Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Cụm di tích đình - miếu Hạ Yên Quyết (Hà Nội)
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Phân tích cụ thể về cảnh quan, môi trường làng Hạ Yên Quyết; về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc ở các di tích đình, miếu làng Hạ Yên Quyết. Nhìn nhận đánh giá một số vấn đề về kiến trúc cổ và điêu khắc trang trí thuộc phong cách nghệ thuật thế kỷ 19 tại cụm di tích đình - miếu làng Hạ Yên Quyết. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Cụm di tích đình - miếu Hạ Yên Quyết (Hà Nội)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LƯU THỊ DUNG CỤM DI TÍCH ĐÌNH - MIẾU HẠ YÊN QUYẾT (HÀ NỘI) Chuyên ngành: Khảo cổ học Mã số: 60 22 03 17 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS Đặng Hồng Sơn Hà Nội - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LƯU THỊ DUNG CỤM DI TÍCH ĐÌNH - MIẾU HẠ YÊN QUYẾT (HÀ NỘI) Chuyên ngành: Khảo cổ học Mã số: 60 22 03 17 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS Đặng Hồng Sơn Hà Nội - 2015
- LỜI CẢM ƠN Luận văn là kết quả nhỏ bé đánh dấu một bước thay đổi trên con đường học tập và nghiên cứu khoa học, đồng thời là kết quả biểu hiện cho quá trình hợp tác, giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân. Tâm thành, tôi cảm ơn quá trình dạy dỗ, chỉ bảo và nâng đỡ của các thày cô Khoa Lịch sử và Bộ môn Khảo cổ học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự chỉ dẫn tận tâm về cách tư duy khoa học cũng như trong cách hành văn và những giúp đỡ về mặt kĩ thuật của TS. Đặng Hồng Sơn người thầy hướng dẫn khoa học của tôi! Tôi xin trân trọng cảm ơn sự dạy bảo, giúp đỡ về phần kiến trúc cổ cùng với những góp ý khoa học và những trao đổi ý tưởng cuả TS. Nguyễn Hồng Kiên người thầy đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn! Xin chân thành cảm ơn UBND phường Yên Hòa, Tiểu ban Quản lý Di tích và Danh thắng làng Hạ Yên Quyết, Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội, Viện Bảo tồn Di tích, Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn đến các cá nhân là Bác Vũ Xuân Yêm, Bác Nguyễn Quốc Long, Bác Nguyễn Tâm Phúc cùng các ông thủ từ đình, ba miếu và bà con nhân dân làng Hạ Yên Quyết đã tận tình giúp đỡ tôi tìm hiểu, nghiên cứu và khai thác tư liệu. Xin cảm Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử, Bảo tàng Nhân học, Phòng Tư liệu Viện Khảo cổ học đã giúp đỡ tôi tìm hiểu và cung cấp tư liệu! Tôi bày tỏ lòng tri ân tới các nhà nghiên cứu bậc thầy, các đàn anh đi trước và bạn bè đồng học… đã giúp đỡ và động viên khích lệ! Và cuối cùng là gia đình tôi, cha mẹ, chồng, con cùng các anh, chị, em chính là chỗ dựa tinh thần vô giá với cả đời tôi! Xin Trân Trọng! Từ những hạn chế về khả năng và cách nhìn nhận vấn đề, luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Bản thân tác giả rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp của các thầy cô, các nhà nghiên cứu và bạn bè đồng nghiệp để nhận thức trên con đường học tập và nghiên cứu của tác giả thêm sâu rộng! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Học viên Lưu Thị Dung
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình tổng hợp và nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đặng Hồng Sơn. Các tài liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, khách quan và được trích nguồn rõ ràng. Những ý kiến khoa học chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015 Tác giả luận văn Lưu Thị Dung 1
- MỤC LỤC MỤC LỤC................................................................................................................ 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. 5 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN VẼ, BẢN ẢNH....................................................... 6 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 12 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 15 1.1. Làng Hạ Yên Quyết và cụm di tích đình - miếu ............................. 15 1.1.1. Làng Hạ Yên Quyết diên cách và lịch sử văn hóa ........................ 15 1.1.1.1. Diên cách làng Hạ Yên Quyết ............................................... 15 1.1.1.2. Lịch sử văn hóa làng hạ Yên Quyết....................................... 17 1.1.2. Cụm di tích đình - miếu làng Hạ Yên Quyết ................................. 23 1.2. Tư liệu lịch sử về đình - miếu Hạ Yên Quyết .................................. 26 1.2.1. Tư liệu văn tự ................................................................................ 26 1.2.1.1. Thần tích và thần sắc.............................................................. 26 1.2.1.2. Văn bia ................................................................................... 30 1.2.1.3. Tư liệu hoành phi câu đối ...................................................... 34 1.2.1.4. Địa phương chí....................................................................... 42 1.2.2. Tư liệu văn vật............................................................................... 44 1.2.2.1. Tượng thờ............................................................................... 44 1.2.2.2. Hệ thống đồ thờ...................................................................... 45 1.3. Lịch sử nghiên cứu cụm đình - miếu Hạ Yên Quyết ...................... 48 1.4. Tiểu kết chương 1............................................................................... 49 CHƯƠNG 2. KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC ................................................. 50 ĐÌNH - MIẾU LÀNG HẠ YÊN QUYẾT ......................................................... 50 2.1. Kiến trúc và điêu khắc đình Hạ Yên Quyết .................................... 50 2.1.1. Bố cục mặt bằng............................................................................ 50 2.1.1.1. Bình phong ............................................................................. 50 2.1.1.2. Nghi môn................................................................................ 51 2.1.1.3. Đại đình.................................................................................. 53 2
- 2.1.1.4. Ống muống............................................................................. 56 2.1.1.5. Hậu cung ................................................................................ 56 2.1.2. Trang trí kiến trúc ......................................................................... 58 2.1.2.1. Trang trí thành bậc ................................................................. 58 2.1.2.2. Điêu khắc trang trí trên bộ khung gỗ ..................................... 58 2.1.2.3. Trang trí mái........................................................................... 66 2.1.3. Một số di vật tiêu biểu................................................................... 66 2.1.3.1. Đồ gỗ...................................................................................... 66 2.1.3.2. Đồ đồng.................................................................................. 70 2.1.3.3. Đồ gốm................................................................................... 70 2.1.4. Niên đại xây dựng đình Hạ Yên Quyết.......................................... 71 2.2. Kiến trúc và trang trí miếu Chợ ....................................................... 72 2.2.1. Bố cục mặt bằng............................................................................ 72 2.2.1.1. Tiền đường hiện nay .............................................................. 73 2.2.1.2. Tiền đường gốc ...................................................................... 74 2.2.1.3. Hậu cung miếu Chợ hiện nay................................................. 76 2.2.2. Trang trí và điêu khắc................................................................... 76 2.2.2.1. Trang trí, điêu khắc bộ khung gỗ ........................................... 76 2.2.2.2. Trang trí bộ mái...................................................................... 78 2.2.3. Một số di vật tiêu biểu................................................................... 78 2.2.4. Niên đại xây dựng miếu Chợ......................................................... 79 2.3. Kiến trúc và trang trí miếu Cả ......................................................... 80 2.3.1. Bố cục mặt bằng............................................................................ 80 2.3.1.1. Nghi môn................................................................................ 81 2.3.1.2. Tiền đường ............................................................................. 81 2.3.1.3. Hậu cung ................................................................................ 82 2.3.2. Trang trí kiến trúc ......................................................................... 83 2.3.3. Một số di vật tiêu biểu................................................................... 83 2.3.4. Niên đại xây dựng miếu Cả........................................................... 84 3
- 2.4. Kiến trúc và trang trí miếu Chùa..................................................... 84 2.4.1. Bố cục mặt bằng............................................................................ 84 2.4.1.1. Nghi môn................................................................................ 85 2.4.1.2. Tiền đường ............................................................................. 85 2.4.1.3. Hậu cung ................................................................................ 85 2.4.2. Trang trí ........................................................................................ 86 2.4.3. Một số di vật tiêu biểu................................................................... 86 2.4.4. Niên đại xây dựng miếu Chùa....................................................... 87 2.5. Tiểu kết chương 2............................................................................... 87 CHƯƠNG 3. ĐÌNH - MIẾU LÀNG HẠ YÊN QUYẾT VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH ................................................... 89 3.1. Vấn đề bảo tồn di tích, di vật cụm di tích đình - miếu làng Hạ Yên Quyết................................................................................................... 89 3.1.1. Thực trạng bảo tồn, tôn tạo cụm di tích đình - miếu làng hạ Yên Quyết ................................................................................................ 89 3.1.2. Những quy định về bảo tồn, phát huy giá trị di tích ..................... 92 3.1.3. Những nguyên tắc cơ bản để bảo quản, tu bổ và phát huy giá trị cụm di tích đình - miếu Hạ Yên Quyết ............................................... 94 3.2. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội làng Hạ Yên Quyết trong giai đoạn hiện nay ........................................................................... 96 3.2.1. Lễ hội đình - miếu làng Hạ Yên Quyết.......................................... 96 3.2.2. Thực trạng lễ hội........................................................................... 97 3.2.3. Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội................................................ 100 KẾT LUẬN.......................................................................................................... 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 109 PHỤ LỤC 1: SƠ ĐỒ ......................................................................................................115 PHỤ LỤC 2: BẢN VẼ ...................................................................................................117 PHỤ LỤC 3: BẢN ẢNH................................................................................................134 PHỤ LỤC 4: KHẢO TẢ LỄ HỘI ĐÌNH - MIẾU LÀNG HẠ YÊN QUYẾT......238 4
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DSVH Di sản văn hóa KCH Khảo cổ học KHXH Khoa học Xã hội Nxb Nhà xuất bản PGS Phó Giáo sư PCNT Phong cách nghệ thuật TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh T/c Tạp chí TK thế kỷ tr. trang TS Tiến sỹ VHDT Văn hóa dân tộc VHNT Văn hóa nghệ thuật UBND Ủy ban nhân dân VHTT Văn hóa thông tin 5
- DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN VẼ, BẢN ẢNH CỤM DI TÍCH ĐÌNH - MIẾU LÀNG HẠ YÊN QUYẾT (HÀ NỘI) I. DANH MỤC SƠ ĐỒ: Sơ đồ 1: Phường Yên Hòa [Nguồn: Google Maps ngày 14/01/2015] Sơ đồ 2: Phường Yên Hòa và cụm di tích đình - miếu làng Hạ Yên Quyết [Nguồn: Google Maps ngày 04/08/2015] II. DANH MỤC BẢN VẼ: Bản vẽ 1: Mặt bằng đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993)] Bản vẽ 2: Mặt đứng đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993)] Bản vẽ 3: Mặt cắt đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993)] Bản vẽ 4: Mặt bằng đình Hạ Yên Quyết sau trùng tu 2005 [Nguồn: UBND phường Yên Hòa] Bản vẽ 5: Mặt bằng cột đình Hạ Yên Quyết sau trùng tu 2005 [Nguồn: UBND phường Yên Hòa] Bản vẽ 6: Mặt đứng phía đông đình Hạ Yên Quyết sau trùng tu 2005 [Nguồn: UBND phường Yên Hòa] Bản vẽ 7: Mặt cắt đình Hạ Yên Quyết sau trùng tu 2005 [Nguồn: UBND phường Yên Hòa] Bản vẽ 8: Mặt cắt vì gian Giữa đình Hạ Yên Quyết sau trùng tu 2005 [Nguồn: UBND phường Yên Hòa] Bản vẽ 9: Mặt cắt vì gian Đông đình Hạ Yên Quyết sau trùng tu 2005 [Nguồn: UBND phường Yên Hòa] Bản vẽ 10: Mặt tổng thể miếu Chợ [Nguồn: Nguyễn Doãn Tuân (2013)] Bản vẽ 11: Mặt bằng miếu Chợ [Nguồn: Nguyễn Doãn Tuân (2013)] Bản vẽ 12: Mặt đứng miếu Chợ trục D - A [Nguồn: Nguyễn Doãn Tuân (2013)] Bản vẽ 13: Mặt đứng miếu Chợ trục 1 - 7 [Nguồn: Nguyễn Doãn Tuân (2013)] Bản vẽ 14: Mặt cắt miếu Chợ trục 1 - 1 [Nguồn: Nguyễn Doãn Tuân (2013)] Bản vẽ 15: Mặt cắt miếu Chợ trục 2 - 2 [Nguồn: Nguyễn Doãn Tuân (2013)] Bản vẽ 16: Mặt cắt miếu Chợ trục 3 - 3 [Nguồn: Nguyễn Doãn Tuân (2013)] Bản vẽ 17: Mặt cắt miếu Chợ trục 4 - 4 [Nguồn: Nguyễn Doãn Tuân (2013)] 6
- III. DANH MỤC BẢN ẢNH: Ảnh kiến trúc, điêu khắc và di vật đình Hạ Yên Quyết Ảnh 1: Bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa đình Hạ Yên Quyết năm 1994 [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 2: Đình Hạ Yên Quyết năm 1993 [Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993)] Ảnh 3: Đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Đăng Định, https://ssl.panoramio.com/photo/57745935] Ảnh 4: Bình phong đình Hạ Yên Quyết làm năm 2004 [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 5: Ao đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Tác giả] Ảnh 6: Nghi môn đình Hạ Yên Quyết năm 1993 [Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993)] Ảnh 7: Nghi môn đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 8-9: Cổng Đông Nghi môn đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 10-11: Cổng Tây Nghi môn đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 12-13: Trụ giữa Nghi môn đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 14-17: Tứ linh trên trụ giữa Nghi môn đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 18-20: Trụ bên Nghi môn đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 21-22: Trụ biểu trước sân đình, dựng năm 2005 [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 23-24: Thành bậc chạm rồng đá lên sân đình, dựng năm 2005 [Nguồn: Tác giả] Ảnh 25: Đại đình đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 26: Đầu kìm và con sô trên mái Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 27-29: Trang trí trên mái Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 30: Kẻ hiên Đại đình năm 1993 [Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993)] Ảnh 31: Kẻ hiên Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 32: Bẩy hiên Đại đình năm 1993 [Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993)] Ảnh 33: Cửa chính Đại đình [Nguồn: Tác giả] Ảnh 34-35: Đại đình nhìn từ hai phía Đông và Tây [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 36-37: Trang trí vì Đông của gian Giữa Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 38-39: Trang trí vì Đông của gian Giữa Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 40: Minh văn khắc trên Quá giang vì Đông của gian Giữa Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 41-44: Trang trí mặt đông vì Nách trước thuộc vì Đông của gian Giữa Đại đình [Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993); Đặng Hồng Sơn] Ảnh 45-56: Trang trí mặt tây vì Nách trước thuộc vì Đông của gian Giữa Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 57-64: Trang trí mặt đông vì Nách sau thuộc vì Đông của gian Giữa Đại đình 7
- [Nguồn: Đặng Hồng Sơn; Nguyễn Thị Thủy (1993)] Ảnh 65-74: Trang trí mặt tây vì Nách sau thuộc vì Đông của gian Giữa Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 75-76: Trang trí vì Tây của gian Giữa Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 77-79: Trang trí vì Tây của gian Giữa Đại đình [Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993); Đặng Hồng Sơn] Ảnh 80: Minh văn khắc trên Quá giang vì Tây của gian Giữa Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 81-82: Trang trí mặt tây vì Nách trước thuộc vì Tây của gian Giữa Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 83-84: Trang trí mặt đông vì Nách trước thuộc vì Tây của gian Giữa Đại đình [Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993); Đặng Hồng Sơn] Ảnh 85-86: Trang trí mặt đông vì Nách trước thuộc vì Tây của gian Giữa Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 87-88: Trang trí mặt đông vì Nách trước thuộc vì Tây của gian Giữa Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 89-90: Trang trí mặt đông vì Nách trước thuộc vì Tây của gian Giữa Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 91-92: Trang trí mặt đông vì Nách trước thuộc vì Tây của gian Giữa Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 93-94: Trang trí mặt đông vì Nách trước thuộc vì Tây của gian Giữa Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 95: Trang trí mặt tây vì Nách sau thuộc vì Tây của gian Giữa Đại đình Ảnh 96-101: Trang trí mặt đông vì Nách sau thuộc vì Tây của gian Giữa Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 105-106: Trang trí vì Đông của gian Đông Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 107-108: Trang trí đầu Dư vì Đông của gian Đông Đại đình làm năm 2005 [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 109-110: Trang trí vì Tây của gian Tây Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn; Nguyễn Thị Thủy (1993)] Ảnh 111-112: Trang trí vì Tây của gian Tây Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 113-119: Trang trí vì Đông của chái Đông Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 120-122: Trang trí vì Tây của chái Tây Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 123-129: Ống muống đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 130-131: Trang trí vì Nách Tây sát Hậu cung đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993); Đặng Hồng Sơn] 8
- Ảnh 132-133: Trang trí vì Nách Đông sát Hậu cung đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993); Đặng Hồng Sơn] Ảnh 134-137: Trang trí vì Đông của gian Giữa Hậu cung đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 138-140: Trang trí vì Tây của gian Giữa Hậu cung đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 141: Trang trí gian Giữa Hậu cung đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 142: Trang trí vì Nóc gian Giữa Hậu cung đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 143-144: Trang trí gian Đông Hậu cung đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 145-147: Trang trí gian Tây Hậu cung đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993); Đặng Hồng Sơn] Ảnh 148-149: Kết cấu khung gỗ góc Hậu cung [Nguồn: Tác giả] Ảnh 150: Bia Khải Định Tân Dậu lục niên tam nguyệt cát nhật tạo lập năm 1921 đặt tại đình [Nguồn: Tác giả] Ảnh 151: Bản dập bia Khải Định Tân Dậu lục niên tam nguyệt cát nhật tạo lập năm 1921 đặt tại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 152: Bia Hoàng triều Bảo Đại bát niên xuân lập năm 1932 [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 153: Bản dập Hoàng triều Bảo Đại bát niên xuân lập năm 1932 [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 154: Cửa võng nửa đầu thế kỷ 19 trong đình [Nguồn: Viện Bảo tồn Di tích] Ảnh 155: Hoành phi niên đại 1897 trong đình [Nguồn: Viện Bảo tồn Di tích] Ảnh 156: Hoành phi niên đại 1931 trong đình [Nguồn: Viện Bảo tồn Di tích] Ảnh 157-168: Câu đối thời Nguyễn trong đình [Nguồn: Viện Bảo tồn Di tích] Ảnh 169: Kiệu Bát cống thế kỷ 17 trong đình [Nguồn: Viện Bảo tồn Di tích] Ảnh 170: Kiệu Bát cống nửa đầu thế kỷ 19 trong đình [Nguồn: Viện Bảo tồn Di tích] Ảnh 171: Kiệu Bát cống nửa đầu thế kỷ 20 trong đình [Nguồn: Viện Bảo tồn Di tích] Ảnh 172: Kiệu mui luyện nửa đầu thế kỷ 20 trong đình [Nguồn: Viện Bảo tồn Di tích] Ảnh 173: Bảng văn gỗ cuối thế kỷ 18 trong đình [Nguồn: Viện Bảo tồn Di tích] Ảnh 174: Sập thờ gỗ nửa đầu thế kỷ 20 trong đình [Nguồn: Viện Bảo tồn Di tích] 9
- Ảnh 175-178: Đồ thờ gỗ thời Nguyễn trong đình [Nguồn: Viện Bảo tồn Di tích] Ảnh 179-184: Đồ thờ thời Nguyễn trong đình [Nguồn: Viện Bảo tồn Di tích] Ảnh kiến trúc miếu Chợ Ảnh 185: Tiền đường miếu Chợ gốc [Nguồn: Tác giả] Ảnh 186-187: Vì nóc Tiền đường miếu Chợ gốc [Nguồn: Tác giả] Ảnh 187: Vì nóc Tiền đường miếu Chợ cũ [Nguồn: Tác giả] Ảnh 188-189: Vì nách Tiền đường miếu Chợ gốc [Nguồn: Tác giả] Ảnh 189: Vì nách Tiền đường miếu Chợ gốc [Nguồn: Tác giả] Ảnh 190: Kết cấu góc Tiền đường miếu Chợ gốc [Nguồn: Tác giả] Ảnh 191: Kết cấu góc Tiền đường miếu Chợ gốc [Nguồn: Tác giả] Ảnh 192: Trang trí nối xà trung và xà hạ Tiền đường miếu Chợ gốc [Nguồn: Tác giả] Ảnh 193-194: Ván mê Tiền đường miếu Chợ gốc [Nguồn: Tác giả] Ảnh 195-196: Tiền đường miếu Chợ hiện nay [Nguồn: Tác giả] Ảnh 197: Trang trí trên mái Tiền đường miếu Chợ hiện nay [Nguồn: Tác giả] Ảnh 198: Vì Nóc Tiền đường miếu Chợ hiện nay [Nguồn: Tác giả] Ảnh 199: Vì Nách Tiền đường miếu Chợ hiện nay [Nguồn: Tác giả] Ảnh 200: Ngai thờ thế kỷ 20 tại miếu Chợ [Nguồn: Tác giả] Ảnh kiến trúc miếu Cả Ảnh 201: Nghi môn miếu Cả [Nguồn: Tác giả] Ảnh 202-203: Nghi môn miếu Cả trong khu đất dân cư [Nguồn: Tác giả] Ảnh 204: Tiền đường miếu Cả [Nguồn: Tác giả] Ảnh 205: Kết cấu bộ vì Tiền đường miếu Cả [Nguồn: Tác giả] Ảnh 206-207: Hậu cung miếu Cả [Nguồn: Tác giả] Ảnh 208: Nhang án và cửa võng miếu Cả [Nguồn: Tác giả] Ảnh kiến trúc miếu Chùa Ảnh 209: Nghi môn miếu Chùa [Nguồn: Tác giả] Ảnh 210: Giếng miếu Chùa [Nguồn: Tác giả] Ảnh 211-213: Tiền đường miếu Chùa và trang trí trên mái [Nguồn: Tác giả] Ảnh 214: Kết cấu bộ vì Tiền đường miếu Chùa [Nguồn: Tác giả] Ảnh 215: Ngai thờ thế kỷ 20 tại miếu Chùa [Nguồn: Tác giả] 10
- Ảnh lễ hội đình - miếu làng Hạ Yên Quyết Ảnh 216: Đội nữ tế và mâm lễ ngày phong áo Thánh [Nguồn: Tác giả] Ảnh 217: Phong áo Thánh tại miếu Chợ [Nguồn: Tác giả] Ảnh 218-236: Đoàn rước kiệu Thánh [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 237: Đoàn rước về đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 238: Kiệu rước để tại sân đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 239: Rước ngai Thánh vào Hậu cung đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 240: Ông chủ tế làm lễ tế Thánh [Nguồn: Tác giả] Ảnh 241: Đội dâng hương nữ thực hiện nghi lễ [Nguồn: Tác giả] Ảnh 242-247: Hàng người chui kiệu ngày rước Thánh [Nguồn: Đặng Hồng Sơn] Ảnh 248-250: Mâm lễ của người dân bên đường ngày rước Thánh [Nguồn: Đặng Hồng Sơn; Tác giả] Ảnh 251: Người dân dâng tiền lên hương án [Nguồn: Tác giả] Ảnh 252: Người dân đến dự lễ ngày chính hội [Nguồn: Tác giả] Ảnh 2533: Dòng họ vào đình lễ Thánh ngày chính hội [Nguồn: Tác giả] Ảnh 254: Người dân vào lễ Thánh ngày chính hội [Nguồn: Tác giả] Ảnh 255: Người dân đội lễ vật dâng Thánh ngày chính hội [Nguồn: Tác giả] Ảnh 256: Múa lân trong ngày chính hội [Nguồn: Tác giả] Ảnh 257: Bắt vịt trong ngày chính hội [Nguồn: Tác giả] Ảnh 258: Ngày hội rước giã [Nguồn: Tác giả] Ảnh 259: Rước Thánh từ đình về miếu [Nguồn: Tác giả] Ảnh 260: Kiệu quay trong ngày rước giã [Nguồn: Tác giả] Ảnh 261: Rước Thánh về miếu Chợ [Nguồn: Tác giả] Ảnh 262: Đội tế ông nghênh Thánh về miếu Chùa [Nguồn: Tác giả] Ảnh 263: Đưa kiệu về đình ngày rước giã [Nguồn: Tác giả] Ảnh 264: Hàng người chui kiệu ngày rước giã [Nguồn: Tác giả] Ảnh 265: Mâm lễ của người dân bên đường ngày rước giã [Nguồn: Tác giả] Ảnh 266: Đoàn rước giã [Nguồn: Tác giả] Ảnh 267: Múa rồng ngày rước giã [Nguồn: Tác giả] 11
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Đình, miếu là những công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng gắn bó với ngôi làng Việt bao đời nay. Với đặc trưng của một nền nông nghiệp lúa nước định canh, người dân Việt định cư trong các làng xã và họ đã hình thành nên những yếu tố văn hóa xã hội đặc trưng. Từ xa xưa người Việt đã có ý thức tâm linh trong việc thờ cúng vạn vật hữu linh và những vị thần có công phù trợ cho làng xã. Đến thời trung đại và cận đại hầu hết các làng xã Việt đã xuất hiện các trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc trong đó có ĐÌNH, MIẾU. Cho đến ngày nay những ngôi đình, ngôi miếu vẫn luôn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của mỗi người Việt và nó đã góp phần tạo nên những giá trị di sản văn hóa của người Việt Nam. Trong những năm gần đây, cùng với không khí đổi mới đất nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội, các giá trị tiêu biểu của nền văn hóa truyền thống Việt Nam cũng dần dần đổi thay. Tìm hiểu nghiên cứu về các di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là đình và miếu làng sẽ góp phần giúp mỗi người Việt chúng ta thêm trân trọng những giá trị di sản văn hóa, có cái nhìn chân thực và cận cảnh hơn về một đặc trưng văn hóa dân tộc, cũng như sự thay đổi của các giá trị này trong đời sống văn hóa đương đại. 1.2. Hà Nội, đất thiêng ngàn năm văn hiến là nơi hội tụ nhiều tinh hoa văn hóa của dân tộc cũng là nơi có nhiều các công trình tôn giáo tín ngưỡng. Làng Hạ Yên Quyết thuộc phường Yên Hòa quận Cầu Giấy Thành phố Hà Nội, nơi nổi tiếng là mảnh đất khoa bảng của truyền thống hiếu học. Đặc biệt trong làng có nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng có giá trị như đình, miếu và chùa. Mặc dù vậy đến nay mới chỉ có một khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Đại học Văn hóa tìm hiểu về đình Hạ Yên Quyết, còn toàn bộ cụm di tích có quan hệ hữu cơ với nhau gồm một đình và ba miếu làng Hạ Yên Quyết vẫn chưa được khảo cứu đầy đủ, cụ thể và toàn diện. 12
- 1.3. Với cơ duyên được ở, học tập tại làng Hạ Yên Quyết. Từ thời sinh viên đình Hạ Yên Quyết là nơi tôi hay tìm tới nghiên cứu, tìm hiểu và chọn làm các bài tiểu luận của mình và cũng từng có hướng chọn đình để làm khóa luận tốt nghiệp song chưa thực hiện được. Đến nay có cơ hội được làm về mảng di tích và được sự đồng ý của thầy hướng dẫn nên tôi chọn cụm di tích đình - miếu làng Hạ Yên Quyết làm đề tài cho luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Khảo cổ học. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2.1. Phân tích cụ thể về cảnh quan, môi trường làng Hạ Yên Quyết; về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc ở các di tích đình, miếu làng Hạ Yên Quyết. 2.2. Nhìn nhận đánh giá một số vấn đề về kiến trúc cổ và điêu khắc trang trí thuộc phong cách nghệ thuật thế kỷ 19 tại cụm di tích đình - miếu làng Hạ Yên Quyết. 2.3. Trên cơ sở thực trạng của di tích, đề xuất những giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của cụm di tích đình - miếu làng Hạ Yên Quyết trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Cụm di tích đình - miếu làng Hạ Yên Quyết. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn còn mở rộng phần nào để làm cơ sở so sánh đánh giá (một số ngôi đình, miếu ở các làng khác). Ngoài ra để có thêm tài liệu nghiên cứu đối sánh về các trang trí điêu khắc, chúng tôi sẽ sử dụng cả các tư liệu mỹ thuật cổ (điêu khắc và đồ họa) trên các chất liệu khác nhau. Đó là những đồ án trang trí trên đồ đá, gạch ngói và đồ gốm trang trí kiến trúc được xác định có niên đại thế kỷ 19. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu khảo cổ học trong khảo sát, điền dã thực địa và các thao tác lấy tư liệu bằng: đo vẽ, chụp ảnh, dập thác 13
- bản hoa văn và văn bia. Trong nghiên cứu là cách khảo tả, so sánh, phân tích và tổng hợp về nghệ thuật, kết cấu kiến trúc và nghệ thuật trang trí. 4.2. Kết hợp các phương pháp nghiên cứu liên ngành như: sử học, mỹ học, dân tộc học, bảo tàng học, văn hóa dân gian. Trong luận văn còn sử dụng các phương pháp của Hán Nôm học, nghệ thuật học, kiến trúc học. 4.3. Luận văn còn vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét, nhìn nhận các sự việc hiện tượng và sự kiện lịch sử. 5. Những kết quả và đóng góp của luận văn 5.1. Hệ thống hóa tư liệu về cụm di tích đình - miếu làng Hạ Yên Quyết. 5.2. Phân tích, nêu bật các giá trị về kiến trúc, điêu khắc trang trí của cụm di tích đình - miếu làng Hạ Yên Quyết. 5.3. Từ nguồn tư liệu thu thập được tiến hành xác định niên đại khởi dựng của cụm di tích đình - miếu làng Hạ Yên Quyết. 5.4. Trên cơ sở giá trị và thực trạng di tích, luận văn sẽ đề cập đến các phương án bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích đình - miếu làng Hạ Yên Quyết. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục minh họa, nội dung chính của luận văn sẽ gồm ba chương. Chương 1: Tổng quan tài liệu. Chương 2: Kiến trúc và điêu khắc đình - miếu làng Hạ Yên Quyết. Chương 3: Đình - miếu làng Hạ Yên Quyết và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di tích. 14
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Làng Hạ Yên Quyết và cụm di tích đình - miếu 1.1.1. Làng Hạ Yên Quyết diên cách và lịch sử văn hóa 1.1.1.1. Diên cách làng Hạ Yên Quyết Làng Hạ Yên Quyết nay thuộc Phường Yên Hòa. Ngày nay Phường Yên Hòa là một trong tám phường thuộc quận Cầu Giấy (Thành phố Hà Nội) được thành lập theo Nghị định số 74/CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ, với diện tích tự nhiên 206,15ha, nằm trải dài theo sông Tô Lịch. Địa giới của phường: phía đông giáp phường Láng Thượng (quận Đống Đa) phía tây giáp với xã Mỹ Đình, Mỹ Trì (huyện Từ Liêm), phía nam giáp phường Trung Hòa, phía bắc giáp phường Quan Hoa [1, tr. 9]. Dân số khoảng 35.000 người (2015). Làng Hạ Yên Quyết, thường gọi là làng Cót hay Kẻ Cót, vốn là một vùng đất cổ. Làng Hạ Yên Quyết còn có tên là xã Bạch Liên Hoa hay xã Bạch Liên. Trong sách Bạch Liên khảo ký của Huệ Phủ Nguyễn Quang Địch tri phủ Kiến An dưới triều Minh Mạng (1820-1840), có nói về nguồn gốc của làng như sau: “Nguyên khảo sự tích bản xã vì xưa có "Bạch Liên Hoa xã" là một tên đẹp mà làng ta phía nam có hồ sen, phía tây có giếng sen nên gọi tên là "Bạch Liên xã". Đến thời Mục Tông nhà Đường (821-825) đô hộ, Cao Biền đắp Đại La Thành, đào sông Tô Lịch, sắp xếp cư dân ở phụ vào gần đó, bấy giờ làng ta mới được yên chỗ ở. Mạch đất làng ta là một nhánh gốc từ núi Tản Viên. Mạch đất nước ta có ba nhánh lớn: Long Đồ là một nhánh vừa đi đến Tây Hồ (tức vết chân của Trâu vàng ở hồ Dâm Đàm) chạy theo dải sông Tô, chữ "Kiền Hợi" chuyển sang chữ "Càn" kéo đến nhánh chính khi đến các Gò Đống khí thiêng được tụ lại nhiều. Phía trước có hồ sen là một cái "Minh Đường" như tấm gương mở ra. Nước tuy không sâu nhưng trong sáng và kéo dài ôm quanh lấy có vẻ đáng 15
- yêu lại có gò Kim Quy (tục gọi là Đống Già) các gò hình cái bút, cái bảng la liệt ở phía trước. Sau lưng có gò "Thất Tinh": gò tròn và đẹp như những bình phong bầy ra, lại có các bãi "Sa" như bãi hình "người tiên" và bãi "chim phượng hoàng" chầu ở phía sau. Tay long bên phải thì chạy theo ven sông Tô viền quanh các mỏm đất ở rìa làng rồi quay đầu lại. Tay hổ ở bên hữu thì theo từng bãi sa sẽ xuống như hình kho đụn đến chỗ cao của nền chùa cổ thì cũng ngoặt lên như hình cái móc treo. Những cái tốt, cái hay chỗ đất ở của làng ta đều tựa vào đây. Do đó dân làng cư tụ, sinh sôi ngày càng đông đúc. Ban đầu mới có họ Nguyễn, họ Hoàng, họ Quản, họ Doãn sau thêm vào nữa là họ Trần, họ Phạm, họ Lê, họ Ngô, liệt vào tám giáp ở bên Đông và bên Đoài. Trong những việc quân, hôn tang, tế thù tạc, giao tiếp biết chuộng theo lễ văn. Bây giờ miếu, đình, chùa, đền và văn chỉ mới bắt đầu kiến lập. Suốt từ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê thời thế có chuyển biến thay đổi, dân bạ làng ta không tránh có sự tăng giảm, Phật tự cộng 50 mẫu, ruộng tư và ruộng kỳ tại công 470 mẫu linh. Người cày ruộng, kẻ học trò ai nấy mỗi nơi, không từ bỏ nghề nghiệp mình tứ dân” [20, tr. 2-3]. Như vậy làng Hạ Yên Quyết đã có từ lâu đời với sự thay đổi địa danh của các thời kỳ như sau: Thời Lê Sơ, xã Bạch Liên được đổi thành xã Yên Quyết với hai thôn Thượng và Hạ thuộc huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai xứ Sơn Tây và cái tên "Làng Cót" hay "Kẻ Cót" có từ đây. Đầu thế kỷ 16, theo sự phát triển tự nhiên về dân số và xã hội, xã Yên Quyết được tách thành hai, xã Thượng Yên Quyết (còn gọi là Làng Giấy) và xã Hạ Yên Quyết (còn gọi là Làng Cót). Từ cuối thời Lê đến đầu nhà Nguyễn, cả hai xã Thượng Yên Quyết và Hạ Yên Quyết đều thuộc về huyện Từ Liêm phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây [60, tr. 36]. Năm 1831, vua Minh Mạng cải cách hành chính, chia nước ta thành 29 tỉnh, kinh thành Thăng Long trở thành cấp tỉnh, hai xã Thượng Yên Quyết và Hạ Yên Quyết lúc bấy giờ thuộc phủ Hoài Đức tỉnh Hà Nội. Năm 1915, khi 16
- chính quyền Pháp đổi tên “khu vực ngoại thành Hà Nội” thành Huyện Hoàn Long trực thuộc tỉnh Hà Đông, cả hai xã Thượng Yên Quyết và Hạ Yên Quyết đều thuộc về Hà Đông. Đến tháng 12/1942, hai xã lại được đưa về đại lý đặc biệt của Hà Nội, đại lý Hoàn Long, phủ lỵ tại ấp Thái Hà. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng tổ chức lại các đơn vị hành chính của Hà Nội gồm 17 khu phố và năm quận ngoại thành (Đống Đa, Lãng Bạc, Đại La, Lê Linh và Đề Thám), thì Hạ Yên Quyết và An Hòa thuộc quận Đại La. Đến tháng 5/1948 sau khi Hà Nội bị giặc Pháp chiếm đóng, sát nhập hai tỉnh Hà Nội và Hà Đông thành liên tỉnh Lưỡng Hà. Hà Nội chia thành hai huyện Trấn Tây Thành và Trấn Nam Thành. Hai xã Hạ Yên Quyết và An Hòa được gọi là liên xã Song Yên, thuộc về Trấn Tây Thành. Năm 1956, hai xã được sáp nhập gọi là xã Yên Hòa thuộc quận 6 của Hà Nội. Ngày 20/04/1961 Quốc Hội khóa II, kỳ họp thứ hai phê chuẩn Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ về việc mở rộng thành phố Hà Nội, chia làm bốn khu nội thành và bốn huyện ngoại thành, trong đó có huyện Từ Liêm được hình thành trên cơ sở địa bàn của Từ Liêm cũ, riêng Yên Hòa cắt nửa phố Cầu Giấy phía đông thuộc về khu Ba Đình, phần còn lại thuộc về huyện Từ Liêm. Năm 1982, một phần đất của xã Yên Hòa gồm phố Cầu Giấy, xóm Quan Hoa được tách ra để thành lập thị trấn Cầu Giấy theo Nghị định 173 ngày 01/10/1982 của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Năm 1997, thực hiện Nghị định 74/CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ về việc thành lập quận Cầu Giấy, ngày 01/09/1997 xã Yên Hòa chính thức trở thành phường Yên Hòa, một đơn vị hành chính của quận Cầu Giấy [3, tr. 10,12]. 1.1.1.2. Lịch sử văn hóa làng hạ Yên Quyết Làng Cót là một vùng đất cổ, nơi đây từng phát hiện được dấu tích cư trú của các thời đại khác nhau. Tháng 3 năm 1978, trong quá trình nạo vét sông Tô Lịch ở địa phận làng Cót, đã phát hiện một ngôi mộ. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 240 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố địa - chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau chiến tranh lạnh đến nay (12/1989 - 5/2008)
144 p | 250 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 181 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 204 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 151 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 173 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 153 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 188 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 153 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 211 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 153 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 177 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 138 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 181 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 138 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 69 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn