Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý và công nghệ để tuần hoàn/tái sử dụng nước thải dệt nhuộm cho công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam tỉnh Bình Dương
lượt xem 7
download
Luận văn nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý và công nghệ để tuần hoàn/ tái sử dụng nước thải dệt nhuộm cho công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam tỉnh Bình Dương nhằm giảm thiểu ô nhiễm và tăng nguồn nước cấp trong sản xuất và sinh hoạt. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý và công nghệ để tuần hoàn/tái sử dụng nước thải dệt nhuộm cho công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam tỉnh Bình Dương
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ ĐỂ TUẦN HOÀN/TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CHO CÔNG TY TNHH CHYANG SHENG VIỆT NAM TỈNH BÌNH DƯƠNG Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Phương Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Kim Ngân MSSV: 1211090069 Lớp: 12DMT01 TP. Hồ Chí Minh, 2016
- BM05/QT04/ĐT Khoa: CNSH – TP - MT PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm 1): (1) Bùi Thị Kim Ngân MSSV: 1211090069 Lớp: 12DMT01 Ngành : Kỹ Thuật Môi Trường Chuyên ngành : Kỹ Thuật Môi Trường 2. Tên đề tài : Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý và công nghệ để tuần hoàn/tái sử dụng nước thải dệt nhuộm cho công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam tỉnh Bình Dương. 3. Các dữ liệu ban đầu : Tài liệu về ngành công nghiệp dệt nhuộm, tài liệu về công nghệ tuần hoàn/tái sử dụng nước thải. Thông tin về công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam. 4. Các yêu cầu chủ yếu : Hiểu về nước thải dệt nhuộm và công nghệ tuần hoàn/tái sử dụng nước thải dệt nhuộm. 5. Kết quả tối thiểu phải có: 1) Đề xuất công nghệ tuần hoàn/tái sử dụng nước thải dệt nhuộm cho công ty Chyang Sheng Việt Nam. 2) Kết quả thử nghiệm mô hình tại công ty. 3) Đề xuất công nghệ tuần hoàn/tái sử dụng nước thải dệt nhuộm cho công ty Chyang Sheng Việt Nam với công suất lớn hơn. 4) Tính hiệu quả kinh tế và chi phí thu hồi nước. 5) Đề xuất giải pháp quản lý. Ngày giao đề tài: ……./……../……… Ngày nộp báo cáo: ……./……../……… TP. HCM, ngày … tháng … năm ………. Chủ nhiệm ngành Giảng viên hướng dẫn chính (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Giảng viên hướng dẫn phụ (Ký và ghi rõ họ tên)
- Đồ Án Tốt Nghiệp LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan nội dung và kết quả trong đồ án tốt nghiệp là trung thực, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hình thực tiễn. Nội dung của đồ án có sử dụng các tài liệu, thông tin đều được ghi nguồn tham khảo. TP.Hồ Chí Minh, ngày_____tháng_____năm 2016 Sinh viên Bùi Thị Kim Ngân
- Đồ Án Tốt Nghiệp LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy, cô Khoa Công Nghệ Sinh Học – Thực Phẩm - Môi Trường đã tận tình truyền đạt tri thức cho em trong suốt những năm qua. Sự chỉ bảo tận tình của quý thầy cô đã giúp chúng em có được một nền tảng kiến thức, có đủ hành trang để vững bước trên con đường tương lai. Đặc biệt trân trọng biết ơn Cô Nguyễn Thị Phương đã trực tiếp hướng dẫn, quan tâm, dạy dỗ và truyền thụ nhiều kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình chuẩn bị, thực hiện và hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Bên cạnh đó, trong những ngày thực tập tại Viện Nhiệt đới Môi trường xin trân trọng cảm ơn quý Lãnh đạo, cán bộ, công chức thuộc Phòng Kiểm Soát Ô Nhiễm Nước đã hết lòng giúp đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Con xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến bố mẹ đã dày công nuôi con khôn lớn, tạo cho con điều kiện học tập tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn! Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Sinh viên Bùi Thị Kim Ngân
- Đồ Án Tốt Nghiệp MỤC LỤC PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP .................................. LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... MỤC LỤC ........................................................................................................................i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................. v DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................vi MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 2 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................ 3 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ..................................................................... 3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................. 4 7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỒ ÁN ...................................... 4 8. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 4 9. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI ............................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM VÀ CÔNG NGHỆ TUẦN HOÀN/TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI.............................................................. 6 1.1. Đặc điểm về ngành dệt nhuộm .............................................................................. 6 1.1.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải dệt nhuộm ..................................................... 6 1.1.2. Thành phần đặc tính nước thải dệt nhuộm ..................................................... 8 1.1.3. Quy trình công nghệ tổng quát ....................................................................... 9 1.2. Công nghệ tuần hoàn/tái sử dụng nước thải dệt nhuộm ...................................... 13 1.2.1. Khái niệm ...................................................................................................... 13 1.2.2. Khả năng tuần hoàn/tái sử dụng nước thải .................................................... 13 i
- Đồ Án Tốt Nghiệp 1.2.3. Tình hình tuần hoàn/tái sử dụng nước thải trên thế giới và Việt Nam.......... 14 1.2.4. Một số công nghệ tuần hoàn/tái sử dụng nước thải ...................................... 20 1.3. Lợi ích về kinh tế - môi trường và xã hội khi áp dụng công nghệ tuần hoàn/tái sử dụng nước thải ............................................................................................................ 33 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH – ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ TUẦN HOÀN/TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CHO CÔNG TY TNHH CHYANG SHENG VIỆT NAM .............................................................. 34 2.1. Tổng quan về công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam ..................................... 34 2.1.1. Lịch sử hình thành công ty ............................................................................ 34 2.1.2. Cơ sở hạ tầng và việc sản xuất của công ty ................................................... 34 2.2. Quy trình sản xuất ................................................................................................ 35 2.3. Hiện trạng nhu cầu sử dụng nước và xử lý nước thải .......................................... 37 2.3.1. Nhu cầu sử dụng nước và sơ đồ cân bằng nước ............................................ 37 2.3.2. Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải .............................................. 39 2.3.3. Thành phần tính chất nước thải sau xử lý ..................................................... 42 2.3.4. Chất lượng nước yêu cầu cấp cho sản xuất ................................................... 42 2.4. Phân tích, đánh giá tiềm năng tái sử dụng nước .................................................. 43 2.5. Đề xuất công nghệ tuần hoàn/tái sử dụng nước thải dệt nhuộm cho công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam ................................................................................ 44 CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM CÔNG NGHỆ TUẦN HOÀN/TÁI SỬ DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH CHYANG SHENG VIỆT NAM CÔNG SUẤT 1M3/H ............ 47 3.1. Vật liệu và phương pháp ...................................................................................... 47 3.1.1. Đối tượng thử nghiệm ................................................................................... 47 3.1.2. Mô hình thử nghiệm ...................................................................................... 50 3.2. Lấy mẫu và phân tích, đánh giá kết quả vận hành mô hình ................................ 53 3.3. Kết quả thử nghiệm mô hình tuần hoàn/tái sử dụng nước thải dệt nhuộm.......... 54 3.3.1. Hiệu quả loại bỏ chất ô nhiễm qua từng công đoạn ...................................... 54 3.3.2. Tỷ lệ thu hồi nước sau RO ............................................................................ 58 ii
- Đồ Án Tốt Nghiệp 3.3.3. Chi phí xử lý .................................................................................................. 59 3.4. Nhận xét ............................................................................................................... 60 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TUẦN HOÀN/TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CHO CÔNG TY CHYANG SHENG VIỆT NAM CÔNG SUẤT 100M3/NGÀY VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP QUẢN LÝ .......... 61 4.1. Đề xuất quy trình công nghệ tuần hoàn/tái sử dụng nước thải dệt nhuộm cho công ty Chyang Sheng Việt Nam (công suất 100m3/ngày) ........................................ 61 4.1.1. Quy trình công nghệ tuần hoàn/tái sử dụng nước thải dệt nhuộm công suất 100 m3/ngày ............................................................................................................. 61 4.1.2. Yêu cầu chất lượng nước cho mỗi công đoạn sản xuất ................................ 63 4.1.3. Mô hình được chạy thử bằng phần mềm CSMPRO v.5 ............................... 65 4.1.4. Danh mục trang thiết bị, vật tư kỹ thuật công nghệ ..................................... 70 4.2. Tính toán kinh tế ................................................................................................. 73 4.2.1. Chi phí đầu tư ................................................................................................ 73 4.2.2. Chi phí vận hành............................................................................................ 76 4.2.3. Chi phí khấu hao thiết bị............................................................................... 78 4.3. Lợi ích kinh tế và môi trường trong tuần hoàn/tái sử dụng nước thải dệt nhuộm 78 4.3.1. Chi phí sử dụng nước tại công ty .................................................................. 78 4.3.2. Lợi ích kinh tế sau khi ứng dụng công nghệ tái sử dụng nước thải .............. 79 4.4. Đề xuất giải pháp quản lý trong tuần hoàn/tái sử dụng nước thải dệt nhuộm .... 81 4.4.1. Giải pháp quản lý công nghệ tuần hoàn/tái sử dụng nước thải dệt nhuộm .. 81 4.4.2. Giải pháp quản lý .......................................................................................... 83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 85 1. Kết luận ................................................................................................................. 85 2. Kiến Nghị .............................................................................................................. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 87 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 88 iii
- Đồ Án Tốt Nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD Biochemical Oxygen Demand BTNMT Bộ Tài Nguyên & Môi Trường COD Chemical Oxygen Demand EC Electrical Conductivity Gfd Gallon per foot square of Gpd Gallon per day MBR Membrane Bioreactor MF Microfiltration NF Nanofiltration NTU Nephelometric Turbidity Units QCVN Quy Chuẩn Việt Nam PE Polyeste PVA Poly Vinyl Alol RO Reverse Osmosis SDI Silt Density Index SS Suspended Solids TCVN Tiêu Chuẩn Việt Nam TDS Total Dissolved Solids TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh TSS Total Suspended Solids UF Ultrafiltration VN Việt Nam iv
- Đồ Án Tốt Nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Nguồn phát sinh các chất ô nhiễm trong nước thải dệt nhuộm ....................... 7 Bảng 1.2: Thành phần nước thải dệt nhuộm .................................................................... 8 Bảng 1.3: Các chất ô nhiễm và đặc tính của nước thải ngành dệt nhuộm ....................... 9 Bảng 1.4: Các loại màng bán thấm ................................................................................ 22 Bảng 1.5: Hiệu suất loại bỏ tạp chất của màng RO ....................................................... 32 Bảng 2.1: Thành phần tính chất nước thải sau xử lý tại công ty Chyang Sheng VN .... 42 Bảng 2.2: Chất lượng nước cấp đề xuất cho công đoạn nhuộm .................................... 42 Bảng 3.1: Chất lượng nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý theo dõi liên tục trong 6 ngày ................................................................................................................................ 48 Bảng 3.2: Tiêu chuẩn chung đối với nước tái sử dụng trong xưởng nhuộm ................. 49 Bảng 3.3: Chất lượng nước tái sử dụng phân loại theo từng công đoạn ........................ 49 Bảng 3.4: Bảng danh mục các thiết bị-vật tư lắp đặt mô hình thử nghiệm.................... 52 Bảng 4.1: Một số thông số cơ bản cho chất lượng nước cao ......................................... 63 Bảng 4.2: Một số thông số cơ bản cho chất lượng nước trung bình .............................. 64 Bảng 4.3: Một số thông số cơ bản cho chất lượng nước thấp ........................................ 64 Bảng 4.4: Lưu lượng thấm trung bình ............................................................................ 66 Bảng 4.5: Bảng danh mục các thiết bị-vật tư ................................................................. 70 Bảng 4.6: Các hạng mục xây dựng ................................................................................ 73 Bảng 4.7: Các hạng mục thiết bị .................................................................................... 73 Bảng 4.8: Điện năng tiêu thụ.......................................................................................... 77 Bảng 4.9: Chi phí điện năng ........................................................................................... 77 v
- Đồ Án Tốt Nghiệp DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Quy trình công nghệ tổng quát....................................................................... 10 Hình 1.2: Tình hình tái sử dụng nước trên toàn cầu (EPA, 2012) ................................. 16 Hình 1.3: Một nhà máy tái sử dụng nước thải của Singapore ........................................ 17 Hình 1.4: Lọc Microfiltration (MF) ............................................................................... 23 Hình 1.5: Lọc dòng vuông góc (a) và dòng ngang (b) ................................................... 23 Hình 1.6: Lọc Ultrafiltration (UF) ................................................................................. 24 Hình 1.7: Lọc Nanofiltration (NF) ................................................................................. 24 Hình 1.8: Quá trình thẩm thấu tự nhiên và thẩm thấu ngược......................................... 25 Hình 1.9: Lọc Reverse Omosis (RO) ............................................................................. 27 Hình 1.10: Một kiểu module dạng tấm .......................................................................... 28 Hình 1.11: Module dạng ống ......................................................................................... 28 Hình 1.12: Kiểu sợi rỗng ................................................................................................ 29 Hình 1.13: Kiểu xoắn ..................................................................................................... 30 Hình 2.1: Quy trình sản xuất của công ty dệt nhuộm Chyang Sheng VN ..................... 36 Hình 2.2: Dây chuyền các thiết bị trong công đoạn nhuộm........................................... 36 Hình 2.3: Thiết bị sử dụng trong công đoạn giặt-xả ...................................................... 37 Hình 2.4: Nhu cầu sử dụng nước tại công ty ................................................................. 38 Hình 2.5: Sơ đồ cân bằng nước ...................................................................................... 38 Hình 2.6: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải công ty Chyang Sheng VN ........ 40 Hình 2.7: Hệ thống xử lý nước thải hiện hữu ................................................................ 41 Hình 2.8: Quy trình xử lý nước tái sử dụng đề xuất ...................................................... 45 Hình 2.9: Vị trí dự kiến đặt mô hình tại công ty Chyang Sheng VN ............................. 46 Hình 3.1: Sơ đồ thử nghiệm tổng quát ........................................................................... 47 Hình 3.2: Biểu đồ chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý tại công ty Chyang Sheng VN .................................................................................................................................. 48 Hình 3.3: Sơ đồ nguyên lý lắp đặt của mô hình thử nghiệm ......................................... 51 vi
- Đồ Án Tốt Nghiệp Hình 3.4: Mô hình thử nghiệm quy mô pilot tại công ty Chyang Sheng VN ................ 53 Hình 3.5: Sự thay đổi các thông số COD, Độ màu, TDS, Độ dẫn điện qua từng công đoạn tại áp lực làm việc 5 bar của RO ........................................................................... 55 Hình 3.6: Sự thay đổi các thông số pH, SS, độ đục qua các công đoạn tại áp lực làm việc 5 bar của RO ........................................................................................................... 55 Hình 3.7: Hiệu suất loại bỏ chất ô nhiễm tại áp lực 5 bar .............................................. 56 Hình 3.8: Sự thay đổi các thông số COD, Độ màu, TDS, Độ dẫn điện qua từng công đoạn tại áp lực làm việc 10 bar của RO ......................................................................... 57 Hình 3.9: Sự thay đổi các thông số pH, SS, độ đục qua các công đoạn tại áp lực làm việc 10 bar của RO ......................................................................................................... 57 Hình 3.10: Mẫu nước sau khi qua xử lý ......................................................................... 58 Hình 3.11: Hiệu suất loại bỏ chất ô nhiễm tại áp lực 10 bar .......................................... 58 Hình 3.12: Tỷ lệ thu hồi nước đã qua xử lý ................................................................... 59 Hình 3.13: Chi phí điện năng tiêu tốn để xử lý và thu hồi 1000L nước ........................ 59 Hình 4.1: Quy trình công nghệ tuần hoàn/tái sử dụng nước thải dệt nhuộm ................. 62 Hình 4.2: Chất lượng nước yêu cầu cho mỗi công đoạn sản xuất ................................. 65 Hình 4.3: Kích thước màng lọc ...................................................................................... 67 Hình 4.4: Sơ đồ công nghệ tuần hoàn/tái sử dụng nước thải dệt nhuộm công ty Chyang Sheng VN công suất 100 m3/ngày ................................................................................ 72 Hình 4.5: Sơ đồ tổng quát tuần hoàn nước phục vụ nhu cầu tái sử dụng ...................... 82 vii
- Đồ Án Tốt Nghiệp MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, đô thị hóa, sản xuất nông nghiệp – công nghiệp đã kéo theo nhu cầu sử dụng nước ngày càng nhiều gây sức ép lên cả trữ lượng và chất lượng nguồn nước. Trong khi dân số không ngừng tăng thì nguồn nước sạch có thể sử dụng đã ít nay lại ngày một bị thu hẹp. Việc tiết kiệm nước trong các hoạt động sản xuất, sinh hoạt,... không đủ để khắc phục tình trạng thiếu nước đang ngày một lan rộng và sẽ còn nghiêm trọng hơn trong tương lai. Chất lượng nước đã bị xuống cấp bởi các hoạt động sinh hoạt của con người gây ô nhiễm và hoạt động sản xuất công nghiệp là một trong những nguyên nhân chính. Tình trạng này, đã khiến nhiều nơi phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm do thiếu cơ sở hạ tầng và các dịch vụ vệ sinh môi trường. Hiện tại, nguồn nước ngầm cũng đã bị suy thoái trầm trọng do muối, thuốc trừ sâu, asen tự nhiên, và các chất gây ô nhiễm khác gây ra. Việc sử dụng nguồn nước sạch trong hầu hết các hoạt động xã hội mà không có sự phân loại cũng được xem như là sử dụng nước sạch chưa hợp lý, gây lãng phí. Cụ thể, thay vì sử dụng nguồn nước có chất lượng thấp hơn, nhiều doanh nghiệp và người dân vẫn sử dụng nguồn nước cấp sinh hoạt để làm mát, tưới cây hoặc vệ sinh nhà xưởng,... Ngoài ra, trên 60% lượng nước cấp sử dụng cho hoạt động sản xuất đã góp phần đáng kể gây nên tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho người dân. Bên cạnh đó, lượng nước thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp rất lớn gây ảnh hưởng đến môi trường. Trước tình hình này, nhiều nước trên thế giới đã có các giải pháp, áp dụng các công nghệ tuần hoàn/tái sử dụng nước thải để giảm áp lực khai thác nước ngọt cũng như lượng nước thải và Việt Nam đang trên đà tiếp bước áp dụng cho các ngành công nghiệp, đặc biệt trong những ngành sử dụng nhiều nước. 1
- Đồ Án Tốt Nghiệp 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay, ngành công nghiệp dệt nhuộm có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Trong nền kinh tế, ngành dệt nhuộm chiếm một vị trí khá quan trọng vì đây là một trong những ngành công nghiệp không chỉ góp phần việc giải quyết vấn đề công ăn việc làm trong xã hội mà còn thúc đẩy tăng trưởng nhanh kim ngạch xuất khẩu cho đất nước. Tại Bình Dương, ngành dệt nhuộm là ngành có sức thu hút lao động cũng như tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng chung của toàn ngành. Một đặc trưng của ngành công nghiệp dệt nhuộm là tiêu thụ nước nhiều nhất, đồng thời, việc xả nước chứa các chất ô nhiễm ra môi trường cũng đã gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước tự nhiên. Một trong những biện pháp chính để giảm thiểu ô nhiễm trong ngành dệt nhuộm là ứng dụng công nghệ xử lý nước thải để kiểm soát ô nhiễm trước khi xả thải vào môi trường, điều này là hết sức là rất cần thiết. Tuy nhiên, chi phí đầu tư và vận hành hệ thống xử lý khá cao mà hầu hết nước thải dệt nhuộm sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải đều xả thẳng ra sông, ao hồ mà không có giải pháp thu hồi hay tận dụng nguồn nước này, điều đó là rất lãng phí trong tình trạng khan hiếm nước như hiện nay. Chính vì thế, chúng ta cần có biện pháp quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước một cách hợp lý, trong đó “tuần hoàn/tái sử dụng nước” là một giải pháp vô cùng thiết thực và cấp bách để tiết giảm lượng nước sử dụng, giữ gìn nguồn nước, giảm thiểu ô nhiễm và hướng tới sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này. Đó chính là lý do em chọn đề tài này: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý và công nghệ để tuần hoàn/ tái sử dụng nước thải dệt nhuộm cho công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam tỉnh Bình Dương”. 2
- Đồ Án Tốt Nghiệp 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý và công nghệ để tuần hoàn/ tái sử dụng nước thải dệt nhuộm cho công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam tỉnh Bình Dương nhằm giảm thiểu ô nhiễm và tăng nguồn nước cấp trong sản xuất và sinh hoạt. 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Trong phạm vi đề tài, các nội dung nghiên cứu gồm có: - Tìm hiểu về ngành công nghiệp dệt nhuộm và công nghệ tuần hoàn/tái sử dụng nước thải. - Thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam và đánh giá khả năng tuần hoàn/tái sử dụng nước tại công ty. - Xây dựng mô hình thử nghiệm và áp dụng công nghệ tuần hoàn/tái sử dụng nước thải dệt nhuộm cho công ty Chyang Sheng Việt Nam (công suất 100m3/ngày) - Đề xuất giải pháp quản lý về công nghệ tuần hoàn/tái sử dụng nước thải dệt nhuộm. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập thông tin Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành của công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam, các dữ liệu về quy mô, công suất, các thông số đặc trưng của nước thải dệt nhuộm. Phương pháp khảo sát thực tế Tiến hành khảo sát, đo đạc, lấy mẫu, phân tích để đánh giá khả năng tuần hoàn và tái sử dụng nước của công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Tổng hợp tài liệu hiện trạng môi trường công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam như nguồn gốc, thành phần, tính chất nguồn thải. Phương pháp kế thừa 3
- Đồ Án Tốt Nghiệp Tham khảo, kế thừa các kết quả nghiên cứu về quản lý và xử lý nước thải công nghiệp, chương trình quản lý nguồn thải, đã thực hiện tại tỉnh Bình Dương, một số đề tài nghiên cứu đã thực hiện tại Việt Nam và một số quốc gia tiên tiến. Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, anh, chị trong phòng Kiểm soát ô nhiễm nước thuộc Viện Nhiệt đới môi trường và vấn đề có liên quan. 6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Nước thải dệt nhuộm tại Công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam. Vùng nghiên cứu lựa chọn: Tỉnh Bình Dương. 7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỒ ÁN Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp và công nghệ tuần hoàn/ tái sử dụng nước thải dệt nhuộm cho Công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam nhằm giảm thiểu ô nhiễm và tăng nguồn nước cấp sản xuất và sinh hoạt đồng thời góp phần cải thiện môi trường, cải thiện nguồn nước mặt và cả nguồn nước ngầm. 8. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu: nước thải dệt nhuộm của Công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam. 9. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Bố cục đề tài gồm có 4 chương: Chương 1: Tổng quan về ngành dệt nhuộm và công nghệ tuần hoàn/tái sử dụng nước thải Chương 2: Phân tích – đánh giá tiềm năng và đề xuất công nghệ tuần hoàn/tái sử dụng nước thải dệt nhuộm cho công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam Chương 3: Thử nghiệm công nghệ tuần hoàn/tái sử dụng tại công ty Chyang Sheng Việt Nam (Công suất 1m3/h) 4
- Đồ Án Tốt Nghiệp Chương 4: Đề xuất quy trình công nghệ tuần hoàn/tái sử dụng nước thải dệt nhuộm cho công ty Chyang Sheng Việt Nam (Công suất 100m3/ngày) và đưa ra giải pháp quản lý Kết Luận Và Kiến Nghị 5
- Đồ Án Tốt Nghiệp CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM VÀ CÔNG NGHỆ TUẦN HOÀN/TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI 1.1. Đặc điểm về ngành dệt nhuộm Ngành dệt nhuộm là một trong những ngành truyền thống của nước ta, thu hút nhiều lao động với trình độ lao động thấp, đặc trưng của ngành là tính đa dạng về sản phẩm với rất nhiều chủng loại, quy cách, chất liệu khác nhau. Nguyên liệu chủ yếu của ngành này là bông và xơ sợi tổng hợp polyeste (PES), tơ tằm, len… Ngoài ra, ngành này cũng sử dụng rất nhiều nước, năng lượng và hóa chất. Ngành dệt nhuộm sử dụng một lượng lớn nước phục vụ cho các công đoạn sản xuất, đồng thời cũng thải ra một lượng nước thải lớn. Trong đó, nguồn gây ô nhiễm chính là từ nước thải công đoạn dệt nhuộm và nấu tẩy. Nước thải nhuộm thì không ổn định và đa dạng thay đổi trong từng nhà máy khi nhuộm các loại vải khác nhau, môi trường nhuộm có thể là axit hay kiềm, hoặc trung tính. Cho đến nay hiệu quả hấp thụ thuốc nhuộm chỉ đạt 60 - 70%, 30 - 40% các phẩm nhuộm thừa còn lại ở dạng nguyên thủy hoặc một số đã chuyển đổi sang dạng khác, ngoài ra một số chất điện ly, chất hoạt động bề mặt… là thành phần tồn tại trong nước thải nhuộm. Đó là nguyên nhân gây ra độ màu cao của nước thải dệt nhuộm. Nước thải dệt nhuộm gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường sống, các chỉ số như: pH, COD, BOD, độ màu, nhiệt độ điều vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép xả thải, vậy nên khi xả nước thải vào các nguồn nước như sông, kênh rạch thì nó tạo màng nổi trên bề mặt, ngăn cản sự khuyếch tán ôxy vào môi trường nước gây nguy hại cho các động thực vật thủy sinh và làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 1.1.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải dệt nhuộm Nước được sử dụng trong toàn bộ quá trình sản xuất vải, hầu hết các công đoạn chuẩn bị sợi, chuẩn bị vải, quá trình nhuộm và hoàn tất đều phát sinh nước thải trong đó quá trình nhuộm là một trong những công đoạn tiêu thụ nhiều nước nhất. Trong 6
- Đồ Án Tốt Nghiệp tổng lượng nước sử dụng thì 88,4 % được thải ra ngoài thành nước thải và phần còn lại 11,6 % là lượng nước thất thoát do bay hơi. Bên cạnh nước, các tạp chất bẩn có trong xơ cũng gây ra các chất ô nhiễm trong nước thải ngành dệt. Hầu hết các tạp chất có mặt trong xơ sợi như các kim loại và hydrocacbon được đưa vào có mục đích trong quá trình kéo sợi nhằm tăng cường những đặc tính vật lý và vận hành của sợi. Các chất này thường được tách ra trước khi tiến hành khâu xử lý cuối cùng, do đó sẽ sinh ra một lượng chất ô nhiễm trong dòng thải. Các loại thuốc nhuộm là nguồn sinh ra các kim loại, muối và màu trong nước thải, chất hồ vải với hàm lượng BOD, COD cao và các chất hoạt động bề mặt là nguyên nhân chính gây nên tính độc thủy sinh của nước thải dệt nhuộm. Các chất phụ trợ cho quá trình dệt nhuộm được chia thành những loại khác nhau theo mối nguy hiểm mà chúng gây ra. Bảng 1.1: Nguồn phát sinh các chất ô nhiễm trong nước thải dệt nhuộm Thoâng soá chaát oâ Nguoàn phaùt sinh nhieãm Kieàm pH Nhuoäm baèng caùc loaïi thuoác nhuoäm hoaït tính, thuoác nhuoäm hoaøn nguyeân khoâng tan Axit pH Thuoác nhuoäm axit, thuoác nhuoäm phaân taùn Maøu Thuoác nhuoäm hoaït tính vaø thuoác nhuoäm sunphua Kim loaïi naëng Thuoác nhuoäm phöùc chaát kim loaïi vaø pigment. Hydrocacbon chöùa Chaát taåy röûa, chaát khöû nhôøn, chaát taûi, taåy halogen traéng clo Daàu khoaùng Laøm hoà in, chaát khöû vaø choáng taïo boït Photpho Caùc chaát taïo phöùc Muoái trung tính Thuoác nhuoäm hoaït tính 7
- Đồ Án Tốt Nghiệp 1.1.2. Thành phần đặc tính nước thải dệt nhuộm Thành phần nước thải thường không ổn định, phụ thuộc vào các loại nguyên liệu, loại thuốc nhuộm, loại hóa chất, chất trợ, quy trình công nghệ. Trong quá trình sản xuất, lượng nước thải ra 12-300 m3/tấn vải, chủ yếu từ công đoạn nhuộm và nấu tẩy Nói chung, nước thải dệt nhuộm có độ màu, độ kiềm, pH cao, nhiệt độ,, độ dẫn điện lớn, chất lơ lửng (SS) cao, BOD, COD, đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép xả vào nguồn tiếp nhận. và tỷ lệ BOD: COD thấp (có nghĩa là khả năng phân hủy sinh học thấp). Bảng 1.2: Thành phần nước thải dệt nhuộm Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ pH - 8,6 - 9,8 Nhiệt độ 0 C 36 - 52 Độ màu Pt-Co 350 - 3710 SS mg/L 69 - 380 COD mgO2/L 360 - 2448 BOD5 mgO2/L 200 - 1450 Ntổng mg/L 22 - 43 Ptổng mg/L 0,9 - 37,2 Cr6+ mg/L 0,093 - 0,364 Pb mg/L KPH-0,007 Cd mg/L KPH-0,00025 Hg mg/L KPH As mg/L KPH-0,013 Nguồn: Centema 2010 8
- Đồ Án Tốt Nghiệp Bảng 1.3: Các chất ô nhiễm và đặc tính của nước thải ngành dệt nhuộm Công đoạn Chất ô nhiễm trong nước thải Đặc tính của nước thải Hồ sợi, rũ hồ Tinh bột, glucose, polyvinyl, alcol, BOD cao (34 – 50 tổng lượng nhựa… BOD) Nấu tẩy NaOH, chất sáp, soda, silicat và Độ kiềm cao màu tối, BOD cao sợi vải vụn Tẩy trắng Hypoclorit, các hợp chất chứa Clo, Độ kiềm cao, chiếm 5% BOD axit, tạp chất… tổng Làm bóng NaOH, tạp chất… Độ kiềm cao, BOD thấp (dưới 1% BOD tổng), SS cao Nhuộm Các loại thuốc nhuộm, axit axetic, Độ màu rất cao BOD khá cao các muối kim loại (6% BOD tổng), SS cao In Chất màu, tinh bột, dầu muối, kim Độ màu cao, BOD cao loại, axit… Hoàn tất Vết tinh bột Kiềm nhẹ, BOD thấp… 1.1.3. Quy trình công nghệ tổng quát 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động
143 p | 344 | 79
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm in theo tiêu chuẩn Iso 9001:2008 tại Công ty TNHH MTV In Bình Định
26 p | 302 | 75
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống phục vụ tra cứu thông tin khoa học và công nghệ tại tỉnh Bình Định
24 p | 290 | 70
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật của hệ thống truyền tải điện lạnh và siêu dẫn
98 p | 183 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng khai phá dữ liệu để trích rút thông tin theo chủ đề từ các mạng xã hội
26 p | 221 | 30
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu và xây dựng hệ thống Uni-Portal hỗ trợ ra quyết định tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
26 p | 209 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến của khách hàng đối với một sản phẩm thương mại điện tử
26 p | 165 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng giải thuật di truyền giải quyết bài toán tối ưu hóa xếp dỡ hàng hóa
26 p | 237 | 23
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp kiểm tra hiệu năng FTP server
26 p | 169 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng web ngữ nghĩa và khai phá dữ liệu xây dựng hệ thống tra cứu, thống kê các công trình nghiên cứu khoa học
26 p | 159 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng luật kết hợp trong khai phá dữ liệu phục vụ quản lý vật tư, thiết bị trường Trung học phổ thông
26 p | 147 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến đánh giá các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng
26 p | 199 | 15
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp phòng vệ nguy cơ trên ứng dụng web
13 p | 145 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng thuật toán ACO cho việc định tuyến mạng IP
26 p | 155 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu quá trình đốt sinh khối từ trấu làm nhiên liệu đốt qui mô công nghiệp
26 p | 162 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy nổ khí metan khi khai thác xuống sâu dưới mức -35, khu Lộ Trí - Công ty than Thống Nhất - TKV
73 p | 10 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tách khí Heli từ khí thiên nhiên
26 p | 110 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn