Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật điện: Nghiên cứu phương thức vận hành lưới điện phân phối Huyện Tịnh Biên
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu phương thức vận hành lưới điện phân phối Huyện Tịnh Biên" nhằm nghiên cứu các bài toán về tổn thất công suất trong lưới điện phân phối và các phương pháp giải của các nghiên cứu trước đây; Đề xuất các giải pháp giảm tổn thất điện năng phi kỹ thuật trong lưới điện phân phối Điện lực Tịnh Biên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật điện: Nghiên cứu phương thức vận hành lưới điện phân phối Huyện Tịnh Biên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ PHẠM TRẦN CAO MINH NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH LƯỚI ÐIỆN PHÂN PHỐI HUYỆN TỊNH BIÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN - 60520202 S K C0 0 5 9 8 8 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ PHẠM TRẦN CAO MINH NGHIÊN CỨU PHƢƠNG THỨC VẬN HÀNH LƢỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI HUYỆN TỊNH BIÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN – 60520202 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ PHẠM TRẦN CAO MINH NGHIÊN CỨU PHƢƠNG THỨC VẬN HÀNH LƢỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI HUYỆN TỊNH BIÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN – 60520202 Hướng dẫn khoa học: PGS.TS QUYỀN HUY ÁNH Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2018
- QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI i
- LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC: Họ& tên: Phạm Trần Cao Minh Giới tính: Nam. Ngày, tháng, năm sinh: 02/05/1989 Nơi sinh: An Giang. Quê quán: An Giang Dân tộc: Kinh Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 1012, ấp Hà Bao 1, xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Điện thoại cơ quan: 02962.218.318. Điện thoại nhà riêng: 0969.453.553 Fax : E-mail : minhptc89@gmail.com II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO : 1. Cao đẳng : Hệ đào tạo : chính quy. Thời gian đào tạo : từ 2007 đến 2010. Nơi học (trường, thành phố) : Trường Cao Đẳng Điện lực TP. Hồ Chí Minh. Ngành học : Hệ thống điện. 2. Đại học : Hệ đào tạo : liên thông. Thời gian đào tạo : từ 2011 đến 2014. Nơi học (trường, thành phố) : Trường Đại học Điện lực Hà Nội, Ngành học : Công nghệ kỹ thuật điện. Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp : thi tốt nghiệp môn chuyên ngành (Lưới điện), thi tốt nghiệp môn cơ sở (Kỹ thuật điện). Người hướng dẫn : III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC : Công việc Thời gian Nơi công tác đảm nhiệm 12/2014 đến nay Phòng Kế hoạch Kỹ thuật – Điện lực Tịnh Biên Chuyên viên ii
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2018. (Ký tên và ghi rõ họ tên) Phạm Trần Cao Minh iii
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy trong chương trình cao học Kỹ thuật điện cho lớp KDD17B. Tôi xin cảm ơn các quý thầy cô đã góp ý, hướng dẫn nội dung chuyên đề của tôi, để tôi có thể hoàn thiện luận văn cao học tốt hơn. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Quyền Huy Ánh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy/Cô và các anh chị học viên. iv
- TÓM TẮT Luận văn “Nghiên cứu phương thức vận hành lưới điện phân phối Huyện Tịnh Biên” tiếp cận bài toán tái cấu trúc lưới điện phân phối với mục tiêu giảm thiểu tổn thất điện năng trên lưới điện. - Trên cơ sở phân tích dữ liệu biểu đồ điện nhận đầu nguồn, đề xuất qui trình xác định các chế độ phụ tải điển hình (42 chế độ phụ tải tương ứng tải tháng 2 và tháng 4, tuần điển hình và 3 chế độ tải cao điểm, trung bình và thấp điểm), các cấu hình lưới điện điển hình tương ứng. - Nghiên cứu áp dụng giải thuật bài toán TOPO để xác định điểm dừng (điểm tách lưới) và giải thuật bài toán CAPO để xác định vị trí dung lượng bù tối ưu của phần mềm PSS/ADEPT để xác định cấu hình lưới phân phối điển hình để giảm tổn thất điện năng của lưới phân phối Huyện Tịnh Biên. - Ba cấu hình lưới điện được lựa chọn là một trong các cấu hình có xác xuất, xuất hiện nhiều nhất trong 42 cấu hình đưa vào xem xét. - Phương án xác định dung lượng bù cần thiết dựa trên chỉ tiêu kinh tế (với thời gian hoàn vốn là 3 năm) và chỉ tiêu kỹ thuật (giá trị cos yêu cầu bằng 0.98). So sánh và lựa chọn phương án bù hợp lý. - Phương thức vận hành lưới điện phân phối huyện Tịnh Biên được lựa chọn là phương án có tổn thất điện năng là nhỏ nhất. - Đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng phi kỹ thuật cho lưới điện phân phối Điện lực Tịnh Biên. - Hiện tại phương án đề xuất vận hành lưới điện phân phối của Điện lực Tịnh Biên đã được áp dụng trong thực tế và tổn thất điện năng giảm 0,2% so với phương án vận hành trước đây. v
- ABSTRACT Thesis "Research the operation plan for Tinh Bien District’s distribution network” approach to the problem of restructuring electrical distribution network with the aim of reducing electrical power losses on the network. - Based on the analysis of upstream data flow charts, propose the process for defining the typical load regimes (42 load regimes, according the load in February and April, typical week and maximum, average and minimum load regimes), and the corresponding typical network configurations. - Study the application of the TOPO algorithm to determine the stop point and the CAPO algorithm to determine the required reactive power and the location of power capacitors of PSS/ADEPT software to determine the typical structure of distribution network for reducing the electrical energy loss in Tinh Bien District’s distribution network. - Three network configurations are selected as one of the configurations with the most probable appearance in the 42 configuration taken into consideration. - The method to calculate the required reactive power compensation based on economic criteria (with a payback period of 3 years) and technical criteria (the required value of power factor is 0.98). Compare and select the reasonable compensation. - The operation plan for Tinh Bien District’s distribution network is chosen as the least electrical energy loss. - Proposing some solutions to reduce non-technical electrical energ losses for Tinh Bien Power Distribution Network. - At present, the proposal plan for operation of the Tinh Bien district’s power distribution network has been applied in reality and the power loss has decreased by 0.2% compared to the previous operation plan. vi
- MỤC LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI ................................................................................. i LÝ LỊCH KHOA HỌC ............................................................................................ ii LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iv TÓM TẮT ..................................................................................................................v ABSTRACT ............................................................................................................. vi MỤC LỤC ............................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .............................................x DANH SÁCH CÁC HÌNH...................................................................................... xi DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................... xiii Chƣơng MỞ ĐẦU .....................................................................................................1 1. Tính cần thiết của đề tài ......................................................................................1 2. Nhiệm vụ của đề tài.............................................................................................2 3. Giới hạn của đề tài ..............................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................2 5. Điểm mới của đề tài ............................................................................................2 6. Giá trị thực tiễn ...................................................................................................3 7. Nội dung đề tài ....................................................................................................3 Chƣơng I CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..............................................................................4 1.1 Tổn thất điện năng .............................................................................................4 1.1.1 Khái niệm chung .......................................................................................4 1.1.2 Phân loại ....................................................................................................4 1.1.3 Xác định tổn thất điện năng .......................................................................5 1.1.4 Nguyên nhân của tổn thất điện năng .........................................................6 1.1.5 Các biện pháp giảm tổn thất điện năng .....................................................8 1.2 Phương pháp tái cấu hình hóa lưới điện giảm tổn thất công suất ...................11 1.2.1 Các nghiên cứu trước đây........................................................................12 1.2.2 Các giải thuật dựa trên trí tuệ nhân tạo ...................................................15 1.2.3 Giải pháp đề xuất từ chương trình PSS/ADEPT .....................................19 vii
- 1.2.4 Kết luận ...................................................................................................22 1.3 Phương pháp xác định phương án bù tối ưu ...................................................23 1.3.1 Các nghiên cứu trước đây........................................................................23 1.3.2 Giải pháp đề xuất từ chương trình PSS/ADEPT .....................................24 1.3.3 Nhận xét - Kết luận .................................................................................27 1.4. Phương pháp xác định tổn thất điện năng thương mại ..................................27 1.4.1 Khái niệm ................................................................................................27 1.4.2 Các giải pháp trước đây ...........................................................................28 1.4.3 Giải pháp đề xuất .....................................................................................29 1.4.4 Nhận xét - Kết luận .................................................................................29 1.5. Kết luận ..........................................................................................................29 Chƣơng II TỔNG QUAN VỀ PHẦN MÊM PSS/ADEPT ..................................31 2.1 Giới thiệu tổng quan ........................................................................................31 2.2 Các chức năng .................................................................................................31 2.3 Các chương trình ứng dụng .............................................................................32 ..........................................................................................................................32 2.3.1 Diagram View (luôn luôn xuất hiện).......................................................33 2.3.2 Cửa sổ Equipment List View (chúng ta có thể hiện thị hoặc ẩn) ............33 2.3.3 Cửa sổ Progress View (chúng ta có thể ẩn đi) ........................................34 2.3.4 Cửa sổ Report Preview (xuất hiện khi chúng ta thực hiện report) ..........34 2.3.5 Thiết lập các thông số của lưới điện phân phối trong chương trình........35 2.4 Chức năng của TOPO .....................................................................................40 2.4.1 Tính toán xác định điểm dừng (điểm tách lưới ) tối ưu bằng chức năng TOPO Analysis .................................................................................................42 2.4.2 Các bước thực hiện ..................................................................................43 2.4.3 Sử dụng phần mềm PSS/ADPET tái cấu trúc giảm tổn thất công suất tác dụng cho LĐPP mẫu có một nguồn chính ........................................................45 2.5 Chức năng của CAPO .....................................................................................45 2.5.1 Tính toán xác định vị trí dung lượng bù tối ưu bằng Modul CAPO .......45 2.5.2 Các bước thực hiện ..................................................................................47 2.6 Nhận xét - Kết luận .........................................................................................51 viii
- Chƣơng III NGHIÊN CỨU PHƢƠNG THỨC VẬN HÀNH LƢỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI HUYỆN TỊNH BIÊN .......................................................................52 3.1 Giới thiệu lưới điện huyện Tịnh Biên .............................................................52 3.1.1 Mô tả lưới điện phân phối .......................................................................52 3.1.2 Sơ đồ kết nối lưới điện ............................................................................55 3.2 Xác định tái cấu trúc của lưới phân phối huyện Tịnh Biên để giảm tổn thất công suất với sự giúp đỡ của phần mềm PSS/ADEPT .........................................55 3.2.1 Xây dựng mô hình ...................................................................................55 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................56 3.2.3 Chạy chương trình ...................................................................................58 3.2.4 Tính toán phân bố công suất tuyến 481TB chưa tái cấu hình dự theo số liệu do Điện lực Tịnh Biên cung cấp tháng 02/2018 ........................................58 3.2.5 Tính toán phân bố công suất tuyến 481TB chưa tái cấu hình dự theo số liệu do Điện lực Tịnh Biên cung cấp tháng 04/2018 ........................................61 3.3 Tính toán bài toán bù tối ưu ............................................................................64 3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................64 3.3.2 Chạy chương trình tính toán phân bố công suất ......................................65 3.3.3 Tính toán xác định vị trí dung lượng bù tối ưu theo chỉ tiêu kinh tế ......66 3.4.4 Tính toán xác định vị trí dung lượng bù tối ưu theo chỉ tiêu vận hành ...71 3.4.5 Xử lý kết quả ...........................................................................................73 3.4.6 Nhận xét...................................................................................................75 3.5 Giảm tổn thất điên năng thương mại ...............................................................75 3.5.1 Các giải pháp trước đây, hiện nay ...........................................................75 3.5.2 Giải pháp đề xuất .....................................................................................76 3.5.3 Kết luận ...................................................................................................79 Chƣơng IV KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN .............80 4.1 Kết luận chung ................................................................................................80 4.2 Đề xuất hướng phát triển của đề tài ................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................82 ix
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU TTĐN: Tổn thất điện năng. EVN: Tập Đoàn Điện lực Việt Nam. EVN SPC: Tổng Công ty Điện lực miền Nam. PCAG: Công ty Điện lực An Giang. ĐLTB: Điện lực Tịnh Biên. LĐPP: Lưới điện phân phối MBA: Máy biến áp TTĐN: Tổn thất điện năng TOPO: Xác định điểm dừng (điểm tách lưới) tối ưu. CAPO: Xác định vị trí lắp giàn bù tối ưu. HTĐ: Hệ thống điện. CSPK: Công suất phản kháng ĐTPT: Đồ thị phụ tải. PBCS: Phân bổ công suất. TBĐĐ: Thiết bị đo đếm. IFC: Phần mềm quản lý đo ghi từ xa. x
- DANH SÁCH CÁC HÌNH HÌNH TRANG Hình 1.1: Sơ đồ cung cấp điện đơn giản ...................................................................20 Hình 1.2: Sơ đồ LĐPP 1 vòng...................................................................................21 Hình 2.1: Cửa sổ giao diện PSS/ADEPT ..................................................................33 Hình 2.2: Hình diagram Pop-up menu ......................................................................33 Hình 2.3: Cửa sổ Equipment List ..............................................................................34 Hình 2.4: Cửa sổ Progress View ...............................................................................34 Hình 2.5: Cửa sổ Report Preview .............................................................................35 Hình 2.6: Thiết lập thông số nguồn...........................................................................35 Hình 2.7: Tạo đường dẫn cho file thư viện lưới điện................................................36 Hình 2.8: Thiết lập thông số lưới điện. .....................................................................37 Hình 2.9: Thiết lập thông số MBA. ..........................................................................37 Hình 2.10: Thiết lập thông số phụ tải........................................................................38 Hình 2.11: Thiết lập nhóm phụ tải. ...........................................................................38 Hình 2.12: Thiết lập biểu đồ phụ tải. ........................................................................39 Hình 2.13: Thiết lập nút lưới, thanh cái tại trạm trung gian. ....................................39 Hình 2.14: Thiết lập thiết bị bảo vệ...........................................................................40 Hình 2.15: Thiết lập thiết bị trạm bù. ........................................................................40 Hình 2.16: Lưu đồ phương pháp tái cấu hình lưới điện (TOPO) ..............................45 Hình 2.17: Lưu đồ phương pháp bù CSPK và vị trí bù tối ưu (CAPO) ....................50 Hình 3.1: Sơ đồ lưới điện huyện Tịnh Biên ..............................................................55 Hình 3.2: Bảng tổng hợp điện nhận của huyện Tịnh Biên từ năm 2015-2018 .........58 Hình 3.3: Chạy bài toán phân bố công suất tuyến 481TB ........................................59 Hình 3.4: Chạy bài toán TOPO xác định điểm dừng tối ưu......................................60 Hình 3.5: Chạy phân bố công suất chưa lắp bù từng thời điểm ................................65 Hình 3.7: Các thông số kinh tế thiết lập khi tính bù. ................................................67 Hình 3.8: Bỏ các nút hạ thế không tham gia quá trình tính toán. .............................68 Hình 3.9: Chạy bài toán CAPO xác định vị dung lượng bù. ....................................69 Hình 3.10: Kết quả chạy bài toán Capo cho thời điểm thấp điểm ............................69 xi
- Hình 3.11: Kết quả chạy bài toán Capo cho thời điểm bình thường ........................70 Hình 3.12: Kết quả chạy bài toán Capo cho thời điểm cao điểm .............................70 Hình 3.13: Lưu đồ nguyên nhân và giải pháp giảm TTĐN phi kỹ thuật ..................77 xii
- DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG TRANG Bảng 1.1: So sánh hiệu quả của một số thuật toán tái cấu trúc cơ bản .....................23 Bảng 3.1: Kết quả tính toán phân bố công suất tuyến 481TB tháng 02/2018 ..........59 Bảng 3.2: Kết quả tính toán điểm dừng tối ưu tuyến 481TB tháng 02/2018 ............60 Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra cấu hình tối ưu tuyến 481TB cho các thời điểm ...........61 Bảng 3.4: Kết quả tính toán phân bố công suất tuyến 481TB tháng 04/2018 ..........62 Bảng 3.5: Kết quả tính toán điểm dừng tối ưu tuyến 481TB tháng 04/2018 ............62 Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra cấu hình tối ưu tuyến 481TB cho các thời điểm ...........63 Bảng 3.7: Kết quả tính toán tổn thất công suất các tuyến chưa lắp bù. ....................66 Bảng 3.8: Các thông số kinh tế thiết lập khi tính bù. ................................................67 Bảng 3.9: Kết quả xác định vị trí dung lượng bù khi chọn từng cụm bù. .................71 Bảng 3.10: Kết quả xác định vị trí dung lượng bù khi chọn từng cụm bù................71 Bảng 3.11: Kết quả xác định vị trí dung lượng bù khi chọn từng cụm bù................72 Bảng 3.12: Kết quả xác định vị trí dung lượng bù khi chọn từng cụm bù................73 Bảng 3.13: Bảng tính giá trị lợi nhuận sau khi chọn cụm bù. ...................................74 Bảng 3.14: Bảng tính giá trị lợi nhuận sau khi chọn cụm bù. ...................................75 xiii
- Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS. Quyền Huy Ánh Chƣơng MỞ ĐẦU 1. Tính cần thiết của đề tài Tổn thất điện năng trên hệ thống điện là lượng điện năng tiêu hao cho quá trình truyền tải và phân phối điện từ thanh cái các nhà máy điện qua hệ thống lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối đến các hộ sử dụng điện. Theo phân loại, TTĐN gồm hai loại, tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại. Hệ thống điện Việt Nam do điều kiện địa lý tự nhiên kéo dài từ Bắc vào Nam, phụ tải phân bố rải rác, tỉ trọng công nghiệp chưa cao, tỉ trọng tiêu dùng dân cư lớn là các yếu tố không thuận lợi khi giảm TTĐN. Tuy vậy, EVN và các đơn vị đã nỗ lực giảm TTĐN xuống 7,57% năm 2016 và mục tiêu đến năm 2020, TTĐN sẽ giảm xuống còn 6,5%. Đây là nỗ lực rất lớn của ngành Điện Việt Nam, khi lưới điện Việt Nam có kết cấu hết sức phức tạp, mang tính đặc thù cao. Theo các thống kê của ngành Điện, tổn thất điện năng chủ yếu ở lưới phân phối, chiếm khoảng (65÷75%) tổng tổn thất trong hệ thống điện. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, lưới điện phân phối cũng không ngừng được nâng cấp mở rộng hoặc xây dựng mới, đi kèm theo là việc phát triển nguồn và lưới để đáp ứng nhu cầu trên. Thực tế vận hành cho thấy, sơ đồ kết lưới hiện nay chưa được tối ưu, một số vị trí tụ bù trung áp không còn phù hợp do phụ tải thay đổi. Để giảm tổn thất của lưới phân phối, cần tăng cường công tác quản lý vận hành hệ thống điện với các giải pháp cụ thể. Đảm bảo điều chỉnh điện áp vận hành tại các trạm nguồn, trạm phân phối đúng qui định trong giới hạn cho phép và có những kết cấu lưới phù hợp, đồng thời kết hợp với việc vận hành các điểm tụ bù, nâng cấp, kéo mới và chuyển đấu nối một số đường dây trung áp phù hợp để phân bổ, chống đầy tải ở các trạm 110 kV nhằm giảm tổn thất điện năng trên lưới điện. Điện lực Tịnh Biên là một đơn vị trực tiếp quản lý vận hành lưới điện phân phối trong hệ thống điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Trong năm 2017, sản HVTH: Phạm Trần Cao Minh Trang 1/81
- Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS. Quyền Huy Ánh lượng điện thương phẩm của Điện lực Tịnh Biên là 68,56 triệu kWh và TTĐN là 3,34% lộ trình thực hiện giảm tổn thất điện năng đến năm 2020 là 2,47%. Vì vậy, xuất phát từ những thực tế trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu phương thức vận hành lưới điện phân phối huyện Tịnh Biên”, là đề xuất giải pháp vận hành tối ưu lưới điện Huyện Tịnh Biên giảm tổn thất điện năng kỹ thuật và kinh doanh, đề tài đi sâu vào nghiên cứu phân tích các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lưới điện huyện Tịnh Biên trong vận hành lưới điện. Từ đó làm cơ sở áp dụng cho các khu vực có lưới điện phân phối tương tự. 2. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu các bài toán về tổn thất công suất trong lưới điện phân phối và các phương pháp giải của các nghiên cứu trước đây; - Nghiên cứu giải thuật TOPO để xác định điểm dừng (điểm tách lưới) tối ưu và giải thuật CAPO và phối hợp 2 trình con là TOPO và CAPO của PSS/ADEPT trên lưới điện đang quản lý vận hành là thấp nhất có xét đến các chế độ tải điển hình trong năm khảo sát, đồng thời xem xét chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật khi xét đến bài toán bù trong lưới điện phân phối. - Đề xuất các giải pháp giảm tổn thất điện năng phi kỹ thuật trong lưới điện phân phối Điện lực Tịnh Biên. 3. Giới hạn của đề tài Nghiên cứu giải pháp vận hành, lưới điện phân phối của Điện lực Huyện Tịnh Biên, Tỉnh An Giang và đề xuất giải pháp giảm tổn thất điện năng phù hợp với hiện trạng lưới điện và đạt yêu cầu quy định của Tổng Công ty điện lực Miền Nam 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu Phương pháp mô hình hóa - mô phỏng Phương pháp phân tích và tổng hợp 5. Điểm mới của đề tài HVTH: Phạm Trần Cao Minh Trang 2/84
- Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS. Quyền Huy Ánh - Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm tổn thất điện năng cho lưới phân phối huyện Tịnh Biên với sự trợ giúp của phần mềm PSS/ADEPT có xét đến các chế độ tải điển hình trong năm khảo sát, đồng thời xem xét chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật khi xét đến bài toán bù trong lưới điện phân phối. - Khi phối hợp 2 trình con của PSS/ADEPT là TOPO và CAPO thì có thể mô phỏng, tính toán và phân tích lưới điện đang vận hành thực tế. Để lựa chọn phương thức vận hành tối ưu nhằm đảm bảo tổn thất điện năng ΔA trong lưới điện đang vận hành là bé nhất đồng thời đảm bảo điện áp tại các nút nằm trong giới hạn cho phép. 6. Giá trị thực tiễn Đề xuất giải pháp khả thi cho vận hành lưới điện phân phối huyện Tịnh Biên. Kết quả nghiên cứu của luận văn được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ công nhân viên Điện lực Huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang và các học viên cao học, nghiên cứu sinh Ngành Kỹ thuật điện. 7. Nội dung đề tài Chương: Mở Đầu. Chương 1: Cơ sở lý thuyết. Chương 2: Tổng quan về phần mềm PSS/ADEPT 5.0. Chương 3: Nghiên cứu phương thức vận hành lưới điện phân phối huyện Tịnh Biên. Chương 4: Kết luận và hướng nghiên cứu phát triển Tài liệu tham khảo HVTH: Phạm Trần Cao Minh Trang 3/84
- Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS. Quyền Huy Ánh Chƣơng I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Tổn thất điện năng 1.1.1 Khái niệm chung Tổn thất điện năng (TTĐN) trong hệ thống điện (HTĐ) nói chung là chênh lệch giữa lượng điện năng sản xuất từ nguồn điện và lượng điện năng được tiêu thụ tại phụ tải trong một khoảng thời gian nhất định. Trong thị trường điện, TTĐN trên một lưới điện là sự chênh lệch giữa lượng điện năng đi vào lưới điện (bao gồm từ các nguồn điện và từ các lưới điện lân cận) và lượng điện năng đi ra khỏi lưới điện (bao gồm cấp cho phụ tải của lưới điện đó hoặc đi sang các khu vực lưới điện lân cận) trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian xác định TTĐN thường là một ngày, một tháng hoặc một năm tùy thuộc mục đích hoặc công cụ xác định TTĐN. TT trên một phần tử có thể xác định bằng cách đo lường hoặc tính toán như sau: ∫ () (1.1) Trong đó: ( ) là hàm theo thời gian của tổn thất công suất trên phần tử; là TTĐN trên phần tử trong thời gian. 1.1.2 Phân loại Theo phạm vi quản lý có TTĐN trên lưới điện truyền tải và TTĐN trên lưới điện phân phối. Tỉ lệ TTĐN trong HTĐ chủ yếu ở lưới điện phân phối. Theo quan điểm kinh doanh điện, TTĐN trên HTĐ được phân thành hai loại là TTĐN kỹ thuật và TTĐN phi kỹ thuật. 1. TTĐN kỹ thuật: là TTĐN do tính chất vật lý của quá trình tải điện năng gây ra. Loại tổn thất này không thể loại bỏ hoàn toàn mà chỉ có thể hạn chế ở mức độ hợp lý. Có hai loại tổn thất kỹ thuật như sau - TTĐN phụ thuộc vào dòng điện: là tổn thất do phát nóng trong các phần tử có tải dòng điện, phụ thuộc vào cường độ dòng điện và điện trở tác dụng HVTH: Phạm Trần Cao Minh Trang 4/84
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động
143 p | 343 | 79
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm in theo tiêu chuẩn Iso 9001:2008 tại Công ty TNHH MTV In Bình Định
26 p | 301 | 75
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống phục vụ tra cứu thông tin khoa học và công nghệ tại tỉnh Bình Định
24 p | 288 | 70
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật của hệ thống truyền tải điện lạnh và siêu dẫn
98 p | 181 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng khai phá dữ liệu để trích rút thông tin theo chủ đề từ các mạng xã hội
26 p | 219 | 30
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu và xây dựng hệ thống Uni-Portal hỗ trợ ra quyết định tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
26 p | 208 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến của khách hàng đối với một sản phẩm thương mại điện tử
26 p | 165 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng giải thuật di truyền giải quyết bài toán tối ưu hóa xếp dỡ hàng hóa
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp kiểm tra hiệu năng FTP server
26 p | 169 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng web ngữ nghĩa và khai phá dữ liệu xây dựng hệ thống tra cứu, thống kê các công trình nghiên cứu khoa học
26 p | 158 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng luật kết hợp trong khai phá dữ liệu phục vụ quản lý vật tư, thiết bị trường Trung học phổ thông
26 p | 146 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến đánh giá các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng
26 p | 191 | 15
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp phòng vệ nguy cơ trên ứng dụng web
13 p | 145 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng thuật toán ACO cho việc định tuyến mạng IP
26 p | 155 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu quá trình đốt sinh khối từ trấu làm nhiên liệu đốt qui mô công nghiệp
26 p | 158 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy nổ khí metan khi khai thác xuống sâu dưới mức -35, khu Lộ Trí - Công ty than Thống Nhất - TKV
73 p | 10 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tách khí Heli từ khí thiên nhiên
26 p | 109 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn