Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ huyện Đông Anh (Hà Nội) lãnh đạo công tác thanh niên từ năm 1996 đến năm 2013
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là Nghiên cứu góp phần làm sáng rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Đông Anh đối với công tác thanh niên từ năm 1996 đến năm 2013. Đánh giá kết quả đạt được và hạn chế về sự lãnh đạo Đảng bộ huyện Đông Anh đối với công tác thanh niên trong những năm 1996 - 2013, đúc kết những kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Đông Anh đối với công tác thanh niên, phục vụ sự lãnh đạp của Đảng bộ huyện đối với công tác thanh niên trong giai đoạn mới. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ huyện Đông Anh (Hà Nội) lãnh đạo công tác thanh niên từ năm 1996 đến năm 2013
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ VŨ THỊ TRANG ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐÔNG ANH ( HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC THANH NIÊN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2013 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn: T.S Nguyễn Quang Liệu Hà Nội - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới của Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Vũ Thị Trang
- BẢNG QUY ƢỚC VIẾT TẮT BCH : Ban Chấp hành BTV : Ban Thường vụ CLB : Câu lạc bộ CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội KHXH&NV : Khoa học xã hội và nhân văn LHTN : Liên hiệp Thanh niên MTTQ : Mặt trận Tổ quốc TNCSHCM : Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TNTN : Thanh niên tình nguyện UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................5 6. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................5 7. Đóng góp của đề tài.................................................................................................6 8. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................6 Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐÔNG ANH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC THANH NIÊN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2005....................................................7 1.1. Những yếu tố tác động đến công tác thanh niên huyện Đông Anh ...............7 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư và truyền thống ......................................................7 1.1.2. Tình hình thanh niên và công tác thanh niên huyện Đông Anh trước năm 1996 ............12 1.2. Chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo về công tác thanh niên của Đảng bộ huyện Đông Anh ......................................................................................................15 1.2.1. Chủ trương của Đảng về công tác thanh niên .................................................15 1.2.2. Quá trình chỉ đạo và kết quả đạt được ............................................................24 Tiểu kết ......................................................................................................................44 Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐÔNG ANH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THANH NIÊN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2013 ........................................45 2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Đông Anh về công tác thanh niên từ năm 2006 đến năm 2013 ..................................................................................................45 2.1.1. Tình hình và yêu cầu mới về công tác thanh niên ở Đông Anh ......................45 2.1.2. Đảng bộ huyện Đông Anh vận dụng chủ trương của Đảng về công tác thanh niên trong tình hình mới ............................................................................................49 2.2.Quá trình chỉ đạo và kết quả đạt đƣợc ...........................................................61 Tiểu kết ......................................................................................................................89
- Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ....................................91 3.1 Nhận xét ............................................................................................................91 3.1.1. Thành tựu ........................................................................................................91 3.1.2. Hạn chế..........................................................................................................100 3.2. Một số kinh nghiệm .......................................................................................102 3.2.1. Kinh nghiệm về xác định chủ trương ............................................................103 3.2.2. Kinh nghiệm về chỉ đạo thực hiện ................................................................108 KẾT LUẬN ............................................................................................................117 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................122 PHỤ LỤC ...............................................................................................................136
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Cộng sản Việt Nam đầu tiên sớm nhận thức đúng vị trí vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới. Tháng 01-1946, trong thư gửi thanh niên toàn quốc, Người đã viết “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” [59; Tr 71]. Nhìn nhận đúng vai trò, khả năng cống hiến to lớn của thế hệ thanh niên trong tiến trình cách mạng nước ta, Hồ Chí Minh luôn động viên, khích lệ kịp thời làm cho thanh niên thêm phấn khởi, tự tin, rèn luyện phấn đấu. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò của thanh niên, coi công tác thanh niên là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược nhằm phát huy vai trò làm chủ, tiềm năng to lớn của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng khoá VII khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường XHCN hay không, phần lớn là tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên. Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng” [80; Tr 85-86]. Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đạt được nhiều thắng lợi to lớn, tạo ra những tiền đề cần thiết để đưa đất nước chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức. Trong những thắng lợi đó có sự đóng góp không nhỏ của thanh niên. Thanh niên chính là lực lượng xung kích cách mạng, là nguồn nhân lực quyết định thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH. Tuy nhiên, những biến đổi của tình hình trong nước và quốc tế tác động mạnh mẽ làm biến đổi về cơ cấu xã hội, địa vị kinh tế, học vấn, tư tưởng, tâm lý, lối sống của thanh niên. Vì vậy, công tác thanh niên hiện nay đang đặt ra những vấn đề mới, đòi hỏi phải tiếp tục có những chủ 1
- trương và giải pháp hợp lý, kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phù hợp với nhu cầu lợi ích của thanh niên, phát huy vai trò và tiềm năng to lớn của lực lượng thanh niên. Từ yêu cầu thực tiễn của sự nghiệp cách mạng, đòi hỏi Đảng không ngừng đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác thanh niên. Đây là vấn đề vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn sâu sắc, đồng thời đáp ứng yêu cầu cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Thực hiện chủ trương của Đảng về công tác thanh niên, Đảng bộ huyện Đông Anh đã có nhiều cố gắng trong lãnh đạo công tác thanh niên, động viên thu hút đông đảo thanh niên tham gia sự nghiệp cách mạng, tạo môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội lành mạnh, văn minh cho thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Tuy nhiên, công tác thanh niên còn bộc lộ một số tồn tại, yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu giai đoạn cách mạng mới. Vì vậy, nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Đông Anh đối với công tác thanh niên trong giai đoạn 1996 - 2013, từ đó rút ra những kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả lãnh đạo công tác thanh niên của Đảng bộ huyện trong giai đoạn hiện nay, góp phần hình thành thế hệ thanh niên tương lai “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu phát triển của thời kỳ mới là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và khoa học sâu sắc. Xuất phát từ ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài “Đảng bộ huyện Đông Anh (Hà Nội) lãnh đạo công tác thanh niên từ năm 1996 đến năm 2013” làm Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Công tác thanh niên là một bộ phận quan trọng trong công tác vận động quần chúng của Đảng. Vì vậy, nghiên cứu về thanh niên và công tác thanh niên là một lĩnh vực quan trọng, sớm được các nhà khoa học, các cơ quan tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Những công trình này gồm những nhóm sau: 2
- Nhóm 1 gồm các công trình, bài viết về thanh niên, công tác thanh niên nói chung: Lịch sử Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam (1925-1999), Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2000; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, 70 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2001; Trần Văn Miều, Phong trào thanh niên với việc đào tạo nhân lực trẻ, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà nội, 2001; Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng quan tình hình thanh niên công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi (1997-2002), Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2002; Nguyễn Văn Thanh (chủ biên), Đổi mới Đoàn Thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2008; Ban Thanh niên nông thôn, Hoạt động Đoàn tham gia phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2008; Phạm Hồng Tung, Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011... Đây là nhóm tác phẩm nêu lên những vấn đề lý luận, cách tiếp cận khi nghiên cứu về thanh niên, chỉ ra những đặc trưng cơ bản của thanh niên, vị trí vai trò của thanh niên trong lịch sử dân tộc. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc tập hợp, đoàn kết đoàn viên, thanh niên triển khai các chương trình hoạt động để thanh niên tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp tài năng và sức trẻ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Nhóm 2 bao gồm các bài viết, luận văn nghiên cứu về sự lãnh đạo công tác thanh niên của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ các địa phƣơng nhƣ: Nguyễn Quang Liệu (2008), Cuộc vận động thanh niên miền Bắc của Đảng Lao động Việt Nam (1965-1975), Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại học KHXH&NV, Đại học quốc gia Hà Nội; Ngô Thị Khánh (2013), Đảng lãnh đạo xây dựng Đoàn TNCSHCM từ năm 1986 đến năm 2006, Luận án Tiến sĩ, Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội; Bùi Thị Thanh Thúy (2014), Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo công tác thanh niên từ năm 2001 đến năm 2011, Luận văn 3
- Thạc sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thanh Thùy (2014), Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác thanh niên từ năm 1997 đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trịnh Thị Hoa (2014), Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo công tác thanh niên từ năm 2000 đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội... Các công trình nêu trên đem đến cho luận văn nguồn tư liệu phong phú, đa dạng về nội dung nghiên cứu nhằm tìm phương hướng phát triển cho phong trào Đoàn thanh niên ở từng địa phương nói riêng, cả nước nói chung trong những giai đoạn cụ thể. Đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Đông Anh đối với công tác thanh niên có một số công trình nghiên cứu và tài liệu liên quan như: “Lịch sử cách mạng Đảng bộ và nhân dân huyện Đông Anh (1930-2005)”, Nhà xuất bản Hà Nội, 2005; “Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Đông Anh (1946 - 2012)” có phần đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Đông Anh đối với công tác thanh niên qua từng thời kỳ. Ngoài ra một số báo, tạp chí cũng có bài nghiên cứu về công tác thanh niên của huyện Đông Anh qua các giai đoạn. Những công trình đó đều ghi nhận vai trò quyết định của Đảng bộ huyện Đông Anh đối với việc lãnh đạo công tác thanh niên trong quá trình đấu tranh cách mạng cũng như trong lao động sản xuất, tham gia vào các lĩnh vực văn hóa - xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu sâu và hệ thống về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Đông Anh đối với công tác thanh niên từ 1996 đến năm 2013 vẫn còn nhiều khoảng trống. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu của các công trình trên là nguồn tư liệu quý, đáng tin cậy để tôi kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài luận văn của mình. 3. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu góp phần làm sáng rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Đông Anh đối với công tác thanh niên từ năm 1996 đến năm 2013. - Đánh giá kết quả đạt được và hạn chế về sự lãnh đạo Đảng bộ huyện Đông Anh đối với công tác thanh niên trong những năm 1996 - 2013, đúc kết những kinh 4
- nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Đông Anh đối với công tác thanh niên, phục vụ sự lãnh đạp của Đảngbộ huyện đối với công tác thanh niên trong giai đoạn mới. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu chủ trương về công tác thanh niên của Đảng bộ huyện Đông Anh từ năm 1996 đến năm 2013 - Nghiên cứu biện pháp chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ huyện Đông Anh, những kết quả đạt được trong công tác thanh niên từ năm 1996 đến năm 2013. - Phân tích những kết quả và hạn chế của quá trình trên, chỉ ra những nguyên nhân, đồng thời đúc rút những kinh nghiệm đối với công tác lãnh đạo thanh niên của Đảng bộ huyện Đông Anh trong giai đoạn mới. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu - Hệ thống chủ trương của Đảng bộ huyện Đông Anh đối với công tác thanh niên từ năm 1996 đến năm 2013. - Quá trình chỉ đạo thực hiện về công tác thanh niên của Đảng bộ huyện Đông Anh từ năm 1996 đến năm 2013. * Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Các vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Đông Anh đối với công tác thanh niên từ năm 1996 đến năm 2013 cũng như sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ Thành phố Hà Nội đối với công tác thanh niên. Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu công tác lãnh đạo thanh niên từ năm 1996 đến năm 2013. 6. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu * Nguồn tài liệu Bài viết khai thác chủ yếu từ các nguồn tài liệu như: Các sách chuyên khảo; các nghị quyết của BCH Trung ương Đảng, Thành ủy Hà Nội; văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Đông Anh; các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, các chuyên đề… 5
- của Huyện ủy Đông Anh về vấn đề thanh niên trong những năm 1996 - 2013; các báo cáo tổng kết năm, nhiệm kỳ của Huyện Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên; các sách, báo, tạp chí thông tin liên quan đến vấn đề thanh niên… * Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic, đồng thời kết hợp những phương pháp khác như: thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh. Mỗi phương pháp sẽ được sử dụng linh hoạt sao cho phù hợp với từng nội dung của luận văn. 7. Đóng góp của đề tài - Luận văn là đề tài khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn về sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác thanh niên huyện Đông Anh. - Bằng kết quả nghiên cứu thực tiễn, luận văn góp phần làm rõ quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ của Đảng bộ huyện Đông Anh về vai trò của thanh niên và công tác thanh niên từ năm 1996 đến năm 2013, những nội dung đã được nêu trong các nghị quyết, chỉ thị của BCH Trung ương, BCH Đảng bộ thành phố Hà Nội và BCH Đảng bộ huyện Đông Anh. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu biên soạn, giảng dạy lịch sử Đảng bộ, lịch sử Đoàn TNCSHCM huyện Đông Anh. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn kết cấu gồm 3 chương: Chƣơng 1: Đảng bộ huyện Đông Anh lãnh đạo công tác thanh niên từ năm 1996 đến năm 2005 Chƣơng 2: Đảng bộ huyện Đông Anh lãnh đạo đẩy mạnh công tác thanh niên từ năm 2006 đến năm 2013 Chƣơng 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm 6
- Chƣơng 1 ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐÔNG ANH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC THANH NIÊN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2005 1.1. Những yếu tố tác động đến công tác thanh niên huyện Đông Anh 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư và truyền thống * Điều kiện tự nhiên Đông Anh là vùng đất cổ - nơi có Loa Thành, được chọn là Kinh đô nước Âu Lạc xưa, đến nay vẫn được xem là đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống khoa bảng và hiếu học, hội tụ những nét đặc sắc của văn hóa Xứ Bắc, Xứ Đoài. Theo số liệu thống kê năm 2013, Đông Anh có diện tích tự nhiên là 182,3 km2, dân số gần 38 vạn người, trong đó có trên 100.000 thanh niên từ 16-35 tuổi, chiếm trên 63% lao động chính, 28,6% dân số toàn huyện với 86 đầu mối cơ sở Đoàn gồm 631 chi đoàn với 17.620 đoàn viên; tổ chức Hội LHTN gồm 50 đầu mối cơ sở với 36.600 hội viên chiếm tỷ lệ 37,5% lực lượng thanh niên [37; Tr 1]. Đông Anh có 24 đơn vị hành chính, trong đó bao gồm 1 thị trấn và 23 xã. Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn; phía Nam giáp sông Hồng và sông Đuống, bên kia các sông này là các quận: Tây Hồ, Long Biên và các huyện: Đan Phượng, Từ Liêm, Gia Lâm; phía Tây giáp huyện Mê Linh; phía Đông giáp thị xã Từ Sơn và huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh). Đông Anh có địa hình tương đối bằng phẳng, thoải dần theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, tạo nên 2 dạng địa hình chính: phía Tây và phía Bắc là các vùng đất cao, xen lẫn các dải đồi; phía Nam và Đông Nam là vùng đất thấp trũng. Khí hậu Đông Anh mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Mùa hạ trùng với mùa mưa, thường từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều, độ ẩm cao, lượng mưa trung bình năm phổ biến từ 1.600 - 1.800 mm. Mùa đông trùng với mùa khô lạnh, ít mưa từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, tuy nhiên cuối mùa thường xảy ra mưa phùn, ẩm ướt, độ ẩm trung bình 84%. Giữa 2 mùa là thời kỳ chuyển tiếp, tạo cho Đông Anh có bốn mùa phong phú: xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình hằng năm vào khoảng 250C, nhiệt độ cao nhất đạt 37,50C, nhiệt độ thấp nhất là 130C. 7
- Đông Anh có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt liên hoàn, được xem là cửa ngõ nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Đông Bắc. Về giao thông đường thủy: Đông Anh có sông Cà Lồ ở phía Bắc, sông Hồng và sông Đuống ở phía Nam, sông Hoàng Giang (còn gọi là sông Thiếp hay sông Ngũ Huyện Khê) chảy trong địa bàn huyện từ phía Tây sang phía Đông. Đây là những con sông giữ vai trò quan trọng trong giao thông, thủy lợi, môi trường sinh thái. Trên địa bàn huyện có 2 tuyến đường sắt chạy qua: tuyến Hà Nội - Thái Nguyên và tuyến Hà Nội - Lào Cai từ phía Bắc nội thành về phía Nam và ngược lại (qua cầu Thăng Long - đường vành đai 3). Giao thông đường bộ phát triển với các tuyến đường: Quốc lộ 3, đường Bắc Thăng Long - Nội Bài..., nhiều tuyến đường huyết mạch nối liền Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc và quốc tế đang được triển khai trên địa bàn như: đường 5 kéo dài, đường dẫn cầu Nhật Tân đi Sân bay Quốc tế Nội Bài, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên...; hệ thống đường liên huyện, liên xã đã và đang tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Đông Anh hội đủ các nhân tố về nhân lực và vật lực để phát triển kinh tế, xã hội một cách toàn diện. Vì vậy, Đảng bộ huyện Đông Anh cần có những biện pháp để vận động thanh niên tận dụng những lợi thế sẵn có, xây dựng Đông Anh trở thành huyện có kinh tế phát triển của thành phố Hà Nội. * Điều kiện kinh tế - xã hội Điều kiện tự nhiên nhiều ưu đãi đã tạo cho Đông Anh có một thế mạnh tương đối hoàn chỉnh về kinh tế, cả về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, từ rất sớm, nhân dân Đông Anh đã biết quai đê đắp đập, phát triển nông nghiệp đa dạng, phong phú về sản vật. Song song với phát triển nông nghiệp, một vài nơi trên địa bàn huyện có thêm nghề thủ công như trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, đan thủ công, thợ mộc, thợ nề… Sự có mặt đa dạng của các ngành nghề kinh tế là cơ sở tạo nên những bước phát triển của ngành thương nghiệp. Trước năm 1986, do những hạn chế của cơ chế cũ, kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng và giảm sút nghiêm trọng, huyện Đông Anh cũng rơi vào hoàn cảnh 8
- khó khăn. Sản xuất nông nghiệp phát triển chưa đồng đều, năng suất lúa giảm sút, chăn nuôi chậm phát triển. Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng. Công tác quản lý bị buông lỏng, sản phẩm làm ra kém chất lượng… Yêu cầu phải đổi mới kinh tế, đổi mới tư duy được đặt ra cấp thiết. Bước vào công cuộc đổi mới, Đông Anh đã khắc phục được khó khăn, nâng cao đời sống nhân dân. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, nông nghiệp và thương mại - dịch vụ. Đông Anh cùng cả nước tiến hành CNH, HĐH. Hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn Đông Anh ngày càng phát triển cả về số lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng có nhiều chuyển biến sâu sắc. Công tác giáo dục, y tế, thể dục - thể thao, văn hóa - văn nghệ, thông tin, báo chí, xuất bản đã tập trung mọi hoạt động vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Năm 2010, huyện Đông Anh có 9 xã hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học phổ thông (đạt 37,5%), 22 trường đạt Chuẩn Quốc gia (đạt 28,2%); 100% xã, thị trấn đạt Chuẩn Quốc gia về y tế [5; Tr 6]. Đông Anh là huyện đang được Trung ương, thành phố Hà Nội quy hoạch phát triển thành khu đô thị hiện đại phía Bắc sông Hồng, nhiều dự án kinh tế, văn hóa - xã hội đã và đang được triển khai. Các dự án này không những tạo cho Đông Anh có cơ hội phát triển đa dạng về kinh tế, văn hóa - xã hội mà còn tạo cho Đông Anh có diện mạo của một vùng đô thị - công nghiệp hiện đại. Để thực hiện được mục tiêu trên đòi hỏi Đảng bộ huyện Đông Anh phải phát huy được sức mạnh đoàn kết, trí tuệ và tâm huyết, khơi dậy khát vọng vươn lên làm giàu của nhân dân Đông Anh. Trong đó, thanh niên chính là nguồn nhân lực quan trọng mà Đảng bộ huyện cần phải quan tâm, phát triển. * Truyền thống lịch sử - văn hóa Nằm trong vùng đất Việt cổ, Đông Anh có mối quan hệ mật thiết với 2 trấn Kinh Bắc và Sơn Tây, nơi từng được nhà sử học Phan Huy Chú ghi nhận: Trấn Kinh Bắc: “Mạch đất tốt tụ vào đấy, nên càng có nhiều chỗ có dấu tích đẹp; tinh hoa hợp vào đấy, nên sinh ra nhiều danh thần. Ví là hồn khí trọng ở 9
- phương Bắc phát ra nên khác với mọi nơi… Thói quen đều chuộng văn nhã. Phong tục, nhân vật hơn cả trong một xứ”. Trấn Sơn Tây: “Núi cao sông lớn, hơn cả các nơi, thực đáng gọi là chỗ đất vui vẻ ở phương Tây…, một khu có hình thế tốt đẹp và là chỗ đất có khí thế hùng hậu” [39; Tr16]. Vì vậy, cư dân các làng xã Đông Anh có điều kiện tiếp thu những nét đặc sắc của văn hóa Xứ Bắc và Xứ Đoài, với đình, chùa, đền, miếu, các phong tục tập quán tốt đẹp, các sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội, vốn văn nghệ dân gian phong phú cùng bề dày truyền thống hiếu học và khoa bảng. Ở Đông Anh hội tụ đầy đủ những tinh hoa, cốt cách trong văn hóa làng vùng châu thổ sông Hồng. Cây đa, giếng nước, sân đình đã trở thành những hình ảnh thân thuộc, in dấu đậm nét trong tâm thức của bao thế hệ tuổi trẻ đất Đông Anh. Các di tích khảo cổ, các công trình văn hóa: đình, chùa, đền, miếu, văn chỉ, nhà thờ các dòng họ, nhà thờ các danh nhân có mặt ở hầu khắp các thôn xóm, trong đó có những di tích nổi tiếng như: Khu Di tích Cổ Loa (Di tích Lịch sử đặc biệt cấp Quốc gia), quần thể di tích đền Sái - đình Nhội - đền thờ Hoàng giáp Lê Tuấn Mậu, đình chùa Dục Tú, đền chùa Tó, đình Vân Điềm, đình Ngọc Chi - miếu Vĩnh Thanh, đình chùa Xuân Canh, Xuân Trạch, đình chùa Thái Bình, Mai Hiên… Mỗi di tích là một công trình kiến trúc nghệ thuật được tạo tác bởi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo của các nghệ nhân nói riêng và tâm huyết của nhân dân Đông Anh qua nhiều thế hệ. Đông Anh là một trong những cái nôi sản sinh ra các thể loại nghệ thuật biểu diễn dân gian đặc sắc như: ca trù Lỗ Khê (xã Liên Hà), tuồng cổ Dục Nội (xã Việt Hùng), múa rối nước Đào Thục (xã Thụy Lâm). Hệ thống các công trình kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng, những lễ hội dân gian đặc sắc, hay những làn điệu ca trù mộc mạc mà trữ tình, kho tàng truyền thuyết, truyện kể độc đáo… là cái nôi nuôi dưỡng tinh thần bao thế hệ thanh niên Đông Anhđều khắc sâu tình yêu quê hương, đất nước. Trên nền tảng một nền văn hóa như vậy, từ lâu Đông Anh đã được xem là đất học. Truyền thống hiếu học và khoa bảng của Đông Anh cũng nổi tiếng khắp 10
- vùng Bắc Bộ. Thời phong kiến, vùng đất Đông Anh có 56 người được nhận học vị Tiến sĩ trở lên; hàng trăm Hương cống, Cử nhân; hàng nghìn Sinh đồ, Tú tài. Trong đó có nhiều người đỗ đạt khi đang độ tuổi thanh niên, những tên tuổi như: Nguyễn Thiên Túng, Lê Tuấn Mậu, Nguyễn Thực, Nguyễn Nghi, Trịnh Đức Nhuận, Vũ Công Tể, Nguyễn Tư Giản đã được nhiều người biết đến và trân trọng tài năng. Phát huy truyền thống hiếu học và khoa bảng của ông cha, các thế hệ thanh niên quê hương Đông Anh không ngừng phấn đấu chinh phục đỉnh cao tri thức. Các gương mặt trẻ tiêu biểu xuất hiện ở mọi thời đại và trong bất kể lĩnh vực nào, họ là các nhà hoạt động chính trị, xã hội, quân sự, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ và cả những công nhân, nông dân bình dị. Tuổi trẻ tài cao, chí lớn đang ngày càng có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Đông Anh đã trở thành vùng đất anh hùng, nơi chứng kiến những bước thăng trầm của thời đại, nơi địa đầu đánh giặc ở phía Bắc, góp phần bảo vệ vững chắc Thăng Long - Hà Nội. Từ xa xưa, người dân Đông Anh luôn thể hiện tinh thần yêu nước bằng truyền thống thượng võ, thời bình thì trai tráng trong làng tập võ, luyện quyền, phụ nữ cũng kiếm cung, võ nghệ, thời chiến thì già trẻ, trai gái đều nhất tề xông lên đánh giặc, bảo vệ xóm làng. Từ khi có Đảng lãnh đạo, truyền thống yêu nước và đấu tranh kiên cường của nhân dân Đông Anh không ngừng được phát huy, nổi dậy phá tan xiềng xích của chế độ thực dân, phong kiến. Cùng với cả nước, nhân dân Đông Anh bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do. Tháng 9/1945, Đảng bộ huyện Đông Anh được thành lập. Trong hai cuộc kháng chiến: chống thực dân Pháp (1946 - 1954) và chống đế quốc Mỹ (1954 - 1975), nhân dân Đông Anh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện đã vượt qua khó khăn, gian khổ vừa xây dựng, bảo vệ địa phương, vừa là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn miền Nam, góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Từ năm 1975 đến năm 2013, Đảng bộ và nhân dân Đông Anh từng bước xây dựng huyện theo định hướng XHCN, thực hiện sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh sự 11
- nghiệp CNH, HĐH, hội nhập quốc tế, quyết tâm đưa quê hương thoát khỏi khó khăn, vươn lên giàu mạnh. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước của dân tộc, từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhân dân Đông Anh luôn thể hiện một sức sống mãnh liệt, không ngừng vươn lên trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, chống áp bức, cường quyền. Trong suốt cuộc đấu tranh lâu dài gian khổ, nhân dân Đông Anh đã hun đúc lên những truyền thống lịch sử, văn hóa quý báu. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đã tác động đến quá trình lãnh đạo công tác thanh niên. Ngày nay, muốn xây dựng quê hương giàu đẹp, Đảng bộ Đông Anh cần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ niềm tự hào về truyền thống quê hương. Từ đó thúc đẩy thanh niên vươn lên, tiếp bước cha anh xây dựng quê hương ngày trở nên giàu đẹp, văn minh. 1.1.2. Tình hình thanh niên và công tác thanh niên huyện Đông Anh trước năm 1996 Sau gần 10 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới (1986-1995), 5 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991-1995), đất nước ta giành được những thành tựu quan trọng. Kinh tế tăng trưởng khá. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội chuyển biến tích cực. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao về vật chất và tinh thần. Quốc phòng - an ninh được giữ vững. Vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng được củng cố, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao và khẳng định trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới. Những khó khăn thách thức này được Đảng tổng kết thành 4 nguy cơ cụ thể, đó là: tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; chệch hướng XHCN; nạn tham nhũng và tệ quan liêu; “diễn biến hòa bình” do các thế lực thù địch gây ra. Cùng với sự phát triển của cả nước, huyện Đông Anh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: “Kinh tế - xã hội ổn định và từng bước phát triển; cơ sở hạ tầng được đầu tư khá, tốc độ đô thị hóa nhanh, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới; đời sống vật chất tinh thần và trình độ dân trí của nhân dân được nâng lên một bước, hệ 12
- thống chính trị không ngừng được củng cố, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững” [1; Tr 2]. Bên cạnh những thuận lợi, huyện Đông Anh còn tồn tại những khuyết điểm: Việc khai thác các tiềm năng còn nhiều hạn chế; về văn hóa - xã hội phong trào chưa đều, quản lý chưa chặt, thiếu đồng bộ; hệ thống chính trị tuy đã được củng cố một bước song chưa ngang tầm với nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới” [1; tr 14 - 15]. Về tình hình thanh niên: Tình hình tư tưởng của thanh niên Đông Anh nhìn chung ổn định, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức vì cộng đồng. Tinh thần xung phong tình nguyện, tính tích cực chính trị - xã hội của thanh niên được khơi dậy và phát huy, tích cực tham gia đấu tranh chống tiêu cực, chống tệ nạn xã hội. Thực hiện lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên” [57; Tr 96], với ý chí không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, thanh niên Đông Anh có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập, lao động và rèn luyện để lập thân, lập nghiệp. Do đó, thanh niên đã và đang trở thành lực lượng xung kích trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Vai trò, vị trí của thanh niên ngày càng được khẳng định trong sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nước. Bên cạnh những mặt tích cực trên đây, tình hình thanh niên trong huyện vẫn còn những khó khăn, hạn chế như: Chất lượng nguồn nhân lực trẻ còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động do trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp năng lực thực hành sau đào tạo, trình độ khoa học công nghệ, ngoại ngữ và tư duy kinh tế còn hạn chế. Một bộ phận thanh niên còn thiếu ý thức rèn luyện, phai nhạt lý tưởng, ít quan tâm đến tình hình thời sự, chính trị và đời sống xã hội; thờ ơ với các hoạt động xã hội trong cộng đồng, có lối sống đua đòi, thực dụng, ỷ lại, lười lao động, ý thức công dân và ý thức chấp hành pháp luật chưa cao. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp còn lớn, trình độ không đồng đều. Điều kiện vui chơi, giải trí lành mạnh, phát triển thể lực cho thanh niên còn nhiều thiếu thốn. 13
- Về công tác thanh niên: Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy Đông Anh, hoạt động của tổ chức Đoàn từng bước được đổi mới; chất lượng tổ chức cơ sở và cán bộ được tăng cường, củng cố. Mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên rộng rãi hơn; tạo ra được một số phong trào hành động có hiệu quả thiết thực, thu hút, tập hợp đông đảo thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị. Qua đó, vai trò, vị thế của tổ chức Đoàn từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, công tác thanh niên Đông Anh gặp những khó khăn và còn nhiều tồn tại, hạn chế: Công tác thanh niên ở một số cơ sở chưa đổi mới kịp với nhu cầu của thanh niên nên tỷ lệ tập hợp thanh niên còn thấp. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chưa thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp và tạo điều kiện trong việc xây dựng, củng cố tổ chức và định hướng hoạt động cho công tác thanh niên. Nội dung và phương thức hoạt động của Đoàn - Hội còn chậm đổi mới, tính sáng tạo chưa cao. Tính hấp dẫn của tổ chức Đoàn và tổ chức Hội đối với thanh niên chưa cao. Việc tham mưu, đề xuất của một số cán bộ Đoàn về công tác thanh niên chưa kịp thời. Những vấn đề trên đã và đang tác động đến tình hình thanh niên, công tác thanh niên trong huyện, đồng thời đặt ra nhiệm vụ và những yêu cầu bức thiết đối với công tác lãnh đạo thanh niên. Thời kỳ thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH quê hương, đất nước đang mở ra cơ hội rất lớn cho thanh niên học tập, nâng cao trình độ, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đời sống, phục vụ đắc lực quá trình xây dựng quê hương. Quá trình đổi mới hoạt động những năm qua của Đoàn Thanh niên, đặc biệt là phong trào thanh niên tình nguyện phát triển, tính tích cực chính trị - xã hội của thanh niên ngày càng cao là tiền đề và những kinh nghiệm quý để đẩy mạnh công tác thanh niên trong huyện. Tuy nhiên, mục tiêu CNH, HĐH đặt ra những đòi hỏi rất lớn ở nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao, trong khi trình độ nghề nghiệp, chuyên môn của thanh niên còn hạn chế, chất lượng của đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội thanh niên nói chung 14
- chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đặt ra ngày càng cao đối với thanh niên; đặc biệt là âm mưu của các thế lực thù địch đang tìm mọi cách lôi kéo thế hệ trẻ vào mục tiêu xóa bỏ chế độ chính trị và sự lãnh đạo của Đảng ở nước ta, do đó, việc nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống sự phá hoại của các thế lực thù địch, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội… đang đặt ra cho công tác thanh niên những nhiệm vụ hết sức nặng nề. Những thời cơ, thách thức đó, đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể huyện Đông Anh phải tiếp tục quan tâm đến công tác thanh niên. Các cấp bộ Đoàn, Hội LHTN phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm tập hợp và giáo dục thanh niên. 1.2. Chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo về công tác thanh niên của Đảng bộ huyện Đông Anh 1.2.1. Chủ trương của Đảng về công tác thanh niên * Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác thanh niên Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác thanh niên, coi công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Trải qua các thời kỳ lịch sử, Đảng đã đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp trong quá trình lãnh đạo công tác thanh niên. Đặc biệt, trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của BCH Trung ương (khóa VII) ngày 14-01-1993 “Về công tác thanh niên trong thời kỳ mới”, Đảng khẳng định: “Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định thành bại của cách mạng” [80; Tr 86] và “ Vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người” [80; Tr 86]. Sự khẳng định này là kết quả tất yếu quá trình tổng kết lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam về công tác lãnh đạo thanh niên của Đảng. Đảng còn nhấn mạnh vai trò của Đoàn thanh niên là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam, có trách nhiệm đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh niên thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, vì vậy phải “Xây dựng Đoàn TNCSHCM 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 177 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 202 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp trước thế kỉ XX
216 p | 165 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 147 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 168 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 149 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 198 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 175 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn