intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thị trường quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam để phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

38
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu đặc điểm, vai trò của công cụ quyền chọn, các thành phần cấu thành cũng như các chiến lược áp dụng trên thị trường quyền chọn trước những xu hướng biến đổi khác nhau của thị trường. Nhận diện những rủi ro cho nhà đầu tư khi tham gia trên TTCK, đưa ra sự cần thiết cũng như khả năng cho việc ứng dụng và phát triển các giao dịch quyền chọn chứng khoán. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thị trường quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam để phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------- Nguyễn Hữu Nghĩa XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------- Nguyễn Hữu Nghĩa XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐỊNH TP.Hồ Chí Minh – Năm 2011
  3. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. V DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - BẢNG BIỂU ........................................... VI LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Sự cần thiết và tính thực tiễn của đề tài: .......................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: ......................................................................................... 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................. 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: ..................................... 2 6. Kết cấu của luận văn: ........................................................................................ 2 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN VÀ ĐẶC ĐIỂM SÀN GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN Ở MỘT SỐ NƯỚC ....... 3 1.1 Quyền chọn: ..................................................................................................... 3 1.1.1 Khái niệm: ................................................................................................... 3 1.1.2 Các loại quyền chọn: .................................................................................. 3 1.1.3 Các chủ thể tham gia thị trường quyền chọn: ............................................... 4 1.2 Quyền chọn chứng khoán: .............................................................................. 5 1.2.1 Các kiểu thực hiện quyền chọn chứng khoán cơ bản:................................... 5 1.2.2 Các trạng thái của quyền chọn chứng khoán: ............................................... 6 1.2.3 Chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn cho nhà đầu tư: .................. 6 1.2.4 Giá trị nội tại và giá trị thời gian của hợp đồng quyền chọn chứng khoán: ... 8 1.2.5 Giao dịch mở và giao dịch đóng của quyền chọn chứng khoán: ................... 9 1.2.6 Ngang giá quyền chọn mua – quyền chọn bán kiểu Châu Âu:...................... 9 1.3 Những rủi ro khi giao dịch quyền chọn đơn lẻ kiểu Mỹ và các yếu tố ảnh hưởng đến phí quyền chọn chứng khoán: .......................................................... 10 1.3.1 Những rủi ro khi giao dịch quyền chọn chứng khoán đơn lẻ Kiểu Mỹ: ...... 10 Nguyễn Hữu Nghĩa – ĐHKT Tp.HCM Email: huunghial6@gmail.com
  4. ii 1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phí quyền chọn chứng khoán:........................... 11 1.4 Ưu và nhược điểm của quyền chọn ............................................................... 13 1.5 Vai trò của quyền chọn trong phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư: ....... 15 1.6 Đặc điểm sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán ở một số nước: .............. 16 1.6.1 Sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán CBOE: ......................................... 16 1.6.1.1 Một số quy định tại CBOE: ................................................................. 16 1.6.1.2 Những người tham gia giao dịch quyền chọn: ..................................... 18 1.6.1.3 Cơ chế giao dịch: ................................................................................ 19 1.6.1.4 Số lượng hợp đồng và doanh thu hoạt động của quyền chọn trên CBOE: ....................................................................................................................... 19 1.6.2 Sàn giao dịch chứng khoán quốc gia Ấn Độ (NSE): .................................. 20 1.6.2.1 Các chỉ số và chứng khoán được phép giao dịch quyền chọn:.............. 20 1.6.2.2 Công ty thanh toán bù trừ (NSCCL): ................................................... 21 1.6.2.3 Một số quy định về giao dịch quyền chọn chứng khoán tại NSE: ........ 21 1.6.2.4 Số lượng hợp đồng giao dịch quyền chọn trên NSE:............................ 24 1.6 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: ............................................................. 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................... 27 CHƯƠNG 2: SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM .......................................................... 28 2.1 Sự biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam: ................................. 28 2.2 Những rủi ro đối với nhà đầu tư khi đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam: ............................................................................................................. 33 2.2.1 Rủi ro từ cơ chế chính sách quản lý thị trường: .......................................... 34 2.2.2 Rủi ro từ phía tổ chức phát hành: ............................................................... 37 Nguyễn Hữu Nghĩa – ĐHKT Tp.HCM Email: huunghial6@gmail.com
  5. iii 2.2.3 Rủi ro từ phía bản thân nhà đầu tư: ............................................................ 39 2.2.4 Rủi ro do tính thanh khoản thấp của chứng khoán: .................................... 41 2.3 Sự cần thiết của việc xây dựng thị trường quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam để phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư: ................................................. 45 2.4 Đánh giá khả năng áp dụng quyền chọn chứng khoán vào thị trường chứng khoán Việt Nam: .................................................................................................. 46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2: .......................................................................... 50 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ ........ 51 3.1 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng giao dịch quyền chọn vào thị trường chứng khoán Việt Nam: ...................................................................................... 51 3.1.1 Thuận lợi khi áp dụng giao dịch quyền chọn chứng khoán: ....................... 51 3.1.2 Khó khăn khi áp dụng giao dịch quyền chọn chứng khoán: ....................... 52 3.2 Giải pháp xây dựng thị trường quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam: .... 53 3.2.1 Xây dựng cơ sở pháp lý cho thị trường quyền chọn chứng khoán: ............. 53 3.2.2 Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho thị trường quyền chọn chứng khoán: ........................................................................................................................... 55 3.2.3 Lựa chọn chứng khoán và đề xuất các yếu tố kỹ thuật trong giao dịch quyền chọn chứng khoán tại thị trường chứng khoán Việt Nam: ................................... 57 3.2.3.1 Lựa chọn chứng khoán niêm yết giao dịch quyền chọn: ...................... 57 3.2.3.2 Đề xuất các yếu tố kỹ thuật trong giao dịch quyền chọn chứng khoán: 58 3.2.4 Xây dựng mô hình sàn giao dịch hợp đồng quyền chọn cho thị trường chứng khoán Việt Nam: ................................................................................................ 60 3.2.4.1 Tổ chức sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán: ................................. 60 3.2.4.2 Đề xuất mô hình giao dịch quyền chọn chứng khoán cho thị trường chứng khoán Việt Nam: .................................................................................. 62 Nguyễn Hữu Nghĩa – ĐHKT Tp.HCM Email: huunghial6@gmail.com
  6. iv 3.2.5 Đào tạo nguồn nhân lực cho thị trường quyền chọn chứng khoán: ............. 64 3.2.6 Tuyên truyền và phổ biến kiến thức về giao dịch hợp đồng quyền chọn: ... 65 3.2.7 Đẩy mạnh việc minh bạch hóa thông tin trên thị trường chứng khoán:....... 66 3.2.8 Thành lập tổ chức định mức tín nhiệm cho thị trường chứng khoán: .......... 69 3.2.9 Nâng cao vai trò của của các công ty chứng khoán Việt Nam: ................... 70 3.2.10 Ứng dụng mô hình Black-Scholes để định giá, làm cơ sở tính phí quyền chọn cho các giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai: .. 71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................... 74 KẾT LUẬN ĐỀ TÀI .................................................................................. 75 Nguyễn Hữu Nghĩa – ĐHKT Tp.HCM Email: huunghial6@gmail.com
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  ATM Ngang giá quyền chọn  CBOE Sàn giao dịch quyền chọn Chicago  ĐMTN Định mức tín nhiệm  HASTC Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội  Hastc-Index Chỉ số giá cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội  HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội  HNX-Index Chỉ số giá cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội  HOSE Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh  IISL Công ty dịch vụ và sản phẩm chỉ số Ấn Độ  ITM Cao giá quyền chọn  NSCCL Công ty thanh toán bù trừ chứng khoán quốc gia Ấn Độ  NSE Sàn giao dịch chứng khoán quốc gia của Ấn Độ  OCC Công ty thanh toán bù trừ quyền chọn trên sàn giao dịch Chicago  OTM Kiệt giá quyền chọn  SEBI Securities and Exchange Board of India  SGDCK Sở giao dịch chứng khoán  TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh  TTCK Thị trường chứng khoán  TTCKVN Thị trường chứng khoán Việt Nam  TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán.  TTLKCK Trung tâm lưu ký chứng khoán  TTQCCK Thị trường quyền chọn chứng khoán.  UBCKNN Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước  VN-Index Chỉ số giá cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM Nguyễn Hữu Nghĩa – ĐHKT Tp.HCM Email: huunghial6@gmail.com
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - BẢNG BIỂU A. Danh mục các hình vẽ: Hình 1.1: Mua cổ phiếu và mua quyền chọn bán…………………………………. ..7 Hình 1.2: Mua cổ phiếu và bán quyền chọn mua……………………………………7 Hình 1.3: Giá trị nội tại và giá trị thời gian quyền chọn chứng khoán ……………...8 Hình 1.4: Số lượng hợp đồng và doanh thu hoạt động của quyền chọn trên BOE ...20 Hình 1.5: Số lượng hợp đồng giao dịch quyền chọn trên NSE …………………….24 Hình 2.1: Chỉ Số VN-Index từ tháng 06 năm 2006 đến hết tháng 05 năm 2011 …...33 Hình 2.2: Chỉ Số HNX-Index từ tháng 06 năm 2006 đến hết tháng 05 năm 2011 …33 Hình 3.1: Mô hình giao dịch quyền chọn chứng khoán cho TTCKVN ……………62 Hình 3.2: Phí quyền chọn mua, phí quyền chọn bán trong thời gian ba tháng của cổ phiếu KLS khi thay đổi độ bất ổn ………………………………………………….74 B. Danh mục các bảng biểu: Bảng 1.1: Tóm tắt trạng thái quyền chọn ……………………………………………6 Bảng 1.2: Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến phí quyền chọn chứng khoán khi tăng một yếu tố và cố định những yếu tố khác …………………………………………13 Bảng 2.1: Thống kê mức độ thanh khoản tuyệt đối theo số lượng mã cổ phiếu …...42 Bảng 2.2: Thống kê mức độ thanh khoản tương đối theo số lượng mã cổ phiếu ….43 Nguyễn Hữu Nghĩa – ĐHKT Tp.HCM Email: huunghial6@gmail.com
  9. Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết và tính thực tiễn của đề tài: Sau 11 năm hình thành và phát triển, TTCKVN đã có những bước tiến vượt bậc cả về quy mô cũng như chất lượng và ngày càng trở thành một kênh huy động vốn có hiệu quả cho nền kinh tế. Tuy nhiên, gắn liền với quá trình phát triển đó là sự thăng trầm của TTCK, chỉ số thị trường có lúc tăng lên nhanh nhưng cũng giảm nhanh, có khi lại xoay quanh một điểm và nhiều khi lại gần như đi ngang. Chính điều này đã làm cho các nhà đầu tư gặp rất nhiều rủi ro vì họ chỉ thu được lợi nhuận khi giá chứng khoán tăng lên cao hơn mức giá mua vào, nếu giá giảm họ chỉ có cách là tiếp tục nắm giữ đợi giá lên trở lại hoặc bán đi để cắt giảm lỗ khi triển vọng tăng giá của chứng khoán là thấp. TTCKVN là kênh huy động vốn cho nền kinh tế, với việc ngày càng có nhiều công ty đăng ký niêm yết và đã thu hút một số lượng lớn nhà đầu tư tham gia, khi đầu tư trên TTCK không phải lúc nào nhà đầu tư cũng đạt được lợi nhuận như mong đợi mà khả năng thua lỗ là không thể tránh khỏi do sự biến động khó dự đoán của TTCK. Tuy nhiên cho đến hiện nay, nhà đầu tư vẫn chưa có công cụ nào để tự bảo vệ mình trước những biến động đó, mặc dù hầu hết các TTCK trên thế giới đã có TTCK phái sinh với nhiều công cụ mà nhà đầu tư có thể lựa chọn để tự bảo vệ mình cũng như tìm kiếm thêm lợi nhuận. Do đó việc nghiên cứu ứng dụng, hình thành và phát triển thị trường phái sinh là một nhu cầu tất yếu phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần xây dựng và phát triển công cụ quyền chọn để các nhà đầu tư có thể tự bảo vệ cũng như có thêm lựa chọn khi đầu tư trên TTCK. Với lý do đó tác giả lựa chọn đề tài “Xây dựng thị trường quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam để phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm, vai trò của công cụ quyền chọn, các thành phần cấu thành cũng như các chiến lược áp dụng trên thị trường quyền chọn trước những xu hướng biến đổi khác nhau của thị trường. Nhận diện những rủi ro cho nhà đầu tư
  10. 2 khi tham gia trên TTCK, đưa ra sự cần thiết cũng như khả năng cho việc ứng dụng và phát triển các giao dịch quyền chọn chứng khoán. Từ đây, tác giả đề xuất các giải pháp khác nhau để xây dựng TTQCCK tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu về sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán CBOE và NSE, tổng hợp và phân tích số liệu cho thấy xu hướng giao dịch sản phẩm quyền chọn hiện nay. Nghiên cứu quá trình hoạt động của TTCKVN từ lúc hình thành đến giai đoạn gần đây, xác định nhu cầu phòng ngừa rủi ro của các nhà đầu tư trong TTCK đầy biến động. Ngoài ra, tác giả còn ứng dụng mô hình Black-Scholes để định giá quyền chọn cho cổ phiếu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long, làm cơ sở xác định mức phí quyền chọn cho các giao dịch trên thị trường. 4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết tài chính hiện đại, lý thuyết quản trị rủi ro tài chính, cùng với phương pháp thống kê, mô tả, phân tích và tổng hợp số liệu để khái quát hóa bản chất các vấn đề cần nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về quyền chọn chứng khoán và các nhân tố ảnh hưởng đến giá của một quyền chọn, xây dựng các chiến lược cơ bản trong giao dịch qyuyền chọn. Trên cơ sở điểm qua những biến động của TTCKVN trong thời gian qua, xác định nhu cầu cần thiết ứng dụng giao dịch quyền chọn cũng như đề xuất các giải pháp đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển TTQCCK tại Việt Nam. 6. Kết cấu của luận văn: Nội dung của luận văn bao gồm 03 chương. Chương 1: Khái quát về quyền chọn chứng khoán và đặc điểm sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán ở một số nước. Chương 2: Sự biến động của thị trường chứng khoán và sự cần thiết xây dựng thị trường quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam. Chương 3: Xây dựng thị trường quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam để phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư. Nguyễn Hữu Nghĩa – ĐHKT Tp.HCM Email: huunghial6@gmail.com
  11. 3 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN VÀ ĐẶC ĐIỂM SÀN GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN Ở MỘT SỐ NƯỚC 1.1 Quyền chọn: 1.1.1 Khái niệm: Quyền chọn là hợp đồng giữ hai bên người mua và người bán, trong đó người mua quyền nhưng không phải là nghĩa vụ để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào một ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay. Người mua quyền chọn trả cho người bán một số tiền gọi là phí quyền chọn, người bán quyền chọn sẵng sàng bán hoặc tiếp tục nắm giữ tài sản theo các điều khoản của hợp đồng nếu người mua muốn thế. Mặc dù các quyền chọn được giao dịch trong một thị trường có tổ chức nhưng phần lớn các giao dịch quyền chọn được quản lý riêng giữa hai bên, những người này tự tìm đến với nhau và họ cho rằng họ thích như vậy hơn là giao dịch tại sàn giao dịch, loại thị trường này gọi là thị trường OTC, đây chính là loại thị trường quyền chọn xuất hiện đầu tiên. 1.1.2 Các loại quyền chọn: - Quyền chọn mua: là quyền chọn để mua tài sản, kí hiệu C(So,T,X). - Quyền chọn bán: là quyền chọn để bán tài sản, kí hiệu P(So,T,X). Mức giá cố định mà người mua hợp đồng quyền chọn có thể mua hoặc bán tài sản gọi là giá chốt hoặc giá thực hiện X, quyền chọn có thời gian nhất định là T và giá trị tài sản cơ sở ban đầu là So. Quyền mua hoặc bán tài sản ở mức giá cố định chỉ tồn tại cho đến ngày đáo hạn cụ thể. - Bên bán quyền chọn: là bên phát hành quyền chọn, sau khi đã thu phí quyền chọn có trách nhiệm phải thực hiện việc mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở, tại một thời điểm trong hạn định trong hợp đồng khi người mua thực hiện quyền chọn theo giá đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Trên thị trường có hai loại người bán quyền chọn: người bán quyền chọn mua và người bán quyền chọn bán. Nguyễn Hữu Nghĩa – ĐHKT Tp.HCM Email: huunghial6@gmail.com
  12. 4 - Bên mua quyền chọn: là bên nắm giữ quyền chọn và phải trả cho bên bán phí quyền chọn. Bên mua quyền chọn được quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền chọn đã mua. Trên thị trường có hai loại người mua quyền chọn: người mua quyền chọn mua và người mua quyền chọn bán. - Thời hạn hết hiệu lực: là khoảng thời gian quyền chọn còn giá trị hiệu lực. - Giá thực hiện: giá áp dụng trong giao dịch quyền chọn được gọi là giá thực hiện, giá thực hiện quyền chọn không chỉ phụ thuộc vào yếu tố cung cầu mà còn phụ thuộc vào mức phí quyền chọn cao hay thấp. - Phí quyền chọn: là khoản tiền mà bên mua quyền chọn phải trả cho bên bán quyền chọn để có được quyền chọn. 1.1.3 Các chủ thể tham gia thị trường quyền chọn: - Chủ thể phát hành: Chủ thể phát hành là những chủ thể mà họ sẽ cung cấp quyền lựa chọn cho thị trường. Chủ thể phát hành có thể là cá nhân, tổ chức và cũng có thể là các nhà tạo lập thị trường. Chủ thể phát hành là các nhà tạo lập thị trường, họ chịu trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của công chúng đối với quyền chọn bằng việc cung cấp tiện ích về thực hiện giao dịch ngay lập tức. - Trung gian môi giới: Các nhà môi giới và môi giới trên sàn giao dịch: Nếu một người nào đó muốn mua hoặc bán một quyền chọn, cá nhân người đó phải thiết lập một tài khoản tại công ty môi giới. Công ty này phải thuê một nhà môi giới trên sàn hoặc có hợp đồng hợp tác với một nhà môi giới độc lập trên sàn giao dịch. Nhà môi giới trên sàn thực hiện các lệnh của những người không phải là thành viên và nhận hoa hồng trên mỗi lệnh thực hiện. - Nhà đầu tư: Nhà đầu tư là những cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu giao dịch về quyền chọn trên thị trường, họ tham gia thị trường quyền chọn nhằm mục đích kiếm lợi. Thế giới tài chính bao gồm một số lượng khổng lồ các định chế ở đủ mọi quy mô, mà rất Nguyễn Hữu Nghĩa – ĐHKT Tp.HCM Email: huunghial6@gmail.com
  13. 5 nhiều trong số này tham gia giao dịch quyền chọn. Một số các định chế này là công ty môi giới thực hiện lệnh cho công chúng, các công ty này tìm kiếm các quyền chọn bị định giá không đúng, giao dịch chúng và nhờ vậy tạo thêm lợi nhuận cho công ty. Nhiều nhà đầu tư có tổ chức lớn, như quỹ hưu bổng, quỹ uỷ thác và quỹ hỗ tương cũng giao dịch quyền chọn, ngoài ra còn có nhiều cá nhân nhỏ lẻ tham gia mua bán trên thị trường quyền chọn. 1.2 Quyền chọn chứng khoán: 1.2.1 Các kiểu thực hiện quyền chọn chứng khoán cơ bản: - Quyền chọn kiểu Châu Âu: là quyền chọn chỉ cho phép người nắm giữ thực hiện hợp đồng quyền chọn vào ngày đến hạn. Việc thanh toán giữa hai bên thực tế xảy ra sau khi hợp đồng đến hạn từ 1 đến 2 ngày làm việc, tương tự trường hợp ngày giá trị trong các hợp đồng giao dịch giao ngay. Sự phân biệt giữa hai loại quyền chọn kiểu châu Âu và quyền chọn kiểu Mỹ không liên quan đến vị trí địa lý. Đa số hợp đồng quyền chọn được trao đổi chủ yếu theo kiểu Mỹ. Tuy nhiên, quyền chọn kiểu châu Âu có đặc điểm dễ phân tích hơn quyền chọn kiểu Mỹ và một số thuộc tính trong quyền chọn kiểu Mỹ thường được suy ra từ quyền chọn kiểu châu Âu. - Quyền chọn kiểu Mỹ: là quyền lựa chọn mà theo đó người mua quyền chọn có quyền thực hiện quyền lựa chọn tại bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian hiệu lực của hợp đồng vào trước và trong ngày đáo hạn. - Quyền chọn giá trần: là một hợp đồng quyền chọn với một mức lợi nhuận trần hoặc giá trần được xác định trước, giá trần được tính bằng giá thực hiện cộng với biên độ giá trần đối với hợp đồng quyền chọn mua và bằng giá thực hiện trừ đi biên độ giá trần đối với hợp đồng quyền chọn bán. Hợp đồng quyền chọn giá trần sẽ được tự động thực hiện khi giá chứng khoán đóng cửa tại mức cao hơn mức giá trần đối với quyền chọn mua và thấp hơn mức giá trần đối với quyền chọn bán. Ngược lại, hợp đồng quyền chọn giá trần chỉ cho phép người nắm giữ thực hiện vào ngày đáo hạn. Nguyễn Hữu Nghĩa – ĐHKT Tp.HCM Email: huunghial6@gmail.com
  14. 6 1.2.2 Các trạng thái của quyền chọn chứng khoán: - Ngang giá quyền chọn (ATM): là trạng thái mà nếu bỏ qua phí quyền chọn, thì người nắm giữ quyền chọn dù có thực hiện hay không thực hiện quyền chọn cũng không làm phát sinh một khoản lãi hay lỗ nào. Tức là lúc này, giá thị trường cũng chính bằng với giá giao dịch của hợp đồng quyền chọn. - Cao giá quyền chọn (ITM): là trạng thái mà nếu bỏ qua phí quyền chọn, thì người nắm giữ quyền chọn sẽ thu lãi khi thực hiện quyền chọn. Tức là lúc này, đối với hợp đồng quyền chọn mua thì giá thị trường cao hơn giá giao dịch của hợp đồng quyền chọn, còn đối với hợp đồng quyền chọn bán thì giá thị trường thấp hơn giá giao dịch của hợp đồng quyền chọn. - Kiệt giá quyền chọn (OTM): là trạng thái mà nếu bỏ qua phí quyền chọn, thì người nắm giữ quyền chọn sẽ chịu lỗ nếu thực hiện quyền chọn. Tức là lúc này, đối với hợp đồng quyền chọn mua thì giá thị trường thấp hơn giá thực hiện của quyền chọn, còn đối với hợp đồng quyền chọn bán thì giá thị trường cao hơn giá thực hiện của hợp đồng quyền chọn. Bảng 1.1: Tóm tắt trạng thái quyền chọn So Sánh Quyền chọn Quyền chọn S và X mua bán S>X Cao giá (ITM) Kiệt giá (OTM) S= X Ngang giá (ATM) Ngang giá (ATM) S< X Kiệt giá (OTM) Cao giá (ITM) 1.2.3 Chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn cho nhà đầu tư: - Mua cổ phiếu và mua quyền chọn bán (quyền chọn bán bảo vệ): Quyền chọn bán bảo vệ ấn định mức lỗ tối đa do giá giảm và đạt lợi nhuận ít hơn khi giá tăng, nó tương đương với một hợp đồng bảo hiểm tài sản. Khi giá cổ phiếu giảm, tổn thất của cổ phiếu sẽ được bù đắp bằng việc thực hiện quyền chọn bán. Tuy nhiên, khi giá cổ phiếu tăng việc mua quyền chọn bán sẽ làm cho nhà đầu tư mất đi một phần lợi nhuận do bỏ chi phí ra mua quyền chọn bán (St: giá cổ phiếu theo thời gian t). Nguyễn Hữu Nghĩa – ĐHKT Tp.HCM Email: huunghial6@gmail.com
  15. 7 Hình 1.1: Mua cổ phiếu và mua quyền chọn bán 0 - Mua cổ phiếu và bán quyền chọn mua (quyền chọn mua được phòng ngừa): Nhà đầu tư có thể bán quyền chọn mua tương ứng với mỗi cổ phiếu đang sở hữu, mặc dù việc làm này không phải là không rủi ro, nó chỉ làm giảm rủi ro so với việc chỉ sở hữu cổ phiếu đơn thuần, nếu giá cổ phiếu tăng cao, khoản lỗ của việc thực hiện quyền chọn sẽ được bù trừ với khoản lãi do sở hữu cổ phiếu. Hình 1.2: Mua cổ phiếu và bán quyền chọn mua 0 Nguyễn Hữu Nghĩa – ĐHKT Tp.HCM Email: huunghial6@gmail.com
  16. 8 1.2.4 Giá trị nội tại và giá trị thời gian của hợp đồng quyền chọn chứng khoán: Giá trị nội tại của quyền chọn được xác định thông qua giá thực hiện quyền chọn và giá của chứng khoán cơ sở. Trong trường hợp quyền chọn cao giá ITM, sự chênh lệch giữa giá thực hiện hợp đồng quyền chọn và giá chứng khoán cơ sở trên thị trường được xem là giá trị nội tại của quyền chọn, giá trị nội tại trong trường hợp quyền chọn mua là Max(So-X,0) và quyền chọn bán là Max(X-So,0). Trong trường hợp quyền chọn ngang giá ATM hoặc kiệt giá OTM thì quyền chọn đó không có giá trị nội tại, nhưng các yếu tố khác sẽ tạo ra giá trị cho quyền chọn và cùng nhau ảnh hưởng đến giá trị giao dịch của phí quyền chọn gọi là giá trị thời gian. Giá trị thị trường quyền chọn chứng khoán bằng giá trị nội tại của quyền chọn cộng với giá trị thời gian quyền chọn, giá trị thị trường quyền chọn chính là phí mua hay bán quyền chọn của chứng khoán, từ đây ta có thể dễ dàng xác định giá trị thời gian của quyền chọn chứng khoán bằng cách lấy phí quyền chọn trừ giá trị nội tại của quyền chọn, giá trị thời gian được cấu thành bởi bốn yếu tố: thời gian đáo hạn của chứng khoán, giá thực hiện quyền chọn, lãi suất phi rủi ro và độ bất ổn của chứng khoán cơ sở. Trong trạng thái ngang giá ATM hay kiệt giá OTM thì giá trị thời gian của quyền chọn cũng chính là phí quyền chọn, ví dụ như sau: Hình 1.3: Giá trị nội tại và giá trị thời gian quyền chọn chứng khoán Giá chứng khoán = 56 usd Quyền chọn mua với giá thực hiện 50 = 8 usd Giá trị thời gian Phí Giá chứng khoán = 56 usd = 2 usd quyền Giá trị chọn Giá thực hiện = 50 usd nội tại = 8 usd = 6 usd Nguyễn Hữu Nghĩa – ĐHKT Tp.HCM Email: huunghial6@gmail.com
  17. 9 1.2.5 Giao dịch mở và giao dịch đóng của quyền chọn chứng khoán: - Giao dịch mở: nhà đầu tư tạo một vị thế bằng cách thực hiện hành động mua hay bán quyền chọn chứng khoán. - Giao dịch đóng: giao dịch này được thực hiện trước thời điểm đáo hạn của hợp đồng quyền chọn, người nắm giữ quyền chọn sẽ bù trừ vị thế bằng cách bán quyền chọn đang nắm giữ đó trên thị trường. Ngược lại, người phát hành quyền chọn bù trừ bị thế bằng cách mua lại quyền chọn giống hệt như vậy trên thị trường. Các giao dịch đóng trên thị trường không chỉ tập trung ở quyền chọn kiểu Châu Âu mà còn phổ biến ở quyền chọn kiểu Mỹ. Người nắm giữ quyền chọn kiểu Mỹ có thể thực hiện quyền chọn bất cứ khi nào trong thời gian trước ngày đáo hạn, do đó họ thường xuyên phải quyết định có nên bù trừ vị thế quyền chọn để thu lợi nhuận hoặc giảm thiểu khoản thua lỗ, bởi vì chi phí giao dịch đóng vị thế có thể thấp hơn chi phí để thực hiện quyền. Mặt khác, khi thực hiện giao dịch đóng, nhà đầu tư tránh được tránh được rủi ro quyền chọn không có giá trị vào ngày đáo hạn cũng như phần nào thu được giá trị thời thời gian của quyền chọn. 1.2.6 Ngang giá quyền chọn mua – quyền chọn bán kiểu Châu Âu: Với quyền chọn kiểu Châu Âu giá quyền chọn bán, quyền chọn mua, giá cổ phiếu, giá thực hiện, thời gian đến khi đáo hạn và lãi suất phi rủi ro có mối liên hệ với nhau theo một công thức gọi là ngang giá quyền chọn mua – quyền chọn bán. Danh mục A bao gồm một cổ phiếu và một quyền chọn bán với khoản đầu tư ban đầu: So + Pe (So,T,X) Danh mục B bao gồm một quyền chọn mua với cùng giá thực hiện X và một trái phiếu chiết khấu phi rủi ro thuần túy có mệnh giá X. Danh mục này có khoản đầu tư ban đầu: Ce(So,T,X) + X(1+r)-T Khi đáo hạn cổ phiếu có giá trị ST, trái phiếu phi rủi ro có giá trị là X. Nếu ST>X, quyền chọn mua đáo hạn cao giá ITM và có giá trị ST –X và quyền chọn bán không có giá trị khi đáo hạn. Nếu ST ≤ X, quyền chọn bán sẽ đáo hạn cao giá ITM và có giá trị X-ST và quyền chọn mua không có giá trị khi đáo hạn. Tổng giá trị hai Nguyễn Hữu Nghĩa – ĐHKT Tp.HCM Email: huunghial6@gmail.com
  18. 10 danh mục A và B là bằng nhau khi đáo hạn, vì vậy theo luật một giá thì giá trị hiện tại của hai danh mục này phải bằng nhau: So + Pe(So,T,X) = Ce(So,T,X) + X(1+r)-T Kết quả này được gọi là ngang giá quyền chọn mua - quyền chọn bán, nó thể hiện mối quan hệ giữa giá quyền chọn mua, quyền chọn bán, cổ phiếu, thời gian đến hạn, lãi suất phi rủi ro và giá thực hiện. Giả định rằng kết hợp quyền chọn bán, cổ phiếu có giá trị thấp hơn quyền chọn mua và trái phiếu. Khi đó nhà đầu tư có thể mua quyền chọn bán, mua cổ phiếu, bán khống quyền chọn mua và trái phiếu. Dòng tiền vào của quyền chọn mua và trái phiếu sẽ lớn hơn dòng tiền ra để sở hữu quyền chọn bán và cổ phiếu. Do tổng giá trị hai danh mục A và B là bằng nhau khi đáo hạn nên không có dòng tiền vào hoặc ra. Vì vậy nhà đầu tư nhận được một khoản tiền ban đầu và không phải chi trả gì khi đáo hạn, việc này sẽ khuyến khích các nhà đầu tư khác làm theo, khi đó các mức giá sẽ bị buộc phải trở về theo đúng phương trình ngang giá quyền chọn mua – quyền chọn bán. 1.3 Những rủi ro khi giao dịch quyền chọn đơn lẻ kiểu Mỹ và các yếu tố ảnh hưởng đến phí quyền chọn chứng khoán: 1.3.1 Những rủi ro khi giao dịch quyền chọn chứng khoán đơn lẻ Kiểu Mỹ: - Rủi ro đối với người mua quyền chọn chứng khoán: Rủi ro mất toàn bộ số tiền phí đã trả để mua quyền chọn chỉ sau một khoảng thời gian, trong khi quyền chọn có thời gian đáo hạn mà diễn biến giá thị trường lại không có lợi nên nhà đầu tư không thể thực hiện hoặc không bán lại quyền chọn nếu không có lợi. Khi đó nhà đầu tư sẽ bị mất toàn bộ số tiền mua quyền chọn mà không nhận được bất kỳ lợi ích gì, càng nhiều quyền chọn đang lỗ và thời gian còn lại càng ngắn thì rủi ro mất một phần hay toàn bộ số tiền đầu tư càng cao. Biến động giá của chứng khoán cơ sở là điều kiện cần thiết để quyền chọn trở nên có thể có lợi, trong điều kiện thị trường ổn định thì thường trong một khoảng thời gian ngắn sự biến động của giá là không nhiều. Nguyễn Hữu Nghĩa – ĐHKT Tp.HCM Email: huunghial6@gmail.com
  19. 11 - Rủi ro đối với người bán quyền chọn chứng khoán: Người bán quyền chọn có thể bị yêu cầu thực hiện hợp đồng bất cứ khi nào trong suốt thời gian hiệu lực của quyền chọn anh ta đã bán. Bắt đầu từ ngày bán quyền chọn kiểu Mỹ, người bán quyền chọn luôn ở trong tư thế có thể bị yêu cầu thực hiện hợp đồng bất cứ khi nào cho đến ngày đáo hạn hoặc cho đến khi anh ta đóng vị thế của mình. Người bán quyền chọn mua gặp rủi ro khi giá TTCK cơ sở tăng cao hơn giá thực hiện vì anh ta phải thực hiện hợp đồng. Rủi ro sẽ rất lớn nếu giá thị trường tăng mạnh, cao hơn giá thực hiện nhiều, khoản lỗ tiềm năng của người bán quyền chọn mua trong trường hợp này là không giới hạn vì giá thị trường của chứng khoán cơ sở có thể tăng không giới hạn. Người bán quyền chọn bán gặp rủi ro khi giá của tài sản cơ sở giảm mạnh, giả sử giá thị trường giảm bằng không nhưng anh ta vẫn phải mua chứng khoán ở giá thực hiện. 1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phí quyền chọn chứng khoán: Có 6 yếu tố ảnh hưởng đến phí quyền chọn chứng khoán: giá chứng khoán cơ sở, giá thực hiện quyền chọn, thời gian đến lúc đáo hạn, mức độ biến động của chứng khoán cơ sở, lãi suất thị trường và cổ tức. - Giá chứng khoán cơ sở: Giá chứng khoán cơ sở thay đổi sẽ làm cho phí của quyền chọn tăng hay giảm, thay đổi này ảnh hưởng trực tiếp lên phí quyền chọn mua và bán. Khi chứng khoán cơ sở tăng giá, phí quyền chọn mua thường có xu hướng tăng và phí quyền chọn bán có xu hướng giảm, ngược lại khi chứng khoán cơ sở giảm giá, phí quyền chọn mua thường có xu hướng giảm và phí quyền chọn bán có xu hướng tăng. - Giá thực hiện quyền chọn: Do giá thực hiện trên hợp đồng quyền chọn được cố định trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng nên trong trường hợp quyền chọn mua, giá thực hiện hợp đồng càng thấp thì khả năng thực hiện hợp đồng càng lớn, khi ấy phí quyền chọn sẽ Nguyễn Hữu Nghĩa – ĐHKT Tp.HCM Email: huunghial6@gmail.com
  20. 12 tăng. Ngược lại, giá thực hiện của quyền chọn bán càng thấp thì phí quyền chọn càng thấp do hợp đồng sẽ có ít cơ hội để thực hiện. - Thời gian đến lúc đáo hạn: Thông thường hợp đồng quyền chọn có khoảng thời gian đáo hạn càng dài thì khả năng thị trường biến động theo hướng có lợi cho người sở hữu hợp đồng càng lớn. Đối với quyền chọn kiểu Mỹ, thời gian đến lúc đáo hạn càng dài thì phí quyền chọn càng cao vì người nắm giữ quyền chọn có thể thực hiện bất kỳ khi nào, do trong thời gian đó có nhiều cơ hội để giá chứng khoán thay đổi và làm cho quyền chọn có lãi, ngày đáo hạn càng gần thì giá trị thời gian càng thấp và giá trị quyền chọn cũng thấp. Đối với quyền chọn kiểu Châu Âu lại khác hẳn, do quyền chọn chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn của hợp đồng nên thời gian đáo hạn có ảnh hưởng không rõ ràng đến phí quyền chọn. - Mức độ biến động của chứng khoán cơ sở: Khi mức độ biến động của chứng khoán cơ sở tăng, giá chứng khoán sẽ thay đổi theo hướng rất tốt hoặc rất xấu. Đối với người nắm giữ chứng khoán hai kết quả này có xu hướng bù trừ lẫn nhau. Tuy nhiên, điều này lại không xảy ra đối với người mua quyền chọn, người mua quyền chọn mua có lợi khi giá tăng và giới hạn lỗ tối đa là phí mua quyền chọn mua trong trường hợp giá giảm; người mua quyền chọn bán có lợi khi giá giảm và giới hạn lỗ tối đa là phí mua quyền chọn bán trong trường hợp giá tăng. Do đó, mức độ biến động của giá chứng khoán cơ sở có ảnh hưởng trực tiếp đến phí quyền chọn, độ biến động giá chứng khoán cơ sở càng cao thì mức phí quyền chọn càng tăng vì sẽ có khả năng lớn là giá chứng khoán thay đổi và làm cho quyền chọn có lãi. - Lãi suất phi rủi ro: Khi lãi suất phi rủi ro tăng, tỷ lệ tăng trưởng mong đợi của giá cổ phiếu có xu hướng tăng theo, hơn nữa hiện giá của bất kỳ dòng lưu kim nào trong tương lai mà người nắm giữ quyền chọn nhận được đều giảm. Cả hai tác động này sẽ làm cho phí quyền chọn bán có xu hướng giảm, riêng đối với quyền chọn mua, tác động đầu tiên dẫn đến tăng phí quyền chọn, tác động thứ hai dẫn đến giảm phí quyền chọn, tuy Nguyễn Hữu Nghĩa – ĐHKT Tp.HCM Email: huunghial6@gmail.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2