intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng khu dân cư Thảo Điền thành khu dân cư sinh thái

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:155

25
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng KDC Thảo Điền, Quận 2 thành KDC sinh thái” được thực hiện nhằm mục đích cải thiện môi trường đô thị, nhà ở, cũng như định hình một lối sống mới cho người dân tại địa phương nói riêng và cho toàn Quận 2 nói chung. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng khu dân cư Thảo Điền thành khu dân cư sinh thái

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------- NGUYỄN THỊ KIM NGÂN NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ THẢO ĐIỀN QUẬN 2 THÀNH KHU DÂN CƯ SINH THÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường Mã ngành: 60520320 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------- NGUYỄN THỊ KIM NGÂN NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ THẢO ĐIỀN QUẬN 2 THÀNH KHU DÂN CƯ SINH THÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường Mã ngành: 60520320 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS THÁI VĂN NAM TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 3 năm 2017
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Thái Văn Nam. Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày tháng năm 2016 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 GS. TSKH. Nguyễn Trọng Cẩn Chủ tịch 2 PGS. TS. Phạm Hồng Nhật Phản biện 1 3 TS. Nguyễn Xuân Trường Phản biện 2 4 PGS. TS. Huỳnh Phú Ủy viên 5 TS. Nguyễn Thị Hai Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày tháng 0 năm 2016 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 13/03/1991 Nơi sinh: Tp.Hồ Chí Minh Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường MSHV: 1441810006 I- Tên đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng khu dân cư Thảo Điền thành khu dân cư sinh thái” II- Nhiệm vụ và nội dung: a. Nhiệm vụ: Đánh giá hiện trạng môi trường, so sánh hiện trạng với các tiêu chí xây dựng KDC sinh thái, từ đó đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm định hướng KDC Thảo Điền thành khu dân cư sinh thái. b. Nội dung: Tổng hợp, biên hội các tài liệu liên quan đánh giá tình hình, hiện trạng sử dụng, khảo sát hiện trạng và công tác quản lý môi trường; phân tích, lựa chọn bộ tiêu chí cho KDC sinh thái. Đánh giá KDC Thảo Điền theo yêu cầu của một KDC sinh thái; đề xuất các giải pháp nhằm định hướng, phát triển KDC sinh thái. III- Ngày giao nhiệm vụ: IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: V- Cán bộ hướng dẫn: TS.THÁI VĂN NAM CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân
  6. ii LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành tốt luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy hướng dẫn PGS.TS. Thái Văn Nam đã tận tình hướng dẫn, động viên và cung cấp nhiều kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường và đặc biệt trong thời gian thực hiện luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn tất cả Quý Thầy, Cô trường Đại học Công nghệ TP. HCM đã giảng dạy và hướng dẫn trong suốt thời gian học tập. Xin chân thành cảm ơn Anh Chị thuộc Phòng Tài nguyên Môi trường Quận 2, Ban Quản Lý tại khu căn hộ XI Riverview Palace đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu, lấy mẫu và phân tích các mẫu khí, nước thải. Các anh, chị và các bạn lớp Cao học môi trường khóa 14SMT11 đã thường xuyên giúp đỡ trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Xin chân thành biết ơn các cô, chú, các bạn hữu đã ủng hộ và giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian học cũng như thời gian thực hiện luận văn này. Cuối cùng tôi gửi cảm ơn chân thành nhất đến những người thân trong gia đình đã hỗ trợ, động viên giúp tôi vượt qua khó khăn trong học tập và trong cuộc sống để có thể hoàn thành khóa học và luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô nhận xét và phản biện đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Thị Kim Ngân
  7. iii TÓM TẮT Xây dựng đô thị sinh thái là vấn đề quan trọng, cần thiết và cấp bách, nhất là trong giai đoạn tốc độ đô thị hóa và dấu hiệu suy thoái đô thị ngày càng một tăng cao như hiện nay. Vì vậy, cần xây dựng quy hoạch các khu đô thị, khu dân cư sinh thái ngay từ bây giờ, cách tốt nhất bây giờ là làm sao cho môi trường sống ngày một trong lành, căn cứ vào tình hình hiện có thì Thảo Điền là một khu dân cư với mức sống tại Thành phố tương đối cao phù hợp cho xây dựng thành khu dân cư sinh thái. Mục tiêu của luận văn tập trung nghiên cứu là xét đến hiện trạng môi trường, những vấn đề ô nhiễm còn tồn đọng. Dựa vào các đô thị sinh thái trên thế giới và trong cả nước cộng với các bộ tiêu chí xây dựng trên thế giới, từ đó xây dựng nên một bộ tiêu chí phù hợp với những điều kiện hiện có, khắc phục các tồn đọng và đưa những yếu tố đang sở hữu trở thành thế mạnh vốn có của khu dân cư. Với những yếu điểm được phát hiện, cần tập trung đưa ra các giải pháp vào để góp phần cải thiện, nâng cao môi trường sống khu dân cư. Đề tài được thực hiện thông qua việc lấy mẫu phân tích các yếu tố môi trường xung quanh, khảo sát thực địa, lấy ý kiến người dân, xem xét các bộ tiêu chí sẵn có trên thế giới, từ đó xây dựng nên một bộ tiêu chí với các đặc điểm thực tế phù hợp với điều kiện khu dân cư, đánh giá, cho điểm, phát hiện ra các lợi thế cũng như yếu điếm, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kỹ thuật thích hợp dễ áp dụng và không ảnh hưởng đến thiết kế sẵn có của địa phương, xây dựng nên khu dân cư sinh thái Thảo Điền.
  8. iv ABSTRACT Ecological urban construction is an important issue, it is necessary and urgent, especially in the speed phase of urbanization and urban degradation signs increasingly high as the current one. Therefore, the need to build urban planning, ecological residential area right now, the best thing now is to make the environment a fresh date, based on the existing situation, the Thao Dien is a residential area with the standard of living is relatively high at City suitable for a residential building ecology. The objective of the thesis is focused on considering the environmental status, contamination issues outstanding. Based on urban ecology in the world and in the country plus the construction criteria in the world, thereby building up a set of criteria consistent with the existing conditions, overcoming the backlog and put these elements become possesses inherent strengths of neighborhoods. With the weaknesses are detected, they need to offer solutions in order to contribute to the improvement, improve residential environment. This study was carried out through the sampling and analysis of ambient factors, site survey, consultation of people, considering the set of criteria available in the world, thereby building up a criteria with the actual characteristics suitable for residential conditions, evaluation, scoring, discovered the advantages and weaknesses, and on that basis to propose appropriate technical solution is easy to apply and does not affect the design of local availability, build ecological residential Thao Dien.
  9. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... I LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ II TÓM TẮT .................................................................................................................III ABSTRACT ............................................................................................................. IV DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... X DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... XI DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... XII 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................1 1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................1 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..............................................................................3 1.4.GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN................................4 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................4 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................4 2.2.PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................5 2.2.1.Phương pháp luận ........................................................................................5 2.2.2.Phương pháp nghiên cứu cụ thể ..................................................................7 2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ...........................................................7 2.2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn, thống kê số liệu..............7 2.2.2.3. Phương pháp phân tích đa tiêu chí .......................................................8 2.2.2.4.Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu ...............................................9 2.2.2.5.Phương pháp đánh giá nhanh ................................................................9 2.2.2.6.Phương pháp so sánh ..........................................................................10 2.2.2.7.Phương pháp chuyên gia .....................................................................10 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC – Ý NGHĨA THỰC TIỄN ..........................................10 3.1.Ý NGHĨA KHOA HỌC ...................................................................................10 3.2.Ý NGHĨA THỰC TIỄN ...................................................................................10
  10. vi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÔ THỊ SINH THÁI VÀ KHU DÂN CƯ SINH THÁI ...............................................................................................................11 1.1.KHÁI NIỆM CHUNG ...........................................................................................11 1.2.ƯU ĐIỂM – KHÓ KHĂN THÁCH THỨC – TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG .......................11 1.2.1. Ưu điểm đô thị sinh thái ...........................................................................11 1.2.2. Những khó khăn thách thức .....................................................................12 1.2.3. Tiềm năng ứng dụng.................................................................................12 1.3.NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA ĐÔ THỊ SINH THÁI ...................................................13 1.4.TIÊU CHÍ QUY HOẠCH CỦA ĐÔ THỊ SINH THÁI ...................................................14 1.5.CÁC BIỆN PHÁP CẦN ÁP DỤNG ĐỂ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ SINH THÁI ......................20 1.6.HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ ĐÔ THỊ SINH THÁI TRÊN THẾ GIỚI ...................................21 1.6.1.Hệ thống phân loại LEED .........................................................................21 1.6.2.Các công trình được xây dựng đạt tiêu chuẩn LEED tại Việt Nam ..........24 1.6.3.Đánh giá khả năng áp dụng các bộ tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái ở Việt Nam ....................................................................................................................27 1.7.MÔ HÌNH ĐÔ THỊ SINH THÁI ..............................................................................28 1.7.1. Một số mô hình đô thị sinh thái trên thế giới ...........................................28 1.7.2. Một số mô hình đô thị sinh thái tại Việt Nam ..........................................31 1.8. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ TRỞ NGẠI TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH XANH, KĐT SINH THÁI Ở VIỆT NAM...........................................................................................32 1.8.1. Những thuận lợi ........................................................................................32 1.8.2. Những trở ngại .........................................................................................33 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................34 2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KDC THẢO ĐIỀN ...................34 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................34 2.1.1.1. Vị trí địa lý .........................................................................................34 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình ..............................................................................37 2.1.1.3. Đặc điểm thủy văn .............................................................................38 2.1.1.4. Đặc điểm khí hậu ...............................................................................38
  11. vii 2.1.2. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên ..............................................................39 2.1.2.1. Tài nguyên đất....................................................................................39 2.1.2.2. Tài nguyên nước ................................................................................39 2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI ....................................................................40 2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế ......................................................................40 2.2.1.1. Tình hình phát triển ............................................................................40 2.2.1.2. Nông nghiệp – thủy sản .....................................................................40 2.2.1.3. Thương mại – dịch vụ ........................................................................41 2.2.1.4. Giao thông vận tải ..............................................................................41 2.2.2. Tình hình phát triển xã hội .......................................................................41 2.2.2.1. Tình hình dân số.................................................................................41 2.2.2.2. Giáo dục – đào tạo .............................................................................42 2.2.2.3. Công tác quản lý quy hoạch ...............................................................42 2.2.2.4. Xây dựng cơ bản - Quản lý đô thị - Giao thông - Môi trường [11] ...43 2.3. HIỆN TRẠNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ......................................44 2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất .............................................................................44 2.3.2. Hiện trạng xây dựng nhà ở .......................................................................45 2.3.3. Hiện trạng hệ thống giao thông ................................................................46 2.3.4. Hiện trạng hệ thống cấp điện....................................................................47 2.3.5. Hiện trạng cây xanh ..................................................................................47 2.3.6. Hiện trạng hoạt động chợ - siêu thị ..........................................................48 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI KDC THẢO ĐIỀN ....................................................49 3.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KDC THẢO ĐIỀN ......................................49 3.1.1. Hiện trạng môi trường nước .....................................................................49 3.1.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn ...............................................................53 3.1.3. Môi trường không khí ..............................................................................55 3.1.4. Sử dụng năng lượng .................................................................................57 3.1.5. Giao thông ................................................................................................59
  12. viii 3.1.6. Không gian xanh ......................................................................................60 3.1.7. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................62 3.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KDC THẢO ĐIỀN ...65 3.2.1. Những mặt đạt được .................................................................................65 3.2.1.1. Quản lý CTR ......................................................................................65 3.2.1.2. Môi trường nước ................................................................................65 3.2.1.3. Môi trường không khí và tiếng ồn .....................................................65 3.2.2. Những mặt chưa đạt được ........................................................................67 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ KDC THẢO ĐIỀN THEO TIÊU CHÍ KDC SINH THÁI - ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH, GIẢI PHÁP HƯỚNG ĐẾN KDC SINH THÁI .........................................................................................................................69 4.1. XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KDC SINH THÁI ......................69 4.1.1. Cơ sở xây dựng bộ chỉ thị - các tiêu chí đánh giá cho KDC sinh thái .....69 4.1.2. Xây dựng các tiêu chí đánh giá cho KDC sinh thái .................................70 4.2.ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HƯỚNG ĐẾN KDC SINH THÁI ....................85 4.2.1. Cấp thoát nước..........................................................................................85 4.2.2.Chất thải rắn ..............................................................................................86 4.2.3.Năng lượng ................................................................................................88 4.2.4.Cơ sở hạ tầng .............................................................................................88 4.2.5.Giao thông .................................................................................................88 4.3.ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH - NỘI DUNG XÂY DỰNG THẢO ĐIỀN THEO HƯỚNG KDC SINH THÁI .......................................................................89 4.3.1. Quy hoạch hệ thống cây xanh đường phố ................................................89 4.3.2.Quy hoạch công viên xanh ........................................................................91 4.3.3. Quy hoạch các chung cư xanh ..................................................................91 4.3.4.Quy hoạch hệ thống giao thông xanh ........................................................93 4.4.XEM XÉT CÁC YẾU TỐ PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CỦA KDC ..............93
  13. ix CHƯƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO CÁC CÔNG TRÌNH NHÀ Ở SINH THÁI PHÙ HỢP TẠI KDC THẢO ĐIỀN .........................................................................................................................97 5.1.THÔNG GIÓ .......................................................................................................97 5.1.1. Nguyên tắc ................................................................................................97 5.1.2.Giải pháp ...................................................................................................98 5.2.CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN ...................................................................................100 5.2.1.Nguyên tắc ...............................................................................................100 5.2.2. Giải pháp ................................................................................................100 5.3.TẬN DỤNG - TÁI CHẾ - TÁI SỬ DỤNG NƯỚC ....................................................101 5.3.1.Nguyên tắc ...............................................................................................101 5.3.2. Giải pháp ................................................................................................102 5.4.MÁI XANH VÀ THẢM THỰC VẬT .....................................................................103 5.4.1.Mái xanh ..................................................................................................103 5.4.2. Thảm thực vật .........................................................................................104 5.5. Hình thái và hướng công trình ...................................................................106 5.5.1. Nguyên lý ............................................................................................106 5.5.2. Giải pháp ................................................................................................106 5.6.VẬT LIỆU THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG, SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM .............................................................................................................................107 5.7.GIẢI PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA BỀN VỮNG, CHỐNG ÚNG NGẬP ........................108 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................................113 KẾT LUẬN .............................................................................................................113 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................114 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................117 PHỤ LỤC ......................................................................................................................
  14. x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KĐT Khu đô thị KDC Khu dân cư UBND Uỷ ban nhân dân BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường BXD Bộ Xây dựng BVMT Bảo vệ môi trường CTR Chất thải rắn LEED Hệ thống phân loại của Leadership in Energy and Enviromental Design QCVN Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam SEFC Southeast False Creek XLNT Xử lý nước thải TT-BXD Thông tư Bộ Xây Dựng QCVN Quy chuẩnViệt Nam QĐ-UB-QLĐT Quyết định - Ủy ban – Quản lý đô thị TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh NQ-CP Nghị quyết – Chính phủ QĐ-CP Quyết định – Chính phủ QĐ-TTg Quyết định – Thủ tướng pH nồng độ pH PGS.TS Phó Giáo sư Tiến sĩ THCS Trung học cơ sở TNHH Trách nhiệm hữu hạng COD Lượng oxy cần thiết oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước. BOD5 Nhu cầu ôxy sinh học trong 5 ngày PCCC Phòng cháy chữa cháy
  15. xi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Quy trình thực hiện nghiên cứu .....................................................................8 Bảng 1.1: Hệ thống các yếu tố được đánh giá ..........................................................23 Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất kdc thảo điền năm 2010 - 2016 ............................45 Bảng 3.1: Kết quả đo chỉ tiêu chất lượng nước sau xử lý .........................................52 Bảng 3.2: Kết quả đo các chỉ tiêu môi trường không khí xung quanh .....................56 Bảng 4.1: Xây dựng chỉ thị vị trí bền vững ..............................................................71 Bảng 4.2: Xây dựng chỉ thị sử dụng nước hiệu quả ..................................................73 Bảng 4.3: Xây dựng chỉ thị về yếu tố năng lượng ....................................................74 Bảng 4.4: Xây dựng chỉ thị xét về vật liệu, tài nguyên, vệ sinh môi trường ............75 Bảng 4.5: Xây dựng chỉ thị về chất lượng môi trường .............................................76 Bảng 4.6: Kết quả đánh giá các tiêu chí áp dụng tại kdc thảo điền ..........................78
  16. xii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Sơ đồ tóm tắt trình tự nội dung nghiên cứu của đề tài ...................................6 Hình 1.1: Dự án president place ................................................................................24 Hình 1.2: Hệ thống pin năng lượng mặt trời tại siêu thị big c dĩ an .........................25 Hình 1.3: Bảng vẽ phối cảnh dự án diamond lotus ...................................................25 Hình 1.4: Southeast false creek (sefc) – làng olimpic vancouver, canada ................29 Hình 1.5: Mô hình chất thải ở kdc sinh thái christie walk ........................................29 Hình 1.6: Mô hình sử dụng nước ở kdc sinh thái christie walk ................................30 Hình 1.7: Thành phố đông tân –trung quốc ..............................................................30 Hình 1.8: Kđt mới phú mỹ hưng ...............................................................................31 Hình 1.9: Mặt bằng tổng thể -ecopart .......................................................................31 Hình 2.1: Bản đồ phân lô kdc thảo điền ....................................................................34 Hình 2.2: Dự án masteri thảo điền ............................................................................46 Hình 2.3: Cây xanh hai bên đường nguyễn văn hưởng ............................................47 Hình 3.1: Đánh giá về chất lượng nước cấp sinh hoạt ..............................................49 Hình 3.2: Đánh giá công tác quản lý hệ thống cấp thoát nước .................................50 Hình 3.3: Quy trình vận chuyển ctr trên địa bàn thảođiền ........................................53 Hình 3.4: Khảo sát việc sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng ................................59 Hình 3.5: Khảo sát áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường .................................60 Hình 3.6: Hội thảo truyền thông về “hạn chế sử dụng túi nylon”.............................62 Hình 3.7: Mức độ hài lòng cuả người dân về cơ sở hạ tầng – an ninh – công trình công cộng ..................................................................................................................62 Hình 3.8: Mức độ hài lòng của người dân về quản lý bảo trì hệ thống-thông tin liên lạc-pccc......................................................................................................................64 Hình 3.9: các vấn đề môi trường tại khu chưa thực hiện tốt .....................................67 Hình 4.1: Đồ thị biểu diễn khả năng đáp ứng các tiêu chí ........................................84 Hình 4.2: Bãi đổ xe tại xi riverview palace ...............................................................94 Hình 5.1: Thông gió nhờ khoảng trống và cửa sổ.....................................................99 Hình 5.2: Thiết kế lấy sáng tự nhiên bằng gạch block kính....................................101
  17. xiii Hình 5.3: Hệ thống tận thu nước mưa .....................................................................103 Hình 5.4: Thiết kế chung của mái xanh ..................................................................104 Hình 5.5: Bình nước nóng năng lượng mặt trời ......................................................108
  18. 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, vấn đề bảo vệ và cải tạo môi trường sống luôn được đặt ra cấp bách đối với mọi nền kinh tế. Vậy, đâu là giải pháp hữu hiệu khắc phục khủng hoảng môi trường gay gắt hiện nay? Phải chăng giải pháp là ở định hướng “tăng trưởng kinh tế phải chú ý bảo vệ môi trường”. Việc làm thế nào để có thể mang lại một không gian sống trong lành đảm bảo đưa môi trường xanh vào gần gũi với con người, giúp con người sống gần thiên nhiên, đáp ứng được nhu cầu về môi trường trong lành hơn được đặc biệt quan tâm. Trước những nhu cầu như thế của xã hội thì một giải pháp được con người áp dụng đó là thiết kế mẫu nhà ở sinh thái cho những thành phố lớn, với mẫu nhà sinh thái này con người có thể đưa thiên nhiên vào gần gũi với cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, Quận 2 là quận mới đô thị hóa, trong tương lai gần Quận 2 là trung tâm tài chính thương mại mới của Thành phố Hồ Chí Minh, đang trên đà phát triển thành trung tâm “Dịch vụ - Thương mại – Công Nghiệp – Văn hóa – Thể dục thể thao” (theo Quyết định số 6577/QĐ - UB - QLĐT phê duyệt quy hoạch chung Quận 2 đến năm 2020) [1]. Đây là Quận được quy hoạch theo tiêu chuẩn của một đô thị hiện đại với nhiều mảng cây xanh sinh thái. Khu dân cư Thảo Điền Quận 2 là một khu dân cư (KDC) đã phát triển trên địa bàn Quận và ngay cả trong Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). KDC được xây dựng nhằm nâng cao đời sống dân cư, góp phần dãn dân tại các vùng nội thành theo Quy hoạch phát triển nhà ở của Thành phố tại Khu đô thị (KĐT) mới, cũng như kết hợp KĐT mới cho người nước ngoài thuê sinh sống cũng như kinh doanh [2]. 1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hệ thống đô thị Việt Nam tập trung ở vùng ven biển và các vùng đồng bằng, luôn đứng trước nguy cơ của bão, lũ lụt và nước biển dâng. Trong khi đó, các đô thị miền núi và trung du cũng thường chịu nhiều ảnh hưởng của lũ quét, sạt lở đất, cháy rừng và hạn hán. Tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt trên mọi miền đất nước. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu là nhiệt độ tăng, nước biển dâng, lượng
  19. 2 mưa tăng giảm một cách tiêu cực, từ đó tác động lên cơ sở hạ tầng, đời sống người dân. Thực tế cho thấy, nếu quy hoạch đô thị kém thì các tác động này ngày càng nghiêm trọng. Có thể lấy tình trạng ngập úng tái diễn thường xuyên nhiều năm qua ở TP.HCM làm một minh chứng. Thực tế, trong những năm gần đây TP. HCM đã nỗ lực đầu tư nhiều công trình xây dựng cho hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường, số điểm ngập do mưa đã giảm. Tuy nhiên, ngập còn tái diễn là bởi quá trình đô thị hoá không hợp lý, quản lý đô thị còn hạn chế. Phía nam thành phố là nơi có nền đất yếu và thấp nhưng lại được đầu tư mạnh mẽ, phát triển tự phát tại hai bên sông Sài Gòn về phía thượng lưu khiến cho hàng nghìn héc ta diện tích chứa nước bị biến mất, phần lớn ruộng vùng ven đô biến thành đô thị… Cùng với đó là sự biến mất của 47 con kênh (16,4 ha) khiến cho thành phố bị ngập lụt khi triều cường lên hoặc khi mưa nhiều hay do lũ từ khu vực sông Đồng Nai, sông Sài Gòn trực tiếp đổ về [3]. Cùng với việc bê tông hoá đã làm giảm khả năng thấm, giảm lượng nước ngầm và gây lún cho đô thị mà còn tạo nên sự đảo nhiệt khiến cho số lượng và quy mô những cơn mưa tăng lên. Trong khi đó, hệ thống thoát nước không theo kịp tốc độ đô thị hoá và diện tích cây xanh tại các công viên nội đô giảm gần 50%. Trong quá trình quy hoạch và xây dựng các đô thị, nhiều rừng cây, thảm cỏ, ao hồ và sông ngòi bị biến mất. Thay cho các bề mặt tự nhiên là bề mặt của các công trình xây dựng, giao thông làm cho nhiệt độ trong các đô thị tăng cao, gây ra sự nóng bức, ngột ngạt. Bên cạnh đó, trong quá trình sống, các loại chất thải rắn – lỏng – khí được con người xả ra môi trường tự nhiên, làm cho môi trường trong các đô thị bị biến đổi. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, các hiện tượng nhiệt độ trái đất gia tăng, mực nước biển trung bình tiếp tục dâng cao, các thiên tai bão lũ thường xảy ra là mối nguy cơ hiện hữu đang đe dọa môi trường sống của con người trên trái đất. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều các quốc gia tập trung thiết kế, xây dựng các KĐT, KDC, khu nhà ở sinh thái, xây dựng nên các bộ tiêu chí LEED, bộ tiêu chí LOTUS để đánh giá mức độ xanh hóa và sinh thái của khu vực. Tại Việt Nam, hiện nay đã có một số KDC, khu nhà ở, khu thương mại tập trung sinh thái đạt
  20. 3 chuẩn, như ở Hà Nội (Khu công nghiệp Linh Đàm), Bình Dương (Trung tâm Thương mại Big C), tuy nhiên thì tại TP. Hồ Chí Minh, với một thành phố phát triển mạnh về kinh tế thì vẫn còn tương đối ít các nghiên cứu liên quan đến tiêu chí xây dựng KDC sinh thái. Mặc dù có các bộ tiêu chí của các quốc gia, nhưng nếu áp dụng cho Thành phố thì vẫn chưa phù hợp với điều kiện TP. Hồ Chí Minh vì vậy cần điều chỉnh cho phù hợp. Xem xét các yếu tố môi trường để tận dụng nắng gió, lượng mưa, hạn chế ngập nước, tận dụng tài nguyên thiên nhiên, tuần hoàn chất thải là vấn đề hết sức cần thiết. Do đó, một trong những mục tiêu mà đề tài hướng đến là xây dựng một bộ tiêu chí để đánh giá mức độ đáp ứng của KDC sinh thái và trên cơ sở đó để đề xuất các giải pháp kỹ thuật để định hướng KDC thành KDC sinh thái. Một công trình sinh thái thân thiện với môi trường là một công trình không gây ô nhiễm hoặc hao phí quá nhiều tài nguyên, sử dụng các vật liệu gần gũi với tự nhiên để đem lại không gian sống an toàn và thoải mái cho con người. Đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng KDC Thảo Điền, Quận 2 thành KDC sinh thái” được thực hiện nhằm mục đích cải thiện môi trường đô thị, nhà ở, cũng như định hình một lối sống mới cho người dân tại địa phương nói riêng và cho toàn Quận 2 nói chung. Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, trước tiên phải định hướng cho KDC, khảo sát lấy ý kiến về mức độ am hiểu môi trường sống xung quanh cũng như ý thức bảo vệ môi trường. Tiếp theo xem xét tại nơi khảo sát đã có những tiền đề cũng như mức độ phù hợp để hướng đến KDC sinh thái. Dựa trên các bộ tiêu chuẩn đã có, xây dựng riêng một bộ tiêu chuẩn KDC sinh thái. Cuối cùng, dựa vào bộ tiêu chí xem xét, đánh giá cho điểm xem có đạt chuẩn và đưa ra các kiến nghị, đề xuất các giải pháp kỹ thuật để phấn đấu trở thành một KDC sinh thái hoàn chỉnh. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung giải quyết ba mục tiêu cụ thể sau: + Đánh giá hiện trạng, công tác quản lý chất lượng môi trường của KDC. + Xây dựng được bộ tiêu chí để đánh giá KDC sinh thái. Trên có sở đó đánh giá khả năng đáp ứng của KDC Thảo Điền, Quận 2.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2