intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách của chính phủ Đức quốc xã đối với các cộng đồng người Do Thái ở châu Âu (1933 - 1945)

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

121
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách của chính phủ Đức quốc xã đối với các cộng đồng người Do Thái ở châu Âu (1933 - 1945) trình bày về nguồn gốc của chính sách bài Do Thái; chính sách của chính phủ Đức quốc xã đối với các cộng đồng người Do Thái ở châu Âu trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1933 - 1939).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách của chính phủ Đức quốc xã đối với các cộng đồng người Do Thái ở châu Âu (1933 - 1945)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hường CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐỨC QUỐC XÃ ĐỐI VỚI CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DO THÁI Ở CHÂU ÂU (1933-1945) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 1
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hường CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐỨC QUỐC XÃ ĐỐI VỚI CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DO THÁI Ở CHÂU ÂU (1933-1945) Chuyên ngành : Lịch sử thế giới Mã số : 60 22 03 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ PHỤNG HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Phụng Hoàng. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan và có nguốn gốc xuất xứ rõ ràng. Tác giả Nguyễn Thị Hường 1
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, phòng Khoa học Công nghệ- Sau Đại học, quý Thầy Cô khoa Sử đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng, biết ơn TS. Lê Phụng Hoàng, Thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tôi cũng xin cám ơn Ban Giám Hiệu trường THCS An Bình và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành việc học tập và nghiên cứu. Tôi xin tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, các Thầy Cô đã từng dạy dỗ và tất cả bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tác giả Nguyễn Thị Hường 2
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 8 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 8 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................................... 9 7. Bố cục của luận văn ........................................................................................................ 9 CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC CỦA CHÍNH SÁCH BÀI DO THÁI ..................... 10 1.1. Nền tảng ý thức hệ ..................................................................................................... 10 1.1.1. Học thuyết Darwin xã hội .....................................................................................10 1.1.2. Chủ nghĩa chủng tộc và phục thù ..........................................................................11 1.1.3. Chủ nghĩa bài Do Thái ..........................................................................................11 1.2. Một số nhân vật bài Do Thái nổi tiếng và Hitler- “cha đẻ của tiến trình ............. 12 diệt chủng”......................................................................................................................... 12 1.3. Biểu tượng Swastika và lá cờ Đức quốc xã.............................................................. 32 CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐỨC QUỐC XÃ ĐỐI VỚI CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DO THÁI Ở CHÂU ÂU TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ( 1933- 1939)......................................................................... 34 2.1. Tổ chức........................................................................................................................ 34 2.1.1. GESTAPO .............................................................................................................34 2.1.2. SA ..........................................................................................................................36 2.1.3. SS...........................................................................................................................36 2.2. Tiến hành trục xuất ................................................................................................... 38 2.3. Ban hành các đạo luật. .............................................................................................. 42 CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐỨC QUỐC XÃ ĐỐI VỚI CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DO THÁI Ở CHÂU ÂU TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939-1945)........................................................................... 48 3.1. Tổng quan về Holocaust ............................................................................................ 48 3.1.1. Đặc điểm................................................................................................................48 3
  6. 3.1.2. Tiến trình thực hiện Holocaust ..............................................................................50 3.2. Nỗ lực giải cứu và phong trào kháng chiến ............................................................. 72 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 85 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 90 4
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế kỷ XX đã khép lại với vô vàn sự kiện, trong đó có sự kiện Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Tháng 8 năm 1945, cả thế giới bước ra khỏi thảm họa khi chiến tranh thế giới thứ hai chính thức đi đến hồi kết. Cuộc chiến này có quy mô to lớn và mức độ tàn phá ghê ghớm trên tất cả mọi khía cạnh của đời sống và nền văn minh loài người. Cuộc chiến này đã gây nên một tổn thất to lớn về người và của mà không một con số nào có thế miêu tả chính xác được. Trong số các dân tộc phải trả giá đắt cho cuộc chiến do Đức Quốc xã gây ra có người Do Thái. Chính sách của Chính phủ Đức Quốc xã đối với cộng đồng người Do Thái ở châu Âu (1933-1945) đã được nghiên cứu nhiều ở nhiều nước Âu – Mĩ nhất là trong bối cảnh sau chiến tranh lạnh kết thúc, họa diệt chủng lại một lần nữa xuất hiện ở châu Âu (vụ thảm sát ở Kosovo). Riêng ở Việt Nam, vấn đề chính sách của Chính phủ Đức Quốc xã đối với cộng đồng người Do Thái chưa được nghiên cứu nhiều. Vì vậy, với đề tài này, người viết hy vọng sẽ góp phần cung cấp nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy ở Việt Nam. Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên đây, người viết đã chọn đề tài: Chính sách của chính phủ Đức Quốc xã đối với các cộng đồng người Do Thái ở châu Âu (1933-1945) làm đề tài tốt nghiệp Cao học sau khi được sự đồng ý của khoa lịch sử trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Chính sách của Chính phủ Đức Quốc xã đối với cộng đồng người Do Thái ở châu Âu (1933-1945) là một đề tài đã được nghiên cứu ở nhiều nước Âu- Mỹ nhưng chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Vì vậy, khi đề cập đến lịch sử nghiên cứu vấn đề, tác giả chủ yếu giới thiệu đến các tác phẩm được dịch giả Việt Nam nghiên cứu. Trong tác phẩm “Trùm phát xít Hitler- cuộc đời và tội ác” của Albert Marrin ấn hành năm 2004 đã đề cập đến cuộc đời từ thuở ấu thơ của Adolf Hitler, từ một người vô danh đến khi lên nắm quyền lực. Trong suốt quá trình ấy, Hitler đã để lại cho thế giới hôm nay một bài học, bài học mang tên “Hitler”, là nếu con người bị chi phối bởi lòng thù hận và sự vô lý 5
  8. thì sẽ thực hiện tất cả mọi tội ác kinh khủng nhất. Cuốn sách đã giúp tác giả tìm hiểu được nguồn gốc của chính sách bài Do Thái mà Hitler đã xây dựng nên, cách mà Hitler xây dựng bộ máy để thực hiện có hiệu quả mọi mệnh lệnh và rồi đi đến chỗ sụp đổ vào năm 1945. Với tiêu đề: “Lịch sử cuộc tàn sát 6 triệu người Do Thái của Đức Quốc xã”, được tạp chí Chân trời Unesco ấn hành năm 2005 đã cung cấp cho tác giả bức tranh toàn cảnh về chính sách của chính phủ Đức Quốc xã đối với các cộng đồng người Do Thái ở châu Âu (1933-1945). Năm 2007, cuốn sách “Sự trỗi dậy và suy tàn của đế chế thứ ba”, tác giả William L. Shirer- được Diệp Minh Tâm dịch. Tác phẩm được đánh giá là “Một trong những tác phẩm về lịch sử quan trọng nhất của thời đại chúng ta”. Đây là một tác phẩm đồ sộ với trên 1.100 trang, đưa ra những minh chứng hùng hồn, những lập luận uyên bác cho sự trỗi dậy và suy tàn của một chế độ, đi cùng với nó là số phận của con người được sinh ngày 20.4.1889 ở thị trấn Braunau am Inn gần biên giới Áo-Đức như “định mệnh”: Adolf Hitler. Từ khi được xuất bản năm 1960, Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ Ba – Lịch sử Đức Quốc xã đã được ca ngợi rộng khắp như là một hồ sơ cuối cùng về những thời khắc đen tối của thế kỷ XX. Trải dài từ những giây phút đầu tiên sự ra đời của Đế chế thứ Ba ngày 30.1.1933 cho đến những ngày cuối cùng của nó. Nền Đế chế chỉ kéo dài 12 năm 4 tháng nhưng đã gây ra bạo lực dữ dội hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đó, những thảm cảnh kinh hoàng trên bình diện toàn nhân loại với hàng triệu người bỏ mạng trong các trận chiến, hàng triệu người Do thái bị ném vào các lò thiêu sống tại Ba Lan.... Là một phóng viên và nhà nghiên cứu lịch sử người Mỹ, tác giả William Lawrence Shirer (1904 -1993) đã quan sát và tường thuật cuộc sống của người Đức Quốc xã từ năm 1925, tiếp cận với các nhà lãnh đạo Quốc xã hàng đầu. Sau chiến tranh, khi tham dự các phiên tòa xử tội phạm chiến tranh, ông lại có dịp quan sát họ đứng trước vành móng ngựa. Sau đó, ông đã bỏ ra hơn 5 năm để rà soát từng đống tài liệu để tổng hợp nên một thiên sử liệu của một trong những thời đại hãi hùng nhất trong lịch sử nhân loại. Tác phẩm đã giúp tác giả có được cái nhìn toàn cảnh về Đế chế thứ III mà Hitler xây dựng lên. Trong khi đó, cũng vào năm 2007, với cuốn sách “Adolf Hitler- Tiểu sử chính trị”, tác giả Lê Phụng Hoàng người viết được tiếp cận một cách chi tiết về cuộc đời của Adolf Hitler, về con đường dẫn đến quyền lực để rồi đi đến sụp đổ. Quá trình hoạt động ấy của Hitler dù chỉ 12 năm nhưng ngần ấy thời gian cũng đủ để Hitler không chỉ kịp xây dựng và hoàn thiện một chế độ cầm quyền đáng được xếp ngang hàng với những chế độ bạo ác nhất 6
  9. trong lịch sử loài người, mà còn gây ra một cuộc tận diệt đối với cộng đồng người Do Thái trên thế giới đặc biệt ở châu Âu. Tác phẩm đã giúp tác giả hoàn thành nội dung chương 1 của đề tài. Trong cuốn sách “Hitler và Lò thiêu sống dân Do Thái” tác giả Serge Millrer – Bản dịch Người Sông Kiên và Lê Thị Duyên. Tác phẩm đi sâu nghiên cứu một cách tỉ mỉ cuộc sống trong các trại tập trung của Đức Quốc xã tại các quốc gia mà Đức chiếm đóng ở châu Âu trong đó nhiều nhất là ở Ba Lan. Các trại tập trung, phòng hơi ngạt, các lò thiêu xác được xây dựng ngày một nhiều để làm sao năng xuất giết người cao nhất. Tác phẩm dựng lại toàn cảnh tội ác của một bộ máy mà cho đến nay khi đọc lại người ta phải suy ngẫm. Cuốn sách giúp tác giả hoàn thành nôi dung chương 3 đặc biệt là “giải pháp cuối cùng” đối với người Do Thái. Năm 2009, trong cuốn sách “Bí mật về Adolf và các chiến hữu” của Mlechin Leonid đã đã cung cấp cho tác giả thêm nguồn tư liệu về chính phủ Đức Quốc xã đặc biệt là những người thân cận trong bộ máy chính quyền của Hitler. Những con người ấy đã tôn sùng Hitler đến mù quáng và trở thành vị lãnh đạo cao nhất, có quyền lực nhất của các tổ chức SA, SS, Gestapo- sau này là nỗi kinh hoàng cho người Do Thái. Tác phẩm được coi là quan trọng nhất khi tìm hiểu nguồn gốc chính sách của chính phủ Đức Quốc xã đối với các cộng đồng người Do Thái ở châu Âu (1933-1945) là: Mein Kampf - “Cuộc tranh đấu của tôi”, tác giả Adolf Hitler năm 1971. Đây được xem là tác phẩm gốc đề cập đến lý thuyết về chủng tộc thượng đẳng và chủng tộc hạ đẳng. Với tên gốc là Mein Kampf, cuốn sách “Đời tranh đấu của tôi” trình bày tư tưởng và âm mưu của Adolf Hitler về Đế chế Đức khi ông ta lên nắm quyền. Nếu một đầu óc bệnh hoạn suy nghĩ ra những tư tưởng mà người bình thường trong thế kỷ 20 thấy là quái đản thì không nói làm gì? Điều kỳ lạ là hàng triệu người Đức, sau khi đã đọc qua quyển Mein Kampf lại tiếp thu một cách cuồng tín luồng tư tưởng như thế, và còn bị tư tưởng ấy dẫn đến chỗ hủy diệt cho hàng triệu con người vô tội bên trong và đặc biệt bên ngoài nước Đức. Tác phẩm đã giúp tác giả tìm hiểu được tư duy, suy nghĩ của Hitler về vấn đề chủng tộc để sau khi lên cầm quyền Hitler biến tư duy ấy thành hành động. Với nguồn tư liệu ấy, tác giả hoàn thành nội dung chương 1. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu. 7
  10. - Đề tài góp phần làm rõ chính sách của nước Đức thời kỳ cầm quyền của Hitler đối với dân tộc Do Thái (1933-1945) qua đó lên án bất kỳ chính phủ nào có tư tưởng phân biệt chủng tộc và kêu gọi thế giới giải quyết mọi mối quan hệ quốc tế bằng phương pháp hòa bình. * Nhiệm vụ nghiên cứu. - Đề tài góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân tại sao chính phủ Đức Quốc xã lại muốn tận diệt người Do Thái? - Làm rõ chính sách của nước Đức trên các lĩnh vực: Chính trị, xã hội, giáo dục, luật pháp. Từ những ý tưởng manh nha dẫn đến hình thành chủ nghĩa bài Do Thái cực đoan. - Tìm hiểu nỗ lực giải cứu người Do Thái khỏi thảm họa diệt chủng nói chung, chính sách diệt chủng của chế độ Đức Quốc xã nói riêng. - Đóng góp vào nỗ lực nghiên cứu về chế độ Đức Quốc Xã ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu. - Chính sách của chính phủ Đức Quốc xã đối với cộng đồng người Do Thái ở châu Âu(1933- 1945). * Phạm vi nghiên cứu. - Về phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách của chính phủ Đức Quốc xã đối với cộng đồng người Do Thái trên lãnh thổ châu Âu. - Về phạm vi thời gian: Từ khi chính phủ Đức Quốc xã được thành lập (1933) đến khi sụp đổ vào 1945. 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu của ngành học là phương pháp lịch sử, phương pháp logic để tìm mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, nhằm nêu bật nội dung cốt lõi, bản chất của sự vật, sự việc, cố gắng trình bày lịch sử như nó đã từng diễn ra. Với đề tài trên, tác giả phải cố gắng tổng hợp, khái quát để nêu được một số nét cơ bản về chính sách của chính phủ Đức Quốc xã đối với người Do Thái. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp liên ngành : tác giả luận văn kết hợp các loại tài liệu và kế thừa thành tựu nghiên cứu của các ngành : lịch sử, địa lý, khảo cổ học, văn học. 8
  11. 6. Đóng góp của luận văn *Về tư liệu: Đóng góp thêm nguồn tư liệu vào công cuộc nghiên cứu về chế độ Đức Quốc xã. * Về nội dung. - Về mặt khoa học: Đề tài góp phần cung cấp thêm những nghiên cứu trong và ngoài nước về chế độ Đức Quốc xã. - Về tính thời sự: Đề tài góp phần trình bày những bài học của lịch sử để góp phân giải quyết các mối quan hệ quốc tế. - Về mặt thực tiến: Nội dung đề tài giúp cho việc giảng dạy về chế độ Đức Quốc xã phong phú hơn. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần: mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì đề tài cấu tạo nội dung gồm 3 chương chủ yếu: Chương 1: Nguồn gốc của chính sách bài Do Thái. Chương 2: Chính sách của chính phủ Đức Quốc xã đối với các cộng đồng người Do Thái ở châu Âu trước chiến tranh thế giới thứ 2 (1933-1939). Chương 3: Chính sách của chính phủ Đức Quốc xã đối với các cộng đồng người Do Thái ở châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ 2 (1933-1939). 9
  12. CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC CỦA CHÍNH SÁCH BÀI DO THÁI 1.1. Nền tảng ý thức hệ Lý thuyết “Chủng tộc thượng đẳng” của Chủ nghĩa Quốc xã là một quái thai trong lịch sử loài người, nhưng quái thai ấy không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên. Nó là con đẻ của Học thuyết Darwin- xã hội và Tư tưởng phục thù trong xã hội Đức sau chiến tranh thới thứ nhất, từ đó trở thành cơ sở lý luận cho các chính sách của một chính phủ. 1.1.1. Học thuyết Darwin xã hội Học thuyết Darwin xã hội là lý thuyết cho rằng xã hội loài người tiến hóa thông qua quá trình đấu tranh sinh tồn, trong đó chủng tộc nào thông minh hơn, khỏe mạnh hơn, thích nghi với môi trường tốt hơn sẽ là chủng tộc có quyền tồn tại; chủng tộc nào dốt nát, ốm yếu, kém thích nghi với môi trường sẽ bị đào thải [7]. Đây là kết quả của việc áp dụng một cách máy móc Thuyết tiến hóa của Darwin vào trong xã hội loài người. Không phải ngẫu nhiên mà có sự áp dụng máy móc đó. Đây là hệ quả của việc áp dụng tràn lan chủ nghĩa thực chúng vào trong xã hội học. Chủ nghĩa thực chúng do Auguste Comte (1798- 1887) nêu lên từ những thập kỷ đầu của thế kỷ XIX, trong đó cho rằng một hệ thống lý thuyết chỉ trở thành khoa học thực sự khi nó có thể kiểm chứng được bằng thực nghiệm trong thực tế. Với thắng lợi trong khoa học tự nhiên, chủ nghĩa thực chúng đã tạo ra tinh thần lạc quan mạnh mẽ trong thế kỷ XIX, thúc đẩy các nhà xã hội học tìm cách giải thích hành vi của số đông bằng những quy luật của tự nhiên. Đúng lúc đó, Thuyết tiến hóa của Darwin ra đời. Những kẻ có đầu óc chủng tộc lập tức áp dụng Thuyết tiến hóa của Darwin để giải thích sự tiến hóa của xã hội loài người, khẳng định rằng về cơ bản xã hội loài người cũng phải tiến hóa theo quy luật của sinh giới nói chung. Đó chính là Học thuyết Darwin xã hội bước vào thế kỷ XIX, trong khi các nước như Anh, Pháp đã trở thành những đế quốc lớn, hùng mạnh, thì Đức lúc đó vẫn bao gồm các tiểu vương quốc rời rạc. Mãi đến năm 1871 mới thống nhất thành một quốc gia. Sự tụt hậu này tạo cho giới trẻ Đức thời đó một cảm giác tủi hổ, bất mãn. Từ đó nước Đức có xu thế muốn vươn lên, chứng tỏ cho thế giới thấy mình không những không thua kém ai, mà còn vượt trội so với kẻ khác. Xu thế ấy là một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhưng thất bại thảm hại của Đức trong cuộc Chiến tranh này lại càng đẩy thanh niên Đức lún sâu vào tâm trạng tủi hổ và bất mãn sâu sắc hơn nữa. Để chống lại căn bệnh tủi hổ này, những nhà lý luận có đầu óc chủng 10
  13. tộc đã cố gắng xới lên những học thuyết đề cao chủng tộc Đức, trong khi các nhà chính trị theo chủ nghĩa dân tộc lại tuyên truyền cho chủ nghĩa phục thù, hứa hẹn sẽ lấy lại sức mạnh cho nước Đức, đưa nước Đức lên vị trí lãnh đạo thế giới. 1.1.2. Chủ nghĩa chủng tộc và phục thù Học thuyết Darwin xã hội đã trở thành “những nguyên liệu quý giá” để những nhà lý thuyết và chính trị theo chủ nghĩa chủng tộc ở Đức chế biến nên một chủ thuyết chủng tộc trong đó khẳng định rằng người Aryan chính là thủy tổ của người Đức, người Đức chính là hậu duệ thuần chủng nhất và tinh túy nhất của người Aryan, do đó xứng đáng để lãnh đạo thế giới. Một trong những kẻ đi tiên phong trong học thuyết này là Alfred Rosenberg. Rosenberg coi “chủng tộc Aryan là chủng tộc nằm ở bậc thang cao nhất trong hệ thống các bậc thang chủng tộc” [74], trong khi “chủng tộc Do Thái” nằm ở tầng dưới cùng và là một mối đe dọa đến “nền văn minh thuần nhất Aryan của Đức”, do đó cần phải bị đào thải. Hơn thế nữa, “chủng tộc Aryan” là chủng tộc duy nhất có khả năng sáng tạo nên những nền văn hóa và văn minh đích thực, trong khi các chủng tộc khác chỉ có khă năng giữ gìn hoặc phá hoại những nền văn hóa đó mà thôi. Rosenberg sau này trở thành cánh tay phải của Hitler về tuyên truyền và giáo dục tư tưởng Quốc xã, đồng thời làm Bộ trưởng Quốc xã phụ trách khu vực chiếm đóng ở Liên Xô, cuối cùng bị đồng minh bắt năm 1945, bị xử tử hình tại tòa án tội phạm chiến tranh Nuremberg ngày 16/10/1946. Từ điển Lịch sử thế giới (Dictionary of World History) do Chambers của Anh xuất bản năm 1994 viết: “Nước Đức đã ôm lấy cái khái niệm phi khoa học về chủng tộc Đức như là bộ phận tinh túy nhất trong chủng tộc Aryan, trong số những người cùng nói thứ ngôn ngữ Ấn- Âu, và rằng họ có trách nhiệm với tiến bộ của nhân loại [8, tr.60]…Chủ nghĩa quốc xã khẳng định rằng thế giới được chia thành một hệ thống nhiều thang bậc chủng tộc: Người Aryan, trong đó người Đức là đại diện thuần chủng nhất, là chủng tộc thượng đẳng về văn hóa, trong khi người Do Thái là thấp kém nhất. Điều đó cũng có nghĩa là người Do Thái sẽ bị người Aryan tiêu diệt loại bỏ khỏi thế giới…” [8, tr.661]. 1.1.3. Chủ nghĩa bài Do Thái Chủ nghĩa bài Do Thái- Semitism hoặc Antisemitismus là sự thù địch hoặc thành kiến đối với người Do Thái với danh nghĩa một nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo. Nó có thể ở nhiều mức độ, từ sự căm ghét cá nhân cho đến các hành động khủng bố bạo lực được thể chế hóa. 11
  14. Ví dụ cực đoan nhất của hiện tượng này là hệ tư tưởng của chủ nghĩa Phát xít của Hitler- cái đã dẫn đến cuộc diệt chủng người Do Thái ở châu Âu. Khi đã có nền tảng ý thức hệ, cuộc tàn sát người Do Thái được biết đến với cái tên Holocaust. 1.2. Một số nhân vật bài Do Thái nổi tiếng và Hitler- “cha đẻ của tiến trình diệt chủng” Tư tưởng bài Do Thái được thể hiện qua Martin Luther (1483–1546), là nhà thần học Đức đã khởi xướng Phong trào Cải cách Đức, có tầm ảnh hưởng sâu rộng từ tôn giáo đến chính trị, kinh tế, giáo dục và ngôn ngữ, khiến cho ông trở thành một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử cận đại Châu Âu. Tư tưởng của ông manh nha ý bài xích Do Thái tuy không dữ dội như xu hướng đả kích Thiên chúa giáo của ông. Tuy thế, giáo hội Lutheran mang tên ông không mang tư tưởng bài Do Thái. Tiến sĩ Karl Lueger (1844–1910), chính trị gia và thị trưởng (1897–1910) thủ đô Viên nước Áo, có những chính sách bài Do Thái và phân biệt chủng tộc. Lueger trở thành chính trị gia có ảnh hưởng mạnh nhất ở Áo lúc bấy giờ do tư cách có văn hóa và trình độ tri thức đáng kể. Những người chống đối ông, kể cả người Do Thái, phải công nhận ông là người tề chỉnh, có tinh thần hiệp sĩ, khoáng đạt và dễ dung thứ. Ngay cả nhà văn nổi tiếng Áo gốc Do Thái, Stefan Sweig, cũng có ý kiến thiện cảm về ông. Vì thế, có thể nói tư tưởng bài Do Thái của Lueger đạt mức độ tinh tế từ cảm quan của cá nhân, dễ thuyết phục người khác. Người bị thuyết phục mạnh mẽ nhất là Adolf Hitler. Adolf Hitler sinh ngày 20/04/1889 tại số nhà 219 đường Salzburger Volstadt, thị trấn Braurau trên sông Inn ngăn cách Áo với bang Bayern của đế quốc Đức. Hitler là con thứ ba của ông Alois Hitler và bà Klara Polz. Trong số sáu người con của hai người thì chỉ có Hitler và cô em gái Paula là còn sống đến lúc trưởng thành. Sau khi học xong bậc tiểu học, (9/1900), Hitller vào học trường Realschule của thành phố Linz - một trường hướng nghiệp công thương. Tuy nhiên, đến năm 1904, Hitler đã phải rời trường Realschule sang một trường cao đẳng hướng nghiệp khác ở thành phố Steyr vì điểm quá kém. Thế nhưng ở ngôi trường mới không được bao lâu, Adolf cũng phải dừng con đường học vấn của mình do tình hình học tập vẫn không được cải thiện. Lúc này, Hitler chỉ dồn tâm trí của mình vào một ước mơ duy nhất đó là trở thành một họa sĩ và nghệ sĩ đồ họa kiến trúc tài danh. Và đề tài hấp dẫn nhất trong những bức tranh anh ta vẽ chính là chiến 12
  15. tranh. Sau này, chính Hitler, khi đã trở thành Quốc trưởng của Đảng Quốc xã, nhớ lại rằng "Các trận đánh anh dũng là sự trải nghiệm tinh thần quan trọng nhất của tôi. Từ thời đó trở đi, tôi ngày càng say sưa với bất kì thứ gì có gắn bó chút nào đó với chiến tranh hay với nghiệp lính" [23, tr.5]. Một thanh niên mới bước vào độ tuổi mới lớn đã có những tư tưởng khác người. Tại sao con người mơ ước trở thành một họa sĩ, một nhà kiến trúc tài danh ấy không say mê những đề tài mà các họa sĩ nổi tiếng đương thời ta vẫn thường thấy như : chủ đề về thiên nhiên, vẻ đẹp của người phụ nữ... mà nó lại là chiến tranh. Thật khó giải thích về tính cách này của Hitler nhưng chúng ta có thể nhận thấy chính tính cách này đã ảnh hưởng sâu sắc tới tư tưởng của nhà độc tài phát xít trong tương lai. Rời khỏi trường Oberrealschule ở Steyz, Hitler bằng mọi cách thuyết phục mẹ cho thi vào trường Học viện nghệ thuật Viên. Và cuối cùng giấc mơ đến Viên của Adolf cũng trở thành hiện thực vào mùa thu năm 1907. Tuy nhiên ước mơ trở thành họa sĩ của Hitler đã tan biến gay sau đó vì kết quả không đủ điểm để vào trường. Song không phải vì thế mà Hitler chán nản và tiếp tục sống ở Viên để theo đuổi giấc mơ trở thành sinh viên nghệ thuật cho đến năm 1913. Khoảng thời gian từ 1908-1913, Hitler sống lang thang nghèo khổ ở thành phố Viên, cũng có lúc Hítler sống bằng những đồng tiền của người làm công nhật hằng ngày, một thợ vẽ tầm thường trên đường phố. Đây là quãng đời cơ cực nhất trong cuộc đời của nhà độc tài. Sau này, Hitler nhớ lại trong Mein Kampf "Thành phố Viên vừa là biểu trưng cho những thú vui vô hại của vô số người, vừa là mảnh đất lễ hội của những kẻ ăn chơi, còn đối với tôi chỉ là nơi chứng kiến thời kì sầu thảm nhất trong đời… 5 năm trời tôi buộc phải kiếm sống, lúc đầu như người làm công nhật rồi như một người thợ vê tầm thường; các công việc này chỉ mang lại cho tôi một số tiền ít ỏi, không bao giờ đủ dù chỉ để làm dịu cơn đói trong suốt nhiều ngày...Cái đói không ngừng bám theo tôi, không bao giờ rời tôi lấy một giây và luôn chen lẫn vào mọi giờ giấc sinh hoạt của tôi. Cuộc sống của tôi là cuộc chiến đấu liên tục chống lại những người bạn đồng hành bất nhân này" [23, tr.8-9]. Có một điều đáng chú ý trong thời gian Hitler sống ở Viên mà sau này, nó ảnh hưởng tới con người và cá tính của nhà độc tài đó là bắt đầu học hỏi thêm trên các vấn đề chính trị bằng cách đọc nhiều sách báo và tham gia bàn luận chính trị. Thực tế, đây không phải là sự đam mê khác lạ gì đối với mỗi người đàn ông khi đã bắt đầu trưởng thành. Nhưng Hitler lại say sưa các vấn đề chính trị một cách lạ thường đến nổi không quan tâm tới chuyện ăn uống. Những cảm xúc cuồng nộ, chán chường và suy sụp luôn xen lẫn trong những bài thuyết giáo của ông. Đặc biệt sở thích đọc sách báo của nhà độc tài tương lai cũng làm 13
  16. nhiều người phải suy nghĩ. Ông đọc rất nhiều loại sách báo nhưng lại không đọc theo một chủ đề nào và cũng không có hệ thống nào: có lúc là lịch sử cổ La Mã, có khi là các tôn giáo phương Đông, thôi miên học, huyền bí học, chiêm tinh học hay Đạo Tin Lành. Cách đọc này ít nhiều phản ánh bản chất con người của Hitler: tức là mơ ước làm đủ mọi chuyện nhưng lại không đủ kiên trì theo đuổi đến cùng bất cứ chuyện gì, sống bằng đủ thứ nghề nhưng lại chẳng theo đuổi lâu dài một nghề nào. Một người luôn tự nhận là nghệ sĩ với mơ ước không bao giờ trở thành hiện thực, tinh thần thường xuyên trong trạng thái cô đơn và tuyệt vọng. Những mớ kiến thức ấy được Hitler tập hợp thành hệ thống tri thức mà ông luôn tự hào chứa đựng những quan điểm thù hằn người Do Thái và những người xã hội - dân chủ. Song không phải vì sự thù ghét ấy mà Hitler phủ nhận những mặt tích cực của các nhà xã hội - dân chủ cũng như phong trào đấu tranh do họ lãnh đạo. Nhà độc tài đã biết tiếp thu những bài học kinh nghiệm từ thành công của họ để áp dụng vào quá trình hoạt động chính trị của mình sau này đó là: cách gây dựng một phong trào quần chúng, nghệ thuật tuyên truyền và giá trị của cái gọi là khủng bố tinh thần và và thể chất. Còn sự thù ghét người Do Thái chỉ đơn giản là sự hiểu biết lệch lạc, không có một chứng cớ cụ thể gì mà chỉ là sản phẩm của sự hoang tưởng bệnh hoạn. Hitler cho rằng" người Do Thái chỉ là giống quái dị, bê tha, trụy lạc, là hiện thân của cái xấu xa, là tượng trưng cho tất cả những gì Hitler căm ghét và sợ hãi, nguyền rủa và xa lánh. Người Do Thái có mặt ở khắp mọi nơi, chịu trách nhiện về mọi thứ, chủ nghĩa cách tân trong nghệ thuật và âm nhạc mà Hitler không biết cảm thụ, sách báo khiêu dâm và tệ nạn đĩ điếm cho đến ách bóc lột người lao động" [23, tr.14]. Thật ra Hitler kết tội người Do Thái như vậy cũng chỉ nhằm mục đích đổ tội cho người Do Thái có âm mưu quy mô toàn cầu là "hủy diệt và nô dịch người Aryen" để trả thù cho vị trí thấp hèn của chính mình. Mục đích của người Do Thái là làm suy yếu đất nước bằng cách khuấy lên những chia rẽ xã hội và xung đột giai cấp, bằng cách tiến công vào nòi giống, truyền thống anh hùng, khả năng chiến đấu và bộ máy quyền lực nhưng lại ủng hộ những ý tưởng dối trá về chủ nghĩa quốc tế, chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa hòa hiếu và chủ nghĩa duy vật của chế độ dân chủ. Và công cụ để người Do Thái sử dụng để đạt mục đích là chủ nghĩa Marx. Rõ ràng những bài xích trào lưu xã hội- dân chủ, căm ghét chủ nghĩa Marx, thù hằn người Do Thái đã đẩy Hitler vào chủ nghĩa sôvanh, sản phẩm tệ nhất của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Do vậy trong thời gian ở Viên, Hitler say sưa với những cương lĩnh chứa đựng chủ nghĩa dân tộc cực đoan (thống nhất với nước Đức, công kích triều Habsburg, tẩy chay tòa 14
  17. thánh Vatican...), những lời lẽ cuồng nộ bài Do Thái và một kế hoạch điên cuồng chống chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là khoảng thời gian những ý niệm đầu tiên về người Do Thái trong con người Hitler bắt đầu hình thành. Một hôm khi đang đi lang thang ở một khu phố ở Vienna, Adolf nhìn thấy một người đàn ông mặc áo khoác màu đen, áo trong dài tay có thắt dây hông, đeo những lọn tóc xoăn dày sau tay. Người đàn ông đó là thành viên của nhóm Hasid, Hebrew « sùng đạo » của người Do Thái ở khu vực Đông Âu. Ngạc nhiên, Adolf đi theo ông ta để phát hiện và học hỏi những cử chỉ của ông ta. Adolf chưa nhìn thấy ai như ông ta trước đây cả. Sự tò mò của Hitler nổi lên. Cậu bắt đầu đọc về người Do Thái. Trong các câu chuyện về người Do Thái, cậu bắt gặp những bài báo, những cuốn sổ nhỏ ở quầy sách nói về chủ nghĩa chống Do Thái. Chủ nghĩa chống Do Thái bắt nguồn từ thời Trung cổ ở châu Âu. Trong suốt nhiều thế kỷ, người Do Thái bị coi là nguyên nhân của những tội ác khủng khiếp. Do tôn giáo của họ khác với tôn giáo đạo Thiên Chúa ở phần lớn các khu vực ở châu Âu nên rất dễ nhận thấy trong đạo của người Do Thái những điều lạ lùng. Người ta nói rằng, người Do Thái đã giết chết chúa Jesus, tôn thờ quỉ Satan và dùng máu của trẻ em theo đạo Thiên chúa để hiến cho quỉ trong các lễ hội. Mặc dù những lời phán xét đó đã bị các nhà thời Thiên chúa giáo hiện đại bác bỏ nhưng nó vẫn phổ biến khắp châu Âu vào đầu thế kỉ XX. Mọi người cho rằng chủ nghĩa chống Do Thái của người xưa là sai lầm, là vô căn cứ vì chủ nghĩa này chỉ đưa ra một lời giải thích đơn giản cho bất kỳ điều bất chắc nào xảy ra trên thế giới. Nếu ai đó gặp chuyện không may, thì việc đổ lỗi cho người Do Thái dễ dàng hơn việc tìm ra nguyên nhân thực sự hoặc phải đứng ra chịu trách nhiệm. Tuy vậy, những điều mà Hitler đọc được về chủ nghĩa chống Do Thái thầm chí còn ăn sâu vào tâm trí cậu, tạo ra sự phân biệt chủng tộc và lòng thù hận về người Do Thái trong cậu. Những người theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tin rằng chẳng bao giờ tồn tại một « mái nhà chung » cho tất cả mọi người, cho dù mọi người có cùng một ngôn ngữ hay theo một tập tục nào đó vẫn thuộc những giống người và màu da khác nhau. Họ cho rằng, mỗi chủng tộc đều có chung một « huyết thống » truyền tải mọi tinh túy từ đời này qua đời khác. Do vậy, chủng tộc người không bao giờ bình đẳng, được sắp xếp theo dạng kim tự tháp với những chủng tộc siêu đẳng ở phía trên. Chủng tộc Aryan hay Nordic đại diện cho dân tộc Đức. Những người Aryan được coi là siêu việt hơn các chủng tộc khác, vì đã tạo ra những đồ vật đẹp đẽ và quí giá cho thế giới. Chủng tộc Negro, Oriental và Slav- người Nga, Ba Lan và Czech- bị coi là những chủng tộc hạ đảng. Những người theo chủ nghĩa phân biệt 15
  18. chủng tộc cho rằng những chủng tộc đó rất hèn nhát, ngu dốt và theo lẽ tự nhiên là phải làm nô lệ cho những chủng tộc siêu việt hơn. Họ nói rằng những người Do Thái là những người hạ đẳng nhất nhưng cũng nguy hiểm nhất. Người Do Thái muốn chinh phục người Aryan bằng cách đồng hóa dân tộc qua hôn phối, do đó thay đổi nòi giống người Aryan. Bằng cách đó, người Do Thái đã trở thành một tộc người hùng mạnh ở nước Áo và các nước khác. Họ thống trị ngành thương mại, ngân hàng, báo chí và nghệ thuật. Chủ nghĩa cộng sản, ý tưởng quản lý và điều hành nền kinh tế do tập thể chứ không phải cá nhân, là kế hoạch của người Do Thái. Ý tưởng dân chủ cũng bắt nguồn từ người Do Thái. Những người theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tin rằng chỉ có những chủng tộc người « siêu đẳng » mới có thể lãnh đạo được nhà nước, chính phủ vì những người bình thường không đủ thông minh để làm lãnh đạo. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc không được những thực tiễn khoa học ủng hộ. Những nhà nhân chủng học phản đối rằng trên thế giới này không có một chủng tộc thuần khiết nào cả hoặc không có một dân tộc nào siêu việt hơn dân tộc khác. Người Đức, người Ai Cập, người Mỹ và người Nhật là những dân tộc chứ không phải là các tộc người. Người Slav nói dòng ngôn ngữ Slav. Tương tự như vậy, việc nói về chủng tộc người Do Thái cũng giống như nói về người Hồi giáo hay Tin lành. Đó là những tôn giáo mà nhiều người thuộc nhiều màu da, ngôn ngữ và dân tộc khác nhau tôn sùng. Tất cả những dẫn chứng khoa học đó không có tác dụng gì đến chàng thanh niên trẻ Adolf, người có nhu cầu muốn lòng thù hận lấn át khả năng đối mặt sự thật đau lòng đang ập lên đầu cậu. Những nhà phân biệt chủng tộc chống Do Thái đã giúp Adolf nhìn nhận những vấn đề của cậu ở một góc cạnh khác. Cuối cùng cậu cũng hiểu được nguyên nhân tại sao cậu thi trượt. Đó là những người Do Thái. Cậu tự quyết định cho rằng những giáo viên ở Học viện có dòng máu Do Thái, những người, do biết mình không có khả năng hơn người, muốn phá hủy sự nghiệp cậu. Thay vì căm ghét bản thân, Adolf thấy lòng căm ghét người Do Thái mang lại cho cậu chút thanh thản. Một khi Adolf đã căm ghét ai đó hoặc điều gì đó, thì chẳng có gì có thể thay đổi được lòng căm ghét trong cậu. Ở tuổi 19, lòng căm giận càng sâu đậm và mạnh mẽ hơn đến khi nó vượt qua mọi giới hạn của tinh thần. Cậu chỉ cần nghe đề cập đến người Do Thái, hoặc nhìn thấy họ là có thể mất hết tự chủ. Những từ mà Adolf phát ra khi đề cập đến người Do Thái là « lũ sâu bọ », « bọn côn trùng », « lũ hút máu người »…Một ngày, cậu thề là sẽ « trả 16
  19. đủ » cho bọn mọi rợ Do Thái. Chúng phải trả hết, cho đến người cuối cùng, vì sự sỉ nhục mà chúng đã gây ra cho cậu. Một công việc ổn định sẽ khiến cuộc sống dễ dàng hơn nhưng Adolf không bao giờ hạ mình để làm việc cho người khác. Cậu lang thang khắp Vienna lẩm bẩm về người Do Thái và luôn mơ về một tương lai xán lạn. [33, tr.20-23]. Cũng chính khi tham gia phong trào này, Hitler nhận thấy được sức mạnh của quyền lực và sự tác động của lời nói. Đây chính là những bí quyết đã được Hitler vận dụng triệt để vào trong quãng đời hoạt động chính trị của mình, đặc biệt vào cuối thập niên 30 của thế kỉ XX. Từ thành phố Viên, từ tháng 5/1913, Hitler chuyển đến sống ở Munchen. Tuy nhiên cuộc sống của Adolf vẫn không khác gì so với ở Viên. Hitler luôn sống né tránh lao động, không làm bất cứ việc gì cố định và thường xuyên trong cảnh thiếu trước hụt sau. Bức chân của Hitler trong khoảng thời gian hơn một năm sống tại Munchen theo nhận xét của những người láng giềng như "một người tâm thần, thường hay lảm nhảm những lời lẽ dông dài về chủng tộc, bài Do Thái và chống mácxít, thỉnh thoảng tuôn ra hàng lô lốc những lời quát tháo thịnh nộ và những câu nguyền rủa độc địa" [23, tr.19]. Dường như tư tưởng bài Do Thái, chống mácxít ngày càng ăn sâu vào trong tâm trí của nhà độc tài. Nhưng cuộc sống chản nán và cô đơn của Hitler ở Munchen thật sự thay đổi khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Chiến tranh thế giới đã trở thành dịp để "Hitler phô trương lòng cuồng nhiệt dân tộc, xua tan nỗi chán chường, cay đắng và oán hận chất chứa trong lòng" [23, tr.20]. Vì thế khi chiến tranh xảy ra, Hitler đã xin gia nhập hàng ngũ quân đội của xứ Bayern . Trong chiến tranh thế giói với tư cách là một người lính liên lạc, Hitler luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Cũng tư trong môi trường này, Adolf đã quen được hai nhân vật mà sau này đã trở thành những trợ thủ đắc lực cho mình, đó chính là Rudolf Hess và Max Amann. Cuộc sống chiến tranh thật sự đã cho nhà độc tài tương lai rất nhiều kinh nghiệm bổ ích cho hoạt động chính trị sau này như kinh nghiệm gắn mình vào tổ chức, biến những ý tưởng của mình thành ý tưởng và sức mạnh của tập thể. Sau khi chiến tranh kết thúc, Hitler được tuyển vào phòng báo chí của Cục chính trị thuộc quân khu V và sau đó gia nhập Đảng công nhân (1919). Trong khoảng thời gian (1919-1923), bằng tài nghệ tuyên truyền của mình, Hitler đã biến Đảng Quốc xã thành một tổ chức chính trị không có tiếng tăm nay phát triển mạnh ở Đức. Tháng 7/1921, Hitler lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, được gọi là Fuhrer, biến nó trở thành tổ chức chuyên chế độc tài 17
  20. của riêng mình. Một mặt Hitler tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc Đức, bài Do Thái; mặt khác ông bắt tay xây dựng lại tổ chức bộ máy Đảng. Đó là chuyển trụ sở hoạt động của Đảng sang địa điểm có nhiều điều kiện thuận lợi hơn, lập tuần báo tuần san Volkischer Beobachter làm cơ quan tuyên truyền và tuyển chọn thêm những nhân vật có tài làm tay chân đắc lực cho mình như Rudolf Hess, Alfred Rosenburg, Hermann Goering. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Đức là kẻ chiến bại. Do đó mà Đức đã phải chịu chấp nhận những điều khoản nặng nề từ hòa ước Versailles. Những khó khăn càng chồng chất đè nặng lên đôi vai của người công nhân, nông dân khi đồng Mark mất giá, giá cả hàng hóa tăng, lạm phát diễn ra ngày càng mạnh. Vì vậy không ít các cuộc biểu tình của công nhân nổ ra. Các tầng lớp tiểu và trung tư sản trút mọi oán giận lên chính phủ Weimar. Nhận thấy những biến đổi của xã hội Đức sau chiến tranh, Hitler đã nắm bắt cơ hội đó, kích động người dân ủng hộ mình chống lại chế độ cộng hòa nhằm giành lấy quyền lực. Một kế hoạch đảo chính được sắp đặt sẵn vào tối 8/11/1923 do Hitler, von Kahr dàn dựng: tại một cuộc mít tinh đông đảo được tổ chức ở quán bia Burgerbraukeller, nằm ở khu ngoại ô tây nam Munchen, von Kahr sẽ phát biểu theo yều cầu của một vài tổ chức thương mại. Tại buổi mít tinh này sẽ có những nhân vật hoạt động chính trị hàng đầu ở bang Bayern như: Lossow, Seisser và nhiều nhân vật quan trọng khác. Một lực lượng SA sẽ kéo đến bao vây chặt quán, không cho ai thoát ra ngoài. Bản thân Hitler cùng vài người hộ tống sẽ nhảy lên diễn đàn, dùng súng uy hiếp von Kahr và các quan chức hàng đầu nhằm buộc họ đứng ra lãnh đạo cuộc cách mạng, và Hitler sẽ tuyên bố ngay lúc đó. Đúng như kế hoạch, 9 giờ 15 phút tối ngày 8/11/1923, các đơn vị SA bắt đầu bao vây quán bia Burgerbraukeller. Màn kịch đã diễn ra theo đúng kế hoạch nhưng mục đích của họ vẫn không đạt được. Chỉ một ngày sau cuộc đảo chính tiệm bia, những nhà lãnh đạo của Đảng Quốc xã phần lớn bị quân đội chế độ cộng hòa bắt, số còn lại phải bỏ trốn. Bản thân Hitler sau sự biến này đã phải chấp nhận cái án 5 năm tù giam. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ sau hơn một năm ông đã được trả tự do (11/11/1923 - 20/12/1924). Cái giá thất bại năm 1923 đã để lại cho Hitler một bài học quý giá, đó là muốn giành quyền lực không phải bằng con đường bạo lực vũ trang mà phải đi lên bằng con đường bầu cử, hợp pháp. Rút kinh nghiệm từ trong thất bại, sau khi ra tù, Hitler tìm mọi cách để nắm lại quyền lãnh đạo Đảng Quốc xã. Trước tiên Hitler bắt tay vào quy tụ các đơn vị bị tan rã của Liên minh chiến đấu và đặt cho chúng một cái tên mới: Frontbann. Và chỉ sau một thời gian ngắn, Frontbann đã đông tới 3 vạn người. Tiếp đến là tìm cách cho tờ báo Volkischer 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0