Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách an ninh quốc phòng của Triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc (1802 - 1858)
lượt xem 7
download
Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu về triều Nguyễn nói chung và những công trình nghiên cứu về lịch sử vùng biên giới phía Bắc, tác giả sẽ hệ thống lại, mô tả và làm rõ những chính sách điển hình được Nhà nước thực hiện ở vùng này. Dựa vào những cứ liệu lịch sử, tác giả sẽ phân tích, tìm ra những điểm tích cực và hạn chế trong chính sách triều Nguyễn đưa ra nhằm đảm bảo an ninh biên giới quốc gia. Qua đây, tác giả cũng hy vọng có thể rút ra bài học lịch sử phục vụ cho chiến lược an ninh quốc phòng của nhà nước ta hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách an ninh quốc phòng của Triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc (1802 - 1858)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------- TRẦN THỊ NHUNG CHÍNH SÁCH AN NINH QUỐC PHÒNG CỦA TRIỀU NGUYỄN ĐỐI VỚI VÙNG BIÊN GIỚI PHÍA BẮC (1802 - 1858) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2011
- MỤC LỤC Mở đầu Lí do chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Nguồn tư liệu chính Phương pháp nghiên cứu Mục đích nghiên cứu và đóng góp của Luận văn Bố cục của Luận văn Chương 1: Vùng biên giới phía Bắc trong bối cảnh Việt Nam thời Nguyễn .................................................................................. 13 1.1. Tình hình Việt Nam thời Nguyễn ....................................................... 13 1.2. Vị trí chiến lược của vùng biên giới phía Bắc ..................................... 20 1.2.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên ..................................................... 20 1.2.2. Đặc điểm cư dân - xã hội ................................................................. 25 1.2.3. Vị trí chiến lược về quân sự ............................................................. 27 Chương 2: Củng cố bộ máy hành chính địa phương, dẹp phản loạn ........ 36 2.1. Quan điểm của các vua Nguyễn về trị nước ...................................... 36 2.2. Củng cố bộ máy hành chính .............................................................. 39 2.2.1. Bộ máy hành chính trước cải cách Minh Mệnh ............................... 40 2.2.2. Cuộc cải cách hành chính của Minh Mệnh năm 1831 .................... 45 2.2.3. Sự tác động của cuộc cải cách hành chính của Minh Mệnh ........... 53 2.3. Đối phó với các cuộc nổi dậy trong nước ........................................... 55 2.3.1. Một số cuộc nổi dậy tiêu biểu .......................................................... 55 2.3.2. Chính sách của triều Nguyễn đối với các cuộc nổi dậy .................. 62 Chương 3: Tăng cường quốc phòng, bảo vệ biên cương ............................ 66 3.1. Xây dựng lực lượng quân đội, đối phó với các nhóm Thanh phỉ ........ 66
- 3.1.1. Xây dựng lực lượng quân đội .......................................................... 66 3.1.2. Xây dựng và củng cố hệ thống thành lũy ......................................... 71 3.1.3. Đối phó với các nhóm Thanh phỉ .................................................... 78 3.2. Phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng ................................... 85 3.2.1. Quản lý hoạt động khai mỏ ............................................................. 85 3.2.2. Kiểm soát hoạt động buôn bán ở vùng biên giới Việt - Trung ......... 91 3.3. Củng cố quan hệ ngoại giao với nhà Thanh ....................................... 98 Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới vấn đề an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tùy vào điều kiện lịch sử, chế độ xã hội và thể chế chính trị của mỗi nước mà khái niệm, nội dung, tính chất và mục tiêu của chính sách an ninh quốc phòng ở mỗi nước có khác nhau. Theo Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam thì khái niệm an ninh được hiểu là trạng thái an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm đe dọa sự tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, của tổ chức của từng lĩnh vực hoạt động, xã hội hoặc của toàn xã hội. Liên quan đến phạm trù này còn có các khái niệm an ninh biên giới quốc gia, an ninh chính trị, an ninh quốc gia, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa tư tưởng….. Trong số các khái niệm trên, đề tài đặc biệt chú ý đến khái niệm an ninh biên giới quốc gia, được định nghĩa như sau: An ninh biên giới quốc gia là trạng thái yên ổn và vững chắc của biên giới quốc gia, được thể hiện trên các mặt: biên giới quốc gia không bị xâm phạm, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới được giữ vững, hoạt động xã hội và đời sống cư dân biên giới ổn định. Nội dung của nhiệm vụ giữ gìn an ninh biên giới là đảm bảo tính bất khả xâm phạm của biên giới quốc gia (mọi hoạt động làm thay đổi, xê dịch đường biên giới quốc gia và mốc giới quốc gia đều phải do cơ quan cao nhất của nhà nước quyết định; không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong nước có quyền này); đảm bảo sự tuân thủ và tôn trọng pháp luật và quy chế về biên giới, quy chế biên phòng (chống xâm nhập, vượt biên trái phép, phá hoại đường biên giới, lấn chiếm lãnh thổ, xâm canh, xâm cư, cách thức đi đến, cư trú, qua lại biên giới, các hoạt động trong khu biên phòng…); đảm bảo việc tuân thủ các điều ước quốc tế về biên giới. Giữ vững an ninh biên giới quốc gia là trách nhiệm chủ yếu của lực 1
- lượng vũ trang nhân dân (lực lượng an ninh, bộ đội biên phòng, bộ đội phòng không, không quân, hải quân…), các cơ quan quản lý nhà nước và của mọi công dân, trực tiếp là chính quyền và công dân khu vực biên giới [101, tr. 25]. Quốc phòng là công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể các hoạt động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học… của nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, trong đó có sức mạnh quân sự là đặc trưng, nhằm giữ vững hòa bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, quy mô. Quốc phòng trở thành hoạt động của các nước trong đó lực lượng vũ trang làm nòng cốt. Quốc phòng phải kết hợp với kinh tế để bảo vệ và xây dựng đất nước. Tổ chức quốc phòng của mỗi nước phụ thuộc trực tiếp vào chế độ chính trị - xã hội, truyền thống dân tộc và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước [101, tr. 848]. Đối với một quốc gia như Việt Nam, luôn phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm hiếu chiến và nguy cơ chia cắt đất nước thì vấn đề an ninh quốc phòng luôn được các triều đại phong kiến và các thể chế chính trị đặc biệt coi trọng. Tùy từng giai đoạn lịch sử, căn cứ vào đặc trưng của thể chế nhà nước mà nhiệm vụ và tính chất của an ninh quốc phòng được hiểu khác nhau, nhưng về cơ bản an ninh được hiểu là yên ổn, không có rối loạn. Còn quốc phòng là việc giữ gìn đất nước chống mọi âm mưu xâm lược từ bên ngoài. Hai phạm trù an ninh và quốc phòng thường được đi kèm với nhau, bổ sung ý nghĩa cho nhau, thể hiện quan điểm chính trị hay cách thức trị quốc của mỗi ông vua, mỗi triều đại, hay mỗi nhà nước. Lẽ dĩ nhiên, một đất nước không thể có nền an ninh tốt nếu không có quốc phòng vững mạnh và ngược lại. Triều Nguyễn ra đời trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, mà đặc điểm bao trùm nhất là sự bành trướng của Chủ nghĩa thực dân phương Tây 2
- khiến phần lớn các dân tộc phương Đông rơi vào cảnh nô lệ, phụ thuộc. Hơn nữa, trong lịch sử phát triển của Việt Nam, lần đầu tiên trong lịch sử, triều Nguyễn sở hữu một lãnh thổ rộng lớn từ Bắc vào Nam. Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho nhà Nguyễn ngay từ khi thành lập là phải duy trì ổn định an ninh trong nước, tránh tình trạng chia cắt có thể xảy ra, đồng thời xây dựng tiềm lực quân sự củng cố quốc phòng chống lại nguy cơ xâm lược từ bên ngoài. Mặc dù cuối cùng nhà Nguyễn đã không giữ vững được nền độc lập, từng bước để đất nước phụ thuộc vào tay thực dân Pháp nhưng không thể nói các vua Nguyễn không chú trọng đến sự an nguy của quốc gia, lơ là vấn đề an ninh quốc phòng. Song song với việc mở rộng và ổn định vùng đất phía Nam, các vua đầu triều Nguyễn cũng tăng cường thiết lập nền cai trị của vương triều ở vùng biên giới phía Bắc. Huế - Phú Xuân được chọn là kinh đô của quốc gia, nhưng nhà Nguyễn vẫn luôn coi Bắc Hà là “trọng trấn”. Đây cũng là nơi tồn tại nhiều thế lực của nhà Lê - Trịnh luôn có tham vọng khôi phục vương triều. Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc cũng chứng minh vùng biên giới phía Bắc là là phên dậu quan trọng bậc nhất của quốc gia và cũng là nơi thường xuyên phải đối đầu với các thế lực xâm lược phương Bắc. Với vị thế địa chính trị quan trọng như vậy, vùng biên giới phía Bắc luôn được các vua đầu triều Nguyễn đặc biệt quan tâm. Chính sách an ninh quốc phòng của nhà Nguyễn đối với vùng đất này được thể hiện qua nhiều mặt, từ việc củng cố bộ máy hành chính địa phương, dẹp trừ các cuộc bạo loạn nổi dậy, tăng cường xây dựng sức mạnh quân đội để đối phó với những hành động xâm phạm lãnh thổ quốc gia, đe dọa an ninh khu vục biên giới. Các chính sách về kinh tế, văn hóa, đối ngoại liên quan đến vùng biên giới phía Bắc cũng đều có ý nghĩa nhất định về an ninh và quốc phòng. Việc lựa chọn chủ đề “Chính sách an ninh, quốc phòng của triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc 1802 - 1858” làm nội dung nghiên cứu là nhằm chứng 3
- minh thái độ quan tâm của triều Nguyễn đối với vùng được coi là “phên dậu” này. Chúng tôi cũng muốn thông qua việc tìm hiểu vấn đề này để thấy rõ hơn chính sách an ninh quốc phòng của triều Nguyễn nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Triều Nguyễn và lịch sử Việt Nam thời Nguyễn từ lâu đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, đặc biệt là giới sử học trong và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu về nhà Nguyễn bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XIX, đề cập đến các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó vấn đề bảo đảm an ninh, củng cố quốc phòng được đề cập ở các mức độ khác nhau. Nhiều bộ giáo trình đại học và các bộ thông sử về thời kỳ quân chủ Việt Nam đã ra mắt độc giả, trong đó tiêu biểu là bộ sách Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam tập 3, xuất bản năm 1963, Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1 do Trương Hữu Quýnh chủ biên (Nxb Giáo dục, 2002)…Về cơ bản, nội dung các bộ sách kể trên đã phản ánh sự phát triển của lịch sử Việt Nam qua từng giai đoạn và những chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam trong đó có phần triều Nguyễn. Năm 1921, bộ giản sử Việt Nam bằng tiếng Việt đã được xuất bản là bộ Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim. Đây là bộ sách nghiên cứu về lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Phần nghiên cứu về lịch sử Việt Nam thời Nguyễn đã nhắc đến việc xây dựng tiềm lực kinh tế, quân sự và củng cố ngoại giao của quốc gia thống nhất. Cũng trong phần này có đề cập đến việc tổ chức đối phó với các cuộc bạo loạn trong nước, đặc biệt là vùng biên giới phía Bắc. Năm 1952, cuốn sách Sử Việt Nam thời cận kim của Lê Hữu Thu được xuất bản, nghiên cứu về lịch sử Việt Nam từ khi Minh Mệnh lên ngôi đến khi Bảo Đại chính thức kí Hiệp định Hạ Long (1948). Trong chương 1 tác giả đã nhắc đến các chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội và tình trạng loạn lạc xảy 4
- ra ở Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XIX. Năm 1956, trong cuốn Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, tác giả Đào Duy Anh nghiên cứu lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX. Phần triều Nguyễn, tác giả đã đề cập đến những chính sách nội trị của triều Nguyễn và sự phản ứng của các tầng lớp nhân dân đối với các chính sách này - Những cuộc nổi dậy của nông dân như Nông Văn Vân, Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi… Trong cuốn Lịch sử Việt Nam tập 1 của Ủy ban Khoa học xã hội (Nxb Khoa học xã hội, 1971) đã tái hiện bức tranh lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858), trong đó phần thời Nguyễn được nhắc đến với các nội dung: chính sách kinh tế, chính sách ngoại giao, những chính sách đối phó với các cuộc khởi nghĩa nông dân… Năm 1998, tác giả Đàm Thị Uyên đã công bố công trình “Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX)” (Nxb Văn hóa dân tộc, 1998). Tác giả đã đi sâu tìm hiểu và phân tích những chính sách của các triều đại phong kiến đối với vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, bước đầu rút ra những nhân xét xác đáng về tác động của những chính sách này đối với việc duy trì và củng cố quốc gia thống nhất. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu ở địa phương các tỉnh biên giới phí Bắc như Địa chí Cao Bằng (Nxb Chính trị quốc gia, 2000), Lịch sử tỉnh Cao Bằng (Nxb Chính trị quốc gia, 2008), Địa chí Thái Nguyên (Nxb Chính trị quốc gia, 2009), Địa chí Lạng Sơn… Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở các tỉnh biên giới thời Nguyễn được nhắc đến ở các công trình này tuy còn ở mức độ sơ lược nhưng cũng là luận cứ quan trọng để đánh giá về những tác động của chính sách an ninh quốc phòng của triều Nguyễn thực thi ở các tỉnh biên giới này. Cũng nghiên cứu về nội dung này còn có các bài viết, luận văn đăng 5
- trên các tạp chí chuyên ngành như tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Lịch sử quân sự, Tạp chí Dân tộc học… như: Mấy vấn đề về các cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều Nguyễn của Chu Thiên (Nghiên cứu lịch sử, số 19 năm 1960), Khởi nghĩa Nông Văn Vân ở Cao Lạng (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4 năm 1981), Khởi nghĩa Nông Văn Vân ở Hà Tuyên (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3 năm 1983) của tác giả Nguyễn Phan Quang, Chính sách đối với dân tộc thiểu số của triều Nguyễn đầu thế kỷ XIX của tác giả Nguyễn Minh Tường (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6 năm 1993), Quân đội nhà Nguyễn của tác giả Đỗ Văn Ninh (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6 năm 1993), Những bất ổn trong chính sách quốc phòng của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX của Trần Kim Nhung (Tạp chí Xưa & Nay, 2007), Khoa học quân sự triều Minh Mệnh trước sự ảnh hưởng của phương Tây của tác giả Phạm Ái Phương (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 5 năm 1998), Chính sách giáo dục đối với các dân tộc ít người dưới triều Minh Mạng (1820 - 1840) của tác giả Phạm Ái Phương (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 5 năm 2000)… Như vậy, trong các công trình viết về lịch sử Việt Nam nói chung hay lịch sử Việt Nam thời Nguyễn đã đề cập đến những chủ trương, biện pháp khác nhau của triều Nguyễn để giữ gìn an ninh trật tự xã hội và toàn vẹn lãnh thổ. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp về chính sách an ninh quốc phòng của triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc. Việc nghiên cứu vấn đề này một cách trực tiếp, cụ thể và tỉ mỉ hơn đang được đặt ra cho các nhà nghiên cứu. Tất cả những công trình của các thế hệ đi trước đã gợi mở và tạo cơ sở lý luận cũng như thực tiễn để chúng tôi có thể đi sâu nghiên cứu về chính sách an ninh quốc phòng của triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc. 6
- 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Triều Nguyễn tồn tại trong lịch sử Việt Nam có thể chia ra thành hai giai đoạn: giai đoạn độc lập tự chủ, được tính từ năm 1802 đến năm 1858, giai đoạn tiếp theo, từ năm 1858 đến 1884 là thời gian phụ thuộc vào thực dân Pháp. Vì vậy, để có thể tìm hiểu rõ hơn những chính sách của nhà nước nói chung và chính sách an ninh quốc phòng của triều Nguyễn nói riêng chúng tôi chọn mốc thời gian từ 1802 đến 1858, khi triều Nguyễn còn tồn tại như một vương triều độc lập, bao gồm các đời vua: Gia Long (1802 - 1820), Minh Mệnh (1820 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847), và kéo dài đến năm Tự Đức thứ 11 (1858). Đây là thời kỳ tồn tại độc lập của vương triều Nguyễn, những chính sách về hành chính, dân cư, và văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng được thể hiện rõ nét, có tính tự chủ và chưa bị chi phối bởi các thế lực bên ngoài. - Phạm vi không gian: Chúng tôi lựa chọn phạm vi nghiên cứu là vùng biên giới phía Bắc. Vùng này được hiểu là các tỉnh có đường biên giới giáp với Trung Quốc. Trước cải cách Minh Mệnh vùng này bao gồm 6 ngoại trấn trong số 11 trấn của Bắc Thành. Sau cải cách hành chính của Minh Mệnh (1831) được đổi thành 6 tỉnh là: Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Quảng Yên. Đây là vùng thượng du, giáp với biên giới Trung Quốc, địa hình hiểm trở, thành phần dân tộc phức tạp, lại xa chính quyền trung ương nên để quản lý tốt vùng này là việc không dễ dàng đối với nhà Nguyễn. Từ khi trung tâm được chuyển từ Thăng Long vào Phú Xuân - Huế, mọi tiềm lực về kinh tế, quân sự đều được ưu tiên cho Kinh đô và Nhà nước cũng chú trọng đến việc củng cố và mở rộng lãnh thổ ở phía Nam. Bên cạnh việc củng cố vùng đất mới, vùng biên giới phía Bắc cũng được Nhà nước chú trọng ở mức độ nhất định. 7
- 4. Nguồn tƣ liệu chính Để luận văn đạt được mục đích nghiên cứu, bên cạnh những bộ chính sử được biên soạn dưới triều Nguyễn, chúng tôi còn sử dụng các tài liệu được biên soạn trong các giai đoạn sau. Trong đó có các bộ biên niên, các giáo trình, những luận văn trên các tạp chí chuyên ngành… Mỗi loại tài liệu có những đặc trưng nhất định, có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau, giúp cho việc thể hiện nội dung của luận văn thêm sâu sắc. - Những bộ chính sử được biên soạn dưới triều Nguyễn: Những bộ chính sử được biên soạn công phu dưới triều Nguyễn là nguồn tư liệu quan trọng, phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam thời kỳ này. Tiêu biểu là: Đại Nam thực lục chính biên, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Minh Mệnh chính yếu, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam liệt truyện… Các bộ sách trên đều đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt, vì vậy giúp các nhà nghiên cứu và những người quan tâm đến lịch sử Việt Nam thời Nguyễn có thể tham khảo một cách dễ dàng, thuận lợi hơn. Bộ Đại Nam thực lục là bộ sử lớn do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn trong một thời gian dài (từ 1821 đến 1909). Bộ sách này được viết theo thể biên niên gồm 2 phần Tiền biên và Chính biên. Trong đó, phần Tiền biên ghi chép toàn bộ những sự kiện về thời kỳ các chúa Nguyễn (từ 1558 đến 1777). Phần Chính biên ghi chép toàn bộ lịch sử từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi chúa ở Gia định đến đời Đồng Khánh (1887). Bộ sách này đã được dịch ra chữ Quốc ngữ và xuất bản lần đầu tiên năm 1962 đến năm 1978 (38 tập) và được tái bản năm 2004 - 2007 (10 tập). Đây được coi là nguồn tài liệu gốc, quan trọng nhất phục vụ cho luận văn. Các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của các triều đại được ghi chép cụ thể, kỹ càng theo thứ tự thời gian. Qua đó, chúng ta có thể hình dung được sự vận hành của bộ máy nhà nước, những vấn đề đặt ra trong bối cảnh đương thời và mức độ quan tâm của Nhà 8
- nước đối với các vấn đề đó. Vấn đề cương vực lãnh thổ và an ninh vùng biên giới được nhà nước quan tâm bằng nhiều biện pháp khác nhau. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ là một công trình đồ sộ, gồm 262 quyển do Nội các triều Nguyễn biên soạn theo thể tài Hội điển. Trong đó ghi chép tất cả các điều lệ, hiến chương, điển chế của Nhà nước đề ra và thi hành ở thời Nguyễn từ năm Gia Long thứ 1 (1802) đến năm Tự Đức thứ 4 (1851). Đây là bộ sách chứa đựng một khối lượng đồ sộ những kiến thức, sử liệu chân xác, đặc biệt là thể chế, hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam dưới triều Nguyễn. Bộ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên chi chép các điển chương, chế độ của triều Nguyễn từ năm 1852 đến 1889. Do vậy, để nghiên cứu toàn diện xã hội Việt Nam thế kỷ XIX (1802-1851), bên cạnh các bộ Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, thì Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (chính biên và tục biên) cung cấp cho chúng ta những sử liệu gốc, độ chân xác cao. Bên cạnh đó, bộ Đại Nam nhất thống chí là công trình được biên soạn dưới triều Nguyễn, ghi chép kĩ càng về tên đất và các vùng địa lý trong nước dưới thời Nguyễn cũng là nguồn tư liệu quan trọng đối với việc thể hiện nội dung của luận văn. - Tài liệu châu bản: Các châu bản triều Nguyễn: Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức. Các tài liệu châu bản là tập hợp nguồn tài liệu chính thống, phong phú, cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về những sự kiện đang diễn ra trong giai đoạn đó và thái độ của Nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề đang nảy sinh trong xã hội. Một số vấn đề về an ninh khu vực biên giới phía Bắc cũng được đề cập đến trong nguồn tài liệu này. Các bộ Quốc sử di biên của Phan Thúc Trực (1808 - 1852) và Quốc triều chính biên toát yếu của Cao Xuân Dục (1842 - 1923) là hai bộ sử giúp chúng ta bổ sung những sự kiện mà chính sử triều Nguyễn chép thiếu hoặc không chép. 9
- Một số ấn phẩm được xuất bản trong giai đoạn sau cũng là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng phục vụ cho luận văn này như Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Lịch sử Việt Nam của Đào Duy Anh, Lịch sử chế độ phong kiến (tập 3) của Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Việt sử tân biên của Phạm Văn Sơn, Lịch sử cận đại Việt Nam của Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1 do Trương Hữu Quýnh chủ biên, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến 1858 do Nguyễn Phan Quang chủ biên, Tiến trình lịch sử Việt Nam do Nguyễn Quang Ngọc chủ biên… - Luận án, luận văn khoa học công bố trên các tạp chí chuyên ngành: Từ rất sớm, trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Lịch sử quân sự và một số tạp chí khác đã xuất hiện những bài viết về lịch sử Việt Nam dưới triều Nguyễn với các nội dung phong phú, là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng để nhận thức rõ hơn về bức tranh của Việt Nam thời Nguyễn. Một số tài liệu nghiên cứu về các địa phương như Lịch sử tỉnh Cao Bằng, các tài liệu địa chí của các tỉnh (phần lịch sử) như Địa chí Thái Nguyên, Địa chí Lạng Sơn… cũng là nguồn tài liệu quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ hơn những chính sách nhà nước thực thi và sự tác động của nó đối với các địa phương này. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong Luận văn này, phương pháp chính chúng tôi sử dụng là phương pháp lịch sử cụ thể. Đồng thời, để luận văn có tính khoa học, có những chứng cứ xác thực và cụ thể hơn, chúng tôi còn sử dụng phương pháp liên ngành, thống kê định lượng, so sánh đối chiếu. Từ đó đưa ra những nhận xét về mức độ quan tâm của triều Nguyễn đối với an ninh vùng biên giới, chỉ ra những kết quả đạt được những mặt còn hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách này. 10
- 6. Mục đích nghiên cứu và đóng góp của Luận văn Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu về triều Nguyễn nói chung và những công trình nghiên cứu về lịch sử vùng biên giới phía Bắc, tác giả sẽ hệ thống lại, mô tả và làm rõ những chính sách điển hình được Nhà nước thực hiện ở vùng này. Dựa vào những cứ liệu lịch sử, tác giả sẽ phân tích, tìm ra những điểm tích cực và hạn chế trong chính sách triều Nguyễn đưa ra nhằm đảm bảo an ninh biên giới quốc gia. Qua đây, tác giả cũng hy vọng có thể rút ra bài học lịch sử phục vụ cho chiến lược an ninh quốc phòng của nhà nước ta hiện nay. 7. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, Luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1. Vùng biên giới phía Bắc trong bối cảnh Việt Nam thời Nguyễn: Trong chương này tác giả tập trung giới thiệu những biến đổi của tình hình thế giới và khu vực ở cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX và những tác động đến Việt Nam. Trong giai đoạn đầu mới thành lập, triều Nguyễn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách. Hoạt động đối nội và đối ngoại của chính quyền trung ương có vai trò đặc biệt trong việc thực hiện nhiệm vụ những nhà cầm quyền đối với vận mệnh của dân tộc. Đồng thời chương 1 cũng nêu lên vị trí quan trọng của vùng biên giới phía Bắc trong lịch sử cũng như dưới thời Nguyễn. Chương 2. Củng cố bộ máy hành chính, dẹp phản loạn: Chương 2 của Luận văn chủ yếu trình bày những quan điểm, chủ trương biện pháp bảo vệ an ninh của nhà nước đối với vùng biên giới phía Bắc. Đó là việc tăng cường bộ máy quản lí hành chính đến tận cấp châu, huyện miền núi. Đỉnh cao là cuộc cải cách hành chính thực thi dưới triều Minh Mệnh. Mục đích của chính quyền trung ương là nhất thể hóa bộ máy hành chính giữa trung ương 11
- và địa phương. Tuy nhiên, hiệu quả của những chính sách này chỉ đạt được ở mức độ nhất định, ngược lại còn là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng xảy ra các cuộc nổi dậy diễn ra triền miên ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống nhân dân và khiến cho triều đình trung ương phải lo lắng đối phó. Biện pháp được nhà nước thực hiện vẫn là kết hợp các biện pháp mềm dẻo và cứng rắn. Chủ trương ban đầu của triều đình là phủ dụ thay cho trấn áp. Khi những biện pháp mềm dẻo không mang lại hiệu quả thì bắt buộc nhà nước phải dùng đến biện pháp cứng rắn hơn. Đó là tăng cường lực lượng quân đội đàn áp, trừng trị triệt để những cá nhân cầm đầu và tham gia các cuộc nổi dậy, trừng trị nghiêm minh những quan lại không làm tròn chức trách của mình. Chương 3: Tăng cường củng cố quốc phòng, bảo vệ biên cương: Nội dung chính của chương 3 là các chủ trương và biện pháp của nhà nước nhằm xây dựng nền quốc phòng vững mạnh với các nội dung quan trọng là Xây dựng lực lượng quân đội, hệ thống thành trì và trang bị vũ khí, sự kiểm soát nghiêm ngặt đối với hoạt động xuất nhập cảnh qua biên giới. Đồng thời, sự giải quyết vấn đề biên giới thông qua quan hệ ngoại giao cũng là một nội dung quan trọng được đề cập đến trong chương này. Trong quá trình thực hiện luận văn, ngoài sự cố gắng của bản thân, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Ban Lãnh đạo và các cán bộ Viện Sử học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Thư viện Viện Sử học, Phòng Tư liệu Khoa Lịch Sử, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn…. Đặc biệt, để hoàn thành bản luận văn này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn - Phó Giáo sư. Tiến sĩ Vũ Văn Quân trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp này, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn, gia đình, bạn bè và những người đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này. 12
- Chƣơng 1 VÙNG BIÊN GIỚI PHÍA BẮC TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM THỜI NGUYỄN 1.1. Tình hình Việt Nam thời Nguyễn Năm 1802, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, làm chủ lãnh thổ rộng lớn cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, Nguyễn Ánh lên ngôi, đặt niên hiệu là Gia Long lập nên triều Nguyễn. Triều Nguyễn ra đời trên cơ sở kế thừa nhiều thành tựu quan trọng của thời Tây Sơn, đặc biệt là nền móng tư tưởng về một quốc gia thống nhất. Tuy nhiên, những chuyển biến của cục diện thế giới và những vấn đề nảy sinh trong nước lại đặt ra nhiều khó khăn thách thức cho triều đại mới. Bối cảnh chung của thế giới những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là giai đoạn phát triển cực thịnh của Chủ nghĩa tư bản ở các nước phương Tây. Sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước này càng làm tăng nhu cầu về thuộc địa để cung cấp nguyên liệu và nhân công cho nền công nghiệp ở chính quốc, tạo ra thị trường để tiêu thụ hàng hoá và cả nhu cầu về vốn tư bản. Các cuộc xâm chiếm và tranh giành thuộc địa diễn ra ở khắp các châu lục, trong đó vùng châu Á rộng lớn đầy tiềm năng trở thành mục tiêu lớn của các nước đế quốc. Song song với các hoạt động thương mại, các giáo sĩ phương Tây cũng tích cực hoạt động truyền giáo và tuyên truyền các luồng tư tưởng và lối sống của phương Tây vào các xã hội phương Đông [111, tr. 31]. Trước nguy cơ bị xâm lược bởi thực dân phương Tây, nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho các dân tộc châu Á là bằng mọi cách phải bảo vệ cho được độc lập dân tộc. Đã có những nước sớm nhận thức được cục diện thế giới và xây dựng được chiến lược để bảo vệ thành công lãnh thổ quốc gia như Thái Lan và 13
- Nhật Bản. Trong khi đó hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á như Philippin, Indonesia, Malaysia lại rơi vào tình trạng chia rẽ và bế tắc về đường hướng phát triển. Kết quả là, các quốc gia này lần lượt bị thôn tính và trở thành các thuộc địa của thực dân phương Tây. Malaysia trở thành thuộc địa của Anh, Phillipin trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha và sau đó là Mĩ, Indonesia rơi vào tay của người Anh và Hà Lan. Đế chế Trung Hoa hùng mạnh cũng bị xâu xé bởi thực dân Anh và tư bản Pháp. Năm 1839, với lý do triều đình Mãn Thanh ra lệnh cấm buôn bán và sử dụng thuốc phiện, Chính phủ Anh đã lập kế hoạch tấn công Trung Quốc nhằm “dùng vũ lực để mở toang cánh cửa Trung Quốc”. Tháng 6 năm 1840, cuộc chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất chính thức bắt đầu. Thực dân Anh liên tục tấn công vào các tỉnh miền duyên hải, uy hiếp Nam Kinh, đe dọa trực tiếp độc lập của Trung Quốc [127, tr. 5-10]. Cũng từ đó, triều đình Mãn Thanh bước vào thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa… Ảnh hưởng của chiến tranh nha phiến và hàng loạt các điều ước được kí kết 1 đã biến Trung Quốc thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Các phong trào đấu tranh chống thực dân và phong kiến của nhân dân Trung Quốc liên tục nổ ra với quy mô rộng lớn, mở đầu là phong trào Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo đã gây cho các thế lực phong kiến, thực dân những tổn thất nặng nề. Tuy nhiên, triều đình Mãn Thanh đã cấu kết với liên quân Anh - Pháp đàn áp phong trào khởi nghĩa. Các cánh tàn quân Thái Bình Thiên Quốc tan rã, tản mát khắp nơi, phần lớn chạy xuống phía Nam Trung Quốc, một bộ phận chạy sang các tỉnh phía Bắc Việt Nam tìm nơi trú ẩn, biến tướng thành các toán quân Cờ Đen, 1 Ngày 29 tháng 8 năm 1842, nhà Thanh kí với Anh Điều ước Nam Kinh chấp nhận mở 5 cửa biển cho người Anh đến buôn bán, nhường cho Anh đảo Hồng Kông (đến năm 1997) và phải bồi thường thiệt hại chiến tranh. Liên tục trong tháng 7 và tháng 10 năm 1944, triều đình nhà Thanh ký với Mỹ Điều ước Vọng Hạ Trung-Mỹ và với Pháp Điều ước Hoàng Phố Trung-Pháp với các điều khoản tương tự như Điều ước Nam Kinh, tức là nhường cho Mỹ và Pháp nhiều đặc quyền đặc lợi ở trên lãnh thổ Trung Quốc. 14
- Cờ Trắng, Cờ Vàng… Các toán tàn quân này hoạt động quấy phá, cướp bóc, gây mất trật tự trị an và xáo trộn đời sống nhân dân vùng biên giới khiến triều đình trung ương phải nhiều lần điều quân đánh dẹp. Cũng như một số các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam không tránh khỏi nguy cơ bị xâm lược bởi thực dân phương Tây. Nguy cơ này xuất hiện ngay từ thế kỷ XVII, khi một số thương nhân và giáo sĩ châu Âu đến thiết lập quan hệ buôn bán và truyền đạo ở Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh Nguyễn - Tây Sơn, quan hệ này có phần bị gián đoạn. Một số giáo sĩ nguời Pháp được Nguyễn Ánh tin dùng và đã có công giúp Nguyễn Ánh giành lại chính quyền từ tay nhà Tây Sơn như Jean Baptiste Chaineau, Phillipe Vannier, de Forsans, Despiau vẫn tiếp tục hoạt động ở Việt Nam [42, tr. 6]. Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Gia Long đã sử dụng những giáo sĩ này giúp việc trong triều đình, phong cho họ các chức văn võ quan cao cấp. Tuy nhiên, mưu đồ xâm lược của người Pháp đối với Việt Nam không vì thế mà giảm đi. Ngược lại, họ tận dụng mọi cơ hội để do thám, gây chia rẽ, ấp ủ mưu đồ chiến tranh xâm lược. Các giáo sĩ và thương nhân Pháp hợp tác chặt chẽ với nhau đẩy mạnh ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam. Năm 1815, sau khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc, việc giao thương trên biển ngày càng được đẩy mạnh, thương gia các nước châu Âu ráo riết vượt biển sang phương Đông. Cũng trong thời gian từ năm 1815 đến năm 1817, rất nhiều đề nghị được liên tục đưa lên chính phủ Pháp yêu cầu nối lại quan hệ buôn bán với Việt Nam. Từ tháng 8 năm 1817, các tàu Pháp bắt đầu xuất hiện trở lại ở các cảng Việt Nam. Triều đình Huế ban đầu tỏ ra rất hoan nghênh. Các tàu Pháp là tàu Paix và tàu Henry khi cập bến Sài Gòn và Đà Nẵng đều được Gia Long phái hai người Pháp trong triều là Chaigneau và Vannier đến giúp đỡ. Gia Long cũng từng chỉ cho họ biết những thứ hàng hóa nên đem sang Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các 15
- thương nhân Pháp. Bản thân người Pháp cũng phải xác nhận buôn bán ở Việt Nam rất thuận lợi, thái độ vua Gia Long rất niềm nở, hàng hoá mang sang đều bán hết và được thanh toán sòng phẳng, đến lúc ra về còn chở nhiều loại hàng hoá quý như đường, trà, tơ, bạc nén [42, tr. 7]. Tuy nhiên, trước sự bành trướng ngày càng lớn của người châu Âu ở Đông Nam Á khiến vua Gia Long e ngại, nhất là sau khi người Anh chiếm được Singapore năm 1819. Nhà vua thấy rằng cần phải giao hảo với người phương Tây, nhưng không thể biệt đãi một quốc gia nào. Từ thời Minh Mệnh, quan hệ của Việt Nam với người phương Tây dần dần bị hạn chế, thậm chí cấm đoán. Quá lo sợ về nguy cơ thực dân, triều đình đã ra lệnh thực thi chính sách “đóng cửa” và đàn áp công giáo. Lúc này giáo sĩ Pháp đã lợi dụng danh nghĩa truyền giáo để đi sâu vào các địa phương, tiến hành điều tra, dò xét tình hình các mặt và báo cáo về nước Pháp. Mặt khác, họ lợi dụng thế lực tôn giáo để lôi kéo nhân dân nổi dậy chống lại triều đình, gây nên mâu thuẫn lương - giáo. Nhiều cuộc đấu tranh của giáo dân chống lại triều Nguyễn ở các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình đã nổ ra, mà nguyên nhân trực tiếp là sự xúi giục tác động của một bộ phận giáo sĩ phương Tây. Cuối năm 1851, tình hình nước Pháp bắt đầu ổn định trở lại, nền kinh tế của tư bản Pháp từng bước được phục hồi kéo theo nhu cầu mở rộng thị trường và nguồn nguyên liệu nước ngoài. Trong khi đó, vùng Đông Nam Á hải đảo và bán đảo Mã lai đều đã bị phân chia bởi thực dân Hà Lan và Anh theo hiệp ước Luân Đôn năm 1824. Người Pháp do đó tập trung hoạt động ở các quốc gia Đông Nam Á lục địa và khu vực nam Trung Hoa. Bộ phận giáo sĩ đang hoạt động ở Việt Nam bắt đầu nối lại quan hệ với các thương nhân và chính quyền Pháp. Năm 1852, Napoleon III lên ngôi Hoàng đế, tham vọng mở rộng thuộc địa càng được đẩy mạnh hơn. Đến năm 1856, khi mâu thuẫn Anh - Pháp tạm thời hoà hoãn, kết hợp với các báo cáo của các giáo sĩ và 16
- thương nhân cho biết triều đình Huế ngày càng suy đồi và sự rối loạn ở miền Bắc Việt Nam ngày càng trở nên trầm trọng vì các phe phái nổi dậy chống triều đình, ngày 5 tháng 12 năm 1856, Napoleon III phái Montigny với danh nghĩa sang thương thuyết với triều đình Huế về vấn đề truyền đạo và buôn bán, nhưng thực chất là để dọn đường cho một cuộc can thiệp vũ trang sắp tới của Pháp vào Việt Nam. Để đối phó lại sự ảnh hưởng ngày càng mạnh của Pháp ở Việt Nam, nhà Nguyễn ra sức bắt bớ, giam cầm, xử tử những giáo sĩ và giáo dân không tuân theo mệnh lệnh cấm đạo. Chính sách cấm đạo quyết liệt của Minh Mệnh không thể ngăn cản được đức tin tôn giáo của các giáo dân. Ngược lại, càng đẩy họ về phía đối lập, tạo thêm điều kiện cho những kẻ xấu lợi dụng gây nên tình trạng chia rẽ trong nhân dân, dọn đường cho chủ nghĩa thực dân xâm lược. Thực dân Pháp dựa vào nguyên cớ trực tiếp là sự đàn áp giáo dân của Triều đình Nhà Nguyễn để nổ súng chiếm Đà Nẵng vào ngày 31 tháng 8 năm 1858. Tuy nhiên, từ bối cảnh chung của khu vực và thế giới cho thấy, nhu cầu về thuộc địa và sự tranh giành thuộc địa giữa các thế lực phương Tây mới chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh xâm lược này. Ngoài nguy cơ ngoại xâm từ thực dân phương Tây, triều Nguyễn khi mới thành lập còn chịu nhiều sức ép từ thế lực phương Bắc. Giống như bao triều đại phong kiến Việt Nam khác, đế chế Trung Hoa hùng mạnh luôn là mối đe dọa thường trực. Dưới con mắt của “thiên tử” phương Bắc, các dân tộc phương Nam trong đó có Việt Nam bị coi là các tộc “man di”. Vì vậy các dân tộc đó phải hướng về “thiên triều” để tiếp nhận ánh hào quang và sự giáo hoá của “thiên tử”. Mỗi khi các dân tộc phương Nam có thái độ không thần phục thì nguy cơ của một cuộc chiến tranh xâm lược từ phương Bắc là không thể tránh khỏi. Không chỉ có thế, do việc mở rộng biên giới lãnh thổ về phía Bắc gặp rất nhiều khó khăn, Việt Nam lại là “cửa ngõ” của Trung Quốc tiến xuống 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 175 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 198 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 167 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 149 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 148 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 153 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 194 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 170 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 172 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 135 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 16 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn