Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật điện: Đánh giá ổn định hệ thống điện có tích hợp năng lượng gió
lượt xem 5
download
Đề tài "Đánh giá ổn định hệ thống điện có tích hợp năng lượng gió" đưa ra giải pháp nâng cao độ ổn định điện áp của hệ thống điện gió ở Bạc Liêu bằng cách sử dụng thiết bị bù tĩnh SVC để đảm bảo sự hoạt động bình thường của hệ thống và đảm bảo chất lượng điện năng khi có sự kết nối với hệ thống điện gió.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật điện: Đánh giá ổn định hệ thống điện có tích hợp năng lượng gió
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ PHẠM TRUNG CHÍNH ĐÁNH GIÁ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG ĐIỆN CÓ TÍCH HỢP NĂNG LƯỢNG GIÓ NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN - 60520202 S K C0 0 6 0 9 6 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03/2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ PHẠM TRUNG CHÍNH ĐÁNH GIÁ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG ĐIỆN CÓ TÍCH HỢP NĂNG LƯỢNG GIÓ NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN - 60520202 Hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ MI SA Tp.Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2019
- I
- LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC: Họ & tên: Phạm Trung Chính Giới tính: Nam. Ngày, tháng, năm sinh: 10/9/1984 Nơi sinh: Bến Tre. Quê quán: Bến Tre Dân tộc: Kinh Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Số nhà 20/3, ấp An Hội A, xã An Thuận, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Điện thoại cơ quan: 0916092426. Điện thoại nhà riêng: 0916092426 Fax: E-mail: trungchinhpcbtr@gmail.com II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO: 1. Trung học chuyên nghiệp: Hệ đào tạo: chính quy. Thời gian đào tạo: từ 2002 đến 2004. Nơi học (trường, thành phố): Trường Cao Đẳng Bến Tre. Ngành học: Điện công nghiệp. 2. Đại học: Hệ đào tạo: Vừa làm vừa học. Thời gian đào tạo: từ 2009 đến 2013. Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh. Ngành học: Điện công nghiệp. III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Công việc Thời gian Nơi công tác đảm nhiệm Phòng Kế hoạch và Vật tư – Công ty Điện lực 11/2013 đến nay Chuyên viên Bến Tre I
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 3 năm 2019. (Ký tên và ghi rõ họ tên) Phạm Trung Chính II
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy trong chương trình cao học Kỹ thuật điện cho lớp KDD18A. Tôi xin cảm ơn các quý thầy cô đã góp ý, hướng dẫn nội dung chuyên đề của tôi, để tôi có thể hoàn thiện luận văn cao học tốt hơn. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Mi Sa đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy/Cô và các anh chị học viên. III
- TÓM TẮT Luận văn “Đánh giá ổn định hệ thống điện có tích hợp năng lượng gió” đã hoàn thành với các nội dung nghiên cứu như sau: - Nghiên cứu về ổn định hệ thống điện. - Nghiên cứu về dự án điện gió Bạc Liêu. - Tìm hiểu về thiết bị bù tĩnh SVC. - Nghiên cứu ảnh hưởng của SVC trong việc nâng cao ổn định trong hệ thống điện khi có các sự cố nghiêm trọng xảy ra. Có thể kết luận từ các kết quả mô phỏng rằng, thiết bị SVC có thể ứng dụng trong hệ thống điện để nâng cao ổn định điện áp cho hệ thống đặc biệt là các hệ thống có kết nối với điện gió. IV
- ABSTRACT The thesis “Assessment the stability of power systems integrated with wind power energy” has been completed with the following research contents: - Research on power system stability. - Research on Bac Lieu wind power project. - Learn about SVC device. - Study the influence of SVC in improving stability in the power system when serious incidents occur. It can be concluded from the simulation results that SVC devices can be applied in power systems to improve voltage stability for the system, especially systems connected to wind power. V
- MỤC LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LÝ LỊCH KHOA HỌC ............................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii TÓM TẮT ................................................................................................................. iv ABSTRACT ................................................................................................................v MỤC LỤC ................................................................................................................. vi DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... viii DANH SÁCH HÌNH VẼ .......................................................................................... ix DANH SÁCH BẢNG BIỂU ..................................................................................... xi Chương 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong và ngoài nước 1 1.2 Tính cấp thiết.....................................................................................................7 1.3 Mục tiêu của đề tài ............................................................................................7 1.4 Cách tiếp cận .....................................................................................................7 1.5 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................7 1.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu:.................................7 Chương 2. ỔN ĐỊNH CỦA HỆ THỐNG CÓ KẾT HỢP VỚI ĐIỆN GIÓ................9 2.1 Ổn định trong hệ thống điện..............................................................................9 2.1.1 Khái niệm ổn định hệ thống điện ...............................................................9 2.1.2 Các chỉ tiêu ổn định điện áp ....................................................................11 2.2 Ảnh hưởng của điện gió trong hệ thống điện .............................................….14 2.2.1 Ảnh hưởng chung .....................................................................................14 2.2.2 Ảnh hưởng của nguồn điện gió đến chất lượng điện năng ......................15 2.2.3 Ảnh hưởng nguồn điện gió đến điện áp lưới điện ....................................19 Chương 3. MÔ HÌNH TOÁN HỌC HỆ THỐNG ĐIỆN CÓ TÍCH HỢP NĂNG LƯỢNG GIÓ SỬ DỤNG SVC.................................................................................24 VI
- 3.1 Thiết bị bù SVC..............................................................................................24 3.1.1 Cấu tạo thiết bị bù SVC...........................................................................24 3.1.2 Nguyên lý hoạt động SVC.......................................................................25 3.1.3 Mô hình nghiên cứu SVC........................................................................27 3.2 Hệ thống điện gió dùng máy phát điện DFIG.................................................28 3.2.1 Cấu hình của hệ thống tua bin gió dựa trên DFIG...................................28 3.2.2 Mô hình tốc độ gió...................................................................................29 3.2.3 Mô hình tua bin gió……………………………………………………..31 3.2.4 Mô hình miêu tả mối quan hệ về khối lượng, độ đàn hồi giữa máy phát và tua bin........................................................................................................................32 3.2.5 Mô hình máy phát điện cảm ứng nguồn kép (DFIG)...............................32 3.2.6 Mô hình bộ nghịch lưu xung đối.............................................................34 3.2.7 Bộ điều khiển thuộc khối nghịch lưu phía máy phát…………………...34 3.2.8 Bộ điều khiển thuộc khối nghịch lưu phía lưới………………………...37 3.2.9 Bộ điều khiển góc cánh quạt ...................................................................39 3.3 Ứng dụng của SVC trong hệ thống điện có kết hợp hệ thống điện gió..........40 CHƯƠNG 4. MÔ PHỎNG HỆ THỐNG ĐIỆN CÓ TÍCH HỢP NĂNG LƯỢNG GIÓ............................................................................................................................43 4.1 Giới thiệu về hệ thống điện gió Bạc Liêu…………………………………...43 4.2 Mô phỏng hệ thống điện gió Bạc Liêu………………………………………46 4.3 Kết quả mô phỏng hệ thống nghiên cứu……………………………….........46 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................49 5.1 Kết luận…………………………………………………………..................50 5.2 Kiến nghị……………..……………………………………………………..50 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........…………………………………………………..51 VII
- DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam GIZ: Hợp tác Phát triển Đức P: Công suất tác dụng Q: Công suất phản kháng CSTD: Công suất tác dụng CSPK: Công suất phản kháng HTĐ: Hệ thống điện SVC: Static VAR Compensator - Tụ bù tĩnh có dung lượng thay đổi FACTS: Flexible Alternating Current Transmission System - Hệ thống truyền tải điện xoay chiều linh hoạt PCC: Điểm kết nối chung MBA: Máy biến áp DFIG: Doubly-Fed Induction Generator (Hệ thống điện gió dùng máy phát điện cảm ứng kích từ kép) RSC: Bộ nghịch lưu phía rotor GSC: Bộ nghịch lưu phía lưới WT: Wind turbine (Tua bin gió) MATLAB: Matrix Laboratory Simulink: Công cụ mô phỏng đi kèm với phần mềm MATLAB VIII
- DANH SÁCH HÌNH VẼ TRANG HÌNH Hình 1.1. Atlas tiềm năng gió Việt Nam tại độ cao 80m, 2010.................................6 Hình 2.1. Sơ đồ phân loại ổn định của hệ thống điện………………………………9 Hình 2.2. Đường cong QV sử dụng biến Q phụ tải thay đổi………………………13 Hình 2.3. Mô hình nguồn điện gió nối lưới và biểu đồ pha điện áp……………….15 Hình 2.4. Biểu đồ pha điện áp……………………………………………………..18 Hình 2.5. Quan hệ giữa UT với công suất phát P và tỷ số X/R……………………19 Hình 2.6. Đặc tính của nguồn điện gió phụ thuộc điện áp………………………...20 Hình 2.7. Mô hình tĩnh của máy phát tuabin gió loại không đồng bộ…………….22 Hình 3.1. Cấu tạo của bộ thiết bị SVC…………………………………………….25 Hình 3.2. Đặc tính U-I của SVC…………………………………………………..26 Hình 3.3. Đặc tính làm việc của SVC điều chỉnh theo điện áp……………………27 Hình 3.4. Sơ đồ tương đương của SVC……………………………………………28 Hình 3.5. Sơ đồ điều khiển của SVC………………………………………………28 Hình 3.6. Sơ đồ đơn tuyến của tua bin gió kết hợp máy phát DFIG………………29 Hình 3.7. Mô hình kết nối máy phát và tuabine gió……………………………….32 Hình 3.8. Mạch điện tương đương theo trục dq của DFIG………………………..33 Hình 3.9. Mô hình của bộ nghịch lưu xung đối…………………………………..34 Hình 3.10. Sơ đồ khối điều khiển của bộ điều khiển RSC………………………..36 Hình 3.11. Hệ quy chiếu định hướng từ thông stator……………………………..37 Hình 3.12. Sơ đồ khối của bộ điều khiển GSC……………………………………38 Hình 3.13. Hệ quy chiếu hướng điện áp stato…………………………………….39 Hình 3.14. Sơ đồ điều khiển của bộ điều khiển góc cánh quạt……………………39 IX
- Hình 3.15. Mô hình máy phát DFIG xây dựng trong phần mềm MATLAB……...40 Hình 3.16. Sơ đồ hệ thống điện kết nối nguồn điện gió…………………………...41 Hình 3.17. Mô hình SVC kết nối lưới điện………………………………………..41 Hình 4.1. Nhà máy điện gió tỉnh Bạc Liêu………………………………………..44 Hình 4.2. Mô tải hệ thống điện gió Bạc Liêu trong Matlab……………………….46 Hình 4.3. Đáp ứng của điện áp các bus khi chưa có SVC…………………………48 Hình 4.4. Đáp ứng của điện áp các bus khi có SVC………………………………49 X
- DANH SÁCH BẢNG BIỂU BẢNG TRANG Bảng 1.1. Tổng hợp tình hình đầu tư điện gió tại các tỉnh………………………….3 Bảng 1.2. Tiềm năng năng lượng gió ở Việt Nam (độ cao 65m)…………………...4 Bảng 1.3. Tiềm năng năng lượng gió ở Việt Nam (độ cao 80m)…………………...5 Bảng 4.1. Thông số lưới điện Bạc Liêu……………………………………………45 XI
- Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. Nguyễn Thị Mi Sa Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong và ngoài nước Trước những thách thức về tình trạng thiếu điện và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu trong những năm tiếp theo thì kế hoạch phát triển “Điện Xanh” từ các nguồn năng lượng tái tạo là một giải pháp khả thi nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Gần đây, chính phủ Việt Nam đã xác định rõ các mục tiêu trong định hướng phát triển dạng “Điện Xanh” này. Trong đó, năng lượng gió được xem như là một lĩnh vực trọng tâm, do Việt Nam được xem là nước có giàu tiềm năng nhất trong khu vực Đông Nam Á. Một số nghiên cứu đánh giá cho thấy Việt Nam có tiềm năng gió để phát triển các dự án điện gió với quy mô lớn là rất khả thi. Bản đồ tiềm năng gió của Ngân hàng Thế giới (Worldbank, 2001) được xây dựng cho bốn nước trong khu vực Đông Nam Á (gồm: Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, và Thái Lan) dựa trên phương pháp mô phỏng bằng mô hình số trị khí quyển. Theo kết quả từ bản đồ năng lượng gió này, tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam là lớn nhất so với các nước khác trong khu vực, với tiềm năng năng lượng gió lý thuyết lên đến 513.360 MW[1]. Những khu vực được hứa hẹn có tiềm năng lớn trên toàn lãnh thổ là khu vực ven biển và cao nguyên miền nam Trung Bộ và Nam Bộ. Tuy nhiên, các kết quả mô phỏng này được đánh giá là khá khác biệt so với kết quả tính toán dựa trên số liệu quan trắc của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sự khác biệt này có thể là do sai số tính toán mô phỏng. Năm 2007, EVN cũng đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tiềm năng gió, xác định các vùng thích hợp cho phát triển điện gió trên toàn lãnh thổ với công suất kỹ thuật 1.785 MW. Trong đó miền Trung Bộ được xem là có tiềm năng gió lớn nhất cả nước với khoảng 880 MW tập trung ở hai tỉnh Quảng Bình và Bình Định, tiếp HVTH: Phạm Trung Chính Trang 1
- Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. Nguyễn Thị Mi Sa đến vùng có tiềm năng thứ hai là miền Nam Trung Bộ với công suất khoảng 855 MW, tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Ngoài ra, Bộ Công thương và Ngân hàng Thế giới (2010) đã tiến hành cập nhật thêm số liệu quan trắc (đo gió ở 3 điểm) vào bản đồ tiềm năng gió ở độ cao 80m cho Việt Nam. Kết quả cho thấy tiềm năng năng lượng gió ở độ cao 80m so với bề mặt đất là trên 2.400 MW (tốc độ gió trung bình năm trên 7 m/s) . Cho đến nay chưa có một nghiên cứu đánh giá tiềm năng gió cho riêng Việt Nam một cách sâu rộng do thiếu số liệu quan trắc phục vụ phát triển điện gió. Gần đây, trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Công thương (MoIT) và Dự án Năng lượng Gió GIZ (Hợp tác Phát triển Đức GIZ) (gọi tắt, Dự án Năng lượng Gió GIZ/MoIT) [2], một chương trình đo gió tại 10 điểm trên độ cao 80m đang được tiến hành tại các tỉnh cao nguyên và duyên hải Trung Bộ (đo ở 3 độ cao 80, 60, và 40m so với bề mặt đất). Áp dụng các tiêu chuẩn IEC 61400-12 trong suốt quá trình đo gió, dự án này được mong đợi sẽ cung cấp dữ liệu gió có tính đại diện cho các vùng có tiềm năng gió của Việt Nam để phục vụ cho phát triển điện gió trong thời gian tới. Ngoài ra, các báo cáo về quy trình và tiêu chuẩn lắp đặt cột đo gió cũng đang được hoàn thiện và sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà phát triển điện gió nói chung. Cho đến nay, có khoảng 48 dự án điện gió đã đăng ký trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ, với tổng công suất đăng ký gần 5.000 MW, quy mô công suất của các dự án từ 6 MW đến 250 MW. Tuy nhiên, hiện nay do suất đầu tư của dự án điện gió vẫn còn khá cao, trong khi giá mua điện gió là khá thấp 1.928 đồng/kWh theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018, cao hơn 184 đồng/ kWh so với mức giá điện bình quân hiện nay là 1.744 đồng/ kWh, được xem là chưa hấp dẫn các nhà đầu tư điện gió trong và ngoài nước [2]. Ngoài ra, theo thống kê, đến tháng 9 năm 2012, có tổng cộng 77 dự án điện gió qui mô công nghiệp đã được đăng ký tại 18 tỉnh với tổng công suất đăng ký là 7.234 MW (công suất đăng ký giai đoạn 1 là 1.488 MW). HVTH: Phạm Trung Chính Trang 2
- Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. Nguyễn Thị Mi Sa Bảng 1.1. Tổng hợp tình hình đầu tư điện gió tại các tỉnh Công suất, MW Tổng số dự TT Tỉnh/TP Số nhà đầu tư GĐ1 Đăng ký án 1 Lạng Sơn 200 1 1 2 Quảng Bình 60 240 5 5 3 Quảng Trị 64 312 2 3 4 Bình Định 25 251 3 3 5 Phú Yên 45 1 1 6 Khánh Hòa 80 80 1 3 7 Ninh Thuận 357,5 1105,5 13 16 8 Bình Thuận 398 1676 18 22 9 Gia Lai 40,5 1 1 10 Đak Lak 2 2 11 Lâm Đồng 30 330 1 2 12 Bà Rịa – Vũng Tàu 62 112 2 2 13 Tiền Giang 80 1250 2 2 14 Bến Tre 40 280 2 2 15 Trà Vinh 28,5 223 3 3 16 Sóc Trăng 247 690 6 6 17 Bạc Liêu 16 99 1 1 18 Cà Mau 300 2 2 Tổng cộng 1488 7234 66 77 Theo thống kê, các dự án và các nhà đầu tư điện gió tập trung nhiều nhất trên địa bàn 02 tỉnh là Bình Thuận và Ninh Thuận, cũng là 02 tỉnh được đánh giá có tiềm năng gió dồi dào nhất Việt Nam. Tỉnh Bình Thuận có đến 18 nhà đầu tư, đăng ký 22 dự án điện gió với tổng công suất đăng ký gần 1.700MW. Tỉnh Bình Thuận đã triển khai lập quy hoạch phát triển điện gió tỉnh từ năm 2009, quy hoạch này đã được Bộ Công Thương phê duyệt ngày 16/8/2012 theo Quyết định số 4715/QĐ-BCT. Tỉnh Bình Thuận cũng là địa phương duy nhất có Hiệp hội Điện gió. Tỉnh Ninh Thuận có 13 nhà đầu tư, đăng ký 16 dự án điện gió với tổng công suất đăng ký hơn 1.100MW. Tỉnh Ninh Thuận cũng đã triển khai lập quy hoạch phát triển điện gió tỉnh từ năm 2010, quy hoạch này đã được Bộ Công Thương phê duyệt ngày 23/4/2013. HVTH: Phạm Trung Chính Trang 3
- Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. Nguyễn Thị Mi Sa Các nghiên cứu về tiềm năng năng lượng gió hiện có ở Việt Nam Thập niên vừa qua, một số công trình nghiên cứu đã được thực hiện bởi các tổ chức nước ngoài với sự cộng tác của các tổ chức trong nước đã phác thảo được sơ lược bức tranh của nền công nghiệp năng lượng gió ở Việt Nam. Tại cấp độ quốc gia, một số đề án đã được thực hiện, có thể kể: +“Atlas tài nguyên năng lượng gió khu vực Đông Nam Á” (“Wind Energy Resource Atlas of Southeast Asia”), gồm 04 nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan, được Ngân hàng Thế giới tài trợ thực hiện và ấn hành vào tháng 9 năm 2001. +Dự án lập bản đồ tiềm năng gió cho 4 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan, trong đó Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng gió lớn nhất khu vực Đông Nam Á với tổng công suất điện gió ước đạt khoảng 513.360 MW. Bảng 1.2. Tiềm năng năng lượng gió ở Việt Nam (độ cao 65m) Tốc độ gió trung bình Kém Khá Tốt Rất tốt Tuyệt (9m/s) Diện tích (km2) 197.342 100.367 25.679 2.187 113 % trên tổng diện tích 60,6 30,8 7,9 0,7 0 MW tiềm năng 401.444 102.716 8.748 452 “Qui hoạch năng lượng gió để phát điện tại các tỉnh duyên hải Việt Nam”, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tài trợ thực hiện. Đề án gồm 03 phần, chia theo ranh giới địa lý: phần các tỉnh miền Bắc do Viện Năng lượng thực hiện, phần các tỉnh miền Trung do Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 4 thực hiện, và phần các tỉnh miền Nam do Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 3 thực hiện. Đề án hoàn tất năm 2007. Đề án căn cứ vào kết quả quan trắc gió tại 12 địa điểm lựa chọn trải dọc vùng duyên hải Việt Nam, tiềm năng gió Việt Nam được tái khẳng định, một số khu vực có khả năng phát triển điện gió với quy mô công nghiệp được định vị. Tuy nhiên, do HVTH: Phạm Trung Chính Trang 4
- Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. Nguyễn Thị Mi Sa số điểm quan trắc giới hạn, tài liệu chưa có điều kiện đánh giá đầy đủ tiềm năng gió khu vực duyên hải Việt Nam; “Đánh giá tài nguyên gió tại các vị trí lựa chọn ở Việt Nam” (“Wind Resources Assessment at the Selected Sites in Viet Nam”), đề án này cũng được Ngân hàng Thế giới tài trợ thực hiện thông qua Bộ Công thương, đề án bắt đầu triển khai vào tháng 12 năm 2007, kéo dài trong 02 năm, thực tế còn mở rộng phạm vi dự án đến nay. Sau khi xác định sơ bộ 29 địa điểm có tiềm năng gió tốt, đề án đã sàng lọc và chọn 3 địa điểm tiêu biểu có tiềm năng tốt nhất để tiến hành quan trắc gió. Ba địa điểm nêu trên nằm trên địa bàn 3 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Gia Lai. Kết quả thu được sau 02 năm quan trắc cho kết quả tương đối trùng khớp với các kết quả quan trắc thực hiện tại các đề án khác. Dựa vào kết quả quan trắc trong 02 năm, Tư vấn AWS True Power đã hiệu chỉnh lại mô hình tính toán và vẽ lại Atlas gió cho Việt Nam. Một số kết quả chính rút ra từ Atlas gió Việt Nam hiện nay: Bảng 1.3. Tiềm năng năng lượng gió ở Việt Nam (độ cao 80m) Tốc độ gió trung Kém Khá Khá Tốt (>7m/s) bình (
- Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. Nguyễn Thị Mi Sa Hình 1.1. Atlas tiềm năng gió Việt Nam tại độ cao 80m, 2010. HVTH: Phạm Trung Chính Trang 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động
143 p | 348 | 79
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm in theo tiêu chuẩn Iso 9001:2008 tại Công ty TNHH MTV In Bình Định
26 p | 302 | 75
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống phục vụ tra cứu thông tin khoa học và công nghệ tại tỉnh Bình Định
24 p | 290 | 70
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật của hệ thống truyền tải điện lạnh và siêu dẫn
98 p | 185 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng khai phá dữ liệu để trích rút thông tin theo chủ đề từ các mạng xã hội
26 p | 226 | 30
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu và xây dựng hệ thống Uni-Portal hỗ trợ ra quyết định tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
26 p | 212 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến của khách hàng đối với một sản phẩm thương mại điện tử
26 p | 166 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng giải thuật di truyền giải quyết bài toán tối ưu hóa xếp dỡ hàng hóa
26 p | 240 | 23
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp kiểm tra hiệu năng FTP server
26 p | 170 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng web ngữ nghĩa và khai phá dữ liệu xây dựng hệ thống tra cứu, thống kê các công trình nghiên cứu khoa học
26 p | 160 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng luật kết hợp trong khai phá dữ liệu phục vụ quản lý vật tư, thiết bị trường Trung học phổ thông
26 p | 152 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến đánh giá các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng
26 p | 201 | 15
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp phòng vệ nguy cơ trên ứng dụng web
13 p | 146 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng thuật toán ACO cho việc định tuyến mạng IP
26 p | 156 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu quá trình đốt sinh khối từ trấu làm nhiên liệu đốt qui mô công nghiệp
26 p | 166 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy nổ khí metan khi khai thác xuống sâu dưới mức -35, khu Lộ Trí - Công ty than Thống Nhất - TKV
73 p | 10 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tách khí Heli từ khí thiên nhiên
26 p | 113 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn