intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý rác thải xây dựng tại tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu chính: Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc Quản lý rác thải xây dựng; phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố trên; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Quản lý rác thải xây dựng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý rác thải xây dựng tại tỉnh Đồng Nai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM VŨ THỊ KHUYÊN NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ RÁC THẢI XÂY DỰNG TẠI TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Mã số ngành: 60580208 TP. Hồ Chí Minh - năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM VŨ THỊ KHUYÊN NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ RÁC THẢI XÂY DỰNG TẠI TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Mã số ngành: 60580208 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. CHU VIỆT CƯỜNG TP. Hồ Chí Minh - năm 2018
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. CHU VIỆT CƯỜNG Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 23 tháng 4 năm 2018 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS.TS. Lương Đức Long Chủ tịch 2 TS. Nguyễn Việt Tuấn Phản biện 1 3 TS. Nguyễn Quốc Định Phản biện 2 4 TS.Nguyễn Thanh Việt Ủy viên 5 TS.Đinh Công Tịnh Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày .... tháng .... năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Vũ Thị Khuyên Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 17/9/1971 Nơi sinh: Thái Bình Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp MSHV: 1641870010 I. Tên đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến viêc quản lý rác thải xây dựng tại tỉnh Đồng Nai II. Nhiệm vụ và nội dung: Nghiên cứu gồm 3 mục tiêu chính như sau: Mục tiêu thứ nhất: nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc Quản lý rác thải xây dựng. Mục tiêu thứ hai: Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố trên. Mục tiêu thứ ba: Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Quản lý rác thải xây dựng. III. Ngày giao nhiệm vụ : ...../....../2017 IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ....../3/2018 V. Cán bộ hướng dẫn : TS. Chu Việt Cường CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH TS. Chu Việt Cường TS. Khổng Trọng Toàn
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là : Họ tên học viên: Vũ Thị Khuyên Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 17/9/1971 Nơi sinh: Thái Bình MSHV: 1641870010 Tôi xin cam đoan luận văn Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến viêc quản lý rác thải xây dựng tại tỉnh Đồng Nai Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Chu Việt Cường Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan của tôi. Phước Bình , Ngày 15 tháng 3 năm 2018 Học viên thực hiện luận văn Vũ Thị Khuyên
  6. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi rất xin chân thành cám ơn quý Thầy, Cô ngành Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp của Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong suốt thời gian tôi tham gia học chương trình cao học từ năm 2015-2017. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Chu Việt Cường, người thầy đã tận tâm hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình thực hiện, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và góp ý từ các Anh/ Chị trong Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh và các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Biên Hòa. Xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện luận văn Vũ Thị Khuyên
  7. iii TÓM TẮT Quá trình xây dựng công trình đòi hỏi việc tiêu thụ các nguồn lực hữu hạn cũng như phát thải ra môi trường các sản phẩm dư thừa và không còn giá trị trong phạm vi dự án thực hiện triển khai. Để đạt được hiệu quả cao nhất cho xã hội, rác thải xây dựng cần được nhìn nhận là một vấn đề đáng quan tâm không những đối với những người hoạt động trong ngành xây dựng mà còn đối với những nhà nghiên cứu môi trường, các chính trị gia, nhà làm luật. Hiện nay, Quản lý rác thải xây dựng đang là một vấn đề chưa nhận được đủ sự quan tâm cần thiết tại Thành phố Biên Hòa. Trong nghiên cứu này, 04 yếu tố chính gây ảnh hưởng tới Quản lý chất thải xây dựng đã được phân tích. Nghiên cứu đã đi đến được việc tìm hiểu thực trạng vấn đề Quản lý chất thải xây dựng tại khu vực Thành phố Biên Hòa. Từ đó, 6 biện pháp để tăng hiệu quả Quản lý chất thải xây dựng được đề xuất.
  8. iv ABSTRACT Construction projects require both consuming scare resources and polluting redundant materials in construction sites. In order to maximum benefit, not only construction workforce but also environmental researchers, politicians and law markers have to put construction waste management into account. However, construction waste management receives inadequate consideration in Ho Chi Minh City. This research analyzes four critical factors affecting construction waste management. Moreover, it shows the construction waste management reality in Ho Chi Minh City. Finally, six pramatic solutions for effectively improving construction waste management has been proposed.
  9. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii ABSTRACT ...............................................................................................................iv MỤC LỤC ...................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ẢNH .........................................................................................ix CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................1 1.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu ...........................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3 1.4. Đóng góp của nghiên cứu.................................................................................3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN .......................................................................................4 2.1. Tóm tắt chương ................................................................................................4 2.2. Định nghĩa Rác thải xây dựng ..........................................................................4 2.3. Quản lý rác thải xây dựng ................................................................................4 2.3.1. Định nghĩa, phạm vi ..................................................................................4 2.3.2. Trách nhiệm các bên liên quan ..................................................................5 2.3.3. Quy trình Quản lý rác thải xây dựng .........................................................6 2.3.4. Mục đích Quản lý rác thải xây dựng .........................................................9 2.3.6. Hệ thống văn bản pháp luật tại Việt Nam ...............................................11 2.3.7. Thực trạng tại Thành phố Biên Hòa ........................................................14 2.4. Vấn đề nghiên cứu ..........................................................................................16 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................17 3.1. Tóm tắt chương ..............................................................................................17 3.2. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................17 3.3. Thu thập dữ liệu .............................................................................................18 3.3.1. Bảng câu hỏi khảo sát ..............................................................................18 3.3.2. Bảng câu hỏi phỏng vấn ..........................................................................19 3.4. Các phương pháp phân tích ............................................................................21
  10. vi 3.4.1. Hệ số Cronbach’s Alpha ..........................................................................21 3.4.2. Kiểm định sự khác biệt về trung bình của các nhóm tổng thể ................22 3.4.3. Phân tích thành tố chính ..........................................................................22 3.5. Các bước thực hiện ..................................................................................23 3.5.1. Giai đoạn 1 – Các yếu tố ảnh hưởng tới Quản lý rác thải xây dựng .......23 3.5.2. Giai đoạn 2– Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới Quản lý rác thải xây dựng .................................................................................................................24 3.5.3.Giai đoạn 3 - Các giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý rác thải xây dựng ...........................................................................................................................24 3.6. Tổng kết chương ............................................................................................24 CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RÁC THẢI XÂY DỰNG ...................................................................................................25 4.1. Tóm tắt chương ..............................................................................................25 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng Quản lý rác thải xây dựng ..........................................25 4.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ....................................................................25 4.2.2. Thực trạng Quản lý rác thải xây dựng tại Thành phố Biên Hòa .............26 4.3. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu .......................................................................29 4.3.1. Vai trò của người được khảo sát trong dự án ..........................................29 4.3.2. Số năm kinh nghiệm của những người được khảo sát.............................30 4.3.3. Chức vụ hiện tại của người được khảo sát trong dự án ...........................31 4.3.4. Đánh giá việc thực hiện Quản lý rác thải xây dựng ................................31 4.4. Kiểm định và xếp hạng các yếu tố .................................................................32 4.4.1. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .................................32 4.4.2. Kiểm tra tương quan ................................................................................32 4.5 Phân tích nhân tố ............................................................................................37 4.6 Kết luận ..........................................................................................................42 CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RÁC THẢI XÂY DỰNG 43 5.1. Tóm tắt chương ..............................................................................................43 5.2. Nguyên nhân của thực trạng ...........................................................................43 5.2.1. Về mặt Quản lý nhà nước ........................................................................43 5.2.2. Về các bên tham gia dự án xây dựng .......................................................51
  11. vii 5.3. Giải pháp đề xuất ............................................................................................52 5.5. Kết luận ..........................................................................................................56 CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................57 6.1 Kết luận ...........................................................................................................57 6.2 Kiến nghị .........................................................................................................58 6.2.1. Hạn chế của đề tài nghiên cứu .................................................................58 6.2.2. Hướng nghiên cứu đề xuất .......................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................60 PHỤ LỤC ......................................................................................................................
  12. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2. 1. Các chủ thể trong Quản lý rác thải xây dựng ............................................5 Bảng 2. 2.Hệ thống văn bản pháp luật quy định Quản lý rác thải xây dựng ............11 Bảng 3. 1.Các nội dung, phương pháp và công cụ nghiên cứu.................................21 Bảng 4. 1.Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý rác thải xây dựng ................................25 Bảng 4. 2.Bảng tóm tắt vai trò của những người tham gia khảo sát .........................29 Bảng 4. 3.Bảng tóm tắt kinh nghiệm làm việc của dữ liệu phân tích .......................30 Bảng 4. 4.Bảng tóm tắt vị trí và chức vụ làm việc của dữ liệu .................................31 Bảng 4. 5.Đánh giá việc thực hiện Quản lý rác thải xây dựng .................................31 Bảng 4. 6.Xếp hạng 10 yếu tố có hạng chung cao nhất ............................................33 Bảng 4. 7 .Các yếu tố ảnh hưởng chính ....................................................................38 Bảng 4. 8. Phân tích các yếu tố chính .......................................................................38 Bảng 5. 1.Nhiệm vụ thu ngân sách giai đoạn 2015-2017 .........................................45 Bảng 5. 2.Tỷ lệ phân bổ dự toán chi ngân sách giai đoạn 2015-2017 ......................45 Bảng 5. 3.Dự toán chi ngân sách giai đoạn 2015-2017 ............................................46 Bảng 5. 4. Quy định và xử phạt vi phạm Quản lý rác thải xây dựng ........................48 Bảng 5. 5. Danh mục quy hoạch Cơ sở CLCTR tiếp nhận RTXD từ Biên Hòa ......50 Bảng 5. 6.Khối lượng RTXD tại một số đô thị lớn ở Việt Nam năm 2009 ..............51
  13. ix DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2. 1.Quy trình quản lý chất thải rắn tại Nhật Bản ..............................................7 Hình 2. 2. Hệ thống quản lý chất thải rắn tại một số đô thị tại Việt Nam ..................8 Hình 2. 3. Mô hình QLCT của vùng Catalonia- Spain năm 2010 ..............................9 Hình 4. 1.Vai trò làm việc trong ngành xây dựng (đơn vị: %) .................................29 Hình 4. 2.Kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng (đơn vị: %) .......................30 Hình 4. 3.Chức vụ làm việc trong ngành xây dựng (đơn vị: %) ...............................31
  14. 1 CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu Xây dựng cơ bản là xương sống của bất cứ nền kinh tế nào trên thế giới. Sự phát triển của ngành xây dựng, đặc biệt là xây dựng dân dụng đóng vai trò chính trong sự phát triển của xã hội trong các thời kỳ. Để quá trình này phát triển một cách có kiểm soát và hợp lý, việc quản lý xây dựng là cần thiết. Việc quản lý xây dựng được thực hiện trong vòng đời dự án, từ lúc phát triển ý tưởng đến lúc phê duyệt, thực hiện triển khai dự án và kết thúc bàn giao. Một trong những vấn đề đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn của xã hội đó là quản lý rác thải xây dựng. Đồng thời với quá trình xây dựng là khối lượng rất lớn rác thải phát sinh chiếm từ 20-30% và thậm chí 50% tổng khối lượng rác thải rắn ở các nước trên thế giới. Trong năm 2009, ước tính mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn CTR xây dựng ở Hà Nội và 2.000 tấn rác thải xây dựng tại TP HCM phát sinh. Cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, ước tính khối lượng rác thải xây dựng gia tăng khoảng 8 - 10%/năm. Vấn đề Quản lý rác thải xây dựng được nghiên cứu và phát triển tại nhiều khu vực trên thế giới. Trong nghiên cứu của mình, Lu và Tam (2013) đã khẳng định rằng rác thải phát sinh từ các hoạt động xây dựng tásc động nghiêm trọng tới môi trường, bao gồm rác thải, gia tăng ô nhiễm, ô nhiễm đất và cạn kiệt nguồn tài nguyên. Vấn đề này được khẳng định thêm bởi nghiên cứu của Mohd (2016). Mohd (2016) đã chỉ ra rằng rác thải từ hoạt động xây dựng gây ra các vấn đề về cân bằng môi trường, bao gồm tiêu thụ nhiều năng lượng, tạo rác thải rắn,ô nhiễm môi trường và gia tăng khí thải nhà kính (GHG). Trong báo cáo của mình, DEFRA (2015) đã thống kê rằng hơn 50% trong tổng số 200 triệu tấn rác thải năm 2012 tại vương quốc Anh là rác thải xây dựng. Còn tại Ấn Độ, Pappu và cộng sự (2007) đã đưa ra con số là khoảng 14,5 triệu tấn rác thải phát sinh từ các hoạt động xây dựng và phá hủy được ghi nhận. Ở Malaysia, Zulzaha (2014) đã tính toán rằng hơn 26.000 tấn rác thải xây dựng phát sinh vào năm 2006. Như những nguồn trích dẫn trên, số lượng rác thải xây dựng phát sinh là rất lớn tại các nước. Không tránh khỏi điều này, Việt Nam cần nghiên cứu sâu tìm hiểu
  15. 2 các vấn đề bên trong Quản lý rác thải xây dựng để qua đó có thể học hỏi kinh nghiệm và đưa ra những phương cách quản lý tối ưu. Thành phố Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai là đô thị loại I, là đấu mối giao thông trọng điểm của khu vực phía Nam. Với những định hướng, tiềm năng và sự phát triển về kinh tế, Đồng Nai đang định hướng để nâng cấp thành phố Biên Hòa và xây dựng những đô thị vệ tinh phát triển xung quanh thành phố này ở các huyện lân cận như Trảng Bom và Long Thành, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch. Hiện nay, thành phố này là một trong những thành phố đông dân, hiện đại và phát triển nhất cả nước. Trong tương lai thành phố Biên Hòa sẽ là một đô thị vệ tinh độc lập trực thuộc trung ương trong vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh. Theo hướng phát triển, Thành phố Biên Hòa phát triển theo trục Bắc-Nam, phát triển trục trung tâm đường Nguyễn Hữu Cảnh, đường Trần Phú, mở rộng và hoàn thiện đô thị về phía Nam thành phố. Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng Giao thông đô thị, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng đô thị, phát triển đô thị theo hướng Văn minh - Giàu đẹp. Thực hiện các dự án khu dân cư tại các phường, xã (Bửu Long, Quang Vinh, An Bình, Long Bình, Long Bình Tân, Trảng Dài, Tân Phong, Hóa An, Tam Phước, An Hòa); phát triển và cải tạo cảnh quan, khuyến khích phát triển xã Hiệp Hòa (Cù lao Phố); phát triển hệ thống đường sá nối thành phố Biên Hòa với cù lao Hiệp Hòa. Do đó, khối lượng xây dựng tại thành phố Biên Hòa là rất lớn không những trong giai đoạn hiện tại mà còn cho định hướng tương lai. Ngoài ra, do các yếu tố về địa lý, chính trị, văn hóa, xã hội có sự khác biệt giữa các khu vực, việc thực hiện một nghiên cứu chuyên biệt về Quản lý rác thải xây dựng tại thành phố Biên Hòa là cần thiết.Việc tìm hiểu được những yếu tố ảnh hưởng này sẽ là một nền tảng vững chắc cho việc phát triển và áp dụng các giải pháp nhằm tăng tính hiệu quả Quản lý rác thải xây dựng tại Việt Nam nói chung và Thành phố Biên Hòa – Đồng Nai nói riêng. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu gồm 3 mục tiêu chính như sau: Mục tiêu thứ nhất: nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc Quản lý rác thải xây dựng. Mục tiêu thứ hai: Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố trên.
  16. 3 Mục tiêu thứ ba: Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Quản lý rác thải xây dựng. 1.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Công trình xây dựng dân dụng - Góc độ phân tích: Phân tích dưới quan điểm của Nhà thầu và Chủ đầu tư trong dự án xây dựng. - Không gian nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, số liệu khảo sát được thực hiện trong địa bàn khu vực Thành Phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai. - Đối tượng khảo sát: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ việc khảo sát những người có kinh nghiệm đối với các công trình xây dựng dân dụng. - Đối tượng phỏng vấn: Những kĩ sư có kinh nghiệm công tác trong ngành xây dựng. 1.4. Đóng góp của nghiên cứu a. Về mặt thực tiễn - Cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về các yếu tố ảnh hưởng đến việc Quản lý rác thải xây dựng - Cung cấp thông tin những vướng mắc và mức độ thực hiện Quản lý rác thải xây dựng tại Thành Phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai . - Đề xuất các biện pháp có tính khả thi cao để nâng cao khả năng Quản lý rác thải xây dựng tại Thành Phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai b. Về mặt học thuật - Đóng góp nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý rác thải.
  17. 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1. Tóm tắt chương Chương Tổng quan trình bày những định nghĩa về Rác thải xây dựng, các nghiên cứu về Quản lý rác thải xây dựng trên thế giới và tại Việt Nam được phân tích. Qua đó, vấn đề nghiên cứu được thể hiện. 2.2. Định nghĩa Rác thải xây dựng Định nghĩa về rác thải xây dựng được đề cập nhiều trong các văn bản pháp luật. Điểm 12 điều 3 Luật bảo vệ môi trường Số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 định nghĩa Rác thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Thông tư 08/2017/TT-BXD định nghĩa rác thải xây dựng là những chất thải rắn phát sinh trong quá trình khảo sát, thi công xây dựng công trình (bao gồm công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ). Trong nghiên cứu của Minh (2017) đã định nghĩa rác thải xây dựng là những nguồn lực hữu hình không còn giá trị sử dụng phát sinh tại công trường xây dựng. Trên thế giới, rác thải xây dựng cũng được định nghĩa bởi những nghiên cứu trước đây. Hongping Yuan (2017) đã tổng hợp lại những khái niệm này. Rác thải xây dựng có thể được định nghĩa là rác thải phát sinh từ hoạt động xây dựng, cải tạo và phá hủy. Nó bao gồm những sản phẩm dư thừa và bị hủy hoại phát sinh trong quá trình xây dựng. Định nghĩa thế nào là rác thải xây dựng là vấn đề quan trọng nhất của vòng đời quản lý rác thải xây dựng, bởi nó quyết định tầm nhìn và phương hướng quản lý rác thải xây dựng. Trong nghiên cứu của mình, Hongping Yuan (2017) đã nêu dẫn chứng tại Nhật Bản, rác thải xây dựng được xem như là một sản phẩm phụ (by- product) của xây dựng hơn là rác thải. Đó là lời giải thích cho việc đẩy mạnh và tập trung vào chính sách quản lý rác thải 3R của Nhật Bản. 2.3. Quản lý rác thải xây dựng 2.3.1. Định nghĩa, phạm vi Quản lý rác thải xây dựng đã được đề cập tới trong Nghị định 38/2015/NĐ- CP ngày 24/4/2015 và Thông tư 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017.
  18. 5 Điều 2 TT08/2017 định nghĩa Hoạt động quản lý CTRXD là các hoạt động kiểm soát CTRXD trong suốt quá trình từ phát sinh, phân loại đến thu gom, vận chuyển, lưu giữ tạm thời, tái chế, xử lý hoặc tái sử dụng nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Về quy mô và cách thức quản lý rác thải xây dựng, điều 50 Nghị định 38/2015 đã phân định rõ Chất thải rắn từ hoạt động xây dựng được phân loại và quản lý theo 03 loại: (a) Đất, bùn thải từ hoạt động đào đất, nạo vét lớp đất mặt, đào cọc móng được sử dụng để bồi đắp cho đất trồng cây hoặc các khu vực đất phù hợp; (b) Đất đá, chất thải rắn từ vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vữa, bê tông, vật liệu kết dính quá hạn sử dụng) được tái chế làm vật liệu xây dựng hoặc tái sử dụng làm vật liệu san lấp cho các công trình xây dựng hoặc chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải rắn xây dựng; (c) Chất thải rắn có khả năng tái chế như thủy tinh, sắt thép, gỗ, giấy, chất dẻo được tái chế, tái sử dụng. 2.3.2. Trách nhiệm các bên liên quan Thông tư 08/2017 đưa ra 06 chủ thể có trách nhiệm chính trong việc thực hiện quản lý rác thải xây dựng bao gồm: (1) Chủ nguồn thải; (2) Chủ thu gom, vận chuyển; (3) Chủ xử lý; (4) Chủ đầu tư xây dựng công trình; (5) Ủy ban nhân dân các cấp và (6) Sở Xây dựng. Bảng 2.1 thống kê các chủ thể và trách nhiệm được quy định. Bảng 2. 1. Các chủ thể trong Quản lý rác thải xây dựng TT Chủ thể Trách nhiệm -Lập kế hoạch quản lý CTRXD -Thực hiện việc phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTRXD phát sinh Chủ -Bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về an toàn và vệ 1 nguồn thải sinh lao động. Ghi chép nhật ký, lưu giữ chứng từ ghi khối lượng, thành phần CTRXD -Ký hợp đồng với chủ thu gom, vận chuyển và chủ xử lý CTRXD để vận chuyển, xử lý CTRXD Chủ thu Thu gom, vận chuyển CTRXD đến trạm trung chuyển, cơ sở 2 gom, vận xử lý chuyển
  19. 6 3 Chủ xử lý Tiếp nhận và xử lý CTRXD -Phê duyệt và thông báo kế hoạch quản lý CTRXD Chủ đầu -Tổ chức kiểm tra, giám sát kế hoạch thực hiện quản lý tư công 4 CTRXD trình xây -Đảm bảo chi phí cho việc phân loại, lưu giữ, thu gom, vận dựng chuyển, xử lý CTRXD -Thống nhất quản lý CTRXD và phân công, phân cấp trách nhiệm cho các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tại địa phương thực hiện quản lý CTRXD trên địa bàn Ủy ban -Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền có liên quan đến 5 nhân dân quản lý CTRXD trên địa bàn phù hợp với quy định của Luật các cấp Bảo vệ môi trường, các văn bản quy phạm pháp luật khác và Thông tư này; phê duyệt phương án giá dịch vụ xử lý CTRXD theo quy định -Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác Sở Xây quản lý CTRXD trên địa bàn 6 dựng -Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về quản lý CTRXD -Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý CTRXD trên địa bàn 2.3.3. Quy trình Quản lý rác thải xây dựng Vấn đề Quản lý chất thải xây dựng đã được thực hiện tại nhiều nơi trên thế giới. Theo đó, quy trình quản lý đã được đề xuất, thực hiện, kiểm tra, giám sát và sửa đổi nhiều lần để phù hợp với những đặc điểm của khu vực. Nghiên cứu đã tìm hiểu các quy trình quản lý rác thải rắn và rác thải xây dựng tại một số địa điểm theo phân cấp dự án và phân cấp quản lý nhà nước, thể hiện trên hình…..
  20. 7 Hình 2. 1.Quy trình quản lý chất thải rắn tại Nhật Bản Theo số liệu của Cục Y tế và Môi sinh Nhật Bản, hàng năm nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác công nghiệp (397 triệu tấn). Trong tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi chôn lấp, trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại được xử lý bằng cách đốt, hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Nhận thức được vấn đề này, người Nhật rất coi trọng bảo vệ môi trường. Trong nhiều năm qua, Nhật Bản đã ban hành 37 đạo luật về bảo vệ môi trường, trong đó, Luật “Xúc tiến sử dụng tài nguyên tái chế” ban hành từ năm 1992 đã góp phần làm tăng các sản phẩm tái chế. Sau đó Luật “Xúc tiến thu gom, phân loại, tái chế các loại bao bì” được thông qua năm 1997, đã nâng cao hiệu quả sử dụng những sản phẩm tái chế bằng cách xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Nhật bản quản lý rác thải công nghiệp rất chặt chẽ. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại Nhật Bản phải tự chịu trách nhiệm về lượng rác thải của mình theo quy định các luật về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Chính quyền tại các địa phương Nhật Bản còn tổ chức các chiến dịch “xanh, sạch, đẹp” tại các phố, phường, nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Chương trình này đã được đưa vào trường học và đạt hiệu quả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2