Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của góc cắt chính, chiều sâu cắt, lượng ăn dao đến chi phí năng lượng riêng và độ nhám bề mặt khi tiện trơn thép trên máy tiện EER1330
lượt xem 2
download
Mục tiêu của đề tài là xác định được qui luật và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố như góc cắt chính, chiều sâu cắt, lượng ăn dao đến chi phí năng lượng riêng và độ nhám bề mặt khi tiện trơn thép trên máy tiện EER1330. Từ đó chọn được các các thông số kỹ thuật hợp lý, góp phần xây dựng ngân hàng dữ liệu cho việc sử dụng hiệu quả máy tiện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của góc cắt chính, chiều sâu cắt, lượng ăn dao đến chi phí năng lượng riêng và độ nhám bề mặt khi tiện trơn thép trên máy tiện EER1330
- BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP DƯƠNG ĐÌNH CHIẾN NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA GÓC CẮT CHÍNH, CHIỀU SÂU CẮT, LƯỢNG ĂN DAO ĐẾN CHI PHÍ NĂNG LƯỢNG RIÊNG VÀ ĐỘ NHÁM BỀ MẶT KHI TIỆN TRƠN THÉP TRÊN MÁY TIỆN EER1330 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, 2012
- BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP DƯƠNG ĐÌNH CHIẾN NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA GÓC CẮT CHÍNH, CHIỀU SÂU CẮT, LƯỢNG ĂN DAO ĐẾN CHI PHÍ NĂNG LƯỢNG RIÊNG VÀ ĐỘ NHÁM BỀ MẶT KHI TIỆN TRƠN THÉP TRÊN MÁY TIỆN EER1330 Chuyên ngành: Kỹ thuật máy và thiết bị cơ giới hóa nông lâm nghiệp Mã số: 60 52 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ TẤN QUỲNH HÀ NỘI, 2012
- i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bản luận án này, trong suốt thời gian vừa qua ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ, chỉ dẫn của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Thầy giáo hướng dẫn khoa học TS Lê Tấn Quỳnh đã dành nhiều thời gian chỉ bảo tận tình và cung cấp nhiều tài liệu có giá trị. Tập thể cán bộ, giáo viên Khoa Sau đại học, Trung tâm thí nghiệm, thực hành Khoa Cơ điện và Công trình trường Đại học Lâm nghiệp, Trường cao đẳng nghề LILAMA Ninh Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài. Xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc vì những giúp đỡ quý báu đó. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả trong luận văn này được tính toán chính xác, trung thực và chưa có tác giả nào công bố. Những nội dung tham khảo, trích dẫn trong luận văn đều được chỉ dẫn nguồn gốc. Hà Nội, tháng 05 năm 2012 Tác giả Dương Đình Chiến
- ii MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................... viii Chương 1 .......................................................................................................... 3 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 3 1.1. Tình hình sử dụng và nghiên cứu máy tiện trên thế giới ..................... 3 1.2. Tình hình sử dụng và nghiên cứu máy tiện ở Việt Nam .................... 14 Chương 2 ........................................................................................................ 21 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 21 2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 21 2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................. 21 2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 22 2.3.1. Nghiên cứu lý thuyết .................................................................... 22 2.3.2. Nghiên cứu thực nghiệm ............................................................. 22 2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 23 2.5. Nội dung của phương pháp qui hoạch thực nghiệm........................... 23 2.5.1. Thí nghiệm thăm dò ..................................................................... 23 2.5.2. Thực nghiệm đơn yếu tố .............................................................. 26 2.5.3. Thực nghiệm đa yếu tố ................................................................ 30 2.5.4. Xác định các giá trị hợp lý ........................................................... 38 Chương 3 ........................................................................................................ 40 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 40
- iii 3.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy tiện EER -1330 ............. 40 3.1.1. Cấu tạo .......................................................................................... 40 3.1.2. Nguyên lý hoạt động .................................................................... 40 3.2. Cấu tạo và các thông số hình học của dao tiện ................................ 42 3.2.1. Cấu tạo của dao tiện .................................................................... 42 3.2.2. Các thông số hình học của dao tiện ............................................ 44 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí năng lượng riêng ...................... 48 3.3.1. Ảnh hưởng của lượng chạy dao và chiều sâu cắt ...................... 50 3.3.2. Ảnh hưởng của vật liệu gia công ................................................ 50 3.3.3. Ảnh hưởng của góc nghiêng chính φ ......................................... 51 3.3.4. Ảnh hưởng của bán kính đỉnh dao ............................................. 52 3.3.5. Ảnh hưởng của góc trước và góc sau đến lực cắt ...................... 52 3.4. Độ nhám bề mặt gia công .................................................................. 53 Chương 4 ........................................................................................................ 56 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 56 4.1. Kết quả thí nghiệm thăm dò.............................................................. 56 4.1.1. Chuẩn bị thí nghiệm .................................................................... 56 4.1.2. Kết quả thí nghiệm thăm dò ........................................................ 56 4.2. Kết quả thí nghiệm đơn yếu tố.......................................................... 59 4.2.1. Ảnh hưởng của góc cắt chính đến chi phí năng lượng riêng.... 59 4.2.2. Ảnh hưởng của góc cắt chính đến độ nhám bề mặt gia công ... 60 4.2.3. Ảnh hưởng của chiều sâu cắt chính đến chi phí năng lượng riêng ........................................................................................................ 61 4.2.4. Ảnh hưởng của chiều sâu cắt đến độ nhám bề mặt gia công .... 62 4.2.5. Ảnh hưởng của lượng ăn dao đến chi phí năng lượng riêng .... 64 4.2.6. Ảnh hưởng của lượng ăn dao đến độ nhám bề mặt gia công ... 65 4.3. Kết quả nghiên cứu đa yếu tố ........................................................... 66
- iv 4.3.1. Chọn vùng nghiên cứu và các giá trị biến thiên của các thông số đầu vào .................................................................................................... 66 4.3.2. Thành lập ma trận thí nghiệm .................................................... 67 4.3.3. Xác định mô hình toán và thực hiện các phép tính kiểm tra..... 68 4.4. Các trị số công nghệ hợp lý khi tiện kim loại bằng máy tiện EER- 1330 ............................................................................................................. 70 4.4.1. Xác định các thông số hợp lý....................................................... 70 4.4.2. Vận hành máy với các thông số hợp lý ....................................... 71 KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- v DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 1.1 Máy tiện vạn năng KSL-1440 4 1.2 Máy tiện vạn năng MRL-1640T 4 1.3 Máy tiện CNC mã hiệu SL10 5 1.4 Máy tiện CNC HAAS TL-3W 6 1.5 Máy tiện mã hiệuTAC510 7 1.6 Máy tiện mã hiệuTMM200 7 1.7 Máy tiện mã hiệu GENOS L400 8 1.8 Máy tiện mã hiệu LU400 8 1.9 Máy tiện mã hiệu CW6130/3000 10 1.10 Máy tiện mã hiệu TC-3530 11 1.11 Máy tiện mã hiệu T 18ª 16 1.12 Máy tiện mã hiệu NK4025 16 1.13 Máy tiện CNC GENOS L200H 17 1.14 Máy tiện CNC ML-200 17 3.1 Cấu tạo của máy tiện EER-1330 40 3.2 Các bộ phận cơ bản của dao tiện 43 3.3 Các mặt phẳng tọa độ 44 3.4 Các thông số hình học của dao tiện 47 3.5 Góc nghiêng của lưỡi cắt chính 47 3.6 Các thành phần lực cắt khi tiện 49 3.7 Ảnh hưởng của góc đến các lực Px, Py, Pz 51 Ảnh hưởng của góc đến các thành phần lực căt Px và 3.8 51 Py 3.9 Ảnh hưởng của bán kính đỉnh dao đến các thành phần 52
- vi Máy đo công suất Fluke 41B, máy đo tốc độ HT3100 và 4.1 56 máy đo độ nhám TR200 Đồ thị ảnh hưởng của góc cắt chính đến chi phí năng 4.2 60 lượng riêng Đồ thị ảnh hưởng của góc cắt chính đến độ nhám bề mặt 4.3 61 gia công Đồ thị ảnh hưởng của chiều sâu cắt đến chi phí năng 4.4 62 lượng riêng Đồ thị ảnh hưởng của chiều sâu cắt đến độ nhám bề mặt 4.5 63 gia công Đồ thị ảnh hưởng của lượng ăn dao đến chi phí năng 4.6 65 lượng riêng Đồ thị ảnh hưởng của lượng ăn dao đến độ nhám bề mặt 4.7 66 gia công
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng biểu Trang 3.1 Một số thông số kỹ thuật chính của máy tiện EER-1330 41 4.1 Tổng hợp kết quả phân bố thực nghiệm 57 4.2 Các đặc trưng của phân bố thực nghiệm 57 4.3 Tổng hợp kết quả phân bố thực nghiệm 58 4.4 Các đặc trưng của phân bố thực nghiệm 58 4.5 Mã hoá các thông số đầu vào 67 4.6 Ma trận thí nghiệm kế hoạch trung tâm hợp thành 67 4.7 Tổng hợp các giá trị xử lý được của hàm Nr 68 4.8 Tổng hợp các giá trị xử lý được của hàm Ra 70
- viii DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Tên Đơn vị Nr Chi phí năng lượng riêng kWh/m3 Nđ Công suất chi phí của động cơ kW T Thời gian làm việc để thực hiện được khối lượng h công việc M M Khối lượng công việc thực hiện trong thời gian T m3 Nc Công suất của máy kW ηm Hiệu suất của máy Kt Hệ số quá tải cho phép Pz Lực tiếp tuyến N Py Lực hướng kính N Px Lực chạy dao N Vz Tốc độ cắt m/p Vx Tốc độ chạy dao m/p Cp Hệ số phụ thuộc tính chất của vật liệu gia công Cv Hệ số phụ thuộc vào vật liệu gia công Ra Sai lệch trung bình số học của profin Rz Chiều cao nhấp nhô trung bình của profin v Tốc độ cắt m/p s Lượng ăn dao mm/v t Chiều sâu cắt Mm hz Mức độ mòn mặt sau của dao cắt φ Góc nghiêng chính Độ φ1 Góc nghiêng phụ Độ ε Góc mũi dao Độ γ Góc trước Độ α Góc sau chính Độ δ Góc cắt Độ β Góc sắc Độ c Số lượng nhóm
- ix K Khoảng chia nhóm a Số tổ được chia n Số lần thí nghiệm k Cự ly tổ xmax, min Trị số thu thập lớn nhất, bé nhất của đại lượng nghiên cứu S Sai tiêu chuẩn S% Hệ số biến động R Phạm vi biến động Sk Độ lệch Ex Độ nhọn l Số tổ hợp m Số lần lặp ∆% Sai số tương đối Y Giá trị trung bình của đại lượng nghiên cứu Gtt Tính đồng nhất theo tiêu chuẩn Kohren S2max Phương sai lớn nhất trong N thí nghiệm F Giá trị tính toán theo tiêu chuẩn Fisher N Tổng số thí nghiệm e Khoảng biến thiên R Hệ số đơn định T Giá trị chuẩn Student
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tiện là một phương pháp gia công kim loại bằng cắt gọt phổ biến nhất trong ngành cơ khí chế tạo máy. Trong các nhà máy cơ khí, máy tiện chiếm số lượng lớn nhất, khoảng 30% đến 40%. Trên thế giới, ở các nước phát triển phương pháp gia công bằng cắt gọt có vai trò quan trọng trong công việc gia công cơ khí. Nhiều loại máy tiện được nghiên cứu và chế tạo ở nhiều nước khác nhau như ở Mỹ đã chế tạo máy tiện có các mã hiệu: Milltronics SL6, SL10 ML16/60, ML 18/60, ML 22/60, ML 26/60... ở Nga sản xuất những loại máy tiện như hãng KRAMATORSK (Nga) sản xuất các loại máy tiện vạn năng có mã hiệu KJ1909, 1A680, 1A670, 1A675…, những loại máy tiện này có thể tiện phôi có đường kính từ 1400mm đến 1600mm, công suất động cơ 130 HP, tốc độ trục chính tư 2.5- 280 vòng/phút, hãng RYAZAN sản xuất máy tiện vạn năng mang mã hiệu RT817, RT317, 16R25P… Những loại máy tiện này có thể tiện phôi có đường kính từ 1200mm đến 1600mm, công suất động cơ 30 HP, tốc độ trục chính từ 5÷3000 vòng/phút, đây là các máy tiện hiện đại bằng điện tử có thể gia công các chi tiết có đường kính đến 510mm. Ngày nay, do Khoa học - Công nghệ phát triển các thiết bị gia công cắt gọt thường làm việc với sự trợ giúp của người máy (Robot) và một hệ thống điều khiển chung. Hệ thống điều khiển có nhiệm vụ đảm bảo cho người máy và máy cắt làm việc theo một chương trình và một chế độ cắt hợp lý đã được xác định trước. Ở nước ta năm 2003 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020. Trong đó có chiến lược phát triển máy công cụ như: Ưu tiên phát triển ngành chế tạo máy công cụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp, nghiên cứu thiết kế, chế tạo các mẫu máy hiện đại (ứng dụng công nghệ PLC, CNC) và các thiết bị gia công đặc biệt. Ngành gia công kim loại bằng cắt gọt là một
- 2 trong những ngành rất quan trọng không thể thiếu mà trong đó phương pháp tiện chiếm tỷ trọng lớn. Trong khi đó Việt Nam chỉ sản xuất được một số loại máy tiện đó là máy tiện T613, T616, T630,T6M16, T18A... còn lại là nhập khẩu máy tiện từ nước ngoài với số lượng lớn và nhiều chủng loại khác nhau. Vì vậy, nhiều vấn đề từ thực tiễn sản xuất đặt ra là cần phải nghiên cứu sử dụng các loại máy tiện nhập nội một cách bài bản để tìm ra chế độ làm việc hợp lý, phù hợp với điều kiện sản xuất và trình độ sử dụng của công nhân Việt Nam sao cho đạt được năng suất, chất lượng sản phẩm và giá thành hợp lý. Trong các chi phí sản xuất để tạo nên giá thành thì chi phí năng lượng điện chiếm một phần đáng kể, vì vậy để tìm ra chế độ gia công, và các thông số góc của dao cắt hợp lý nhằm tiết kiệm năng lượng đến mức thấp nhất để giảm giá thành gia công chi tiết máy là rất cần thiết và có tính thời sự hiện nay. Bên cạnh đó, chế độ gia công và các thông số góc của dao cắt ảnh hưởng rất lớn đến độ nhám bề mặt, một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng gia công chi tiết máy trên máy tiện. Từ những phân tích nêu trên, được sự đồng ý của Khoa sau Đại học trường Đại học Lâm nghiệp, tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của góc cắt chính, chiều sâu cắt, lượng ăn dao đến chi phí năng lượng riêng và độ nhám bề mặt khi tiện trơn thép trên máy tiện EER1330”.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình sử dụng và nghiên cứu máy tiện trên thế giới Gia công kim loại bằng phương pháp tiện xuất hiện từ lâu nhưng mãi tới nửa cuối của thế kỷ XIX máy tiện mới được sử dụng rộng rãi thực sự nhờ những phát minh làm cho máy tiện có kết cấu hoàn chỉnh gần như các máy đang dùng hiện nay như cơ giới hóa được các thao tác công nghệ khi gia công, điều chỉnh tự động lượng ăn dao; có cơ cấu kẹp dao, kẹp phôi hoàn chỉnh; chế độ gia công thay đổi dễ dàng ,nhanh và không tốn sức... Từ đó đến nay, trải qua một thời gian dài phát triển, nhiều loại máy tiện khác nhau được nghiên cứu, chế tạo vá sử dụng ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Đức, Nhật, Thụy sĩ. Những nước công nghiệp tiên tiến này cung cấp chủ yếu máy tiện cho toàn thế giới. Mỹ là nước có nhiều nhà máy sản xuất máy công cụ nhất thế giới với trên 1200 đơn vị, hàng năm, sản xuất được trên 273 nghìn máy công cụ. Máy công cụ do Mỹ sản xuất được các nước châu Âu ưa chuộng vì nó hiện đại và bền cho nên khoảng 40% sản phẩm máy của Mỹ được xuất khẩu sang châu Âu. Nhiều hãng sản xuất máy tiện nổi tiếng thế giới như hãng như Gridley, Kliben, Kent... đã sản xuất các loại máy tiện tự động và bán tự động nhiều trục. Một số loại máy tiện vạn năng do hãng Kent sản xuất dòng kinh tế mang nhãn hiệu KLS-1340A, KSL-1440, KLS-180G, KLS-2280C… (hình 1.1), có đường kính trục chính 1.5 - 4.2 inch, công suất động cơ 2 - 10 HP, tốc độ trục chính 32 ÷ 2000 vòng/phút. Các loại máy tiện dòng chính xác mang nhãn hiệu TLR-1340, MRL-1440VT, MRL-1640T, ML-260T… (hình 1.2) có đường kính trục chính 1.56 ÷ 6 inch, công suất động cơ 3 ÷ 30 HP, tốc độ trục chính 40 ÷ 2000 vòng/phút.
- 4 Hình 1.1. Máy tiện vạn năng KSL-1440 Hình 1.2. Máy tiện vạn năng MRL-1640T
- 5 Mặc dù, máy tiện ở Mỹ được nghiên cứu và sản xuất muộn hơn ở châu Âu rất nhiều, mãi cho tới nửa đầu thế kỷ XIX bệ máy tiện do Mỹ sản xuất vẫn còn làm bằng gỗ nhưng đến năm 1873, H.Spencer đã chế tạo mẫu máy tiện tự động đầu tiên trên thế giới. Việc nghiên cứu và chế tạo máy tiện tự động đánh dấu giai đoạn phát triển mới của ngành chế tạo máy đó là kỷ nguyên phát triển máy công cụ tự động. Hiện nay,nhiều hãng sản xuất máy công cụ hàng đầu của Mỹ cho ra đời các máy công cụ kỹ thuật số như hãng Milltroníc với các mã hiệu máy: SL6, SL10 có một số thông số kỹ thuật cơ bản như đường kính phôi lớn nhất gia công được 510mm, chiều dài phôi 500mm,công suất động cơ 19 kW (hình1.3); các mác máy tiện với mã hiệu: ML16, ML18, ML22, ML26, ML35, ML40… có đường kính phôi gia công được từ 440mm đến 1010mm, chiều dài phôi từ 1220mm đến 6200mm, công suất động cơ từ 9kw đến 38kw. Hình 1.3. Máy tiện CNC mã hiệu SL10 Hãng HAAS chế tạo các máy tiện CNC với các mã hiệu: HAAS SL-20, HAAS SL-30, HAAS SL-4, HAAS-TL1, HAAS-TL2, HAAS-TL3, HAAS-
- 6 TL3B, HAAS-TL3W có các thông số kỹ thuật như: Đường kính phôi lớn nhất gia công được trên máy 762 mm, chiều dài lớn nhất của phôi 1500mm, tốc độ quay của trục 1800 v/phút, công suất động cơ 30 kw (hình1.4). Hình 1.4. Máy tiện CNC HAAS TL-3W Nhật bản, nước công nghiệp phát triển đứng thứ hai thế giới sau Mỹ về sản xuất máy công cụ với hơn 270 hãng sản xuất cho ra đời khoảng 257 nghìn máy công cụ trong một năm. Hãng Washino đã sản suất các loại máy tiện vạn năng có mã hiệu LEO-80A, LEO-125A, LE0-19J…, có đường kính trục chính 50 ÷ 54 mm, công suất động cơ 3 HP, tốc độ trục chính tư 50÷1500 vòng/phút. Hãng TAKISAWA sản suất các loại máy tiện vạn năng có mã hiệu TLS-130, TLS-550, LL-100, LLA-1000, TAC360, TAC800, TAC 510… (hình 1.5) có đường kính trục chính 190 mm, công suất động cơ 3 HP, tốc độ trục chính 83 ÷ 1800 vòng/phút. Trong lĩnh vực máy tự động CNC, hãng TAKISAWA (Nhật) sản xuất các loại máy tiện CNC mang mã hiệu TMM-200, TMM250, TY-2000, TY- 200CS… (hình 1.6) có công suất 20 ÷ 30 HP, tốc độ trục chính 20 ÷ 6000 vòng/phút.
- 7 Hình 1.5. Máy tiện mã hiệuTAC510 Hình 1.6. Máy tiện mã hiệuTMM200 Hãng Okuma là một trong những hãng sản xuất máy công cụ lớn ở Nhật Bản cho ra đời máy tiện với các mác máy: LT 300, LT2000, GENOS L200-M, GENOS L250 GENOS L300-M, GENOS L400( hình 1.7) có các thông số kỹ thuật cơ bản như đường kính phôi gia công được 200mm, chiều
- 8 dài phôi 225 mm, tốc độ quay của trục dao 3000 v/phút, công suất động cơ 7,5 kw; các mác máy LU300, LU400, LU35, LU4 có các thông số kỹ thuật cơ bản như đường kính phôi gia công được 3700mm, chiều dài phôi từ 350 mm÷ 1000mm, tốc độ quay của trục dao từ 3000 v/phút ÷ 6000 v/phút, công suất động cơ 22kw (hình 1.8). Hình 1.7. Máy tiện mã hiệu GENOS L400 Hình 1.8. Máy tiện mã hiệu LU400
- 9 Trong số các nước đang phát triển thì Trung Quốc là nước đứng đầu về chế tạo máy với hơn 600 xí nghiệp đang hoạt động. Trong số đó, 40/% là xí nghiệp sản xuất máy cắt kim loại còn lại là xí nghiệp sản xuất máy gia công kim loại. Mặc dù, hàng năm ngành chế tạo máy của Trung Quốc có tốc độ phát triển tương đối nhanh khoảng 28/% nhưng từ năm 2002 Trung Quốc là nước nhập khẩu máy lớn nhất thế giới gần 20/% sản phẩm chế tạo máy của thế giới. Trung Quốc nhập khẩu máy chủ yếu từ các nước tư bản như Mỹ, Nhật, Tây Đức, Ý, Hàn Quốc, Đài loan. Năm 2010 chính phủ Trung Quốc đã lập kế hoạch phát triển ngành chế tạo máy, theo đó tiến hành xây dựng các xí nghiệp chế tạo máy với qui mô lớn được đầu tư công nghệ hiện đại, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước về các loại máy và thiết bị công nghiệp. Một số hãng chế tạo máy hàng đầu Trung Quốc như Beijing North Hong, ChangChun CNC, China Czechoslovakia, China Qiqihar, Jinan Huili, Qinghai No.1, Shandong Lunan, Dalian đã có sản phẩm xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới trong đó có các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Canađa, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha... Hãng Lihong sản xuất các loại máy tiện với các mã hiệu như QK 1313A, QK 1313B, QK 1320; máy tiện CNC như CKE 6136Z, CKE 6150Z, CKE 6180Z, CKE 6163Z. Hãng Dezhou Long sản suất các loại máy tiện vạn năng mã hiệu CU580M, CU630/1000, CU630/1500, CU630/2000, CU630/3000, CU730/1500, CU730/500, CA6150B/1000, CA6150B/2000, CA6150B/3000, CW6130B/1500, CW6130/3000… (hình1.9), có đường kính trục chính 50 - 70 mm, công suất động cơ 2.5 ÷ 3.0 HP, tốc độ trục chính từ 70 ÷ 1400 vòng/phút, hãng Zheng Zhou sản suất các loại máy tiện vạn năng có mã hiệu FL – 400B, FL - 450B, FL - 500B, FL - 600B… có đường kính
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động
143 p | 343 | 79
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm in theo tiêu chuẩn Iso 9001:2008 tại Công ty TNHH MTV In Bình Định
26 p | 302 | 75
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống phục vụ tra cứu thông tin khoa học và công nghệ tại tỉnh Bình Định
24 p | 289 | 70
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật của hệ thống truyền tải điện lạnh và siêu dẫn
98 p | 181 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng khai phá dữ liệu để trích rút thông tin theo chủ đề từ các mạng xã hội
26 p | 219 | 30
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu và xây dựng hệ thống Uni-Portal hỗ trợ ra quyết định tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
26 p | 208 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến của khách hàng đối với một sản phẩm thương mại điện tử
26 p | 165 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng giải thuật di truyền giải quyết bài toán tối ưu hóa xếp dỡ hàng hóa
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp kiểm tra hiệu năng FTP server
26 p | 169 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng web ngữ nghĩa và khai phá dữ liệu xây dựng hệ thống tra cứu, thống kê các công trình nghiên cứu khoa học
26 p | 159 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng luật kết hợp trong khai phá dữ liệu phục vụ quản lý vật tư, thiết bị trường Trung học phổ thông
26 p | 146 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến đánh giá các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng
26 p | 193 | 15
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp phòng vệ nguy cơ trên ứng dụng web
13 p | 145 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng thuật toán ACO cho việc định tuyến mạng IP
26 p | 155 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu quá trình đốt sinh khối từ trấu làm nhiên liệu đốt qui mô công nghiệp
26 p | 159 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy nổ khí metan khi khai thác xuống sâu dưới mức -35, khu Lộ Trí - Công ty than Thống Nhất - TKV
73 p | 10 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tách khí Heli từ khí thiên nhiên
26 p | 110 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn