intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thiết kế cơ sở

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

37
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ thiết kế cơ sở; phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng hồ sơ thiết kế cơ sở; khảo sát,thu thập và xử lý số liệu về mức độ xảy ra ảnh hưởng của các nhân tố đến thiết kế cơ sở và qua đó nâng cao chất lượng hồ sơ thiết kế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thiết kế cơ sở

  1. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS Trần Quang Phú Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 24 tháng 10 năm 2015 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 TS.LƯƠNG ĐỨC LONG Chủ tịch 2 PGS.TS.NGÔ QUANG TƯỜNG Phản biện 1 3 TS.NGUYỄN QUỐC ĐỊNH Phản biện 2 4 TS.ĐINH CÔNG TỊNH Ủy viên 5 TS.NGUYỄN ANH THƯ Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  2. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2015 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ Họ tên học viên: Nguyễn Văn Được ......................................................... Giới tính:Nam Ngày, tháng, năm sinh: 01/ 11/ 1984 .............................................Nơi sinh: Khánh Hòa Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp MSHV:1341870037 .......................................................................... Mã ngành : 60580208 I- Tên đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CƠ SỞ II- Nhiệm vụ và nội dung: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ thiết kế cơ sở - Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng hồ sơ thiết kế cơ sở . - Khảo sát,thu thập và xử lý số liệu về mức độ xảy ra ảnh hưởng của các nhân tố đến thiết kế cơ sở và qua đó nâng cao chất lượng hồ sơ thiết kế. III- Ngày giao nhiệm vụ: 17/03/2015 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 17/09/2015 V- Cán bộ hướng dẫn: TS.Trần Quang Phú CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Văn Được
  4. ii LỜI CÁM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn ,giúp đỡ quý báu thầy cô, các anh chị đồng nghiệp và các bạn.Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Bộ môn Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp đại học Công Nghệ TPHCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tiến Sĩ Trần Quang Phú, người thầy đã hướng dẫn , giúp đỡ ,động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn thành luận văn này. Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn, trao đổi và tiếp thu những ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu, song không tránh khỏi có những sai sót. Rất mong nhận đƣợc những thông tin góp ý từ Quý Thầy, Cô và bạn đọc. Xin cảm ơn các bạn bè, các anh chị em đang công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước.Các anh chị em hoạt động trong ngành xây dựng đã giúp tôi có số liệu khảo sát để phục vụ luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, ngày….tháng ….năm 2015 Người thực hiện luận văn Nguyễn Văn Được
  5. iii TÓM TẮT Trong đầu tư xây dựng công trình giai đoạn lập dự án đầu tư việc lựa chọn nhà thầu tư vấn của Chủ đầu tư chưa phù hợp loại, cấp công trình để thiết kế, khảo sát. Cụ thể là các đơn vị tư vấn phần lớn không có chủ nhiệm thiết kế hoặc các chủ trì thiết kế chuyên ngành (như điện, nước, …), chủ đầu tư thiếu kiểm tra điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế trước tại thời điểm thực hiện hợp đồng, không kiểm tra chứng chỉ hành nghề tại thời điểm thực hiện hợp đồng. Các đơn vị tư vấn chưa cập nhật quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan để khảo sát, thiết kế công trình (sử dụng Quy chuẩn, Tiêu chuẩn đã hết hiệu lực hoặc lạc hậu) nhất là đối với công trình giáo dục, y tế…phần lớn những hạn chế này lại nằm trong giai đoạn thiết kế cơ sở, chính bước này lại có quyết định đến chất lượng hồ sơ thiết kế kỹ thuật hay hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công. Nâng cao chất lượng thiết kế cơ sở sẽ làm tăng giá trị của dự án về chi phí thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công trình của dự án và hiệu quả khi vận hành đưa dự án vào sử dụng. Trước những hạn chế nói trên đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hường đến chất lượng thiết kế cơ sở ” được chọn làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập số liệu; phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu; phương pháp phân tích nhân tố,thống kê mô tả. Tất cả các phương pháp này dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo quan điểm: khách quan, toàn diện, phát triển và hệ thống. Nghiên cứu đã đưa ra các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến thiết kế cơ sở, theo các nhóm nhân tố mà khi người tham gia dự án đang ở vai trò nào sẽ có cái nhìn nhận khách quan để cá nhân có thể lựa chọn cho mình phương án tối ưu nhất trong thiết kế.
  6. iv ABSTRACT Investment in construction, typical is project planning investment stage, the investor selects consulting contractors inappropriate about the kind, the level of works to design and investigate. Specifically, most of consulting contractors have not enough the architect in charge of designing or the head of designing in electricity, water and composition.... In addtion, investors are also not check the capacity of consulting contractors, investigating contractors at the time of the contract, nor checked in practice certificate. Moreover, the consulting contractors still not update Regulations, Norms and Standards related to surveying, construction design; either continue using some Regulations and Standards has expired and outdated, namely for educational works, health works... Most of these restrictions belongs to basic design stage. All these determines the quality of technical design documents and design construction drawings. The improved quality of basic design will increase the quality of work and also increase the cost of implementation and execution time. Quality construction and operational efficiency will an evident when works are put into use. Before the restrictions mentioned above, subject "Study of factors affecting the quality of basic design" is chosen as the dissertation, master's level. Dissertation using research methods: the method of data collection; the method synthesis and processing of data; the method of factor analysis, descriptive statistics. All these methods are based on the methodology of dialectical materialism, approaching object in views: objective, comprehensive, development and system. Research has launched the factors that directly affect the basic design, according to the group of factors that when designers involved in the project, are in the role, will have an objective view, so that they can choose for themselves the best option in design.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CÁM ƠN.............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii ABSTRACT...............................................................................................................iv MỤC LỤC .................................................................................................................. v DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................ix CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1 1.1. Giới thiệu chung:............................................................................................... 1 1.2. Cơ sở hình thành đề tài: .................................................................................... 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu: ......................................................................................... 2 1.5. Đóng góp của nghiên cứu: ................................................................................ 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU .................................. 4 2.1. Các khái niệm liên quan:................................................................................... 4 2.1.1. Chất lượng và chất lượng sản phẩm xây dựng: ..........................................4 2.1.2. Dự án đầu tư: ..............................................................................................7 2.1.3. Thiết kế xây dựng:......................................................................................9 2.1.4. Thiết kế cơ sở: ..........................................................................................10 2.1.5. Thiết kế kỹ thuật:......................................................................................12 2.1.6. Thiết kế bản vẽ thi công: ..........................................................................13 2.1.7. Tổng mức đầu tư: .....................................................................................13 2.2. Mối liên hệ giữa thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật thi công: ......................... 14 2.3. Các nghiên cứu trước đây: .............................................................................. 17 2.4. Phân tích thực trạng công tác TKCS và TKKT tại một số công trình trên địa bàn TP.HCM: ............................................................................................................ 20 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ..................................................... 27 3.1. Qui trình nghiên cứu. ...................................................................................... 27 3.2. Thu thập dữ liệu .............................................................................................. 29
  8. vi 3.2.2. Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng trong bảng câu hỏi khảo sát. .............32 3.2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ...............................................................33 3.2.4. Bảng tổng hợp các nhân tố khảo sát .........................................................39 3.3. Lý thuyết thống kê .......................................................................................... 41 3.3.1. Tập hợp chính và mẫu ..............................................................................41 3.3.2. Kích thước mẫu ........................................................................................42 3.3.3. Bảng kê và biểu đồ ...................................................................................44 3.4. Kiểm định thang đo ........................................................................................ 46 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU. ...................................................................... 54 4.1. Khảo sát thử nghiệm mức độ ảnh hưởng ........................................................ 54 4.2. Kết quả khảo sát đối tượng thu về .................................................................. 56 4.3. Kết quả khảo sát đem đi nghiên cứu ............................................................... 57 4.4. Đặc điểm đối tượng được khảo sát ................................................................. 57 4.5. Kiểm định thang đo ......................................................................................... 61 4.6. Phân tích nhân tố: ............................................................................................ 67 4.6.1 Xác định các nhân tố. ...............................................................................67 4.6.2 Số lượng nhân tố được trích xuất. ............................................................73 4.6.3 Kết quả phân tích nhân tố khi xoay. .........................................................74 4.7. Phân tích kết quả nghiên cứu: ......................................................................... 79 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ....................................... 88 THIẾT KẾ CƠ SỞ .................................................................................................... 88 5.1. Đối với chủ đầu tư: ......................................................................................... 88 5.2. Đối với nhà thầu tư vấn:.................................................................................. 88 5.3. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: .......................................................... 88 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 92 6.1. Kết luận: .......................................................................................................... 92 6.2. Những đóng góp của luận văn: ....................................................................... 92 6.3. Những hạn chế của luận văn và kiến nghị nghiên cứu tiếp theo. ................... 92
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3. 1 - Các nhân tố ảnh hưởng đến thiết kế cơ sở .............................................39 Bảng 4. 1 - Kết quả khảo sát thực nghiệm mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến thiết kế cơ sở. ..........................................................................................54 Bảng 4. 2 - Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha khảo sát thử nghiệm mức độ ảnh hưởng.........................................................................................................................55 Bảng 4. 3 - Kết quả đối tượng khảo sát tham gia thiết kế .........................................56 Bảng 4. 4 - Kết quả hình thức khảo sát .....................................................................57 Bảng 4. 5 - Đơn vị từng tham gia công tác ...............................................................57 Bảng 4. 6 - Kinh nghiệm trong ngành xây dựng .......................................................58 Bảng 4. 7 - Vị trí công việc hiện tại ..........................................................................59 Bảng 4. 8 - Nguồn vốn thực hiện dự án ....................................................................60 Bảng 4. 9 - Tổng mức đầu tư của dự án ....................................................................61 Bảng 4. 10 - Bảng khảo sát chính thức giá trị Mean các nhân tố ảnh hưởng ...........62 Bảng 4. 11 - Hệ số Cronbach’s Anpha mức độ ảnh hưởng ......................................63 Bảng 4. 12 - Hệ số Item – Total Crrelation khả năng ảnh hưởng .............................64 Bảng 4. 13 - Hệ số Cronbach’s Anpha mức độ ảnh hưởng ......................................65 Bảng 4. 14 - Hệ số Item – Total Crrelation khả năng ảnh hưởng .............................65 Bảng 4. 15 - Kiểm định KMO and Bartlett’s Test (lần 01) ......................................67 Bảng 4. 16 - Acceptance level of KMO Value .........................................................68 Bảng 4. 17 - Hệ số Communalities (lần 01) ..............................................................68 Bảng 4. 18 - Kiểm định KMO and Bartlett’s Test (lần 02) ......................................70 Bảng 4. 19 - Hệ số Communalities (lần 02) .............................................................71 Bảng 4. 20 - Initial Eigenvalues và % of variance các nhóm nhân tố ......................73 Bảng 4. 21 - Rotated Component Matrixa .................................................................74 Bảng 4. 22 - Tổng hợp các kết quả phân tích nhân tố và các yếu tố thành phần ......76
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hinh 2. 1-Các đặc tính công trình tạo ra giá trị sử dụng .............................................5 Hinh 2. 2 - Nội dung của dự án đầu tư xây dựng ........................................................8 Hinh 2. 3 - Vòng đời của dự án đầu tư xây dựng công trình. .....................................9 Hinh 2. 4 - Qui trình hồ sơ thiết kế ...........................................................................11 Hinh 2. 5 - Mối liên hệ giữa thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật thi công ..................14 Hinh 3. 1 - Sơ đồ quy trình nghiên cứu .....................................................................28 Hinh 3. 2 - Sơ đồ quy trình thiết kế bảng câu hỏi .....................................................29 Hinh 3. 3 Biểu đồ xuất khẩu của Tp Đà Nẵng ra nước ngoài trong năm 2008 .........44 Hinh 3. 4 Biểu đồ xuất khẩu của Tp Đà Nẵng ra nước ngoài trong năm 2008 .........45 Hinh 3. 5 Biểu đồ nhiệt độ trung bình tại Đà Lạt năm 1969. ....................................45 Hình 4. 1 Biểu đồ kết quả đối tượng khảo sát tham gia thiết kế ...............................56 Hình 4. 2 Biểu đồ kết quả hình thức khảo sát internet và khảo sát trực tiếp ............57 Hình 4. 3 Biểu đồ đơn vị từng tham gia công tác .....................................................58 Hình 4. 4 Biểu đồ kinh nghiệm trong ngành xây dựng .............................................59 Hình 4. 5 Biểu đồ vị trí công việc hiện tại ................................................................60 Hình 4. 6 Biểu đồ nguồn vốn thực hiện dự án ..........................................................60 Hình 4. 7 Biểu đồ tổng mức đầu tư của dự án ..........................................................61
  11. ix DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT - QLDA: Quản lý dự án - QLNN:Quản lý nhà nước - CĐT: Chủ đầu tư - XD: Xây dựng - TKCS: Thiết kế cơ sở - TKKT: Thiết kế kỹ thuật - PCCC: Phòng cháy chữa cháy
  12. 1 CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Giới thiệu chung: Ngày 12/05/2015, chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2015/NĐ-CP đã giúp tăng cường quyền và trách nhiệm của các cơ quan, công chức quản lý nhà nước về xây dựng trong việc kiểm soát quá trình đầu tư xây dựng. Đặc biệt, vấn đề được đặt ra đối với thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công và cả dự toán các công trình. Hồ sơ được lập về cơ bản tuân theo các quy định hiện hành. Chủ đầu tư có sự quan tâm đến công tác lựa chọn các đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế. Đa số công trình có nhiệm vụ thiết kế phù hợp với yêu cầu thực tế, công năng sử dụng công trình. Công tác lập dự toán, tổng mức đầu tư phù hợp với đơn giá, định mức do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Song bên cạnh đó những vấn đề tồn tại, hạn chế cần khẩn trương khắc phục. Một số công trình, việc lựa chọn nhà thầu tư vấn của Chủ đầu tư chưa phù hợp loại, cấp công trình để thiết kế, khảo sát. Cụ thể là các đơn vị tư vấn phần lớn không có chủ nhiệm thiết kế hoặc các chủ trì thiết kế chuyên ngành (như điện, nước, …), chủ đầu tư thiếu kiểm tra điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế trước tại thời điểm thực hiện hợp đồng, không kiểm tra chứng chỉ hành nghề tại thời điểm thực hiện hợp đồng. Các đơn vị tư vấn chưa cập nhật quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan để khảo sát, thiết kế công trình (sử dụng Quy chuẩn, Tiêu chuẩn đã hết hiệu lực hoặc lạc hậu) nhất là đối với công trình giáo dục, y tế… Trong dự án đầu tư xây dựng công trình những hạn chế nói trên phần lớn nằm trong giai đoạn thiết kế cơ sở, chính bước này lại có quyết định đến chất lượng hồ sơ thiết kế kỹ thuật hay hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công. Nâng cao chất lượng thiết kế cơ sở sẽ làm tăng giá trị của dự án về chi phí thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công trình của dự án và hiệu quả khi vận hành đưa dự án vào sử dụng.
  13. 2 1.2. Cơ sở hình thành đề tài: Mức độ ảnh hưởng của các hoạt động xây dựng đến chất lượng công trình xây dựng giảm dần theo thời gian tính từ khi mới thành ý tưởng dự án đến khi công trình xây dựng hoàn thành, được bàn giao vào khai thác, sử dụng. Muốn có công trình xây dựng có chất lượng tốt thì trước hết thiết kế phải tốt. Muốn có thiết kế đạt chất lượng thì trước hết khảo sát phải đúng. Khảo sát sai sót dẫn đến thiết kế không đúng, nếu phát hiện sai sót kịp thời sẽ phải chỉ sửa thiết kế, thay đổi biện pháp thi công, kéo dài thời gian xây dựng, phát sinh chi phí. Trường hợp không phát hiện kịp thời thì hậu quả sẽ còn lớn hơn, thậm chí có thể dẫn đến các thảm hoạ không thể lường trước Thực tiễn trên thế giới cũng như ở nước ta đều cho thấy hầu hết các sai sót, khiếm khuyết trong xây dựng đều có liên quan đến tư vấn xây dựng, nhất là trong thiết kế. Sai sót của tư vấn thiết kế có trường hợp dẫn đến hậu quả lâu dài khó khắc phục. Tuy rằng kinh phí cho công tác tư vấn xây dựng không nhiều nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn, có nhiều sai sót, hư hỏng do chất lượng của công tác tư vấn xây dựng gây nên. TKCS là bước đầu trong quá trình thiết kế thi công xây dựng công trình, do đó quan tâm đến việc quản lý chất lượng thiết kế cơ sở là việc cấp thiết phải làm, đúng với tầm quan trọng của nó. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ thiết kế cơ sở - Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng hồ sơ thiết kế cơ sở . - Khảo sát,thu thập và xử lý số liệu về mức độ xảy ra ảnh hưởng của các nhân tố đến thiết kế cơ sở và qua đó nâng cao chất lượng hồ sơ thiết kế. 1.4. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian nghiên cứu: Các dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp,…được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh và vùng lân cận.
  14. 3 - Quan điểm nghiên cứu: nghiên cứu đứng trên quan điểm là chủ đầu tư và các công ty tư vấn xây dựng. - Đối tượng khảo sát:các chuyên gia,những người có kinh nghiệm thuộc các bên:  Chủ đầu tư, ban quản lý dự án.  Các đơn vị tư vấn thiết kế.  Các doanh nghiệp xây dựng.  Các đơn vị thuộc các cơ quan quản lý nhà nước. 1.5. Đóng góp của nghiên cứu: 1.5.1. Về mặt học thuật: - Đề tài đưa ra quy trình khảo sát, đánh giá của các chuyên gia trong các doanh nghiệp xây dựng thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn. - Ứng dụng phương pháp logich, Phương pháp phân tích tổng hợp, các phương pháp so sánh để nhằm làm rõ các vấn đề nghiên cứu. 1.5.2. Về mặt thực tiễn: - Nhận dạng được các yếu tố chính làm ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ thiết kế cơ sở dựa trên việc tổng hợp tài liệu và khảo sát thực tế. - Dựa trên phương pháp phân tích xây dựng được mô hình đánh gía chất lượng hồ sơ thiết kỹ thuật thi công.
  15. 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Chương 2 sẽ trình bày định nghĩa các khái niệm quan trọng, tổng quan cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, các giả thuyết cho nghiên cứu. 2.1. Các khái niệm liên quan: 2.1.1. Chất lượng và chất lượng sản phẩm xây dựng: Nói về chất lượng xây dựng hiện nay tồn tại nhiều phát biểu khác nhau, ta xem xét một số khái niệm sau: *Khái niệm 1: Chất lượng xây dựng là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm xây dựng của các doanh nghiệp cung cấp. *Khái niệm 2: Chất lượng xây dựng là tổng thể những đặc tính của công trình xây dựng thỏa mãn được các yêu cầu sử dụng đặc ra. *Khái niệm 3: Chất lượng công trình xây dựng là tổng thể những đặc trưng của công trình có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của người sử dụng mà những đặc tính này được công bố trước trong các hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công và còn bao gồm cả những đặc tính còn tiềm ẩn chưa được công bố. Những đặc tính này mang tính cá biệt mà chỉ khi sử dụng mới phát hiện ra. *Khái niệm 4: Người Nhật quan niệm chất lượng công trình xây dựng như sau: Chất lượng xây dựng là tổng thể những đặc trưng của công trình thể hiện ở các khía cạnh gồm: - Độ bền vững của công trình. - Độ an toàn của công trình - Tính hợp lý với cảnh quan môi trường. - Tính thẩm mỹ mà các giá trị văn hóa mang lại. - Các lưọi ích cho người sử dụng. - Các dịch vụ mang lại cho người sử dụng - Yếu tố về thời gian xây dựng, chi phí xây dựng công trình. *Khái niệm 5: Chất lượng xây dựng là tập hợp các đặc tính đặc trưng cho giá trị sử dụng của công trình do tất cả các giai đoạn hình thành công trình xây dựng qui
  16. 5 định (giai đoạn dự án, thiết kế, thi công) và được những đơn vị thực hiện nó cam kết đảm bảo. *Khái niệm 6: Chất lượng xây dựng công trình là những yêu cầu tổng hợp đối với tất cả các đặc tính của công trình về các khía cạnh bao gồm: - Tính an toàn, độ bền vững, trình độ mỹ thuật, kỹ thuật của công trình phù hợp với các quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp với các hợp đồng kinh tế và pháp luật Việt Nam. Nhận xét: Qua 6 khái niệm như trên ta có thể phân 6 khái niệm thành 2 nhóm: - Nhóm 1: Quan niệm chất lượng công trình xây dựng thể hiện ở các đặc tính đặc trưng công trình đã được thực hiện và đảm bảo theo đúng yêu cầu chất lượng đặc ra. Quan niệm theo nhóm này là quan niệm “chất lượng dạng hẹp”. - Nhóm 2: Quan niệm chất lượng công trình xây dựng được mở rộng hơn, đó là ngoài những đặc tính của công trình thỏa mãn nhu cầu sử dụng như quan niệm của nhóm 1, người ta còn xét đến những yếu tố nằm ngoài công trình nhưng lại có liên quan thỏa mãn được nhu cầu sử dụng như: Các dịch vụ cung cấp cho người sử dụng, yếu tố thời gian cung cấp và mức giá cả. Như vậy theo nhóm 2 đã đưa ra 1 quan niệm gọi là “chất lượng tổng hợp” Từ quan niệm chất lượng tổng hợp mà tùy theo sự xem xét, đánh giá coi trọng yếu tố nào hơn thì yếu tố chất lượng tổng hợp sẽ thay đổi theo. Điều đó có thể minh họa độ lớn tổng hợp theo hình khối sau đây: Thời gian Giá cả xd xây dựng. (chi phí xd) Dịch vụ cung cấp. Hinh 2. 1-Các đặc tính công trình tạo ra giá trị sử dụng
  17. 6 Các đặc điểm của chất lượng công trình xây dựng: * Chất lượng xây dựng có nhiều đặc điểm khác biệt so với chất lượng các sản phẩm thông thường. Do đó để quản lý chất lượng công trình xây dựng cần thiết phải hiểu rõ nhiều đặc điểm riêng biệt đó. - Sự hình thành của chất lượng công trình xây dựng trải qua rất nhiều giai đoạn từ khâu dự án đến thiết kế và thi công, do vậy nó chịa ảnh hưởng rất nhiều nhân tố tác động, hay nói cách khác chất lượng công trình xây dựng được hình thành ở các giai đoạn rất khó đảm bảo độ trùng khớp với nhau. - Mức độ đặc trưng của chất lượng công trình xây dựng, đặc trưng ở giai đoạn thi công là khoảng dao động khá lớn. - Khả năng kiểm tra đánh giá đúng chất lượng xây dựng rất phức tập, khó chính xác. - Các phương tiện kỹ thuật sử dụng để kiểm tra, kiểm định chất lượng xây dựng thường không được hoàn thiện bằng các phương tiện kiểm tra đánh giá các loại chất lượng sản phẩm khác. - Để đánh giá tổng thể chất lượng sản phẩm công trình xây dựng thì không thể di dời toàn bộ công trình để đưa vào kiểm định đánh giá tổng thể. Các thành phần của hệ thống hình thành chất lượng công trình xây dựng: * Chất lượng công trình xây dựng được hình thành qua nhiều giai đoạn, ở giai đoạn trước nêu ra những yêu cầu của chất lượng để khống chế chất lượng ở những giai đoạn sau, do đó hệ thống hình thành chất lượng xây dựng được phân biệt theo các giai đoạn sau: + Giai đoạn lập dự án: Ở gia đoạn dự án thì chất lượng xây dựng được hình thành căn cứ vào yều cầu sử dụng công trình, căn cứ vào khả năng thực hiện thiết kế thi công ở các giai đoạn tiếp sau để quy đinh chất lượng. Chất lượng đưa ra nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: - Chất lượng dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi) đã được lập, thẩm định và phê duyệt.
  18. 7 - Chất lượng quyết định đầu tư của người có thẩm quyền. + Giai đoạn thiết kế kỹ thuật: Ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật vấn đề về chất lượng xây dựng có nhiệm vụ đặt ra: - Phải khẳng định lại chất lượng xây dựng của công trình là một căn cứ để khống chế quyết định thi công và sử dụng sau này. - Đồng thời có nhiệm vụ quy định về chất lượng trong dự án và phê duyệt. - Hồ sơ thiết kế cần xem xét thông qua nhiều đặc tính khác nhau bao gồm:  Sự phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đặc ra.  Độ bền chắc, độ tin cậy của công trình.  Độ an toàn trong sử dụng.  Những lợi ích mang lại cho người sử dụng.  Tính thẩm mỹ.  Các tác động ảnh hưởng tới môi trường.  Thời gian xây dựng và chi phí xây dựng bỏ ra. 2.1.2. Dự án đầu tư: - Là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Nội dung dự án đầu tư xây dựng có thể được trình bày qua sơ đồ sau:
  19. 8 Nội dung DAĐT XD Phần thuyết minh Phần thiết kế cơ sở Mục tiêu Chủ đầu tư Thuyết minh Địa điểm Hình thức quản lý DA Các bản vẽ: giải pháp kiến trúc, hình khối kết cấu chính, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng Quy mô, công suất Hình thức đầu tư Các giải pháp kỹ thuật, giải Công nghệ Thời hạn thực hiện pháp XD Các giải pháp k.tế - k.thuật Hiệu quả kinh tế - xã hội Giải pháp công nghệ Nguồn vốn Phòng chống cháy nổ Trang thiết bị Tổng mức ĐT Đánh giá tác động MT Vật liệu XD chủ yếu Hinh 2. 2 - Nội dung của dự án đầu tư xây dựng - Dự án là tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau để thực hiện trọng một khoảng thời gian có hạn, với những nguồn lực đã được giới hạn, nhất là nguồn tài chính có giới hạn để đạt được những mục tiêu cụ thể, rõ ràng làm thỏa mãn những nhu câu của đối tượng mà dự án ảnh hưởng tới. Thực chất dự án là tổng thể những chính sách hoạt động và chi phí liên quan đến nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định. Vòng đời của dự án đầu tư xây dựng có thể được trình bày qua sơ đồ sau:
  20. 9 Lập Quy Hoạch Chi Tiết 1/500 - Tổng Mặt Bằng Lập dự án đầu tư xây dựng Khảo sát xây dựng THIẾT KẾ Lựa chọn nhà thầu XÂY DỰNG tư vấn(nếu có) Lựa chọn nhà thầu Quản lýdự án THI CÔNG Giám sát thi công XÂY DỰNG Nghiệm thu –bàn giao (đưa công trình vào Hoạt động khai thác Bảo hành -bảo trì khai thác sử dụng) có liên quan Hinh 2. 3 - Vòng đời của dự án đầu tư xây dựng công trình. 2.1.3. Thiết kế xây dựng: - Theo luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014, Thiết kế xây dựng công trình là hệ thống tài liệu gồm bản vẽ và phần thuyết minh thể hiện các nội dung công trình như sau: Phương án công nghệ; công năng sử sụng; phương án kiến trúc; tuổi thọ công trình; phương án kết cấu, kỹ thuật; phương án phòng, chóng cháy nổ; phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao; giải pháp bảo vệ môi trường;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2