Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nguyên lý tuyển chọn cưa đĩa xẻ gỗ cho làng nghề La Xuyên - Ý Yên - Nam Định
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc lựa chọn cưa đĩa xẻ gỗ, từ đó lựa chọn được loại cưa hợp lý để xẻ gỗ cho làng nghề La Xuyên -Ý Yên -Nam Định. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nguyên lý tuyển chọn cưa đĩa xẻ gỗ cho làng nghề La Xuyên - Ý Yên - Nam Định
- Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé n«ng nghiÖp vµ pTNT Tr-êng ®¹i häc l©m nghiÖp --------------------------- NguyÔn TiÕn Dòng nghiªn cøu tuyÓn chän c-a ®Üa xÎ gç cho lµng nghÒ la xuyªn - ý yªn - nam ®Þnh LuËn v¨n th¹c sü Kü thuËt HÀ NỘI - 2012
- Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé n«ng nghiÖp vµ pTNT Tr-êng ®¹i häc l©m nghiÖp --------------------------- NguyÔn TiÕn Dòng nghiªn cøu tuyÓn chän c-a ®Üa xÎ gç cho lµng nghÒ la xuyªn - ý yªn - nam ®Þnh Chuyªn ngµnh: Kü thuËt m¸y vµ thiÕt bÞ c¬ giíi hãa n«ng l©m nghiÖp M· sè: 60.52.14 Ng-êi h-íng dÉn khoa häc TS. D-¬ng v¨n tµi HÀ NỘI - 2012
- 1 MỞ ĐẨU 1. Đặt vấn đề Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển từ đó nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn, tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng và nhà nước về công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và xây dựng Nông thôn mới. Việt Nam là nước có nền công nghiệp chế biến gỗ đang phát triển, năm 2011 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ và đồ gỗ đạt khoảng 5 tỷ đô la đóng góp khoảng 5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, từ đó đã tạo ra hàng triệu việc làm cho xã hội, góp phần giải quyết lao động trong nông nghiệp và nông thôn. Trong sản xuất hàng lâm sản xuất khẩu thì việc áp dụng công nghệ mới, cơ giới hóa và tự động hóa vào trong quá trình sản xuất, nó mang lại năng suất, chất lượng cao, giảm chi phí sản xuất và giảm nhẹ sức lao động của người công nhân, đồng thời tiết kiệm được tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện nay việc áp dụng cơ giới hóa trong chế biến lâm sản nói chung và trong sản xuất đồ mộc là rất cao, tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất đồ mộc ở một số cơ sở sản xuất đạt 90-95%, hầu hết các khâu sản xuất quan trọng, nặng nhọc đều đã áp dụng cơ giới hóa như khâu xẻ ván, xẻ thanh, khâu bào, đục mộng, đánh nhẵn, sơn phủ... La Xuyên là làng nghề sản xuất đồ mộc truyền thống của huyện Ý Yên tỉnh Nam Định, sản phẩm đồ mộc của La Xuyên được xuất khẩu sang một số nước trong khu vực và được người tiêu dùng trong cả nước yêu thích, tổng giá trị hàng hóa sản xuất trong năm 2011 đạt khoảng 1800 tỷ đồng, góp phần giải quyết cho khoảng 2000 lao động . Hiện nay ở La Xuyên có 30 doanh nghiệp, và 500 hộ gia đình và xưởng sản xuất đồ mộc nhỏ, hầu hết các khâu sản xuất đồ mộc ở đây đều được cơ giới hóa, có
- 2 nhiều chủng loại máy, nhiều kích cỡ máy được sử dụng ở làng nghề La Xuyên, song việc sử dụng loại máy nào, công suất bao nhiêu cho phù hợp với đối tượng nguyên liệu và yêu cầu của sản phẩm cần phải được nghiên cứu tính toán lựa chọn, có như vậy thì mới phát huy hết công suất của máy, đáp ứng yêu cầu chất lượng và tiết kiệm nguyên liệu đầu vào, từ đó góp phần gia tăng giá trị sản phẩm. Xuất phát từ lý do nêu trên tác giả đã chọn và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn cưa đĩa xẻ gỗ cho làng nghề La Xuyên - Ý Yên - Nam Định" 2. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận cho việc lựa chọn cưa đĩa xẻ gỗ, từ đó lựa chọn được loại cưa hợp lý để xẻ gỗ cho làng nghề La Xuyên -Ý Yên -Nam Định. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu lựa chọn cưa đĩa xẻ gỗ là một vấn đề rộng và cần thời gian dài, trong đề tài này chỉ giới hạn các nội dung sau đây: - Thiết bị nghiên cứu: Là một số loại cưa đĩa hiện đang sử dụng tại địa phương và ở Việt Nam, không lựa chọn hết các loại cưa đĩa có ở trên thế giới nhưng khó có điều kiện áp dụng ở Việt Nam. - Đối tượng của quá trình xẻ: Đề tài không nghiên cứu thực nghiệm tất cả các loại gỗ hiện có ở địa phương, mà chỉ tập trung nghiên cứu thực nghiệm ở loại gỗ có khối lượng lớn, sản xuất mặt hàng phổ biến ở La Xuyên đó là gỗ gụ. - Địa điểm nghiên cứu: Đề tài không có điều kiện thí nghiệm ở nhiều nơi mà chỉ thí nghiệm ở các xưởng sản xuất ở làng nghề La Xuyên. 3. Nội dung nghiên cứu Với phạm vi nghiên cứu đã trình bày ở phần trên, để đạt được mục tiêu của đề tài đặt ra, luận văn tập trung giải quyết những nội dung sau: a) Nghiên cứu lý thuyết - Xây dựng chỉ tiêu để lựa chọn cưa đĩa xẻ gỗ cho làng nghề La Xuyên
- 3 - Thiết lập các hàm mục tiêu để lựa chọn cưa đĩa xẻ gỗ. - Giải bài toán tối ưu để lựa chọn cưa đĩa xẻ gỗ hợp lý. b) Nghiên cứu thực nghiệm - Điều tra khảo sát về tình hình kinh tế xã hội và sản xuất đồ mộc của làng nghề La Xuyên. - Điều tra khảo sát một số loại máy móc phục vụ sản xuất đồ mộc tại làng nghề La Xuyên, Ý Yên, Nam Định - Thực nghiệm xác định một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của một số loại cưa đĩa.
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Khái quát về làng nghề La Xuyên – Ý Yên – Nam Định Làng nghề La Xuyên thuộc Xã Yên Ninh có vị trí tiếp giáp như sau: phía Bắc giáp xã Yên Mỹ – Yên Dương, phía Nam giáp xã Yên Tiến, phía Đông giáp huyện Vụ Bản và Phía Tây giáp Thị Trấn Lâm. La Xuyên là làng nghề sản xuất đồ mộc truyền thống của huyện Ý Yên – Nam Định, đây là làng nghề nổi tiếng về sản xuất đồ mộc của tỉnh Nam Định và của cả nước. Làng nghề này đã có từ 200 năm về trước, ngày nay chúng đang được bảo tồn và phát triển. La Xuyên là làng thuộc xã Yên Ninh – huyện Ý Yên tỉnh Nam Định, làng có diện tích 215ha, trong đó đất nông nghiệp 150ha, đất ở 12ha, đất sản xuất tiểu thủ công nghiệp là 14ha. Năm 2010 dân số của làng là 3072 người. Trong đó nam 1527 người, nữ 1545 người, số người trong tuổi lao động là 1320 người. Ngành nghề lao động trong làng là 30% làm nghề nông nghiệp, 70% lao động tiểu thủ công nghiệp (chủ yếu là sản xuất đồ gỗ). Nguồn thu nhập chính của làng nghề La Xuyên là sản xuất đồ gỗ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, hàng năm La Xuyên tiêu thụ khoảng 120.000 m3 gỗ các loại, tổng doanh thu của cả làng ước đạt 1.800 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 80 triệu đồng/năm, đời sống của người dân làng La Xuyên đã được cải thiện. Làng nghề La Xuyên có trục quốc lộ 10 chạy qua, đây là điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong làng có hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xóm đã được bê tông hóa, cùng với hệ thống rãnh nước thải, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển của địa phương. Vị trí địa lý của La Xuyên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế. Phía Bắc giáp xã Yên Mỹ, phía Nam giáp xã Yên Tiến, phía tây giáp thị trấn Lâm và phía đông
- 5 giáp huyện Vụ Bản. Làng nghề La Xuyên cách thành phố Ninh Bình khoảng 10 km và cách thành phố Nam Định khoảng 20 km, nằm trên quốc lộ 10, nằm giữa Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng. 1.2. Kết quả điều tra khảo sát làng nghề La Xuyên a) Các sản phẩm của làng nghề La Xuyên La Xuyên là làng nghề cổ truyền có khoảng 200 năm trước. Sản phẩm cổ truyền lâu đời nhất của làng nghề là Sập Gụ, Tủ chè, Khảm Trai, Trường kỷ, sản phẩm này đã được nhiều địa phương sử dụng. Ngày nay do nhu cầu về thị trường sản phẩm truyền thống của làng nghề này chuyển sang sản xuất các sản phẩm mộc gia dụng như bàn ghế, giường tủ, đồ nội thất khác. Trong đó sản phẩm chính hiện nay là ghế ngồi, tủ và giường. Hình 1.1. Sản phẩm ghế ngồi của làng nghề La Xuyên
- 6 Theo số liệu thống kê của trưởng thôn La Xuyên thì hàng năm trong làng đã sản xuất ra khoảng 240.000 sản phẩm chủ yếu là ghế ngồi, tủ và bàn, tổng giá trị hàng năm ước đạt 1800 tỷ đồng, hàng năm tạo ra 400 nghìn việc làm cho khu vực trong xã và trong huyện, đã đóng góp một phần ngân sách cho xã hội và cho địa phương. b) Kết quả điều tra khảo sát về nguyên liệu để sản xuất ra đồ mộc tại La Xuyên Kết quả điều tra khảo sát và thu nhập các số liệu tại địa phương cho thấy, hàng năm làng nghề La Xuyên tiêu thụ khoảng 120.000m3 gỗ các loại để sản xuất đồ mộc trong đó chủ yếu là gỗ hộp chiếm 90%, còn lại là gỗ tròn chiếm 10%. Gỗ được sử dụng tại La Xuyên chủ yếu là gỗ Gụ chiếm 70%, tiếp theo là gỗ Dáng Hương chiếm 25%, số còn lại gỗ mít, gỗ dổi chiếm 5%. Như vậy loại gỗ sử dụng phổ biến ở làng nghề La Xuyên là loại gỗ Gụ, loại gỗ này đã được xẻ thành hộp, tỷ lệ rất nhỏ là gỗ tròn. Xuất xứ gỗ được sử dụng tại địa phương thì 90% là gỗ nhập khẩu còn lại 10% gỗ nội địa. Theo số liệu điều tra khảo sát thì gỗ chủ yếu nhập từ Lào, Malaysia, Indonesia, châu Phi, Châu Mỹ Hình 1.2. Các đống gỗ được nhập từ nước ngoài về để sản xuất đồ mộc tại La Xuyên
- 7 Kích thước của các loại gỗ làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình xẻ chúng có nhiều kích cỡ khác nhau. Để xác định kính thước hộp gỗ chúng tôi tiến hành thí nghiệm đo ngẫu nhiên 30 hộp gỗ trong một đống gỗ và chúng tôi tiến hành đo 5 đống gỗ khác nhau. Kết quả đo đếm và lấy trung bình như sau: - Loại gỗ Gụ: chiều dài trung bình 2-2,4m, chiều rộng trung bình 45-50cm, chiều dầy trung bình 35-40cm - Loại gỗ Dáng Hương: chiều dài trung bình 1,9-2m, chiều rộng trung bình 30-35cm, chiều dầy trung bình 30-35cm Hình 1.3. Xác định kích thước của hộp gỗ c) Kết quả điều tra về quy mô sản xuất của làng nghề Làng nghề La Xuyên có 30 công ty chuyên sản xuất đồ mộc cao cấp ngoài ra còn có 500 hộ gia đình sản xuất đồ mộc, như vậy trong một làng nghề có rất nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia sản xuất đồ mộc với quy mô sản xuất này thì cần rất nhiều thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất đồ mộc
- 8 Hình 1.4. Điều tra khảo sát công ty sản xuất đồ mộc La Xuyên 1.3. Một số loại thiết bị được sử dụng tại La Xuyên 1.3.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất đồ mộc tại La Xuyên Sơ đồ công nghệ sản xuất đồ mộc gia dụng của làng nghề được thực hiện như sau: Gỗ tròn, gỗ hộp -> máy cưa vòng nằm -> xẻ theo quy cách sản phẩm -> ván xẻ -> xẻ bằng cưa vòng đứng và cưa đĩa - > bào và đục -> lắp ráp thành sản phẩm -> làm nhẵn bằng giấy ráp (bằng tay hoặc bằng máy) -> sơn phủ bằng vécny hoặc sơn -> Thành phẩm -> Xuất xưởng Hình 1.5. Sơ đồ công nghệ sản xuất đồ nội thất tại La Xuyên Trước kia sản xuất đồ mộc chủ yếu là thủ công, ngày nay sản xuất đồ mộc chủ yếu bằng cơ giới, tỷ lệ cơ giới chiếm 95% - Khâu xẻ gỗ được thực hiện bằng cưa vòng nằm: gỗ hộp hoặc gỗ tròn được xẻ theo kích thước của sản phẩm.
- 9 Hình 1.5. Cưa vòng xẻ gỗ - Khâu xẻ lại được thực hiện trên cưa Vanh: hầu hết các chi tiết cong, chi tiết uốn lượn được thực hiện trên cưa Vanh Hình 1.6. Cưa Vanh để tạo đường cong
- 10 - Khâu xẻ thanh được thực hiện trên cưa đĩa: tất cả các thanh gỗ có kích thước nhỏ và thẳng đều được xẻ bằng cưa đĩa, việc xẻ bằng cưa đĩa cho kích thước bằng nhau, chất lượng mạch xẻ thẳng, phẳng, nhẵn. Hình 1.7. Cưa đĩa xẻ thanh tại La Xuyên - Khâu bào được thực hiện trên máy bào đa năng gồm có cưa đĩa kết hợp trục bào hoặc trục bào kết hợp với đục lỗ. Như vậy khâu bào cũng được thực hiện trên cùng thiết bị với cưa đĩa. - Khâu trà nhám được thực hiện bằng máy trà nhám cầm tay vì sản phẩm chủ yếu là ghế với nhiều đường cong, kích thước nhỏ nên thiết bị làm nhẵn chủ yếu là máy đánh nhẵn cầm tay. - Khâu đục lỗ, làm mộng cũng được thực hiện bằng máy đục hoặc máy khoan, thiết bị này thường kết hợp với máy bào. - Khâu sơn phủ và trang sức được thực hiện bằng hệ thống phun sơn Tóm lại: Trong qui trình sản xuất đồ mộc của làng nghề La Xuyên đã được cơ giới hóa 95%. Một phần rất nhỏ được làm bằng thủ công như sửa lại lỗ mộng, làm nhẵn chỗ trạm khắc.
- 11 1.3.2. Một số loại cưa đĩa được sử dụng tại La Xuyên Với khối lượng gỗ hộp và gỗ tròn tiêu thụ hàng năm tại La Xuyên khoảng 120.000m3, nên để xẻ hết số gỗ này để phục vụ cho quá trình sản xuất đồ mộc thì cần một số lượng cưa đĩa khá lớn. Theo kết quả điều tra khảo sát chúng tôi có được ở La Xuyên có khoảng 30 công ty và 500 hộ gia đình và các xưởng sản xuất nhỏ thì mỗi công ty, mỗi một gia đình và một xưởng sản xuất nhỏ đều có một cưa đĩa, như vậy hiện tại tại La Xuyên có khoảng 550 cưa đĩa. Các loại cưa này được chia làm ba chủng loại khác nhau: - Cưa đĩa nhãn hiệu MQ 350 của do Đài Loan sản xuất, đây là loại cưa được sử dụng nhiều ở các công ty lớn, những xưởng có khối lượng xẻ lớn. Hình 1.8. Cưa đĩa MQ 350 xẻ gỗ tại La Xuyên - Cưa đĩa nhãn hiệu ML của Công ty Thành Đô của Trung Quốc sản xuất, loại cưa này có nhiều mức công suất khác nhau và được sử dụng phổ biến ở làng nghề La Xuyên, ưu điểm của loại cưa đĩa này là nhỏ gọn, tiêu thụ điện năng thấp và giá thành rẻ .
- 12 Hình 1.9. Cưa đĩa ML Trung Quốc sản xuất - Cưa đĩa MD của công ty cơ khí Đồng Tháp được sử dụng khá phổ biến ở La Xuyên với kích thước gọn nhẹ, công suất máy nhỏ Hình 1.10. Cưa đĩa MD do cơ khí Đồng Tháp sản xuất
- 13 - Cưa đĩa của công ty cơ khí Sáu Thành có địa chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh cũng được sử dụng rộng rãi tại La Xuyên đây là loại cưa công suất trung bình nhưng chiều rộng mặt bào lớn, tốc độ quay của đĩa cưa nhanh. - Một số loại cưa đĩa được nhiều hộ gia đình sử dụng đó là cưa đĩa của công ty cơ khí Quảng Đông Trung Quốc sản xuất nhãn hiệu QĐ 431. Loại cưa này có giá thành rẻ tiền. Thông số kỹ thuật của một số loại cưa đĩa được sử dụng tại La Xuyên được thể hiện ở bảng 1.1 Bảng1.1.Thông số kỹ thuật của một số loại cưa đĩa được sử dụng tại La Xuyên TT Thông số kỹ thuật Loại cưa đĩa ML 292 ML 310 MQ 350 QĐ 431 MD440 1 Công suất động cơ Kw 1,2 1,5 2 2,2 2,5 2 Chiều rộng mặt bàn 292 310 350 431 440 xẻ (mm) 3 đường kính đĩa lưỡi 250 280 300 320 350 cưa (mm) 4 Số vòng quay trục 3580 3580 3500 4000 4000 chính (v/ph) 5 Bề rộng lưỡi bào (mm) 300 320 350 430 440 6 Trọng lượng cưa (kg) 150 155 160 180 200 7 Giá mua máy (triệu 5 7 12 10 11 đồng) 1.3.3. Phân tích ưu nhược điểm và một số tồn tại khi áp dụng các thiết bị máy móc tại làng nghề La Xuyên Hiện nay việc áp dụng các máy móc thiết bị vào làng nghề La Xuyên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trong thực tế chưa có một công trình nào tính toán lựa chọn để đưa ra lời khuyên cho các công ty, các hộ gia đình. Theo kết quả điều tra thì tại làng nghề có nhiều loại thiết bị cưa đĩa của nhiều công ty sản xuất. Với các thông số kỹ thuật khác nhau, chất lượng và năng suất của
- 14 các thiết bị cũng khác nhau. Mỗi loại thiết bị có ưu nhược điểm nhất định, người sử dụng không có kiến thức tổng hợp để lựa chọn mà họ chọn theo giới thiệu của các công ty môi giới hoặc theo kinh nghiệm của các hộ đã sử dụng. Trong thực tế thì các loại cưa khác nhau cho năng suất và chất lượng sản phẩm, cũng như chi phí sản xuất khác nhau. Đối với cưa đĩa được sản xuất từ Đài Loan cho năng suất và chất lượng mạch xẻ tốt nhưng giá mua máy đắt hơn các loại máy cưa khác. Đối với cưa đĩa của công ty do Trung Quốc sản xuất có ưu điểm giá thành rẻ, thiết bị nhỏ gọn, có thể sử dụng động cơ điện 2 pha, nhưng nhược điểm là độ bền của cưa thấp, năng suất và chất lượng mạch xẻ thấp. Đối với cưa đĩa của cơ khí Đồng Tháp có ưu điểm là kết cấu và kích thước lớn hơn máy của Trung Quốc, năng suất và chất lượng mạch xẻ cao hơn máy của Trung Quốc. Xong nhược điểm của loại cưa này giá thành mua cưa cao hơn máy của Trung Quốc, tiêu thụ điện năng lớn, độ bền của các chi tiết không cao. Tóm lại: Có nhiều loại cưa đĩa hiện đang được sử dụng tại làng nghề La Xuyên. Với nhiều thông số kỹ thuật khác nhau, năng suất và chất lượng mạch xẻ cũng khác nhau. Việc đầu tư mua sắm chủ yếu là theo kinh nghiệm thực tế, chưa có đánh giá, tính toán lựa chọn cụ thể. 1.4. Những vấn đề tồn tại và hướng giải quyết khi áp dụng cưa đĩa xẻ gỗ tại làng nghề La Xuyên - Chất lượng mạch xẻ còn thấp, mạch cưa còn rộng, từ 2,4- 3,5mm do đó tỷ lệ thành khí còn thấp, một số lớn gỗ biến thành mùn cưa. - Độ mấp mô bề mặt ván xẻ lớn, từ đó độ dư gia công phải lớn, sau khi xẻ lại phải bào nhiều để tạo mặt phẳng - Năng suất thấp, tiêu tốn điện năng cao - Tỷ lệ lợi dụng gỗ thấp một phần lớn gỗ biến thành mùn cưa, phoi bào, khoảng 6 - 10%. Đối với các loại gỗ quí như Dáng Hương, gỗ Gụ với giá nguyên liệu đầu vào khoảng 80 triệu đồng/m3. Thì hàng năm làng nghề La Xuyên bỏ đi khoảng vài trăm tỷ đồng do hao hụt trong quá trình chế biến gỗ.
- 15 - Độ bền của thiết bị thấp, chi phí sửa chữa cao nên giá thành sản phẩm cao, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận 1.4.2. Hướng nghiên cứu giải quyết tồn tại - Cần phải nghiên cứu áp dụng các loại thiết bị xẻ có năng suất và chất lượng cao, đặc biệt là chất lượng mạch xẻ, độ rộng mạch xẻ, để từ đó nâng cao hệ số sử dụng gỗ - Cần nghiên cứu lựa chọn các thiết bị hiện có để chọn ra loại thiết bị có năng suất chất lượng cao, hiệu quả kinh tế lớn để áp dụng vào làng nghề La Xuyên - Cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cưa đĩa để nâng cao chất lượng mạch xẻ, phục vụ cho việc xẻ các loại gỗ quí có giá trị kinh tế cao Tóm lại: Hiện nay trong làng nghề La Xuyên có áp dụng nhiều loại cưa đĩa. Các loại cưa này còn có tồn tại cần phải khắc phục, việc nghiên cứu tính toán lựa chọn ra loại cưa đĩa xẻ gỗ là cần thiết để đáp ứng yêu cầu năng suất, chất lượng và hiệu quả, phù hợp với đối tượng nguyên liệu và điều kiện kinh tế của làng nghề La Xuyên 1.5. Tổng quan về một số công trình nghiên cứu về lựa chọn thiết bị 1.5.1. Tổng quan về một số công trình nghiên cứu về lựa chọn thiết bị Bất cứ khi áp dụng công nghệ và thiết bị vào trong sản xuất thì đều phải tiến hành lựa chọn cho phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật và môi trường, tùy theo tính chất của công nghệ và của thiết bị mà ta tiến hành các phương pháp lựa chọn khác nhau. Trên Thế giới khi áp dụng các loại máy móc vào trong sản xuất nông lâm nghiệp thì người ta đã có những nghiên cứu lựa chọn khoa học và toàn diện từ những vấn đề về kỹ thuật, vấn đề về kinh tế và bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của công nhân vận hành. Sau đây là một số công trình nghiên cứu về lựa chọn cưa xăng và máy kéo vào trong sản xuất nông lâm nghiệp. - Tác giả J.Laarman và cộng sự trong công trình [42], đã công bố kết quả tính toán, lựa chọn công nghệ và một số loại cưa xăng, máy kéo trong sản xuất lâm nghiệp ở philippine, tác giả đã xây dựng được cách xác định được một số chỉ tiêu kinh tế và đánh giá tác động đến môi trường của công nghệ và thiết bị.
- 16 - Theo tài liệu [32] việc lựa chọn công nghệ và thiết bị vào trong sản xuất phải tiến hành qua hai bước lựa chọn sơ bộ và lựa chọn chi tiết, tài liệu cũng đã đưa ra phương pháp tính toán chi phí sản xuất khi sử dụng máy và thiết bị, chi phí khấu hao thiết bị trong khai thác gỗ. - Theo tài liệu [33] [34] [38], thì các chỉ tiêu lựa chọn công nghệ và thiết bị phải bao gồm chỉ tiêu về kinh tế, chỉ tiêu về kỹ thuật, chỉ tiêu về môi trường sinh thái và chỉ tiêu bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động, trong đó đặc biệt nhấn mạnh chỉ tiêu bảo vệ môi trường sinh thái. - Một số công trình [46] [47] [53] đề cập đến các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị trong sản xuất, các giải pháp đưa ra đó là công suất của các thiết bị đưa vào sử dụng phải phù hợp không lớn quá, không nhỏ quá, sử dụng nhiều chức năng trên một thiết bị. - Một số công trình tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động, vận hành máy [27] [28], kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố về dao động, rung động, tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân vận hành và như vậy thì ảnh hưởng tới năng suất và hiệu quả sử dụng máy. Do đó khi lựa chọn thiết bị phải quan tâm đến yếu tố này. - Một số công trình tập trung nghiên cứu, đánh giá sử dụng cưa xăng chặt hạ gỗ [38] [39] [40] [49], các công trình này tập trung nghiên cứu năng suất và chi phí sản xuất khi sử dụng cưa xăng để chặt hạ gỗ, nghiên cứu dao động của cưa xăng ảnh hưởng đến người lao động, các tài liệu trên đều đưa ra cách tính khấu hao của cưa xăng chặt hạ gỗ rừng trồng. - Theo một số tài liệu của FAO, [32] [33], đã xây dựng được phương pháp tính toán năng suất, chi phí sản xuất khi sử dụng máy kéo nông nghiệp khi vận suất gỗ ở một số nước, kết quả tính toán làm tài liệu tham khảo để tính toán năng suất và chi phí sản xuất khi sử dụng máy kéo nông nghiệp để vận suất gỗ. Tóm lại: Các công trình nghiên cứu về lựa chọn thiết bị, sử dụng thiết bị, đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị trên thế giới rất phong phú. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra phương pháp thực nghiệm để xác định các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của thiết bị,
- 17 phương pháp tính toán chi phí sản xuất, khấu hao máy móc, thiết bị. Kết quả nghiên cứu này là tài liệu tham khảo rất tốt khi tính toán lựa chọn thiết bị vào điều kiện cụ thể của sản xuất. Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về lựa chọn các loại máy và thiết bị vào trong sản xuất nông lâm nghiệp đó là: - Đề tài trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu lựa chọn công nghệ và hệ thống thiết bị cho mô hình sản xuất lúa theo hướng cơ giới hóa đồng bộ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng đồng bằng sông Hồng", mã số: KC07.06/06-10, do TS Chu Văn Thiện, Viện cơ điện và công nghệ sau thu hoạch làm chủ nhiệm, kết quả của đề tài đã xây dựng được hai mô hình cơ giới hóa sản xuất lúa ở hai vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, đã lựa chọn được hệ thống thiết bị cơ giới hóa sản xuất lúa phù hợp cho hai mô hình, đề tài đưa ra khuyến nghị nên sử dụng máy kéo 4 bánh công suất từ 25 – 35 mã lực cho hiệu quả kinh tế cao. Song đối với từng địa phương cụ thể thì đề tài chưa đưa ra nên áp dụng loại máy nào cho phù hợp. - PGS.TSKH Phan Thanh Tịnh tác giả công trình nghiên cứu “Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng máy và thiết bị trong nông nghiệp” [25], đã công bố một số chỉ tiêu dùng để đánh giá quá trình sử dụng máy móc và thiết bị trong sản xuất nông lâm nghiệp, tác giả chưa đưa ra được các chỉ tiêu lựa chọn cho từng loại thiết bị. - Tác giả Nguyễn Văn Bỉ tác giả công trình “Một số phương pháp tuyển chọn máy móc thiết bị khai thác lâm sản và cơ giới hóa nông thôn miền núi” [3], đã xây dựng được một số phương pháp tuyển chọn thiết bị trong khai thác lâm sản. Song công trình chưa có nghiên cứu tuyển chọn máy cưa xẻ gỗ. - Tác giả Nguyễn Văn Bỉ trong công trình “Phương pháp lập và giải bài toán tối ưu trong công nghiệp rừng” [2], đã đưa ra phương pháp giải bài toán đa mục tiêu trong công nghiệp rừng, đó là phương pháp nhân tử Lagrăng và phương pháp hàm trọng lượng. - Tác giả Nguyễn Văn Bỉ trong công trình “Giải bài toán tối ưu đa mục tiêu trong công nghiệp rừng” [4], tác giả đã trình bày phương pháp và các bước giải bài toán đa mục tiêu khi các mục tiêu trái ngược nhau. - Tác giả Dương Văn Tài với công trình “Đánh giá hiệu quả sử dụng cưa xăng
- 18 tại Lâm trường Hữu Lũng, Lạng Sơn”, đã xây dựng được phương pháp khảo nghiệm cưa xăng trong chặt hạ, đã xác định được một số chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của cưa xăng, từ đó đã đánh giá được hiệu quả kinh tế khi sử dụng cưa xăng để chặt hạ gỗ [16]. - Tác giả Trịnh Hữu Trọng trong công trình “Nghiên cứu lựa chọn công nghệ và thiết bị cho công ty Rừng nguyên liệu Miền Bắc” đã công bố các chỉ tiêu lựa chọn cưa xăng và máy kéo để khai thác gỗ rừng trồng cho công ty nguyên liệu miền Bắc, tác giả đã lựa chọn được loại cưa xăng hợp lý để chặt hạ gỗ rừng trồng [21]. - Luận văn Thạc sỹ của tác giả Dương Văn Tài “Nghiên cứu tuyển chọn một số loại cưa xăng chặt hạ gỗ rừng trồng ở Việt Nam" [17], kết quả của đề tài đã xây dựng được một số chỉ tiêu đánh giá cưa xăng chặt hạ gỗ, xác định được hàm mục tiêu để lựa chọn thiết bị đó là; hàm năng suất và hàm chi phí sản xuất, đề tài đã lựa chọn được loại cưa xăng hợp lý để chặt hạ gỗ rừng trồng. Đề tài chưa đề cập đến các loại thiết bị khác. - Luận văn Thạc sỹ của tác giả Mai Đình Hùng “Nghiên cứu lựa chọn mẫu máy cày lên luống sử dụng trong khâu làm đất để trồng mía'' [10], kết quả của đề tài đã phân tích một số mẫu máy cày, từ đó tính toán lực tác dụng lên máy cày, sau đó lựa chọn ra loại mẫu cày hợp lý để trồng mía. Đề tài chỉ lựa chọn theo lực cản cày mà chưa đưa ra các chỉ tiêu lựa chọn. - Tác giả Trần thành trong công trình nghiên cứu "Lựa chọn thiết bị làm đất hợp lý phục vụ sản suất nông nghiệp tại huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc", tác giả đã xây dựng được các chỉ tiêu lựa chọn thiết bị làm đất trồng lúa, chưa có nghiên cứu thiết bị cưa xẻ gỗ [14]. Tóm lại: Đã có một số công trình nghiên cứu tuyển chọn thiết bị để cơ giới hóa một số khâu sản xuất trong nông lâm nghiệp, song chủ yếu tập trung vào lựa chọn cưa xăng chặt hạ gỗ rừng trồng. Đã có một số công trình nghiên cứu lựa chọn máy kéo làm đất cấy lúa, các công trình nghiên cứu lựa chọn thiết bị chế biến gỗ còn hạn chế. 1.5.2. Tổng quan về một số công trình nghiên cứu về lựa chọn thiết bị cưa đĩa xẻ gỗ. Ở Việt Nam hàng năm có hàng ngàn thiết bị chế biến gỗ được các cơ sở sản xuất đưa vào sử dụng, xong việc nghiên cứu tính toán, cải tiến các thiết bị chế biến
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động
143 p | 344 | 79
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm in theo tiêu chuẩn Iso 9001:2008 tại Công ty TNHH MTV In Bình Định
26 p | 302 | 75
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống phục vụ tra cứu thông tin khoa học và công nghệ tại tỉnh Bình Định
24 p | 290 | 70
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật của hệ thống truyền tải điện lạnh và siêu dẫn
98 p | 183 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng khai phá dữ liệu để trích rút thông tin theo chủ đề từ các mạng xã hội
26 p | 221 | 30
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu và xây dựng hệ thống Uni-Portal hỗ trợ ra quyết định tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
26 p | 209 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến của khách hàng đối với một sản phẩm thương mại điện tử
26 p | 165 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng giải thuật di truyền giải quyết bài toán tối ưu hóa xếp dỡ hàng hóa
26 p | 237 | 23
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp kiểm tra hiệu năng FTP server
26 p | 169 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng web ngữ nghĩa và khai phá dữ liệu xây dựng hệ thống tra cứu, thống kê các công trình nghiên cứu khoa học
26 p | 159 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng luật kết hợp trong khai phá dữ liệu phục vụ quản lý vật tư, thiết bị trường Trung học phổ thông
26 p | 147 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến đánh giá các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng
26 p | 199 | 15
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp phòng vệ nguy cơ trên ứng dụng web
13 p | 145 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng thuật toán ACO cho việc định tuyến mạng IP
26 p | 155 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu quá trình đốt sinh khối từ trấu làm nhiên liệu đốt qui mô công nghiệp
26 p | 162 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy nổ khí metan khi khai thác xuống sâu dưới mức -35, khu Lộ Trí - Công ty than Thống Nhất - TKV
73 p | 10 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tách khí Heli từ khí thiên nhiên
26 p | 110 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn