BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
BÙI TẤN NGỌC<br />
<br />
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS<br />
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT<br />
TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI<br />
Chuyên ngành: Khoa học Máy tính<br />
Mã số: 60.48.01<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tấn Khôi<br />
<br />
Đà Nẵng - Năm 2013<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TẤN KHÔI<br />
<br />
Phản biện 1: PGS. TS. Lê Văn Sơn<br />
<br />
Phản biện 2: TS. Hoàng Thị Lan Giao<br />
<br />
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br />
nghiệp thạc sĩ Thạc sĩ Kỹ thuật, họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày<br />
16 tháng 11 năm 2003.<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />
<br />
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Quảng Ngãi là một tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh<br />
tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình phát triển của<br />
thành phố mang lại nhiều lợi ích kinh tế, góp phần nâng cao đời sống<br />
vật chất và tinh thần cho người dân, nhưng đồng thời kéo theo là vấn đề<br />
môi trường, đặc biệt là lượng chất thải rắn (CTR) gia tăng một cách<br />
nhanh chóng. Quản lý lượng CTR này là một thách thức và là một trong<br />
những dịch vụ môi trường đặc biệt quan trọng, không chỉ chi phí cho<br />
hoạt động này rất lớn mà còn vì những lợi ích, tiềm tàng đối với sức<br />
khỏe cộng đồng và đời sống của người dân.<br />
Một đô thị mới và hiện đại thì không thể thiếu một kiến trúc quy<br />
hoạch tổng thể về cơ sở hạ tầng, bao gồm xây dựng các công trình công<br />
cộng, hệ thống quản lý và xử lý rác thải… Vì vậy, việc áp dụng các<br />
phương pháp và công nghệ hiện đại sẽ đem lại rất nhiều tiện ích.<br />
Quản lý chất thải rắn là một trong những ưu tiên của công tác bảo<br />
vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển bền<br />
vững đất nước. Đây là một công tác phức tạp, liên quan đến nhiều cơ<br />
quan, đơn vị tham gia vào công tác này. Để hệ thống hoá lại một cách<br />
hợp lý và khoa học, đề tài luận văn cao học: “Ứng dụng công nghệ<br />
GIS xây dựng hệ thống quản lý chất thải sinh hoạt tại thành phố<br />
Quảng Ngãi” là cần thiết, có tính thực tiễn.<br />
2. Mục tiêu của đề tài<br />
Biến GIS thành công cụ hỗ trợ ra quyết định đầu tư vào cơ sở hạ<br />
tầng một cách thuận lợi để quản lý tổng hợp và thống nhất hệ thống<br />
nguồn phát thải, điểm tập trung rác, vị trí đặt thùng rác trên các tuyến<br />
<br />
2<br />
đường nội thành một cách khoa học; Thiết lập CSDL về CTR sinh hoạt<br />
giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn trực quan hơn nhờ vào việc xác<br />
định vị trí, lộ trình di chuyển của các phương tiện vận chuyển rác được<br />
hiển thị trên bản đố số GIS.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Cơ sở lý thuyết về hệ thống thông tin địa lý, bản đồ số, công nghệ<br />
GPS và thiết kế CSDL địa không gian.<br />
Các mô hình toán học trong bài toán quản lý CTR; Các công cụ và<br />
phần mềm mã nguồn mở hỗ trợ xây dựng ứng dụng bằng GIS.<br />
Nghiên cứu khả năng ứng dụng của GIS vào quản lý CTR sinh hoạt<br />
phù hợp với các yêu cầu thực tiễn tại TP Quảng Ngãi.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
1. Phương pháp phân tích tổng hợp từ tài liệu.<br />
2. Phương pháp thống kê, điều tra.<br />
3. Phương pháp phân tích và thiết kế.<br />
4. Phương pháp thực nghiệm.<br />
5. Bố cục của luận văn<br />
Mở đầu.<br />
Chương 1. Nghiên cứu tổng quan.<br />
Chương 2. Hệ thống thông tin địa lý quản lý chất thải rắn sinh hoạt.<br />
Chương 3. Phân tích, thiết kế và triển khai hệ thống.<br />
Kết luận và hướng phát triển.<br />
<br />
3<br />
CHƯƠNG 1<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN<br />
1.1. HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ<br />
1.1.1. Khái niệm chung<br />
1.1.2. Khái niệm hệ thống thông tin địa lý<br />
Hệ thống máy tính ngay từ đầu đã nhanh chóng được sử dụng hữu<br />
hiệu vào các công việc liên quan tới địa lý và phân tích địa lý. Cùng với<br />
sự ứng dụng máy tính ngày càng tăng, khái niệm GIS phát triển từ<br />
những năm 1960. Đến nay nhiều định nghĩa GIS đã ra đời:<br />
− Burrough, 1986: GIS là những công cụ mạnh để tập hợp, lưu trữ,<br />
truy cập, khôi phục, biểu diễn dữ liệu không gian từ thế giới thực,<br />
đáp ứng những yêu cầu đặc biệt [2].<br />
− Lord Chorley, 1987: GIS là hệ thống thu nạp, lưu trữ, kiểm tra,<br />
tích hợp, vận dụng, phân tích và biểu diễn dữ liệu tham chiếu tới<br />
mặt đất. Những dữ liệu này thông thường là cơ sở dữ liệu tham<br />
chiếu không gian dựa trên những phần mềm ứng dụng [2].<br />
− Michael Zeiler: GIS là sự kết hợp giữa con người thành thạo công<br />
việc, dữ liệu mô tả không gian, phương pháp phân tích, phần mềm<br />
và phần cứng máy tính – tất cả được tổ chức quản lý và cung cấp<br />
thông tin thông qua sự trình diễn địa lý [2].<br />
− David Cowen, NCGIA, Mỹ: GIS là hệ thống phần cứng, phần mềm<br />
và các thủ tục được thiết kế để thu thập, quản lý, xử lý, phân tích,<br />
mô hình hóa và hiển thị các dữ liệu quy chiếu không gian để giải<br />
quyết các vấn đề quản lý và lập kế hoạch phức tạp [2].<br />
<br />