau trong phòng ngừa rủi ro biến động giá. Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu cao su Việt Nam. Thời gian nghiên cứu: 2000-2009, và xu hướng tương lai. 4. Phương pháp nghiên cứu Nguồn số liệu: Tổng hợp từ nguồn số liệu của Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), số liệu của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG). Tổng cục Thống Kê, Techcombank. Các số liệu thu thập được từ Internet. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê mô tả. Phương pháp chuyên gia. Phương pháp dự báo.
- 5. Nội dung nghiên cứu Lời mở đầu Chương 1: Tổng quan về thị trường giao sau hàng hóa. Chương 2: Thực trạng việc ứng dụng thị trường giao sau trong chiến lược phòng ngừa rủi ro giá xuất khẩu cao su ở Việt Nam. Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường giao sau cao su Việt Nam nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá cao su xuất khẩu cao su. Kết luận.
- -1- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG GIAO SAU HÀNG HÓA 1.1 KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG GIAO SAU HÀNG HÓA Thị trường giao sau hàng hóa là một loại hình thị trường mà ở đó người ta mua bán với nhau thông qua các hợp đồng cam kết về việc mua bán một loại hàng hóa nào đó theo giá xác định tại thời điểm giao dịch nhưng việc giao hàng và nhận tiền sẽ xảy ra trong tương lai. Việc mua bán, ký kết các hợp đồng được thực hiện ở những nơi quy định có tổ chức của thị trường, và được gọi là các Sở giao dịch hàng hóa giao sau. Hàng hóa mua bán trong thị trường giao sau là các hàng hóa được quy định giao dịch tại Sở giao dịch. Mỗi một Sở giao dịch quy định giao dịch các loại hàng hóa khác nhau theo tiêu chuẩn mà Sở đề ra. Hàng hóa trao đổi trên thị trường giao sau rất phong phú: - Ngũ cốc: gạo, lúa mì, lúa mạch, bắp , đậu nành… - Gia súc: thịt bò, thịt heo (thịt đùi, thịt ba rọi…) - Kim loại: bạch kim, vàng, bạc, đồng, nhôm… - Thực phẩm và tơ sợi: cà phê, cô ca, đường, nước cam, khoai tây. - Lãi suất: tín phiếu, trái phiếu trung và dài hạn… - Ngoại tệ: Euro, Yen, Bảng Anh, Dollar Mỹ… - Chỉ số chứng khoán: chỉ số S&P 500, chỉ số trái phiếu, cổ phiếu… - Năng lượng: Dầu thô, khí đốt, xăng… Các hàng hóa này gọi là hàng hóa cơ sở, nó là cơ sở để các bên thiết lập hợp đồng, tuy nhiên, hầu hết các bên tham gia ký kết hợp đồng giao sau không giao nhận hàng hóa thực sự xem hợp đồng giao sau đó như là công cụ để bảo hộ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình hoặc đầu cơ, kinh doanh chênh lệch giá.
- -2- 1.2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO SAU HÀNG HÓA Vào những năm 1840, Chicago đã trở thành một trung tâm thương mại lớn của Hoa Kỳ. Những người nông dân trồng lúa mì từ khắp nơi đều quy tụ về Chicago để bán sản phẩm của họ. Nông dân Mỹ đã phải đối mặt với nhiều vấn đề trong sản xuất, dự trữ hay bán hàng bởi các yếu tố như mùa vụ, thời tiết, vận chuyển,… ảnh hưởng đến cung và cầu. Sau thu hoạch, đồng loạt nông dân cùng tiến hành tiêu thụ nông sản, làm cho cung tăng lên rất nhiều, trong khi khả năng kho chứa của thành phố không đủ để thu nhận một lượng lớn nông sản đến như vậy, nên các nhà đầu cơ lợi dụng tình hình này để ép giá làm cho giá các sản phẩm nông sản tụt xuống rất nhanh, và sau đó lại tăng trở lại khi cung được giải tỏa. Như vậy, người nông dân ngoài việc chịu rủi ro về thời tiết khí hậu, còn phải chịu rủi ro về thị trường. Cũng tương tự, những thương nhân luôn đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn do biến động trong giá cả gây nên. Một cơ chế để có thể giảm thiểu hay hạn chế bớt những rủi ro trên là nhu cầu bức thiết. Bằng những thoả thuận trước về giá cả, người mua cũng như người bán có thể phòng ngừa được những rủi ro do biến động giá cả trong tương lai gây nên. Nhờ đó, nông dân xác định được một mức giá chắc chắn cho lượng hàng họ sẽ sản xuất ra mà không phải lo ngại về tình trạng nguồn cung quá lớn sẽ dẫn đến giảm giá, gây thiệt hại cho đời sống của họ. Những thương nhân đóng vai trò trung gian giữa nông dân và người tiêu dùng cuối cùng sẽ không còn phải lo ngại về những biến động bất lợi của giá cả khi họ có thể phải thu mua với giá cao và bán ra với mức giá thấp không được dự tính trước. Tuy nhiên, cơ chế người mua và người bán gặp nhau để thoả thuận trước những giao dịch trong tương lai, xác định trước về giá cả và thời gian giao hàng tỏ ra không hiệu quả. Thực tế đó làm phát sinh yêu cầu cần có một cơ
- -3- chế thị trường trung gian tham gia vào, đây là khởi điểm cho sự phát triển của Thị trường giao sau về sau. Năm 1848, một nhóm thương gia đã đến Chicago và đã cùng thành lập nên trung tâm giao dịch CBOT. Ở đó, người nông dân và các thương nhân có thể mua bán trao ngay tiền mặt và lúa mì theo tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng do CBOT qui định. Nhưng các giao dịch ở CBOT bấy giờ chỉ dừng lại ở hình thức của một chợ nông sản vì hình thức mua bán chỉ là nhận hàng - trao tiền đủ, sau đó thì quan hệ các bên chấm dứt. Trong vòng vài năm, một kiểu hợp đồng mới xuất hiện dưới hình thức là các bên cùng thỏa thuận mua bán với nhau một số lượng lúa mì đã được tiêu chuẩn hóa vào một thời điểm trong tương lai. Nhờ đó, người nông dân biết mình sẽ nhận được bao nhiêu cho vụ mùa của mình, còn thương nhân thì biết được khoản lợi nhuận dự kiến. Hai bên ký kết với nhau một hợp đồng và trao một số tiền đặt cọc trước gọi là “tiền bảo đảm”. Quan hệ mua bán này là hình thức của hợp đồng kỳ hạn. Nhưng không dừng lại ở đó, quan hệ mua bán ngày càng phát triển và trở nên phổ biến đến nỗi ngân hàng cho phép sử dụng loại hợp đồng này làm vật cầm cố trong các khoản vay. Và rồi, người ta bắt đầu mua đi bán lại trao tay chính loại hợp đồng này trước ngày nó được thanh lý. Nếu thương nhân không muốn mua lúa mì thì họ có thể bán lại cho người khác cần nó hoặc người nông dân không muốn giao hàng thì họ có thể chuyển nghĩa vụ của mình cho người nông dân khác. Giá cả hợp đồng lên xuống dựa vào diễn biến của thị trường lúa mì. Nếu thời tiết xấu xảy đến, thì người bán lại hợp đồng đó sẽ thu được nhiều lãi vì nguồn cung hàng đang thấp đi nên giá hợp đồng sẽ tăng; Nếu vụ mùa thu được nhiều hơn sự mong đợi thì người bán hợp đồng sẽ mất giá vì người ta có thể trực tiếp mua lúa mì trên thị trường tự do. Cứ như thế, các quy định cho loại hợp đồng này ngày càng chặt chẽ và người ta quên dần việc mua bán hợp đồng kỳ hạn lúa mì mà chuyển
- -4- sang lập các Hợp đồng giao sau lúa mì. Vì chi phí cho việc giao dịch loại hợp đồng mới này thấp hơn rất nhiều và người ta có thể dùng nó để bảo hộ giá cả cho chính hàng hóa của họ. Ngày nay, bên cạnh CBOT - một thị trường giao sau hàng hoá lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới với tổng số lượng giao dịch gần bằng một nửa tổng số lượng giao dịch hàng hoá giao sau toàn liên bang Hoa Kỳ, là tổng hành dinh Sở giao dịch Chicago Mercantile Exchange (CME) và 9 Sở giao dịch hàng hoá giao sau lớn ở những thành phố khác nữa. Như vậy, trong 11 Sở giao dịch thì có 5 Sở giao dịch đặt tại NewYork, đó là: The Coffee, Sugar and Cocoa Exchange; The New York Cotton Exchange; the New York Futures Exchange NYFE; và The New York Mercantile Exchange. Có 3 Sở giao dịch ở thành phố Chicago, đó là: The Chicago Board of Trade-CBOT; The Chicago Mercantile Exchange CME; và The Mid-America Commodity Exchange - MidAm. Ba Sở giao dịch khác là The Kansas City Board of Trade ở thành phố Kansas; là The Minneapolis Grain Exchange ở Minneapolis và cuối cùng là The Philadelphia Board of Trade ở thành phố Philadelphia Trên thế giới số lượng các Sở giao dịch ngày càng tăng tại Toronto, London, Sao Paulo, Rio de Janero, Sysney, Amsterdam, Hong Kong, Bermuda, Paris, Kuala Lumpur, Singapore, Tokyo…Tại các trung tâm kinh tế lớn nhiều loại hình dịch vụ mới phát triển nhằm cung cấp những phương thức bảo vệ tránh sự biến động về giá cả, thay đổi tỷ giá hối đoái… Bên cạnh các sàn giao dịch thực tế trên, vào ngày 25 tháng 6 năm 1992, một sàn giao dịch điện tử ra đời sau 5 năm xây dựng và phát triển, đó là sàn giao dịch CME Globex. Dựa trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật của hãng Reuters, quy trình giao dịch của CME Globex được kiểm soát bằng vi tính ngay từ lúc ban đầu trên toàn hệ thống mạng toàn cầu của Reuters với hệ thống máy chủ đặt tại Long Island, New York. Với sự giao dịch từ Chicago, New York, Paris
- -5- và London, sàn giao dịch CME Globex đã trở thành một thị trường điện tử toàn cầu. Trong những ngày đầu giao dịch của sàn CME Globex, đã có 2.063 hợp đồng kỳ hạn và giao sau bằng CME Mác Đức và CME Yên Nhật Bản được giao dịch trên sàn. Đến tháng 7 năm 1992, những hợp đồng giao sau bằng CME Bảng Anh, CME Frăng Thụy Sĩ, CME Đô La Úc và Đô La Canada bắt đầu được giao dịch trên sàn. Và một tháng sau đó, các hợp đồng kỳ hạn và giao sau 3 tháng của đồng Euro cũng xuất hiện trên sàn CME Globex. Sau 10 năm, cùng với sự xuất hiện nhiều dạng hợp đồng mới và thế hệ thứ hai của sàn CME Globex được bổ sung, thì đến tháng 10/2002 bình quân một ngày sàn giao dịch thực hiện gần 1,2 triệu hợp đồng. Như vậy, tính từ lúc hình thành và phát triển của mình, sàn CME Globex đã đạt nhiều dấu ấn quan trọng và hiện tại nó tiếp tục phát triển để trở thành sàn giao dịch điện tử thành công nhất thế giới. Tóm lại, thị trường hàng hoá giao sau được hình thành, phát triển không ngừng và ngày càng hoàn thiện. Từ việc chuẩn hoá các thoả thuận, cam kết đến việc xây dựng một cơ chế hợp lý để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Từ việc giao dịch ban đầu một cách đơn lẻ, tự phát, không tập trung đến việc hình thành những thị trường tập trung có tổ chức như ngày nay. 1.3 CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG GIAO SAU HÀNG HÓA 1.3.1 Sàn giao dịch Sàn giao dịch là nơi tổ chức tập trung để tiến hành thực hiện các lệnh của khách hàng, là nơi các giao dịch mua bán, ký kết các hợp đồng giao sau diễn ra. Mỗi Sàn giao dịch được chỉ định giao dịch một loại hàng hoá riêng biệt. Trước đây các Sàn giao dịch thực hiện các lệnh thông qua đấu giá mở, tuy nhiên hiện nay hầu hết các Sàn giao dịch đều sử dụng hệ thống điện tử để
- -6- thực hiện các lệnh của khách hàng. Những người giao dịch của các hãng môi giới và một số thành viên cá nhân được phép hành nghề, mới có thể làm việc tại Sàn giao dịch. Trong khi tất cả những người tham gia trên thị trường chỉ có thể tiếp cận Sàn giao dịch một cách gián tiếp thông qua người môi giới. Sàn giao dịch có vai trò: - Hình thành giá Tại từng mỗi ô (pit) trên sàn giao dịch, người bán đưa ra giá bán, và người mua sẽ đưa ra giá mua, cùng với những thông tin cần thiết liên quan đến giá cả tương lai. Giá thường được hình thành trên cơ sở khớp lệnh mua và lệnh bán. - Dịch chuyển rủi ro Mua bán hàng hoá giao sau được coi là một loại hình đầu tư mạo hiểm và sự rủi ro có thể phát sinh từ nhiều phía. Sàn giao dịch thông qua việc cung cấp thông tin thị trường sẽ góp phần giúp giảm bớt mọi rủi ro. - Tính thanh khoản Sàn giao dịch sẽ dùng nghiệp vụ thanh toán bù trừ để các hợp đồng giao sau được mua bán nhanh hơn. - Tiêu chuẩn hoá Sàn giao dịch đề ra những điều khoản cụ thể quy định về phẩm chất, số lượng, phương thức giao nhận, thời gian giao nhận. 1.3.2 Trung tâm thanh toán bù trừ Tại mỗi sàn giao dịch đều có một trung tâm thanh toán bù trừ. Trung tâm thanh toán bù trừ có chức năng quản lý các tài khoản ký quỹ giao dịch, đánh giá các giao dịch hàng ngày và thực hiện việc thanh toán các giao dịch. Nó hoạt động như là bộ phận trung gian đối với những giao dịch giao sau. Nhiệm vụ chủ yếu của trung tâm là giữ cho tất cả các giao dịch thực hiện trong ngày để có thể tính toán vị thế của mỗi thành viên. Trung tâm đóng vai
- -7- trò như là người mua tất cả các lô hàng được bán và là người bán tất cả các lô hàng được mua. 1.3.3 Nhà môi giới Là một tổ chức hay cá nhân có tư cách pháp nhân tiếp nhận lệnh mua bán từ khách hàng. Không phải tất cả các công ty môi giới đều là thành viên của Trung tâm thanh toán bù trừ. Nếu là thành viên thì các nhân viên môi giới của công ty này tại sàn sẽ tiếp nhận lệnh đấu giá trên sàn giao dịch tại Sở giao dịch. Nếu không là thành viên thì nó sẽ thực hiện lệnh của khách hàng thông qua một công ty môi giới khác là thành viên của Trung tâm. 1.3.4 Nhà đầu tư Gọi chung cho tất cả các đối tượng tham gia mua hoặc bán hợp đồng giao sau. Có rất nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường giao sau với các mục đích khác nhau: người sản xuất, kinh doanh tham gia để bảo hiểm rủi ro tỷ giá, nhà đầu cơ tham gia để kiếm lợi nhuận. 1.3.5 Phân biệt thị trường giao sau và thị trường giao ngay Trên thị trường giao sau, chủng loại sản phẩm hàng hoá mua bán rất đa dạng, phong phú thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc mua bán mang danh nghĩa là giao dịch hàng hoá nhưng đa số nhà đầu tư không có hàng hoá cũng như không cần mua loại hàng hoá đó. Người ta chỉ mượn giá trị của hàng hoá cơ sở để mua đi bán lại hợp đồng giao sau nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro về giá hoặc đầu cơ kiếm lời. Ngược lại, với thị trường giao ngay, khi có nhu cầu mua hàng hoá thật sự thì người mua và người bán cùng lập một hợp đồng kinh tế trong đó có thể kèm các quy định về giao hàng và thanh toán sau. Các hợp đồng mua bán giao ngay không được mua bán, nhượng lại cho người khác. Vì trong hợp đồng thường quy định rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của từng chủ thể kể từ khi hợp đồng được ký kết cho đến khi thực hiện hoàn tất theo quy định.
- -8- Thị trường giao sau được tổ chức tập trung, các hợp đồng giao sau chỉ được mua bán thông qua Sở giao dịch và chịu sự quản lý, kiểm tra của Trung tâm thanh toán bù trừ, trong khi đó việc ký kết và thực hiện hợp đồng giao ngay được thực hiện ngoài Sở giao dịch. 1.4 HỢP ĐỒNG GIAO SAU HÀNG HÓA Thị trường giao sau hàng hóa là nơi giao dịch, ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa, vì vậy các hợp đồng giao sau giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong thị trường này. 1.4.1 Khái niệm hợp đồng giao sau hàng hóa Hợp đồng giao sau là một hợp đồng giữa hai bên–người mua và người bán – để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã được xác định vào ngày hôm nay và chịu quá trình thanh toán hàng ngày. [10, trang 33] 1.4.2 Đặc điểm của hợp đồng giao sau hàng hóa - Giá thị trường hình thành công khai và minh bạch Khi các thông tin về nguồn cung cầu xuất hiện, người mua và bán sẽ đưa các thông tin này vào trong thị trường. Khi người mua và người bán đạt đến thỏa thuận thì một giao dịch được thực hiện và giá thị trường được công bố. Giá cả được hình thành thông qua hệ thống đấu giá công khai như thế chính là biểu hiện cụ thể của cơ chế giá được hình thành do các tác động của lực cung và cầu. - Quản lý rủi ro biến động giá Khả năng bù trừ của hợp đồng giao sau cho phép những người phòng ngừa rủi ro hòa vốn, có nghĩa là thiệt hại trên thị trường giao sau sẽ bù bằng lợi nhuận trên thị trường giao ngay. Điều này đã cho phép những người tham gia vào hợp đồng giao sau quản lý được các rủi ro do những bất ổn gây ra trong giá cả. Đây là nhân tố chính của hợp đồng giao sau hấp dẫn những người phòng ngừa rủi ro.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 407 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn