intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Cải thiện chất lượng điều khiển hệ thống máy phát điện sức gió sử dụng máy điện dị bộ nguồn kép bằng bộ điều khiển mờ chỉnh định tham số bộ điều khiển PID

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

39
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn xây dựng mô tả toán học của hệ thống phát điện sức gió sử dụng máy phát điện dị bộ nguồn kép; thiết kế bộ điều khiển PID, thiết kế bộ điều khiển mờ chỉnh định tham số bộ điều khiển PID; mô phỏng đánh giá chất lượng điều khiển của bộ điều khiển mờ chỉnh định tham số bộ điều khiển PID so với bộ điều khiển PID.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Cải thiện chất lượng điều khiển hệ thống máy phát điện sức gió sử dụng máy điện dị bộ nguồn kép bằng bộ điều khiển mờ chỉnh định tham số bộ điều khiển PID

  1. 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP ÔN NHẬT MAI SƠN CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG MÁY PHÁT ĐIỆN SỨC GIÓ SỬ DỤNG MÁY ĐIỆN DỊ BỘ NGUỒN KÉP BẰNG BỘ ĐIỀU KHIỂN MỜ CHỈNH ĐỊNH THAM SỐ BỘ ĐIỀU KHIỂN PID Chuyên ngành: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Mã số: 60.52.02.16 LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT KHOA CHUYÊN MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TRƯỞNG KHOA TS. ĐỖ TRUNG HẢI TS. ĐẶNG DANH HOẰNG PHÒNG ĐÀO TẠO TS. ĐẶNG DANH HOẰNG THÁI NGUYÊN 2017
  2. 2 MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu của luận văn Nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió) bằng việc cải thiện chất lượng điều khiển hệ thống máy phát điện sức gió nhằm khai thác được nguồn năng lượng gió đưa vào phục vụ sản xuất và đời sống góp phần giảm tiêu hao năng lượng hóa thạch, đồng thời giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Bên cạnh đó việc sử dụng năng lượng gió như là một nguồn năng lượng tại chỗ để thay thế cho các dạng năng lượng truyền thống đáp ứng nhu cầu năng lượng cho sản xuất và sinh hoạt hiện nay là một kế sách có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, an ninh năng lượng và phát triển văn hoá giáo dục… Vì vậy mục tiêu của đề tài nghiên cứu cải thiện chất lượng điều khiển hệ thống máy phát điện sức gió nhằm khai thác hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo này. 2. Mục tiêu của nghiên cứu - Xây dựng mô tả toán học của hệ thống phát điện sức gió sử dụng máy phát điện dị bộ nguồn kép. - Thiết kế bộ điều khiển PID. - Thiết kế bộ điều khiển mờ chỉnh định tham số bộ điều khiển PID. - Mô phỏng đánh giá chất lượng điều khiển của bộ điều khiển mờ chỉnh định tham số bộ điều khiển PID so với bộ điều khiển PID. 3. Nội dung của luận văn Với mục tiêu đặt ra, nội dung luận văn bao gồm các chương sau: Chương 1: Xây dựng mô hình điều khiển hệ thống máy phát điện sức gió sử dụng máy phát điện dị bộ nguồn kép Chương 2: Điều khiển hệ thống bằng bộ điều khiển PID Chương 3: Cải thiện chất lượng điều khiển hệ thống bằng bộ điều khiển mờ chỉnh định tham số PID Kết luận và kiến nghị
  3. 3 Chương 1 XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG MÁY PHÁT ĐIỆN SỨC GIÓ SỬ DỤNG MÁY PHÁT ĐIỆN DỊ BỘ NGUỒN KÉP 1.1. Khái quát về hệ thống năng lượng gió và đối tượng nghiên cứu Ngày nay, với xu hướng tăng phần đóng góp của các turbine gió trong việc cung cấp điện năng ở mỗi quốc gia trên thế giới, đã hình thành các “Wind farm” gồm nhiều turbine gió nối mạng với nhau. Các “Wind farm” có thể được xây dựng trên đất liền như hình 1.1, hoặc xây dựng trên các vùng biển “Offshore” như hình 1.2. Tổng công suất mà các “Wind farm” tạo ra có thể lên đến hàng chục MW. Nhằm đáp ứng cải thiện chất lượng điều khiển hệ thống máy phát điện sức gió sử dụng máy điện không đồng bộ 3 pha nguồn kép (MĐKĐBNK), luận văn tập trung vào nội dung thiết kế cấu trúc điều khiển mờ MĐKĐBNK. Hiện nay nhiều nước trên thế giới sử dụng các hệ thống máy phát (MP) điện sức gió với 2 kiểu turbine: Turbine trục đứng và trục ngang, mỗi loại đều có những ưu nhược điểm nhất định chẳng hạn như kiểu turbine trục đứng có mômen xoắn lớn nên không phù hợp đặt ở trên cao, vì vậy chỉ đặt ở những vị trí thấp và có tốc độ gió nhỏ dẫn đến thường có công suất vừa và nhỏ. Với turbine kiểu trục ngang sẽ khắc phục được nhược điểm trên của turbine trục đứng nhưng nhược điểm là chi phí xây dựng lắp đặt cao. Chính vì vậy tuỳ vào điều kiện thực tế mà người ta lựa chọn kiểu turbine trục đứng hay trục ngang cho phù hợp. Hình 1.1: Một Wind farm trên đất liền gồm nhiều máy phát nối mạng với nhau
  4. 4 Hình 1.2: Một Wind farm trên biển gồm nhiều máy phát nối mạng với nhau Cho đến thời điểm hiện tại đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về hệ thống máy phát điện sức gió với các cấu trúc rất đa dạng, nhưng có thể khái quát sự phát triển các loại máy phát điện sức gió như hình 1.3. Hệ thống Phát điện sức gió Máy phát một chiều Máy phát xoay chiều Máy phát xoay chiều 1 Máy phát xoay chiều 3 pha pha Máy phát đồng bộ kích Máy phát không thích vĩnh cửu (hình đồng bộ 1.4) Máy phát không đồng Máy phát không đồng bộ 3 pha rotor lồng bộ 3 pha nguồn kép sóc (hình 1.4) (hình 1.5) Hình 1.3: Các cấu trúc của hệ thống phát điện sức gió trong thực tiễn
  5. 5 Cấu trúc hệ thống máy phát điện sức gió sử dụng máy phát đồng bộ 3 pha kích thích vĩnh cửu và không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc như hình 1.4. ≈ = Hộp số MF = ≈ Hình 1.4: Máy phát đồng bộ 3 pha kích thích vĩnh cửu hoặc không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc Cấu trúc hệ thống máy phát điện sức gió sử dụng máy phát không đồng bộ 3 pha nguồn kép như hình 1.5. Hộp số MF ≈ = = ≈ Hình 1.5: Máy phát không đồng bộ 3 pha nguồn kép Hệ thống máy phát điện sức gió sử dụng máy điện không đồng bộ 3 pha nguồn kép (MĐKĐBNK) đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu vì có những đặc điểm sau: - Từ hình 1.5 cho thấy thiết bị điều khiển đặt ở phía rotor nên chỉ cần thiết kế bằng 1/3 công suất toàn bộ máy điện như vậy sẽ hạ được giá thành chỉ còn 1/3 so với các loại máy điện khác [19]. - Có ý nghĩa về mặt khoa học vì nó khó điều khiển. - Ngoài ra MĐKĐBNK có thể hoạt động với dải tốc độ trong phạm vi khá rộng cỡ  30% tốc độ đồng bộ, cho phép tận dụng tốt hơn nguồn năng lượng gió
  6. 6 vốn hay thay đổi trong phạm vi rộng. Tuy nhiên cần lưu ý khi hệ thống làm việc không được để MĐKĐBNK chạy ở tốc độ đồng bộ bằng cách điều khiển cánh turbine làm lệch tốc độ đồng bộ (vì nếu làm việc ở chế độ đồng bộ các đại lượng dòng, áp trong rotor lúc đó trở thành đại lượng một chiều sẽ gây nguy hiểm phá hỏng thiết bị). Các chế độ vận hành của MĐKĐBNK được mô tả trên sơ đồ hình 1.6 [8, 19]. Với ý nghĩa về mặt khoa học và kinh tế, kỹ thuật như trên, hiện nay đã có nhiều nghiên cứu đưa ra các phương pháp điều khiển hệ thống máy phát điện sức gió sử dụng MĐKĐBNK với các phương pháp điều khiển tuyến tính, phi tuyến, được thể hiện như sơ đồ hình 1.7. n -1 Trên đồng bộ Trên đồng bộ Chế độ máy phát Chế độ động cơ 0>s>- 0>s>- ns 0 Dưới đồng bộ Dưới đồng bộ Chế độ máy phát Chế độ động cơ 1>s>0 1>s>0 0 1 a) m Lưới điện S Lưới điện Rotor Rotor Stator Stator b) c) a) Phạm vi hoạt động b) Dòng năng lượng MP ở chế độ dưới đồng bộ b) Dòng năng lượng MP ở chế độ trên đồng bộ Hình 1.6: Phạm vi hoạt động MĐKĐBNK và dòng chảy năng lượng ở chế độ máy phát
  7. 7 Các phương pháp điều khiển MĐKĐBNK Phương pháp điều Phương pháp điều khiển tuyến tính khiển phi tuyến Cuốn chiếu Tuyến tính hoá Tựa phẳng Tựa theo Mờ (Backstepping - chính xác (Exact (Platness - thụ động (Fuzzy) based) linearization) based) (Passivity - based) Hình 1.7: Các phương pháp điều khiển máy phát MĐKĐBNK Từ hình 1.7, cho thấy phương pháp điều khiển mờ, là mục tiêu áp dụng để điều khiển MĐKĐBNK trong hệ thống máy phát điện sức gió. Vì vậy việc lựa chọn phương pháp điều khiển này cho thấy đây là một trong những phương pháp khả dĩ có thể áp dụng cho đối tượng nghiên cứu MĐKĐBNK nhằm tăng khả năng áp dụng vào thực tiễn. 1.2. Các thành phần điều khiển của hệ thống phát điện sức gió sử dụng MĐKĐBNK Cấu trúc điều khiển đầy đủ của hệ thống phát điện sức gió sử dụng MĐKĐBNK, gồm có 3 thành phần chính sau đây: - Điều khiển turbine. - Điều khiển phía lưới và phía máy phát. - Điều khiển cắt máy phát khỏi lưới sử dụng crowbar (hình 1.8) hoặc stator switch (hình 1.9) nhằm bảo vệ máy phát khi có sự cố lưới.
  8. 8 Tem Ps, Qs Máy cắt Pg, Qg Lưới Tt Pf, Qf lọc ≈ = = ≈ lọc Crowbar Điều khiển Cấp 1 Crowbar (Phuơng pháp điều khiển véc tơ cho NLPL và NLMP) Tem* Vbus* Qs* Qf* Wm  * Cấp 2 (Điều khiển turbine) VW Hình 1.8: Hệ thống phát điện sức gió sử dụng crowbar Tem Ps, Qs Pg, Qg Lưới Stator switch Tt Pf, Qf lọc ≈ = = ≈ lọc Cấp 1 Điều khiển (Phuơng pháp điều khiển Stator switch véc tơ cho NLPL và NLMP) Tem* Vbus* Qs* Qf* Wm * Cấp 2 (Điều khiển turbine) VW Hình 1.9: Hệ thống phát điện sức gió sử dụng stator switch
  9. 9 1.2.1. Điều khiển turbine Công suất của turbine gió Công suất của turbine gió được tính theo công thức [16, 17, 18]: 1 Ptb  tb Rcg2 vgm 3 Ctb (1.1) 2 Trong đó: tb là mật độ không khí (kg/m3), Rcg là bán kính của cánh gió (m), vgm là tốc độ gió ở một khoảng cách đủ xa phía trước cánh gió (m/s), Ctb là hệ số phụ thuộc vào cấu trúc khí động học của turbine gió và được xác định theo (1.2): Ctb  f (  p ,tb ) (1.2) với p là góc xoay của cánh gió so với mặt cắt ngang đi qua trung tâm của cánh gió và được gọi là góc pitch, tb là một hệ số phụ thuộc vào cả tốc độ góc quay của turbine tb và tốc độ gió vgm: tb( t ) Rcg tb  (1.3) vgm( t ) Cũng lưu ý, theo tài liệu nghiên cứu [14, 18] thì giá trị cực đại của Ctb là 0,593 và còn được gọi là giới hạn Betz. Các công thức (1.1), (1.2), và (1.3) cho thấy công suất turbine gió phụ thuộc vào cấu trúc khí động học của turbine gió, góc pitch, tốc độ gió và tốc độ góc quay của turbine. Chính vì vậy với một góc pitch cố định và ở một tốc độ gió cho trước thì công suất của một turbine gió còn phụ thuộc vào tốc độ quay của nó nữa. Phương pháp điều khiển Nhiệm vụ của điều khiển turbine là điều khiển tốc độ turbine để duy trì công suất được biến đổi từ năng lượng gió thành công suất cơ trên trục của turbine là cực đại thì cần phải đảm bảo giá trị của hệ số Ctb là tối ưu ứng với từng tốc độ gió nhỏ hơn tốc độ gió lớn nhất cho phép. Ứng với tốc độ gió mà ở đó công suất của máy phát đã đạt đỉnh thì cần phải điều chỉnh góc pitch để giới hạn công suất turbine. Ở tốc độ gió nhỏ hơn tốc độ nhỏ nhất cho phép hoặc lớn hơn tốc độ lớn nhất cho phép của
  10. 10 turbine thì cần phải cắt máy phát ra khỏi lưới và sử dụng phanh cơ khí để giữ cho turbine không quay. Muốn vậy thì tốc độ trục cơ của turbine gió (được nối với trục rotor của MĐKĐBNK thông qua một hộp số) phải được thể hiện ở công thức (1.1), (1.2), và (1.3). Đây cũng chính là vấn đề được nhiều người quan tâm [14, 16]. Dưới đây là mối quan hệ giữa công suất của turbine với tốc độ góc quay của nó ứng với các tốc độ gió khác nhau, thể hiện trên hình 1.10. Vùng công suất không đổi 100% Công suất turbine (%) Vùng công suất tối ưu VW = 20 m/s VW = 18 m/s 50% VW = 16 m/s VW = 14 m/s VW = 12 m/s VW = 10 m/s VW = 8 m/s 0 5 10 15 20 25 30 35 Tốc độ quay của turbine (v/ph) Hình 1.10: Các đường cong sử dụng trong giải pháp điều khiển turbine Trên hình 1.10 với đường đặc tính công suất tối ưu của turbine được thể hiện bằng nét đậm và được diễn giải như sau [18]: - Khi tốc độ gió nằm trong khoảng từ tốc độ nhỏ nhất cho phép và tăng cho đến khi công suất của máy phát đạt giá trị lớn nhất cho phép thì tốc độ quay của turbine gió được điều chỉnh sao cho Ctb đạt được giá trị tối ưu để công suất biến đổi từ năng lượng gió ứng với mỗi tốc độ gió là lớn nhất. Vùng làm việc như vậy gọi là vùng công suất tối ưu. - Khi công suất của máy phát đã đạt đến giới hạn lớn nhất cho phép mà tốc độ gió vẫn tiếp tục tăng thì có thể điều chỉnh tốc độ quay của turbine ứng với từng tốc độ gió sao cho Ctb đạt được giá trị nhỏ hơn giá trị tối ưu hoặc điều chỉnh góc pitch để giữ cho công suất cơ trên trục của turbine là hằng số. Vùng làm việc như vậy còn được gọi là vùng công suất không đổi. - Khi điều chỉnh hệ số Ctb và góc pitch đã ở mức tới hạn mà tốc độ gió vẫn tiếp tục tăng thì bắt buộc phải cắt máy phát để bảo vệ turbine và các bộ biến đổi công suất.
  11. 11 Cần lưu ý việc điều chỉnh tốc độ quay của turbine có thể thực hiện trực tiếp bằng cách thay đổi góc pitch của cánh gió, thay đổi hướng nhận gió của các cánh gió hoặc thực hiện một cách gián tiếp thông qua việc điều chỉnh công suất đầu ra của máy phát. 1.2.2. Điều khiển Crowbar hoặc Stator switch Nhiệm vụ là bảo vệ bộ biến đổi công suất khi xuất hiện dòng cân bằng lớn khi xảy ra lỗi lưới (ngắn mạch lưới). Với hệ thống sử dụng crowbar, khi xảy lỗi lưới, nếu dòng cân bằng lớn quá mức cho phép của bộ biến đổi, lúc này điều khiển crowbar sẽ kích hoạt, làm ngắn mạch rotor, rẽ dòng ngắn mạch qua crowbar để bảo vệ bộ biến đổi, khi đó máy phát bị mất điều khiển. Khi biên độ dòng quá độ giảm đến mức an toàn, “crowbar” ngừng tham gia, lúc này mới có thể phục hồi điều khiển được máy phát. Với hệ thống sử dụng stator switch, khi lỗi lưới, nếu dòng quá độ rotor vượt quá mức cho phép của bộ biến đổi, bộ chuyển mạch điện tử công suất thyristor phía stator sẽ ngắt máy phát ra khỏi lưới, tuy nhiên vẫn duy trì điều khiển phía rotor để điều khiển hòa đồng bộ máy phát trở lại lưới khi biên độ dòng quá độ giảm đến mức an toàn của bộ biến đổi, và việc phát công suất tác dụng, phản kháng lên lưới được khôi phục trở lại. Trong cả hai phương án Crowbar và Stator switch hệ thống điều khiển MP đều bị vô hiệu hoá và MP được bảo vệ chống quá dòng. Bản chất của cả hai phương án là máy phát được cắt ra khỏi lưới, nên không phải là nội dung nghiên cứu của luận văn này. 1.2.3. Điều khiển phía lưới và phía máy phát Bao gồm hai thành phần: Điều khiển nghịch lưu phía máy phát và điều khiển nghịch lưu phía lưới.  Điều khiển nghịch lưu phía lưới (NLPL) Mục tiêu của điều khiển NLPL là duy trì trị số điện áp một chiều trung gian không đổi bảo đảm cân bằng trong quá trình trao đổi điện năng giữa rotor của MP với lưới. Đồng thời bảo đảm công suất phản kháng Q đạt giá trị cần thiết, gián tiếp qua hệ số công suất cos.  Điều khiển nghịch lưu phía máy phát (NLMP)
  12. 12 Mục đích của bộ NLMP là điều khiển công suất tác dụng (thông qua mômen), và công suất phản kháng (thông qua hệ số công suất cos) lên lưới một cách độc lập với nhau, thông qua điều khiển các thành phần dòng điện rotor, với việc áp dụng kỹ thuật điều khiển véc tơ. Với mục đích của luận văn là cải thiện chất lượng hệ thống máy phát điện sức gió sử dụng MĐKĐBNK thông qua việc áp dụng giải pháp điều khiển phù hợp cho bộ điều khiển nghịch lưu phía máy phát, nên luận văn tập trung vào những vấn đề liên quan đến điều khiển NLMP. 1.3. Cấu trúc điều khiển hệ thống máy phát điện sức gió Ta có sơ đồ cấu trúc tổng quát hệ thống máy phát điện chạy sức gió sử dụng máy điện không đồng bộ ba pha nguồn kép [8]: MBA uN MĐN us NLPL NLMP Bộ lọc 3~ uDC HS = MP = 3~ ir IE iN is DSP n Hình 1.11: Cấu trúc điều khiển hệ thống phát điện chạy sức gió sử dụng MĐKĐBMK Trong đó: NLPL - Nghịch lưu phía lưới NLMP - Nghịch lưu phía máy phát MĐN - Máy đóng ngắt
  13. 13 HS - Hộp số MP - Máy phát IE - Thiết bị đo tốc độ MBA - Máy biến áp DSP - Thiết bị điều khiển số Hình vẽ 1.11 mô tả sơ đồ cấu trúc của một hệ thống máy phát điện chạy sức gió sử dụng MĐKĐBNK, theo đó cuộn dây stator được nối trực tiếp với lưới điện 3 pha (lưới điện quốc gia), còn cuộn dây rotor được nối với hệ thống biến tần (biến tần sử dụng van bán dẫn) có khả năng điều khiển dòng năng lượng đi theo 2 chiều. Hệ thống biến tần bao gồm hai phần: Phần nghịch lưu phía lưới (NLPL) và phần nghịch lưu phía máy phát (NLMP). Hai phần này được nối với nhau qua mạch một chiều trung gian. Trong đó phần NLMP có nhiệm vụ điều chỉnh và cách ly công suất tác dụng P gián tiếp qua đại lượng mG (mô men của máy phát) và công suất phản kháng Q qua cos, đồng thời nó cũng đảm nhận cả việc hoà đồng bộ máy phát vào lưới điện, cũng như tách máy phát ra khỏi lưới khi cần thiết. Phần NLPL trên thực tế cũng như ở các đề tài trước đã nghiên cứu đều khẳng định NLPL không chỉ là chỉnh lưu thông thường: Lấy năng lượng từ lưới về, mà nó còn có khả năng thực hiện hoàn trả năng lượng từ mạch một chiều trung gian trở lại phía lưới. Vì vậy, cấu trúc mạch điện tử công suất, phần NLPL hoàn toàn giống như phần NLMP, hơn nữa NLPL còn có nhiệm vụ điều chỉnh ổn định điện áp mạch một chiều trung gian uDC sao cho không phụ thuộc vào độ lớn cũng như chiều của dòng năng lượng chảy qua rotor, đồng thời nó điều chỉnh hệ số công suất cos phía lưới và qua đó có thể giữ vai trò bù công suất phản kháng. NLPL và NLMP được điều khiển đóng cắt dựa trên nguyên lý điều chế véctơ không gian (ĐCVTKG) [8]. 1.3.1. Mô hình điều khiển nghịch lưu phía máy phát 1.3.1.1. Biểu diễn vectơ không gian các đại lượng 3 pha Giả thiết máy điện làm việc ở chế độ bình thường là đối xứng. Lúc này xét trên mặt phẳng cắt ngang của máy điện, véc tơ không gian dòng điện stator của MĐKĐBNK được định nghĩa bằng biểu thức sau [8, 9, 10, 15]: 2 j1200 j 2400  i s (t )   i ( t )  i ( t ).e  i ( t ).e   i s .e jst (1.4) 3  su sv sw
  14. 14 Trong đó isu, isv, isw là các dòng điện hình sin, cùng biên độ, cùng tần số nhưng lệch pha nhau 1200 điện chạy trong 3 dây quấn stator u, v, w. Từ trên ta thấy is(t) là một véc tơ không gian quay với tốc độ góc s = 2fs trong toạ độ stator, với tần số mạch stator fs (tần số lưới). Đối với các đại lượng khác của mạch stator như điện áp, từ thông cũng vậy ta đều có thể xây dựng các véc tơ không gian tương ứng giống như đối với dòng điện stator ở trên. Với loại máy điện không đồng bộ 3 pha nguồn kép thì véc tơ không gian dòng điện rotor được định nghĩa: 2 irr (t )  irs (t )e j120  irt (t )e j 240   i r e jr t 0 0 ir (t )   (1.5) 3  Đại lượng ir(t) là véc tơ không gian quay với tốc độ góc r = s -  so với stator. Đối với các đại lượng khác của mạch rotor cũng được xây dựng như đối với dòng điện rotor ở trên. Bây giờ trên mặt phẳng cơ học (mặt cắt ngang của máy điện), xây dựng hệ trục toạ độ cố định ,  có trục  trùng với trục cuộn dây pha u, và hệ trục toạ độ d, q có trục thực d trùng với véc tơ điện áp lưới us (uN), nghĩa là hệ trục toạ độ d, q này quay với tốc độ s = 2fs so với stator (hình 1.12). j jq is is d s isq us isd s 0 is  s Hình 1.12: Biểu diễn các véc tơ dòng, áp, từ thông stator trên hệ trục toạ độ ,  và d, q
  15. 15 Các thành phần của véc tơ dòng stator trên trục toạ độ ,β là is và isβ và trên trục toạ độ d, q là isd và isq từ đó ta liên hệ giữa các thành phần của dòng điện stator trên các hệ toạ độ và các dòng điện pha stator như sau: is  isu   1 (1.6) is  3 ( isu  2isv )  isd  is cos s  is sin s   (1.7) isq  is sin s  is cos s  isu  is  isv  0,5(is  3.is ) (1.8)  isw  0,5(is  3.is ) is  isd cos s  isq sin s   (1.9) is  isd sin s  isq cos s  Các công thức ở trên cũng đúng với các đại lượng khác. 1.3.1.2. Mô hình trạng thái liên tục phía máy phát Mô hình trạng thái liên tục phía máy phát trong hệ thống máy phát điện chạy sức gió là mô hình trạng thái liên tục của máy phát sử dụng MĐKĐBNK. Cơ sở để xây dựng mô hình trạng thái liên tục MĐKĐBNK là các phương trình điện áp stator, rotor trên hệ thống cuộn dây stator, rotor [ 8, 9, 10]: dψss Phương trình điện áp stator: u Ri  s s s s s (1.10) dt dψ rr Phương trình điện áp rotor: urr  Rr i rr  (1.11) dt ψ s  Ls i s  Lm i r Phương trình từ thông stator và rotor:  (1.12) ψ r  Lm i s  Lr i r Do các cuộn dây stator và rotor có cấu tạo đối xứng về mặt hình học nên các giá điện cảm là bất biến đối với mọi hệ toạ độ quan sát. Vì vậy (1.12) được dùng một cách tổng quát không cần có các chỉ số trên. Khi sử dụng trên hệ toạ độ cụ thể thì sẽ điền thêm chỉ số. 3 3 Phương trình mô men: mG   z p (ψ s  i s )   z p (ψ r  i r ) (1.13) 2 2
  16. 16 Sau khi chuyển các biểu thức trên sang biểu diễn trên hệ trục toạ độ dq suy ra hệ phương trình:  dψ s us  Rs i s   js ψ s (a )  dt  dψ r ur  Rr i r  dt  jr ψ r (b) (1.14)  ψ s  Ls i s  Lm i r (c )  ψ r  Lm i s  Lr i r (d ) Do stator của MĐKĐBNK được nối mạch với lưới nên tần số mạch stator chính là tần số của lưới và điện áp rơi trên điện trở Rs của mạch stator có thể bỏ qua được so với điện áp rơi trên Lm và điện cảm tản Ls. Khi đó phương trình điện áp stator có thể được viết lại gần đúng: dψss uss  hoặc uss  js ψ ss (1.15) dt Phương trình (1.15) cho thấy từ thông stator luôn chậm pha so với điện áp stator 900, hay nói cách khác: Véc tơ từ thông luôn vuông góc với véc tơ điện áp stator (rất thuận lợi cho việc mô hình hoá). Mặt khác, vì ta sử dụng biến dòng điện rotor làm biến điều khiển trạng thái của đối tượng MĐKĐBNK. Vì vậy ta kết hợp các phương trình trên và suy ra được biểu thức (1.16):  di r 1 1 1 1 1 1 1  dt    ( T  T )i r  jr i r   ( T  j )ψ s   L ur   L us '  r s s r m  ' (1.16)  dψ s  1 i  ( 1  j )ψ '  1 u  dt Ts r Ts s s Lm s ψs với ψ 's  Lm Triển khai (1.16) dưới dạng các thành phần trên hệ trục toạ độ dq sẽ được mô hình toàn bộ MĐKĐBNK như sau:
  17. 17  dird 1 1 1 1 1 ' 1 1  dt    ( T  T )ird  r irq   ( T  sd   sq )   L urd   L usd '  r s s r m  dirq 1 1 1 1 1 ' 1 1   (  )irq  r ird  (  sq   sd' )  urq  usq  dt  T r Ts  Ts  L r  Lm  d ' (1.17)  sd  1 i  1  '    '  1 u  dt Ts rd Ts sd s sq Lm sd  '  d sq 1 1 1   irq   sq'  s sd'  usq  dt Ts Ts Lm Vì véc tơ từ thông stator luôn đứng vuông góc với véc tơ điện áp stator nên việc chọn hướng của véc tơ nào làm hướng tựa cho hệ thống điều chỉnh không còn ý nghĩa quyết định nữa. Trong đề tài tác giả chọn tựa theo hướng điện áp stator thì: usq = 0, sd = 0. Mặt khác hệ phương trình (1.14) có thể được viết dưới dạng mô hình trạng dx thái như sau:  Ax  Bsus  Br ur (1.18) dt Trong đó:  Véc tơ trạng thái xT = [ird irq ’sd ’sq ]  uTs  usd usq  là véc tơ biến vào phía stator  uTr  urd urq  là véc tơ biến vào phía rotor Ma trận hệ thống A, ma trận vào phía stator Bs và ma trận vào phía rotor Br:  1   1 1 1 r 1 1  .    L 0    (T  T )  Ts    m   r s   1   1 1 1   1   0    r  (  )  ;  Lm  ;  Tr Ts   Ts  Bs   A    1   1 1   0   0  s  T Ts  Lm     1  s  1 1   0   0  s   Ts Ts   Lm   1   L 0   r   1  (1.19) Br   0    Lr   0 0     0 0 
  18. 18 Các ma trận của mô hình (1.18) cũng có thể được viết dưới dạng các ma trận con như sau: A ; Bs   s1  ; Br  Br1  A12  B A   11  (1.20)  A 21 A 22   Bs 2   Br 2  Trong đó:  1 1 1   1 1    (T  T ) r    .T  .   A11    ; A12    r s s  1 1 1   1 1    r  (  )   .   Tr Ts    .Ts   1   1 s    1  T 0  T   L 0  A 21   s  ; A 22   s  ; Bs1   m ;  1  1  1  0    s Ts   0   Lm   Ts     1   1  L 0  0   0 0 Bs2    ; B    Lr  ; Br2   (1.21) 0 m  1  r1  1  0 0   0   Lr   Lm   Lúc này phương trình có dạng:  di r  dt   A11 A12  x  Bs1u s  B r1u r  ' (1.22)  d s   A A 22  x  Bs2u s  B r2u r  dt 21 ird  urd  u sd   sd '  Trong đó i r    ; u r    ; u s    ; ψ s   '  ; xT= [ird irq ’sd ’sq] ' irq  urq  u sq   sq  Mô hình trạng thái sử dụng ma trận con mô tả mô hình điện liên tục của MĐKĐBNK trong không gian trạng thái. Dựa trên mô hình (1.22) ta có thể hình dung ra việc tách thành 2 nửa, nửa trên và nửa dưới. Nửa trên là mô hình trạng thái dòng rotor có vai trò làm cơ sở cho việc thiết kế khâu điều chỉnh dòng, nửa dưới là mô hình từ thông stator. Ở chế độ làm việc bình thường do MĐKĐBNK được nối với nguồn có công suất vô cùng lớn dẫn đến điện áp stator luôn ổn định và tần số góc  được xem như là đại lượng nhiễu biến thiên chậm [8, 11]. Như trong thiết kế các khâu điều chỉnh tuyến tính [8, 11] thấy rõ điều này, các đại lượng nhiễu đó ở chế độ làm việc bình thường được khử ảnh hưởng bằng khâu bù đơn giản. Hệ phương trình mô tả mô hình dòng rotor của MĐKĐBNK như sau:
  19. 19  dird 1 1 1 1 1 ' 1 1  dt    ( T  T )ird  r irq   ( T  sd   sq )   L urd   L u sd '  r s s r m  (1.23)  dirq   1 ( 1  1   )i   i  1   ( 1  '   ' )  1 u  1   u  dt  Tr Ts rq r rd  Ts sq sd  Lr rq  Lm sq  1 1  1 1 1 1 Đặt a    ; b  ; c ; d ; e   Tr  Ts    Lr  Lm  Ts Khi đó mô hình dòng rotor được viết dưới dạng:  dird  dt   aird  r irq  e sd  b sq  curd  du sd ' '  (1.24)  dirq  ai   i  e '  b '  cu  du  dt rq r rd sq sd rq sq Để thấy rõ đặc điểm phi tuyến của mô hình dòng, ta chuyển hệ (1.24) dưới dạng ma trận như sau: di r  Ai r  Ni r ωr  X 's  Bu r  Su s (1.25) dt ird  urd  u   '  Trong đó: i r    ; u r    ; u s   sd  ; ψ's   sd'  ; irq  urq  u sq   sq   a là ma trận hệ thống; B   0  c 0 A là ma trận đầu vào; 0   a 0 c   0 1 N là ma trận tương tác phi tuyến; thành phần nhiễu ’s tác động vào hệ  1 0  b  d thống qua ma trận X   ; thành phần nhiễu us qua ma trận S   e 0   . b e 0  d  Mô hình trạng thái dạng (1.25) thể hiện rất rõ tính phi tuyến của MĐKĐBNK. Như chúng ta đã biết, đối tượng MĐKĐBNK có điện áp rotor là một đại lượng véc tơ đặc trưng bởi module u r , góc pha ban đầu 0 và tần số góc r (tần số fr). Có thể tạm thời bỏ qua không xét tới góc pha 0. Trên hệ toạ độ dq tựa hướng điện áp lưới, các thành phần urd, urq là hai đại lượng một chiều, không chứa r. Như vậy đầu vào của mô hình dòng rotor là véc tơ điện áp rotor, ngoài 2 thành phần urd, urq thể hiện module u r còn phải kể đến r. Do đó r là đại lượng vào thứ 3, qua đó ta thấy mô hình trạng thái (1.25) có chứa tích của 2 véc tơ trạng thái ir với biến đầu vào r thông qua ma trận N. Do vậy N được gọi là ma trận tương tác phi tuyến. Hơn nữa trong điều kiện lỗi lưới, điện áp stator thay đổi và có sự dao động
  20. 20 của từ thông stator dẫn đến bộc lộ tính phi tuyến cấu trúc của mô hình dòng rotor MĐKĐBNK. 1.3.2. Các biến điều khiển công suất tác dụng và phản kháng phía máy phát Với MĐKĐBNK độ lớn của mô men điện mG do máy sinh ra đặc trưng cho độ lớn của công suất tác dụng (phát ra ở chế độ máy phát và lấy từ lưới vào ở chế độ động cơ). Việc điều chỉnh công suất tác dụng phải tiến hành độc lập với công suất phản kháng Q đã đặt trước cho thiết bị. Để giải quyết vấn đề này ta phải tìm các đại lượng có thể điều chỉnh trực tiếp ảnh hưởng của mG và công suất phản kháng Q để tìm cách áp đặt giá trị mong muốn. Các công thức (1.12) và (1.13) cho phép ta tính được mô men điện của MĐKĐBNK. Vì máy điện chịu sự tác động điều chỉnh từ phía rotor nên công thức tính có chứa dòng rotor sẽ là hữu ích. Từ (1.12) và (1.13) ta rút ra được công thức tính mô men: 3 L 3 mG   z p m  ψs  ir    z p (1   ) Lr ψ's  ir  (1.26) 2 Ls 2 Xét trên hệ trục toạ độ tựa hướng véc tơ điện áp lưới (THĐAL) khi đó ta còn có sd = 0, nên công thức tính mô men sẽ có dạng sau: 3 L 3 mG   z p m  sqird   z p (1   ) Lr sq' ird (1.27) 2 Ls 2 Trong phương trình (1.27), ’sq là một đại lượng chỉ phụ thuộc vào điện áp lưới như đã chỉ ra trong phương trình (1.15). Chính vì vậy, ird giữ vai trò là đại lượng quyết định tạo ra mômen và từ phía rotor ta chỉ có thể sử dụng ird để điều chỉnh mô men MĐKĐBNK. Theo [8, 15], công suất biểu kiến của máy phát: 3 3 3 S = P +jQ = usis* = (usdisd + usqisq) + j (usqisd - usdisq) (1.28) 2 2 2 Trên hệ toạ độ tựa theo điện áp lưới, usq = 0 do đó (1.28) trở thành: 3 3 3 S = P +jQ = usis* = usdisd - j usdisq (1.29) 2 2 2 3 Từ (1.29) ta dễ dàng suy ra được: P = usdisd (1.30) 2 3 Q = - usdisq (1.31) 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2