Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2010
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thái Thụy trong việc thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp, quá trình nhận thức nghị quyết của Đảng vận dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương và đưa ra những chủ trương, đường lối, tổ chức thực hiện theo chủ trương của TW Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái Bình. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2010
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TÔ THÚY HẰNG ĐẢNG BỘ HUYỆN THÁI THỤY (TỈNH THÁI BÌNH) LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TÔ THÚY HẰNG ĐẢNG BỘ HUYỆN THÁI THỤY (TỈNH THÁI BÌNH) LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Quỳnh Nga Hà Nội - 2015
- Lời cam đoan Luận văn “Đảng bộ huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2010” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Thị Quỳnh Nga. Các số liệu và tài liệu tôi sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2015 Tác giả luận văn Tô Thúy Hằng
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo hết sức nhiệt tình của các thầy cô giáo, bạn bè trong khoa Lịch sử, đặc biệt là TS. Lê Thị Quỳnh Nga. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô và các bạn. Đồng thời xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các bác, các cô, chú phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thái Thụy, Huyện ủy Thái Thụy, trung tâm chính trị huyện Thái Thụy, văn phòng tư liệu khoa Lịch sử, Trung tâm Thư viện Quốc gia – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp tôi sưu tầm tài liệu trong quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù đã có sự đầu tư nghiên cứu và làm việc trên cơ sở tư liệu có độ tin cậy cao, song trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của quý thầy cô! Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2015 Tác giả luận văn Tô Thúy Hằng
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1. HUYỆN THÁI THỤY VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRƢỚC NĂM 2000...................................................7 1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thái Thụy .......... 7 1.2. Thực trạng kinh tế nông nghiệp huyện Thái Thụy trước năm 2000 ............................................................................................................. 15 1.2.1. Vài nét về chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp ................ 15 1.2.2. Thực trạng kinh tế nông nghiệp của huyện Thái Thụy trước năm 2000 ............................................................................................... 20 Tiểu kết ........................................................................................................ 24 Chƣơng 2. QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRONG NHỮNG NĂM 2000 – 2010 ....................................................................25 2.1. Lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2005 ................. 25 2.1.1. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Thái Bình ............................................. 25 2.1.2. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Thái Thụy tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII (2000) ......... 31 2.1.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện ......................................................... 35 2.2. Đảng bộ huyện Thái Thụy lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 ............................................................ 43 2.2.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển kinh tế nông nghiệp......................................... 43 2.2.2. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Thái Thụy tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII (2005)................... 49 2.2.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện ......................................................... 52 Tiểu kết ........................................................................................................ 63
- Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM LỊCH SỬ.......65 3.1. Một vài nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện .......................... 65 3.1.1. Đảng bộ huyện đã nhận thức đầy đủ về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH .................................................... 65 3.1.2. Đảng bộ huyện lãnh đạo thực hiện tốt công tác chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và từng bước tiếp cận với thị trường .................................................................. 69 3.1.3 Quá trình chỉ đạo bám sát thực tiễn, sáng tạo nhiều giải pháp phù hợp thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương.......... 71 3.1.4 Một số hạn chế trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Thái Thụy .............................................................................. 74 3.2. Một số kinh nghiệm lịch sử .................................................................. 77 Tiểu kết ........................................................................................................ 80 KẾT LUẬN ..............................................................................................................81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................84 PHỤ LỤC .................................................................................................................92
- QUY ƢỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH : Ban Chấp hành CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ĐCSVN : Đảng Cộng sản Việt Nam HTX : Hợp tác xã KH-KT : Khoa học – kỹ thuật Nxb : Nhà xuất bản NN &PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bước sang thế kỷ XXI, xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Đây là cơ hội đồng thời cũng là thách thức lớn đối với Việt Nam. Trước yêu cầu mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định, muốn đưa kinh tế nước ta tiến lên theo hướng sản xuất hàng hóa, hội nhập kinh tế quốc tế thì phải tiến hành CNH-HĐH đất nước. Căn cứ thực tiễn của đất nước, Đảng cũng chỉ rõ muốn tiến hành thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH thì phải thực hiện thắng lợi công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, coi đây là “nhiệm vụ then chốt, cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài”. Hòa mình vào sự phát triển chung của đất nước, Huyện Thái Thụy – một huyện thuần nông nghiệp của tỉnh Thái Bình, vừa mang trong mình những đặc điểm chung của ngành kinh tế nông nghiệp đất nước, vừa có những đặc điểm riêng đặc trưng cho vùng quê lúa Bắc Bộ. Để phát triển kinh tế nông nghiệp của Huyện, Đảng bộ Huyện Thái Thụy đã quán triệt và vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước vào công tác lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. Quá trình vận dụng, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về CNH-HĐH nông nghiệp tại địa phương là một vấn đề cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn lớn. Nhất là thời gian từ sau khi thực hiện nội dung CNH-HĐH nông nghiệp đã được đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ VIII. Việc nghiên cứu kinh tế nông nghiệp Huyện Thái Thụy phần nào làm rõ quá trình nhận thức, vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương. Với ý nghĩa đó, tôi chọn vấn đề: “Đảng bộ huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2010” làm đề tài cho Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Kinh tế nông nghiệp luôn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu liên quan đến kinh tế nông 1
- nghiệp. Để đạt được mục tiêu của mình các tác giả đã nghiên cứu, tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Qua quá trình tìm hiểu, khảo cứu, tôi chia thành hai nhóm sau: Nhóm 1: Các công trình, bài viết về nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp, tiêu biểu như: Nguyễn Văn Khánh (2001), Biến đổi cơ cấu ruộng đất và nông nghiệp ở vùng Châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Lê Quang Phi (2004), Đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Hồng Vinh (1998), CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Xuân Thảo (2004), Góp phần phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Đặng Kim Sơn (2001), CNH từ nông nghiệp: lý luận, thực tiễn và triển vọng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội; Tập thể tác giả: Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Viết Thông, Đặng Quốc Tuyến, Nguyễn Ngô Hải (2002), CNH – HĐH, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội; Lê Mạnh Hùng (1998), thực trạng CNH – HĐH nông thôn Việt Nam, Nxb Thống kê Hà Nội... Các công trình này đã cho thấy được tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp trong quá trình phát triển đất nước và nhấn mạnh CNH-HĐH trong nông nghiệp là nhu cầu tất yếu và là nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu, bài viết về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ các cấp, sự quản lý của Nhà nước về sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Đặng Kim Oanh (2011), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (1996-2006), Luận án TS Lịch sử Đảng, Trường ĐHKHXH&NV; Đào Thị Vân (2004), Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH giai đoạn 1997-2003, 2
- Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Nguyễn Tuấn Thành (2009), Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn trong những năm 1997 – 2006, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận Chính trị; Bùi Quang Thọ (2010), Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 1995 – 2005, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Năm (2009), Qúa trình thực hiện đường lối CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng ở tỉnh Hà Tây (1996 – 2000), Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội; Tống Văn Chung (2011), Những nhân tố kinh tế xã hội tác động đến sự chuyển cư của cư dân nông thôn trong quá trình CNH, HĐH, Luận án Tiến sĩ Xã hội học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội…. Những luận văn, luận án trên đã nêu lên được sự lãnh đạo của Đảng đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp ở các địa phương như: Thái Bình, Hà Tây (cũ), Hưng Yên…nhưng chưa có công trình nào đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thái Thụy (Thái Bình) đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2010. Mặc dù vậy nhưng tất cả những công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo vô cùng quý báu để phục vụ cho tôi nghiên cứu đề tài. Cho đến nay, công trình viết về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Thái Thụy không nhiều, có một số công trình nghiên cứu dưới góc độ lịch sử như: Lịch sử Đảng bộ huyện Thái Thụy (1927-2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2005; Nguyễn Thị Hằng (2005), Đảng bộ huyện Thái Thụy lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp thời kỳ 1996-2004, Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử Đảng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội;…. Tuy nhiên, các công trình này chỉ đề cập một cách tổng quát về tình 3
- hình phát triển kinh tế nông nghiệp mà chưa đi sâu vào nghiên cứu, phân tích cụ thể, chi tiết và có hệ thống về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thái Thụy phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện từ năm 2000 đến năm 2010. Trên cơ sở tham khảo các công trình nghiên cứu, tôi đã bước đầu hiểu được những chủ trương của Đảng, biết được vai trò của kinh tế nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cũng như thấy được sự vận dụng các chủ trương đó của Đảng bộ huyện Thái Thụy trong vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện từ năm 2000 đến năm 2010. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích - Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thái Thụy trong việc thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp, quá trình nhận thức nghị quyết của Đảng vận dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương và đưa ra những chủ trương, đường lối, tổ chức thực hiện theo chủ trương của TW Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái Bình. - Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện. Đồng thời rút ra một số nhận xét và những bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010. 3.2. Nhiệm vụ - Tập hợp và hệ thống hóa lại các nguồn tư liệu liên quan đến đề tài. - Mô tả một cách khách quan, toàn diện chủ trương, biện pháp và quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Thái Thụy trong thời gian từ những năm 2000 đến năm 2010. - Rút ra những nhận xét, đánh giá về thành tựu cũng như hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Thái Thụy trong những năm từ 2000 đến năm 2010. Đồng thời rút ra những kinh nghiệm để phát triển kinh tế nông nghiệp trong những thời kỳ sau. 4
- 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Thái Thụy về việc phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện từ năm 2000 đến năm 2010. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt nội dung: Luận văn đi sâu nghiên cứu vai trò của Đảng bộ huyện Thái Thụy trong quá trình vận dụng sáng tạo chủ trương phát triển ngành kinh tế nông nghiệp vào tình hình cụ thể của địa phương. Trên cơ sở đó, nêu lên những thành tựu đã đạt được, những hạn chế còn gặp phải và bước đầu rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện trong quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp. Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2010. Sỡ dĩ, tôi lấy mốc thời gian trên là vì: Năm 2000 là Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII đã đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI và đề ra phương hướng “… đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, bảo đảm tốc độ tăng trưởng gấp 1,5 lần nhiệm kỳ vừa qua”, còn năm 2010 là năm diễn ra Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, đai hội đánh giá tình hình và đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH trong 5 năm tiếp theo. Về không gian: Luận văn tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Thái Thụy. 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu bao gồm: + Các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng, các Nghị quyết của Hội nghị TW. Chỉ thị của Bộ chính trị, các văn bản pháp luật của nhà nước có liên quan đến kinh tế nông nghiệp. + Các Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình, các quyết định của UNND tỉnh. 5
- + Nghị quyết cấp ủy, thường trực UBND, báo cáo, đề án sản xuất, số liệu thống kê của Huyện ủy, phòng NN &PTNT huyện Thái Thụy, niên giám thống kê huyện từ năm 2000 đến năm 2010. + Một số bài viết về kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Bình, huyện Thái Thụy. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành Luận văn, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp nghiên cứu lịch sử; phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, thống kê, lập bảng biểu, khảo sát thực tế kết hợp với phương pháp logic để làm sáng tỏ vấn đề có tính chất quy luật trong sự vận động và phát triển của quá trình nhận thức của Đảng bộ huyện nhằm tìm ra mối quan hệ giữa các sự kiện liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng bộ, các hoạt động của quần chúng nhân dân, mối quan hệ nhân quả, rút ra những kinh nghiệm lịch sử. 6. Đóng góp của luận văn Thông qua quá trình nghiên cứu, luận văn góp phần làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là Đảng bộ cơ sở trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Đảng bộ Thái Thụy đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế địa phương. Luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ địa phương. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được bố cục làm 3 chương: Chương 1: Huyện Thái Thụy và một số vấn đề về kinh tế nông nghiệp trước năm 2000 Chương 2: Quá trình lãnh đạo kinh tế nông nghiệp trong những năm 2000 – 2010 Chương 3: Một số nhận xét và những kinh nghiệm lịch sử 6
- Chƣơng 1 HUYỆN THÁI THỤY VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRƢỚC NĂM 2000 1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thái Thụy Điều kiện tự nhiên Thái Thụy, một huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, Thái Thụy không chỉ biết đến bởi những đặc sản của vùng biển mà còn được nhắc đến với 2 từ thân thuộc “quê lúa”. Trong chiến tranh, huyện Thái Thụy đã làm tốt vai trò của hậu phương lớn, chi viện cho chiến trường miền Nam. Đạt thành tích cao trong sản xuất nông nghiệp không những trong thời chiến, mà thời bình, huyện Thái Thụy còn tiếp tục phát huy truyền thống quê lúa, đạt nhiều thành tựu trong ngành sản xuất này. Thái Thụy là huyện đồng bằng ven biển nằm ở vị trí Đông Bắc tỉnh Thái Bình, có tọa độ địa lý từ 20027’ độ vĩ Bắc, 106025’-106050’ độ kinh đông. Phía Đông giáp biển Đông, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Tiền Hải, phía Tây Nam giáp huyện Kiến Xương, phía Tây giáp huyện Đông Hưng (Thái Bình), phía Tây Bắc giáp huyện Quỳnh Phụ. Về phía Bắc, Thái Thụy giáp với các huyện của thành phố Hải Phòng là: huyện Vĩnh Bảo ở phía chính Bắc (ranh giới là sông Hóa), huyện Tiên Lãng ở phía Đông Bắc (ranh giới là đoạn cửa Thái Bình của sông Thái Bình). Phía Nam huyện có sông Trà Lý chảy men theo ranh giới với huyện Tiền Hải, đổ ra cửa Trà Lý. Chính giữa huyện có con sông Diêm Hộ chảy qua theo hướng Tây - Đông, đổ ra cửa Diêm Hộ, chia huyện thành hai nửa gần tương đương về diện tích. Diện tích tự nhiên của huyện là 256,83km², bao gồm 47 xã và 1 thị trấn. Trung tâm của huyện là thị trấn Diêm Điền, Huyện có cảng Diêm Điền mở ra biển Đông, hướng về miền Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. 7
- Với vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống giao thông thủy bộ phát triển tạo điều kiện cho huyện giao lưu, thông thương, trao đổi hàng hóa, thông tin kỹ thuật, tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, có khả năng thu hút 8
- vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho sự phát triển kinh tế xã hội, phát triển nền kinh tế đa dạng và có sự kết hợp lẫn nhau. Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của 2 con sông lớn là sông: Thái Bình và Trà Lý, địa hình Thái Thụy có xu thế cao dần về phía biển. Giữa lưu vực có vùng trũng tập trung là Thái Hồng – Đồng 80 và rải rác những vùng đất bám hai bên sông Sinh, sông Phong Lẫm, sông Bà Đa (cao độ 0,3-0,5m). Trên dải đất dọc 27km bờ biển có vùng cao điển hình: Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thái Thượng, Thái Hòa, Thái Đô, Mỹ Lộc đặc biệt là vùng Bích Du, Sơn Thọ (cao độ 1,5-2m) đây là những vùng đất cát pha bạc màu, dinh dưỡng kém, độ chua mặn cao. Những vùng còn lại có địa hình tương đối bằng phẳng (cao độ 1-1,2m) rất thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. Đất ở đây chủ yếu là đất phù sa màu mỡ, phân bố trên địa hình khá bằng phẳng, thích hợp với việc trồng lúa nước, cây hoa màu, cây công nghiệp, cho năng suất cao, có khả năng thâm canh, tăng vụ. Huyện có diện tích đất tự nhiên rộng song lại có đặc điểm đất đai rất phức tạp và khó khăn hơn các huyện nội đồng. Đất chua mặn nhiều, có thể chia ra thành 3 miền khác nhau: khoảng 40% diện tích đất vùng ngọt, 35% diện tích đất vùng đệm, 25% diện tích đất phèn mặn. Địa hình đất đai cao trũng khác nhau có độ chênh lệch lớn, nên công tác thủy lợi tưới tiêu khó khăn. Sự khác biệt về chất đất của huyện, không những là khó khăn, thử thách lớn đối với sản xuất nông nghiệp mà trái lại, huyện đã biến những khó khăn đó thành động lực, phát triển ngành nông nghiệp đa dạng với nhiều lĩnh vực, cây trồng, con vật nuôi mà không chỉ đơn thuần là sản xuất lúa. Do vậy công tác khai phá và cải tạo vùng đất này để phục vụ sản xuất nông nghiệp luôn là một yêu cầu cấp thiết, vô cùng quan trọng tới sự phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. Với kiểu khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới ven biền Bắc bộ, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Nhiệt độ Trung bình trong năm từ 22 – 240C, có 2 mùa rõ rệt: mùa nóng (tháng 4- tháng 10) nhiệt độ trung bình 260C, mùa lạnh (tháng 11 – đến tháng 4 năm sau), nhiệt độ trung bình 210C. 9
- Giờ nắng trung bình 1500 – 1800 giờ, tổng nhiệt lượng cả năm khoảng 1600 – 1800 KCL/cm3/năm. Độ ẩm trung bình 86-87%. Lượng mưa trung bình 1788mm/năm, số ngày mưa trung bình 150 ngày/năm. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa hè (tháng 5- tháng 10), chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong đó tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt. Gió thịnh hành ở đây là gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, mang theo không khí nóng, ẩm; gió Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau mang theo không khí lạnh. Mùa đông, hiện tượng sương mù, sương muối, thời tiết thất thường gây tác hại xấu tới sản xuất nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên, hàng năm phải chịu ảnh hưởng từ 4 - 6 trận bão và áp thấp nhiệt đới. Nhìn chung, sự phân hóa khí hậu theo mùa đã tạo cho huyện có một nền sản xuất nông nghiệp phong phú, đa dạng về cây trồng, vật nuôi và mùa vụ, tạo điều kiện cho cây trồng, con vật nuôi phát triển tốt. Bên cạnh đó, huyện còn có hệ thống sông ngòi chằng chịt với 3 con sông chính là: Sông Hóa, sông Diêm Hộ và sông Trà Lý. Sông Hoá chảy qua phía Bắc của huyện, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Thái Thụy và huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng đổ ra biển Ở cửa Thái Bình. Sông Diêm Hộ chảy từ Tây sang Đông chia huyện thành 2 khu: Khu bắc và khu Nam, đổ ra biển ở cửa Diêm Điền. Sông Trà Lý là chi lưu của sông Hồng, chạy qua phần phía Nam huyện, phân định ranh giới giữa huyện Thái Thụy với huyện Tiền Hải và Kiến Xương, đổ ra biển ở cửa Trà Lý. Ngoài ra huyện còn có các con sông nhỏ như sông Hoàng Nguyên, sông chợ Cổng, sông Cái, sông Sinh… và hệ thống kênh mương thủy lợi dày đặc. Các hệ thống sông này có nước chảy quanh năm, rất thuận lợi cho nguồn nước tưới và thau chua rửa mặn cho các cánh đồng trong huyện, tiêu nước trong mùa mưa, tạo thuận lợi phát triển nông nghiệp. Mặt khác, lượng 10
- phù sa đổ ra biển hàng năm ở cửa sông tạo ra bãi bồi rộng lớn ven biển là thế mạnh cho phát triển nông-lâm-ngư nghiệp. Diện tích mặt nước ở ao, hồ, sông là nơi nuôi trồng thủy hải sản. Như vậy, có thể nói Thái Thụy là huyện có điều kiện tự nhiên khá điển hình và thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên do có sự phân hóa về khí hậu và chế độ thủy văn theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất kinh tế nông nghiệp của nhân dân địa phương. Mùa hè lượng mưa lớn, mực nước các sông lên cao trong khi các cửa sông đổ ra biển có độ dốc nhỏ, nước tiêu chậm, gây úng lụt cục bộ ở một số diện tích canh tác ở ngoài đê. Ảnh hưởng của nhiều trận bão trong năm gây thiệt hại đến đời sống, sản xuất. Mùa đông, lượng mưa ít, mực nước sông thấp, nước mặn theo thủy triều xâm lấn vào sâu trong nội địa gây ra tình trạng nhiễm mặn, khó khăn cho việc canh tác, sản xuất nông nghiệp. Do đó, Đảng bộ và các cấp lãnh đạo trong huyện cần có những chủ trương, chính sách và có những biện pháp cụ thể, hữu hiệu để khai thác tốt các điều kiện tự nhiên phục vụ đời sống sản xuất của nhân dân. Bên cạnh những tiềm năng về điều kiện tự nhiên, Thái Thụy còn là huyện có nguồn tài nguyên phong phú của vùng biển như: Thái Thụy có 1.552,3 ha rừng ngập mặn, tập trung ở các xã ven biển, rừng ở đây chủ yếu là rừng phi lao có tác dụng lớn trong phòng hộ đê biển, điều hoà khí hậu, thuận lợi cho việc lắng đọng phù sa và có giá trị lớn về cảnh quan môi trường, bảo tồn hệ sinh thái ngập nước ven biển. Đây là nơi thích hợp cho việc nuôi ong, nuôi trồng thủy hải sản và cũng là nơi có ý nghĩa quan trọng về mặt quốc phòng, an ninh. Không những thế, với đường bờ biển dài 27km và hàng chục nghìn km2 lãnh hải, có 3 cửa sông lớn hàng năm đổ ra biển một lượng phù sa lớn. Vùng biển Thái Thụy có một tiềm năng hải sản phong phú. Theo số liệu điều tra của Viện nghiên cứu Hải sản 1, trong vùng biển Thái Thụy có ít nhất 46 loài cá có giá trị kinh tế cao, 10 loài tôm, 5 loài mực, ....vv. Bãi biển ven cửa sông lớn, vùng nước lợ trong đê có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm, cua, 11
- cá, rong câu,.... đang được quan tâm phát triển. Tài nguyên biển có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện vì vậy cần có chính sách đầu tư, sử dụng, khai thác hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên này. Ngoài ra, ở huyện còn có mỏ dầu khí, hiện đang được thăm dò và khai thác tại xã Thụy Xuân, Thụy Trường; huyện cũng đang đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện lớn nhất miền bắc đó là nhà máy nhiệt điện Mỹ Lộc (đặt tại xã Mỹ Lộc), xây dựng cảng Trà lý để mở rộng giao lưu và buôn bán. Bên cạnh đó huyện còn có khu rừng sinh thái ngập mặn ven biển ở xã Thái Đô – Thái Thượng đây được coi là khu dự trữ sinh quyển thế giới là điều kiện vô cùng thuận lợi để huyện phát triển ngành du lịch. Là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi về điều kiên tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đây là ưu đãi, đồng thời cũng là thế mạnh để huyện phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng, tuy vậy cũng có không ít khó khăn và thách thức đòi hỏi huyện cần có những chủ trương, biện pháp thích hợp để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển kinh tế của huyện. Điều kiện kinh tế - xã hội Thái Thụy – một địa danh lịch sử đã có từ lâu đời, gắn liền với lịch sử của đất nước, để có tên gọi Thái Thụy ngày hôm nay là cả một quá trình thay đổi về tên tuổi và địa giới hành chính qua các triều đại trong lịch sử. Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công do yêu cầu xây dựng địa bàn hành chính cho phù hợp với sự chỉ đạo chung của nhà nước, từ năm 1946 đến trước năm 1969, huyện đã nhiều lần thay đổi về địa giới. Đến cuối năm 1969 huyện Thái Thụy đã ra đời trên cơ sở sự sáp nhập hai huyện Thái Ninh và Thụy Anh. Thái Thụy là miền đất giàu truyền thống yêu nước, trong 2 cuộc kháng chiến vĩ đại, Thái Thụy là hậu phương lớn, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến với khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”… Là quê hương anh hùng cách mạng như Nguyễn Đức Cảnh, Tạ Quốc Luật, Bùi Quang Thận, Nguyễn Bá Lại… Nơi đây còn được biết đến 12
- với truyền thống học hành khoa bảng đáng tự hào như: Phạm Công Thế (Phúc Khê – Thái Phúc ngày nay) là người khai khoa đầu tiên, đỗ tiến sĩ khoa Đinh Mùi đời Lê Dụ Tông; 2 anh em họ Quách (Phúc Khê – Thái Phúc) được xếp vào hạng 2 trong 18 người phò tá có công lao tài đức thời Lê Sơ… Dân số và nguồn nhân lực Thái Thụy là huyện đồng bằng ven biển cư dân sống tập trung trong huyện ngày một đông. Theo kết quả điều tra năm 2010, dân số trên toàn huyện Thái Thụy có 274.054 người. Mật độ trung bình là 1065 người/km2. Số hộ trên địa bàn là 73.206 hộ. Tỷ lệ sinh những năm gần đây bình quân 1,23%. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 0,65%. Số người trong độ tuổi lao động khoảng 125.000 người, trong đó lao động nông – lâm – ngư nghiệp chiếm trên 70% dân số của huyện [23; 1]. Với nguồn lao động dồi dào, dân số trẻ, đây là những lợi thế lớn về nguồn nhân lực cho phát triển của huyện. Người dân Thái Thụy cần cù, chịu khó có kinh nghiệm trong thâm canh, tăng vụ lại năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp thu và mạnh dạn áp dụng KH-KT vào sản xuất nông nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH. Tuy nhiên, nguồn lao động còn nhiều hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ thấp, phân công lao động giữa các ngành, các địa phương không hợp lý; mặt khác do tính chất thời vụ trong sản xuất nông nghiệp nên tình trạng thiếu việc làm là một sức ép lớn. Do vậy trong tương lai, để đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn thì việc đào tạo, nâng cao chất lượng lao động, phân bố lại lao động là điều cần thiết. Là huyện “đất chật người đông” cũng là một sức ép lớn đới với sản xuất nông nghiệp, diện tích đất theo đầu người thấp. Các ngành kinh tế khác còn kém phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh dẫn đến đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, gây khó khăn trong giải quyết việc làm, do nhu cầu về việc làm của người lao động ngày càng tăng dẫn đến lao động đi làm việc tự do ở các tỉnh ngày càng nhiều. Do vậy, vấn đề đặt ra làm thế nào để tăng năng suất, sản 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 177 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 202 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 147 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 168 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 149 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 198 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 175 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn