intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu mô hình giá điện truyền tải của thị trường điện bán buôn Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu cấu trúc và cơ chế vận hành thị trường điện bán buôn Việt Nam. Nghiên cứu cơ chế vận hành thị trường điện giao ngay. Nghiên cứu mô hình giá truyền tải điện. Mô phỏng thị trường điện Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu mô hình giá điện truyền tải của thị trường điện bán buôn Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM ----------------------------- TRẦN HỒ KHẮC TUẤN KHẢI NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH GIÁ ĐIỆN TRUYỀN TẢI CỦA THỊ TRƢỜNG ĐIỆN BÁN BUÔN VIỆT NAM (VWEM) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật điện Mã ngành: 60520202 TP. HỒ CHÍ MÌNH, tháng 1 năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM ----------------------------- TRẦN HỒ KHẮC TUẤN KHẢI NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH GIÁ ĐIỆN TRUYỀN TẢI CỦA THỊ TRƢỜNG ĐIỆN BÁN BUÔN VIỆT NAM (VWEM) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật điện Mã ngành: 60520202 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Hùng TP.HỒ CHÍ MÌNH, tháng 1 năm 2016
  3. CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hùng Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ Tp. HCM ngày … tháng … năm… Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS.TS. Quyền Huy Ánh Chủ tịch 2 PGS.TS. Ngô Cao Cƣờng Phản biện 1 4 PGS.TS. Nguyễn Văn Nhờ Phản biện 2 5 TS. Võ Công Phƣơng Ủy viên 6 TS. Phạm Đình Anh Khôi Ủy viên, Thƣ ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đƣợc sửa chữa (nếu có) Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  4. TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CÔNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày … tháng…năm … NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Trần Hồ Khắc Tuấn Khải Giới tính : Nam Ngày, tháng, năm sinh: 08/08/1988 Nơi sinh : Tp.HCM Chuyên ngành: Kỹ Thuật Điện MSHV : 1341830056 I- Tên đề tài: NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH GIÁ ĐIỆN TRUYỀN TẢI CỦA THỊ TRƢỜNG ĐIỆN BÁN BUÔN VIỆT NAM (VWEM) II- Nhiệm vụ và nội dung: - Nghiên cứu cấu trúc và cơ chế vận hành thị trƣờng điện bán buôn Việt Nam. - Nghiên cứu cơ chế vận hành thị trƣờng điện giao ngay. - Nghiên cứu mô hình giá truyền tải điện. - Mô phỏng thị trƣờng điện Đồng Bằng Sông Cửu Long.. III- Ngày giao nhiệm vụ : IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ : V- Cán bộ hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Hùng CÁM BỘ HƢỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH TS. Nguyễn Hùng
  5. 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứ của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn
  6. 2 LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đối với TS Nguyễn Hùng, ngƣời đã hƣớng dẫn tận tình tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Thầy đã có những định hƣớng cho bài báo cáo luận văn của tôi và đã quan tâm giúp đỡ khi tôi gặp khó khăn. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo bộ môn trong khoa đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại Trƣờng. Trong quá trình thực tập và làm báo cáo do trình độ lý luận cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp từ Thầy, Cô để tôi học thêm đƣợc nhiều kinh nghiệm và đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  7. 3 TÓM TẮT Tìm hiểu quá trình phát triển của thị trƣờng điện cạnh tranh tại Việt Nam, các mô hình thị trƣờng và phƣơng pháp tổ chức hoạt động của thị trƣờng điện cạnh tranh Việt Nam. Đồng thời nghiêm cứu cơ chế vận hành của thị trƣờng điện giao ngay và phƣơng pháp xác định giá truyền tải điện . Xây dựng công thức tính toán giá nút, mô phỏng hệ thống điện 9 nút của hệ thống điện Đồng Bằng Sông Cửu Long. Để hệ thống điện hoạt động hiệu quả và tin cậy thì một số kỹ thuật đã đƣợc phát triển để tính toán xác định dự báo công suất và mức công suất phát.
  8. 4 ABSTRACT Understanding the development of the competitive electricity market in Vietnam, the market model and methods of organizing activities of a competitive electricity market in Vietnam. At the same time investigating the operational mechanism of electricity spot market and the valuation method transmission. Construction price calculation formula buttons, power system simulation of the power system 9 button Đồng Bằng Sông Cửu Long. For electrical systems operate efficiently and reliably, several techniques have been developed to determine the forecast calculation capacity and transmission power level.
  9. 5 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. 1 LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ 2 TÓM TẮT .............................................................................................................................. 3 ABSTRACT........................................................................................................................... 4 DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................... 8 DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................................... 9 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.................................................................................... 10 1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 10 1.2. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 12 1.3. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 13 1.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 13 1.5. Phƣơng pháp luận ..................................................................................................... 13 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 13 Chƣơng 2: Nghiên cứu cấu trúc và cơ chế vận hành thị trƣờng điện bán buôn Việt Nam .. 14 2.1. Các mô hình thị trƣờng điện ..................................................................................... 14 2.1.1. Mô hình thị trƣờng điện cạnh tranh phát điện có một đại lý mua buôn ............ 14 2.1.2. Mô hình cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn ..................................... 15 2.1.3. Mô hình thị trƣờng điện cạnh tranh bán lẻ ........................................................ 17 2.2. Cơ chế vận hành thị trƣờng điện cạnh tranh giai đoạn 1 của EVN .......................... 18 2.2.1. Mục tiêu .......................................................................................................... 18 2.2.2. Cơ chế vận hành .............................................................................................. 19 2.3. Chức năng và mối quan hệ của các thành phần tham gia thị trƣờng và hệ thống điện .................................................................................................................................. 20 2.3.1. Ngƣời mua điện và ngƣời mua duy nhất ......................................................... 20 2.3.2. Các nhà máy điện ............................................................................................ 20 2.3.3. Công ty truyền tải điện .................................................................................... 20 2.3.4. Các công ty điện lực ........................................................................................ 21 2.3.5. Cơ quan vận hành thị trƣờng điện và hệ thống ............................................... 21 2.3.6. Cơ quan vận hành thị trƣờng ........................................................................... 22 2.3.7. Cơ quan điều tiết ............................................................................................ 22 2.4. Việc hình thành và phát triển thị trƣờng điện lực ................................................... 23 CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA THỊ TRƢỜNG ĐIỆN GIAO NGAY .................................................................................................................................. 25 3.1. Mô hình thị trƣờng điện giao ngay ........................................................................... 25
  10. 6 3.2. Cơ chế chào giá trong thị trƣờng điện giao ngay ..................................................... 25 3.2.1. Trong giai đoạn áp dụng mô hình CBP nhƣ hiện nay ....................................... 25 3.2.2. Trong giai đoạn áp dụng mô hình chào giá tự do (PBP) ................................... 26 3.2.3. Giá trị nƣớc trong thị truong điện giao ngay ..................................................... 26 3.3. Qui trình vận hành thị trƣờng điện giao ngay........................................................... 27 3.3.1. Lập lịch huy động.............................................................................................. 27 3.3.2. Định giá ............................................................................................................. 27 3.3.3. Các dịch vụ phụ trợ ........................................................................................... 28 3.4. Vai trò và các loại hợp đồng trong thị trƣờng điện (VWEM) .................................. 28 3.4.1. Hơp đồng song phƣơng ..................................................................................... 29 3.4.2. Hợp đồng vesting .............................................................................................. 29 3.4.3. Hợp đồng giao dịch tập trung ............................................................................ 31 3.5. Cơ chế thanh toán trong thị trƣờng điện giao ngay .................................................. 31 3.6. Qui định về công bố thông tin .................................................................................. 32 3.7. Cơ chế bù chéo giữa các TCTĐL ............................................................................. 33 CHƢƠNG 4 : NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH GIÁ TRUYỀN TẢI ĐIỆN ............................... 35 4.1. Phƣơng pháp lập giá và giá truyền tải ...................................................................... 35 4.1.1. Nguyên tắc xác định giá truyền tải điện bình quân ........................................... 35 4.2. Phƣơng pháp xác định tổng doanh thu truyền tải điện cho phép hàng năm ............. 35 4.3. Phƣơng pháp xác định tổng chi phí vốn ................................................................... 36 4.3.1. Tổng chi phí vốn truyền tải năm N (CCAPTTN) đƣợc xác định theo công thức sau ..................................................................................................................................... 36 4.3.2. Lợi nhuận cho phép năm N(LNN) đƣợc xác định theo công thức sau ............... 36 4.4. Phƣơng pháp xác định tổng chi phí vận hành và bảo dƣỡng .................................... 37 4.4.1 Tổng chi phí vận hành và bảo dƣỡng truyền tải điện năm N ( ) đƣợc xác định theo công thức sau ........................................................................................ 37 4.4.2. Phƣơng pháp xác định tổng chi phí vật liệu ...................................................... 37 4.4.3. Phƣơng pháp xác định tổng chi phí sửa chữa lớn ............................................. 39 4.5. Phƣơng pháp xác định giá truyền tải điện hằng năm cho các đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện .................................................................................................................. 40 4.5.1. Giá truyền tải điện ( ) (đ/kWh) của năm N cho đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện thứ I đƣợc xác định theo công thức sau .............................................. 41 4.5.2. Chi phí truyền tải điện do đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện thứ i trả trong năm N ( ) đƣợc tính theo công thức sau: ........................................................... 41 4.5.3. Thành phần chi phí truyền tải điện theo công suất và theo điện năng đƣợc xác định lần lƣợt theo hai công thức sau ........................................................................... 41
  11. 7 4.5.4. Tổng lƣợng điều chỉnh chi phí truyền tải điện của đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện do chênh lệch giữa sản lƣợng giao nhận, công suất giao nhận cực đại thực tế và sản lƣợng giao nhận, công suất giao nhận cực đại dự báo cho năm N-1 ( ) đƣợc tính theo công thức sau: ................................................................................. 42 4.6. Phƣơng pháp xác định chi phí truyền tải điện hằng tháng của đơn vị phải trả chi phí truyền tải .......................................................................................................................... 43 4.7. Phí truyền tải trong bài toán giá nút. ........................................................................ 43 4.7.1. Trƣờng hợp bỏ qua các ràng buộc truyền tải và tổn thất: ................................. 43 4.7.2. Trƣờng hợp xét đến các ràng buộc truyền tải và tổn thất: ................................ 44 a) Xét đến giới hạn trên đƣờng dây truyền tải: ........................................................... 44 b) Xét đến tổn thất trên đƣờng dây: ............................................................................ 45 4.7.3. Mô phỏng hệ thống điện 4 nút trong power word:............................................ 46 CHƢƠNG 5: MÔ PHỎNG THỊ TRƢỜNG ĐIỆN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ... 47 5.1. Giới thiệu chung ....................................................................................................... 47 5.2. Mục đích giải quyết bài toán OPF ............................................................................ 47 5.3. Thành lập bài toán OPF và tính toán giá điện nút trong thị trƣờng điện .................. 48 5.3.1. Hàm mục tiêu .................................................................................................... 49 5.3.2. Các điều kiện ràng buộc .................................................................................... 49 5.4. Các thành phần tham gia vào giá điện nút ................................................................ 50 5.4.1. Hệ số tổn thất LFi và hệ số phát DFi ................................................................. 50 5.4.2. Cách xác định giá nút (LMP) ............................................................................ 51 5.5 Nghiên cứu giá nút và vùng trong thị trƣờng điện sau khi chạy OPF ...................... 52 5.5.1 Tổng quan về OPF trong phần mềm POWERWORLD ................................... 52 5.5.2 Khảo sát giá nút và vùng trong thị trƣờng điện ................................................ 54 Bảng 5. 1: Thông số của các thanh cái trong HTĐ ĐBSCL Error! Bookmark not defined. Bảng 5. 2: Thông số đƣờng dây trong HTĐ ĐBSCL .......................................................... 55 CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN ................................................................................................... 59 6.1. Kết quả đạt đƣợc ....................................................................................................... 59 6.2. Hƣớng phát triển đề tài. ............................................................................................ 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 61
  12. 8 DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1: Mô hình thị trƣờng điện cạnh tranh phát điện có một đại lý mua buôn ..14 Hình 2. 2: Mô hình thị trƣờng cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn ...........16 Hình 2. 3: Mô hình thị trƣờng cạnh tranh bán lẻ ......................................................17 Hình 2. 4: Mô hình vận hành thị trƣờng điện Việt Nam ...........................................19 Hình 3. 1: Mô hình thị trƣờng điện giao ngay ..........................................................25 Hình 3. 2: Quy trình vận hành cua thị trƣờng điện giao ngay ..................................28 Hình 3. 3: Cơ chế hoạt động của hợp đồng vesting ..................................................30 Hình 3. 4: Cơ chế thanh toán của thị trƣờng điện giao ngay ....................................32 Hình 3. 5: Cơ chế bù chéo giữa các TCTĐL ............................................................33 Hình 4. 1: Cấu trúc giá nút. .......................................................................................43 Hình 4. 2: Hệ thống điện 4 nút khi bỏ qua các ràng buộc truyền tải và tổn thất. .....43 Hình 4. 3: Hệ thống điện 4 nút xét đến ràng buộc trên đƣờng dây truyền tải...........44 Hình 4. 4: Hệ thống điện 4 nút xét đến tổn thất trên đƣờng dây. ..............................45 Hình 4. 5: Mô phỏng hệ thống điện 4 nút trong power word. ..................................46 Hình 5. 1: Tuyến tính hoá đƣờng cong .....................................................................54 Hình 5. 2: Tải hoạt động 60% công suất ...................................................................56 Hình 5. 3: Tải hoạt động 100% công suất .................................................................57
  13. 9 DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 4. 1: Phí truyền tải có xét đến ràng buộc trên đƣờng dây. ...............................44 Bảng 4. 2: Phí truyền tải có xét đến ràng buộc trên đƣờng dây. ...............................45 Bảng 5. 1: Thông số của các thanh cái trong HTĐ ĐBSCL .....................................55 Bảng 5. 2: Thông số đƣờng dây trong HTĐ ĐBSCL ...............................................55 Bảng 5. 3: Giá tại các nút trong HTĐ ĐBSCL .........................................................57
  14. 10 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Đặt vấn đề Tính đến nay, trong đa số các ngành trong nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi sang kinh tế thị trƣờng, còn ngành điện vẫn ở thế độc quyền, đang vận hành theo mô hình liên kết dọc truyền thống. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hiện đang sở hữu phần lớn các nhà máy điện, nắm giữ toàn bộ khâu truyền tải, phân phối và kinh doanh bán lẻ điện. Tổng Công ty mua bán điện thuộc EVN là đơn vị duy nhất, mua điện của tất cả các nhà máy điện ( trong và ngoài EVN ) và bán điện cho tất cả các hộ tiêu thụ điện trên toàn quốc. Cơ chế hoạt động nhƣ vậy vừa là độc quyền mua vừa độc quyền bán, chƣa thể gọi là cạnh tranh đƣợc. Theo tài liệu của Cục Điều tiết Điện lực, tính đến cuối năm 2010, tổng công suất các nguồn điện toàn hệ thống là 21.542MW. Trong đó, EVN đang quản lý vận hành 24 nhà máy điện với tổng công suất là 14.233MW (chiếm 65,32%), PVN là 2.278MW (chiếm 10,57%, TKV là 1.046MW (chiếm 4,86%), các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là 2.115MW (chiếm 9,82%), tƣ nhân là 50MW (chiếm 2,32%), nhập khẩu là 1.000MW (chiếm 4,64%), các loại hình khác là 370MW (chiếm 1,72%). Phát triển thị trƣờng điện cạnh tranh là xu hƣớng phát triển chung của các nƣớc trên thế giới, là động lực cho hoạt động hiệu quả trong sản xuất kinh doanh điện và phát triển kinh tế xã hội. Ngành điện Việt Nam không có con đƣờng nào khác, phải nhìn thẳng vào sự thật để tìm mọi giải pháp hữu hiệu đẩy nhanh phát triển thị trƣờng điện canh tranh. Hiện nay, thị trƣờng điện Việt Nam cũng đã kết nối với một số nƣớc trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Lào, Campuchia để mua bán, trao đổi điện và tƣơng lai gần sẽ hình thành thị trƣờng điện trong các nƣớc ASEAN. Các công ty điện nƣớc ngoài đang và sẽ vào Việt Nam hoạt động kinh doanh, cạnh tranh với các công ty điện lực của Việt Nam. Ngƣợc lại, các doanh nghiệp kinh doanh điện của Việt Nam, mà trƣớc tiên là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng có cơ hội để tham gia kinh doanh ở các quốc gia trong khu vực nhƣ tham gia mua bán điện trên thị trƣờng điện khu vực, xây dựng các nhà máy điện, phát triển mạng lƣới truyền tải, các dịch vụ phụ
  15. 11 trợ .v.v Quá trình tái cấu trúc cải tổ cơ cấu ngành công nghiệp điện Việt Nam và xây dựng thị trƣờng điện cạnh tranh sẽ mở ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh điện tham gia thị trƣờng. Các doanh nghiệp sẽ phải đổi mới một cách cơ bản về tổ chức, chiến lƣợc kinh doanh, đầu tƣ v.v... để phù hợp với môi trƣờng kinh doanh mới. Chính vì thế luật thị trƣờng điện Việt Nam đã ra đời năm 2007 làm nền tảng pháp lý cho chúng ta trong việc xây dựng thị trƣờng điện phù hợp với mức độ cạnh tranh từ thấp đến cao tùy thuộc vào quy mô phát triển, trình độ quản lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật,…Dự kiến thị trƣờng điện Việt Nam gồm 3 giai đoạn nhƣ sau: - Giai đoạn 1 (2005 - 2014): Thị trƣờng phát điện cạnh tranh. Đây là giai đoạn đầu tiên đƣa cạnh tranh vào khâu phát điện và đƣợc thực hiện theo 2 bƣớc. Bƣớc 1: Thị trƣờng phát điện cạnh tranh thí điểm (từ năm 2005 đến năm 2008); Bƣớc 2: Thị trƣờng phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh (từ năm 2009 đến năm 2014). Ở giai đoạn này, các công ty phát điện sẽ phải cạnh tranh để bán điện cho EVN. Để tăng mức độ cạnh tranh, tạo sự lựa chọn cho các công ty phát điện, EVN dự kiến sẽ cho phép các công ty phát điện ngoài EVN đƣợc bán điện trực tiếp cho một cụm các khách hàng tiêu thụ điện trên một khu vực địa lý hành chính. EVN sẽ cho các Công ty này thuê lƣới truyền tải, phân phối và chỉ phải trả cho EVN chi phí quản lý, đầu tƣ lƣới truyền tải, phân phối. - Giai đoạn 2 (2015 - 2022): Thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh. Đƣa cạnh tranh vào khâu phát điện ở mức độ cao hơn và cũng đƣợc thực hiện lộ trình theo 2 bƣớc. Bƣớc 1: Thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh thí điểm (từ năm 2015 đến năm 2016); bƣớc 2: Thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh (từ năm 2017 đến năm 2022). Giai đoạn này, các Công ty điện lực và các khách hàng mua điện lớn tham gia mua điện trên thị trƣờng và đƣợc quyền lựa chọn nhà cung cấp của mình. - Giai đoạn 3 (sau năm 2022): Thị trƣờng bán lẻ điện cạnh tranh. Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của mô hình thị trƣờng điện cạnh tranh. Lộ trình đƣợc thực hiện theo 2 bƣớc.
  16. 12 Bƣớc 1: Thị trƣờng bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm (từ năm 2022 đến năm 2024); Bƣớc 2: Thị trƣờng bản lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh (từ năm 2024). Giai đoạn này, ngoài các công ty phát điện, các công ty phân phối bán lẻ đều phải cạnh tranh để bán điện. Tất cả các khách hàng mua điện, kể cả các khách hàng mua điện trực tiếp từ lƣới truyền tải, phân phối đều đƣợc quyền tự do lựa chọn ngƣời bán. Khi vận hành thị trƣờng điện thì vấn đề đảm bảo ổn định hệ thống điện là cực kỳ quan trọng, đặc biệt những thông tin từ Nhà vận hành hệ thống điện về giá điện, dịch vụ phụ trợ, giao dịch truyền tải cho phép đảm bảo ổn định,… là các vấn đề mới mẻ đối với Việt Nam, cho nên cần thiết phải nghiên cứu mô hình hiệu quả cho thị trƣờng điện Việt Nam thích hợp trong từng giai đoạn phát triển. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp điện năng thế giới trong 2 thập kỷ qua. Ngành điện Việt Nam đã và đang xây dựng cơ chế thị trƣờng điện cạnh tranh nhằm tạo môi trƣờng đầu tƣ tốt cho các đối tƣợng muốn đầu tƣ vào ngành điện cũng nhƣ đảm bảo lợi ích của các bên mua bán điện trong tập đoàn điện lực Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) đã và đang trong tiến trình đổi mới, cải cách ngành điện chuyển sang cổ phần hoá các thành viên trong Tập đoàn Điện lực và từng bƣớc chuyển sang thị trƣờng điện. Việc nghiên cứu các vấn đề trong thị trƣờng điện và xác định giá điện tại các nút trong hệ thống điện sẽ làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển thị trƣờng điện tại Việt Nam. Khi chuyển sang thị trƣờng điện thì vấn đề xác định đƣợc giá điện tại các nút trong hệ thống không những góp phần điều tiết sự nghẽn mạch trong hệ thống, sử dụng tài nguyên lƣới điện hợp lý và hiệu quả mà còn làm cơ sở định hƣớng cho việc khuyến khích các nhà đầu tƣ đầu tƣ vào ngành điện. Với lý do trình bày ở trên cho thấy, việc nghiên cứu đề tài “NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH GIÁ ĐIỆN TRUYỀN TẢI CỦA THỊ TRƢỜNG ĐIỆN BÁN BUÔN
  17. 13 VIỆT NAM” là một yêu cầu mang tính cấp thiết trên cả hai phƣơng diện lý luận và thực tiễn, phù hợp với việc phát triển thị trƣờng điện tại Việt Nam. 1.3. Mục tiêu của đề tài - Nghiên cứu và đề xuất mô hình giá điện truyền tải cho thị trƣờng điện bán buôn Việt Nam (VWEM). 1.4. Nội dung nghiên cứu Nội dung đề tài gồm 6 chƣơng: - Chƣơng 1: Giới thiệu đề tài. - Chƣơng 2: Nghiên cứu cấu trúc và cơ chế vận hành thị trƣờng điện bán buôn Việt Nam. - Chƣơng 3: Nghiên cứu cơ chế vận hành thị trƣờng điện giao ngay. - Chƣơng 4 : Nghiên cứu mô hình giá truyền tải điện. - Chƣơng 5: Mô phỏng thị trƣờng điện Đồng Bằng Sông Cửu Long.. - Chƣơng 6: Kết luận và hƣớng phát triển đề tài 1.5. Phƣơng pháp luận Nghiên cứu cấu trúc và cơ chế vận hành thị trƣờng điện bán buôn Việt Nam để xây dựng mô hình giá truyền tải phù hợp. 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu mô hình giá truyền tải Việt Nam - Nghiên cứu thị trƣờng điện bán buôn Việt Nam. - Xây dựng mô hình giá truyền tải và mô phỏng.
  18. 14 Chƣơng 2: Nghiên cứu cấu trúc và cơ chế vận hành thị trƣờng điện bán buôn Việt Nam 2.1. Các mô hình thị trƣờng điện Hiện có nhiều nƣớc trên thế giới đã chuyển mô hình tái cấu trúc sang thị trƣờng điện, về cơ bản có 3 mô hình thị trƣờng điện cơ bản sau đây [1, 2]: 2.1.1. Mô hình thị trƣờng điện cạnh tranh phát điện có một đại lý mua buôn Mô hình này đƣợc coi là bƣớc đầu của quá trình cải tổ tiến tới tự do hóa trong kinh doanh điện. Mô hình một ngƣời mua cho phép các nhà đầu tƣ tƣ nhân xây dựng, sở hữu và quản lý các nhà máy điện độc lập (Independent power producer - IPP). Các công ty phát điện phải cạnh tranh để bán điện cho đơn vị mua điện duy nhất. Đơn vị mua duy nhất độc quyền mua điện từ các nguồn phát và bán điện đến các khách hàng sử dụng điện. Mô hình này bảo đảm rủi ro ít nhất cho các IPP, làm tăng trách nhiệm của các công ty điện lực mặc dù nó vẫn tạo động lực thu hút vốn đầu tƣ vào lĩnh vực phát điện. Thị trƣờng phát điện cạnh tranh một ngƣời mua đòi hỏi phải chia tách chức năng của các khâu truyền tải và phát điện trong mô hình liên kết dọc. Hình 2. 1: Mô hình thị trường điện cạnh tranh phát điện có một đại lý mua buôn Ưu điểm.  Không gây ra những thay đổi đột biến và xáo trộn lớn...  Cơ hội thực hiện thành công cao.  Hình thành đƣợc môi trƣờng cạnh tranh trong khâu phát điện.
  19. 15  Thu hút đƣợc đầu tƣ vào các nguồn điện mới.  Không gây ảnh hƣởng lớn tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty phân phối hiện tại.  Mô hình thị trƣờng đơn giản nên hệ thống các quy định cho hoạt động của thị trƣờng chƣa phức tạp.  Nhu cầu đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vận hành thị trƣờng không lớn. Hạn chế.  Đơn vị mua duy nhất đƣợc độc quyền mua nguồn điện từ các đơn vị phát điện.  Mức độ cạnh tranh chƣa cao, chỉ giới hạn cạnh tranh trong phát triển các nguồn điện mới.  Chƣa có lựa chọn mua điện cho các công ty phân phối khách hàng. 2.1.2. Mô hình cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn Mô hình này tạo ra sự cạnh tranh trong khâu phát và bán buôn điện. Điểm khác biệt nổi bật đối với mô hình một ngƣời mua là các công ty phân phối đƣợc quyền lựa chọn mua điện trực tiếp từ bất cứ công ty phát điện nào, không nhất thiết phải từ đơn vị mua duy nhất. Tuy nhiên, khâu bán lẻ điện đến các khách hàng dùng điện vẫn độc quyền bởi các công ty phân phối quản lý địa bàn của mình. Trong mô hình thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh, các công ty phát điện sẽ tự do cạnh tranh và chịu các rủi ro trong đầu tƣ kinh doanh. Các giao dịch mua bán điện năng đƣợc thực hiện thông qua các hợp đồng song phƣơng hoặc thông qua thị truờng tức thời hoặc dƣới cả hai hình thức.
  20. 16 Hình 2. 2: Mô hình thị trường cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn Ưu điểm.  Đã xóa bỏ đƣợc độc quyền mua điện của đơn vị mua duy nhất trong thị trƣờng một ngƣời mua.  Các đơn vị phân phối có quyền cạnh tranh mua điện từ nhà cung cấp. Các khách hàng tiêu thụ lớn đƣợc quyền lựa chọn nhà cung cấp.  Lƣợng điện mua bán qua thị trƣờng ngắn hạn tăng lên đáng kể, tăng mức độ cạnh tranh. Hạn chế.  Khách hàng tiêu thụ vừa và nhỏ chƣa đƣợc quyền lựa chọn nhà cung cấp, vẫn còn độc quyền trong khâu bán lẻ điện.  Hoạt động giao dịch thị trƣờng đòi hỏi hệ thống qui định cho hoạt động của thị trƣờng phức tạp hơn.  Nhu cầu đầu tƣ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vận hành thị trƣờng lớn. Thời gian gần đây, trong quá trình tái cấu trúc tại thị trƣờng California và trƣớc đó tại Nauy và Tây Ban Nha, ngƣời ta đã cải tiến và đề xuất một mô hình thị trƣờng bán buôn linh động hơn. Bên cạnh việc giao dịch dựa trên thị trƣờng chung, còn cho phép thực hiện các giao dịch song phƣơng tự nhiên để lập kế hoạch kết hợp giữa phát điện và nhu cầu bên ngoài thị trƣờng chung. Thị trƣờng điện bán buôn có ba mô hình hoạt động cơ bản:  Mô hình thị trƣờng điện tập trung (PoolCo)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2