intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án về chất lượng xây dựng công trình trên địa bàn huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

44
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm nghiên cứu một cách hệ thống lý thuyết về công tác quản lý dự án đối với các Ban quản lý dự án, Chủ đầu tư, Nhà đầu tư các công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước (NSNN), để hoàn thiện công nghệ quản lý phù hợp với sự phát triển nền kinh tế tri thức dựa trên nền khoa học và công nghệ trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án về chất lượng xây dựng công trình trên địa bàn huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------------------------------------------------ LÊ XUÂN TRIỀU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DỰ ÁN VỀ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành:Kỹ thuật xây dựng Long An, năm 2019 1
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN --------------------------------------- LÊ XUÂN TRIỀU LÊ XUÂN TRIỀU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DỰ ÁN VỀ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH LONG AN NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng NĂM 2019 Long An – Năm 2019 2
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN --------------------------------------------------------------------- LÊ XUÂN TRIỀU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DỰ ÁN VỀ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠMVĂN HÙNG Long An, năm 2019 3
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Tác giả LÊ XUÂN TRIỀU 4
  5. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tác giả xin dành bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu nhà trường, trường Đại Học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tạo điều kiện cho tác giả và các anh chị em học viên được học tập và nâng cao kiến thức chuyên môn về lĩnh vực xây dựng. Đặc biệt, tác giả xin được gửi lời tri ân sâu sắc tới thầy TS. Phạm Văn Hùng đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ cả về chuyên môn và phương pháp nghiên cứu, cũng như cung cấp thêm tài liệu thông tin khoa học cần thiết để tác giả hoàn thành luận văn này. Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở Nhà trường, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân và được sự tận tình hướng dẫn của thầy TS. Phạm Văn Hùng. Luận văn thạc sĩ đã hoàn thành trong thời gian quy định với sự nỗ lực của bản thân, tuy nhiên không thể không có những thiếu sót. Kính mong Quý Thầy Cô chỉ dẫn thêm để tác giả bổ sung những kiến thức nhằm hoàn thiện luận văn được tốt hơn. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các bạn trong lớp Cao học ngành Kỹ thuật công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp khóa Cao học Xây dựng đã hỗ trợ rất nhiều trong quá trình học tập. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả LÊ XUÂN TRIỀU 5
  6. NỘI DUNG TÓM TẮT Một số nguyên nhân quản lý về hiệu quả hoạt động quản lý dự án về chất lượng xây dựng công trình của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An chưa được hợp lý mà tác giả đã gặp khá nhiều vấn đề như vậy, nên tác giả chọn vấn đề này để nghiên cứu. Tác giả thu thập dữ liệu từ 173 người làm việc trong ngành xây dựng bằng bảng câu hỏi. Xác định được có 30 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án về chất lượng xây dựng công trình của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Nguyên nhân thường do: Việc quản lý của Ban quản lý dự án trong công trình xây dựng chưa đồng bộ: như việc kiểm soát nhà thầu trong công tác khảo sát - thiết kế; tư vấn giám sát; nhà thầu thi công... Tác giả chia các nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng lớn thành 5 nhóm nhân tố là: - Nhân tố chủ đầu tư. - Nhân tố năng lực của nhà thầu và tư vấn giám sát. - Nhân tố kinh tế xã hội. - Nhân tố chính sách pháp luật. - Nhân tố đặc điểm của dự án và các bên tham gia. Các dự án có thể sử dụng kết quả này để nâng cao giải pháp quản lý thực hiện dự án. 6
  7. ABSTRACT Some of the causes of Some reasons for managing the effectiveness of project management on construction quality of construction investment management units in Thu Thua district, Long An province have not been reasonable, so the author chose the topic to study. The author collected data from 170 people working in the construction industry using questionnaires and identifield 30 causes of Identifying 30 solutions to improve the effectiveness of project management on construction quality of the project management unit of Thu Thua district, Long An province.... The author has categozired the causes og high impact into five groups of factors: - Investor factor. - Capacity factor of contractor and supervisory consultant. - Socio-economic factor. - Legal policy factor. - Characteristic of the project and stakeholders. Participants in the project may use this result to managing the effectiveness of project management and its impact on project progress. 7
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... 11 DANH MỤC CÁC: BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ .................................... 11 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ………………………………………..……………….……..12 1.1. Đặt vấn đề, ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài: .... ………………….12 1.2. Lợi ích của đề tài: .... ……………………………………………..……………...125 1.2.1. Lợi ích khoa học ………………………………………………………...……...15 1.2.2. Lợi ích thực tiễn …………………………………………………………….......16 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………… ……..……...17 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ……………………………………… ..….…17 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: …………………………………………………….… ..17 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: …………………………………………………….…….178 1.5. Phương pháp nghiên cứu: ……………………………………………..….. …….18 1.5.1 Xây dựng mô hình khảo sát ……………………………………………..… . ....18 1.5.2 Thu thập thông tin khảo sát ……………………………………………..… .. …18 1.5.3 Xây dựng bản câu hỏi ………………………………………………..… .. ……18 1.5.4 Thu thập số liệu cho bảng câu hỏi ………………………………………… .. …19 1.5.5 Phân tích và xử lý số liệu …………………………………………….............…19 1.5.6. Kết luận …………………………………………………………………… ... ...19 1.6. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật áp dụng …………………………...…… ... 19 1.6.1. Phương pháp định tính:………………………………………………….…. .... .19 1.6.2. Phương pháp định lượng ………………………………………………. ..... …..20 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ………………...… .... 21 2.1. Tổng quan về quản lý dự án ………………………………………………….. .... 21 2.1.1. Các khái niệm cơ bản …………………………………………………….… .... 21 2.2. Ảnh hưởng của đặc điểm sản phẩm xây dựng đến công tác quản lý dự án…… ... 29 2.2.1. Những đặc điểm chủ yếu của dự án: ………………………….………… .... …29 2.2.2. Những đặc điểm khác của dự án: ………………………..…………… .... …… 30 2.3. Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng:………..………………..... …….31 2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:…………………………………………… ..... .……31 2.3.2. Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư:……………………………………… ...... ….31 2.4. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng………………………… ...... ….…32 8
  9. 2.5. Đặc điểm và nội dung quản lý dự án ……………………………… ..... ………..33 2.5.1. Những đặc trưng của công tác quản lý dự án:………………………… ..... …...33 2.5.2. Nội dung quản lý dự án:…………………………………………… ..... ……….34 2.6. Ý nghĩa của quản lý dự án…………………………………………… ..... ..……..36 2.7. Kết luận…………………………………………………………… ...... …….…..37 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ CÁC NGHIÊN CỨU GẦN ĐÂY CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN Ở HUYỆN THỦ THỪA …… ................. ..…...38 3.1. Quá trình hình thành và phát triển………………………………… .. ………..… 38 3.2. Chức năng chủ yếu và hình thức thực hiện quản lý dự án của đơn vị….. .. …...…40 3.3. Quyền hạn và nghĩa vụ của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng…… .. …………43 3.3.1. Quyền hạn:………………………………….……………………… . …………55 3.3.2. Nghĩa vụ:……………………………………………………….... . ……………55 3.4. Nhân sự và cơ cấu tổ chức…………………………………………… . …………56 3.4.1. Nhân sự:…………………………………………………………… .. ……..…..56 3.4.2. Cơ cấu tổ chức:…………………………………………………… . …………..56 3.5. Những dự án đã thực hiện………………………………….………… .. ….……..59 3.6. Thực trạng công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng NSNN tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thủ Thừa………. .. …..………60 3.6.1.Cơ sở pháp lý và các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. ... .60 3.6.2. Tình hình triển khai các dự án từ năm 2013 đến năm 2016:……… . ………….64 3.6.3. Những kết quả đạt được: ………………………………………… .. ……….….66 3.6.4. Những hạn chế, thiếu sót trong thời gian qua:…………………… .. …………..66 3.7. Các nghiên cứu trước đây………………………………………… .. ……………67 3.7.1. Các nghiên cứu trên thế giới…………………………………… . ……….…….67 3.7.2. Các nghiên cứu trong nước……………………………………… . ……………68 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……… ......... ……..72 4.1. Qui trình nghiên cứu.………………………………………………… ….………72 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dự án………………………… . …….……74 4.3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và thu thập dữ liệu:………………….. ……..……74 4.4 Kích thước mẫu và xử lý dữ liệu………………………………… …………...….76 4.4.1 Kích thước mẫu………………………………………………… . ………...……76 9
  10. 4.4.2 Xử lý dữ liệu…………………………………………………… . ………….…..76 4.4.2.1 Kiểm định thang đo………………………………………… ... ………………76 4.4.2.2 Phân tích nhân tố………………………………………… .. ………………….77 a. Khái niệm về phân tích nhân tố…………………………………………… .....……77 b. Phân tích ma trận tương quan và sự phù hợp của phân tích nhân tố…… ........……78 c. Số lượng nhân tố được trích xuất…………………………………… ........………..78 d. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)………………………………………… ..…….79 e. Đặt tên và giải thích các nhân tố………………………………………… .....……..80 4.5. Xây dựng nội dung bảng câu hỏi…………………………………………… ...….80 4.5.1. Phần mở đầu………………………………………………………………...…..81 4.5.2 Thông tin chung…………………………………………………………… ....…81 4.6 Kết quả khảo sát số liệu……………………………………………………… ..….81 4.6.1. Kết quả trả lời bảng hỏi……………………………………………… ...……....81 4.6.2. Thống kê mô tả các chỉ tiêu định tính……………………………… ...………..82 4.7. Kết quả phân tích……………………………………………………… ....………88 4.7.1. Kết quả phân tích ……………………………………………………… ..……..89 4.7.1.1. Kiểm tra hệ số mean……………………………………………… ..………...89 4.7.1.2. Kiểm định thang đo…………………………………………………… ...…...91 4.7.1.3. Kết quả phân tích EFA………………………………………………… ..…...95 4.8 Kết luận chương............................................................................................ ..........99 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................... ..............101 5.1 Kết luận..................................................................................................... ............101 5.2 Kiến Nghị......................................................................................... .....................101 5.3 Những hạn chế của luận văn và kiến nghị nghiên cứu tiếp theo........ .................102 5.3.1 Những hạn chế của luận văn………………………………..... .........………..102 5.3.2 Kiến nghị nghiên cứu tiếp theo…………………………………......... .........…102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................104 PHỤ LỤC.....................................................................................................................106 10
  11. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - CĐT: Chủ đầu tư. - BQLDA: Ban quản lý dự án. - UBND: Ủy ban nhân dân. - BQL các CTXD: Ban quản lý các công trình xây dựng. - BCH: Bảng câu hỏi. - ccs:Các cộng sự. - TVTK/GS: Tư vấn thiết kế/giám sát. DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG BIỂU TÊN BẢNG BIỂU TRANG Bảng 2.1 Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng 70 Bảng 4.3 Thang đo nghiên cứu 75 DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ TÊN ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ TRANG Hình 2.1.1.a Sơ đồ chủ đầu tư trực tiếp QLDA 25 Sơ đồ chủ đầu tư thuê tư vấn Hình 2.1.1.b 26 QLDA Hình 2.3 Vòng đời dự án đầu tư 31 Bản đồ vị trí huyện Thủ Thừa- 38 Hình 3.1 Long An Hình 3.3H.. Sơ đồ tam giác mục tiêu chất 55 lượng quản lý dự án Hình 4.2 Sơ đồ tổ chức Ban QLDA Đầu tư 57 xây dựng huyện Biểu đồ so sánh kết quả thực 65 Hình 5.1 hiện qua các năm Hình 6.1 Trình tự nghiên cứu 73 11
  12. CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề, ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài: Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh của khu vực trong quá trình đổi mới (trong đó có tỉnh Long An nói riêng). Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng đều qua các năm (từ năm 2001 đến năm 2010). Tuy nhiên, con số này bắt đầu suy giảm từ đầu năm 2011, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính thế giới. Để kịp thời ứng phó với tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, Chính phủ Việt Nam đã đề ra những chính sách tích cực, nhằm bình ổn nền kinh tế vĩ mô như: kiểm soát lạm phát, phê duyệt nhiều biện pháp kích thích tài chính, kiểm soát các quỹ đầu tư, hạ lãi suất cơ bản,… “Sau một giai đoạn suy thoái ngắn, nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển biến phục hồi tăng trưởng mạnh, trong quá trình đổi mới được thúc đẩy bởi nhu cầu nội địa kể từ năm 2012 đến nay”. Bảng 1.1: Tổng sản phẩm trong nước GDP (So sánh giá năm 1994) Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 6,89 7,08 7,34 7,79 8,44 8,23 8,46 6,31 5,32 6,78 Trong quá trình đổi mới xây dựng đất nước theo con đường Công nghiệp hóa - Hiện đại hoá, các dự án đầu tư xây dựng là một phần quan trọng của sự phát triển nền kinh tế. Vì vậy việc nghiên cứu khoa học về quản lý dự án ngày càng được quan tâm của xã hội. Quản lý dự án là một tập hợp các hoạt động nhằm thiết lập các mục tiêu của dự án và những phương pháp để thực hiện đầu tư dự án đạt được mục tiêu đề ra. Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững, đây là điểm mới, là chủ đề của Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam, là nội dung xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, để đến năm 2020 về cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đây cũng là một bước thể hiện sự thích ứng của Việt Nam đối với các thay đổi của quốc tế và khu vực, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới năm 2008-2009, hiện nay thế giới bước vào giai đoạn phát triển mới, nền kinh tế Việt Nam cũng dần hồi phục. Vấn đề thực hiện tái cấu trúc đối với nền kinh tế toàn cầu, trong đó tăng trưởng xanh, phát 12
  13. triển xanh đã trở thành cái đích hướng tới của mọi nền kinh tế, trong đó phải kể đến ngành xây dựng. Để nhà nước sử dụng vốn ngân sách vào đầu tư xây dựng có hiệu quả; hiện nay các dự án, các công trình xây dựng áp dụng hình thức đấu thầu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, lựa chọn được các nhà thầu có uy tín, giá thực hiện các dự án, các công trình đạt yêu cầu, đạt chất lượng đang được đặt ra và đòi hỏi những chủ đầu tư quan tâm. Để quản lý tốt công tác đầu tư xây dựng công trình, Nhà nước thành lập các Ban Quản lý có chức năng, nhiệm vụ làm chủ đầu tư, quản lý dự án, chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ thực hiện các dự án. Trong hoạt động đầu tư xây dựng dự án công trình không những có liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đấ t nước nói chung, tỉnh Long An và huyện Thủ Thừa nói riêng. Quá trình hội nhập, toàn cầu hóa việc quản lý dự án đầu tư xây dựng ở mỗi quốc gia ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, cũng như các đơn vị …có liên quan. Quá trình phát triển đất nước, mặc dù mỗi đơn vị hành chính có sự khác nhau về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội, ... nhưng cả nước đều vì một mục tiêu là cùng chung tay xây dựng một đất nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bảng 1.2: Giá trị sản xuất của ngành xây dựng so với một số ngành khác (Đơn vị tính: tỷ đồng) Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Ngành 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 179611. 281874. 348836. 423780. 548719. 656965. 720170. Xây dựng 3 7 1 7 4 5 0 Nông 183213. 236750. 377238. 430221. 540162. 787196. 749325. nghiệp 6 4 6 6 8 6 4 Công 988540. 1466480 1903128 2298086 4627733 2963499 3695091 nghiệp 0 . . . . (Nguồn: Tổng cục thống kê, ngày 13/5/2014) 13
  14. Năm 2014 ở Việt Nam, Luật Xây dựng được Quốc Hội Khóa XIII thông qua. Trong đó quản lý dự án về chất lượng công trình xây dựng cũng là nội dung trọng tâm, xuyên suốt. Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn Luật về quản lý dự án để nâng cao chất lượng công trình xây dựng đã được hoàn thiện theo hướng hội nhập quốc tế; những mô hình quản lý nâng cao chất lượng công trình tiên tiến cùng hệ thống tiêu chí kỹ thuật cũng được áp dụng một cách hiệu quả. Theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014, hiệu lực từ 01/01/2015: "Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định". Như vậy, nói một cách vắn tắt: DA ĐTXD là dùng vốn để có kết quả là công trình trong thời hạn và chi phí nhất định. Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng được ban hành sau đó và cũng là Nghị định cốt lỗi hướng dẫn thi hành Luật xây dựng. Nghị định đã qui định việc sắp xếp, hợp nhất, tổ chức lại đối với các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng. Qua đó cho thấy mô hình và cách thức tổ chức, hoạt động trước đây của các Ban quản lý dự án là không phù hợp và chưa hiệu quả. Do quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước nên những quy định về trình tự thủ tục xây dựng, khả năng cân đối tài chính, cơ chế giải phóng mặt bằng còn có nhiều bất cập chưa thay đổi kịp thời để thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc thù quản lý dự án chủ yếu là các công trình chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ tế kỹ thuật có thời gian thi công và hoàn thành trong năm nên hồ sơ không tập trung, chưa đáp ứng quy hoạch tổng thể làm khó quản lý chất lượng của dự án: Hồ sơ thiết kế thực hiện theo nguồn vốn nên chất lượng đạt không cao. Thời gian thi công chậm làm tăng giá thành xây dựng, ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Việc quản lý của Ban quản lý dự án trong công trình xây dựng chưa đồng bộ: như việc kiểm soát nhà thầu trong công tác khảo sát - thiết kế; tư vấn giám sát; nhà thầu thi công. 14
  15. Công tác quyết toán chậm so với quy định: thời gian lập báo cáo quyết toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán còn rất chậm so với qui định. Hay qua các đợt kiểm toán, thanh tra một số dự án còn phát hiện sai phạm về khối lượng. Các vấn đề tồn tại thực tế này đã tồn tại mà chưa có sự mạnh dạng thay đổi cho phù hợp . Có rất nhiều báo cáo về vấn đề này nhưng chưa cụ thể chỉ ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục .Cho nên đề tài này đưa ra hướng nghiên cứu giải pháp là sự cần thiết thực tiễn. Hiện nay, Thủ Thừa là huyện tiếp giáp với nền kinh tế trọng điểm của tỉnh Long An, do vậy việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng với nhiều dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện thực hiện. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác, việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng cho Ban quản lý dự án là một nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Vì những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án về chất lượng xây dựng công trình trên địa bàn huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An”. Cấu trúc của đề tài mô tả một cách tổng quan về các khái niệm liên quan đến quản lý dự án, tổng quan các tài liệu, nghiên cứu trước đây về giải pháp nâng cao chất lượng trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Thực hiện nghiên cứu định lượng nhằm tìm ra các giải pháp, nguyên nhân để giúp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án về chất lượng xây dựng công trình của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Trên cơ sở lý luận chung về quản lý dự án, phân tích thực trạng cơ cấu quản lý và công tác quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Qua đó phân tích những tồn tại, chỉ ra những nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án. Ngoài ra đưa ra giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn về các khâu trong quản lý dự án. 1.2. Lợi ích của đề tài 1.2.1. Lợi ích khoa học: Đề tài góp phần củng cố, giải thích cơ sở của lý thuyết về tồn tại trong quản lý chất lượng của dự án. 15
  16. - Đề tài sử dụng phương pháp chuyên gia, chuyên khảo tổng hợp, thống kê mô tả và phân tích định lượng các yếu tố giúp tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thủ Thừa. - Việc nhận dạng, phân tích, đánh giá các yếu tố còn hạn chế xảy ra làm ảnh hưởng chất lượng trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Từ đó đề xuất, kiến nghị các biện pháp tối ưu để kiểm soát các yếu tố xảy ra rủi ro, nhằm giúp các đơn vị tham gia dự án có cái nhìn tổng quát hơn trong việc triển khai thực hiện từ khâu lập dự án đầu tư ban đầu. - Là cơ sở lý luận khoa học cho các đơn vị có mô hình và qui mô tương tự, nghiên cứu áp dụng. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo. - Đề tài cũng hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý dự án đối với những dự án có sử dụng NSNN trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng mô hình Quản lý dự án và hệ thống tiêu chí kỹ thuật tiên tiến, hoàn thiện công nghệ quản lý để hội nhập quốc tế. 1.2.2. Lợi ích thực tiễn: - Đề xuất các giải pháp khắc phục tồn tại trong quá trình quản lý chất lượng dự án. - Giảm thiểu tác hại lãng phí trong quá trình thực hiện dự án. Đây là đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng, có ý nghĩa thực tiễn nhằm giúp cho các Ban quản lý dự án, đơn vị quản lý nhà nước, đặt biệt là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thủ Thừa - tỉnh Long An nhận thấy những thuận lợi, khó khăn, hạn chế trong hoạt động quản lý dự án xây dựng công trình, cụ thể như sau: + Kết quả thu được từ nghiên cứu sẽ giúp Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thủ Thừa có cách nhìn sâu, rộng về tình hình hoạt động của đơn vị đối với những yêu cầu thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án trong giai đoạn hiện tại và nâng cao hơn nữa hiệu quả về chất lượng xây dựng công trình trong quản lý dự án thời gian tới. + Kết quả nghiên cứu góp phần kịp thời điều chỉnh, bổ sung vào cơ sở xác định các giải pháp nâng cao hiệu quả về chất lượng quản lý của một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực quản lý dự án công trình cho phù hợp với thực tế. 16
  17. + Giúp cho các nhà đầu tư vào dự án xác định trước những tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện, để có kế hoạch kiểm soát và ứng phó kịp thời. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu một cách hệ thống lý thuyết về công tác quản lý dự án đối với các Ban quản lý dự án, Chủ đầu tư, Nhà đầu tư các công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước (NSNN), để hoàn thiện công nghệ quản lý phù hợp với sự phát triển nền kinh tế tri thức dựa trên nền khoa học và công nghệ trong giai đoạn hiện nay. Nhằm đưa ra các “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án về chất lượng xây dựng công trình trên địa bàn huyện Thủ Thừa” và các đơn vị có quy mô tương tự ở tỉnh Long An. - Mục tiêu (1): Việc cân đối tài chính, đặc thù công trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình trong thời gian qua. -Mục tiêu (2): Nghiên cứu tổng quan về thực trạng hoạt động quản lý chất lượng tìm ra nguyên nhân và phân tích những tồn tại, hạn chế còn vướng mắc cũng như các yếu tố giúp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án về chất lượng đầu tư xây dựng công trình của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thủ Thừa , tỉnh Long An. - Mục tiêu (3): Đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án về chất lượng xây dựng công trình theo hướng như sau: + Xây dựng những nội dung cụ thể trong việc đổi mới công nghệ quản lý chất lượng công trình xây dựng ở nước ta hiện nay. - Mục tiêu (4): đưa ra giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn về các khâu trong quản lý dự án. + Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng: luôn trong sạch có năng lực và chuyên môn, nghiệp vụ cao. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Phân tích và thảo luận theo quan điểm của các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, các chuyên gia về Quản lý dự án xây dựng; Các đơn vị tư vấn: Thiết kế, Thẩm tra, 17
  18. Giám sát, Kiểm định chất lượng; Các đơn vị thi công và các chuyên gia có nhiều kinh ngiệm trong lĩnh vực xây dựng. Đặc biệt là các đơn vị, các cá nhân làm việc liên quan đến các dự án có sử dụng nguồn NSNN nói chung. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu đề tài sẽ đặt ra nhiều vấn đề sau đó chọn lọc các yếu tố mà đề tài cần quan tâm để đánh giá tầm quan trọng của nhóm các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động quản lý dự án, chất lượng xây dựng công trình dưới nhiều góc độ. - Về không gian: Nghiên cứu thực hiện khảo sát các Ban Quản lý dự án có sử dụng nguồn NSNN nói chung trên địa bàn tỉnh Long An. - Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay. - Góc độ phân tích: Đánh giá dưới góc độ của Cơ quan quản lý nhà nước, Chủ đầu tư. Hiệu quả hoạt động của các đơn vị tư vấn giúp chủ đầu tư thực hiện xây dựng công trình. 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1 Xây dựng mô hình khảo sát: - Xác định thực trạng thực trạng về công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. - Xác định các nhân tố tồn tại liên quan đến chất lượng dự án. 1.5.2 Thu thập thông tin khảo sát: Thu thập thông tin khảo sát được thực hiên qua hai bước Bước 1: Nghiên cứu định tính đưa ra bảng câu hỏi thứ nhất. Bước 2: Kiểm tra bảng câu hỏi, xây dựng bản câu hỏi chính thức. 1.5.3 Xây dựng bản câu hỏi: Bảng câu hỏi cần bám sát hướng nghiên cứu đã xác định. Cần tham khảo các nghiên cứu nước ngoài, tài liệu trong nước cũng như các tạp chí chuyên ngành. Sau đó thiết lập thành phần và nội dung bảng câu hỏi. 18
  19. 1.5.4 Thu thập số liệu cho bảng câu hỏi: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, hạ tầng kỹ thuật đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Các báo cáo tổng hợp của các cơ quan, đơn vị chức năng, các nghiên cứu phân tích trước của trong nước, ngoài nước và ở tỉnh Long An, phiếu khảo sát thăm dò ý kiến của các chuyên gia trên địa bàn tỉnh Long An. Sau khi thu thập các yếu tố bảng câu hỏi sơ bộ được hoàn thành. 1.5.5 Phân tích và xử lý số liệu: Sau khi xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình, dùng phần mềm (Excel, SPSS,…) để phân tích số liệu và xếp hạng các yếu tố có mức độ ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án. Kết hợp giữa kết quả từ phần mềm và thực tiễn về hiệu quả của các dự án để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Long An. 1.5.6. Kết luận: Phân tích được thực trạng và đánh giá được những mặt hạn chế, từ đó phân tích nguyên nhân để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Long An. 1.6. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật áp dụng Dựa vào phương pháp chuyên gia, phương pháp khảo sát, thống kê vào phương pháp toán để có cơ sở khoa học đánh giá tính chính xác của các nội dung nghiên cứu. Nội dung phương pháp thực hiện nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính: định tính và định lượng. 1.6.1 Phương pháp định tính: Tìm hiểu, thu thập, phân loại kết quả có sẵn của những nghiên cứu trước, các bài báo nghiên cứu khoa học trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế, những đơn vị thi công, chủ đầu tư, tư vấn giám sát, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ sư thẩm định, kỹ sư điện - nước, các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý dự án có 19
  20. nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý chất lượng các dự án có sử dụng nguồn vốn NSNN. 1.6.2 Phương pháp định lượng: Dựa trên những dữ liệu thu thập được từ kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi từ khảo sát tác giả thiết kế, mã hóa và nhập liệu thông qua công cụ phần mềm SPSS20.0. Sau đó tiến hành kiểm định thang đo và độ tin cậy của biến quan sát được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Phân tích phương pháp PCA để phân nhóm tìm nhân tố chính. Sau đó phân tích ANOVA để xem xét những quan điểm khác nhau của các bên tham gia. Từ đó, đưa ra kết luận và những kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án về chất lượng xây dựng công trình cho Ban quản lý dự án Đầu tư Xây dựng huyện Thủ Thừa và các đơn vị khác có qui mô tính chất hoạt động tương tự. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1