Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật điện: Nghiên cứu giải pháp nâng cao tính an toàn tia lửa của mạch điều khiển khởi động từ phòng nổ sử dụng trong mỏ than hầm lò
lượt xem 7
download
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật điện "Nghiên cứu giải pháp nâng cao tính an toàn tia lửa của mạch điều khiển khởi động từ phòng nổ sử dụng trong mỏ than hầm lò" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan về mạng điện hạ áp sử dụng trong mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh; Đánh giá quá trình làm việc của các khởi động từ sử dụng trong mỏ than hầm lò; Nghiên cứu giải pháp nâng cao tính an toàn tia lửa của mạch điều khiển khởi động từ phòng nổ sử dụng trong mỏ than hầm lò.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật điện: Nghiên cứu giải pháp nâng cao tính an toàn tia lửa của mạch điều khiển khởi động từ phòng nổ sử dụng trong mỏ than hầm lò
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ MỞ ĐẦU Hiện nay, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản của Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao của đất nước. Việc nâng cao sản lượng than đòi hỏi phải đầu tư mở rộng khai thác và đầu tư thêm các thiết bị, máy móc. Thiết bị, máy móc sử dụng trong mỏ hầm lò chủ yếu là các máy cắt phân phối, trạm biến áp, các biến áp chiếu sáng, các biến tần, các khởi động mềm, các khởi động từ, động cơ băng tải, động cơ máng cào, động cơ bơm nước, động cơ quạt gió.... Với động cơ này đều được điều khiển chủ yếu bởi các khởi động từ (KĐT) phòng nổ, các động cơ có công suất lớn chủ yếu là động cơ bơm nước, động cơ máy khấu… thường sử dụng các khởi động mềm phòng nổ và biến tần phòng nổ. Thực tế với các động cơ có công suất nhỏ là chủ yếu chiếm số lượng lớn trong mỏ và được sử dụng các khởi động từ để điều khiển, khởi động từ có chức năng điều khiển từ xa hoặc tại chỗ. Có nhiều loại khởi động từ phòng nổ được sử dụng trong mỏ hầm lò, tại vùng mỏ Quảng Ninh, gồm các loại khởi động từ của Trung Quốc, Nga, Ba Lan và Việt Nam. Hiện nay các khởi động từ của Nga, Ba Lan gần như là không còn hoặc có còn chủ yếu đã được cải tạo lại các mạch điện bên trong, không còn được như ban đầu. Do đó các khởi động từ đang sử dụng chủ yếu là của Trung Quốc và một phần là do Việt Nam sản xuất. Mỗi loại KĐT đều có những ưu nhược điểm khác nhau, nhìn chung các mạch điều khiển trong các khởi động như: Khởi động từ loại QC 83-80, 60, 80, 120, 200A…, mạch điều khiển từ xa sử dụng mạch thường, không sử dụng mạch an toàn tia lửa. Khởi động từ loại QBZ-30, 60, 80, 120, 200A…, mạch điều khiển từ xa sử dụng mạch thường, không sử dụng mạch an toàn tia lửa. Hiện nay một số mỏ đã sử dụng loại khởi động tử QJZ-60, 80, 120, 200A, đây là khởi động từ có mạch điều khiển là mạch an toàn tia lửa. Trong quá trình điều khiển từ xa cho các động cơ, nếu chỉ sử dụng các mạch điều khiển điện áp 36V từ cuộn sơ cấp của biến áp 660/1140/36V. Trong quá trình sử dụng nếu bị đứt cáp gây chập mạch ngắn mạch hoặc sử dụng không đúng cách như: tại các nút bấm điều khiển thiếu bu lông bắt chặt, khe hở mối ghép không đảm bảo, cáp sử dụng không phù hợp với vòng kẹp giữ cáp dẫn đến nguy cơ rủi ro cháy nổ là không thể tránh khỏi. Ngoài ra theo phân vùng thì các các nút bấm phòng nổ dạng Ex d I không được phép sử dụng ở ‘vùng 0’ chỉ được phép sử dụng trong vùng 1, 2 (Trong khai thác than hầm lò khí mê tan luôn tiềm ẩn trong các vỉa than đo đó không phân biệt được các vùng), nhưng tại các lò chợ khai thác than thì luôn tiềm ẩn khí mê tan. Với lý do trên nhằm nâng cao trong công tác an toàn, cần có giải pháp để nâng cấp các mạch điều khiển thường, cải tạo sử dụng các mạch điều khiển từ xa trong các khởi động từ, điều khiển từ xa cho các động cơ cần sử dụng mạch điều khiển từ xa an toàn tia lửa, ngoài ra tại các vị trí đặt nút bấm điều khiển cho các động cơ đặt tại các Học viên: Vũ Thành Thái -1- Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ gương lò chợ, khu vực thường xuyên có khí mê tan, luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro mất an toàn. 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong khai thác than hầm lò tại các mỏ vùng Quảng Ninh, ngoài việc mở rộng quy mô sản xuất, diện khai thác ngày càng xuống sâu cũng đồng nghĩa với nguy cơ mất an toàn ngày càng tăng, luôn có nguy cơ xảy ra các hiểm họa tai nạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào như: cháy nổ khí mêtan, bục nước, sập lò…Với các hiểm họa trên thì hiểm họa cháy nổ khí mêtan là khủng khiếp nhất vì nó xảy ra rất nhanh trong một diện rộng với nhiệt độ và áp suất ở mức rất cao, gây nguy hại đến tính mạng người lao động. Trong môi trường khai thác này thì các thiết bị điện phải làm việc trong các điều kiện làm việc khắc nghiệt như va đập, nhiệt độ, độ ẩm đặc biệt là môi trường xung quanh khu vực thiết bị làm việc luôn tồn tại khí cháy nổ. Theo thống kê hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam vẫn thường xảy ra hiểm họa cháy nổ khí, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Tại Việt Nam, từ năm 1999 đến nay, ngành sản xuất than hầm lò đã xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động do nhiều yếu tố khác nhau làm chết và bị thương nhiều ở các mỏ. Đáng nói là các vụ cháy nổ khí mêtan gây thiệt hại lớn về người và vật chất, điển hình có các vụ sau: - Năm 1999 cháy nổ khí mêtan tại Công ty than Mạo Khê làm chết 19 người. - Năm 2002 cháy nổ khí mêtan tại Các đơn vị khai thác than hầm lò 909 và Suối Lại làm chết 13 người. - Năm 2006 cháy nổ khí mêtan tại công ty than Thống Nhất làm chết 8 người. - Năm 2008 cháy nổ khí mêtan tại Công ty than Khe chàm làm chết 11 người. - Năm 2012 cháy nổ khí mêtan tại Công ty 86 làm chết 4 người. - Năm 2016 cháy khí mêtan tại khai trường Hà Ráng – Công ty than Hạ Long làm bỏng 6 người. - Năm 2017 ngạt khí dẫn đến tai nạn tại - Công ty CP than Vàng Danh làm bỏng 1 người chết. - Năm 2019 cháy khí mêtan tại - Công ty Than Hạ Long khiến 02 công nhân tử vong và 03 công nhân bị thương. Một trong những nguyên nhân gây cháy, nổ khí là do hệ thống thông gió chưa tốt, khí mêtan được tích tụ với nồng độ cao (5-10)%CH4 và nếu có xuất hiện tia lửa điện thì sẽ xảy ra một vụ cháy nổ khí. Do đó để hạn chế được các vụ tai nạn trên cần nâng cao công tác an toàn trong quá trình làm việc cũng như sử dụng các thiết bị điện trong lò. Cần tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao trong công tác an toàn, dưới đây là 1 trong các giải pháp cần quan tâm đó là “Nghiên cứu giải pháp nâng cao tính an toàn tia lửa của mạch điều Học viên: Vũ Thành Thái -2- Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ khiển khởi động từ phòng nổ sử dụng trong mỏ than hầm lò” là một yếu tố mang tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong công tác an toàn khai thác mỏ. 2. Đối tượng nghiên cứu Các khởi động từ phòng nổ hạ áp sử dụng trong mỏ than hầm lò; Mạch điều khiển từ xa trong các khởi động từ phòng nổ thông dụng đang sử dụng trong các mỏ hầm lò tại Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu Các khởi động từ phòng nổ đang sử dụng trong một số mỏ than hầm lò lớn, hiện nay tại Việt Nam. 4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Tìm hiểu các dạng bảo vệ và các mạch điều khiển từ xa của các khởi động từ phòng nổ mạng hạ áp, hiện nay đang sử dụng trong mỏ than hầm lò. Đánh giá điều kiện an toàn tia lửa của các khởi động từ phòng nổ đang sử dụng trong mỏ hầm lò. Nghiên cứu giải pháp nâng cao tính an toàn tia lửa của mạch điều khiển từ xa, của các khởi động từ phòng nổ sử dụng trong mỏ than hầm lò. 5. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu lý thuyết + Phương pháp thực nghiệm + Phương pháp nghiên cứu dựa trên quy chuẩn, tiêu chuẩn + Thống kê, thu thập số liệu tại một số mỏ lớn. Tổng hợp, phân tích, đánh giá, nghiên cứu lý thuyết kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình công tác nghiên cứu khoa học của tác giả và tài liệu tham khảo ở trong nước và nước ngoài. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao tính an toàn tia lửa của mạch điều khiển khởi động từ phòng nổ sử dụng trong mỏ than hầm lò. Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở để các đơn vị khai thác than hầm lò tham khảo, đưa ra những giải pháp thích hợp, nhằm bổ sung thay thế đối với các khởi động từ hiện tại chưa sử dụng mạch điều khiển từ xa an toàn tia lửa hoặc đã sử dụng nhưng không hiệu quả trong quá trình điều khiển các động cơ điện, đảm bảo an toàn trong khai thác than hầm lò. 7. Kết cấu của luận văn: Chương 1. Tổng quan về mạng điện hạ áp sử dụng trong mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh. Chương 2. Đánh giá quá trình làm việc của các khởi động từ sử dụng trong mỏ than hầm lò. Học viên: Vũ Thành Thái -3- Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ Chương 3. Nghiên cứu giải pháp nâng cao tính an toàn tia lửa của mạch điều khiển khởi động từ phòng nổ sử dụng trong mỏ than hầm lò. Kết luận, kiến nghị Luận văn Thạc sĩ được thực hiện tại, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Trong quá trình thực hiện tác giả nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Hữu Phúc, cũng như các ý kiến đóng góp của các thầy giáo trong Trường và các thầy có giáo Trong Bộ môn Điện khí hóa Trường Đại học mỏ địa chất, cũng như các ý kiếm đóng góp của các đồng nghiệp. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Học viên: Vũ Thành Thái -4- Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MẠNG ĐIỆN HẠ ÁP SỬ DỤNG TRONG MỎ THAN HẦM LÒ VÙNG QUẢNG NINH 1.1. Đăc điểm chung mạng điện hạ áp mỏ hầm lò 1.1.1. Hệ thống cung cấp điện trên phạm vi mỏ. Hiện nay các mỏ hầm lò chủ yếu được cấp điện từ hệ thống điện Quốc gia (gồm các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện hòa với nhau). Điện năng từ hệ thống điện Quốc gia được đưa về trạm biến áp khu vực bằng hai đường dây tải điện kép điện áp 110kV hoặc 220kV. Tại trạm biến áp khu vực đặt các máy biến áp 110(220)/35/6kV, ở phía hạ áp có hai cấp điện áp là 35kV và 6kV. Điện năng cung cấp cho các đơn vị khai thác than hầm lò có thể thực hiện theo hai phương thức: Với các các đơn vị khai thác than hầm lò ở gần trạm biến áp vùng và công suất tiêu thụ không lớn thì lấy trực tiếp điện áp 6kV, bằng một hoặc hai tuyến 6kV (tuỳ theo yêu cầu về nhu cầu cung cấp điện liên tục hay không liên tục). Tại các đơn vị khai thác than hầm lò lắp đặt trạm phân phối chính để phân phối điện năng 6kV cho nội bộ các đơn vị khai thác than hầm lò. Trường hợp chỉ có một đường dây 6kV thì nguồn dự phòng có thể lấy từ nguồn điện của các đơn vị khai thác than hầm lò lân cận. Với các các đơn vị khai thác than hầm lò ở xa trạm biến áp vùng thì điện năng từ trạm biến áp vùng được dẫn đến các đơn vị khai thác than hầm lò theo hai đường dây 35kV dự phòng nóng, tại các đơn vị khai thác than hầm lò xây dựng trạm biến áp chính 35/6kV gồm hai máy biến áp dự phòng nóng hoặc nguội. 1.1.2. Hệ thống cung cấp điện trong nội bộ các đơn vị khai thác than hầm lò Hệ thống cung cấp điện trong các mỏ than hầm lò, nhìn chung đều có những đặc điểm cơ bản sau: Các mỏ được cung cấp điện từ hệ thống điện quốc gia, bằng các đường dây 110kV dẫn về các trạm biến áp vùng 110/35/6kV, từ các trạm biến áp vùng, điện năng theo hai tuyến đường dây 35kV (một làm việc, một dự phòng) được dẫn về trạm biến áp chính 35/6kV của từng mỏ, luân phiên theo chu kỳ ca sản xuất. Với hệ thống lưới điện như vậy thì việc cung cấp điện cho các mỏ than đến thanh cái phía 35kV của trạm biến áp chính là liên tục, thời gian mất điện chỉ bằng thời gian cần thiết để đóng nguồn dự phòng nên thoả mãn yêu cầu cung cấp điện liên tục đối với các mỏ than hầm lò. Do đặc thù và điều kiện địa chất mỏ, hiện nay việc cung cấp điện cho các mỏ hầm lò được thực hiện chủ yếu qua lò giếng. Từ trạm biến áp chính điện năng được cung cấp trực tiếp cho các động cơ cao áp 6kV (quạt gió chính, trục tải) và qua các biến áp 6/0,69(1,2)kV để cung cấp cho các phụ tải trên mặt mỏ. Đồng thời cũng từ trạm biến áp chính điện năng được dẫn đến miệng giếng bằng hai đường dây trên Học viên: Vũ Thành Thái -5- Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ không hoặc cáp và cung cấp cho trạm phân phối trung tâm hầm lò bằng hai tuyến cáp đặt trong giếng. Từ trạm phân phối trung tâm hầm lò cung cấp cho các khu vực khai thác thông qua đường cáp và các trạm biến áp di động 6/0,69(1,2)kV để cung cấp điện cho các máy khoan, động cơ máng cào, động cơ băng tải, quạt gió cục bộ và các máy biến áp 1140/660/127V dùng cho chiếu sáng mỏ. Cụ thể thể hiện trong hình 1.1. Sơ đồ tổng quát chung của mạng điện hạ áp của mỏ từ 6kV trở xuống. Hình 1.1. Sơ đồ tổng quát chung của mạng điện hạ áp của mỏ từ 6kV trở xuống 1.1.3. Môi trường hầm lò Môi trường khai thác than hầm lò, được đặc trưng bởi nhiệt độ cao từ (25÷35)0C; độ ẩm rất lớn đến ≤ 100%RH; môi trường chứa nhiều bụi bẩn có khả năng dẫn điện; có chứa một số loại khí độc như (CO; CO2; H2S….); khí dễ cháy như (CH4; H2…), trong điều kiện môi trường như vậy, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất của vật liệu cách điện và các phần cơ khí của thiết bị. Đặc điểm làm việc của thiết bị trong mỏ than hầm lò: - Không gian chật hẹp, môi trường khắc nghiệt … do đó đòi hỏi thiết bị có đặc điểm riêng như kín tránh bụi bẩn, hơi ẩm. - Thiết bị phải có độ bền cơ học cao vì thường xuyên di chuyển và dùng trong điều kiện có sự va đập mạnh của đất đá khi sụp đổ lò, do nổ mìn. 1.2. Tổ chức cung cấp điện hạ áp trong các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh 1.2.1. Cung cấp điện Học viên: Vũ Thành Thái -6- Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ Các mỏ được cung cấp điện từ hệ thống điện quốc gia, bằng các đường dây 110/220kV dẫn về các trạm biến áp khu vực, từ các trạm biến áp khu vực qua hai tuyến đường dây 35kV (một làm việc, một dự phòng) dẫn về trạm biến áp chính 35/6 kV của mỏ. Từ các trạm biến áp chính của mỏ, điện áp 6kV được cung cấp tới các trạm biến áp khu vực trong hầm lò bằng các đường dây trên không và cáp lực đến các trạm biến áp khu vực. Từ các trạm biến áp khu vực trong hầm lò, cung cấp điện hạ áp cho các thiết bị khai thác với mức điện áp 660/1140V. 1.2.2. Cung cấp điện cho các khu khai thác Qua khảo sát các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh về mạng điện hạ áp của các mỏ hầm lò cơ bản giống nhau, cung cấp điện đối với mỗi khu vực, kết cấu và thông số mạng điện hạ áp khu vực mỏ được quyết định bởi phương pháp mở vỉa, phương pháp khai thác, vận chuyển than, đất đá, chiều dài vỉa, sản lượng vỉa, mức độ trang bị cơ giới hóa khai thác than.... Mỗi khu vực khai thác được cấp điện từ trạm biến áp khu vực 6/0,4/0,69 kV hoặc 6/0,69/1,14kV. Các trạm biến áp khu vực chủ yếu đặt trong hầm lò được cung cấp điện từ trạm phân phối trung tâm hầm lò. Các trạm biến áp đặt trong hầm lò là máy biến áp phòng nổ cố định hoặc được dịch chuyển định kỳ để cung cấp điện hạ áp cho các phụ tải bằng cáp đặt theo đường lò. Có một số ít trường hợp trạm biến áp khu vực đặt ở ngoài cửa lò. Hiện nay ở các mỏ gần như đã không còn sử dụng điện áp 380V, các thiết bị chủ yếu sử dụng cấp điện áp 660V/1140V. Được dẫn tới trạm phân phối lò chợ và từ đó phân phối cho các phụ tải trong khu vực bằng các đường cáp mềm. Tuỳ theo góc nghiêng của vỉa và phương pháp cung cấp điện cho khu khai thác mà thiết bị trong khu và trạm phân phối hạ áp lò chợ được bố trí ở lò vận chuyển hoặc một bộ phận ở lò vận chuyển, một bộ phận ở lò thông gió. Hiện tại, chủ yếu các lò chợ vẫn được khai thác theo công nghệ cũ là khoan, nổ mìn và sử dụng cột chống thủy lực đơn nên yêu cầu về cung cấp điện vận hành không quá phức tạp. Trong thời gian gần đây, tập đoàn CN Than và Khoáng sản Việt Nam đã cho triển khai các dự án lò chợ cơ giới hóa dùng máy khấu than kết hợp với dàn chống tự hành, với xu hướng đó, việc nâng cấp điện áp từ 380V lên 660V hoặc 660V lên 1140V ở nhiều mạng hạ áp mỏ hầm lò là tất yếu. Công nghệ khai thác than hầm lò tạo ra những đặc điểm đòi hỏi việc tổ chức cung cấp điện và trang thiết bị điện phải phù hợp với những đặc điểm đó, chủ yếu gồm: - Độ ẩm và chứa bụi trong bầu không khí ở các đường lò cao đòi hỏi các thiết bị điện phải được lắp đặt trong vỏ đặc biệt để bảo vệ khỏi ẩm và bụi. - Không gian chật hẹp, khả năng sập lò và đất đá sụt lở đòi hỏi thiết bị điện phải có kích thước tối thiểu và độ bền cơ học cao. Học viên: Vũ Thành Thái -7- Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ - Khả năng cháy nổ bầu không khí mỏ đòi hỏi thiết bị điện phải được chế tạo đặc biệt để không thể là nguyên nhân gây cháy, nổ. - Khả năng dễ gây ra điện giật đòi hỏi phải sử dụng loại mạng điện riêng (mạng trung tính cách ly) và phải sử dụng từng hình thức bảo vệ riêng để kiểm tra thường xuyên cách điện và cắt điện bảo vệ. Những đặc điểm kể trên ngoài các yêu cầu đòi hỏi trang thiết bị phải thoả mãn, còn đặt ra các yêu cầu đối với tổ chức hệ thống cung cấp điện. Hệ thống cung cấp điện ngoài việc phải thoả mãn các yêu cầu về chất lượng điện năng, còn phải thoả mãn một số yêu cầu chủ yếu gồm: - Tăng năng suất của các máy móc khai thác bằng cách tăng công suất động cơ truyền động, nhưng không vì thế mà tăng kích thước của động cơ. Vì thế xu hướng chung là tăng cường phẩm chất của cách điện, tăng cấp điện áp cung cấp cho động cơ công suất lớn, tăng cường làm nguội động cơ theo hướng thổi khí có áp suất đủ. - Đảm bảo tính cung cấp điện liên tục theo hướng chọn lọc thụ động. - Đảm bảo dòng rò nhờ kết hợp mạng hợp lý nhằm hạn chế chiều dài mạng cáp và số lượng thiết bị đấu vào mạng trên cơ sở sử dụng các trạm biến áp di động công suất không lớn. - Sử dụng thiết bị khởi động mềm và tự động điều chỉnh tốc độ. 1.2.3. Phương pháp tổ chức cung cấp điện Do đặc thù hoạt động sản xuất và các yếu tố đe dọa tới điều kiện an toàn lao động (cháy nổ khí, bục nước, sập lò…), nên mỏ than hầm lò luôn được coi là hộ tiêu thụ điện đặc biệt quan trọng. Không giống như phần lớn các xí nghiệp công nghiệp sản xuất tập trung, các xí nghiệp mỏ thường được cung cấp điện theo mô hình: lưới cao áp quốc gia lưới phân phối lưới hạ áp. Hiện nay ở Việt Nam, lưới phân phối có các cấp điện áp được áp dụng như sau: 6kV, 10kV, 22kV, 35kV; lưới hạ áp khu vực có: 660V, 1140V, với mạng điện 380V hiện nay không còn sử dụng nữa. Tùy theo độ sâu, diện tích của vỉa than và cấp điện áp làm việc của các thiết bị sử dụng trong hầm lò, trên thế giới từ lâu nay phổ biến hai phương pháp cung cấp điện như sau: 1.2.3.1. Cấp điện qua giếng Phương pháp này được áp dụng cho mỏ sâu. Trạm chính của mỏ nhận điện cao áp từ lưới quốc gia, chuyển hạ cấp điện áp xuống lưới phân phối, thường là 6kV. Điện áp này được dẫn từ trạm biến áp chính (T.B.A.C) hoặc trạm phân phối trên mặt bằng qua lò giếng (thường là giếng phụ) tới các trạm biến áp di động (T.B.D) hoặc cố định (T.B.C) trong lò, với mô hình chung như minh họa nêu trên hình 1.2a. Trạm phân phối trung tâm hầm lò (T.P.T.H) thường được bố trí lắp đặt cạnh sân giếng, lân cận với trạm bơm thoát nước chính và trạm chỉnh lưu. Học viên: Vũ Thành Thái -8- Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ 1.2.3.2. Cấp điện qua lỗ khoan Phương pháp này nói chung chỉ áp dụng cho các mỏ nông, khi các vỉa than nằm sâu nhất không quá 300m. Theo phương pháp này, điện hạ thế được cấp thẳng từ trạm chính hoặc từ các biến áp phân phối đặt trên mặt bằng đến tận lò chợ, dẫn cáp qua lỗ khoan hoặc thượng thông gió. Như vậy sơ đồ này không có trạm phân phối ngầm. Mô hình cung cấp điện theo phương án này được minh họa trên hình 1.2b. Hình 1.2. Mô hình cung cấp điện khu vực khai thác a) Qua giếng; b) Qua lỗ khoan Phương pháp cung cấp điện đối với mỗi khu vực, kết cấu và thông số mạng điện hạ áp khu vực mỏ được tính toán dựa trên phương pháp mở vỉa, phương pháp khai thác, vận chuyển than, đất đá, chiều dài vỉa, sản lượng vỉa; mức độ trang bị cơ giới hoá khai thác than… Mỗi đơn vị khai thác được cấp điện từ trạm biến áp khu vực 6/0,4kV hoặc 6/0,69kV. Chủ yếu các trạm biến áp khu vực đặt trong hầm lò, được cung cấp điện qua lò bằng, giếng nghiêng hoặc giếng đứng từ trạm biến áp chính trên mặt bằng theo đường dây trên không và cáp điện 6kV. Các trạm đặt trong hầm lò chủ yếu sử dụng các máy biến áp phòng nổ do các nước sản xuất như: Nga loại: TKШBП- 200, 250, 400, 630kVA, dạng bảo vệ nổ là: PB 3B; Ba Lan loại: JTZSB -315kVA, dạng bảo vệ nổ là: Ex d I; Trung Quốc loại: KBSGZY - 200, 250, 400, 630, 800, 1000, 1200kVA, dạng bảo vệ nổ là: Ex d I; Việt Nam loại: TBKP – 400, 630kVA loại có dạng bảo vệ là Ex de q I và TBHDP - 400, 630, 1200kVA, dạng bảo vệ nổ là: Ex d I; Học viên: Vũ Thành Thái -9- Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ Có thể đặt chúng cố định hoặc di chuyển định kỳ nhằm cung cấp điện áp 660V hoặc 1140V đến các điểm phân phối điện hạ áp của các công trường khai thác bằng cáp cứng và cáp mềm đặt theo đường lò. Có một số trường hợp trạm biến áp khu vực 6/0,69(1,2)/1,2kV đặt ở ngoài cửa lò, sử dụng máy biến áp kiểu thông thường, cấp điện hạ áp tới các át tô mát tổng và từ át tô mát tổng cấp điện đến các khởi động từ và từ khởi động từ cấp điện đến cho từng phụ tải theo yêu cầu như: Máy biến áp chiếu sáng loại ZBZ của Trung Quốc, biến áp khoan loại AПШ của Nga; Động cơ phòng nổ thường sử dụng loại YB2; YBK2; JDSB; dSKg; 3PN, …do Trung Quốc, Ba Lan và Việt Nam sản xuất. Dưới đây là một số sơ đồ cung cấp điện hạ áp của một số mỏ hầm lò từ hình 1.3 đến 1.4 Học viên: Vũ Thành Thái -10- Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ TR¹ M B.A i iK370 3x50+1x10 3x50+1x10 c ôM § IÖN l ß // c h ©n CII-7-3A Lß D.VØ 7 mø c +0 c ¸ nh t ©y a 5m (2) 100m (2) Inm = 4497A Inm = 3815A Ic®=900A Ic® =396A Ic® =396A Ic® =133A Ic® =133A Ic® =133A 6kV Iqt=80A Iqt=80A Iqt=27A Iqt=27A Iqt=27A 3x50+1x10 Ic®=400A 3x50+1x10 Tqt=5s 3x50+1x10 Tqt=5s Ic®=300A 3x50+1x10 Ic®=200A 3x25+1x10 Tqt=5s Ic®=200A 3x50+1x10 Tqt=5s 3x50+1x10 Tqt=5s 5m 5m 5m 50m 5m 5m 50m Ic® 45A 3X16+1X10 = 3X6+1X4 3x25+1x10 Tkbii 50-6/0,69kV ATP-400 q BZ-200 q BZ-200 KDB-350 ATP-200 KDP-80 ATP-200 Qb z-80 Qb z-80 10m 5m 10m K-413 3x16+1x10 Sè 11 (A387) (K609) (K610) (A281) A-425 K-978 A- 424 K-449 3x25+1x10 3x10+1x6 3x10+1x6 A? -4 10m 5m 5m 5m BK-128 100m 100m 4x4 4x4 JY-82 3x50+1x10 660v 10m =5M =5m B¬m dung dÞch 55 B¬m dung dÞch 55 M.cµo T.TG-VC 18,5 M.cµo Sè1 18,5 M.Cµo Sè 2 18,5 BRW 80/ 35 sè 1 BRW 80/ 35 sè 2 +10-:-+50, L=50m A.S¸ ng, TÝ hiÖ n u c ôM ®iÖn l ß dv +50 3x50+1x10 3x50+1x10 3x50+1x10 ? U = 26,2V c ôM § IÖN l ß // ®Çu MEN CII-7-3A ? U =28,5V HN 60m (2) 60m 10m (2) (2) Inm = 2131A Inm = 1622A Inm = 1559A Ic® =133A Ic® =133A Ic®=32A Ic® =108A Ic® =133A Iqt=27A Iqt=27A Iqt=8A Icc= 28A Iqt=22A Iqt=27A Tqt=5s 3x35+1x10 Tqt=5s 3x35+1x10 Ic®=200A Ic® 45A = 3x16+1x10 Tqt=5s 3x25+1x10 Ic®=200A 3x50+1x10 Ic® 14A = 3x16+1x10 Tqt=5s 3x35+1x10 Tqt=5s 40m 5m 5m 3m 200m 5m 70m QC83-80 QC83-80 ATP-200 A? -4 QC83-80 ATP-200 BKP-4 Qb z-80 Qb z-80 BK-129 100m 100m UP5x4 UP5x4 100m 100m UP5x4 UP5x4 K-451 K-450 3x10+1x6 3x10+1x6 K-430 K-430 A-422 K-452 A-128 BK-456 3x10+1x6 3x10+1x6 3x10+1x6 10m 10m 10m 5m 5m =5M =5M 18,5 M.Cµo SKAT-80 18,5 M.Cµo SKAT-80 1,8 1,8 4,5 B¬m LT 35/ 16 1,8 1,8 15 M.Cµo SKAT-80 18,5 M.Cµo SKAT-80 Sè 4 (Lß chî ) Sè 3 (Lß chî ) k h o a n ®iÖn k h o a n ®iÖn c ôM ®iÖn l ß // p.t Çng 3 3x35+1x10 3x35+1x10 ? U = 24,5V 20m (2) (2) 30m (2) Inm = 2370A Inm = 2131A Inm = 1845A Ic®=80A Ic® =133A Ic® =80A Iqt=16A Iqt=27A I qt=16A Ic®=200A 3x35+1x10 Tqt=5s Ic®=200A 3x35+1x10 Tqt=5s 3x16+1x10 Ic® 45A = Ic®=200A 3x25+1x10 Tqt=5s 5m 5m 5m 5m ATP-200 QC83-80 ATP-200 QC83-80 A? -4 ATP-200 QC83-80 100m 100m UP5x4 UP5x4 A-455 A-422 K-430 BK-127 A-455 3x10+1x6 3x10+1x6 3x10+1x6 K-419 K-419 10m 10m 5m =5M Qu¹ t giã YBT-11 11 M.Cµo SKAT-80 18,5 1,8 1,8 Qu¹ t giã YBT-11 11 Thu håi v×s¾ lß+105 t k h o a n ®iÖn Hình 1.3. Sơ đồ cung cấp điện hạ áp trong hầm lò DV-110 - Công ty than Quang Hanh Học viên: Vũ Thành Thái -11- Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ Hình 1.4. Sơ đồ cung cấp điện hạ áp trong hầm lò – Công ty than Vàng Danh Học viên: Vũ Thành Thái -12- Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ 1.2.3.3. Kết cấu mạng hạ áp của một số mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh Nhìn chung các mạng hạ áp đều có sơ đồ nguyên lý giống nhau, chỉ khác chiều dài mạng điện, cũng như số lượng thiết bị đấu vào mạng và các phân nhánh của tùng mỏ như: - Các mạng điện hạ áp có tổng chiều dài (l) của mạng không lớn với chiều dài l < 3km (trung bình 1,0 km); - Các nhánh có từ 15 nhánh; - Số thiết bị đấu vào mạng trung bình ở các mỏ là 10 thiết bị; - Chiều dài xa nhất từ máy biến áp đến phụ tải từ 0,21km (trung bình 0,5km). - Cáp điện được treo bên cạnh đường lò trên các móc treo, tuổi thọ khoảng 3 năm đối với cáp ở những đường lò di chuyển nhiều, do thường xuyên phải chịu làm việc quá dòng điện, điều kiện môi trường khắc nghiệt, môi trường có độ ẩm cao, nước a xít, do ảnh hưởng của biến động địa chất, do đất đá sụp đổ lò, dẫn đến thời gian sử dụng có của cáp điện giảm. 1.3. Các thiết bị điện hạ áp dùng trong các mỏ than hầm lò Hiện nay các thiết bị điện sử dụng trong mỏ than hầm lò chủ yếu là các thiết bị điện phòng nổ với các dạng bảo vệ “d”, “q”, “e”, “i” , “m” …tùy vào dạng bảo vệ khác nhau, chức năng và vị trí, khu vực lắp đặt khác nhau, do đó các thiết bị điện loại này phải tuân thủ theo các yêu cầu của TCVN 7079, nếu đảm bảo mới được phép sử dụng trong môi trường có khí cháy nổ, trong các mỏ khai thác than hầm lò. Các thiết bị được sử dụng hiện nay có rất nhiều chủng loại khác nhau và được sản xuất từ các nước khác nhau như Nga, Ba Lan, Trung Quốc, Việt Nam, số lượng thiết bị sử dụng trong một số mỏ than hầm lò tổng hợp trong bảng 1.1. Bảng 1.1. Tổng hợp các thiết bị điện tại một số mỏ vùng Quảng Ninh Học viên: Vũ Thành Thái -13- Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ Một số thiết bị điện hạ áp đang sử dụng trong hầm lò Than Tổng STT Tên thiết bị Dạng Mạo Nam Vàng Mông Dương Khe Quang số Uông bảo vệ Khê Mẫu Danh Dương Huy Chàm Hanh Bí Ex d I; 1 Khởi động từ phòng nổ các loại 494 470 450 482 313 382 287 325 3203 Exd[ib]I Ex d I; 2 Át tô mát phòng nổ 248 98 240 300 220 185 190 205 1686 Exd[ib]I 3 Động cơ máng cào phòng nổ Ex d I 120 145 105 180 196 130 98 120 1094 4 Động cơ băng tải phòng nổ Ex d I 100 130 110 120 96 105 80 110 851 5 Quạt gió phòng nổ Ex d I 136 112 142 151 104 98 103 110 956 Rơ le rò phòng nổ Ex d I 86 95 83 105 100 86 95 78 728 6 Biến áp chiếu sáng phòng nổ Ex d I 90 78 114 145 98 100 50 66 741 Máy biến áp phòng nổ( Biến áp 7 Ex d I 69 70 86 63 76 83 66 55 568 lực) 8 Máy nén khí Ex d I 20 27 34 22 18 23 19 24 187 9 Khoan điện phòng nổ Ex d I 76 46 135 202 88 60 40 38 685 10 Máy cắt phòng nổ Ex d I 65 58 69 90 100 68 70 66 586 11 Điện thoại phòng nổ Ex ib I 110 140 100 88 130 95 120 105 888 Tổng Cộng 1614 1469 1668 1948 1539 1415 1218 1302 Học viên: Vũ Thành Thái -14- Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ 1.4. Các yêu cầu kỹ thuật đối với các thiết bị sử dụng trong mỏ hầm lò Thiết bị điều khiển được sử dụng để điều khiển mạng điện, máy móc dùng điện theo các chế độ làm việc cần thiết của chúng như: Đóng cắt, đảo mạch. Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò phải tuân theo các qui định trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7079-xx. Những yêu cầu chủ yếu đối với thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò có thể tóm tắt như sau: - Vỏ thiết bị điện không thể mở nhanh hơn thời gian cần thiết đủ để phóng hết điện tích dư của các tụ điện trong thiết bị với tổng năng lượng dư thừa là 0,2mJ, phải có nhãn trên vỏ thiết bị ghi rõ thời gian trễ cần thiết trước khi mở vỏ. - Thiết bị điện có chứa các phần tử thoát ẩm phải tuân theo các qui định của tiêu chuẩn này và các qui định trong phần riêng của TCVN 7079 về dạng bảo vệ liên quan. 1.4.1. Yêu cầu về nhiệt độ a) Nhiệt độ xung quanh Thiết bị điện làm việc trong môi trường khí nổ thường được thiết kế để vận hành ở nhiệt độ xung quanh từ -200C ÷ 400C. Nếu thiết bị điện làm việc trong phạm vi nhiệt độ khác với phạm vi này thì phải ghi vào nhãn phạm vi nhiệt độ tương ứng. b) Nhiệt độ tối đa trên bề mặt thiết bị Nhiệt độ tối đa trên bề mặt thiết bị không được vượt quá: - 1500C khi có bụi than bám thành lớp; - 4500C nếu tránh được bụi than nguy hiểm nêu trên bám vào. 1.4.2. Yêu cầu về cơ cấu bắt chặt. Cơ cấu bắt chặt nhằm đáp ứng các yêu cầu bảo vệ hoặc sử dụng để ngăn không cho tiếp xúc với các phần tử mang điện mà không được cách điện, phải dùng dụng cụ mới tháo hoặc mở ra được. Bu lông của cơ cấu bắt chặt cho vỏ bằng hợp kim nhẹ phải được chế tạo bằng hợp kim nhẹ hoặc bằng các vật liệu khác, thích hợp với vật liệu của vỏ. Các lỗ có ren của vỏ cho các cơ cấu bắt chặt, những nắp an toàn của chúng dự kiến mở ra khi hiệu chỉnh, kiểm tra và thực hiện những thao tác khác phải được tráng hợp kim nhẹ có dạng ren thích hợp với vật liệu của vỏ. a) Cơ cấu bắt chặt đặc biệt Khi có một phần tử nào đó đòi hỏi cơ cấu bắt chặt đặc biệt, thì cơ cấu này phải là loại chỉ có dụng cụ chuyên dùng mới mở ra được. - Có thể dùng các cơ cấu bắt chặt sau đây: + Bu lông sáu cạnh không xẻ rãnh, có đầu bu lông phù hợp với tiêu chuẩn ISO 262 và ISO 272, hoặc đai ốc sáu cạnh phù hợp với ISO 262 hoặc ISO 272 lắp vào Học viên: Vũ Thành Thái -15- Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ những bu lông có ren phù hợp với ISO 262, hoặc bu lông sáu cạnh đầu chìm phù hợp với ISO 262 và ISO 4762. + Các nắp bảo vệ hoặc lỗ khoét che chắn mỗi đầu bu lông hoặc đai ốc với toàn bộ chiều cao và ít nhất hai phần ba chu vi đường tròn của chúng. Các nắp bảo vệ phải được coi là: Phần không thể tách rời của vỏ, Phần gắn với vỏ và đảm bảo vững chắc cho vỏ, Được cố định với vỏ và không thể xoay rời ra được. Đối với những giải pháp nêu trên, các kích thước của bulông, của nắp và lỗ khoét bảo vệ ghi trong bảng 1.2. Bảng 1.2. Số liệu kích thước của cơ cấu bắt chặt đặc biệt Đường kính danh định Vành hoặc lỗ khoét bảo vệ của ren của lỗ h danh định, thu nhỏ, STT d (mm) d1 (mm) mm d2 mm d2 mm 6H H13 min min max min max ISO 965 ISO/R286 1 M4 4,5 4 - - 8 9 2 M5 5,5 5 17 19 10 11 3 M6 6,6 6 18 20 11 12 4 M8 9 8 22 25 15 16 5 M10 11 10 27 30 18 20 6 M12 14 12 31 35 20 22 7 M14 16 14 36 40 24 26 8 M16 18 16 40 44 26 28 9 M20 22 20 46 50 33 35 10 M24 26 24 57 61 40 42 Các bulông và đai ốc có đường kính ren danh định lớn hơn M24 không cần có nắp hoặc lỗ khoét bảo vệ. Học viên: Vũ Thành Thái -16- Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ d2 d1 h d Hình 1.5. Kích thước của cơ cấu bắt chặt đặc biệt b) Cơ cấu liên động Các cơ cấu liên động phải được thiết kế và chế tạo phù hợp với dạng bảo vệ và không thể bị mất tác dụng bởi các dụng cụ thông thường. c) Cọc đấu dây và đầu cốt Các cọc đấu dây và đầu cốt dùng làm phương tiện đấu nối phải chịu được mômen xoắn khi đấu nối phải được lắp vào sao cho không tự nới lỏng ra. Việc thử nghiệm mômen xoắn cho các cọc đấu dây và đầu cốt được qui định như sau: Các cọc đấu dây và đầu cốt sử dụng để đấu nối chịu một mômen xoắn khi xiết chặt hoặc nới lỏng phải được thử khả năng chống xoắn và chống xoay với mômen xoắn ứng với giá trị nêu trong bảng 1.3. Bảng 1.3. Mômen xoắn tác dụng vào các cọc đấu dây và đầu cốt sử dụng để đấu nối Đường M4 M5 M6 M8 M10 M12 M16 M20 M24 kính thân Mômen 2,0 3,2 5 10 16 25 50 85 130 (N.m) d) Vật liệu hàn kín và lấp đầy Các vật liệu hàn kín và lấp đầy, ngoại trừ các gioăng đệm cao su, phải là những hợp chất ổn định hoá học, trơ và bền vững đối với những tác động bên ngoài (ví dụ như nước, dầu và các dung môi khác), hoặc có tính năng bảo vệ khỏi những tác động đó. Chúng phải có tính ổn định nhiệt khi thường xuyên làm việc ở nhiệt độ mà chúng phải chịu tuỳ thuộc vào chủng loại của thiết bị điện. Tính ổn định nhiệt của các vật liệu này được coi là đạt nếu vật liệu ổn định với hai nhiệt độ sau đây: - Chịu được nhiệt độ thấp nhất với thang nhiệt độ làm việc của thiết bị; - Chịu được quá 200K so với nhiệt độ làm việc lớn nhất của thiết bị hoặc là chịu được 1200C, lấy giá trị cao hơn. Học viên: Vũ Thành Thái -17- Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ e) Đầu nối Áp lực tiếp xúc trên các đầu nối điện phải chịu được sự thay đổi kích thước của các vật liệu cách điện khi làm việc (do nhiệt độ, độ ẩm v.v…). f) Cơ cấu đấu nối để tiếp đất hoặc nối dây đẳng thế - Cơ cấu đấu nối hoặc phương tiện đấu nối để tiếp đất hoặc nối dây đẳng thế phải được bố trí bên trong các khoang đầu cáp của thiết bị điện và gần với các đầu nối khác. - Các thiết bị điện có vỏ bằng kim loại cần phải có các cơ cấu đấu nối bổ sung để tiếp đất hoặc nối dây đẳng thế. Không cần có các cơ cấu nối ngoài đối với các thiết bị điện di động khi được cấp điện bằng cáp có lõi tiếp đất hoặc nối dây đẳng thế. - Đối với thiết bị điện có cách điện kép không cần tới cơ cấu tiếp đất ngoài hay tiếp đất trong hoặc nối dây đẳng thế. Đối với thiết bị có vỏ kim loại dùng làm các hệ thống truyền dẫn cũng không cần đến tiếp đất bổ sung. - Việc tiếp đất hoặc nối dây đẳng thế trong các khoang đầu cáp phải phù hợp với lõi dây có tiết diện qui định trong IEC 364.5.54. - Để đảm bảo tiếp xúc dẫn điện tốt, các cơ cấu đấu nối phải được chống rỉ có hiệu quả và phải thiết kế sao cho các dây dẫn đảm bảo không tự nới lỏng, không bị vặn, xoắn và duy trì được áp lực tiếp xúc. - Phải có biện pháp phòng ngừa đặc biệt để chống rỉ nếu sử dụng các phần tiếp xúc có chứa hợp kim nhẹ. g) Cơ cấu đấu nối và khoang đấu cáp. - Thiết bị điện chế tạo để nối với các mạch điện ngoài phải có các cơ cấu đấu nối, trừ các thiết bị điện được chế tạo đã có sẵn cáp nối với chúng. - Khoang đầu cáp và các lỗ luồn cáp vào phải được thiết kế sao cho các dây dẫn có thể nối được dễ dàng. - Khoang đầu cáp phải phù hợp các qui định trong phần riêng của TCVN 7079 về dạng bảo vệ liên quan. - Khoang đầu cáp phải được thiết kế sao cho sau khi đấu nối đúng cách với các dây dẫn, các khe hở và khoảng cách rò phải đáp ứng các qui định trong phần riêng của TCVN 7079 về dạng bảo vệ liên quan. - Khoang đầu cáp phải được thiết kế sao cho sau khi đầu nối đúng cách với các dây dẫn, các khe hở và khoảng cách rò phải đáp ứng các qui định trong phần riêng của TCVN 7079 về dạng bảo vệ liên quan. h) Ống luồn cáp và dây dẫn Ống luồn cáp và dây dẫn phải được cấu tạo và lắp ghép sao cho chúng không làm thay đổi tính chất cơ bản của dạng bảo vệ thiết bị khi chúng được nối. Điều này được Học viên: Vũ Thành Thái -18- Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ áp dụng với tất cả các đường kính cáp do nhà chế tạo qui định, phù hợp với các ống luồn cáp đó. - Vòng đệm của ống luồn cáp phải dùng một trong các loại sau đây (hình 1.3): Vòng đệm kín khít đàn hồi; Cao su cứng hoặc nhựa tổng hợp; Vòng đệm kim loại (khi dùng cáp có vỏ bọc kim loại); Amiăng hoặc các dây bện bằng amiăng. - Ống luồn cáp phải đảm bảo để: + Luồn cáp qua vỏ thiết bị mà không làm hư hỏng cáp; + Kẹp được cáp, nối ghép vỏ bọc thép, vỏ hoặc màn chắn kim loại. 1. Điểm rẽ nhánh của cáp điện 2. Vòng đệm kín 5 4 3. Thân ống luồn cáp 3 4. Vòng kẹp có vành lót 2 5. Cáp điện 1 Hình 1.6. Minh họa sử dụng ống luồn cáp có vòng đệm - Ống luồn cáp phải có khả năng kẹp chặt cáp điện đề phòng bị kéo, giật tụt cáp ra hoặc xoắn vặn cáp dẫn đến các cơ cấu đấu nối. - Ống luồn cáp phải không có cạnh sắc để khỏi làm hư hỏng cáp khi đưa chúng vào thiết bị theo bất cứ hướng nào kể cả góc 900 so với trục vào. Miệng ống luồn cáp phải được loe tròn với bán kính cong của miệng loe không nhỏ hơn một phần tư đường kính của cáp lớn nhất mà đầu vào cáp có thể cho cáp đi qua. - Ống luồn cáp có thể được bắt vít vào trong các lỗ có ren hoặc gắn vào các lỗ phẳng: + Trên thành, vách vỏ thiết bị; + Trên tấm phẳng được thiết kế vừa khít vào trong hoặc trên vách của vỏ; + Trong một khoang được hàn hoặc gắn với vách vỏ như một bộ phận của thiết bị. + Lỗ hở trên vỏ thiết bị điện dùng để lắp ống luồn cáp phải được thiết sao cho nếu không sử dụng đến một lỗ hở nào thì nó phải được che chắn một cách tin cậy bằng Học viên: Vũ Thành Thái -19- Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ phần tử ngăn cách theo qui định ở phần riêng của TCVN 7079 về dạng bảo vệ thiết bị và thoả mãn mức bảo vệ của nó. + Phần tử ngăn cách này chỉ có thể tháo ra được bằng các dụng cụ chuyên dùng. + Trong trường hợp ngoại lệ, khi nhiệt độ vượt quá 700C tại điểm luồn cáp, hoặc 800C tại điểm rẽ nhánh của lõi cáp, phải gắn nhãn bên ngoài thiết bị để chỉ dẫn cho người sử dụng cách chọn cáp hoặc đi dây trong ống luồn cáp. - Bề mặt mối ghép phòng nổ và các khe hở của tất cả các mối ghép phòng nổ của thiết bị (mối ghép mở chậm, mở nhanh, trục, cơ cấu kẹp giữ chặt cáp….); - Kết cấu bên ngoài của vỏ; - Cơ cấu bắt chặt và kẹp giữ chặt cáp điện; - Công tác quản lý kỹ thuật. 1.5. Nhận xét Qua khảo sát mạng điện hạ áp hiện đang sử dụng trong các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh và các số liệu thống kê của một số mỏ, có một số nhận xét như sau: - Các mạng điện hạ áp của các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh cơ bản giống nhau, cấp điện áp 127/660/1140V; 380/660V; 660/1140V. Thiết bị phục vụ cho khai thác, vận tải….đa dạng, nhiều chủng loại, các thiết bị đóng cắt, điều khiển lắp đặt phân tán, không thuận tiện trong công tác quản lý và vận hành, phần nhiều các thiết bị lắp đặt bên cạnh lò, rất ít khu vực thiết bị để trong các khu riêng biệt. - Do điều kiện môi trường có độ ẩm cao, nước A xít, do đó các thiết bị được kê cao trên các giá kê bằng giá sắt hoặc một số được kê trên cũi xếp bằng các tấm bê tông, ngoài ra một số ít khu vực thiết bị kê trên gỗ. - Hệ thống cáp điện cao áp, hạ áp, thông tin, đo lường được treo bên cạnh đường lò, để hạn chế được các nhiễu do từ trường gây ra từ các tuyến cáp lực đến các tuyến cáp thông tin làm ảnh hưởng đến quá trình đo lường, khoảng cách tối thiểu giữa hai đường cáp này phải ≥ 0,2m tuy nhiên nhiều vị trí, khu vực của các mỏ hệ thống cáp vẫn chồng chéo lên nhau không theo quy định. - Các thiết bị điện sử dụng trong các mỏ hầm lò đa dạng, nhiều chủng loại chủ yếu của Trung Quốc chế tạo chiếm số lượng lớn từ 80%, còn lại là của Nga, Ba Lan, Việt Nam…. chế tạo chiếm số lượng nhỏ từ 20%. - Các thiết bị điện có nhiều bụi than bám vào, chưa có biện pháp bố trí, khắc phục bụi bẩn bám vào. - Vào mùa mưa một số thiết bị ở một số khu vực của một số mỏ vẫn có hiện tượng nước nhỏ giọt trực tiếp vào thiết bị, do đó nguy cơ mất an toàn do điện giật, do chập điện là không thể tránh khỏi nếu các thiết bị bảo vệ không tốt, các mạch điều Học viên: Vũ Thành Thái -20- Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động
143 p | 343 | 79
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm in theo tiêu chuẩn Iso 9001:2008 tại Công ty TNHH MTV In Bình Định
26 p | 302 | 75
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống phục vụ tra cứu thông tin khoa học và công nghệ tại tỉnh Bình Định
24 p | 289 | 70
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật của hệ thống truyền tải điện lạnh và siêu dẫn
98 p | 181 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng khai phá dữ liệu để trích rút thông tin theo chủ đề từ các mạng xã hội
26 p | 219 | 30
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu và xây dựng hệ thống Uni-Portal hỗ trợ ra quyết định tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
26 p | 208 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến của khách hàng đối với một sản phẩm thương mại điện tử
26 p | 165 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng giải thuật di truyền giải quyết bài toán tối ưu hóa xếp dỡ hàng hóa
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp kiểm tra hiệu năng FTP server
26 p | 169 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng web ngữ nghĩa và khai phá dữ liệu xây dựng hệ thống tra cứu, thống kê các công trình nghiên cứu khoa học
26 p | 159 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng luật kết hợp trong khai phá dữ liệu phục vụ quản lý vật tư, thiết bị trường Trung học phổ thông
26 p | 146 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến đánh giá các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng
26 p | 193 | 15
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp phòng vệ nguy cơ trên ứng dụng web
13 p | 145 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng thuật toán ACO cho việc định tuyến mạng IP
26 p | 155 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu quá trình đốt sinh khối từ trấu làm nhiên liệu đốt qui mô công nghiệp
26 p | 159 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy nổ khí metan khi khai thác xuống sâu dưới mức -35, khu Lộ Trí - Công ty than Thống Nhất - TKV
73 p | 10 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tách khí Heli từ khí thiên nhiên
26 p | 109 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn