intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Điện Lưới điện cao thế miền Bắc

Chia sẻ: Lê Đặng Nguyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

71
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài xem xét một cách tổng quan về lý thuyết chất lượng nguồn nhân lực để rút ra những cơ sở lý luận và mô hình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vận dụng phù hợp trong điều kiện thực tế; phân tích thực trạng và đánh giá tổng quan về tình hình chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Điện Lưới điện cao thế miền Bắc (NGC); đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại NGC.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Điện Lưới điện cao thế miền Bắc

Luận văn: Thạc sỹ kỹ thuật<br /> <br /> Trường: ĐHBK Hà Nội<br /> MỤC LỤC<br /> <br /> Học viên: Phùng Minh Phượng<br /> <br /> 1<br /> <br /> Khoa: Kinh tế và quản lý<br /> <br /> CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA NGUỒN NHÂN<br /> LỰC<br /> 1.1. Một số khái niệm cơ bản về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân<br /> lực trong một tổ chức .<br /> 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực<br /> 1.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực của một tổ chức<br /> 1.2 .Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong một tổ chức<br /> 1.2.1. Các yếu tố bên ngoài<br /> 1.2.1.1 Môi trường kinh tế - xã hội<br /> 1.2.1.2 Trình độ phát triển nhân lực của đất nước<br /> 1.2.2. Các yếu tố bên trong.<br /> 1.2.2.1. Thu hút và tuyển dụng nhân lực<br /> 1.2.2.2.<br /> <br /> Sử dụng và duy trì nguồn nhân lực<br /> <br /> 1.2.2.3.<br /> <br /> Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực<br /> <br /> 1.3.<br /> <br /> Nội dung phân tích chất lượng nguồn nhân lực<br /> <br /> 1.3.1. Đánh giá chung chất lượng nguồn nhân lực<br /> 1.3.1.1. Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực về mặt số lượng và cơ cấu<br /> 1.3.1.2. Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực về trình độ chuyên môn và kết quả<br /> công tác<br /> 1.3.2. Phân tích chất lượng nguồn nhân lực theo nội dung công việc<br /> 1.3.3. Phân tích chất lượng nguồn nhân lực theo yếu tố ảnh hưởng<br /> CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN<br /> LỰC CỦA CÔNG TY LƯỚI ĐIỆN CAO THẾ MIỀN BẮC<br /> 2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc<br /> 2.1.1. Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ<br /> 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc<br /> 2.2. Phân tích, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Lưới điện cao<br /> thế miền Bắc.<br /> 2.2.1.1. Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực về mặt số lượng và cơ cấu<br /> 2.2.1.2. Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực về trình độ chuyên môn và kết quả<br /> công tác<br /> <br /> 2.2.2. Phân tích chất lượng nguồn nhân lực theo nội dung công việc<br /> 2.2.2.1. Công tác tuyển dụng<br /> 2.2.2.2. Sử dụng và đãi ngộ<br /> 2.2.2.3. Đào tạo, phát triển<br /> 2.2.3. Phân tích công tác quản trị nhân lực theo các yếu tố ảnh hưởng<br /> 2.2.3.1. Môi trường bên ngoài<br /> 2.2.3.2. Các yếu tố bên trong<br /> Chương 3: Những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực<br /> Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc<br /> 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỆN ĐẾN NĂM 2020<br /> 3.1.1. Mục tiêu<br /> 3.1.2 Định hướng về quản lý, tổ chức bộ máy<br /> 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG<br /> TY LƯỚI ĐIỆN CAO THẾ MIỀN BẮC<br /> <br /> 3.2.1. Hoàn thiện hoạt động của phòng Tổ chức và nhân sự<br /> 3.2.2. Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty<br /> 3.2.3. Hoàn thiện khả năng quản lý hiệu quả nguồn nhân lực cho các nhà quản<br /> trị<br /> 3.2.4. Tích hợp chiến lược nguồn nhân lực với chiến lược Công ty:<br /> 3.2.5. Nâng cao các giá trị tích cực tại Công ty Lưới điện cao thế miền<br /> Bắc, tiến tới việc hình thành văn hóa Công ty theo xu hướng hiện<br /> đại hóa, công nghiệp hóa<br />  <br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> Luận văn: Thạc sỹ kỹ thuật<br /> <br /> Trường: ĐHBK Hà Nội<br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> <br />  <br /> I. Xác định vấn đề nghiên cứu<br /> I.1. Lý do chọn đề tài<br /> Việt Nam đang trong giai đoạn “nước rút” của quá trình đẩy mạnh công cuộc<br /> công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn diện, đã từng bước hội nhập với nền kinh tế thế<br /> giới, đòi hỏi các thành phần kinh tế trong nước cần có những cải tiến tích cực trong<br /> mọi hoạt động sản xuất và đây thật sự là thách thức to lớn đối với các tổ chức thành<br /> phần kinh tế trong nước hiện nay.<br /> Mặc dù chúng ta không phủ nhận vai trò quan trọng của các lĩnh vực khác<br /> như quản trị tài chính, sản xuất, marketing, hành chính,…. Nhưng rõ ràng nguồn<br /> nhân lực có thể xem là đóng vai trò quan trọng nhất trong mọi tổ chức vì con người<br /> luôn luôn là yếu tố hàng đầu. Chính nguồn nhân lực đã tạo ra bộ mặt văn hoá của tổ<br /> chức, tạo bầu không khí sinh hoạt, làm việc và đóng góp quyết định cho sự thành<br /> đạt của các tổ chức thành phần kinh tế.<br /> Chất lượng nguồn nhân lực là một lĩnh vực phức tạp và đòi hỏi sự tinh tế. Nó<br /> bao gồm nhiều vấn đề như tâm lý, sinh lý, xã hội, triết học, đạo đức học, và thậm<br /> chí cả dân tộc học. Nó là một khoa học nhưng đồng thời cũng là một nghệ thuật nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy.<br /> Sau nhiều năm thực hiện đổi mới, về cơ bản đã có nhiều thay đổi diễn ra trong<br /> thực tiễn chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay sự biến đổi<br /> mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, tính khốc liệt của cạnh tranh và yêu cầu đáp<br /> ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên trong nền kinh tế thị trường đã và đang tạo<br /> sức ép lớn, đòi hỏi các quản trị gia Việt Nam ngày càng phải lĩnh hội được những<br /> phương pháp về nâng cao chất lượng nhân lực trong quá trình làm việc.<br /> Ngành điện là ngành công nghiệp mũi nhọn then chốt, đóng vai trò quan trọng<br /> trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Trong thời gian qua nhu cầu dùng điện bình<br /> quân hàng năm tăng khoảng 15,4%, cao gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng về GDP của cả<br /> nước. Là một ngành kinh tế độc quyền nhà nước, song hiện nay ngành điện đang phải<br /> Học viên: Phùng Minh Phượng<br /> <br /> 2<br /> <br /> Khoa: Kinh tế và quản lý<br /> <br /> Luận văn: Thạc sỹ kỹ thuật<br /> <br /> Trường: ĐHBK Hà Nội<br /> <br /> đối mặt với rất nhiều thách thức từ sự thay đổi về chính sách quản lý vĩ mô, sự biến đổi<br /> nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, của công nghệ điện lực, các định chế tài chính và<br /> đón nhận hàng loạt các tiến trình hội nhập kinh tế như việc Việt Nam gia nhập AFTA,<br /> WTO… Do vậy, đòi hỏi ngành điện cần phải có những nổ lực lớn lao trong việc thu<br /> hút đầu tư, đổi mới công nghệ, đặc biệt quan trọng là vấn đề chất lượng nguồn nhân lực<br /> phải được quan tâm và đầu tư đúng mức.<br /> Trong điều kiện và thời gian cho phép, ở đây chúng ta tập trung nghiên cứu<br /> vấn đề chất lượng nguồn nhân lực cho một trong những đơn vị điển hình và chủ<br /> chốt của ngành Điện khu vực phía Bắc, đó là Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc,<br /> với mong muốn sẽ xây dựng được những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng<br /> nguồn nhân lực cho Công ty, đem lại hiệu quả thiết thực và đóng góp đáng kể cho<br /> sự phát triển của Công ty trong điều kiện hiện nay.<br /> I.2. Vấn đề nghiên cứu trong đề tài<br /> Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty<br /> Lưới điện cao thế miền Bắc thông qua việc áp dụng mô hình nghiên cứu theo cách<br /> tiếp cận hệ thống, xem Công ty như một hệ thống tổng thể bao gồm nhiều hệ thống<br /> nhỏ (phòng, ban, các Chi nhánh, đơn vị phụ trợ..), xác định các mối liên hệ giữa<br /> chúng với môi trường xung quanh, phân tích tình hình áp dụng các chính sách về<br /> quản trị nguồn nhân lực tác động đến chất lượng nguồn nhân lực.<br /> Trên cơ sở thực trạng, kết hợp vận dụng các kiến thực thu thập được về lý luận<br /> chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng<br /> nguồn nhân lực tại Công ty đạt được hiệu quả cao, phát huy được hết điểm mạnh của<br /> nguồn nhân lực hiện có và giảm đến mức thấp nhất những điểm yếu. Tìm những giải<br /> pháp để đào tạo, kế thừa, phát huy hiệu quả những con người có năng lực, có đạo<br /> đức, có tâm với nghề, gắn bó với Công ty, giúp Công ty nâng cao hiệu quả trong hoạt<br /> động sản xuất kinh doanh; Đứng vững và cạnh tranh được khi thị trường điện lực mở<br /> cửa; Xây dựng Công ty hoạt động ổn định, hiệu quả và phát triển bền vững trong thời<br /> gian tới.<br /> <br /> Học viên: Phùng Minh Phượng<br /> <br /> 3<br /> <br /> Khoa: Kinh tế và quản lý<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2