intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Thiết kế bộ cảnh báo tự động đa dụng bằng hệ thống quay số nhắn tin tự động

Chia sẻ: Sơ Dương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

26
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài "Thiết kế bộ cảnh báo tự động đa dụng bằng hệ thống quay số nhắn tin tự động" là là làm chủ được công nghệ thiết kế hệ thống quay số tự động phục vụ cho bệnh nhân đăng ký khám chữa bệnh từ xa. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Thiết kế bộ cảnh báo tự động đa dụng bằng hệ thống quay số nhắn tin tự động

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- NGUYỄN VĂN LÂM THIẾT KẾ BỘ CẢNH BÁO TỰ ĐỘNG ĐA DỤNG BẰNG HỆ THỐNG QUAY SỐ NHẮN TIN TỰ ĐỘNG Chuyên ngành : KỸ THUẬT Y SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT KỸ THUẬT Y SINH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH QUANG ĐỨC HÀ NỘI - 2014 1
  2. LỜI CẢM ƠN   -    Tôi x                    Xin chân thành   4   2
  3. LỜI CAM ĐOAN Ngoài sự giúp đỡ và hƣớng dẫn của giảng viên TS. Trịnh Quang Đức, luận văn này là sản phẩm của quá trình tìm tòi, nghiên cứu của tác giả về các vấn đề đƣợc đặt ra trong luận văn. Mọi số liệu, quan điểm, phân tích, đánh giá, kết luận của các tài liệu và các nhà nghiên cứu khác đƣợc trích dẫn theo đúng quy định. Vì vậy, tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình.  Tác giả Nguyễn Văn Lâm 3
  4. LỜI NÓI ĐẦU Trong những thập niên gần đây, lĩnh vực Thông tin – Truyền thông luôn là một trong các lĩnh vực quan trọng hàng đầu, không chỉ của một quốc gia mà của cả thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ về mặt công nghệ của lĩnh vực này có đã mang lại những thành quả hết sức lớn lao cho đời sống nhân loại. Nhờ sự áp dụng một cách thiết thực vào các lĩnh vực về kinh tế, khoa học và đời sống mà xã hội loài ngƣời đã vƣơn lên những tầm cao mới, đời sống ngƣời dân không ngừng đƣợc phát triển. Tại Việt Nam, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành viễn thông đã tạo ra những bƣớc ngoặt quan trọng trong cuộc sống hiện tại. Một trong những lĩnh vực đang rấtcần thiết phải có sự ứng dụng mạnh mẽ Công nghệ thông tin – Truyền thông thông hiện nay là lĩnh vực Y tế. Hiện nay, với tốc độ dân số tăng nhanh, theo thống kê của Bộ Y tế, nƣớc ta hiện nay có khoảng 90 triệu công dân (tính tới tháng 11/2013),đã dẫn tới tình trạng quá tải tại rất nhiều bệnh viện trên cả nƣớc. Tình trạng quá tải, chen lấn ở các bệnh viện từ lâu đã trở thành nỗi trăn trở của ngành Y tế nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Việc ứng dụng công nghệ nói chung và Công nghệThông tin - Truyền thông nói riêng sẽ là giải pháp hiệu quả cho vấn đề này. Xuất phát từ những thực tế trên, em đã chọn đề tài " Thiết kế bộ cảnh báo tự động đa dụng bằng hệ thống quay số nhắn tin tự động" để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Luận văn phát triển thành sản phẩm sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian cho các bệnh nhân có nhu cầu khám bệnhcũng nhƣ giảm tải cho không gian các bệnh viện vì lƣợng bệnh nhân xếp hàng quá đông thƣờng trực nhƣ hiện nay. Để làm rõ hơn về nội dung thực hiện của đề tài này, luận vănđƣợc chia thành 5 chƣơng bao gồm những nội dung nhƣ sau: Chƣơng 1: Đặt vấn đề Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết về mạng thông tin di động và module GSM sim900 Chƣơng 3: Cơ sở lý thuyết về lập trình website và Hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Chƣơng 4: Thiết kế quay số nhắn tin tự động phục vụ đăng ký khám bệnh từ xa Chƣơng 5: Kết quả thực nghiệm 4
  5. PHỤ LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2 LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 3 LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 4 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 5 DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ........................... 8 DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................... 9 DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. 10 Chƣơng 1 ........................................................................................................ 11 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 11 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 11 1.2. Mục tiêu của đề tài: .............................................................................. 12 1.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài: ........................................ 12 1.4. Quy trình khám chữa bệnh. .................................................................. 13  ..................................... 13  ..................................................................... 15 1. ................................ 16 Chƣơng 2 ........................................................................................................ 20 TỔNG QUAN VỀ MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM ............................. 20 VÀ MODULE GSM SIM900 ......................................................................... 20 2.1.2. C  ................................................................................................ 22 ................... 28  ................................................................... 28  .. 29  ................................................... 30 2.2. Module GSM Sim 900.......................................................................... 31  ............................................. 31  ....................................... 34  ..................................................... 36 5
  6.  .......................................................................... 37 2.2.4.  ................................................... 41 2.2.4.1. Tp lnh AT thit lp chung module GSM Sim900 .................. 42 ............................................................... 43 2.2.4.3. Tp lnh GSM 07.07 ................................................... 44 2.2.4.4. Tp lnh AT cho SMS.............................................................. 45  ........................................................... 45  ............................................................ 46 Chƣơng 3 ........................................................................................................ 47 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẬP TRÌNH WEBSITE ........................................ 47 VÀ HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU ........................................................... 47 3.1. Cơ sở lý thuyết về lập trình Website ..................................................... 47  ..................................................................... 47  ................................................................................ 47 3.1.1.2. L ............................................................. 48 ................................................................................. 49  ...................................................... 49 .................... 51  ................................... 52 3.1.2.1. HTTP và HTML ...................................................................... 52  ....................................................... 53  ................................................................. 55  .................................................... 55 .Net Framework ................................................. 55 ............................................................ 57 3.1.3.4. Internet Information Services (IIS) .......................................... 59 3.1.3.5. .......................................................... 64 Chƣơng 4 ........................................................................................................ 69 THIẾT KẾ QUAY SỐ NHẮN TIN TỰ ĐỘNG PHỤC VỤ ............................... 69 ĐĂNG KÝ KHÁM CHỮA BỆNH TỪ XA ...................................................... 69 6
  7. 4.1 Thiết kế Website ................................................................................... 69 4.2. Phân cấp chức năng của ngƣời sử dụng trang web. ............................... 70 4.3. Mô hình tổ chức dữ liệu........................................................................ 72 4.4. Mô hình vật lý dữ liệu. ......................................................................... 72  ........................................................................ 72  ..................................................................... 73  ................................................................................. 74  .............................................................................. 75 4.4.5. .......................................................................... 75  .............................................................................. 75  .............................................................................. 76 ......................................................................... 76 4.5. Mô hình liên kết cơ sở dữ liệu. ............................................................. 77 4.6. Thiết kế trang Web. .............................................................................. 77 4.7.Đƣa Website lên internet. ...................................................................... 78 4.8. Giao diện trang web. ............................................................................ 79 4.9. Thiết kế phần mềm giao tiếp PC/GSM ................................................. 80  ...................................................................................... 81  ........................................................................ 81 KẾT LUẬN CHUNG ...................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86 7
  8. DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ Viết tắt Diễn giải Ý nghĩa ASP Active Server Pages Môi trƣờng kịnh bản trên máy chủ IIS Internet Information Services Dịch vụ cung cấp thông tin Internet HTTP HyperText Transfer Protocol Giao thức để trao đổi thông tin HTML HyperText Markup Language Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản WWW World Wide Web Mạng toàn cầu CSDL Cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu IP Internet Protocol Giao thức internet URL Uniform Resource Locator Khả năng siêu liên kết cho các trang mạng GSM Global System for Mobile Hệ thống thông tin di Communications động toàn cầu SMS Short Message Services Dịch vụ tin nhắn ngắn 8
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1   nguyên lý h th    xu      khám bnh 18 Hình 3.2. Mô hình ng dng 2 lp 54 Hình 3.3. Mô hình ng dng 3 lp 54 Hình 3.4. .Net Phatform 55 Hình 3.5. ASP.Net 59 c xây dng sn ca ASP.NET 61 Hình 3.7. Quá trình x lý tp tin ASPX 64 Hình 3.8u vào mc Internet Information Services 64 Hình 3.9 65 Hình 3.10. Hp thoi Add Port 66 Hình 3.11. Menu Advanced settings 66 Hình 3.12. Chn Enabled và Allow the connection 67 Hình 3.13. Advanced Setup 67  phân cp cha h thng quan lý Website 69  phân cp ch 69  phân cp chp nhp 70  phân cp chng kê 70 Hình 4.5. Liên k d liu 77 Hình 4.6. Kin trúc tng th trang Web 78 Hình 4.7. Dao din trang ch website 79 Hình4.8. Trang thông tin ca tng phòng khám 79 nh qua website. 80 Hình 4.10.Trang thông báo giá dch v ca bnh vin. 80  82 p 82 Hình 4.13. Màn hình giao tip 83 9
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1. Bảng dữ liệu Bệnh Nhân 73 Bảng 4.2. Bảng dữ liệu Phòng khám 74 Bảng 4.3. Bảng dữ liệu Góp Ý 74 Bảng 4.4. Bảng dữ liệu Dịch vụ 75 Bảng 4.5. Bảng dữ liệu Tài khoản 75 Bảng4.6. Bảng dữ liệu Tin tức 75 Bảng 4.7. Bảng dữ liệu Loại tin 76 Bảng 4.8. Bảng dữ liệu Quảng cáo 76 10
  11. Chƣơng 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, những ứng dụng về Công nghệ Thông tin và Truyền thông đã đƣợc đƣa vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, đặc biệt là những ứng dụng đƣợc thiết kế nhằm mục đích chăm sóc sức khoẻ cho con ngƣời. Sự ra đời của công nghệ truyền thông đã và đang mang lại những thành quả lớn lao đối với ngành y tế của nhiều nƣớc trên thế giới. Đối với một hệ thống quay số nhắn tin tự động, công nghệ này sẽ cho phép bệnh nhân có thể đăng ký khám bệnh từ xa một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Hiện nay, ở nƣớc ta có khoảng 30 bệnh viện tuyến trung ƣơng và 300 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, ƣớc tính mỗi năm có tới hơn 150 triệu lƣợt khám bệnh dẫn đến tình trạng hệ thống bệnh viện nƣớc ta luôn trong tình trạng bị quá tải. Trƣớc thực trạng này, Bộ y tế đã và đang triển khai rất nhiều phƣơng án nhằm giải quyết thực trạng trên. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ nguồn nhân lực còn hạn chế, trang thiết bị phục vụ còn thiếu thốn, chủ yếu là thiết bị cổ điển, việc bệnh nhân phải xếp hàng để đăng ký khám chữa bệnh gây ra sự lãng phí rất lớn về mặt thời gian của ngƣời bệnhcũng nhƣ chiếm dụng một khoảng không gian và hạ tầng cơ sở phục vụ các nhu cầu cá nhân không nhỏ ở các bệnh viện. Bên cạnh đó tình trạng này cũng phần nào gây ra áp lực cho vấn đề quá tải giao thông bởi ngƣời bệnh và ngƣời nhà của bệnh nhân thƣờng đến bệnh viện vào các giờ bắt đầu mở cửa tại các bệnh viện, là những giờ cao điểm giao thông. Để giải quyết đƣợc những vấn đề nêu trên có rất nhiều giải pháp, một trong những giải pháp đƣợc đƣa ra là kết hợp giữa công nghệ thông tin, công nghệ Điện tử - Truyền thông và y học để thiết kế ra một hệ thống cho phép ngƣời bệnh tra cứu thông tin bệnh viện và đăng ký khám bệnh một cách đơn giản và hiệu quả nhất. Kết quả của quá trình đăng ký khám chữa bệnh sẽ đƣợc phản hồi về thiết bị di động của bệnh nhân, từ đó bệnh nhân sẽ dễ dàng trong việc sắp xếp thời gian cho quá trình điều trị của mình. Tại Việt Nam, hiện chƣa có đơn vị nào trong nƣớc nghiên cứu, thiết kế sản phẩm hoạt động nhƣ đã nêu trên. Các sản phẩm tƣơng đƣơng hiện có nếu nhập khẩu từ nƣớc 11
  12. ngoài sẽ có giá thành cao, trong khi đó nhu cầu điều trị của bệnh nhân là rất lớn.Việc thiết kế thành côngsản phẩm này sẽ mang lại những lợi ích nhất định về mặt ứng dụng công nghệ vào đời sốngcũng nhƣ là giải pháp tiết kiệm chi phí đi lại và đầu tƣ xậy dựng hạ tầng bệnh viện, một trong những vấn đề của kinh tế quốc gia. Dựa trên những tìm hiểu trên em đã đề xuất đề tài " Thiết kế quay số nhắn tin tự động phục vụ đăng ký khám bệnh từ xa " nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình đăng ký khám/chữa bệnh của bệnh nhân, bên cạnh đó góp phần giải quyết nhu cầu rất lớn của xã hội hiện nay. Sản phẩm sau khi đƣợc thiết kế và ứng dụng thành công sẽ làm giảm suất đầu tƣ của các bệnh viện (do giá thành thấp hơn nhập ngoại), giảm nhập siêu góp phần thực hiện chính sách Quốc gia về trang thiết bị y tế của chính phủ. Đồng thời nhiệm vụ cũng sẽ góp phần thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho ngành y tế. 1.2. Mục tiêu của đề tài: Mục tiêu của đề tài là làm chủ đƣợc công nghệ thiết kế hệ thống quay số tự động phục vụ cho bệnh nhân đăng ký khám chữa bệnh từ xa. Sản phẩm của đề tài có khả năng cho phép bệnh nhân đăng ký khám chữa bệnh và thông tin về kết quả đăng ký khám chữa bệnh sẽ đƣợc gửi về trên thiết bị điện thoại của bệnh nhân. Thông qua sản phẩm của đề tài , thời gian khám chữa bệnh của bệnh nhân đƣợc sắp xếp và tự động gửi kết quả thông qua hệ thống quay số tự động . Bên cạnh sản phẩm về phần cứng, đề tài còn tập trung vào việc phân tích trƣờng hợp sử dụng để thiết lập ra một website cho phép đăng ký khám bệnh qua internet, từ đó thiết lập một phần mềm để cài đặt và quản trị dữ liệu của bệnh nhân đăng ký đảm bảo phục vụ hiệu quả nhất. 1.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài: Các nội dung khoa học công nghệ chủ yếu cần giải quyết bao gồm: - Tìm hiểu về hệ thống thông tin di động và module GSM Sim 900. - Dựa trên kinh nghiệm quản lý khám chữa bệnh của một số bệnh viện ở Hà Nội, phân tích trƣờng hợp sử dụng. - Thiết kế bộ cảnh báo tự động bằng hệ thống quay số nhắn tin tự động phù hợp với điều kiện viễn thông ở Việt Nam. - Thiết lập website đăng ký khám chữa bệnh 12
  13. - Viết phần mềm điều khiển nhúng thiết bị quay số nhắn tin tự động thông qua dữ liệu quản trị website - Thử nghiệm và đánh giá hệ thống, tìm ra những giới hạn kỹ thuật cũng nhƣ khả năng cải tiến. 1.4. Quy trình khám chữa bệnh. 1.4.1. Các bước khám chữa bệnh tại bệnh viện. Theo nhƣ tìm hiểu của em về các thủ tục hành chính và đăng ký khám chữa bệnh ở các bệnh viện trong nƣớc, quy trình đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau: * Bƣớc 1: Tiếp đón ngƣời bệnh - Lấy số thứ tự để làm thủ tục khám bệnh. - Xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT), giấy tờ tùy thân có ảnh, hồ sơ chuyển viện hoặc giấy hẹn tái khám. - Nhận phiếu khám bệnh và số thứ tự tại buồng khám. - Đối với những trƣờng hợp vƣợt tuyến, trái tuyến, ngƣời bệnh có nguyện vọng khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu thì ngƣời bệnh tạm ứng tiền khám bệnh, chữa bệnh. * Bƣớc 2: Khám lâm sàng và chẩn đoán Tùy theo tình trạng bệnh, thầy thuốc có thể chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng hoặc chẩn đoán xác định và kê đơn điều trị mà không cần chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng. Khám lâm sàng, chẩn đoán và chỉ định điều trị - Chờ khám theo số thứ tự đã đƣợc ghi trên phiếu khám bệnh. - Vào khám khi đƣợc thông báo. Khám lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán và chỉ định điều trị - Chờ khám theo số thứ tự đã đƣợc ghi trên phiếu khám bệnh. - Vào khám khi đƣợc thông báo. - Nhận phiếu chỉ định xét nghiệm từ bác sĩ khám. - Phối hợp với kỹ thuật viên xét nghiệm để lấy mẫu xét nghiệm. - Quay về buồng khám bệnh, chờ đến lƣợt. - Nhận chỉ định điều trị, đơn thuốc và về nơi làm thủ tục chi trả viện phí hoặc đồng chi trả bảo hiểm y tế. 13
  14. Tại nơi lấy mẫu xét nghiệm - Bố trí đủ điểm lấy mẫu xét nghiệm phù hợp với lƣu lƣợng ngƣời bệnh. Nơi lấy mẫu đƣợc đặt tại khoa khám bệnh. - Nhận phiếu chỉ định từ ngƣời bệnh. - Hƣớng dẫn ngƣời bệnh chuẩn bị và lấy mẫu xét nghiệm. - Chuyển mẫu về khoa xét nghiệm. Tại khoa xét nghiệm - Thực hiện xét nghiệm. - Chuyển trả kết quả xét nghiệm cận lâm sàng về buồng khám nơi chỉ định. *Bƣớc 3: Thanh toán viện phí Ngƣời bệnh có bảo hiểm y tế - Nộp phiếu thanh toán (mẫu 01/BV). - Xếp hàng chờ đến lƣợt thanh toán. - Nộp tiền cùng chi trả và nhận lại thẻ BHYT. Ngƣời bệnh không có bảo hiểm y tế nộp viện phí theo quy định. *Bƣớc 4: Phát và lĩnh thuốc - Nộp đơn thuốc tại quầy phát thuốc. - Kiểm tra, so sánh thuốc trong đơn và thuốc đã nhận. - Nhận đơn thuốc, thuốc và ký nhận. Sơ đồ quy trình đăng ký, khám chữa bệnh và thủ tục hành chính đƣợc minh họa cụ thể ở hình 1-1. Trong đó các bƣớc thực hiện đƣợc biểu thị thông qua các con số tƣơng ứng. Các mũi tên chỉ chỉ tác động hay tƣơng tác giữa các khâu chức năng trong quy trình đăng ký, khám chữa bệnh đã đƣợc mô tả chi tiết ở trên. Tuy hình thức có thể khác nhau, song, hầu hết các bệnh viện trong nƣớc hiện nay đều áp dụng mô hình quản lý này để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân. 14
  15. 1 KHU VỰC ĐÓN TIẾP Thu phí 8 7 2 PHÁT – LĨNH THUỐC KHÁM LÂM SÀNG (Đa khoa hoặc chuyên khoa) 3 6 4 5 XÉT NGHIỆM CHUẨN ĐOÁN THĂM ĐÕ CHỨC -------------- HÌNH ẢNH ----------------- NĂNG Hình 1.1.  khám bnh lâm sàng có xét nghip, chu ch 1.4.2. Thời gian khám bệnh - Khám lâm sàng đơn thuần: Thời gian khám trung bình dƣới 2 giờ. - Khám lâm sàng có làm thêm 01 kỹ thuật xét nghiệm/chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng (xét nghiệm cơ bản, chụp x-quang thƣờng quy, siêu âm): Thời gian khám trung bình dƣới 3 giờ. - Khám lâm sàng có làm thêm 02 kỹ thuật phối hợp cả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm và thăm dò chức năng (xét nghiệm cơ bản, chụp xquang thƣờng quy, siêu âm): Thời gian khám trung bình dƣới 3,5 giờ. 15
  16. - Khám lâm sàng có làm thêm 03 kỹ thuật phối hợp cả xét nghiệm, chẩn hình ảnh và thăm dò chức năng (xét nghiệm cơ bản, chụp xquang thƣờng quy, siêu âm, n ội soi): Thời gian khám trung bình dƣới 4 giờ. Hình nh ti bnh vin Bch Mai  Hà Ni Hình nh ti bnh vi Qua quy trình khám, chữa bệnh, thời gian khám và đi thực tế cho mỗi công đoạn mất rất nhiều thời gian, chính vì vậy đề tài"Thiết kế quay số nhắn tin tự động phục vụ đăng ký khám bệnh từ xa" nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình đăng ký khám/chữa bệnh của bệnh nhân, giảm tải lƣợng ngƣời tập trung tại bệnh viện,tránh đƣợc các bệnh chuyền nhiễm. khi lƣợng bệnh nhân đông dẫn đến tình trạng xô đẩy chen lấn gây áp lực cho bác sĩ khám, chữa bệnh bên cạnh đó góp phần giải quyết nhu cầu rất lớn của xã hội hiện nay. 1.4.3 Đề xuất mô hình sử dụng công nghệ thông tin Nhƣ đã trình bày ở phần 1.4.1 và 1.4.2 trong chƣơng này, khó khăn thực tế mà các bệnh viện cũng nhƣ bệnh nhân thƣờng xuyên phải đối mặt đó là sự xếp hàng để hoàn tất công việc khám bệnh của bác sĩ cũng nhƣ nhu cầu chữa bệnhcủa ngƣời dân. Rõ ràng, chúng ta có thể thấy rằng quá trình khám chữa bệnh, thủ tục hành chính là một quá trình tƣơng tác giữa bác sĩ và bệnh nhân để có quyết định cuối cùng là kê đơn thuốc và cấp phát thuốc cho ngƣời bệnh. Quá trình này đƣợc thực hiện thông qua phƣơng thức là trao đổi thông tin; bác sĩ cần biết thông tin về tình trạng bệnh tật của bệnh nhân và ngƣợc lại, bệnh nhân cần biết thông tin về phƣơng thức chữa bệnh từ bác sĩ. Ở quá trình khám chữa bệnh này, những kiểm tra và can thiệp lâm sàng phải đƣợc tiến hành, nghĩa là, bệnh nhân và bác sĩ cần phải gặp nhau ở tại phòng khám để đảm bảo tính an toàn và quyết định chính xác cho liệu pháp điều trị. 16
  17. Đối vớimột số những bệnh lý truyền thống mà đã đƣợc tổng kết qua kinh nghiệm lâu năm và trở thành những phƣơng pháp khám và điều trị chuẩn mựctrong y tế, thì bệnh nhân vàbác sĩ có thể trao đổi những thông tin này qua các phƣơng tiện thông tin nhƣ: thoại, hình ảnh, số liệu lâm sàng trực tuyến để có những quyết định điều trị cuối cùng. Hình thức này còn đƣợc gọi là telemedicine (y tế từ xa) trên thế giới gần đây đƣợc rất nhiều quan tâm của các nhà công nghệ khi công nghệ viễn thông và thông tin phát triển đến mức ngƣời ta có thể sử dụng thực tại ảo để thực hiện những ca mổ qua hệ thống thông tin viễn thông. Với nền tảng viễn thông đa dạng phát triển nhƣ hiện nay, khả năng này là hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc trong tƣơng lai. Ở khía cạnh khác, khi bệnh nhân có nhu cầu khám bệnh, để đảm bảo quyền đƣợc khám chữa bệnh, các bệnh viện buộc phải có những thủ tục hành chính để tổ chức sắp xếp các công tác khám chữa bệnh một cách hiệu quả và công bằng. Về mặt bản chất, cũng tƣơng tự nhƣ quá trình khám chữa bệnh, quá trình đăng ký khám chữa bệnh và thủ tục hành chính cũng là một quá trình trao đổi thông tin để biết những thông tin nhƣ sơ bộ của ngƣời bệnh, qua đó xác định phân công sự khám bệnh cho các phòng khám hoặc các bác sĩ chuyên khoa một cách hợp lý. Những thông tin cơ bản về ngƣời bệnh thƣờng là những thông tin sơ bộ về lâm sàng nhƣ bộ phận của cơ thể nào bị tổn thƣơng? Rối loạn? Triệu chứng? Cũng nhƣ các thông tin về hành chính khác nhƣ tuổi? Giới tính? Địa chỉ? Phƣơng thức liên lạc? Hình thức thanh toán viện phí. Ở trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, nhƣ đã giới thiệu trong phần 1.1, đề tài này chỉ hƣớng tới vấn đề trao đổi thông tin trong công tác đăng ký khám chữa bệnh mà không đề cập đến cách thức thực hiện trao đổi thông tin trong thủ tục hành chính cũng nhƣ quá trình khám chữa bệnh bởi tính phức tạp và khối lƣợng công việc đồ sộ trong bài toán cần giải quyết. Ý tƣởng trao đổi thông tin trong công tác đăng ký khám chữa bệnh đƣợc dựa trên nền tảng cơ bản là internet. Nhƣ đã tổng kết ở các phần 1.4.1, công tác đăng ký khám chữa bệnh khá đơn giản, bệnh nhân cần đăng ký tên, tuổi địa chỉ, số điện thoại để nhận đƣợc thông báo khi đến lƣợt khám chữa bệnh. Nhƣ vậy những thông tin trên hoàn toàn có thể đƣợc thực hiện thông qua hệ thống viễn thông và thông tin nhƣ internet. Hiện nay, hình thức đăng ký và gửi thông tin các nhân qua mạng internet đã đƣợc thực hiện rất phổ biến, ngƣời ta có thể sử dụng nó để xin mở tài khoản ngân 17
  18. hàng, mua bán, thanh toán trong thƣơng mại điện tử. Do đó công nghệ này sẽ đảm bảo tính khả thi cao trong việc thực hiện liên lạc đăng ký khám chữa bệnh qua mạng internet, thông qua việc bệnh viện sẽ nhận đƣợc thông tin về bệnh nhân. Ở chiều ngƣợc lại, các bệnh nhân cũng có thể nhận đƣợc thông tin phản hồi này một cách nhanh chóng. Hiện nay, với sự phát triển hệ thống viễn thông 3G và tƣơng lai gần sẽ là 4G, ngƣời dùng hoàn toàn có thể truy cập internet ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, hạ tầng này vẫn đang ở mức chi phí cao mà nhiều bệnh nhân nghèo nhƣ ở Việt Nam khó tiếp cận đƣợc. Mạng viễn thông 1G và 2G là một phƣơng tiện viễn thông rẻ hơn rất nhiều, cho phép ngƣời sử dụng dễ dàng tiếp cận với giá thành thấp và chi phi đầu tƣ ban đầu cũng rất rẻ. Tuy nhiên, mạng 1G chỉ cho phép nhận và trao đổi những thông tin thông qua thoại, trong khi mạng 2G cho phép nhận và trao đổi thông tin bằng cả thoại và text mà không thể truy cập đƣợc internet. Nhƣ vậy, ở chiều phản hồi thông tin từ phía bệnh viện sẽ gặp khó khăn nếu nhƣ bệnh nhân không sử dụng hệ viễn thông di động 3G. Để giải quyết vấn đề này, trong luận văn này, đề tài sẽ áp dụng hình thức phản hồi thông tin từ phía bệnh viện tới ngƣời bệnh thông qua hệ thống viễn thông 2G và 1G nghĩa là sẽ cho phép chuyển thông tin phản hồi tới ngƣời bệnh bằng thoại và text. Hệ thống viễn thông 2G và 1G ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng chuẩn GSM, do đó, dựa trên cơ sở này đề tài sẽ đề xuất mô hình tổng thể nhƣ sau: Bệnh Nhân Website Internet Bệnh viện Internet GSM Giao diện Connector Máy chủ Bệnh Viện PC/GSM Hình 1..0.1.  nguyên lý h th xu bnh 18
  19. Có thể đƣa ra tình huống áp dụng cho hệ thống này nhƣ sau: - Bệnh nhân sẽ truy cập các website của các bệnh viện mà họ muốn đến khám - Ở website của bệnh viện sẽ đƣợc thiết kế mục đăng ký khám bệnh - Thông qua đƣờng dẫn đăng ký khám bệnh, bệnh nhân, sẽ khai các thông tin cơ bản cần thiết. - Máy chủ của bệnh viện sẽ nhận đƣợc các thông tin này và xếp hàng các bệnh nhân đăng ký theo thứ tự - Khi lƣợt khám của bệnh nhân còn cách một khoảng thời gian nhất định (do bệnh viện quyết định tùy thuộc vào lộ trình khám bệnh của từng bệnh viện cụ thể), hệ thống sẽ tự động nhắn tin đến số điện thoại và gọi điện đến cho bệnh nhân để thông báo cho bệnh nhân về thời gian khám bệnh. Nhƣ vậy, để hoàn thiện hệ thống, luận văn sẽ phải giải quyết những công việc sau: - Nghiên cứu hệ thống viễn thông di động GSM và những phƣơng thức giao tiếp giữa PC và GSM. - Nghiên cứu phƣơng thức điều khiển các thiết bị giao diện PC/GSM - Nghiên cứu, thiết kế website của một bệnh viện giả thiết trong đó có mục đăng ký khám bệnh để thu thập một số những thông tin cần thiết về bệnh nhân. - Nghiên cứu thiết kế phần mềm quay số, gọi điện, nhắn tin tự động. - Tổng hợp hệ thống, chạy thử nghiệm. 19
  20. Chƣơng 2 TỔNG QUAN VỀ MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM VÀ MODULE GSM SIM900 2.1. Tổng quan về mạng thông tin di động GSM 2.1.1. Giới thiệu về mạng thông tin di động GSM 2.1.1.1. H thng GSM GSM (Global System for Mobile Communications) là mạng thông tin di động toàn cầu. GSM đƣợc xây dựng và đƣa vào sử dụng đầu tiên bởi Radiolinja ở Phần Lan. Vào năm 1989 công việc quản lý tiêu chuẩn v à phát triển mạng GSM đƣợc chuyển cho viện viễn thông châu Âu ETSI (European Telecommunications Standards Institute).Các tiêu chuẩn, đặc tính của GSM đƣợc công bố lần đầu tiên vào năm 1990. Vào cuối năm 1993 đã có hơn 1 triệu thuê bao sử dụng mạng GSM của 70 nhà cung cấp dịch vụ trên 48 quốc gia. Đến nay GSM đƣợc sử dụng bởi hơn 2 tỷ ngƣời trên 212 quốc gia và vùng lãnh thổ. GSM là chuẩn phổ biến nhất cho điện thoại di động trên thế giới do khả năng phủ sóng rộng khắp nơi cho phép ngƣời sử dụng có thể sử dụng điện thoại di động của họ ở nhiều vùng trên thế giới. GSM khác với các chuẩn tiền thân của nó về cả tín hiệu và tốc độ, chất lƣợng cuộc gọi. Nó đƣợc xem nhƣ là một hệ thống điện thoại di động thế hệ thứ hai (Second Generation, 2G). Lợi thế chính của GSM là chất lƣợng cuộc gọi tốt, giá thành thấp và dịch vụ tin nhắn dễ dàng. Với công nghệ SIM thuận tiện và chuyển vùng với hầu hết các quốc gia, đáp ứng những nhu cầu căn bản hiện tại của khách hàng nhƣ thoại, nhắn tin, truyền số liệu tốc độ thấp, GSM đƣợc dự đoán sẽ còn tiếp tục thống trị thị trƣờng thoại di động toàn cầu trong tƣơng lai. 2.1.1.2. Các cha h thng GSM GSM là mạng điện thoại di động thiết kế gồm nhiều tế bào , do đó các máy điện thoại di động kết nối với mạng bằng cách tìm kiếm các cell gần nó nhất. Cell là đơn vị nhỏ nhất của mạng, có hình dạng trên lý thuyết là một tổ ong hình lục giác. Trong mỗi cell có một trạm vô tuyến gốc BTS (Base Transceiver Station) liên lạc với tất cả các máy di động MS (Mobile Station) có mặt trong cell. Khi MS di chuyển ra ngoài vùng phủ sóng của cell, nó phải đƣợc chuyển giao sang làm việc với BTS của cell khác. Thông thƣờng, một cuộc gọi di động không thể kết thúc trong một cell nên hệ thống thông tin di động tế bào phải có khả năng điều khiển và chuyển giao cuộc 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2