Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tuyển chọn máy bơm nước để chữa cháy rừng
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc lựa chọn thiết bị cho công tác phòng cháy và chữa cháy rừng, từ đó lựa chọn được máy bơm nước phù hợp cho công tác chữa cháy rừng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tuyển chọn máy bơm nước để chữa cháy rừng
- Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé n«ng nghiÖp vµ pTNT Tr-êng ®¹i häc l©m nghiÖp ------------------------- Hoµng v¨n th¾ng nghiªn cøu tuyÓn chän m¸y b¬m n-íc ®Ó ch÷a ch¸y rõng LuËn v¨n th¹c sü Kü thuËt HÀ NỘI - 2012
- Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé n«ng nghiÖp vµ pTNT Tr-êng ®¹i häc l©m nghiÖp ------------------------- Hoµng v¨n th¾ng nghiªn cøu tuyÓn chän m¸y b¬m n-íc ®Ó ch÷a ch¸y rõng Chuyªn ngµnh: Kü thuËt m¸y vµ thiÕt bÞ c¬ giíi hãa n«ng l©m nghiÖp M· sè: 60.52.14 LuËn v¨n th¹c sü Kü thuËt Ng-êi h-íng dÉn khoa häc TS. ®inh ngäc tuÊn HÀ NỘI - 2012
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của vấn đề Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của con người, rừng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất của nền kinh tế quốc dân, rừng còn là nguồn sinh thủy cho sông suối, các hồ thủy điện, rừng còn góp phần chống lũ quét, bão gió, đặc biệt rừng còn có chức năng điều hòa không khí, dự trữ sinh quyển và rừng còn góp phần hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay. Ngoài ra rừng còn có chức năng du lịch, văn hóa, cảnh quan của mỗi địa phương mỗi quốc gia. Với chức năng to lớn của rừng như vậy, nhưng tài nguyên rừng trên thế giới ngày càng suy giảm, một trong những nguyên nhân làm mất rừng đó là do cháy rừng gây nên. Cháy rừng làm thiệt hại hàng tỷ đô la về kinh tế, làm chết và bị thương nhiều người, đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái và đa dạng sinh học. Ở Việt Nam theo số liệu thống kê của Cục kiểm lâm hàng năm có hàng trăm vụ cháy rừng làm mất hàng ngàn ha rừng, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái. Nhận thức được tác hại nghiêm trọng do cháy rừng gây ra Chính phủ đã phê duyệt và cho thực hiện đề án tăng cường năng lực cho công tác PCCCR giai đoạn 2006-2010, các bộ ngành, các địa phương đã có nhiều chính sách, giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất của cháy rừng gây ra. Nhưng do biến đổi khí hậu toàn cầu gây nên, dẫn đến nguy cơ cháy rừng rất cao, tình hình cháy rừng diễn biến phức tạp. Theo thống kê của Cục Kiểm lâm sau khi thực hiện đề án tăng cường năng lực cho công tác PCCCR, các Chi cục Kiểm lâm trong cả nước đã được trang bị các máy móc như: Máy cưa xăng, máy bơm nước, máy phát thực bì, máy thổi gió, bàn dập lửa để phục vụ tốt cho công tác PCCCR.
- 2 Hiện nay một số thiết bị chữa cháy rừng đã được trang bị nhưng hiệu quả sử dụng không cao, một số thiết bị không phù hợp với điều kiện chữa cháy rừng ở Việt Nam, nên việc chữa cháy rừng chủ yếu vẫn còn sử dụng các công cụ thô sơ như: là dao, quốc, xẻng để dùng làm băng cản lửa, dùng cành cây để dập lửa nên năng suất dập lửa thấp, tốn nhiều nhân lực, hiệu quả chữa cháy rừng chưa cao. Trong đề án tăng cường năng lực cho công tác PCCCR của chính phủ giai đoạn 2011-2015, Cục Kiểm lâm sẽ đầu tư trang bị thêm nhiều thiết bị chữa cháy rừng nữa. Song việc mua thiết bị nào, công suất bằng bao nhiêu, để sử dụng có hiệu quả là bài toán cần phải được nghiên cứu để tìm ra lời giải. Với lý do như trình bày ở trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa sau đại học Trường Đại học Lâm nghiệp và TS. Đinh Ngọc Tuấn tôi thực hiện luận văn Thạc sỹ kỹ thuật ngành Kỹ thuật máy và cơ giới hoá nông lâm nghiệp với tên đề tài “ Nghiên cứu tuyển chọn máy bơm nước để chữa cháy rừng”. 2. Mục Tiêu nghiên cứu Xuất phát từ lý do thực hiện đề tài đã nêu, chúng tôi đặt mục tiêu nghiên cứu như sau: Xây dựng cơ sở lý luận cho việc lựa chọn thiết bị cho công tác phòng cháy và chữa cháy rừng, từ đó lựa chọn được máy bơm nước phù hợp cho công tác chữa cháy rừng. 3. Phạm vi nghiên cứu Có rất nhiều loại máy bơm nước dùng trong công tác PCCCR, mặt khác đề tài nghiên cứu lựa chọn máy bơm nước dùng trong công tác PCCCR là một đề tài có phạm vi rộng và cần thời gian dài. Chính vì thế trong nghiên cứu này chỉ giới hạn các nội dung sau đây:
- 3 - Thiết bị nghiên cứu để tuyển chọn: Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu lựa chọn loại máy bơm nước sử dụng trong chữa cháy rừng không nghiên cứu lựa chọn tất cả các loại máy bơm khác nhau. - Đối tượng: Đề tài không tiến hành nghiên cứu lựa chọn trên tất cả cấp thực bì và các cấp điều kiện địa hình, mà chỉ tập trung nghiên cứu lựa chọn máy bơm nước phụ vụ cho chữa cháy rừng tràm, đây là loại rừng sử dụng máy bơm nước có hiệu quả nhất. - Địa điểm nghiên cứu: Đề tài không có đủ điều kiện nghiên cứu, khảo nghiệm chữa cháy rừng ở thực tế, mà chỉ chọn địa điểm tiến hành nghiên cứu thực nghiệm Trung tâm thực nghiệm chữa cháy Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy. 4. Nội dung nghiên cứu của đề tài Với phạm vi nghiên cứu đã trình bày ở phần trên, để đạt được mục tiêu của đề tài đặt ra, luận văn tập trung giải quyết những nội dung sau: 4.1. Nghiên cứu lý thuyết - Phân tích ưu nhược điểm của một số loại máy bơm nước đang sử dụng hiện nay ở Việt Nam - Phân tích ưu nhược điểm của một số loại máy bơm nước có ở Việt Nam và trên thế giới có khả năng sử dụng cho chữa cháy rừng - Xây dựng hàm chỉ tiêu để lựa chọn máy bơm nước phục vụ cho công tác chữa cháy rừng . - Thiết lập các hàm mục tiêu để lựa chọn máy bơm nước cho công tác phòng cháy và chữa cháy rừng . - Giải bài toán tối ưu để lựa chọn máy bơm nước hợp lý phục vụ công tác phòng cháy và chữa cháy rừng . 4.2. Nghiên cứu thực nghiệm
- 4 - Phân tích về đặc điểm về điều kiện địa hình, loại rừng, cấp thực bì làm cơ sở cho công tác lựa chọn thiết bị chữa cháy rừng ; - Điều tra khảo sát một số loại máy bơm nước phục sử dụng để chữa cháy rừng - Thực nghiệm xác định một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các máy bơm nước đưa vào lựa chọn.
- 5 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về tình hình sử dụng thiết bị chữa cháy rừng 1.2.1. Các thiết bị chữa cháy rừng hiện đang sử dụng tại một số tỉnh Theo quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 02/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Nâng cao năng lực PCCCR cho lực lượng Kiểm lâm giai đoạn 2007-2010, Cục Kiểm lâm đã trang bị các thiết bị phòng cháy chứa cháy rừng gồm: máy thổi gió, máy phát thực bì, máy cưa xăng, máy bơm nước, xe ôtô bán tải, cho một số chi cục kiểm lâm trong cả nước ở bảng 1.1 [1]. Bảng 1.1: Tổng hợp số lượng các loại thiết bị trang bị cho lực lượng Kiểm lâm trong toàn quốc Số lượng phương Đơn vị tiện, thiết bị STT Loại phương tiện, thiết bị tính Tổng TW ĐP số 1 Ô tô chữa cháy chuyên dụng Chiếc 20 8 12 2 Ô tô chuyên chở người và thiết bị Chiếc 60 13 47 3 Ô tô tuần tra, chữa cháy rừng chuyên dụng Chiếc 200 16 184 4 Mô tô tuần tra Chiếc 200 23 177 5 Xuồng máy Chiếc 22 4 18 6 Bồn chứa nước Chiếc 250 30 220 7 Máy bơm chuyên dụng Chiếc 300 60 240 8 Máy bơm trạm Chiếc 03 3 9 Máy cắt thực bì Chiếc 300 60 240 10 Máy thổi gió (đeo vai và xách tay) Chiếc 600 200 400 11 Máy cưa xăng Chiếc 230 30 200 12 Bình chữa cháy đeo vai Chiếc 1000 200 800 13 Bảo hộ chữa cháy chuyên dụng Chiếc 200 40 160 14 Hệ thống thông tin Bộ 61 15 46 15 Chòi quan sát lửa rừng Bộ 250 35 215 16 Lều bạt cơ động Bộ 120 15 105 17 Trạm dự báo và phát hiện cháy rừng Trạm 30 13 17
- 6 Với số lượng thiết bị trên phục vụ cho công tác PCCCR còn hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu, chính vì thế trong tương lai cần được trang bị thêm các thiết bị cho công tác PCCCR. a) Các thiết bị chữa cháy rừng thủ công (vỉ dập lửa, bàn dập lửa…) - Các thiết bị chữa cháy rừng thủ công (vỉ dập lửa, bàn dập lửa,…). Hiện nay, ở Việt Nam việc chữa cháy rừng ở những nơi có độ dốc lớn chủ yếu bằng thủ công dùng cành cây dập, vỉ dập lửa, cào cuốc ( hình 1.1 và hình 1.2). Đây là thiết bị đơn giản, rẻ tiền, dễ mang vác, di chuyển ở nơi có địa hình phức tạp. Đối với những đám cháy nhỏ, mới bắt đầu cháy thì dụng cụ này có khả năng dập tắt được. Song đây là dụng cụ chữa cháy thủ công, thô sơ nên có nhiều hạn chế: tốn sức lực, tốn nhiều công lao động, năng suất và khả năng dập lửa thấp, không chữa được đám cháy lớn. Với những nhược điểm của các công cụ chữa cháy thủ công như trên, nên mục tiêu của luận văn là lựa chọn được thiết bị chữa cháy rừng cơ giới để thay thế dụng cụ chữa cháy thủ công, phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn. Hình 1.1. Dụng cụ chữa cháy rừng thủ công được trang bị cho lực lượng Kiểm lâm.
- 7 Hình 1.2: Dùng cào, cuốc để dập lửa. b)Máy chữa cháy bằng sức gió Hiện nay, Kiểm lâm đã được trang bị một số máy thổi gió của hãng ZENOAH EB6200. Ưu điểm của thiết bị này là gọn nhẹ, dễ sử dụng ở nơi có độ dốc lớn. với số lượng được trang bị trên còn quá ít, trong tương lai cần phải trang bị thêm. Hình 1.3: Máy thổi gió Zenoah EB6200 trang bị cho các Hạt Kiểm lâm c)Máy bơm nước Loại máy này được nhập của nước ngoài về để chữa cháy rừng. Thiết bị
- 8 này gồm động cơ xăng 2 kì công suất từ 2040kW, cùng với hệ thống bơm, ống dẫn. Khi di chuyển cần khoảng 6 đến 10 người khiêng, chiều dài ống bơm khoảng 300m, thiết bị này có thể chữa cháy trên tán cây, cháy ngầm, hiệu quả dập tắt đám cháy rất cao. Nhược điểm lớn nhất là phụ thuộc nguồn nước, khả năng di dộng thấp. Thiết bị này sử dụng ở rừng ngập nước, nơi gần nguồn nước là rất tốt. Để thiết bị áp dụng có hiệu quả thì phải nghiên cứu nâng cao khả năng di động của máy và không phụ thuộc vào nguồn nước. Lực lượng Kiểm lâm các tỉnh được trang bị nhiều máy bơm nước thuộc hãng TOHATSU VC82AES. Loại máy bơm nước này chạy bằng động cơ xăng 2 kỳ công suất từ 40,5 Kw. Chiều dài ống dẫn 100300m, lưu lượng 50 m3/h. Tuy nhiên theo số liệu thống kê số vụ cháy rừng xảy ra thường tập trung chủ yếu nơi có địa hình dốc, không có đường giao thông đi lại, đặc biệt xa nguồn ước nên sử dụng máy bơm nước vào công tác chữa cháy rừng còn hạn chế, cần phải nghiên cứu lựa chọn ra loại máy bơm phù hợp với điều kiện địa hình. Hình 1.4: Diễn tập máy bơm nước Tohatsu PCCCR tỉnh Hòa Bình năm 2011
- 9 Việc nghiên cứu lựa chọn máy bơm nước chữa cháy rừng tràm còn rất hạn chế, nhưng do yêu cầu thực tế chữa cháy các đơn vị quản lý, bảo vệ rừng đã sử dụng bơm nước để chữa cháy. Loại máy bơm nước này chạy bằng động cơ xăng 2 kỳ công suất từ 25 40 Kw. Chiều dài ống dẫn 100300m, lưu lượng 4060m3 /h. Toàn bộ thiết bị được đặt lên xuồng hoặc đặt lên phao khi di chuyển dùng người kéo hoặc xuồng kéo (hình1.5). Thiết bị này chữa cháy rừng tràm trồng nơi gần kênh dẫn nước rất có hiệu quả. Hạn chế của thiết bị này là chiều dài ống dẫn ngắn nên không tiếp cận được những đám cháy ở xa bờ kênh. Đối với đám cháy rừng Tràm tự nhiên chiều cao ngọn lửa lớn, tốc độ lan tràn ngọn lửa nhanh, cháy trên tán cây, cháy ngầm dưới đất thì thiết bị này chữa không hiệu quả. Đối với chữa cháy than bùn phải có thiết bị đào rãnh để ngăn cách lớp than đã cháy và lớp than chưa cháy, hiện nay chưa có thiết bị chuyên dụng đào rãnh chữa cháy ngầm [9]. Hình 1.5: Máy bơm nước được trang bị cho Kiểm lâm Cà Mau sử dụng để chữa cháy rừng Tràm d) Các thiết bị tạo băng cách ly Thiết bị tạo băng cách ly đám cháy dùng 2 loại: máy cưa xăng và máy phát thực bì.
- 10 - Đối với cưa xăng: hiện nay kiểm lâm đang sử dụng rất nhiều hãng cưa xăng , chủ yếu để khai thác rừng trồng (keo, bương luồng). Chủ yếu tập trung vào các hãng cưa: Husqvarna, Stihl, Echo, Dolmar. Có công suất chủ yếu giao động ở: 2,8 đến 3,4 KW. Trên địa bàn cả nước ước tính có khoảng trên 0,5 triệu chiếc cưa xăng các loại. Hình 1.6: Cưa xăng zenoah trang bị cho kiểm lâm - Đối với máy phát thực bì cầm tay: Trong công nghệ chữa cháy rừng khi phải làm băng cản lửa ngoài sử dụng cưa xăng để tiến hành chặt hạ các cây có đường kính lớn thì còn phải sử dụng máy phát thực bì phát dọn dây leo bụi rậm, cây có đường kính < 4 cm để tạo ra băng trắng. Theo thống kê số lượng máy phát thực bì được trang bị trong ngành kiểm lâm rất lớn. Việc đưa máy phát thực bì vào các công việc liên quan đến lâm nghiệp: phát vệ sinh rừng, phát trồng rừng, phát băng cách ly cản lửa còn rất ít.Hiện nay có rất nhiều loại máy của các hãng sản xuất khác nhau. Chủ yếu tập trung ở các hãng sau: Husquavana; Stihl; Honda; Echo; Makita; Hitachi,… Loại máy phát thực bì được trang bị nhiều nhất là của hãng Zenoah, công suất 1,5kw
- 11 Hình 1.7: Máy phát thực bì Thiết bị làm băng cách ly bằng máy kéo Để tạo băng trắng cản lửa một số nơi đã sử dụng máy cày chảo để cày lật đất tạo ra băng cách ly, thiết bị này không cắt được cây, nên kích thước băng, chất lượng băng không đạt yêu cầu, nên đám cháy vẫn có thể vượt qua được. Hình 1.8: Máy cày chảo làm băng cách ly đám cháy e) Xe ô tô chữa cháy rừng Một số đơn vị chữa cháy rừng đang sử dụng xe chữa cháy rừng do Công ty cơ khí ôtô xe máy Thanh Xuân cải tiến từ xe UAZ, xe tải IZUZU (hình 1.9; 1.10), thiết bị này bao gồm hệ thống téc nước, bơm nước đặt trên thùng xe. Khi có đám cháy xảy
- 12 ra xe chạy đến nơi có đám cháy, dùng hệ thống bơm nước từ téc nước để chữa cháy. Nhược điểm của thiết bị này là không tiếp cận được với những đám cháy ở vùng sâu vùng xa, nơi không có đường giao thông. Công ty cơ khí Vinapro Khu Công nghiệp Biên Hòa, Đồng Nai đã thiết kế, chế tạo thiết bị chữa cháy gồm hệ thống bơm, téc nước, ống dẫn nước, nguồn động lực là xe công nông, thiết bị này chế tạo ra không sử dụng được vì khả năng di chuyển và ổn định của xe thấp nên không hoạt động được ở điều kiện địa hình rừng không có đường. H×nh 1.9: Xe «t« ch÷a ch¸y rõng ®-îc c¶i tiÕn tõ xe Uo¸t Hình 1.10: Xe ôtô chữa cháy rừng được cải tiến từ xe tải IZUZU
- 13 1.2.2. Những tồn tại của các thiết bị chữa cháy rừng hiện đang sử dụng hiện nay Qua kết quả điều tra khảo sát về các thiết bị chữa cháy rừng hiện được trang bị cho ngành kiểm lâm tỉnh Hòa Bình chúng tôi có một số tồn tại như sau: a) Máy chữa cháy rừng bằng sức gió - Máy thổi gió hiện được sử dụng là loại máy thổi lá cây trong các công viên (tên tiếng anh Blowers), loại máy này không phải là loại máy chuyên dụng để chữa cháy rừng vì ống thổi làm bằng nhựa, khi chữa cháy gặp nhiệt độ có thể bị cháy hoặc soăn lại, bịt đầu ống thổi. - Hiệu quả dập lửa thấp, chỉ chữa được những đám cháy nhỏ, khi chữa đám cháy lớn làm cho ngọn lửa cháy to hơn. - Trọng lượng máy nặng 13 kg, nên khi sử dụng ở nơi có độ dốc lớn khó khăn, - Vốn đầu tư đắt tiền. - Theo thống kê thì loại máy này tuy được trang bị nhưng ít được sử dụng trong chữa cháy rừng vì có nhiều tồn tại như đã nêu trên. b) Máy bơm nước Hiện nay kiểm lâm các tỉnh được trang bị một số máy bơm nước chuyên dụng chữa cháy nhãn hiệu Tohatsu V75, đây là loại máy bơm chuyên dụng do Nhật bản sản xuất, áp lực và lưu lượng nước rất lớn, trọng lượng nặng, nhưng khi sử dụng vào công tác chữa cháy rừng còn nhiều tồn tại sau: - Máy nặng 102kg, khi di chuyển đến nơi có đám cháy là rất khó khăn, đặc biệt không thể di chuyển máy ở nơi có địa hình dốc, phức tạp, không có đường - Nguồn nước để phục vụ cho công tác chữa cháy rừng hạn chế, các khu rừng cháy thường xảy ra vào mùa khô, xa nguồn nước, từ đó quá trình dẫn nước xa nên máy có áp lực bơm nước nhỏ thì hiệu quả chữa cháy rừng thấp. - Thiết bị đắt tiền khoảng 400 triệu đồng/máy
- 14 Tuy nhiên loại máy bơm nước chữa cháy rừng rất phù hợp với khu vực rừng tràm ở đồng bằng sông Cửu Long, đối với rừng tràm có hệ thống dẫn nước sẵn có, song việc lựa chọn loại máy bơm nước nào cho năng suất và hiệu quả chữa cháy rừng cao nhất là vấn đề cần nghiên cứu. c) Máy làm băng cách ly Máy làm băng cách ly khoanh vùng cô lập đám cháy được trang bị 2 loại đó là cưa xăng và máy phát thực bì - Đối với cưa xăng được trang bị loại cưa Zenoah 6200, công suất 2,8kw, loại cưa này có thể cắt cây đường kính đến 50cm, độ bền của máy cao, trọng lượng máy nhẹ, phù hợp với công việc làm băng trắng cách ly. - Đối với máy phát thực bì: Kiểm lâm Hòa Bình cũng được trang bị loại máy phát Zenoah 320, công suất 1,5kw, loại máy này chỉ dùng cho việc phát cỏ chăn sóc rừng, khi sử dụng để làm băng cách ly còn nhiều tồn tại đó là: + không phù hợp với loại thực bì được phát vì làm băng cách ly thì phải phát cả cây bụi, cỏ rác, lau chít.. + Năng suất thấp không đáp ứng được yêu cầu về thời gian làm băng cách ly Tóm lại: Hầu hết các thiết bị hiện đang được trang bị cho kiểm lâm còn nhiều hạn chế, không phù hợp với địa hình, đối tượng thực bì, công suất không phù hợp, hiệu quả chữa cháy rừng thấp. Nguyên nhân là do khi đầu tư mua sắm không có nghiên cứu tính toán lựa chọn mà đầu tư theo các dự án cấp trên đưa xuống. 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về lựa chọn thiết bị trong nông lâm nhiệp 1.3.1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu lựa chọn thiết bị phục vụ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp trên thế giới Bất cứ khi áp dụng công nghệ và thiết bị vào trong sản xuất thì đều phải tiến hành lựa chọn cho phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật và môi trường,
- 15 tùy theo tính chất của công nghệ và của thiết bị mà ta tiến hành các phương pháp lựa chọn khác nhau. Trên Thế giới khi áp dụng các loại máy móc vào trong sản xuất nông lâm nghiệp thì người ta đã có những nghiên cứu lựa chọn khoa học và toàn diện từ những vấn đề về kỹ thuật, vấn đề về kinh tế và bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của công nhân vận hành. Sau đây là một số công trình nghiên cứu về lựa chọn cưa xăng và máy kéo vào trong sản xuất nông lâm nghiệp. - Tác giả J.Laarman và cộng sự trong công trình [55], đã công bố kết quả tính toán, lựa chọn công nghệ và một số loại cưa xăng, máy kéo trong sản xuất lâm nghiệp ở philippine, tác giả đã xây dựng được cách xác định được một số chỉ tiêu kinh tế và đánh giá tác động đến môi trường của công nghệ và thiết bị. - Theo tài liệu [46] việc lựa chọn công nghệ và thiết bị vào trong sản xuất phải tiến hành qua hai bước lựa chọn sơ bộ và lựa chọn chi tiết, tài liệu cũng đã đưa ra phương pháp tính toán chi phí sản xuất khi sử dụng máy và thiết bị, chi phí khấu hao thiết bị trong khai thác gỗ. - Theo tài liệu [47], [48], [49], thì các chỉ tiêu lựa chọn công nghệ và thiết bị phải bao gồm chỉ tiêu về kinh tế, chỉ tiêu về kỹ thuật, chỉ tiêu về môi trường sinh thái và chỉ tiêu bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động, trong đó đặc biệt nhấn mạnh chỉ tiêu bảo vệ môi trường sinh thái. - Một số công trình [44], [45], [46], đề cập đến các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị trong sản xuất, các giải pháp đưa ra đó là công suất của các thiết bị đưa vào sử dụng phải phù hợp không lớn quá, không nhỏ quá, sử dụng nhiều chức năng trên một thiết bị. - Một số công trình tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động, vận hành máy [65], [66], kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố về dao động, rung động, tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân vận hành và như vậy thì ảnh hưởng tới năng
- 16 suất và hiệu quả sử dụng máy. Do đó khi lựa chọn thiết bị phải quan tâm đến yếu tố này. - Một số công trình tập trung nghiên cứu, đánh giá sử dụng cưa xăng chặt hạ gỗ [39], [40], [41], [67], các công trình này tập trung nghiên cứu năng suất và chi phí sản xuất khi sử dụng cưa xăng để chặt hạ gỗ, nghiên cứu dao động của cưa xăng ảnh hưởng đến người lao động, các tài liệu trên đều đưa ra cách tính khấu hao của cưa xăng chặt hạ gỗ rừng trồng. - Theo một số tài liệu của FAO, [45], [46], đã xây dựng được phương pháp tính toán năng suất, chi phí sản xuất khi sử dụng máy kéo nông nghiệp khi vận suất gỗ ở một số nước, kết quả tính toán làm tài liệu tham khảo để tính toán năng suất và chi phí sản xuất khi sử dụng máy kéo nông nghiệp để làm đất trồng trọt. Tóm lại: Các công trình nghiên cứu về lựa chọn thiết bị, sử dụng thiết bị, đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị trên thế giới rất phong phú. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra phương pháp thực nghiệm để xác định các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của thiết bị, phương pháp tính toán chi phí sản xuất, khấu hao máy móc, thiết bị. Kết quả nghiên cứu này là tài liệu tham khảo rất tốt khi tính toán lựa chọn thiết bị vào điều kiện cụ thể của sản xuất. 1.3.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về lựa chọn thiết bị trong nông lâm nghiệp ở Việt Nam Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về lựa chọn các loại máy và thiết bị vào trong sản xuất nông lâm nghiệp đó là: - Đề tài trọng điểm cấp Nhà nước “ Nghiên cứu lựa chọn công nghệ và hệ thống thiết bị cho mô hình sản xuất lúa theo hướng cơ giới hóa đồng bộ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng đồng bằng sông Hồng, mã số: KC07.06/06- 10, do TS Chu Văn Thiện, Viện cơ điện và công nghệ sau thu hoạch làm chủ nhiệm, kết quả của đề tài đã xây dựng được hai mô hình cơ giới hóa sản xuất lúa ở hai vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, đã lựa chọn
- 17 được hệ thống thiết bị cơ giới hóa sản xuất lúa phù hợp cho hai mô hình, đề tài đưa ra khuyến nghị nên sử dụng máy kéo 4 bánh công suất từ 25 – 35 mã lực cho hiệu quả kinh tế cao. Song đối với từng địa phương cụ thể thì đề tài chưa đưa ra nên áp dụng loại máy nào cho phù hợp. - PGS.TSKH Phan Thanh Tịnh tác giả công trình nghiên cứu “ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng máy và thiết bị trong nông nghiệp” [38], đã công bố một số chỉ tiêu dùng để đánh giá quá trình sử dụng máy móc và thiết bị trong sản xuất nông lâm nghiệp, tác giả chưa đưa ra được các chỉ tiêu lựa chọn cho từng loại thiết bị. - Tác giả Nguyễn Văn Bỉ tác giả công trình “ Một số phương pháp tuyển chọn máy móc thiết bị khai thác lâm sản và cơ giới hóa nông thôn miền núi” [4], đã xây dựng được một số phương pháp tuyển chọn thiết bị trong khai thác lâm sản. Song công trình chưa có nghiên cứu tuyển chọn máy làm đất trồng lúa. - Tác giả Nguyễn Văn Bỉ trong công trình “ Phương pháp lập và giải bài toán tối ưu trong công nghiệp rừng” [3], đã đưa ra phương pháp giải bài toán đa mục tiêu trong công nghiệp rừng, đó là phương pháp nhân tử Lagrăng và phương pháp hàm trọng lượng. - Tác giả Nguyễn Văn Bỉ trong công trình “Giải bài toán tối ưu đa mục tiêu trong công nghiệp rừng” [5], tác giả đã trình bày phương pháp và các bước giải bài toán đa mục tiêu khi các mục tiêu trái ngược nhau. - Tác giả Dương Văn Tài với công trình “ Đánh giá hiệu quả sử dụng cưa xăng tại Lâm trường Hữu Lũng, Lạng Sơn”, đã xây dựng được phương pháp khảo nghiệm cưa xăng trong chặt hạ, đã xác định được một số chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của cưa xăng, từ đó đã đánh giá được hiệu quả kinh tế khi sử dụng cưa xăng để chặt hạ gỗ [20]. - Tác giả Trịnh Hữu Trọng trong công trình “ Nghiên cứu lựa chọn công nghệ và thiết bị cho công ty Rừng nguyên liệu Miền Bắc” đã công bố các chỉ tiêu lựa chọn cưa xăng và máy kéo để khai thác gỗ rừng trồng cho công ty
- 18 nguyên liệu miền Bắc, tác giả đã lựa chọn được loại cưa xăng hợp lý để chặt hạ gỗ rừng trồng [34]. - Luận văn Thạc sỹ của tác giả Dương Văn Tài “ Nghiên cứu tuyển chọn một số loại cưa xăng chặt hạ gỗ rừng trồng ở Việt Nam [21], kết quả của đề tài đã xây dựng được một số chỉ tiêu đánh giá cưa xăng chặt hạ gỗ, xác định được hàm mục tiêu để lựa chọn thiết bị đó là; hàm năng suất và hàm chi phí sản xuất, đề tài đã lựa chọn được loại cưa xăng hợp lý để chặt hạ gỗ rừng trồng. Đề tài chưa đề cập đến các loại thiết bị khác. - Luận văn Thạc sỹ của tác giả Mai Đình Hùng “Nghiên cứu lựa chọn mẫu máy cày lên luống sử dụng trong khâu làm đất để trồng mía, kết quả của đề tài đã phân tích một số mẫu máy cày, từ đó tính toán lực tác dụng lên máy cày, sau đó lựa chọn ra loại mẫu cày hợp lý để trồng mía. Đề tài chỉ lựa chọn theo lực cản cày mà chưa đưa ra các chỉ tiêu lựa chọn. 1.3.3. Tổng quan về các công trình nghiên cứu lựa chọn thiết bị chữa cháy rừng ở Việt Nam Tình hình cháy rừng trên Thế giới và ở Việt Nam diễn biến rất phức tạp và nghiêm trọng, hàng năm vẫn xẩy ra hàng ngàn vụ cháy làm mất hàng triệu ha rừng gây thiệt hại hàng trăm tỷ đô la, ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái và là một trong những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu toàn cầu. Hầu hết các nước phát triển đã quan tâm đầu tư cho công trình nghiên cứu phòng và chữa cháy rừng, trên Thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về công nghệ và thiết bị chữa cháy rừng, kết quả nghiên cứu đã thu được nhiều thành tựu và được sử dụng trong thực tế chữa cháy rừng hiện nay. Hiện nay ở Việt Nam cũng như trên Thế giới có nhiều loại thiết bị chữa cháy rừng. Mỗi loại thiết bị khác nhau có các thông số kỹ thuật khác nhau, vốn đầu tư khác nhau và điều kiện sử dụng cũng khác nhau; Các thiết bị chữa cháy rừng hiện đang sử dụng còn rất hạn chế, rất thiếu, sử dụng không hiệu quả,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động
143 p | 343 | 79
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm in theo tiêu chuẩn Iso 9001:2008 tại Công ty TNHH MTV In Bình Định
26 p | 302 | 75
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống phục vụ tra cứu thông tin khoa học và công nghệ tại tỉnh Bình Định
24 p | 289 | 70
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật của hệ thống truyền tải điện lạnh và siêu dẫn
98 p | 181 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng khai phá dữ liệu để trích rút thông tin theo chủ đề từ các mạng xã hội
26 p | 219 | 30
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu và xây dựng hệ thống Uni-Portal hỗ trợ ra quyết định tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
26 p | 208 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến của khách hàng đối với một sản phẩm thương mại điện tử
26 p | 165 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng giải thuật di truyền giải quyết bài toán tối ưu hóa xếp dỡ hàng hóa
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp kiểm tra hiệu năng FTP server
26 p | 169 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng web ngữ nghĩa và khai phá dữ liệu xây dựng hệ thống tra cứu, thống kê các công trình nghiên cứu khoa học
26 p | 159 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng luật kết hợp trong khai phá dữ liệu phục vụ quản lý vật tư, thiết bị trường Trung học phổ thông
26 p | 146 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến đánh giá các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng
26 p | 193 | 15
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp phòng vệ nguy cơ trên ứng dụng web
13 p | 145 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng thuật toán ACO cho việc định tuyến mạng IP
26 p | 155 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu quá trình đốt sinh khối từ trấu làm nhiên liệu đốt qui mô công nghiệp
26 p | 159 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy nổ khí metan khi khai thác xuống sâu dưới mức -35, khu Lộ Trí - Công ty than Thống Nhất - TKV
73 p | 10 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tách khí Heli từ khí thiên nhiên
26 p | 110 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn