intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2014

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

18
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu, làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Quảng Xương phát triển KTNN từ năm 1996 đến năm 2014. Đúc kết một số kinh nghiệm để vận dụng vào phát triển KTNN trong thời kỳ mới đạt kết quả, hiệu quả cao hơn. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2014

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THỊ THƠ ĐẢNG BỘ HUYỆN QUẢNG XƢƠNG (THANH HÓA) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THỊ THƠ ĐẢNG BỘ HUYỆN QUẢNG XƢƠNG (THANH HÓA) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2014 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60.22.03.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thành Vinh HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học của riêng tôi. Các tài liệu và số liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Nếu sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Ngƣời viết cam đoan Phạm Thị Thơ
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài........................................................ 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 9 5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài..................... 9 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 10 7. Kết cấu của luận văn........................................................................................ 10 Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN QUẢNG XƢƠNG TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2005 .............................................................................. 11 1.1. Những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng.......................................................... 11 1.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 11 1.1.2. Điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội ............................................................. 14 1.1.3.Thành tựu trong 10 năm đầu đổi mới (1986-1996) tạo nền tảng cơ bản trong lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện .................. 17 1.2. Xác định hƣớng đột phá trong lãnh đạo phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ............................................. 20 1.2.1. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp...................................................................................... 20 1.2.2. Quá trình vận dụng chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa để lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp huyện (1996-2005) ............................. 29 Tiểu kết................................................................................................................. 39
  5. Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN QUẢNG XƢƠNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI KINH TẾ NÔNG THÔN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2014........................ 40 2.1. Những yêu cầu mới trong lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới ........................................................................ 40 2.1.1. Những yêu cầu và chủ trương của Đảng .................................................. 40 2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa................................................ 45 2.2. Quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng ......................... 49 2.2.1. Những chủ trương căn bản ....................................................................... 49 2.2.2. Quá trình tổ chức thực hiện ...................................................................... 57 Tiểu kết ................................................................................................................ 63 Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ................................................... 64 3.1. Một số nhận xét ............................................................................................ 64 3.1.1. Thành tựu ................................................................................................... 64 3.1.2. Hạn chế ...................................................................................................... 77 3.2. Các kinh nghiệm chủ yếu ............................................................................. 80 Tiểu kết................................................................................................................. 86 KẾT LUẬN.......................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 89 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 97
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCH : Ban Chấp hành CCKT : Cơ cấu kinh tế CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GDP : Tổng sản phẩm trong nƣớc HTX : Hợp tác xã KH-CN : Khoa học và công nghệ KHKT : Khoa học kỹ thuật KTNN : Kinh tế nông nghiệp KT-XH : Kinh tế - xã hội NTM : Nông thôn mới UBND : Ủy ban nhân dân
  7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ Bản đồ: Bản đồ hành chính huyện Quảng Xƣơng ................................... 95 Bản đồ: Vị trí huyện Quảng Xƣơng trên bản đồ tỉnh Thanh Hóa............ 96 Bảng 1.1: Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế nông nghiệp qua các năm 1996, 2000, 2005 ...................................................................................... 38 Biểu đồ 3.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Quảng Xƣơng so với các huyện/thành phố/thị xã lân cận năm 2014 ..................................... 67 Biểu đồ 3.2: Sản lƣợng lƣơng thực huyện Quảng Xƣơng từ năm 2005 đến năm 2014 ................................................................................................ 69 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Quảng Xƣơng năm 1996 và 2014 ................................................................................................ 73 Biểu đồ 3.4: Cơ cấu kinh tế huyện Quảng Xƣơng năm 2005 và 2014 .............. 76
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, phát triển nông nghiệp, nông thôn vẫn đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới coi là vấn đề then chốt, quyết định sự thành công của quá trình phát triển KT-XH nói chung và công cuộc CNH, HĐH nói riêng. Đặc biệt đối với Việt Nam, một nƣớc có nền sản xuất nông nghiệp làm nền tảng, đóng góp của nông nghiệp, nông thôn vào sự phát triển chung của quốc dân ngày càng to lớn và luôn có ý nghĩa thiết thực. Phát triển nông nghiệp, nông thôn càng trở thành quá trình tất yếu nhằm cải thiện bền vững nền kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trƣờng của đất nƣớc. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của KTNN, ngay từ rất sớm Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Trong thƣ gửi các điền chủ và nông gia ngày 11-4-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Việt Nam là nước sống về nông nghiệp, nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc… Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” [57, tr. 215]. Từ đó, Ngƣời coi việc tập trung phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân và yêu cầu các ngành phải lấy việc phục vụ nông nghiệp làm trọng tâm. Thực hiện tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và qua quá trình lãnh đạo thực tiễn, Đảng ta luôn nhận thức rõ vai trò, vị trí của nền KTNN. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nƣớc, công tác lãnh đạo phát triển KTNN luôn đƣợc sự quan tâm thƣờng xuyên của Đảng. Tuy nhiên, nông nghiệp nƣớc ta hiện nay cũng đang đối diện với rất nhiều khó khăn. Nông nghiệp tăng trƣởng liên tục và toàn diện nhƣng nhìn lại, tốc độ tăng trƣởng đang có xu hƣớng chậm hơn, thu nhập của ngƣời dân ngày càng giảm. Môi trƣờng sản xuất ngày càng bị suy thoái chứa đựng sự đe dọa 1
  9. của nhiều yếu tố thiếu an toàn và bền vững. Ngƣời lao động trong nông nghiệp còn nhiều khó khăn, cách thức tổ chức sản xuất chƣa đáp ứng đƣợc với đòi hỏi của thực tiễn, nhất là khi nƣớc ta đang tham gia sâu rộng vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những đòi hỏi tái cơ cấu lại nông nghiệp, hay nói cách khác là tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hiệu quả cao hơn và bền vững hơn gắn với xây dựng NTM đang là đòi hỏi bức bách của quá trình phát triển hiện nay mà Đảng và Chính phủ ta đã nhìn thấy rõ. Vấn đề là tổ chức lại nhƣ thế nào? Vì vậy, nghiên cứu về quá trình lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng ở nƣớc ta đã và đang là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều đối tƣợng khác nhau. Trong đó, nghiên cứu về quá trình lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng từ một mô hình cấp tỉnh, cấp huyện hay cấp cơ sở để có cái nhìn từ thực tiễn, bổ sung cho các vấn đề lý luận chung của Đảng là yêu cầu cấp thiết. Huyện Quảng Xƣơng (tỉnh Thanh Hóa) nằm về phía Đông Nam của tỉnh. Trƣớc đây, Quảng Xƣơng luôn đƣợc xem là một huyện nghèo, đồng đất không mấy thuận lợi, lại chịu nhiều thiên tai. Bên cạnh đó, do yêu cầu phát triển thành phố Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn (trực thuộc tỉnh), Quảng Xƣơng thƣờng xuyên bị chia tách địa giới hành chính. Mặc dù là vùng trọng điểm lúa của tỉnh và là một trong những huyện đƣợc đánh giá là có tiềm năng về thủy, hải sản, đồng thời có vị trí trọng yếu về an ninh - quốc phòng của tỉnh, nhƣng trong cơ chế cũ, sản xuất đều lệ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên và mang tính tự phát, kém phát triển. Ruộng đồng manh mún, sản xuất nhỏ lẻ, tiểu thủ công lạc hậu, tƣ duy lãnh đạo bị bó hẹp… là những nguyên nhân làm cho sản xuất nông nghiệp kém phát triển, đời sống nhân dân rất nghèo khó. Cái nghèo khó của Quảng Xƣơng có thể xếp vào hạng nhất nhì trong vùng đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hóa. Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc, nhất là từ sau khi thực hiện chủ trƣơng của Đảng đẩy mạnh phát triển KTNN, nông thôn theo hƣớng CNH, 2
  10. HĐH, Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng đã tìm ra những hƣớng đi thích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng, từng bƣớc khai thác đƣợc những lợi thế quan trọng để thu hút đầu tƣ phát triển kinh tế, nhất là đối với KTNN và xây dựng NTM với những bƣớc phát triển vững chắc. Nghiên cứu về Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng lãnh đạo phát triển KTNN trong thời kỳ đổi mới, cụ thể là trong giai đoạn từ 1996-2014 là đáp ứng yêu cầu nghiên cứu hiện nay. Đề tài góp phần tổng kết thực tiễn quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện, rút ra những kinh nghiệm trong quá trình vận dụng chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng vào phát triển kinh tế ở một địa phƣơng cấp huyện trƣớc những yêu cầu mới. Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, học viên chọn đề tài nghiên cứu “Đảng bộ huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2014” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài KTNN có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì thế, việc lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng cũng có một ý nghĩa hết sức quan trọng, đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà khoa học, có một số công trình tiêu biểu mà tác giả đã tìm hiểu: Nhóm các công trình nghiên cứu ở Trung ương GS. Bùi Huy Đáp và GS. Nguyễn Điền có cuốn Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI [48]. Cuốn sách khái quát những thành tựu của nông nghiệp Việt Nam cuối thế kỷ XX, phân tích những thách thức và tiềm năng của nông nghiệp Việt Nam khi bƣớc vào thế kỷ XXI. Trên cơ sở đó nêu lên những phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại và bền vững trong thế kỷ XXI. Tác giả Vũ Oanh có cuốn Nông nghiệp và nông thôn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa [60]. Tác phẩm đề 3
  11. cập đến những vấn đề có tính lý luận đƣợc thể hiện trong đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nƣớc trong quá trình phát triển KTNN và nông thôn. Đồng thời cuốn sách cũng nêu lên những kinh nghiệm có tính tổng kết qua việc chỉ đạo thực hiện đƣờng lối chính sách nói trên, nhất là từ sau khi tiến hành đổi mới cơ chế quản lý KTNN. PGS. Lê Văn Lý có cuốn Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội nước ta [55]. Cuốn sách nói về nội dung, phƣơng thức lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội nƣớc ta hiện nay, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. PGS. Nguyễn Cúc có cuốn Tác động của nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [31]. Cuốn sách đã đi sâu phân tích vị trí, vai trò của nhà nƣớc trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu KTNN, nông thôn theo hƣớng CNH, HĐH. Lê Huy Ngọ - Nguyễn Ngô Hai (chủ biên) có cuốn Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam [56]. Cuốn sách đã giới thiệu một cách khái quát quá trình hình thành và phát triển quan điểm của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; giới thiệu kinh nghiệm CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của một số nƣớc và vùng lãnh thổ; những vấn đề đặt ra trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn - đề ra phƣơng hƣớng và giải pháp để phát triển KTNN trong thời gian tới. Tác giả Nguyễn Văn Tiêm có cuốn Gắn bó cùng nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong đổi mới [66]. Cuốn sách bao gồm nhiều bài viết về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn nhƣ: những phản ánh, kiến nghị để phát triển nông nghiệp, phát triển nông thôn; về nông dân và Hội Nông dân Việt Nam; HTX nông nghiệp ở nông thôn. TS. Đặng Kim Sơn có cuốn Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa [64]. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp 4
  12. hóa ở nhiều nƣớc trên thế giới, tác giả đã có sự liên hệ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn nhƣ: vai trò của nông nghiệp trong công nghiệp hóa, vấn đề cơ cấu sản xuất, giải quyết những vấn đề về đất đai, lao động, môi trƣờng,... trong công nghiệp hóa đất nƣớc. Các cuốn sách đã tập trung phân tích một cách sâu sắc vị trí, vai trò của KTNN đối với sự phát triển kinh tế; đánh giá thực trạng nông nghiệp, nông thôn của nƣớc ta; tính tất yếu và cách thức tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, chƣa nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề liên quan đến công tác lãnh đạo của Đảng trong phát triển KTNN. Ngoài các công trình nghiên cứu là sách, còn có các công trình khoa học công bố trên các tạp chí khoa học nghiên cứu về sự phát triển KTNN, quan điểm của Đảng về phát triển KTNN: PGS. TS. Trần Văn Phòng (2005), “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp”, Tạp chí Giáo dục lý luận (số 11), tr. 3-6. ThS. Đặng Kim Oanh (2009), “Quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng (số 8), tr. 26-30, 48. PGS. TS. Nguyễn Sinh Cúc (2002), “Tổng quan nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Lao động và Xã hội (số 197), tr. 26-28. Các bài viết đã khái quát vị trí, vai trò của nông nghiệp, quan điểm về phát triển nông nghiệp của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả. Nhóm các công trình nghiên cứu ở cấp tỉnh Nguyễn Văn Thụ (2004), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá. Luận văn ThS. Kinh tế chính trị, Trung tâm Đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên lý luận chính trị, Hà Nội. Lê Quang Điệp (2008), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Thanh Hóa. Luận văn ThS. Kinh tế, Đại học Kinh tế, Hà Nội. Lê Thị Hiền (2009), Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng ở tỉnh Thanh Hóa trong những năm 1988-2006. Luận văn ThS. Lịch sử, 5
  13. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. Nguyễn Thành Vinh (2010), Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1986-2005. Luận án TS. Lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nguyễn Hồng Thái (2010), Hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay. Luận văn ThS. Kinh tế, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Lê Thị Thảo (2010), Quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986-2010). Luận văn ThS. Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. Tạ Kim Sen (2013), Xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa: Thực trạng và giải pháp. Luận văn ThS. Kinh tế, Đại học Kinh tế, Hà Nội. Nguyễn Trọng Luyện (2014), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay. Luận văn ThS. Khoa học chính trị, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. Hoàng Phƣơng Bắc (2015), Phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý, Đại học Kinh tế, Hà Nội. Nguyễn Thị Lê (2015), Quá trình thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 1958 đến năm 1960. Luận văn ThS. Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. Các công trình nghiên cứu này đã phân tích khá sâu sắc tình hình nông nghiệp cũng nhƣ các chính sách phát triển KTNN của tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở đó, bƣớc đầu tìm ra các giải pháp để phát triển nền KTNN trong thời gian tới. Nhóm các công trình nghiên cứu ở cấp huyện Cuốn “Địa chí huyện Quảng Xương” [53] khái quát về lịch sử, truyền thống văn hóa, con ngƣời huyện Quảng Xƣơng, giúp cho tác giả có đƣợc cái 6
  14. nhìn tổng quát về vùng đất địa linh này. Nguyễn Thị Hằng (2006), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất sử dụng theo hướng sản xuất hàng hoá trên địa bàn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá. Luận văn ThS. Nông nghiệp, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trần Văn Cƣờng (2006), Nghiên cứu cải tiến hệ thống canh tác theo hướng bền vững ở huyện Quảng Xương Thanh Hoá. Luận văn ThS. Nông nghiệp, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trịnh Duy Long (2008), Đánh giá hoạt động Khuyến nông ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Luận văn ThS. Khoa học Kinh tế, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Lê Huy Kỳ (2010), Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Quảng Xương - Thanh Hóa. Luận văn ThS. Nông nghiệp, Trƣờng Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa. Nguyễn Hồng Thái (2010), Nghiên cứu phát triển nuôi thủy sản nước lợ ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Luận văn ThS. Nông nghiệp, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Lê Đại Hiệp (2012), Nghiên cứu một số giải pháp góp phần xây dựng hệ thống cây trồng thích ứng với khí hậu biến đổi ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá. Luận văn ThS. Nông nghiệp, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Bùi Thị Thắm (2014), Sinh kế hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Luận văn ThS. Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Quảng Xương (1975-2005)” [7] đã tổng kết quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng từ năm 1975 đến năm 2005, trong đó trọng tâm là lãnh đạo phát triển KTNN. Các báo cáo tổng kết của các kỳ Đại hội Đảng bộ huyện đã nêu rõ tình hình phát triển KTNN trong giai đoạn này. 7
  15. Các cuốn sách và đề tài nghiên cứu đã đi sâu phân tích tình hình nông nghiệp của huyện Quảng Xƣơng, đánh giá thực trạng nông nghiệp và các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện. Đồng thời cũng đƣa ra các giải pháp để phát triển KTNN của huyện. Tuy nhiên, chƣa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu về quá trình Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 1996 đến năm 2014. Các công trình nghiên cứu nêu trên là tài liệu tham khảo rất quan trọng đối với học viên. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, kết hợp với phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình phát triển KTNN của huyện, thông qua hệ thống tài liệu sƣu tầm đƣợc, đặc biệt các tƣ liệu là các văn bản của Đảng bộ đƣợc lƣu trữ tại các kho lƣu trữ của văn phòng Huyện ủy, UBND huyện, Phòng Nông nghiệp huyện Quảng Xƣơng và kho lƣu trữ của Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa, góp phần giúp học viên tập dƣợt xây dựng một cuốn tài liệu lịch sử về quá trình vận dụng sáng tạo đƣờng lối đổi mới của Đảng lãnh đạo phát triển KTNN trong điều kiện cụ thể của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng phát triển KTNN từ năm 1996 đến năm 2014. Đúc kết một số kinh nghiệm để vận dụng vào phát triển KTNN trong thời kỳ mới đạt kết quả, hiệu quả cao hơn. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các chủ trƣơng phát triển KTNN của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. - Phân tích, luận giải, làm sáng tỏ chủ trƣơng và sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng về phát triển KTNN qua 2 giai đoạn: từ 1996-2005 và 2006-2014. - Phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân trong quá trình lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng 8
  16. từ năm 1996 đến năm 2014. - Đúc kết một số kinh nghiệm để vận dụng vào phát triển KTNN của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng trong giai đoạn mới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quá trình Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 1996 đến năm 2014 theo chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển KTNN của Trung ƣơng Đảng và Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung khoa học: Đề tài nghiên cứu chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng phát triển KTNN từ năm 1996 đến năm 2014, nhận xét và rút ra những kinh nghiệm. Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu trên 2 lĩnh vực chủ yếu trong KTNN của huyện là nông nghiệp và thủy sản. - Về phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu từ năm 1996 - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, chuyển công cuộc đổi mới của đất nƣớc sang thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đến năm 2014 - chuẩn bị tổng kết lý luận và thực tiễn 30 năm đổi mới toàn diện đất nƣớc, trong đó có phát triển KTNN. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, tác giả sử dụng một số tƣ liệu có liên quan từ trƣớc năm 1996 và sau năm 2014. - Về không gian nghiên cứu: Địa bàn huyện Quảng Xƣơng (bao gồm 35 xã và 1 thị trấn ở thời điểm nghiên cứu) và có liên hệ với một số địa phƣơng khác trong tỉnh. 5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Cơ sở lý luận Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển KTNN. Nguồn tài liệu - Các văn kiện Đảng, nghị quyết, chỉ thị, báo cáo của Trung ƣơng 9
  17. Đảng, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa và Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng đã công bố hoặc lƣu trữ tại các cơ quan chức năng: Cục lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Trung tâm lƣu trữ Quốc gia III, Thƣ viện Quốc gia Hà Nội, kho lƣu trữ Văn phòng Tỉnh ủy và văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa, kho lƣu trữ Văn phòng Huyện ủy và UBND huyện Quảng Xƣơng, Chi cục Thống kê huyện Quảng Xƣơng. - Các sách chuyên khảo, luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, kỷ yếu, hội thảo khoa học đã công bố liên quan đến phát triển KTNN. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng chủ yếu phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic và kết hợp chặt chẽ hai phƣơng pháp đó. Đồng thời, sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh... để tái hiện bức tranh KTNN của huyện Quảng Xƣơng dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện từ năm 1996 đến năm 2014. 6. Đóng góp của luận văn - Đề tài góp phần hệ thống hóa, tổng quát về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng đối với KTNN giai đoạn 1996-2014, làm rõ những thành tựu nổi bật, hạn chế, thách thức trong quá trình lãnh đạo, đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng, làm luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn để Đảng bộ huyện tiếp tục lãnh đạo phát triển KTNN trong những năm tiếp theo. - Là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu cho những ngƣời quan tâm đến vấn đề phát triển KTNN của huyện Quảng Xƣơng và của tỉnh Thanh Hóa. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chƣơng, 6 tiết. 10
  18. Chƣơng 1 CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN QUẢNG XƢƠNG TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2005 1.1. Những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Huyện Quảng Xƣơng thuộc miền đất hình thành tƣơng đối muộn so với nhiều nơi khác trong tỉnh. Các sách địa chí cổ đều chép: huyện Quảng Xƣơng từ đời Trần về trƣớc tên là huyện Vĩnh Xƣơng, sau đó phát triển thành Quảng Xƣơng ở đời Hậu Lê. Quảng Xƣơng là huyện đồng bằng ven biển, với diện tích đất tự nhiên sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, tính đến năm 2014 là 200,4 km², trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 10.230 ha (diện tích trồng cây hằng năm 9,494 ha, diện tích đất nuôi trồng hải sản 732 ha, diện tích đất lâm nghiệp 370 ha). Về vị trí địa lý Huyện Quảng Xƣơng nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Thanh Hóa, thuộc miền duyên hải. Quảng Xƣơng nằm ở tọa độ 19040’59’’ vĩ độ Bắc, 105048’10’’ kinh độ Đông [7, tr. 16]. Vị trí tự nhiên tạo nên địa thế khắc nghiệt về thiên nhiên, xung yếu về quân sự. Đó là sự hình thành tự nhiên bởi hai dòng sông lớn chảy ra biển: sông Mã và sông Yên. Phía Bắc huyện gần cửa Hới (sông Mã) là núi Sầm Sơn, bên cửa Ghép (sông Yên) là núi Lau Chẹt là hai “cánh tay khổng lồ” của tạo hóa chắn đỡ, đón nhận phù sa của hai dòng sông lớn và những hải lƣu của biển cả. Ngoài ra, huyện Quảng Xƣơng còn có các con sông tự nhiên và nhân tạo nhƣ: sông Thống Nhất đào năm 1976, sông Hoàng và sông Lý cải tạo từ sông tự nhiên mà thành từ năm 1978. Quảng Xƣơng có bờ biển dài 18,2 km với phần thềm lục địa rộng lớn là điều kiện 11
  19. phát triển nghề biển, nuôi trồng thủy sản và du lịch. Cùng với đó là 2 cửa lạch đã tạo ra vùng triều có diện tích hơn 1.300 ha, có 9 xã ven biển tham gia khai thác hải sản và 10 xã vùng triều tham gia nuôi trồng thủy sản nƣớc mặn, nƣớc lợ. Vùng biển Quảng Xƣơng chủ yếu là vùng bãi ngang, tuy vậy nguồn lợi hải sản phong phú: cá, tôm he, tôm sắt, tôm bột, cua, mực, moi, sứa... nhiều năm ngƣ dân khai thác đạt sản lƣợng lớn (sản lƣợng xuất khẩu chiếm tỷ lệ cao). Vùng triều Quảng Xƣơng là một thế mạnh để nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ, sản xuất ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng. Phía Bắc huyện Quảng Xƣơng là thành phố Thanh Hóa với Khu Công nghiệp Lễ Môn, phía Tây giáp huyện Nông Cống và Đông Sơn, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam là Khu Công nghiệp Động lực Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia). Nhƣ vậy, Quảng Xƣơng có vị trí địa kinh tế, kết nối giữa Thành phố Thanh Hóa và Khu kinh tế động lực Nghi Sơn, đây là lợi thế đặc biệt quan trọng để thu hút đầu tƣ phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng. Huyện Quảng Xƣơng có đƣờng Quốc lộ 1A chạy theo hƣớng Bắc - Nam từ cầu Quán Nam (Quảng Thịnh) đến cầu Ghép (Quảng Trung) dài 18 km, rất thuận tiện cho việc lƣu thông trong địa bàn huyện. Có ba tuyến đƣờng 4A, 4B, 4C chạy song song dọc bờ biển cũng tạo nên sự lƣu thông dễ dàng trong vùng. Ngoài ra còn có Quốc lộ 47 từ Thành phố Thanh Hóa đi Sầm Sơn ở phía Bắc và Quốc lộ 48 từ Ngã ba Voi đi Nông Cống, các tuyến đƣờng liên xã... thuận tiện cho việc đi lại, giao lƣu hàng hóa, phát triển KT-XH. Về hành chính Từ năm 1975 đến năm 2015, Quảng Xƣơng đã trải qua 6 lần điều chỉnh địa giới hành chính để hình thành và phát triển hai đơn vị là Thành phố Thanh Hóa và Thị xã Sầm Sơn (trực thuộc tỉnh). Đến năm 2012 (lần điều chỉnh thứ 5), huyện Quảng Xƣơng còn bao gồm 35 xã và 1 thị trấn. Dân số toàn huyện là 220.300 ngƣời. Mật độ dân số 1.202 ngƣời/km2. Năm 2015 tiếp tục điều chỉnh lần thứ 6, cắt 6 xã cho Thị xã Sầm 12
  20. Sơn, Quảng Xƣơng còn 29 xã và 1 thị trấn. Điều đáng quan tâm là trong số các xã bị chia tách do điều chỉnh địa giới hành chính đều là các xã có tiềm năng và dân trí cao hơn các vùng còn lại, làm cho mặt bằng chung về KT-XH của Quảng Xƣơng gặp nhiều khó khăn hơn sau mỗi lần điều chỉnh. Trong số 36 xã, thị trấn còn lại (ở thời điểm nghiên cứu), nơi có diện tích lớn nhất là xã Quảng Ngọc (8,8 km2); nơi có diện tích nhỏ nhất là thị trấn Quảng Xƣơng (1,1 km2). Nơi có dân số đông nhất là xã Quảng Nham (gần 14 nghìn ngƣời) và nơi có dân số ít nhất là xã Quảng Phúc (gần 3 nghìn ngƣời) [7, tr. 24]. Về địa mạo, thổ nhưỡng, khí hậu Đến nay, địa mạo Quảng Xƣơng vẫn còn mang dáng dấp của biển cả. Những dải cát, cồn cát kéo dài từ bắc xuống nam. Từ sau năm 1945, địa mạo Quảng Xƣơng thay đổi nhiều, bớt gồ ghề, lồi lõm, khúc khuỷu hơn. Hệ thống nông giang, mƣơng máng tƣới tiêu cùng làng xóm đổi mới đã phá vỡ không gian làng mạc xƣa, hình thành những không gian nông thôn hiện đại [53, tr. 13]. Đi đôi với sự phức tạp của địa hình là sự phức tạp của thổ nhƣỡng. Ngƣời nông dân Quảng Xƣơng trƣớc đây phân chất đất ra thành các loại: đất cát, đất thịt, đất bùn, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất thịt nặng, đất bùn hẩu... họ phân biệt rõ đồng cát và đồng đất cát. Do đó, đất ven biển chỉ có thể trồng cây sa mộc, còn đất ven sông Rào có thể cấy lúa, trồng khoai và các loại cây rau màu [53, tr. 14]. Quảng Xƣơng có các dòng sông lớn, vừa và nhỏ, tạo thành bởi nhiều nhánh sông từ nhiều miền đất chảy vào để đổ ra biển Đông: sông Mã, sông Yên, sông Hoàng, sông Mã Bà, sông Lý, sông Rào. Sông ngòi đóng vai trò quan trọng trong việc bồi bổ đất và cải tạo đất, nhất là thời chƣa có đê hoặc không cần đê. Đất tốt nhất là đất bãi, phù sa bồi đắp hàng năm do sông ngòi tràn lên ngoại đê, nhƣng mùa màng thất thƣờng tùy theo khí hậu thay đổi. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2