intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí để thực hiện sản xuất sạch hơn trong sản xuất ván ghép thanh tại công ty chế biến gỗ ALPHA thuộc tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

40
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đưa doanh nghiệp tiếp cận với sản xuất sạch hơn để nâng cao hiệu quả quản lý môi trường. Nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn cho ban lãnh đạo doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí để thực hiện sản xuất sạch hơn trong sản xuất ván ghép thanh tại công ty chế biến gỗ ALPHA thuộc tỉnh Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HOÀNG VĨNH QUÝ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ THỰC HIỆN SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG SẢN XUẤT VÁN GHÉP THANH TẠI CÔNG TY CHẾ BIẾN GỖ ALPHA THUỘC TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT Hà nội, 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HOÀNG VĨNH QUÝ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ THỰC HIỆN SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG SẢN XUẤT VÁN GHÉP THANH TẠI CÔNG TY CHẾ BIẾN GỖ ALPHA THUỘC TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÁY, THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ GỖ GIẤY MÃ SỐ: 60.52.24 LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN VĂN CHỨ Hà nội, 2012
  3. 1 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực để hội nhập, phát triển và đang trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư từ các nước trên thế giới. Hiện tại cơ cấu kinh tế ngành dầu thô, thủy sản, dệt may, xuất khẩu gạo…., là những ngành chủ lực và đóng góp một phần vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước, trong đó ngành chế biến gỗ nổi lên như một điểm sáng với mức tăng trưởng nhanh, đang thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư và sản xuất vì lợi nhuận cao, thị trường rộng lớn. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hoạt động sản xuất ngày càng được nâng cao và các doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy rộng nhằm tăng sản lượng, đạt được hiệu quả kinh tế cao và thu nhiều lợi nhuận nhất. Nhưng trong quá trình chạy theo lợi nhuận các doanh nghiệp lại bỏ quên một vấn đề quan trọng đó là ô nhiễm môi trường và sự tiêu hao, thất thoát một lượng nguyên - nhiên liệu trong quá trình sản xuất. Vì vậy sản xuất sạch hơn (SXSH) là một cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hướng tới mục tiêu kinh doanh bền vững, trong đó chú trọng tới giảm thiểu sử dụng các hóa chất độc hại ảnh hưởng tới môi trường và tăng lợi nhuận thông qua giảm lãng phí trong sản xuất, làm tiền đề thâm nhập vào thị trường quốc tế. Sản xuất sạch hơn là quy trình mang tính bao quát mọi khâu của doanh nghiệp, đòi hỏi phải áp dụng liên tục các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên – nhiên liệu và giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp. Trong sản xuất chế biến gỗ hiện nay đã và đang tiềm ẩn những nguy cơ gây hại tới môi trường sống của con người. Nghiên cứu công nghệ xanh, sản xuất sạch đang dần được khuyến cáo sử dụng rộng rãi vì lợi ích cộng đồng. Giải pháp SXSH không những giúp doanh nghiệp giảm chất thải độc hại, tiết
  4. 2 kiệm kinh phí mà còn là một trong những biện pháp làm tăng cường chất lượng cuộc sống. Do đó, việc nghiên cứu xây dựng các tiêu chí để thực hiện SXSH trong sản xuất ván ghép thanh tại một công ty chế biến gỗ là một việc có ý nghĩa cả về thực tiễn cũng như xã hội và còn đem lại lợi ích lớn lao cho cả cộng đồng. Được sự đồng ý của Trường Đại học Lâm nghiệp và Khoa Đào tạo Sau đại học, tôi tiến hành thực hiện luận văn: “Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí để thực hiện sản xuất sạch hơn trong sản xuất ván ghép thanh tại công ty chế biến gỗ ALPHA thuộc tỉnh Bình Dương ”.
  5. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hiện nay, sự phân bố cũng như điều kiện về công nghệ và trình độ sản xuất của ngành công nghiệp nước ta nói chung và ngành chế biến gỗ nói riêng vẫn còn là ngành công nghiệp thải ra nhiều chất thải, để kiểm soát hiệu quả trong quá trình sản xuất nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất, đồng thời giảm được chất thải phát sinh ra môi trường bên ngoài nhằm bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó sự thất thoát về nguyên - vật liệu trong ngành chế biến gỗ còn nhiều vấn đề đáng quan tâm cần phải giải quyết. Gần đây một tư duy mới đang phát triển đó là phòng ngừa và giảm thiểu chất thải đầu nguồn và cải thiện hiệu quả sản xuất, giảm tiêu hao nguyên, nhiên - vật liệu, cách tiếp cận này mang tính chủ động và tính tích cực hơn, “ Sản xuất sạch hơn” là phương pháp để thể hiện sự tối ưu cho việc giải quyết vấn đề trên. Trong ngành sản xuất đồ gỗ, việc thực hiện sản xuất sạch hơn đã giúp các doanh nghiệp không những giảm được chất thải, mà còn tiết kiệm kinh phí thông qua việc giảm mức tiêu thụ nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, hoá chất. SXSH là công cụ quản lý môi trường hữu hiệu phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam, vì thế cần phải đẩy mạnh áp dụng ở các doanh nghiệp. Trong những thập niên qua, các nước công nghiệp hóa trên thế giới đã ứng phó với ô nhiễm và suy thoái môi trường do các khu công nghiệp gây ra. Giai đoạn hiện nay biện pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm là gánh nặng đối với các doanh nghiệp, làm tăng giá thành sản phẩm vì phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Mặt khác các doanh nghiệp còn phải gánh chịu các hậu quả nặng nề về mặt kinh tế như phải đền bù hủy hoại gây ra đối với môi
  6. 4 trường và sức khỏe cộng đồng, làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường… Trong ngành chế biến gỗ trên thế giới, việc nhận thức phương pháp sản xuất sạch hơn và áp dụng các kỹ thuật SXSH còn nhiều hạn chế, các ứng dụng chưa được phổ biến rộng rãi. Việc thực hiện SXSH trên thế giới là nhằm tiết kiệm nguyên - vật liệu, tăng sức khỏe cho con người và tác động xấu đến môi trường, tăng cường hiệu quả sản xuất thông qua cải tiến kỹ thuật. Các kỹ thuật sản xuất sạch hơn cần phải tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Lãng phí nguyên liệu gỗ - Ô nhiễm không khí do bụi gỗ, keo - Lãng phí nước và ô nhiễm do nước thải - Tiếng ồn và các chất thải nguy hại khác… Sản xuất sạch hơn đã được triển khai ở Việt Nam từ những năm đầu của thập kỷ 90, tuy nhiên đến đầu năm 2010 sản xuất sạch hơn mới bắt đầu triển khai trong ngành chế biến gỗ tại một số tỉnh phía nam. Trong ngành chế biến gỗ Việt Nam hiện nay việc nhận thức được về phương pháp sản xuất sạch hơn và áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn còn hạn chế, chưa được phổ biến rộng rãi, do đó việc xây dựng các tiêu chí để thực hiện sản xuất sạch hơn trong dây chuyền sản xuất đồ gỗ cần phải nghiên cứu để áp dụng có hiệu quả sản xuất sạch hơn trong ngành chế biến sản xuất gỗ ở Việt Nam. 1.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Từ những năm 1985 - 1990, việc áp dụng SXSH vào các quá trình sản xuất đã được áp dụng mạnh mẽ ở các nước phát triển như: Đan Mạch, Mỹ, Canada….Tháng 9/1990, UNEP chính thức phát động chương trình sản xuất sạch hơn tại hội nghị Canterbury Liên hiệp Anh. Từ năm 1993, SXSH đã áp
  7. 5 dụng các nước Đông Âu như: Ba Lan, Tiệp Khắc cũ, các quốc gia thuộc Châu Á như; Trung Quốc, Ấn Độ mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế và môi trường. Hơn 1000 dự án trình diễn về SXSH đã được tiến hành tập trung vào một số ngành công nghiệp chính như: Dự án PRISMA ở Hà Lan, LANDSKRONA ở Thụy Điển, SPURT ở Đan mạch, DESIRE ở Ấn Độ……(trích tác giả Phùng Hoàng Vân, 2003). Hiện nay trên thế giới có 25 trung tâm sạch quốc gia đặt tại các khu vực trên thế giới như: Châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Nam Trung Mỹ, Châu Phi. Tại Châu Á - Thái Bình Dương có 4 nước có trung tâm sản xuất sạch quốc gia đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Srikanca và Việt Nam. Ngoài việc thành lập các trung tâm sạch quốc gia, nhiều tạp chí, báo ra đời nhằm cung cấp thông tin hỗ trợ SXSH. Một số tham gia vào việc hỗ trợ để thực hiện sản xuất sạch hơn, Các quốc gia có nhiều chương trình hỗ trợ nhất đó là: Mỹ, Đức, Na Uy, Thụy Sỹ, Đan Mạch. Division of Technology, Industry and Economics Economics and Trade Branch, United Nations Environment Programme/NUEP (2002), đã xây dựng Tài liệu đào tạo về Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường như vai trò, tầm quan trọng, phân tích đánh giá tác động môi trường. JAMES B. WILSON (2005) đã trình bày kết quả nghiên cứu về đổi mới vật liệu xây dựng trên nền vật liệu gỗ và sợi gỗ, nhấn mạnh yếu tố tác động của môi trường trong quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm. Stan Lebow, Paul Cooper, Patricia K. Lebow (2004) trong công trình nghiên cứu “Variability in Evaluating Environmental Impacts of Treated Wood” đã trình bày quan điểm và phương pháp mới trong đánh giá tác động môi trường đối với quá trình xử lý gỗ bằng hóa chất bảo quản.
  8. 6 Trong ngành chế biến đồ gỗ và nội thất thế giới, việc nhận thức về phương pháp luận SXSH và áp dụng các kỹ thuật SXSH còn nhiều hạn chế, các ứng dụng chưa được phổ biến rộng rãi. Do đó, tiềm năng SXSH cũng như đổi mới sản phẩm bền vững trong ngành còn rất lớn, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Việc thực hiện SXSH trên thế giới là nhằm tiết kiệm nguyên – vật liệu, giảm rủi ro cho con người và tác động xấu đối với môi trường, tăng cường hiệu quả sản xuất thông qua cải tiến các kỹ thuật đã có và áp dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại. Ngoài ra các kỹ thuật SXSH mang lại những cơ hội giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Cụ thể trong ngành chế biến gỗ nói chung và chế biến đồ gỗ nói riêng, các vấn đề chính mà kỹ thuật SXSH tập trung giải quyết bao gồm: - Lãng phí nguyên liệu gỗ, - Ô nhiễm không khí do bụi gỗ, các loại keo, chất phủ bề mặt, - Nước thải và lãng phí nước thải, - Lãng phí năng lượng điện, - Chất thải nguy hại. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010, công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng đáng kể cả về quy mô phát triển, chất lượng sản phẩm và đặc biệt là giá trị kim ngạch xuất khẩu. Với hơn 1200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ năm 2000, đến năm 2009 cả nước đã có trên 2500 doanh nghiệp, trong đó nhiều doanh nghiệp đã phát triển thành các tập đoàn lớn. Chất lượng sản phẩm gỗ được nâng cao, minh chứng là giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam liên tục tăng trong 10 năm qua: giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 219 triệu USD; năm 2009 đạt 2.620 triệu USD; tính bình quân giá trị kim ngạch xuất khẩu đồ
  9. 7 mộc tăng bình quân 500 triệu USD/năm. Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ (chiếm 38% - 41% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu), các nước thuộc khối EU (chiếm 28 - 44% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu) và Nhật Bản (chiếm 12 - 15% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu). Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng và thuận lợi của ngành, hiện nay công nghiệp chế biến gỗ của nước ta cũng đang gặp rất nhiều khó khăn và bộc lộ những điểm yếu kém từ khi chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung mệnh lệnh sang cơ chế thị trường. Những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển có bước phát triển vượt bậc song chưa vững chắc, thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, tính cạnh tranh chưa cao, sự liên kết và phân công sản xuất chưa tốt (chưa có sự chuyên môn hoá, chưa có phân công sản xuất theo vùng, tiểu vùng…), chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới, thiếu vốn đầu tư cho phát triển và hiện đại hoá công nghệ. Mặc dù giá trị kim ngạch xuất khẩu đồ mộc của Việt Nam có bước tăng trưởng nhưng đánh giá tổng thể, giá trị kinh tế mang lại cho đất nước còn hạn chế do lượng vật tư nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỉ trọng quá lớn, trong đó chỉ tính riêng nguyên liệu gỗ nhập khẩu hàng năm tương đương 40% - 45% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó tiềm năng nguyên liệu gỗ rừng trồng của Việt Nam rất lớn lại sử dụng chủ yếu cho băm dăm xuất khẩu, một hình thức sơ chế không mang lại hiệu quả kinh tế cao và không thể nâng cao giá thu mua nguyên liệu, cơ hội nâng cao thu nhập cho người trồng rừng. Ngày 08/12/2003 sở Khoa học và Công nghệ Bình Định kết hợp với Viện khoa học và Công nghệ môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) tổ chức hội nghị “Nâng cao hiệu quả quản lý môi trường thông qua áp dụng sản xuất sạch hơn” do PGS.TS Trần Văn Nhân chủ nhiệm đề tài.
  10. 8 Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 1419/QĐ-TTG phê duyệt vào ngày 07/09/2009. Theo đó, Sản xuất sạch hơn được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất công nghiệp: - Năm 2011, xí nghiệp Chế biến lâm sản Hòa Nhơn (Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam) đã tiến hành thành lập Đội Sản xuất sạch hơn (SXSH) nhằm triển khai đánh giá nhanh hiện trạng môi trường và đề ra các các giải pháp cho những năm tiếp theo. - Năm 2011, công ty TNHH gỗ - giấy Tân Bình (thuộc tỉnh Bình Định) tiến hành áp dụng SXSH, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên - nhiên - vật liệu, giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững. Nguồn nhân lực cho công nghiệp chế biến gỗ còn yếu, hiện chưa có chính sách thu hút lao động đúng mức để ổn định sản xuất. Đội ngũ chuyên gia và công nhân kỹ thuật chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của ngành. Mặc dù chúng ta sản xuất đồ gỗ xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn song hiểu biết và ý thức về thương hiệu, các tiêu chuẩn đối với sản phẩm gỗ chưa cao, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp thiếu những kiến thức về luật thương mại, đặc biệt là luật thương mại quốc tế. Năng lực cạnh tranh thị trường kém, thiếu thông tin dẫn đến dễ bị thua thiệt khi xảy ra tranh chấp quốc tế, bị chèn ép trong các khâu mua, bán… Trong cuộc cạnh tranh mạnh mẽ của ngành chế biến gỗ Việt Nam trên thị trường chế biến gỗ thế giới hiện nay, sau hội nhập WTO ngành chế biến
  11. 9 gỗ Việt Nam đã bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế về mẫu mã, chất lượng, thương hiệu, pháp luật thương mại quốc tế, tiêu chuẩn, chứng chỉ quốc tế, thương mại điện tử... Đó là chưa kể đến những cạnh tranh (kể cả cạnh tranh không lành mạnh) trong nội bộ các doanh nghiệp trong nước, cũng là một trong số các nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp Việt Nam chỉ gia công sản phẩm gỗ xuất khẩu mà không mang thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế. Một vấn đề khác phát sinh đối với mặt hàng đồ gỗ khi chúng ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đó là các chứng chỉ về nguyên liệu. Mỹ có đạo luật LACEY, hay luật lâm nghiệp và quản trị rừng (FLEGT) đang được triển khai ở tất cả các quốc gia, đây là rào cản rất lớn. Nhu cầu về đồ gỗ có chứng chỉ đang gia tăng, nhưng Việt Nam vẫn chưa có hệ thống chứng chỉ thích hợp. Các khách hàng chủ yếu là EU ngày càng đòi hỏi các sản phẩm được làm từ nguồn gỗ nguyên liệu có chứng chỉ của một tổ chức như hội đồng các nhà quản lý rừng FSC. Đến cuối tháng 5 năm 2011 ở nước ta mới chỉ có 5 Lâm Trường được cấp chứng chỉ rừng với tổng diện tích là 10.500 ha. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu rất lớn về gỗ để sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, các nước sản xuất phải nhập khẩu gỗ có chứng chỉ FSC, giá thành sản phẩm đội lên cao nên khó khăn cạnh tranh và giá trị gia tăng của ngành gỗ bị giảm quá nhiều so với những quốc gia có hệ thống chứng chỉ, đồ gỗ bị giảm sụt quá nhiều so với những quốc gia có hệ thống chứng chỉ, cho dù đồ gỗ Việt Nam đang được ưa chuộng tại nhiều nước. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 200 doanh nghiệp có chứng chỉ FSC và COC, đây là 2 loại chứng chỉ thiết yếu cho việc xuất khẩu đồ gỗ ra quốc tế. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ của ta chỉ làm gia công, không có thị trường tiêu thụ chủ động mà phụ thuộc nhiều vào khách hàng nước ngoài. Trong số 3.000 cơ sở hoạt động trong ngành gỗ thì có tới
  12. 10 hơn 50% là cơ sở chế biến quy mô nhỏ, trang thiết bị vừa cũ kỹ, vừa lạc hậu. Số lượng và chất lượng của đội ngũ công nhân trong ngành chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu kỹ năng, nguồn gỗ nguyên liệu thì bị động. Hiện Việt Nam phải nhập khẩu đến 70 - 80% nguyên liệu, sự phát triển các nhà máy băm dăm mảnh gỗ xuất khẩu đã vượt quá khả năng cung cấp nguyên liệu gỗ rừng trồng trong nước. Những hạn chế trên đã trì kéo mức tăng trưởng của ngành chế biến gỗ nước ta. 1.2.3. Tình hình phát triển ngành chế biến gỗ ở tỉnh Bình Dương Ngành chế biến gỗ, sản xuất đồ gỗ xuất khẩu từ lâu nay đã là một trong những thế mạnh của tỉnh Bình Dương. Ngành này cũng là một trong những ngành có tỷ trọng xuất khẩu tương đối lớn trong cơ cấu ngành nghề của tỉnh, chiếm khoảng 14,6%. Tuy nhiên thời gian gần đây ngành chế biến, sản xuất đồ gỗ ở Bình Dương đang đứng trước những khó khăn, thách thức về nguồn nguyên liệu và nhân công lao động. Được biết nguồn nguyên liệu chính của ngành chế biến gỗ tại tỉnh Bình Dương được cung cấp được bởi nhiều nguồn, song chủ yếu vẫn nhập khẩu gỗ từ nước ngoài và một số địa phương trong nước như: Lâm Đồng, Bình Phước, Đắc Lắc… Nguồn gỗ nhập từ nước ngoài chủ yếu là những loại chất lượng cao, giá cao, còn nguồn gỗ trong nước chủ yếu là gỗ cao su, tràm, điều… Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của tỉnh Bình Dương khá ổn định, hàng hóa từ gỗ của tỉnh đến được 65 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ năm 2006 đến nay sản lượng và giá đều tăng, chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2010 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã đạt 932 triệu USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng tháng 9 năm 2010 đạt hơn 113 triệu USD. Những thị trường lớn vẫn là những quốc gia, vùng lãnh thổ Châu Á chiếm 53%, Bắc mỹ 22% và phần còn lại là Châu Âu.
  13. 11 Mặc dù tiềm năng xuất khẩu đồ gỗ của tỉnh là như vậy nhưng ngành chế biến gỗ ở Bình Dương đang đứng trước nhiều thách thức rất lớn, đó là nguồn nguyên liệu và nhân công lao động ngành gỗ. Để khắc phục tình trạng thiếu nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh đã phải khai thác tối đa tiềm năng từ nguồn nguyên liệu trong nước, đồng thời những doanh nghiệp nhỏ không đủ khả năng nhập khẩu gỗ từ nước ngoài cũng phải chủ động tìm nguồn hàng trong nước. Tuy nhiên, do đặc thù địa hình và thời tiết của Việt Nam ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp nguyên liệu gỗ cho các doanh nghiệp, vào mùa mưa gần như không thể khai thác gỗ từ rừng tự nhiên. Đồng thời, hiện nay rừng trong nước cũng không còn khả năng cung cấp được nhiều nữa bởi chúng đang phải bảo tồn và khôi phục những diện tích đã bị mất. Với nguồn gỗ rừng trồng như: cao su, điều, tràm,… với công nghệ ngày càng tiên tiến, sản lượng các loại gỗ này được trồng khá nhiều trong những năm trước đây, cùng với việc khai thác và dễ chế biến nên các doanh nghiệp đã tạo ra thành công nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng bán ra thị trường. Với diện tích cao su, điều, tràm tương đối lớn ở Bình Dương và các tỉnh trong khu vực có thể coi là nguồn cung ứng nguyên liệu khả quan cho ngành chế biến gỗ ở Bình Dương. Để giải quyết nguồn nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp lớn ở Bình Dương đã có chiến lược dài hạn như thuê đất trồng rừng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất sau này, tuy nhiên chí phí ban đầu của trồng rừng là rất lớn nên nằm ngoài khả năng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên rất cần sự quan tâm hổ trợ từ phía Nhà nước. Một khó khăn nữa trong ngành chế biến gỗ ở Bình Dương là hiện nay lao động trong ngành này đang thiếu hụt rất nhiều, hầu như các lao động không được đào tạo qua ngành chế biến gỗ, hầu hết lao động là những người tự đi học nghề và xin đi làm việc tại các doanh nghiệp. Những khó khăn cho
  14. 12 những doanh nghiệp là công nhân không được đào tạo cơ bản qua trường lớp nên ý thức lao động, cũng như kỹ luật trong công việc còn hạn chế, nhiều lao động tự bỏ việc hoặc không tâm huyết với nghề nên gây không ít những khó khăn cho chủ doanh nghiệp, nhất là khi doanh nghiệp ký hợp đồng chế biến sản xuất hàng xuất khẩu. Qua đó có thể thấy rằng các doanh nghiệp chế biến gỗ ở Bình Dương đều thiếu nguồn lao động, vì thế tỉnh Bình Dương cần có cơ chế, chính sách đào tạo nghề cho ngành chế biến gỗ cho người lao động. Hiện nay, trong các trường dạy nghề của tỉnh hầu như không có ngành đào tạo nghề cho công nhân ngành chế biến gỗ, chính vì thế các doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ không biết tuyển công nhân có tay nghề ở đâu. Đây là một vấn đề cần phải giải quyết kịp thời, bởi vì Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới thì các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và xuất khẩu đồ gỗ nói riêng phải hiểu biết luật pháp để tránh mọi rắc rối không cần thiết cho hoạt động sản xuất, nhất là khi xuất khẩu vào thị trường khó tính như Mỹ, EU,… 1.3. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU VIỆT NAM 1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam Lâu nay, khi nhắc đến các mặt hàng xuất khẩu (XK) chủ lực trong nông nghiệp người ta thường nói đến XK gạo, cà phê, điều, thủy sản…ít khi nhắc đến XK đồ gỗ. Thế nhưng, từ năm 2010 đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam đã phục hồi và tăng trưởng sau thời kỳ suy thoái tài chính - kinh tế toàn cầu. Có thể thấy, năm 2010 là một năm thành công đối với ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam: Mặc dầu nền kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và sản xuất đồ gỗ - nội thất thế giới ước tính tăng trưởng 5%, nhưng xuất khẩu gỗ
  15. 13 Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng cao, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3,5 tỉ USD, tăng 35% so với cùng kỳ 2009. Hiện nay cả nước có trên 3.000 cơ sở chế biến đồ gỗ, trong đó khoảng 50% là cơ sở chế biến gỗ quy mô nhỏ với những sản phẩm tiêu thụ nội địa hoặc gia công; trong đó, có 970 doanh nghiệp chuyên chế biến đồ gỗ xuất khẩu, hơn 400 doanh nghiệp FDI... Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam không ngừng được mở rộng, nếu như năm 2000 chỉ có mặt tại 50 quốc gia thì đến nay sản phẩm gỗ Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 120 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó thị trường Mỹ chiếm 38% tổng giá trị xuất khẩu; các nước thuộc khối EU chiếm 44%; Nhật Bản chiếm 12%. Theo dự báo của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), năm 2011 nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm gỗ của Việt Nam là rất lớn. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu gỗ của nước ta có thể đạt trên 4 tỷ USD, tăng khoảng 30% so với năm 2010 và đang đặt ra kỳ vọng tăng đến con số 8 - 9 tỷ USD vào năm 2015. 1.3.2. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam Các sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam bao gồm các mặt hàng: Nội thất phòng khách, ghế, nội thất văn phòng, ván sàn… Được xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Canada, Nhật Bản,… Sản phẩm và thị trường tiêu thụ đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam được thể hiện qua bảng 1.1 Bảng 1.1: Sản phẩm và thị trường tiêu thụ đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam Thị trường Doanh thu Stt Tên sản phẩm Tăng % tiêu thụ Năm 2008 Năm 2009 1 - Nội thất phòng Mỹ 1.063.990 1.100.184 103,40 2 khách Nhật Bản 378.839 355.366 98,80
  16. 14 3 - Bàn Trung Quốc 145.633 197.904 135,89 4 - Gỗ Anh 197.651 162.784 82,34 5 - Ván Đức 152.002 106.047 69,77 6 - Ván sàn Hàn Quốc 101.521 95.130 93,70 7 - Nội thất văn Pháp 101.316 70.357 69,44 phòng 8 Australia 75.427 67.492 89,48 - Nội thất 9 Hà Lan 95.466 56.736 59,43 - Đồ dùng nhà 10 Canada 67.900 54.579 80,38 bếp 11 - Nội thất phòng Khác 449.538 331.106 73,65 ngủ Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009)  Thiết bị máy móc sử dụng trong ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu Để phục vụ cho hoạt động sản xuất, các nhà máy sản xuất đồ gỗ Việt Nam sử dụng các thiết bị, máy móc hiện đại được nhập từ các nước Nhật, Đài Loan và các nước Châu Âu. Thiết bị máy móc sử dụng trong ngành chế biến đồ gỗ được thể hiện trong bảng 1.2 Bảng 1.2: Máy móc, thiết bị sử dụng trong ngành sản xuất đồ gỗ Stt Tên máy Công dụng 1 Máy cắt trượt Cắt ngắn các thanh phôi theo quy cách chi tiết Bào 2 mặt của thanh phôi nhằm giảm độ mấp 2 Máy bào 2 mặt mô trên bề mặt 3 Máy bào 4 mặt Bào sạch 4 mặt cùng 1 lúc trên thanh gỗ 4 Máy ripsaw Rong cạch các chi tiết thật phẳng trước khi đưa
  17. 15 vào máy cảo ghép ngang Máy đánh mộng 5 Đánh đầu các thanh gỗ hình răng lược finger Nối đầu các thanh gỗ hình răng lược lại với 6 Máy ghép finger nhau Ghép các thanh gỗ lại với nhau theo chiều 7 Máy cảo ghép ngang ngang 8 Máy cưa lọng Lọng những chi tiết cong 9 Máy cắt phay 2 đầu Cắt các chi tiết theo tiêu chuẩn yêu cầu Đánh những chi tiết cong hoặc cạnh của sản 10 Máy phay tupi 1 trục phẩm 11 Máy phay tupi 2 trục Đánh răng chi tiết gỗ 12 Máy router Chạy rãnh chi tiết gỗ 13 Nhám thùng 1.3 m Chà nhẵn mịn chi tiết gỗ 14 Mộng âm 18 đầu Đục mộng âm sâu theo kích thước định vị 15 Đánh mộng âm Làm mọng âm các chi tiết gỗ Đánh mộng âm 16 Đánh mộng Oval chi tiết gỗ dương 1 đầu 17 Máy rong Rong chi tiết chuẩn để làm chi tiết gỗ Bào sạch 4 cạnh cho 1 chi tiết cùng một lúc sau 18 Bào 4 mặt và 6 trục khi gia công qua bào 19 Nhám băng Dùng chà nhẵn các chi tiết gỗ 20 Nhám thùng 0.9m Chà nhẵn mịn chi tiết gỗ 21 Bào 2 mặt 0.6m Bào sạch 2 cạnh của chi tiết gỗ trước và sau khi
  18. 16 ghép tấm Cắt tấm ván và chi tiết theo tiêu chuẩn, một lần 22 Cưa lọng cắt một đầu Xử lý các chi tiết nhẵn mịn và máy nhám thùng 23 Nhám bo chà bị lỗi Chà nhám bất cứ loại mặt phẳng, mặt cong lồi 24 Nhám chổi lõm của gỗ Máy khoan đứng 1 25 Khoan những chi tiết đơn giản đầu Máy khoan nằm 1 26 Khoan những chi tiết có độ nghiêng đầu Máy khoan dàn đa 27 Khoan những chi tiết có nhiều vị trí lỗ khoan đầu 1.4. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ 1.4.1. Thuận lợi Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường nước ngoài trong giai đoạn 2009 - 2010 dự kiến sẽ có một số thế mạnh và thuận lợi sau: Khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm gỗ của Việt nam đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu nước ngoài. Người tiêu dùng các nước đang rất ưa chuộng các sản phẩm gỗ Việt Nam. Năng lực chế biến gỗ của việt Nam tăng thêm không chỉ số lượng nhà máy, quy mô sản xuất mà còn đầu tư thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý, tay nghề của công nhân. Theo thống kê đến tháng
  19. 17 10/2008, cả nước có trên 2000 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó có 300 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ trực tiếp, sử dụng 170.000 lao động trực tiếp và có năng lực sản xuất tăng gấp 4 lần so với năm 2003, thời điểm mà công nghiệp gỗ Việt Nam bắt đầu bứt phá tạo ấn tượng mạnh mẽ với các nhà nhập khẩu nước ngoài. Trình độ sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tương đối khắt khe về kiểu dáng, mẫu mã, nguồn gốc gỗ không tác hại đến môi trường thị trường các nước. Tại thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) và các tỉnh lân cận, nơi quy tụ tới gần 50% doanh nghiệp xuất khẩu gỗ các nước và có kim ngạch xuất khẩu gỗ chiếm 70% cả nước, trước đây các doanh nghiệp hay sơn đồ gỗ bằng tay nên chất lượng không đạt, dễ trầy xước thì nay hầu hết các nhà máy chế biến gỗ ở Bình Dương, Tp.HCM, Đồng Nai đã đầu tư các dây chuyền phun sơn hiện đại của Đức, Italia theo đúng các tiêu chuẩn của Mỹ, EU. Song song với đầu tư máy móc, tăng năng lực sản xuất, các doanh nghiệp gỗ trong nước còn đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm tinh xảo, có giá trị tăng cao như sản xuất đồ gỗ trong nhà, các bộ sản phẩm nội thất phòng ngủ, phòng khách, đầu tư nhiều cho các bộ phận thiết kế mẫu mã. Ngoài nhập khẩu gỗ nguyên liệu của nước ngoài, doanh nghiệp tham gia đầu tư trồng rừng quy mô lớn ở trong nước, đầu tư các nhà máy sản xuất gỗ nguyên liệu như: ván ép, ván MDF nhằm tiến tới chủ động nguyên liệu ổn định cho xuất khẩu lâu dài. Đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam vào EU nói chung hiện đang hưởng thuế GSP với mức thuế suất chủ yếu là 0% (một số mã hàng chịu thuế 2,1%) đã giúp Việt Nam có một lợi thế nhất định khi chen chân vào thị trường các nước so với Trung Quốc, Indonesia, Braxin, Malaysia,….do các nước này không được hưởng GSP.
  20. 18 1.4.2. Khó khăn Bên cạnh những thế mạnh và thuận lợi đã nêu trên, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường các nước tồn tại nhiều điểm yếu, trong giai đoạn 2009 - 2010 dự kiến sẽ có những khó khăn và thách thức sau: Hầu hết các doanh nghiệp (DN) trong ngành chế biến gỗ đang gặp rất nhiều khó khăn và trong tình trạng sản xuất thua lỗ. Thế nhưng, dù lỗ DN vẫn phải sản xuất. Bởi đơn giản, nếu không sản xuất DN vẫn phải trả các chi phí khấu hao máy móc, tiền thuê nhà xưởng, phí duy trì hoạt động cho bộ phận hành chính. Thêm đó, DN phải sản xuất để giữ chân công nhân và nhất là để giữ thị trường, giữ khách hàng truyền thống. Tám tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt khoảng 2,4 tỷ USD. Dù tăng 13% so cùng kỳ, nhưng khó đạt được chỉ tiêu trong năm 2011 là 4 tỷ USD. Theo các DN, từ đầu năm đến nay các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ (chiếm 44% kim ngạch xuất khẩu của ngành trong năm 2010), EU (chiếm 29%) Nhật do trì trệ của nền kinh tế nên sức mua đều giảm. Với thị trường nội địa, DN cũng khó khăn trong sản xuất các đơn hàng nhỏ lẻ. Hầu hết DN chỉ giỏi sản xuất, không giỏi về thị trường, về xúc tiến thương mại (XTTM) nên dẫn tới hạn chế trong việc nắm bắt thị hiếu, xu hướng tiêu dùng, nhất là không thể xây dựng được mạng lưới phân phối. Cũng có vài DN lớn đang tiến hành hoạt động XTTM trong nước khá thành công như Trường Thành, Hoàng Anh Gia Lai… song chưa phủ rộng được mạng lưới và cũng chỉ mới ở những bước khởi đầu. Bên cạnh đó, thời gian qua tỷ giá và các chi phí đầu vào biến động cũng ảnh hưởng tới năng lực sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh của DN. Ông Đặng Quốc Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mỹ nghệ - chế biến gỗ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2