intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật cơ sở hạ tầng: Kế hoạch cấp nước an toàn cho hệ thống cấp nước tập trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

23
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Kế hoạch cấp nước an toàn cho hệ thống cấp nước tập trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ" nghiên cứu đánh giá toàn diện hiện trạng trạm cấp nước tập trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn cho Hệ thống cấp nước tập trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật cơ sở hạ tầng: Kế hoạch cấp nước an toàn cho hệ thống cấp nước tập trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI DIỆP THANH HÙNG KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN CHO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC TẬP TRUNG XÃ THẠNH AN - THẠNH THẮNG - THẠNH LỢI HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI DIỆP THANH HÙNG KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN CHO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC TẬP TRUNG XÃ THẠNH AN - THẠNH THẮNG - THẠNH LỢI HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ ANH TUẤN Năm 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới TS. Võ Anh Tuấn – Trưởng Khoa Kỹ thuật Hạ tầng Đô thị trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn “Kế hoạch cấp nước an toàn cho hệ thống cấp nước tập trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ”. Thầy đã hưỡng dẫn, giúp đỡ tôi tiếp cận được với những kiến thức khoa học mới trong xã hội có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu, Bộ môn cấp thoát nước và các thầy cô Trường Đại học Thủy Lợi đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu trong thời gian qua. Do thời gian thực hiện luận văn không nhiều nên không tránh khỏi những sai sót, vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến từ quý Thầy, Cô, bạn bè và các chuyên gia trong lĩnh vực để luận văn được hoàn thiện hơn, mang tính thực tiễn cao hơn. Qua đó sẽ giúp ích cho việc quản lý các hệ thống cấp nước nông thôn được hiệu quả hơn. Trân trọng cảm ơn! Tp.HCM, tháng ..... năm 2019 Học viên thực hiện Diệp Thanh Hùng i
  4. LỜI CAM ĐOAN Họ và tên: Diệp Thanh Hùng. Ngày sinh: 01/01/1990. Đơn vị công tác: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Cần Thơ. Tên đề tài: Kế hoạch cấp nước an toàn cho hệ thống cấp nước tập trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Học viên lớp: 25CTN21-CS2. Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng. Mã số học viên: 172806037. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Võ Anh Tuấn. Công trình chưa được công bố và nội dung tham khảo các nguồn tài liệu đều được trích dẫn đầy đủ và đúng quy định. Học viên thực hiện Diệp Thanh Hùng ii
  5. MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................. vii DANH SÁCH HÌNH .................................................................................................. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................ix MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2.Mục đích của Đề tài. ...................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ...........................................................................2 4. Kết quả dự kiến..........................................................................................................2 5. Cách tiếp cận và phương pháp thực hiện. ............................................................... 2 5.1.Cách tiếp cận. ........................................................................................................2 5.2. Phương pháp thực hiện......................................................................................... 3 5.2.1. Phương pháp đánh giá hiện trạng trạm cấp nước tập trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. ........................ 3 5.2.2 Phương pháp thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn cho trạm cấp nước tập trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. ............................................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................................... 5 1.1 Tổng quan về quản lý hệ thống cấp nước trên thế giới và ở Việt Nam. ...............5 1.1.1 Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 5 1.1.2 Quản lý và áp dụng kế hoạch cấp nước an toàn trên Thế giới. .......................... 9 1.1.3 Quản lý và áp dụng kế hoạch cấp nước an toàn ở Việt Nam. .......................... 10 1.1.4 Các công cụ về thể chế trong quản lý hệ thống cấp nước ở Việt Nam. ...........15 1.2 Khái quát hiện trạng khu vực cấp nước của trạm cấp nước tập trung xã Thạnh An, Thạnh Thắng, Thạnh Lợi - huyện Vĩnh Thạnh - Thành phố Cần Thơ .............16 1.2.1 Vị trí và điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu...................................................16 iii
  6. 1.2.2 Đặc điểm thủy văn ........................................................................................... 18 1.2.3 Phân tích, đánh giá diễn biến nguồn nước khai thác trước và sau khi có công trình ........................................................................................................................... 20 1.2.4 Đánh giá diễn biến tổng lượng bùn cát năm, mùa lũ, mùa cạn. ....................... 20 1.3 Hiện trạng về quản lý hệ thống cấp nước trên địa bàn nông thôn thành phố Cần Thơ. ........................................................................................................................... 21 1.3.1 Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Cần Thơ. ........................................................................................... 21 1.3.2 Quy mô xử lý nước tại hộ gia đình. .................................................................23 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN. .............................................................................24 2.1 Cơ sở lý thuyết. ...................................................................................................24 2.1.1 Tìm hiểu về kế hoạch cấp nước an toàn. .......................................................... 24 2.1.2 Cơ sở lựa chọn vùng nghiên cứu thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn. .........24 2.2 Phương pháp đánh giá hiện trạng trạm cấp nước tập trung xã Thạnh An - Thạnh Thắng - Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. ..................................29 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................. 29 2.2.2 Phương pháp tổng hợp số liệu ..........................................................................31 2.3 Phương pháp thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn cho trạm cấp nước tập trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. ...................................................................................................................................31 2.3.1 Phương pháp xác định tần suất xuất hiện các mối nguy hại ............................ 31 2.3.1.1 Thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp phỏng vấn ............................ 31 2.3.2 Phương pháp lập bảng ma trận đánh giá mức độ rủi ro ...................................32 2.3.3 Phương pháp tìm hiểu mô hình kế hoạch cấp nước an toàn để thực hiện .......33 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN CHO TRẠM CẤP NƯỚC TẬP TRUNG XÃ THẠNH AN – THẠNH THẮNG – THẠNH LỢI, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ .............................................................................................................................. 35 3.1 Đánh giá hiện trạng về trạm cấp nước .....................................................................35 3.2 Đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn. ..................................37 iv
  7. 3.2.1 Bước 1: Thành lập ban cấp nước an toàn ......................................................... 37 3.2.2 Bước 2: Mô tả trạm cấp nước tập trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh. ............................................................................................ 38 3.2.2.1 Nguồn nước thô. ....................................................................................... 38 3.2.3.2 Công nghệ xử lý của hệ thống cấp nước ..................................................39 3.2.3 Bước 3: Nhận diện các mối nguy hại và các biện pháp ứng phó. ....................39 3.2.3.1 Nguồn nước thô ........................................................................................ 39 3.2.3.2 Trạm bơm cấp 1 ........................................................................................ 41 3.2.3.3 Bể trộn và bể phản ứng ............................................................................43 3.2.3.4 Bể lắng đứng ............................................................................................ 44 3.2.3.5 Bể lọc .......................................................................................................45 3.2.3.6 Bể chứa nước sạch ...................................................................................46 3.2.3.7 Hệ thống châm hóa chất ..........................................................................46 3.2.3.8 Trạm bơm cấp 2 ....................................................................................... 48 3.2.3.9 Mạng lưới phân phối ................................................................................49 3.2.3.10 Các yếu tố khác ...................................................................................... 51 3.2.3.11 Quy trình tiếp nhận và sử lý khi sự cố xảy ra ........................................52 3.2.3.12 Đánh giá mức độ tác động nguy hại theo thứ tự ưu tiên ........................ 53 3.2.4 Bước 4: Xây dựng và áp dụng kế hoạch cải thiện dần từng bước ...................57 3.2.4.1 Các biện pháp kiểm soát đối với mối nguy hại có mức tác động cao. ....57 3.2.4.2 Các biện pháp kiểm soát đối với mối nguy hại có mức tác động trung bình và thấp. ..................................................................................................................62 3.2.5 Bước 5: Giám sát các biện pháp kiểm soát và thẩm định hiệu quả của kế hoạch cấp nước an toàn ............................................................................................. 66 3.2.5.1 Quy trình vận hành trong điều kiện bình thường......................................66 3.2.5.2 Theo dõi vận hành và kiểm soát chất lượng .............................................73 3.2.5.3 Kiểm chứng nội bộ do đơn vị thực hiện ...................................................73 3.2.5.4 Kiểm chứng nội bộ thực hiện ...................................................................73 3.2.5.5 Kiểm chứng độc lập. .................................................................................74 3.2.6 Bước 6: Lập văn bản, rà soát & cải tiến tất cả các khía cạnh của áp dụng kế hoạch cấp nước an toàn ............................................................................................. 74 v
  8. 3.2.6.1 Văn bản quản lý trạm cấp nước liên quan đến cấp nước an toàn .............74 3.2.6.2 Văn bản rà soát, cập nhật kế hoạch cấp nước an toàn .............................. 75 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 76 PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 77 vi
  9. DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 1.1 Diễn biến mực nước triều qua các tháng tại trạm Cần Thơ ........................... 19 Bảng 1.2 Mực nước bình quân tháng trạm Cần Thơ và Tân Hiệp ................................ 19 Bảng 2.1 Ma trận đánh giá mức độ rủi ro theo mức độ thấp, trung bình, cao. .............33 Bảng 3.1 Ban cấp nước an toàn ..................................................................................... 37 Bảng 3.2 Mối nguy hại và biện pháp ứng phó đối với nguồn nước thô ........................ 40 Bảng 3.3 Mối nguy hại và biện pháp ứng phó đối với trạm bơm cấp 1 ........................ 41 Bảng 3.4 Mối nguy hại và biện pháp ứng phó đối với bể trộn và bể phản ứng ............43 Bảng 3.5 Mối nguy hại và biện pháp ứng phó đối với bể lắng đứng ............................ 44 Bảng 3.6 Mối nguy hại và biện pháp ứng phó đối với bể lọc .......................................45 Bảng 3.7 Mối nguy hại và biện pháp ứng phó đối với bể chứa nước sạch ...................46 Bảng 3.8 Mối nguy hại và biện pháp ứng phó đối với hệ thống châm hóa chất ...........46 Bảng 3.9 Mối nguy hại và biện pháp ứng phó đối với trạm bơm cấp 2 ........................ 48 Bảng 3.10 Mối nguy hại và biện pháp ứng phó đối với mạng lưới phân phối ..............50 Bảng 3.11 Mối nguy hại và biện pháp ứng phó đối với các yếu tố khác ...................... 52 Bảng 3.12 Mức độ tác động của các mối nguy hại ....................................................... 53 Bảng 3.13 Các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, khắc phục bổ sung đối với mối nguy hại có mức tác động cao ................................................................................................ 57 Bảng 3.14 Các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, khắc phục bổ sung đối với mối nguy hại trung bình và thấp ....................................................................................................62 Bảng 3.15 Các quy trình vận hành cơ bản trong điều kiện bình thường ....................... 66 Bảng 3.16 Văn bản quản lý liên quan đến cấp nước an toàn ........................................74 Bảng 3.17 Văn bản rà soát, cập nhật KHCNAT ........................................................... 75 vii
  10. DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 1.1 Sơ đồ hệ thống của kế hoạch cấp nước an toàn ................................................8 Hình 1.2 Vị trí vùng nghiên cứu ....................................................................................17 Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn TP Cần Thơ .......21 Hình 2.1 Vị trí xây dựng trạm cấp nước........................................................................30 Hình 2.2. Sơ đồ mô hình kế hoạch cấp nước an toàn cho vùng nghiên cứu .................31 Hình 2.3 Mô hình KHCNAT ......................................................................................... 34 Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý của trạm cấp nước tập trung xã Thạnh An, Thạnh Thắng, Thạnh Lợi - huyện Vĩnh Thạnh - Tp. Cần Thơ, ................................................39 Q = 2.600 m3/ngày.đêm .................................................................................................39 Hình 3.2 Quy trình khắc phục sự cố nhỏ .......................................................................53 Hình 3.3 Quy trình khắc phục sự cố lớn........................................................................53 viii
  11. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Danh mục : Tiếng Anh Tiếng Việt BĐKH : Climate Change Biến đổi khí hậu CNAT : Safe water supply Cấp nước an toàn ĐBSCL : Mekong Delta Đồng bằng sông Cửu Long KHCNAT : Water Safety Plan (WSP) Kế hoạch cấp nước an toàn Nông nghiệp Phát triền Nông NNPTNT : Agriculture Rural Development thôn National Centre for Rural Trung tâm quốc gia nước sạch NCERWASS : Water Supply and và vệ sinh môi trường nông Environmental Sanitation thôn Center For Rural Water Supply Trung tâm nước sạch và vệ sinh PCERWASS : And Sanitation Province môi trường nông thôn QCVN : Vietnam Standards Quy chuẩn Việt Nam TW : Center Trung ương UBND : People's Committee Uỷ ban nhân dân UNICEF : United Nations Children's Fund Quỹ nhi đổng liên hợp quốc U.S. Environmental Protection USEPA : Ban bảo vệ môi trường Hoa Kỳ Agency VSMTNT : Country Enviroment sanitation Vệ sinh môi trường nông thôn WHO : World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới WB World bank Ngân hàng thế giới ix
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước là một tài nguyên quan trọng, là thành phần của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của từng quốc gia cũng như của cả nhân loại.Việc cung cấp đủ nước sạch và an toàn để ăn uống, sinh hoạt, sản xuất thực phẩm hoặc các mục đích giải trí có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Cải thiện việc cấp nước, vệ sinh môi trường và quản lý các nguồn tài nguyên nước tốt, có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia và đóng góp đáng kể vào việc xóa đói, giảm nghèo (WHO, 2015). Tình trạng ô nhiễm nước mặt và nước dưới đất ngày càng gia tăng (Lê Quốc Tuấn, 2009). Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước do do môi trường nước bị ô nhiễm vi trùng, vi khuẩn và các chất ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm kim loại nặng (Asen, Cadimi, thủy ngân,...) và ô nhiễm các hóa chất độc hại từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, bệnh viện…được cấp trực tiếp vào môi trường mà không qua bất kỳ một khâu xử lý nào hoặc xử lý chưa đạt qui chuẩn (Lê Thị Thanh Tâm, 2013). Nhằm từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống của người dân ở khu vực nông thôn, nơi chiếm đại bộ phận dân số toàn quốc (75% dân số cả nước) và là bộ phận quan trọng nhất đóng góp cho nền kinh tế quốc dân.Vì vậy Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025 (Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016). Một trong những mục tiêu chính của cấp nước và vệ sinh là nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tật liên quan đến nước, bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Do đó, xu hướng hiện nay trong cấp nước đã sử dụng một cách tiếp cận mới về quản lý rủi ro từng khâu cấp nước để phòng ngừa các rủi ro, các nguy cơ nhiễm bẩn nước bằng cách sử dụng nhiều biện pháp kiểm soát rủi ro để đảm bảo an toàn nước từ nguồn nước cho tới nơi tiêu thụ, đây chính là áp dụng kế hoạch cấp nước an toàn (Lê Văn Cát, 2017).Vì vậy, việc chọn đề tài: “Kế hoạch cấp nước an toàn cho hệ thống cấp nước tập trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng – 1
  13. Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp với mong muốn vận dụng những kiến thức đã được học ở trường, thực tế ở địa phương để nghiên cứu áp dụng hiệu quả kế hoạch bảo đảm cấp nước an toàn vào các trạm cấp nước nông thôn mà đơn vị đang quản lý, vận hành bảo đảm cấp nước liên tục, đủ lượng nước, duy trì đủ áp lực, chất lượng nước đạt qui định góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người. 2.Mục đích của Đề tài. Đánh giá toàn diện hiện trạng trạm cấp nước tập trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn cho Hệ thống cấp nước tập trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống xử lý nước mặt. Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn xã Thạnh An, xã Thạnh Thắng, xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 06/2018 đến tháng 3/2019. 4. Kết quả dự kiến. Đánh giá hiện trạng trạm cấp nước tập trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Đề xuất thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn cho hệ thống cấp nước tập trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. 5. Cách tiếp cận và phương pháp thực hiện. 5.1.Cách tiếp cận. Tiếp cận trực tiếp: Trực tiếp đi khảo sát, nghiên cứu, thu thập số liệu. Từ đó đề xuất các giải pháp áp dụng kế hoạch cấp nước an toàn vào hệ thống cấp nước một cách có hiệu quả. 2
  14. 5.2. Phương pháp thực hiện. 5.2.1. Phương pháp tổng hợp kế thừa Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Trực tiếp đến vị trí xây dựng trạm cấp nước để khảo sát. Tham khảo báo cáo thuyết minh dự án đầu tư xây dựng của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Cần Thơ kết hợp đi thực tế tại trạm cấp nước. Xác định được sơ đồ công nghệ xử lý nước mặt và mô tả được chi tiết các thành phần cấu tạo nên trạm cấp nước. Thu thập báo cáo kết quả hoạt động và báo cáo đánh giá chất lượng nước đầu vào và chất lượng nước sau xử lý năm 2018 của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Cần Thơ, nhật ký vận hành của trạm cấp nước năm 2018. Các số liệu điều tra thu thập được tổng hợp để đánh giá tình hình hoạt động của trạm cấp nước và đưa ra các biện pháp hợp lý để tiếp tục nâng cao hiệu quả cung cấp nước, mở rộng thêm địa bàn phục vụ cho trạm cấp nước. 5.2.2 Phương pháp thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn cho trạm cấp nước tập trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Sử dụng phương pháp phỏng vấn để nhận diện được tần suất xuất hiện các mối nguy hại xảy ra tại trạm cấp nước để đánh giá mức tác động của các mối nguy hại gây ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng của trạm cấp nước. Căn cứ vào sổ nhật ký vận hành trạm cấp nước năm 2018, sổ quản lý sự cố của trạm cấp nước năm 2018, kinh nghiệm thực tế của những người có trình độ chuyên môn trong quản lý vận hành trạm cấp nước nông thôn tại Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Cần Thơ và hiện trạng nhân sự đang quản lý vận hành tại trạm cấp nước để xác định các nội dung cần phỏng vấn và số lượng mẫu phỏng vấn. Áp dụng phương pháp phân tích rủi ro bán định lượng (ma trận rủi ro), để xác định mức độ rủi ro cho từng mối nguy cơ. Dựa vào kết quả phỏng vấn ở bước phương pháp xác định tần suất xuất hiện các mối nguy hại kết hợp mức độ nguy hiểm của các mối nguy hại để xác định mức độ rủi ro. Tham khảo tài liệu Sổ tay hướng dẫn của WHO về kế hoạch cấp nước an toàn về hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn và áp dụng kế hoạch cấp nước an toàn 3
  15. ở các hệ thống cấp nước nông thôn.Tham khảo kế hoạch cấp nước an toàn của Công ty Cấp Nước Sài Gòn, Công ty cấp nước Huế để xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn cho trạm cấp nước tập trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh 4
  16. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về quản lý hệ thống cấp nước trên thế giới và ở Việt Nam. 1.1.1 Các khái niệm cơ bản Đánh giá rủi ro trong kế hoạch cấp nước an toàn là việc đánh giá mức độ nguy hiểm của các nguy cơ, từ đó đưa ra biện pháp xử lý cần thiết đảm bảo cấp nước an toàn. Việc đánh giá rủi ro các mối nguy hại nhằm xác định mức độ nguy hiểm của các nguy cơ tác động lên hệ thống cấp nước. Từ đó xác định thứ tự ưu tiên của các mối nguy hại theo mức độ rủi ro và xây dựng, lập kế hoạch thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp xử lý các mối nguy hại theo thứ tự ưu tiên, nhằm giảm thiểu rủi ro cho hệ thống cấp nước Các mối nguy hại được xác định dựa vào tài liệu ghi chép thực tế các sự cố của hệ thống cấp nước do đơn vị quản lý vận hành ghi lại và dự đoán các mối nguy hại có thể xảy ra trên cơ sở khoa học biện chứng. Trong đề tài này, các mối nguy hại được đưa ra dựa trên tổng hợp tất cả các sự cố liên quan đến trạm cấp nước và kinh nghiệm vận hành tại các trạm cấp nước nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong quá khứ và kết quả mô phỏng chất lượng nước bằng mô hình ở những kịch bản ô nhiễm khác nhau. Các mối nguy hại dự kiến được phân nhóm như sau: P (physical) Vật lý; M (microbiology) Vi sinh; C (chemical) Hóa học; O (others) khác. - Nguy hại vi sinh (M): Là vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng trong nước có thể gây hại cho người dân. Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta: trong đất, trong nước, trong không khí; trên các loại động thực vật trong môi trường xung quanh, trên các bề mặt của dụng cụ; và cả trên tóc, trên da tay, trong hốc mắt, hốc mũi, kẽ móng tay, móng chân, trên các vết mưng mủ, xây xát trên da tay của chính chúng ta. Nguy hại hóa học (C): Mối nguy hóa học có sẵn trong nước (do đặc tính địa chất, thổ nhưỡng…của khu vực khai thác nước). Mối nguy hóa học do con người vô tình đưa vào có thể bắt nguồn từ các hoạt động nông nghiệp như: sử dụng thuôc bảo vệ thực vật 5
  17. không đúng cách hoặc dùng thuốc ngoài danh mục sẽ gây nên vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ngấm vào nguồn nước. Mối nguy hóa học phát sinh trong quá trình bơm, xử lý nước tại trạm xử lý, đặc biệt là việc sử dụng Clo để khử trùng nước, nếu hàm lượng ở mức cho phép thì các chất này đóng vai trò là có ích nhưng nếu hàm lượng quá cao thì sẽ là mối nguy đối với sức khỏe của người dân. Nếu có hàm lượng clo vượt quá tiêu chuẩn 0.5 mg/lít, uống vào có thể bị ngộ độc, tiếp xúc lâu dài sẽ gây tổn thương đường hô hấp, giác mạc… Mối nguy hại lý học (P): Ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng, làm cho nước mất an toàn, làm giảm hiệu quả của việc xử lý đặc biệt làm giảm hiệu quả khử trùng hoặc làm cho người sử dụng thấy nước đục, không chịu sử dụng mà tìm tới những nguồn nước khác trông có vẻ trong, nhưng thật sự những nguồn nước đó đã bị nhiễm bẩn. Mối nguy vật lý phổ biến là cặn lắng trong hệ thống cấp nước. Cặn lắng và tạp chất rắn lơ lửng bao gồm cả vật liệu làm đường ống, các mảnh sơn lót đường ống, bùn lắng hoặc màng nhầy sinh học, màng sắt hay màng mangan. Tạp chất rắn lơ lửng có thể chứa các chất độc hoặc vi sinh vật gây bệnh và có thể trở thành vật mang trung gian cho các mối nguy xâm nhập vào nước. Nguy hại khác (O): Các tác nhân gây ngừng quá trình xử lý nước hoặc cấp nước hoặc dừng hoạt động của thiết bị. Các thông số chất lượng nước thô giới hạn để kiểm soát Cấp nước an toàn cung cấp cho các hệ thống xử lý nước phải tuân thủ các Quy chuẩn Kỹ thuật chuyên ngành do Nhà nước ban hành. Đối với nước thô khai thác từ nguồn nước mặt: Tuân thủ chặt chẽ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2015/BTNMT. Kế hoạch Cấp nước An toàn (KHCNAT) là một chương trình do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng với mục tiêu nhằm quản lý rủi ro, ngăn ngừa các nguy cơ từ nước sạch đảm bảo mục tiêu sức khỏe cho cộng đồng. Tại Việt Nam, từ năm 2007, WHO kết hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam đề xuất và hỗ trợ tổ chức, thực thi KHCNAT cho các công ty cấp 6
  18. nước. Đến năm 2008, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-BXD về Quy chế đảm bảo an toàn cấp nước. Đây là cơ sở pháp lý để điều chỉnh và hướng dẫn các đơn vị cấp nước và các bên liên quan triển khai thực hiện, giám sát thực hiện cấp nước an toàn. Ngày 21 tháng 11 năm 2012, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 08/2012/TT-BXD hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn. Theo Điều 2 – Thông tư 08/2012/TT- BXD, khái niệm cấp nước an toàn được hiểu như sau: Cấp nước an toàn là việc cung cấp nước ổn định, duy trì đủ áp lực, liên tục, đủ lượng nước, đảm bảo chất lượng nước theo quy chuẩn quy định. Bảo đảm cấp nước an toàn là những hoạt động nhằm giảm thiểu, loại bỏ, phòng ngừa các nguy cơ, rủi ro gây mất an toàn cấp nước từ nguồn nước qua các công đoạn thu nước, xử lý, dự trữ và phân phối đến khách hàng sử dụng nước. Kế hoạch cấp nước an toàn là các nội dung cụ thể để triển khai thực hiện việc bảo đảm cấp nước an toàn. Mối nguy hại: Là những nguy cơ trực tiếp hoặc gián tiếp, hiện hữu hoặc tiềm ẩn, đe dọa đến an toàn của hệ thống cấp nước và hoạt động cấp nước. Các mối nguy hại có thể xuất hiện tại bất kỳ công đoạn nào trong quá trình khai thác, sản xuất và cung cấp nước từ nguồn nước đến công trình xử lý và hệ thống truyền tải - phân phối nước. Đánh giá rủi ro: Là việc đánh giá mức độ nguy hiểm của các nguy cơ dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá (theo mức độ tác động và tần suất xảy ra rủi ro), từ đó đưa ra biện pháp xử lý cần thiết đảm bảo cấp nước an toàn. Sự cố: Là những hư hỏng hoặc hoạt động không bình thường của các thiết bị, công trình, thành phần thuộc hệ thống cấp nước, xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người, có thể dẫn đến làm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động của hệ thống cấp nước. 7
  19. Thành lập Ban Nhóm cấp nước an toàn Phản hồi Đánh giá hệ thống - Mô tả hệ thống - Nhận dạng mối nguy và đánh Rà soát Kế hoạch giá rủi ro Nâng cấp định kỳ sự và định kỳ - Xác định và kiểm chứng các đầu tư cố, xem xét rà soát biện pháp kiểm soát, đánh giá KHCNAT KHCNAT lại và xếp ưu tiên các rủi ro - Phát triển, áp dụng và duy trì Kế hoạch cải thiện/ nâng cấp Giám sát vận hành - Giám sát Theo dõi quá trình quá trình kiểm soát - Kiểm tra, xác nhận (thẩm định) hiệu quả thực hiện KHCNAT Quản lý và truyền thông Giải quyết - Soạn thảo quy trình quản lý khẩn cấp - Xây dựng các chương trình hỗ trợ Hình 1.1 Sơ đồ hệ thống của kế hoạch cấp nước an toàn Biện pháp kiểm soát (BPKS): Là cách thức, phương thức tiến hành nhằm phòng ngừa, ngăn chặn mối nguy, các sự cố và xử lý giải quyết chúng trong quá trình sản xuất và cung cấp nước. Kế hoạch cải thiện nâng cấp: Là kế hoạch để thực hiện các hành động để cải tiến, nâng cấp (đối với quy trình công nghệ, công trình, máy móc thiết bị, con người, phương thức quản lý…) nhằm phát huy những ưu điểm và hạn chế, khắc phục, sửa đổi những khuyết điểm; đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng của nhân viên… 8
  20. Kiểm chứng: Là việc cung cấp bằng chứng về tất cả các hoạt động của hệ thống cấp nước, chứng thực cho hiệu quả thực hiện KHCNAT, các phản hồi của khách hàng, ... Quy trình vận hành trong điều kiện bình thường: Là các bước vận hành hệ thống cấp nước theo trình tự trong điều kiện tất cả các thiết bị, tất cả các khâu đều hoạt động bình thường, đúng chức năng, nhiệm vụ. Đây là công việc thực hiện thường xuyên, có tính lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Quy trình xử lý sự cố: Là quy trình xử lý áp dụng khi xảy ra một sự cố nào đó trong hệ thống cấp nước (từ nguồn nước, hệ thống xử lý nước, mạng lưới cấp nước cho đến đồng hồ khách hàng), trong đó chỉ rõ cách thức xác định sự cố, giải quyết, ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố; cách khắc phục để đưa hệ thống trở lại vận hành bình thường. Quy trình quản lý: Là quy trình cần thực hiện để đảm bảo hoạt động của tất cả các khâu trong dây chuyền được vận hành đồng bộ, thông suốt, khoa học, đảm bảo cân đối mọi nguồn lực cho sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển. Chương trình hỗ trợ: Là các chương trình nhằm nâng cao năng lực quản lý, vận hành hệ thống cấp nước, nâng cao nhận thức về KHCNAT, nhận thức của cộng đồng về nước sạch và môi trường. Rà soát kế hoạch: Là quá trình theo dõi, kiểm tra việc thực hiện KHCNAT trong toàn bộ các bước nhằm tìm ra những điểm thiếu sót hoặc sai lầm để tiến hành điều chỉnh, bổ sung đảm bảo cho KHCNAT được thực hiện đúng theo mục tiêu ban đầu. Cập nhật định kỳ Kế hoạch Cấp nước an toàn: Là hành động điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cũng như phương pháp triển khai thực hiện KHCNAT nhằm thay đổi phù hợp với điều kiện thực tế của hệ thống cấp nước đồng thời khắc phục những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm đã được xác nhận trong quá trình rà soát, đánh giá. 1.1.2 Quản lý và áp dụng kế hoạch cấp nước an toàn trên Thế giới. Quản lý chất lượng nước trên thế giới liên quan đến các đạo luật, pháp quy và các chương trình ứng dụng, tiện ích. Ở Mỹ đạo luật Safe Drinking Water Act Amendments, 1996 (luật sửa đổi về nước ăn uống an toàn) có những điều khoản về 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1