intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách của Hoa Kì đối với Israel (1993 - 2009)

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:137

84
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách của Hoa Kì đối với Israel (1993 - 2009) gồm có 3 chương trình bày về chính sách của Hoa Kì đối với Israel (1948-1993), chính sách của chính phủ Bill Clinton đối với Israel (1993-2001), chính sách của chính phủ George Walker Bush đối với Israel (2001-2009).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách của Hoa Kì đối với Israel (1993 - 2009)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lương Thị Tuyết Hằng CHÍNH SÁCH CỦA HOA KÌ ĐỐI VỚI ISRAEL (1993 - 2009) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lương Thị Tuyết Hằng CHÍNH SÁCH CỦA HOA KÌ ĐỐI VỚI ISRAEL (1993 - 2009) Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 60 22 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ PHỤNG HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
  3. LỜI CẢM ƠN B 0 Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến Tiến sĩ Lê Phụng Hoàng, người thầy kính mến đã nhiệt tình giúp đỡ, dạy bảo, động viên và dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi trân trọng cảm ơn công lao giảng dạy của các thầy cô giáo Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn vì những đóng góp quý báu giúp tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô chú anh chị làm việc tại Thư viện trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh và Thư viên Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi tìm kiếm tài liệu trong quá trình học tập và thực hiện luận văn; cảm ơn các anh chị, bạn bè đồng nghiệp đã giới thiệu, cung cấp nhiều nguồn tài liệu có giá trị liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường THPT Nguyễn Văn Linh - Bình Thuận, ngôi trường tôi đã nhiều năm gắn bó, cùng các anh chị trong tổ Sử - Địa đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi yên tâm tham gia và hoàn thành khóa học. Xin cảm ơn bố mẹ, anh chị và các cháu yêu quý đã luôn động viên, giúp đỡ tôi học tập, làm việc và hoàn thành luận văn. Lương Thị Tuyết Hằng 3
  4. MỤC LỤC B 1 LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................................3 T 5 T 5 MỤC LỤC .....................................................................................................................................4 T 5 T 5 MỞ ĐẦU .....................................................................................................................................6 T 5 T 5 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 6 T 5 T 5 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................. 8 T 5 T 5 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 15 T 5 T 5 4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 15 T 5 T 5 5. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 16 T 5 T 5 6. Bố cục luận văn ......................................................................................................... 17 T 5 T 5 CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH CỦA HOA KÌ ĐỐI VỚI ISRAEL(1948 – 1993) ........................ 18 T 5 T 5 1.1 Vị thế của Trung Đông trong chiến lược của Hoa Kì sau Chiến tranh thế giới thứ T 5 hai .................................................................................................................................. 18 T 5 1.2 Chính sách của Hoa Kì đối với Israel (1948-1993) ................................................ 21 T 5 T 5 1.2.1 Chính sách của Hoa Kì đối với tiến trình thành lập một nhà nước Do Thái ở T 5 Palestine...................................................................................................................... 21 T 5 1.2.2 Chính sách của Hoa Kì đối với Israel (1948-1970) ............................................. 23 T 5 T 5 1.2.3 Chính sách của Hoa Kì đối với Israel (1970-1993) ............................................. 32 T 5 T 5 Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................... 41 T 5 T 5 CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ BILL CLINTON ĐỐI VỚI ISRAEL (1993 - T 5 2001) .......................................................................................................................... 43 T 5 2.1 Chính sách của Chính phủ B. Clinton trên phạm vị toàn cầu (1993-2001) .......... 43 T 5 T 5 2.1.1 Chiến lược cam kết và mở rộng .......................................................................... 44 T 5 T 5 2.1.2 Chiến lược an ninh quốc gia cho một thế kỷ mới ................................................ 48 T 5 T 5 2.2 Chính sách của Chính phủ B. Clinton ở khu vực Trung Đông (1993-2001) ........ 51 T 5 T 5 2.3 Chính sách của chính phủ B. Clinton đối với Israel (1993-2001) ......................... 55 T 5 T 5 2.3.1 Chính sách của Chính phủ B. Clinton đối với Israel (1993-1997) ....................... 55 T 5 T 5 2.3.2 Chính sách của Chính phủ B. Clinton đối với Israel (1997-2001) ....................... 61 T 5 T 5 Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................... 69 T 5 T 5 CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ GEORGE WALKER BUSH ĐỐI VỚI T 5 ISRAEL (2001 - 2009) ............................................................................................... 71 T 5 3.1 Chính sách của Chính phủ G. W. Bush trên phạm vi toàn cầu (2001-2009)........ 71 T 5 T 5 4
  5. 3.2 Chính sách của Chính phủ G.W.Bush ở khu vực Trung Đông (2001-2009) ........ 77 T 5 T 5 3.3 Chính sách của chính phủ G. W. Bush đối với Israel (2001-2009) ....................... 82 T 5 T 5 3.3.1 Chính sách của chính phủ G. W. Bush đối với Israel trước sự kiện 11-9-2001 .... 82 T 5 T 5 3.3.2 Chính sách của chính phủ G.W. Bush đối với Israel (9/2001-2009) .................... 85 T 5 T 5 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 112 T 5 T 5 KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 114 T 5 T 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 118 T 5 T 5 PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 128 T 5 T 5 5
  6. MỞ ĐẦU B 2 1. Lý do chọn đề tài B 9 Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là sau Chiến tranh lạnh, thế giới trải qua nhiều biến đổi sâu sắc: sự tan rã của Liên Xô và các nước Đông Âu đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nhân loại; trật tự hai cực Yanta hoàn toàn sụp đổ trong khi một trật tự mới vẫn đang manh nha với bao xáo động trong buổi giao thời của lịch sử. Trong bối cảnh quốc tế mới đầy biến động xen lẫn cạnh tranh và hợp tác ấy, nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các cường quốc, đã nhanh chóng tiến hành điều chỉnh hay xác định lại chính sách đối ngoại phù hợp với tình hình mới, hướng đến việc tìm kiếm một vị thế xứng tầm trên trường quốc tế. Hòa chung vào những toan tính riêng của mỗi quốc gia trong thời kì mới, Hoa Kì với vị thế của nước chiến thắng vừa bước ra từ Chiến tranh lạnh đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ, làm chủ tình hình, tiếp tục vươn lên khẳng định vai trò độc tôn, hướng đến ngọn cờ lãnh đạo thế giới trong kỉ nguyên hậu Xô viết. Để đạt mục tiêu này, Mĩ đã thực hiện những bước đi mới, đầy sáng tạo nhưng cũng không kém phần mạo hiểm đề ra chiến lược toàn cầu với các chính sách ngoại giao mới có sự điều chỉnh, bổ sung để tương thích ở mỗi châu lục, từng khu vực hay quốc gia trên phạm vi toàn thế giới, tùy vào tầm quan trọng của chúng ảnh hưởng như thế nào đến lợi ích của Mĩ, thông qua việc vận dụng các học thuyết địa – chính trị mà nội dung chính là: lợi ích an ninh quốc gia không tách rời khỏi các hoạt động chính trị, và trong mỗi thời kì lịch sử, trên bản đồ chính trị quốc tế thường có một trung tâm chiến lược mà với trung tâm này, nước nào khống chế được thì nước đó sẽ nắm quyền chi phối toàn thế giới. Chính vì vậy, nếu trong thời kì Chiến tranh lạnh, mục tiêu địa – chính trị của Mĩ chủ yếu nhằm vào đối tượng chiến lược toàn cầu là Liên Xô và châu Âu - “cấu trúc nền” của chính trị quốc tế, với châu Âu là nơi giới lãnh đạo của Hoa Kì lẫn Liên Xô đánh giá có ý nghĩa hàng đầu, liên quan đến sự sống còn của quốc gia thì sau Chiến tranh lạnh, thực tế cạnh tranh địa – chính trị giữa các nước lớn cho thấy, “cấu trúc nền” của chính trị quốc tế đầu thế kỉ XXI được mở rộng sang châu Á, hay nói khác hơn là đại lục Âu – Á, và tất nhiên Trung Đông cũng không nằm ngoài phạm vi đó. 6
  7. Do lợi thế về vị trí địa – chính trị, Trung Đông luôn là tiêu điểm cạnh tranh để thiết lập ảnh hưởng của hầu hết các nước lớn, trong số đó, Mĩ là nước bên ngoài khu vực có vai trò quan trọng nhất. Vì vậy, mỗi điều chỉnh trong chính sách của Mĩ đối với Trung Đông đều tác động sâu rộng đến cục diện nơi đây. Thế nên, khi đề cập đến mối quan hệ giữa Mĩ và Trung Đông, nhất định không thể bỏ qua các chính sách phục vụ cho lợi ích kinh tế của Mĩ, đặc biệt là nguồn lợi dầu mỏ cùng chính sách thiên vị Israel của Mĩ khi giải quyết cuộc xung đột giữa Israel – Palestine và mâu thuẫn giữa quốc gia Do Thái với thế giới Ảrập, mà biểu hiện là Hoa Kì đã và đang triển khai một chính sách tổng thể bao gồm nhiều sáng kiến và kế hoạch cụ thể trên tất cả các lĩnh vực an ninh, kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội tại khu vực này. Tuy nhiên, những chính sách nói trên lại bị chi phối chủ yếu bởi mối quan hệ đồng minh chiến lược giữa Hoa Kì và Israel. Mặc dù Israel chỉ là một quốc gia Do Thái nhỏ bé nằm giữa vòng vây của thế giới Ảrập rộng lớn nhưng Israel lại là tiền phương vững chắc của Mĩ ở Trung Đông, đồng thời Israel còn ảnh hưởng rất lớn đến chính trị nội bộ của Mĩ thông qua các tổ chức vận động hành lang của Israel (Lobby). Bởi vậy, bảo vệ Israel từ lâu đã trở thành cam kết của Hoa Kì. Cho đến nay, Israel vẫn là một nhân tố rất quan trọng, góp phần quyết định đến việc hoạch định chính sách của chính phủ Hoa Kì đối với khu vực Trung Đông và trên thế giới để phục vụ lợi ích chiến lược của Mĩ. Do đó, mối quan hệ giữa Hoa Kì và Israel trong tiến trình lịch sử thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách này chỉ được nghiên cứu ở giai đoạn (1945-1995). Cho nên tiếp tục nghiên cứu “Chính sách của Hoa Kì đối với Israel (1993-2009)” - giai đoạn cầm quyền của hai vị tổng thống Mĩ hậu Chiến tranh lạnh là Bill Clinton (1993-2001) và George Walker Bush (2001- 2009) cần phải được thực hiện. Hơn nữa, chính sách của Hoa Kì đối với Israel (1993-2009) còn là vấn đề thời sự. Chính sách này đã và đang tiếp tục ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm một giải pháp chung cuộc cho xung đột Israel – Palestine, cũng như kiến tạo một khu vực Trung Đông hòa bình và ổn định. Tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện vấn đề này còn là việc làm cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc, góp phần phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập lịch sử thế giới hiện đại của các thầy cô, sinh viên và học sinh. 7
  8. Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, chúng tôi nhận thức rằng “Chính sách của Hoa Kì đối với Israel (1993-2009)” là một đề tài lý thú và đem lại những kết quả hữu ích, nên chúng tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Lịch sử vấn đề B 0 1 Mĩ, siêu cường duy nhất còn lại trên thế giới sau Chiến tranh lạnh, muốn xây dựng trật tự thế giới đơn cực dưới sự chỉ đạo của Mĩ bằng cách duy trì và bảo vệ cho được vai trò chủ đạo trong đời sống chính trị toàn cầu. Chính vì vậy, Mĩ có những chính sách khác nhau, phù hợp với vị trí địa chính trị của mỗi quốc gia, mỗi khu vực trên thế giới, trong đó chính sách của Mĩ đối với Israel, quốc gia nằm trong khu vực Trung Đông, là một điển hình cụ thể và tiêu biểu. Chính sách này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước ở nhiều góc độ, phạm vi phân tích và đánh giá khác nhau. Năm 1990, tác giả Cozy E. Bailey cho xuất bản ấn phẩm mang tên “U. S. Policy Towards Israel: The Special Relationship”. Cuốn sách đã đưa ra những cứ liệu và lập luận phân tích mối quan hệ đặc biệt giữa Mĩ và Israel. Hai quốc gia này đã gắn bó và hợp tác chặt chẽ với nhau trên các phương diện kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa tư tưởng. Trong đó, tác giả tập trung đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa hai nước trên lĩnh vực chính trị và quân sự. Ông đưa ra nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ ngày càng bền chặt giữa Mĩ và Israel là do ảnh hưởng của nhóm vận động hành lang (Lobby). Đó là tổ chức của những người Mĩ gốc Do Thái, tuy tỉ lệ chỉ chiếm khoảng 3% dân số nhưng chi phối rất lớn đến đời sống kinh tế Hoa Kì. Dưới tác động của nhóm Lobby, chính phủ Mĩ đã thực hiện những chương trình viện trợ vũ khí và tài chính cho Israel, góp phần giúp Tel Aviv xây dựng đất nước và giành được thắng lợi trong các cuộc chiến chống lại thế giới Ảrập. Cuối cùng, Cozy E. Bailey kết luận chính hai yếu tố nói trên quyết định đến quan hệ giữa Hoa Kì và Israel trong tương lai. Tuy nhiên trên thực tế, ảnh hưởng của nhóm Lobby chỉ mới là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ đồng minh chiến lược giữa Hoa Kì và Israel. Năm 1994, nhà xuất bản Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh cho tái bản cuốn “Bài học Israel” của Nguyễn Hiến Lê. Tác giả đã trình bày về lịch sử dân tộc Do Thái và quá trình hình 8
  9. thành, phát triển của quốc gia Do Thái Israel. Trên cơ sở đó, ông đưa ra bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quá trình lập quốc và xây dựng đất nước của Israel. “Bàn cờ lớn” là tác phẩm tiêu biểu của Zbigniew Brezinski về địa – chính trị thế giới, được xuất bản năm 1999, mô tả và lý giải chiến lược toàn cầu của nước Mĩ trong thế kỉ XXI dưới lăng kính lợi ích chính trị và khả năng duy trì vị trí siêu cường của quốc gia này. Theo tác giả, trên “bàn cờ lớn” đó, lục địa Âu – Á là nơi sẽ diễn ra những tranh chấp chủ yếu và chính tại nơi đó, Mĩ sẽ khẳng định vị trí lãnh đạo thế giới. Vì vậy, đảm bảo vị trí lãnh đạo của Mĩ trong khối NATO, mở rộng tổ chức này về địa lí và phạm vi tác chiến, duy trì sự hiện diện quân sự cùng với ảnh hưởng tuyệt đối của Mĩ tại các khu vực then chốt như Trung Đông, Viễn Đông (Nhật Bản và Hàn Quốc), tăng cường xâm nhập vào những địa bàn chiến lược then chốt (Trung Á, Đông Nam Á) sẽ là những bước đi mang tính “chiến thuật”, nhằm đảm bảo không một đối tượng nào có thể nổi lên tranh giành quyền lãnh đạo thế giới với Hoa Kì. Tuy nhiên, Zbigniew Brezinski chưa đánh giá đúng vai trò của Trung Quốc, tuyệt đối hóa vai trò của Mĩ trong trật tự thế giới mới. Ông đã gọi tên “bàn cờ lớn” là “bàn cờ Âu –Á” để giới hạn không gian mô tả của mình. Việc quá chú trọng đến khu vực Âu – Á đã thể hiện quan điểm về thế giới mới của Zbigniew Brezinski thiếu toàn diện, dù không hẳn là phiến diện. Bởi lẽ dù vai trò của lục địa Âu – Á trong việc hình thành trật tự thế giới mới có tầm quan trọng đến mức độ nào thì cũng không thể xem nhẹ các khu vực khác như châu Phi hay châu Mĩ. Năm 2000, tập thể các nhà nghiên cứu lịch sử đã cho in cuốn sách mang tên “Israel's First Fifty Years” do giáo sư Robert O. Freedman chủ biên. Vấn đề chủ yếu được đặt ra là xem xét lại một cách toàn diện sự tồn tại của Israel trong 50 năm kể từ khi lập quốc qua các T 4 T 4 T 4 T 4 T 4 T 4 T 4 T 4 T 4 T 4 T 4 T 4 T 4 T 4 sự kiện lớn diễn ra trong lịch sử của Israel, tiêu biểu như những thăng trầm trong mối quan T 4 T 4 T 4 T 4 T 4 T 4 T 4 hệ Nga – Israel, quan hệ giữa Hoa Kì và Israel từ năm 1948, ... và Israel với cộng đồng người Mĩ gốc Do Thái. Dựa vào đó, các tác giả đề ra xu hướng phát triển cơ bản trong nền T 4 T 4 T 4 T 4 T 4 kinh tế, chính trị của Tel Aviv, cũng như những tác động của chính sách nước ngoài đến quá T 4 T 4 T 4 T 4 T 4 T 4 T 4 T 4 T 4 trình phát triển của Quốc gia Do Thái trong thế kỷ mới. T 4 T 4 T 4 T 4 T 4 T 4 T 4 Năm 2002, Barry Rubin cho ấn hành cuốn “The Tragedy of Middle East”. Quyển sách là một bản tóm tắt về quá trình thay đổi chế độ trong thế giới Ảrập và Iran qua các giai 9
  10. đoạn. Tác giả đã phân tích những biến động trong kỉ nguyên trước, kỉ nguyên mà người Ảrập luôn tin rằng một số nhà lãnh đạo, các quốc gia, các phong trào cấp tiến sẽ đoàn kết và giải quyết được mọi vấn đề ở Trung Đông (nhưng trên thực tế thì không thể). Theo ông, các nhà lãnh đạo ở Trung Đông đang dùng chiêu bài chống phương Tây và Israel để xoa dịu quần chúng nhân dân trong nước; rằng Palestine chưa bao giờ công nhận sự tồn tại của Israel; trong khi chính sách Trung Đông của Hoa Kì dành nhiều ưu ái đối với khu vực lại bị thế giới Ảrập nghi ngờ, không đánh giá cao. Sau đó ông vạch ra xu hướng phát triển trong tương lai của khu vực khi các nước Ảrập bắt đầu thiết lập mối quan hệ với Mĩ. Năm 2003, nhà xuất bản Khoa học xã hội cho ra đời cuốn “Nước Mĩ năm đầu thế kỷ XXI” của tác giả Trương Thị Thủy. Sách giúp độc giả tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và chính sách đối ngoại cũng như quan hệ quốc tế của nước Mĩ trong năm đầu thiên niên kỷ. Trong khi đó, Viện Thông tin Khoa học xã hội xuất bản công trình nghiên cứu “Khủng bố và chống khủng bố với vấn đề an ninh quốc tế”. Các tác giả của công trình đã đưa ra định nghĩa về khủng bố: “Khủng bố là những hành vi bạo lực không tuyên bố nhằm vào những mục tiêu không được trang bị các phương tiện quân sự, hoặc không được báo trước để tự bảo vệ mình, với mục đích gây sức ép đối với nhà cầm quyền về mặt chính trị” [49, tr. 24], đồng thời các tác giả cũng tập trung phân tích những nguyên nhân của chủ nghĩa khủng bố nằm ở mối quan hệ giữa nhà nước với dân chúng, giữa những người cai trị với những người bị cai trị, giữa khu vực trung tâm và khu vực ngoại vi. Vì vậy, nếu xây dựng tốt các mối quan hệ này sẽ có cơ hội loại trừ được chủ nghĩa khủng bố. “Vụ chấn thương ngày 11-9 đòi hỏi phải thực hiện nhiều công việc tái cơ cấu về mặt địa - chính trị và thể chế”, cụ thể là Mĩ cần “tập hợp rộng rãi các quốc gia thành một mặt trận hợp tác linh hoạt chống khủng bố; trợ giúp về mặt kinh tế, chính trị, quân sự để ổn định khu vực cho vùng Trung Đông, Trung Á, thậm chí cho cả Đông Nam Á; khuyến khích dân chủ hóa đối với các chế độ bị nhiều nước phản đối đồng thời với những nước phương Tây ủng hộ họ; cuối cùng cần hợp nhất dân nhập cư đến phương Tây đang ngày càng gia tăng do lôgic toàn cầu hóa” [49, tr. 154-155]. Thông qua cuộc chiến chống khủng bố, Mĩ đã củng cố được vai trò lãnh đạo của Mĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là khu vực Trung Đông. Năm 2004 là năm mà nhiều học giả lịch sử chọn nhà xuất bản Chính trị quốc gia làm nơi phát hành các công trình nghiên cứu khoa học. Tiêu biểu như “Nước Mĩ nửa thế kỷ - 10
  11. chính sách đối ngoại của Hoa Kì trong và sau Chiến tranh lạnh” của Thomas J. McCormick do Thùy Dương dịch. Nội dung sách nêu rõ trọng tâm chính sách đối ngoại của Hoa Kì trong và sau Chiến tranh lạnh là thực hiện kế hoạch bá quyền thế giới, mà Chiến tranh lạnh là một phần trong kế hoạch bá quyền đó, nhằm ngăn chặn, chế ngự Liên Xô; ràng buộc Anh vào “mối quan hệ đặc biệt” và kiềm chế Đức, Nhật; kiềm chế chủ nghĩa dân tộc cách mạng ở thế giới thứ ba bằng chính sách “Củ cà rốt và cây gậy”. Đây chỉ là một phần nhiệm vụ phải thực thi trong chiến lược này. Mặc dù Chiến tranh lạnh đã kết thúc, song chính phủ Mĩ vẫn tin rằng cấu trúc của chủ nghĩa tư bản toàn cầu đòi hỏi phải có một trung tâm bá quyền để đặt ra và cưỡng chế thi hành các luật lệ quốc tế của chủ nghĩa tư bản tự do, và chỉ Mĩ mới có sức mạnh để thực hiện vai trò và sứ mệnh đó. Cuốn “Chính sách đối ngoại Hoa Kì: Động cơ của sự lựa chọn trong thế kỷ XXI” của Bruce W. Jentleson (do tập thể các tác giả Linh Lan, Yên Hương, ... và Diệu Hương biên dịch) nêu lên cơ sở lý luận và lịch sử hình thành chính sách đối ngoại của Mĩ, đi sâu phân tích một số nội dung cơ bản của quá trình hoạch định chính sách trong thời kỳ mới cũng như sự lựa chọn và thách thức đặt ra cho chính sách đối ngoại của Mĩ trong thế kỷ XXI, mục tiêu và động cơ lựa chọn ... trong chính sách đối ngoại của Mĩ trước diễn biến mới của tình hình thế giới. Năm 2006, nhà xuất bản Văn hóa thông tin xuất bản cuốn “Cuộc chiến không kết thúc, người Palestine và Israel trong cuộc chiến giành vùng đất hứa” của Anton La Guardia do Lưu Văn Huy dịch. Cuốn sách là một thiên phóng sự sinh động của nhà báo Anton La Guardia nhằm giới thiệu toàn bộ lịch sử và những biến động của vùng đất Palestine từ hàng nghìn năm trước công nguyên cho tới ngày nay. Tác phẩm giúp người đọc có cái nhìn tổng thể về sự mâu thuẫn giữa người Do Thái và người Hồi giáo Ả Rập. Cùng năm đó, giáo sư Jame Petras thuộc đại học Binghamton của Mĩ cho xuất bản cuốn sách mang tựa đề “The power of Israel in the United State”. Đây là một văn bản đề cập đến tầm ảnh hưởng rộng lớn của nhóm Lobby đến quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kì tại khu vực Trung Đông, đặc biệt là nhà nước Israel. Các nhóm vận động hành lang này, khi cần thiết đã, theo như so sánh của Jame Petras, hội tụ lại với nhau như một chùm lazer, tạo nên sức mạnh, gây sức ép buộc chính phủ Mĩ đảm bảo lợi ích lâu dài cho 11
  12. Israel, và nhằm duy trì vị trí siêu cường của Israel trong khu vực Trung Đông. Giáo sư phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhóm Lobby đủ để tạo áp lực lên các quan chức cấp cao nhất trong chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, các viện, các giáo sĩ và cả các phương tiện truyền thông đại chúng. Bằng cách cùng với nhau, các nhóm Lobby đảm bảo sự hỗ trợ hoàn toàn và vô điều kiện từ Hoa Kì giành cho những chương trình nghị sự của Israel, ngay cả khi những chương trình này đi ngược với lợi ích của Mĩ, chẳng hạn như cuộc chiến không thành công ở Iraq và chương trình chống Iran trong tương lai. Mặc dù đưa ra những dẫn chứng cụ thể và rất thuyết phục nhưng thực tế cho thấy, ảnh hưởng của các nhóm Lobby tuy rất lớn nhưng không phải vô hạn. Mĩ sẽ đồng ý và hỗ trợ Israel trong nhiều trường hợp chứ không phải trong tất cả các trường hợp, nếu không đem lại lợi ích chiến lược cho Mĩ. Năm 2008, nhà xuất bản Tri thức cho in cuốn “Lịch sử Trung Đông 2000 năm trở lại đây” của Bernard Lewis do Nguyễn Thọ Nhân dịch. Đây là một công trình nghiên cứu công phu về lịch sử Trung Đông, được trình bày một cách đơn giản và dễ hiểu. Theo ông, Trung Đông có tầm quan trọng rất lớn vì khu vực này đang là kim chỉ nam cho một số nhà hoạch định chính sách Hoa Kì, đặc biệt là trong giới chính trị gia theo xu hướng Tân bảo thủ đang nắm quyền ở Mĩ. Đồng thời qua cuốn sách này, Bernard Lewis cũng đã thể hiện cách nhìn của ông đối với đạo Hồi và thế giới Ảrập. Tác giả cho rằng từ khi quân Hồi giáo của đế quốc Ottoman bị thất bại trong việc bao vây thành Vienna và phải rút về nước năm 1683, rồi kí hiệp định Carlowitz năm 1699 thì trên tất cả các mặt, Hồi giáo bị thụt lùi nghiêm trọng. Trong cuộc xung đột kéo dài hàng nghìn năm giữa Hồi giáo và Cơ đốc giáo (cách gọi của Bernard Lewis để chỉ phương Tây) thì nay là lúc Cơ đốc giáo nắm được thế thượng phong tuyệt đối, có thể loại trừ hiểm họa xuất phát từ sự căm phẫn của người Hồi giáo, nguồn gốc của những hành động liều lĩnh có hại cho phương Tây. Và giải pháp thuận lợi nhất cho phương Tây là nên dùng vũ lực tấn công vào thế giới Hồi giáo, sau đó xây dựng ở đây một nền dân chủ và tiến hành những cải cách thật sự trong nền văn minh Hồi giáo. Quan điểm của Bernard Lewis không nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà nghiên cứu châu Âu, nhất là ở Pháp và Đức, chẳng hạn như nhà Trung Đông học, Giáo sư Alain Ducellier của trường Đại học Toulouse – Pháp, không đồng quan điểm với tác giả về việc bản thân đạo Hồi là nguyên nhân của sự trì trệ trong các nước vùng Trung Đông và trong thế giới Ảrập; và về sự căm phẫn của người Hồi giáo chỉ có nguồn gốc từ các đối kháng trong thời Trung cổ mà không để ý đến những chính sách của các cường quốc thực dân Anh, Pháp và đặc biệt là Hoa Kì 12
  13. trong thế kỉ XX. Tuy nhiên, trong cuộc chiến Iraq, Mĩ đã và đang thử nghiệm học thuyết Bernard Lewis mà sự đúng đắn của nó phải chờ thời gian phán xét. Năm 2008, nhà xuất bản Văn hóa thông tin cũng cho ấn hành “Cuộc chiến giữa Israel và Palestine” của Bernard Wasserstein. Ông đưa ra những lập luận về mâu thuẫn giữa Israel và Palestine trên cơ sở của các yếu tố nhân khẩu, kinh tế xã hội, môi trường và lãnh thổ. Từ đó, tác giả đưa ra kết luận rằng có thể hi vọng về một giải pháp hòa bình để giải quyết những mâu thuẫn giữa hai dân tộc láng giềng. Nhìn chung, các tác phẩm nêu trên cung cấp nhiều kiến thức lịch sử về chiến lược toàn cầu của Hoa Kì trong thế kỉ XXI, cái nhìn khái quát về chính sách của Mĩ ở khu vực Trung Đông – khu vực với những xung đột chính trị và tôn giáo; đi vào phân tích nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa Israel và Ả Rập; từ đó đề xuất biện pháp giải quyết. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu này chưa đề cập cụ thể đến chính sách của Mĩ đối Israel. Năm 2009, nhà xuất bản Đại học Sư phạm Tp. HCM xuất bản cuốn “Lịch sử quan hệ quốc tế ở Trung Đông từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến các hiệp định Oslo (1945- 1995)” của Lê Phụng Hoàng. Tác giả đã trình bày toàn cảnh quan hệ quốc tế ở khu vực Trung Đông sau thế chiến thứ hai, trong đó đề cập đến chính sách cũng như vai trò của Mĩ ở Trung Đông từ năm 1945 đến năm 1995. Đặc biệt, tác giả đã nêu bật được quá trình hình thành và phát triển mối quan hệ đồng minh chiến lược giữa Hoa Kì và Israel. Đây chính là một trong những nguồn tài liệu tham khảo quan trọng, giúp tôi tìm hiểu và kế thừa kết quả nghiên cứu quan hệ giữa Hoa Kì và Israel giai đoạn (1945-1995). Cũng trong năm 2009, Congressional Research Service Report for Congress của Mĩ T 1 công bố báo cáo “US Foreign Aid to Israel”, cập nhật ngày 4.12.2009. Báo cáo trên tuy T 1 ngắn gọn nhưng thể hiện tương đối đầy đủ về chính sách viện trợ (chủ yếu là viện trợ quân sự) của Mĩ đối với Israel từ khi Israel thành lập đến năm 2009 và kế hoạch viện trợ của Mĩ cho Israel sau năm 2009. Ngoài nguồn tài liệu được viết dưới dạng sách giáo trình hoặc sách tham khảo thì nguồn tài liệu là những chuyên đề nghiên cứu được các tác giả cho đăng tải trên các báo, tạp chí chuyên ngành, mạng Internet cũng khá phong phú, trong đó có nhiều công trình đạt mức độ tin cậy và chính xác cao. Cụ thể như sau khi tổng thống Clinton lên giữ chức tổng tống 13
  14. Hoa Kì và tiến hành chiến lược toàn cầu mới của Mĩ, Đồng Đức đã thực hiện công trình nghiên cứu về “Chiến lược quân sự mới của Mĩ” vào năm 1994; và sau đó là “Mấy nét về chiến lược an ninh quốc gia và đối ngoại chính quyền Mĩ hiện nay” vào năm 2006 thực hiện cùng Đỗ Dũng. Qua hai bài viết, tác giả đã mang đến cho người đọc những thông tin về sự thay đổi chiến lược quân sự của Mĩ sau khi Bill Clinton lên cầm quyền cũng như những toan tính trong chiến lược an ninh quốc gia của Mĩ vào nhiệm kì thứ hai của tổng thống Bush, để từ đó đề ra chính sách đối ngoại phù hợp. Cũng trong năm 2006, Đồng Đức còn nghiên cứu vấn đề “Trung Đông trong những toan tính chiến lược của một số nước” và đồng tác giả với Đỗ Dũng qua “Đôi nét về tình hình Trung Đông: thực trạng và triển vọng”. Cùng với Đồng Đức, Nguyễn Duy Lợi cũng là một trong những học giả nghiên cứu về Trung Đông với nhiều bài viết “Vai trò của Trung Đông trong nền chính trị – kinh tế thế giới” năm 2005, hay “Một số vấn đề chiến tranh và xung đột ở Trung Đông” năm 2006 với nội dung được đề cập là vị trí và vai trò địa - chính trị của khu vực Trung Đông. Các tác giả cho rằng dựa vào yếu tố địa - chính trị mà Trung Đông trở thành khu vực tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn trên thế giới. Để trở thành nước có tầm ảnh hưởng lớn đến khu vực, Mĩ đã thực hiện chính sách đối ngoại thân Israel và là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất ổn ở Trung Đông. Từ đó, tác giả nêu lên thực trạng và triển vọng giải quyết tình hình tại nơi đây. Sự kiện 11-9-2001 đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đến chủ nghĩa khủng bố, cũng như chính sách của Mĩ đối với thế giới và tại khu vực Trung Đông. Cụ thể như năm 2003, trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế có đăng bài viết của Trần Thiều với nhan đề “Nguồn gốc xung đột kéo dài giữa Israel và Palestine”. Tác giả chỉ ra rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chủ nghĩa khủng bố nhưng nguyên nhân quan trọng nhất, theo tác giả là do chính sách ủng hộ và viện trợ của Hoa Kì giành cho Israel. Về chính sách đối ngoại của Hoa Kì có tác bài viết như “Điều chỉnh chính sách của Mĩ một năm sau sự kiện ngày 11-9” (2002) của Lê Linh Lan; Nguyễn Giáp, Phan Dân với “Phát họa những nét cơ bản trong chính sách đối ngoại của chính quyền G. W. Bush hiện nay” (2002); “Ý đồ thiết lập trật tự thế giới mới của Mĩ sau sự kiện 11-9-2001” của Trần Hữu Cát (2003); Tạ Minh Tuấn với “Chính sách Trung Đông của Mĩ sau sự kiện 11-9”(2004); hay “Chiến lược toàn cầu của Mĩ và tình hình Trung Đông” (2006) của Ngô Mạnh Lân; và Thái Văn Long với “Sự điều chỉnh và những định hướng chiến lược Trung Đông của Mĩ hiện nay” (2007). Những bài 14
  15. viết trên đều cho thấy sau sự kiện 11-9, Mĩ bắt đầu có sự điều chỉnh trong chiến lược của Mĩ với đồng minh Israel và các nước Hồi giáo Trung Đông, nhằm mục tiêu tranh thủ sự ủng hộ của thế giới Ảrập và các nước khác trong cuộc chiến chống khủng bố. Các tác giả của những công trình nghiên cứu nêu trên đã phác họa nên chính sách đối ngoại của Hoa Kì ở khu vực Trung Đông khá rõ nét với mức độ chính xác cao, nhưng chính sách của Hoa Kì đối với Israel (trừ giai đoạn 1945-1995) lại khá mờ nhạt trong khi chính sách này là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất, quyết định đến tiến trình hòa bình Trung Đông, đặc biệt là mối quan hệ Israel – Palestine. Thế nên, để có cái nhìn toàn diện, khách quan và chính xác thì đòi hỏi “Chính sách của Hoa Kì đối với Israel (1993 - 2009)” – giai đoạn cầm quyền của hai vị tổng thống Mĩ là B. Clinton và G.W. Bush cần phải được quan tâm, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện. 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu B 1 Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu về chính sách của Hoa Kì đối với Israel thời kì cầm quyền của hai vị tổng thống Mĩ là Bill Clinton và George Walker Bush (1993 – 2009). Ngoài ra, luận văn cũng đề cập một cách khái quát chính sách của Hoa Kì đối với Israel trước năm 1993 nhằm đảm bảo tính liên tục của vấn đề. Về không gian, chủ yếu tập trung vào Quốc gia Do Thái Israel nằm ở Trung Đông, các nước còn lại trong khu vực được đề cập ở mức độ cần thiết nhằm làm rõ hơn chủ đề của luận văn. 4. Phương pháp nghiên cứu B 2 1 Trong quá trình nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tác giả vận dụng và kết hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành. Phương pháp chuyên ngành gồm phương pháp lịch sử dụng để chọn lọc, xử lý và sắp xếp tư liệu theo tiến trình thời gian, nhằm phát họa chính sách đối với Israel trong chiến lược toàn cầu của Hoa Kì, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2009; và phương pháp lôgic được dùng với mục đích lý giải những toan tính chính trị khi Mĩ chọn Israel làm đồng minh chiến lược, cũng như những chính sách của Washington đối với Tel Aviv. Từ 15
  16. đó, đưa ra những đánh giá và nhận định mang tính khái quát về chính sách của Hoa Kì đối với Israel. Phương pháp liên ngành: vì đối tượng nghiên cứu cụ thể là một nội dung của quan hệ quốc tế nên luận văn còn vận dụng phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế nhằm tìm hiểu các sự kiện, các vấn đề quốc tế; phương pháp khu vực học nghiên cứu mối quan hệ giữa Hoa Kì và Trung Đông; đồng thời sử dụng các kiến thức của địa – kinh tế, địa – văn hóa, địa – chính trị… nhằm hiểu rõ nguồn gốc chính sách Hoa Kì đối với Israel. Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu chung khác như tiếp cận hệ thống, phân tích, so sánh, tổng hợp … và dự báo được sử dụng bổ trợ cho hai hệ thống phương pháp nghiên cứu chủ yếu nêu trên. 5. Đóng góp của luận văn B 3 1 Luận văn trình bày một cách tương đối đầy đủ, hệ thống và toàn diện về chính sách của Hoa Kì đối với Israel dưới thời các tổng thống B. Clinton và G. W. Bush (1993-2009), góp phần nối dài và liên tục công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về chính sách đối với Israel của Hoa Kì từ khi thành lập đến nay. Đánh giá ảnh hưởng và tác động từ chính sách của Hoa Kì đối với Israel dưới thời các tổng thống B.Clinton và W.B.Bush đến quá trình tìm kiếm một giải pháp cho cuộc xung đột Israel – Palestine và hòa bình, ổn định của khu vực Trung Đông. Ngoài ra, thông qua luận văn này, tác giả cũng làm sáng tỏ vấn đề thời điểm Hoa Kì chính thức chọn Israel làm đối tác chiến lược chính ở Trung Đông. Sau khi hoàn thành mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ đề ra, tác giả hy vọng luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích, phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy chuyên đề Chính sách của Hoa Kì đối với Trung Đông nói chung, đối với Israel nói riêng; và cho việc học tập của sinh viên cũng như cho những độc giả quan tâm đến chính sách của Hoa Kì đối với một Quốc gia Do Thái nằm trong khu vực bất ổn nhất của thế giới. 16
  17. 6. Bố cục luận văn B 4 1 Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Chính sách của Hoa Kì đối với Israel (1948-1993) Chương 2: Chính sách của chính phủ Bill Clinton đối với Israel (1993-2001) Chương 3: Chính sách của chính phủ George Walker Bush đối với Israel (2001-2009) 17
  18. CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH CỦA HOA KÌ ĐỐI VỚI ISRAEL(1948 – B 3 1993) 1.1 Vị thế của Trung Đông trong chiến lược của Hoa Kì sau Chiến tranh thế giới B 5 1 thứ hai Là đế quốc “sinh sau đẻ muộn” nên Mĩ chưa gây dựng được nhiều ảnh hưởng trên thế giới. Sau Đại chiến thứ hai, Hoa Kì là nước chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản và trong công nghiệp quân sự, mạnh lên về mọi mặt và trở thành một trong hai siêu cường của thế giới. Bằng sức mạnh, Mĩ tích cực can dự vào các vấn đề quốc tế, phân chia lại thế giới theo hướng có lợi nhất. Để làm được điều đó, Washington đã hoạch định và thực thi chiến lược toàn cầu nhằm phục vụ lợi ích quốc gia. Khu vực Trung Đông với những ưu thế về vị trí địa - chính trị đã trở thành trọng điểm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kì Về kinh tế, với nguồn dự trữ khổng lồ, chiếm đến 65,2% (89,3 tỉ tấn) trữ lượng dầu mỏ đã được thăm dò của cả thế giới (136 tỉ tấn) [68, tr.24] nên Trung Đông đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Các mỏ dầu lại tập trung chủ yếu ở khu vực Vùng Vịnh Persian, bao gồm các nước như Saudi Arabia, Iran, Iraq, Kuwait, khai thác dầu ở Trung Đông do vậy cũng đứng đầu thế giới về đặc điểm khai thác thuận lợi, chất lượng tốt và giá thành rẻ. Mỗi năm có hàng trăm triệu tấn dầu từ Trung Đông được vận chuyển khắp nơi. Theo số liệu vào những năm 90 của thế kỷ XX, Trung Đông cung cấp 35% trong 50% lượng dầu nhập vào Hoa Kì, 75% dầu cho NATO, 80% dầu cho Nhật Bản [68, tr.24]. Là nguyên nhiên liệu quan trọng của nhiều ngành công nghiệp, dầu mỏ trở thành điều kiện sống còn cho sự phát triển kinh tế của các nước, đặc biệt là những nước tư bản. Dầu lửa trở thành yếu tố chủ chốt, chi phối mối tương quan lực lượng giữa các cường quốc mà trong đó, nước nào có khả năng tác động sâu vào sản lượng khai thác, vận chuyển và giá thành thì nước đó có thể điều khiển hệ thống kinh tế thế giới. Cũng từ dầu mỏ, các nước trong khu vực Trung Đông đã thu được một khoản lợi tức khổng lồ (petrodollar), trở thành khu vực kinh tế - tài chính lớn của thế giới, là nơi có nguồn vốn béo bở mà các nước tư bản khao khát thu hút. Thế nên “cái rốn” dầu mỏ của thế giới đã quan trọng lại càng quan trọng hơn. Đối với Hoa Kì, cường quốc công nghiệp thế giới, dầu mỏ càng có ý nghĩa chiến lược hàng 18
  19. đầu. Chính tổng thống George Bush đã phải thừa nhận đây là vấn đề an ninh của Mĩ. Thế nên, khống chế và duy trì ảnh hưởng đối với nguồn cung ứng dầu lửa luôn là một trong những vấn đề chiến lược trong chính sách đối ngoại của Hoa Kì ở Trung Đông. Trung Đông không chỉ thu hút thế giới bởi yếu tố dầu lửa mà còn vì lợi ích kinh tế của kênh đào Suez. Ngay từ thời cận đại, kênh Suez đã đóng một vai trò cực kì quan trọng trong vận tải quốc tế. Hoàn thành vào năm 1869, kênh nối liền Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải với chiều dài 192km, rộng 365m. Là kênh chuyên chở quan trọng giữa châu Âu và châu Á, rút ngắn lộ trình trên biển so với đường vòng qua mũi Hảo Vọng, 42% lộ trình đến Bombay, 32% lộ trình đến Singapore và 24% lộ trình đến Yokohama. Điều này đã giúp giảm đáng kể chi phí vận chuyển. Do đó, kênh đào Suez trở thành một trong những điểm qua lại thiết yếu trên những tuyến đường hàng hải quan trọng của thế giới, đặc biệt từ Tây Bắc châu Âu đến Ấn Độ Dương và Viễn Đông với lượng hàng hóa vận chuyển chiếm tới 22% tổng số lượng hàng vận chuyển đường biển trên thế giới. Tải trọng hàng hóa được vận chuyển qua kênh không ngừng tăng lên: từ 436.609 tấn (1870) lên 19.409.495 tấn (1914) và 34.418.187 tấn (1938). Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, số tải trọng hàng hóa tăng lên gấp ba, cứ mỗi mười năm: 92.880.000 tấn (1954), 241.893.000 tấn (1966) [19, tr.27]. Số tàu chở dầu qua kênh chiếm 40% lượng tàu vận chuyển dầu trên thế giới và gần 80% lượng tàu vận chuyển hàng hóa của châu Á. Thêm vào đó, eo biển Hormuz không chỉ là tuyến đường ra biển duy nhất của các nước Vùng Vịnh mà còn là tuyến đường yết hầu chuyên chở dầu mỏ xuất khẩu của các nước Trung Đông. Mặt khác, các nước Trung Đông tuy rất giàu có nhưng chưa nước nào đứng vào hàng ngũ các nước phát triển, có trình độ kỹ thuật, công nghệ cao nên khu vực này trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước công nghiệp phát triển. Trung Đông cũng là điểm đến của một khối lượng lớn vũ khí từ Mĩ. Từ những năm 90 của thế kỷ XX, Trung Đông là nơi chạy đua vũ trang giữa các nước trong khu vực. Nhân cơ hội này, Hoa Kì và NATO càng gia tăng kim ngạch xuất khẩu vũ khí và các trang thiết bị quân sự vào Trung Đông. Kim ngạch của Mĩ chiếm đến 52,2% trong tổng số 48 tỉ USD giá trị kim ngạch vũ khí, trang thiết bị chiến tranh của các nước Trung Đông [68, tr. 24]. 19
  20. Về chính trị, Trung Đông là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại nhưng cũng lại là nơi hội tụ nhiều mâu thuẫn, xung đột của thế giới, và là nơi chịu tác động nhiều nhất của yếu tố ngoại lực. Khu vực này được xem là quê hương của ba tôn giáo: Do Thái giáo, Thiên chúa giáo và Hồi giáo. Thế nên, xung đột về dân tộc, tôn giáo xảy ra liên miên. Thêm vào đó, nội bộ giữa các nước trong khu vực lại thiếu thống nhất do tính chất phức tạp về lịch sử và chính trị nên phát triển theo xu hướng khác nhau. Những nước có trữ lượng dầu mỏ nhiều thì thu nhập cao và kinh tế phát triển mạnh như các nước Vùng Vịnh, và ngược lại như Jordan, Lebanon, Yemen... Sự phát triển không đồng đều về kinh tế dẫn đến sự phân hóa sâu sắc giữa các nước gây ra tình trạng không ổn định, không đoàn kết, thậm chí luôn xung đột và căng thẳng, đã tạo nên một Trung Đông yếu ớt. Lợi dụng tình hình chính trị phức tạp trong vùng, Mĩ đã can thiệp và chi phối các diễn biến ở đây nhằm biến Trung Đông trở thành một khu vực lệ thuộc. Về an ninh - quân sự, đặc điểm nổi bật của Trung Đông là “cửa ô” của ba châu lục: Á – Âu – Phi, nơi quy tụ những ảnh hưởng của các siêu cường Anh, Pháp, Nga... Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Trung Đông được xem là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng thứ ba sau châu Âu và Châu Á – Thái Bình Dương, nên bị chi phối khá mạnh của cục diện Chiến tranh lạnh trong việc phân chia lại bản đồ thế giới. Vị trí địa - chính trị của Trung Đông có tầm quan trọng về an ninh - quân sự mang ý nghĩa chiến lược sống còn đối với Mĩ. Từ Trung Đông, có thể kiểm soát được ba châu, uy hiếp Bắc Phi, Balkan và Nam Á. Trung Đông lại có vị trí thuận lợi trong việc triển khai lực lượng quân sự của Washington tại Nam Âu, bờ biển Đông Phi và châu Á. Tổng thống Eisenhower nhận định không vùng nào trên thế giới có vị trí chiến lược quan trọng hơn Trung Đông, nó hòa nhập quanh Địa Trung Hải, nối liền ba đại dương (Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương), là cửa ngõ giao thông của thế giới, phục vụ cho sự phát triển kinh tế hàng hóa, thương mại và phòng thủ an ninh khu vực. Tổng thống Nixon cũng từng phát biểu: “Trung Đông là cái sườn phía đông của NATO, là cửa ngõ vào châu Phi. Do vị trí của Trung Đông ở ngã tư thực sự của thế giới, cho nên kẻ nào khống chế được khu vực này sẽ khống chế được châu Âu” [dẫn lại theo 68, tr. 23]. Vì những lợi ích trên, Trung Đông trở thành trọng điểm trong chính sách của Mĩ. Washington đã tận dụng các đầu mối giao thông để duy trì sự có mặt ở khu vực này. Ngoài 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2