intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng: Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công công trình dân dụng và công nghiệp ở tỉnh Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:170

17
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định các nguyên nhân dẫn đến sự tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công các công trình dân dụng và công nghiệp ở tỉnh Long An; khảo sát, thu thập dữ liệu về mức độ ảnh hưởng các yếu tố; phân tích và nhóm các yếu tố quan trọng gây tăng mức đầu tư; đề xuất những giải pháp hạn chế các yếu tố gây tăng mức đầu tư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng: Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công công trình dân dụng và công nghiệp ở tỉnh Long An

  1. i CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS.GVCC. PHẠM VĂN VẠNG ....................................................................... Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM ngày ………… tháng …………. năm 2015 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS.TS.Nguyễn Thống Chủ tịch 2 TS.Chu Việt Cường Phản biện 1 3 TS.Nguyễn Quốc Định Phản biện 2 4 TS.Lương Đức Long Ủy viên 5 TS.Trần Quang Phú Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  2. ii TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày…….. tháng…... năm 2015 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: NGUYỄN VĂN TẶNG Giới tính: NAM Ngày, tháng, năm sinh: 1981 Nơi sinh: Long An Chuyên ngành: Kỹ Thuật Xây Dựng Công Trình Dân Dụng Và Công Nghiệp MSHV: 1241870021 Mã số ngành: 60580208 I- Tên đề tài: “NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ TĂNG MỨC ĐẦU TƯ TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH LONG AN”. II- Nhiệm vụ và nội dung: Xác định các nguyên nhân dẫn đến sự tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công các công trình dân dụng và công nghiệp ở Tỉnh Long An. Khảo sát, thu thập dữ liệu về mức độ ảnh hưởng các yếu tố. Phân tích và nhóm các yếu tố quan trọng gây tăng mức đầu tư. Đề xuất những giải pháp hạn chế các yếu tố gây tăng mức đầu tư. III- Ngày giao nhiệm vụ: 25/06/2014 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 25/12/2014 V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS.GVCC.PHẠM VĂN VẠNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) PGS.TS.GVCC.PHẠM VĂNG VẠNG
  3. i LỜI CAM ĐOAN ôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết T quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) NGUYỄN VĂN TẶNG
  4. ii LỜI CẢM ƠN m xin chân thành cảm ơn: Ban giám đốc công ty cổ phần Đầu Tư Xây Dựng E Long An (IDICO), công ty cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Phú Mỹ Vinh, Công Ty Xây Dựng Hoàng Long, Công Ty Xây Dựng Quang Dũng, Ban Quản Lý Dự Án khu công Nghiệp Thuận Đạo, Ban Quản Lý Dự Án khu công nghiệp Long Hậu, Ban Quản Lý Dự Án Tỉnh Long An và các bạn kỹ sư đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc tiến hành khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công tại một số dự án trong khu vực Tỉnh Long An. Em xin chân thành cám ơn PGS.TS.GVCC. PHẠM VĂN VẠNG đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt thời gian làm luận văn. Bên cạnh đó thầy còn là người đã động viên em rất nhiều để em có thể vượt qua những khó khăn trong nghiên cứu, xin gửi đến thầy lời tri ân trân thành nhất. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong khoa xây dựng và khoa đào tạo sau đại học cũng như Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM đã tận tâm truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Để tạo nền tảng vững chắc cho em chập chững bước vào con đường nghiên cứu khoa học nhằm mang lại cho cộng đồng và xã hội nhiều lợi ích hơn trong cuộc sống. Trong thời gian sáu tháng làm luận văn với tiến độ gấp rút khó tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong được sự góp ý chân thành từ phía thầy cô và các bạn nhằm hoàn chỉnh hơn cho luận văn này. Đồng thời là cơ sở để nghiên cứu mở rộng sau này. NGUYỄN VĂN TẶNG `
  5. iii TÓM TẮT NỘI DUNG V ấn đề những công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp thường bị vượt mức đầu tư đã và đang làm đau đầu các nhà quản lý ở Tỉnh Long An. Đã có một số nghiên cứu về nguyên nhân vượt chi phí trong các dự án xây dựng ở Việt Nam, tuy nhiên các nghiên cứu này tập trung chủ yếu ở nhóm công trình lớn hoặc phân khúc nhà cao tầng. Do đặc thù của công trình xây dựng ở tỉnh Long An có nhiều khác biệt so với công trình xây dựng ở các Tỉnh - Thành phố khác, nên đề tài này được thực hiện nhằm xác định những nguyên nhân chính làm tăng mức đầu tư của công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp ở địa bàn Tỉnh Long An trong giai đoạn thi công. Qua tham khảo các nghiên cứu trước và ý kiến chuyên gia trong ngành, xác định được 41 yếu tố làm tăng mức đầu tư được đưa vào khảo sát, kiểm tra độ tin cậy và mối tương quan giữa các biến quan sát, tác giả đã loại 7 biến còn lại 34 biến đảm bảo độ tin cậy để tiếp tục phân tích. Với 375 bảng câu hỏi đã được gửi đi, thu về 237 bảng trả lời hợp lệ đưa vào phân tích. Qua phân tích đã xác định được 6 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến việc tăng mức đầu tư dự án trong giai đoạn thi công là: Nhóm liên quan đến “bên ngoài”, nhóm liên quan đến “chủ đầu tư”, nhóm liên quan đến “tư vấn”, nhóm liên quan đến “nhà thầu”, nhóm liên quan đến “đặc điểm dự án” và nhóm liên quan đến “hợp đồng”. Phương pháp phân tích thành phần chính PCA được sử dụng để nhóm lại những yếu tố có mức độ ảnh hưởng mạnh đến sự tăng mức đầu tư. Kết quả phân tích được 6 thành phần chính, trong đó nhân tố chính “chủ đầu tư” có hệ số ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. Trên cơ sở 6 thành phần đặc trưng vừa xác định, kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế sự tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp ở Tỉnh Long An.
  6. iv ABSTRACT The problem of the civil and industrial constructions often exceed the investment budget has been plagued managers in Long An Province. There have been several studies on the causes of cost overruns in the construction projects in Vietnam, but these studies focused mainly on large projects or high-rise segments. Due to the nature of constructions in Long An province is quite different than the buildings in other cities and provinces so this topic be conducted to determine the main causes of the increasing budget in construction phase of investment in civil and industial constructions in Long An province. Through reference to previous studies and experts’ opinions in the construction industry, identified 41 factors that increase the budget of investment is included in the survey, check the reliability and the correlation between the observed variables, the author has rejected 7 types of variables remaining 34 variables to ensure continued reliability analysis. With 375 questionnaires were sent out, earning 237 valid responses included in the analysis. Through analysis has identified six major groups of factors affecting the increase budget in investment projects in the construction phase are: Group related to "outside", group related to "investors", the joint to "advise", groups related to "contractors", related group "character the project" and groups related to "contract". Methods for analysis of the PCA is used to group the factors that high influent on the increasing budget investment. Results of the analysis are six key components, including the main factor is "investors", that is the most powerful influence to increase budget investment in the construction phase of the civil and industrial constructions. On the basis of specific components has identified, giving some of solutions on propose to limit the overrun on budget investment in the construction phase of civil and industrial constructions in Long An Province.
  7. v MỤC LỤC CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................... 01 1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH NGHIÊN CỨU ........................................................ 01 1.2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................... 03 1.3. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................. 04 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................. 04 1.5. ĐÓNG GÓP DỰ KIẾN CỦA NGHIÊN CỨU ............................................... 04 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ............................................................................... 06 2.1. CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA........................................................... 06 2.1.1. Mức đầu tư xây dựng công trình .................................................................. 06 2.1.2. Mức đầu tư trong giai đoạn thi công công trình DD&CN ........................... 07 2.1.3. Sự tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công ............................................... 09 2.1.4. Sơ lược về quản lý dự án đầu tư xây dựng .................................................. 09 2.1.4.1. Các khái niệm cơ bản về quản lý dự án xây dựng .................................... 09 2.1.4.2. Các giai đoạn của dự án xây dựng ............................................................ 12 2.2. SƠ LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ............................................ 15 2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ........................................................................ 15 2.2.2. Nghiên cứu ở trong nước ............................................................................. 20 2.3. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP ................................................................................. 24 2.3.1. Thực trạng Ban Quản Lý Dự Án Xây Dựng Tỉnh Long An ........................ 24 2.3.2. Kết quả hoạt động Ban Quản Lý Dự Án Xây Dựng Tỉnh Long An ............ 28
  8. vi CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 31 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................................... 31 3.2. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI ......................................................................... 32 3.3. NỘI DUNG BẢNG CÂU HỎI ....................................................................... 34 3.3.1. Giới thiệu chung ........................................................................................... 34 3.3.2. Hướng dẫn trả lời ......................................................................................... 34 3.3.3. Các yếu tố khảo sát ...................................................................................... 35 3.3.3.1. Các yếu tố bên ngoài ................................................................................. 36 3.3.3.2. Các yếu tố bên trong ................................................................................. 39 3.3.3.3. Bảng tổng hợp các yếu tố khảo sát ............................................................ 43 3.3.4. Thông tin chung ........................................................................................... 45 3.4. THU THẬP DỮ LIỆU .................................................................................... 46 3.4.1. Xác định kích thước mẫu ............................................................................. 46 3.4.2. Tính toán để chọn mẫu ................................................................................. 48 3.4.3. Phân phối và thu thập bảng trả lời ............................................................... 51 3.5. CÁC CÔNG CỤ NGHÊN CỨU ..................................................................... 52 3.5.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo........................................................................ 52 3.5.2. Phân tích nhân tố chính PCA ....................................................................... 53 3.5.3. Phân tích hồi quy đa biến ............................................................................. 55 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 57 4.1. KHẢO SÁT THỬ NGHIỆM .......................................................................... 57 4.2. KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ........................................................................... 60 4.2.1. Mô tả mẫu .................................................................................................... 60
  9. vii 4.2.2. Phân tích thông tin đối tượng khảo sát ......................................................... 61 4.2.3. Kiểm tra độ tin cậy thang đo tổng thể .......................................................... 66 4.2.4. Phân tích nhân tố .......................................................................................... 73 4.2.5. Phân tích hồi quy đa biến ............................................................................. 82 4.2.5.1. Giả thiết mô hình nghiên cứu .................................................................... 82 4.2.5.2. Dữ liệu đưa vào phân tích hồi quy ............................................................ 83 4.2.5.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu ................................................................. 84 4.2.5.4. Kết quả hồi quy ......................................................................................... 85 4.2.5.5. Hiện tượng đa cộng tuyến ......................................................................... 87 4.3. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 88 CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG MỨC ĐẦU TƯ .............................................................................. 91 5.1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 91 5.1.1. Thành phần thứ nhất: Những khó khăn và quản lý yếu kém của Chủ Đầu Tư/Ban Quản Lý Dự Án......................................................................................... 91 5.1.2. Thành phần thứ hai: Những ảnh hưởng thuộc đặc điểm dự án .................... 93 5.1.3. Thành phần thứ ba: Những ảnh hưởng từ các yếu tố tư vấn ........................ 94 5.1.4. Thành phần thứ tư: Những ảnh hưởng từ các yếu tố hợp đồng ................... 95 5.1.5. Thành phần thứ năm: Những ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài ............... 96 5.1.6. Thành phần thứ sáu: Những ảnh hưởng từ các yếu tố nhà thầu .................. 97 5.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG MỨC ĐẦU TƯ ...................................................................................................... 98 5.2.1. Đối với chủ đầu tư/Ban Quản Lý Dự Án .................................................... 98 5.2.2. Đối với tư vấn thiết kế/Giám sát ................................................................. 99
  10. viii 5.2.3. Đối với nhà thầu thi công ............................................................................ 99 5.2.4. Chuẩn bị ứng phó kịp thời với thời tiết và thiên tai .................................. 100 5.2.5. Cụ thể hóa các điều khoản trong hợp đồng ............................................... 100 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN ................................................................................. 101 6.1. KẾT LUẬN ................................................................................................... 101 6.2. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................. 102 6.3. HẠN CHẾ ..................................................................................................... 103 6.4. KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 104 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  11. ix DANH SÁCH HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU A/Danh sách các hình ảnh:  Hình 2.1: Khái niệm mức đầu tư dự án trong giai đoạn thi công ............... 08  Hình 2.2: Mối quan hệ quy mô, kinh phí, thời gian .................................... 10  Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức của ban quản lý dự án Long An ......................... 27  Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................. 31  Hình 3.2: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi ................................................... 33  Hình 3.3: Phân nhóm yếu tố ảnh hưởng làm tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công dự án ..................................................................................... 36  Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ theo vai trò của ĐTKS ........................................... 61  Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ số năm kinh nghiệm ĐTKS ................................... 62  Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ theo vị trí công tác ĐTKS ..................................... 63  Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ loại dự án ĐTKS tham gia..................................... 64  Hình 4.5: Biểu đồ tỷ lệ quy mô dự án ĐTKS tham gia .............................. 65  Hình 4.6: Biểu đồ tỷ lệ loại nguồn vốn ĐTKS tham gia............................. 66  Hình 4.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................... 83  Hình 6.1: Các thành phần chính ảnh hưởng đến sự tăng mức đầu tư các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp ......................................... 101 B/Danh sách các bảng biểu:  Bảng 1.1: Các dự án lớn dự kiến đầu tư...................................................... 02  Bảng 2.1: Các giai đoạn của 1 DAXD theo PP truyền thống ..................... 12  Bảng 2.2: Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí xây dựng công trình ..................................................................................................................... 16  Bảng 2.3: Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự chậm trễ của dự án và
  12. x vượt chi phí theo vị trí nhà thầu, tư vấn và chủ đầu tư ............................... 17  Bảng 2.4: Các nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến sự chậm trễ của các dự án xây dựng công trình công nghiệp ở Malaysia ........................................ 19  Bảng 2.5: Bảy nhóm nhân tố chính gây chậm trễ và vượt chi phí đối với các dự án lớn ở Việt Nam .................................................................................. 21  Bảng 2.6: Sáu nhóm nhân tố ảnh hưởng đến biến động chi phí ................. 23  Bảng 2.7: Thống kê các dự án do ban quản lý dự án Long an đã và đang quản lý .................................................................................................................. 28  Bảng 2.8: Các hạng mục điều chỉnh dự án: ................................................ 29  Bảng 3.1: Mức độ ảnh hưởng .................................................................... 34  Bảng 3.2: Bảng tổng hợp các yếu tố gây tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công ............................................................................................................ 43  Bảng 3.3: Các bước phân tích nhân tố chính PCA ..................................... 54  Bảng 4.1: Bảng trị trung bình, độ lệch chuẩn của 41 biến quan sát phục vụ cho khảo sát thử nghiệm ............................................................................. 57  Bảng 4.2: Hệ số Cronbach’s Alpha, hệ số tương quan biến tổng của 41 biến quan sát thử nghiệm .................................................................................... 59  Bảng 4.3: Tỷ lệ phần trăm theo vai trò của ĐTKS .................................... 61  Bảng 4.4: Tỷ lệ phần trăm số năm kinh nghiệm của ĐTKS ...................... 62  Bảng 4.5: Tỷ lệ phần trăm vị trí công tác của ĐTKS ................................ 63  Bảng 4.6: Tỷ lệ phần trăm loại dự án mà ĐTKS tham gia ......................... 63  Bảng 4.7: Tỷ lệ phần trăm quy mô dự án mà ĐTKS tham gia ................... 64  Bảng 4.8: Tỷ lệ phần trăm loại nguồn vốn mà ĐTKS tham gia ................. 65  Bảng 4.9: Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha ............................................. 66
  13. xi  Bảng 4.10: Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha loại biến BN13 ................... 67  Bảng 4.11: Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha loại biến BN13, BN64 ........... ..................................................................................................................... 69  Bảng 4.12: Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha loại biến BN13, BN64, BT83  ..................................................................................................................... 70  Bảng 4.13: Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha loại biến BN13, BN64, BT83, BN22, BN43, BN52 .................................................................................... 71  Bảng 4.14: Trị số KMO và Barlett’s Test .................................................. 73  Bảng 4.15: Phần trăm được giải thích của các nhân tố ............................... 74  Bảng 4.16: Giá trị Factor Loading của các yếu tố lên các nhân tố chính ....... ..................................................................................................................... 75  Bảng 4.17: Trị số KMO và Barlett’s Test khi loại bỏ biến BN14 ............. 77  Bảng 4.18: Phần trăm được giải thích của các nhân tố và tổng phương sai trích sau khi loại biến BN14 ....................................................................... 77  Bảng 4.19: Giá trị Factor Loading của các yếu tố lên các nhân tố chính sau khi loại biến BN14 ...................................................................................... 78  Bảng 4.20: Kết quả phân tích nhân tố ......................................................... 80  Bảng 4.21: Các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc tăng mức đầu tư trong thời gian thi công công trình dân dụng và công nghiệp ............................. 81  Bảng 4.22: Ma trận tương quan giữa các biến ............................................ 85  Bảng 4.23: Mô hình tóm tắt khi sử dụng phương pháp Enter .................... 86  Bảng 4.24: Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter ........................... 86  Bảng 4.25: Phân tích Anova từ việc hồi quy phương pháp Enter ............. 87  Bảng 5.1: Các yếu tố giải thích thành phần thứ nhất ................................. 91
  14. xii  Bảng 5.2: Các yếu tố giải thích thành phần thứ hai .................................... 93  Bảng 5.3: Các yếu tố giải thích thành phần thứ ba ..................................... 94  Bảng 5.4: Các yếu tố giải thích thành phần thứ tư ...................................... 95  Bảng 5.5: Các yếu tố giải thích thành phần thứ năm .................................. 96  Bảng 5.6: Các yếu tố giải thích thành phần thứ sáu .................................... 97 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT BQLDA: Ban quản lý dự án CĐT: Chủ đầu tư ĐTKS: Đối tượng khảo sát QLDA: Quản lý dự án TVTK: Tư vấn thiết kế TVGS: Tư vấn giám sát
  15. 1 CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH NGHIÊN CỨU: - Trong những năm gần đây, hòa theo nhịp độ phát triển của đất nước Tỉnh Long An tiến hành đầu tư xây dựng các dự án dân dụng và công nghiệp ngày càng nhiều vì đây được xem như là một nhu cầu tất yếu và cấp thiết của xã hội. Nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng theo sự phát triển của dân số, việc chuyển các cơ sở sản xuất ra xa nội ô TP.HCM, kéo theo các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp cũng tìm hướng đi cho doanh nghiệp mình. Trong đó địa bàn tỉnh Long An là thích hợp nhất vì diện tích đất phục vụ cho công nghiệp còn nhiều và giao thông thuận tiện gần với TP.HCM. Chính vì vậy mà các dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp của Tỉnh Long An phát triển rất nhanh cả về chất lượng và số lượng. - Đã có nhiều dự án đầu tư xây dựng với số vốn đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đồng: Ngày 17/10/2014, UBND tỉnh Long An đã phê duyệt dự án đầu tư trang thiết bị nâng cấp, mở rộng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, tổng mức đầu tư 19.866 tỷ đồng bằng nguồn vốn Ngân sách tỉnh, dự án do Sở Thông tin và Truyền thông làm chủ đầu tư; ngày 27/4/2012, Ủy ban nhân tỉnh Long An đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Xưởng thực hành - Trường Cao đẳng nghề Long An, dự án do Sở Lao động Thương binh và Xã hội làm chủ đầu tư, dự án được triển khai tại Trường Cao đẳng nghề Long An phường 5, thành phố Tân An, tỉnh Long An, tổng mức đầu tư để thực hiện dự án khoảng 30 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư ngân sách tỉnh; khu văn hóa đa năng Đức Hòa, thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa, tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng, nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của nhân dân; cơ sở hỏa tán, điện tán, Huyện Bến Lức, tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng nhằm mục đích xóa dần phong tục an tán, góp phần bảo vệ môi trường; Bệnh viện chuyên khoa trấn thương chỉnh hình (200 giường), huyện Bến Lức, tổng mức đầu tư 270 tỷ đồng nhằm phục vụ tốt cho bệnh nhân; bệnh viện chuyên khoa mắt thành phố Tân An, với tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng, phục vụ cho nhu cầu khám và chữa bệnh về mắt cho nhân dân. [17].
  16. 2 - Ngoài những dự án đã và đang thực hiện, Tỉnh Long An còn đang lên kế hoạch đầu tư cho hàng loạt dự án xây dựng khác phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội cho Tỉnh nhà. Tiêu biểu phải kể đến các dự án sau: Bảng 1.1: Các dự án lớn dự kiến đầu tư. [18]. Tên dự án Tổng mức đầutư (dự kiến) 1/Hệ thống thoát nước mưa và hệ thống xử lý nước thải sinh 900 tỷ đồng hoạt TP.Tân An 2/Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị Trấn Bến Lức 300 tỷ đồng 3/ Khu Hành chính Tỉnh Long An 2000 tỷ đồng 4/ Trung tâm công nghệ sinh thái hàng đầu Tỉnh Long An 15 triệu USD (LALETEC) 5/Trung tâm kho vận lương thực Huyện Thạnh Hóa 18.3 triệu USD 6/Trung tâm y tế quốc tế chất lượng cao TP.Tân An 80 triệu USD - Tuy nhiên, bên cạnh việc gia tăng số lượng và quy mô dự án thì vấn đề các công trình xây dựng thường bị vượt tổng mức đầu tư xây dựng đang là vấn đề rất đáng được quan tâm. Đối với những dự án lớn được công bố, số tiền vượt mức đầu tư nhiều khi lên tới hàng chục tỷ đồng. Ngày 11/6, Bộ Xây dựng đã có công văn 1106/BXD-KTXD trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Long An “Về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định tại khoản 3, Điều 1. Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Tại Điều 1, khoản 3 của Nghị định số 83/2009/NĐ-CP có quy định: Việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình đối với công trình có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây: a) Bị ảnh hưởng bởi thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa hoặc sự kiện bất khả kháng khác; b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;
  17. 3 c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, mục tiêu của dự án. - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Long An nhiều công trình vượt tổng mức đầu tư (do yếu tố trượt giá nguyên vật liệu, chi phí nhân công, ca máy, chính sách tiền lương thay đổi…) nhưng không thuộc các trường hợp được điều chỉnh theo khoản 3, Điều 1 của Nghị định số 83/2009/NĐ-CP. Cho nên, UBND tỉnh Long An đã có báo cáo số 762/UBND-KT ngày 11/3/2013 gửi đến Văn phòng Chính phủ và đã nhận được công văn số 2462/VPCP-KTN ngày 29/3/2013 của Văn phòng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng hướng dẫn UBND tỉnh Long An thực hiện việc điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án theo quy định.[Nguồn: Công văn 1106 /BXD- KTXD ]. - Đề tài này được thực hiện nhằm xác định các nguyên nhân chính gây gia tăng chi phí xây dựng trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại Tỉnh Long An dưới góc nhìn của Chủ đầu tư. Hay nói một cách khác là xác định các nguyên nhân chính làm tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công của công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại Tỉnh Long An. 1.2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: - Vấn đề nghiên cứu là xác định các nguyên nhân thường xảy ra và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân đến sự tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp ở Tỉnh Long An. Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: Các nguyên nhân nào dẫn đến sự tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp ở Tỉnh Long An? Trong các nguyên nhân dẫn đến sự tăng mức đầu tư, thì những nguyên nhân nào thường hay xảy ra và những nguyên nhân nào có tác động mạnh nhất?
  18. 4 Quan điểm của các bên trực tiếp tham gia dự án với các nguyên nhân dẫn đến sự tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp liệu có giống nhau hay không? 1.3. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Xác định các nguyên nhân dẫn đến sự tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công các công trình dân dụng và công nghiệp ở Tỉnh Long An. Khảo sát, thu thập dữ liệu về mức độ ảnh hưởng các yếu tố. Phân tích và nhóm các yếu tố quan trọng gây tăng mức đầu tư. Đề xuất những giải pháp hạn chế các yếu tố gây tăng mức đầu tư. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tập trung vào xác định các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc tăng mức đầu tư trong quá trình thi công các dự án đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An. Thời gian thực hiện: từ tháng 25/06/2014 đến tháng 25/12/2014. Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp ở Tỉnh Long An. Đối tượng khảo sát: các kỹ sư đang công tác trong các đơn vị là Chủ đầu tư, các Nhà thầu thi công, các Ban quản lý dự án, các cán bộ kỹ thuật, các chuyên gia trong lĩnh vực thi công, các đơn vị Tư vấn giám sát và Tư vấn thiết kế ở Tỉnh Long An. 1.5. ĐÓNG GÓP DỰ KIẾN CỦA NGHIÊN CỨU: Về mặt học thuật: kết quả của đề tài có thể làm cơ sở để đề tài kế tiếp nghiên cứu sâu hơn về định lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Về mặt thực tiễn: nghiên cứu đã xác định các nguyên nhân có tác động mạnh đến sự tăng mức đầu tư trong giai đoạn thi công công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Điều này sẽ giúp cho các đơn vị trực tiếp tham gia dự án, đặc biệt là Chủ
  19. 5 đầu tư hoặc Ban quản lý dự án, giảm thiểu nguy cơ tăng mức đầu tư dự án bằng cách giám sát chặt chẽ những nguyên nhân được tìm thấy.
  20. 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1. CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA: 2.1.1. Mức đầu tư xây dựng công trình: - Theo nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của thủ tướng chính phủ, tổng mức đầu tư hay mức đầu tư xây dựng công trình là chi phí dự tính của dự án bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng. Trong đó mỗi thành phần chi phí lại gồm những loại chi phí nhỏ hơn: Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; chi phí phá dỡ các công trình xây dựng; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí liên quan khác. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất theo quy định được bồi thường và chi phí bồi thường khác; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có); chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (nếu có). Chi phí quản lý dự án bao gồm: các chi phí để tổ chức thực hiện quản lý dự án từ khi lập dự án đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng và chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: chi phí tư vấn khảo sát, lập dự án, thiết kế, giám sát xây dựng và các chi phí tư vấn khác liên quan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2