intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam Định) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2013

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam Định) từ năm 1997 đến năm 2013, đánh giá sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, từ đó rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn về vấn đề này

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam Định) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2013

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------- KHIẾU THỊ OANH ĐẢNG BỘ HUYỆN Ý YÊN (NAM ĐỊNH) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội, 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------- KHIẾU THỊ OANH ĐẢNG BỘ HUYỆN Ý YÊN (NAM ĐỊNH) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2013 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Lƣơng Diệu Hà Nội, 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Lương Diệu – Khoa Lịch sử - Trường ĐHKHXH&NV – Đại học Quốc gia Hà Nội. Các số liệu, tư liệu sử dụng trong luận văn đảm bảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2015 Học viên Khiếu Thị Oanh
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn đƣợc hoàn thành với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình nghiêm khắc của TS. Phạm Thị Lƣơng Diệu, cùng các thầy cô trong Khoa Lịch sử trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Em xin trân trọng cảm ơn cô cùng các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử đã dạy em trong những năm qua. Em cũng xin trân trọng cảm ơn các bác, các cô, các chú, các anh chị bên Phòng Nông nghiệp huyện Ý Yên, phòng Văn thƣ lƣu trữ tỉnh Nam Định, huyện Ý Yên, Huyện ủy Ý Yên và bác Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện Ý Yên – Nam Định đã tạo mọi điều kiện để em tìm hiểu thực tế địa phƣơng, cung cấp tài liệu giúp em hoàn thành Luận văn. Trong quá trình thực hiện Luận văn, do trình độ còn hạn chế, khả năng thu thập, phân tích tài liệu chƣa sâu sắc nên Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận đƣợc sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng các bạn học viên. Em xin trân trọng cảm ơn!
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN Ý YÊN (NAM ĐỊNH) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000 ..................................................... 11 1.1. Các yếu tố tác động đến chủ trƣơng phát triển nông nghiệp của Đảng bộ huyện Ý Yên ........................................................................ 11 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ý Yên.................. 11 1.1.2. Chủ trƣơng phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Đảng bộ tỉnh Nam Định........................................ 13 1.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Ý Yên trƣớc năm 1997 ....................................................................................... 15 1.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Ý Yên từ năm 1997 đến năm 2000 ................................ 18 1.2.1. Yêu cầu mới và chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Ý Yên ............... 18 1.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện từ năm 1997 đến năm 2000 .............. 23 Tiểu kết Chƣơng 1 ..................................................................................... 30 Chƣơng 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN Ý YÊN (NAM ĐỊNH) LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2013 ................................................................................... 31 2.1. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Ý Yên từ năm 2001 đến năm 2005 ............ 31 2.1.1. Yêu cầu mới và chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Ý Yên ............... 31 2.1.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện ........................................................... 36 2.2. Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Ý Yên từ năm 2006 đến năm 2013 .................................................................................................... 45 2.2.1.Yêu cầu mới và chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Ý Yên ................ 45 2.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện ........................................................... 51 Tiểu kết Chƣơng 2 ..................................................................................... 63
  6. Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ............................................ 65 3.1. Nhận xét .............................................................................................. 65 3.1.1. Ƣu điểm ......................................................................................... 65 3.1.2. Hạn chế.......................................................................................... 74 3.2. Những kinh nghiệm lịch sử ............................................................... 76 Tiểu kết Chƣơng 3 ..................................................................................... 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 87 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 96
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNH : Công nghiệp hóa HĐH : Hiện đại hóa HTX : Hợp tác xã VAC : Vƣờn – ao – chuồng XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa từ năm 1990 – 1996 ........... 15 Bảng 1.2: Giá trị sản xuất cây trồng, vật nuôi năm 1997 – 2000 ................... 28 Bảng 2.1: Diện tích cây trồng năm 2001-2005 ............................................... 39 Bảng 2.2: Diện tích và giá trị xuất khẩu của cây vụ Đông từ năm 2007- 2013 .... 54
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng vật nuôi để làm tƣ liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu tạo ra lƣơng thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế xã hội của hầu hết các quốc gia bởi nó là ngành sản xuất ra tƣ liệu tiêu dùng thiết yếu nhất cho con ngƣời nhƣ lƣơng thực, thực phẩm mà không một ngành sản xuất nào có thế thay thế. Đối với Việt Nam, nông nghiệp càng có vai trò vô cùng quan trọng bởi nó là ngành kinh tế trọng yếu đặt nền móng cho sự phát triển của đất nƣớc. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc đã luôn quan tâm đặc biệt đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp bằng việc đƣa ra các Nghị quyết có tính chất bƣớc ngoặt nhƣ: Chỉ thị số 100-CT/TW ngày 13/1/1981 của Ban Bí thƣ khóa IV về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp”; nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI về “đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” ban hành ngày 5-4-1988, hay gần đây nhất trong kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ phải: phát triển nông nghiệp toàn diện theo hƣớng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất. Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, thân thiện với môi trƣờng... [28; tr.195-196]. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng trong mọi hoàn cảnh, Đảng và Nhà nƣớc luôn quan tâm đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp và đặt nó ở vị trí quan trọng hàng đầu trong hệ thống các ngành kinh tế. Quán triệt theo tinh thần của Đảng, Nhà nƣớc, Đảng bộ tỉnh Nam Định nói chung và Đảng bộ huyện Ý Yên nói riêng đã và đang coi phát triển kinh tế nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, là sự nghiệp hàng đầu trong việc phát 1
  10. triển kinh tế toàn huyện. Trong những năm gần đây, Đảng bộ huyện Ý Yên sau khi quán triệt và vận dụng sáng tạo đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc vào phát triển kinh tế nông nghiệp đã đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ: kinh tế nông nghiệp phát triển khá toàn diện từ đó làm cho đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện hơn. Những thành tựu này đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện nói riêng và toàn tỉnh Nam Định nói chung. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng kinh tế nông nghiệp trong toàn huyện vẫn còn thấp, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế mà thiên nhiên đã ban tặng. Huyện còn gặp phải những khó khăn và đối mặt với những vấn đề nảy sinh nhƣ: tình trạng độc canh, diện tích đất nông nghiệp manh mún, trình độ dân trí còn thấp cản trở việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào trong sản xuất. Nguyên nhân của những thành tựa và yếu kém trên có phần xuất phát từ sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Với những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam Định) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2013” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ trƣớc đến nay, kinh tế nông nghiệp luôn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu liên quan đến kinh tế nông nghiệp. Để đạt đƣợc mục tiêu của mình các tác giả đã nghiên cứu, tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Qua quá trình tìm hiểu, khảo cứu, tôi chia thành hai nhóm sau: Nhóm 1: Các công trình, bài viết về nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp, tiêu biểu nhƣ: Nguyễn Văn Khánh (2001), Biến đổi cơ cấu ruộng đất và nông nghiệp ở vùng Châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Công trình đã khảo sát 4 địa phƣơng đại diện cho 4 loại hình phát triển kinh tế của nông thôn châu thổ sông Hồng trƣớc và sau khoán 10. Đó là: 2
  11. Mô Trạch - một làng thuần nông, chuyên canh cây trồng; Phụng Thƣợng - chuyển đổi cơ cấu vật nuôi và Hoàng Liệt dƣới sự tác động của quá trình đô thị hoá.Từ đó nêu tiềm năng và những biến đổi trong quan hệ ruộng đất cũng nhƣ cơ cấu kinh tế nông nghiệp của nông thôn đồng bằng sông Hồng; những bài học kinh nghiệm và hƣớng phát triển. Lê Quang Phi (2004), Đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Công trình nêu lên tầm quan trọng của CNH-HĐH trong nông nghiệp của Việt Nam, qua đó đƣa ra những biện pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hƣớng CNH-HĐH trong thời gian tới. Ngoài những công trình trên, còn có những công trình tiêu biểu khác đề cập đến kinh tế nông nghiệp nhƣ: Hồng Vinh (1998), CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Xuân Thảo (2004), Góp phần phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Đặng Kim Sơn (2001), CNH từ nông nghiệp: lý luận, thực tiễn và triển vọng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội; Tập thể tác giả: Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Viết Thông, Đặng Quốc Tuyến, Nguyễn Ngô Hải (2002), CNH – HĐH, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội; Lê Mạnh Hùng (1998), thực trạng CNH – HĐH nông thôn Việt Nam, Nxb Thống kê Hà Nội... Các công trình này đã cho thấy đƣợc tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp trong quá trình phát triển đất nƣớc và nhấn mạnh CNH-HĐH trong nông nghiệp là nhu cầu tất yếu và là nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nƣớc trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu, bài viết về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ các cấp, sự quản lý của Nhà nước về sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: - Đặng Kim Oanh (2011), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (1996-2006), Luận án TS Lịch sử Đảng, 3
  12. Trƣờng ĐHKHXH&NV. Luận án đã trình bày và phân tích quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng từ năm 1996 đến năm 2006. Trình bày quá trình chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2006 gắn với những kết quả cụ thể trong thời gian cụ thể. Đánh giá ƣu điểm và hạn chế của Đảng; bƣớc đầu đúc rút một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH. - Đặng Kim Oanh (2005), Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2003, Luận văn Th.S lịch sử Đảng, Trung tâm đào tào, bồi dƣỡng giảng viên lý luận chính trị. Luận văn đã nêu lên đƣợc cơ sở hình thành chủ chƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc. Hệ thống hoá các chủ trƣơng, chỉ đạo, giải pháp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phƣơng từ năm 1997 dến năm 2003. Khẳng định những thành tựu và nêu ra một số hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến năm 2003. Rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời gian 1997-2003. - Đào Thị Bích Hồng (2005), Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2003, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án trình bày quá trình Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu vận dụng chủ trƣơng của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn vào thực tiễn địa phƣơng, từ đó đƣa ra những đánh giá và bài học kinh nghiệm để vận dụng vào thực tế nhằm phát triển hơn nữa về nông nghiệp và nông thôn trong thời gian tới - Đào Thị Vân (2004), Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH giai đoạn 1997-2003, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn trình bày quá trình Đảng bộ Hƣng Yên vận dụng đƣờng lối của Đảng để lãnh đạo chuyển 4
  13. dịch cơ cấu kinh tế địa phƣơng từ 1997-2003, chỉ rõ thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của quá trình đó. Tổng kết một số kinh nghiệm trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Hƣng Yên làm cơ sở cho việc hoạch định công tác này trong thời gian tới. - Nguyễn Tuấn Thành (2009), Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn trong những năm 1997 – 2006, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng, Trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên lý luận Chính trị, Hà Nội. Luận văn khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cũng nhƣ chủ trƣơng xây dựng nông nghiệp, nông thôn của đảng bộ tỉnh Bắc Giang. Nghiên cứu quá trình chỉ đạo xây dựng nông nghiệp, nông thôn của Đảng bộ Bắc Giang theo hƣớng công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH). Phân tích, đánh giá kết quả phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh qua giai đoạn từ 1997-2000, từ 2001-2006. Nêu những mặt đạt đƣợc và những mặt còn hạn chế trong phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng CNH, HĐH. Bên cạnh đó đƣa ra một số bài học kinh nghiệp: nắm vững đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tế của tỉnh Bắc Giang để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn; phát huy ý tự lực, tự cƣờng, sáng tạo, huy động sức dân, dựa vào dân để tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; tập trung xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn; tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Đảng ở nông thôn để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp. Ngoài ra còn một số công trình khác nhƣ: - Bùi Quang Thọ (2010), Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 1995 – 2005, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. - Nguyễn Thị Năm (2009), Qúa trình thực hiện đường lối CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng ở tỉnh Hà Tây (1996 – 2000), Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội. 5
  14. - Đoàn Thị Minh Thuận (2010), Đảng bộ huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001-2010, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia HN), Hà Nội. - Tống Văn Chung (2011), Những nhân tố kinh tế xã hội tác động đến sự chuyển cư của cư dân nông thôn trong quá trình CNH, HĐH, Luận án Tiến sĩ Xã hội học, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội. Những luận văn, luận án trên đã nêu lên đƣợc sự lãnh đạo của Đảng đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp ở các địa phƣơng nhƣ: Thái Bình, Hà Tây (cũ), Thái Nguyên,... nhƣng chƣa có công trình nào đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Ý Yên đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2013. Mặc dù vậy nhƣng tất cả những công trình nghiên cứu trên đã là nguồn tài liệu tham khảo vô cùng quý báu để phục vụ cho tôi nghiên cứu đề tài. Cho đến nay, tƣ liệu viết về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Ý Yên không nhiều: có chăng chỉ là cuốn Lịch sử Đảng bộ Huyện Ý Yên (sơ thảo) năm 1995, những Báo cáo tổng kết hàng năm của Uỷ ban nhân dân huyện và các Báo cáo Chính trị của Đảng bộ huyện. Các công trình này chỉ đề cập một cách tổng quát về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp mà không đƣa ra một cách có hệ thống sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2013. Các công trình trong hai nhóm kể trên đã lại đem nhiều tƣ liệu cần thiết để tác giả có thể tham khảo, kế thừa... Song riêng về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Ý Yên trong phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2013 vẫn là chƣa đƣợc làm rõ, hy vọng với sự nỗ lực của tác giả sẽ bổ cứu đƣợc khoảng trống này. 6
  15. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ chủ trƣơng và sự chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam Định) từ năm 1997 đến năm 2013, đánh giá sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, từ đó rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn về vấn đề này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ: - Khái quát chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới. - Nêu cơ sở hình thành chủ trƣơng, chính sách của Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam Định) đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phƣơng. - Phân tích, luận giải làm rõ chủ trƣơng, giải pháp và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam Định) đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phƣơng từ năm 1997 đến năm 2013. - Dựng lại bức tranh phát triển của kinh tế nông nghiệp của huyện Ý Yên (Nam Định) dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện qua các giai đoạn: 1997-2000, 2001-2005, 2006-2013. - Đánh giá những ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam Định) đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phƣơng. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các chủ trƣơng, chính sách và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam Định) trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phƣơng từ năm 1997 đến năm 2013. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu sự lãnh đạo (bao gồm chủ trƣơng, chính sách và quá trình tổ chức thực hiện) của Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam Định) 7
  16. trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp theo ngành: trồng trọt và chăn nuôi. Cụ thể là công tác dồn điền đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Ngoài ra luận văn cũng đề cập đến vấn đề xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. - Về thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề từ năm 1997 đến năm 2013. Chọn mốc năm 1997 - vì Đảng bộ huyện Ý Yên bắt đầu quán triệt thực hiện chủ trƣơng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mốc kết thúc nghiên cứu là năm 2013 – năm có sự tổng kết đánh giá tròn 15 năm Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam Định) lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ này. - Về không gian: Luận văn nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam Định) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn 1 thị trấn và 31 xã trong huyện. 5. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế, kinh tế nông nghiệp. 5.2. Nguồn tư liệu Luận văn dựa vào các nguồn tài liệu cơ bản sau để nghiên cứu: - Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan đến vấn đề kinh tế, kinh tế nông nghiệp; - Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ và chính quyền huyện Ý Yên (Nam Định) trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp; - Các tài liệu của Cục Thống kê tỉnh Nam Định, Phòng Thống kê của huyện Ý Yên về vấn đề này từ năm 1997 đến năm 2013; - Ngoài ra, luận văn cũng tham khảo những công trình, bài viết có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 8
  17. 5.3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng hai phƣơng pháp nghiên cứu chính là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic, ngoài ra luận văn còn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp khác nhƣ phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điền dã... Các phƣơng pháp cụ thể đƣợc vận dụng phù hợp với yêu cầu của từng nội dung luận văn. 6. Đóng góp của Luận văn Luận văn có những đóng góp chính sau: - Khái quát chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ tỉnh Nam Định qua các văn kiện trong thời kỳ đổi mới, các yếu tố tác động và thực trạng kinh tế nông nghiệp ở huyện Ý Yên (Nam Định) trƣớc năm 1997. - Hệ thống hóa những chủ trƣơng, chính sách, biện pháp mà Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam Định) đã thực hiện để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp trong huyện từ năm 1997 đến năm 2013. - Dựng lại bức tranh phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Ý Yên (Nam Định) qua các giai đoạn: 1997-2000; 2001-2005; 2006-2013. - Đánh giá ƣu, nhƣợc điểm, nêu nguyên nhân và rút những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam Định) lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2013. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ và chính quyền huyện Ý Yên (Nam Định) tại các trƣờng Đảng, các trung tâm chính trị, các trƣờng phổ thông tại địa phƣơng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn đƣợc chia làm làm 3 chƣơng: 9
  18. Chương 1. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam Định) từ năm 1997 đến năm 2000 Chương 2. Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam Định) lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2013 Chương 3. Nhận xét và kinh nghiệm 10
  19. Chƣơng 1 CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN Ý YÊN (NAM ĐỊNH) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000 1.1. Các yếu tố tác động đến chủ trƣơng phát triển nông nghiệp của Đảng bộ huyện Ý Yên 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ý Yên Về điều kiện tự nhiên: Ý Yên là một huyện nằm ở phía Tây nam tỉnh Nam Định, phía Bắc giáp 2 huyện Bình Lục, Thanh Liêm; phía Đông Bắc giáp huyện Vụ Bản; phía Đông Nam giáp Nghĩa Hƣng, có sông Đào làm ranh giới tự nhiên; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình, lấy sông Đáy làm ranh giới. Toàn huyện có diện tích là: 241.235 km2, diện tích đất nông nghiệp bình quân một nhân khẩu là 735m2 [17, tr. 2]. Đất đai của huyện khá đa dạng, thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nặng, đất thịt trung bình và đất cát pha. Đây là một thuận lợi lớn cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nƣớc và nuôi trồng thuỷ sản. Ở vùng đất ven sông trong và ngoài đê có thể phát triển mạnh các loại cây công nghiệp nhƣ: đậu đỗ, lạc, … và các loại rau màu khác. Là huyện nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Hai con sông Đáy và sông Đào là nguồn cung cấp nƣớc chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hàng năm cũng bồi đắp lƣợng phù sa lớn cải thiện đất nông nghiệp cho một số xã trong huyện nhƣ: Yên Phúc, Yên Khang, Yên Lộc, Yên Trị,... Tuy nhiên, vào mùa lũ cộng với lƣợng mƣa hàng năm lớn từ 1.600 – 1.700mm phân bố không đều đã gây nên hiện tƣợng ngập úng làm thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp. 11
  20. Có thể nói Ý Yên là huyện có điều kiện tự nhiên khá điển hình thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, cho môi trƣờng sống của con ngƣời, sự phát triển của hệ sinh thái động thực vật. Do đó, Đảng bộ huyện cần có những chủ trƣơng, chính sách cụ thể hữu hiệu để một mặt hạn chế tới mức thấp nhất những tác động xấu của điều kiện tự nhiên và mặt khác phải khai thác hết những tiềm năng mà điều kiện tự nhiên mang lại. Có nhƣ thế kinh tế nông nghiệp mới có thể phát triển nhanh và toàn diện theo hƣớng CNH-HĐH. Về điều kiện kinh tế - xã hội: Ý Yên – một địa danh lịch sử có từ lâu đời, gắn bó với những biến cố lịch sử của đất nƣớc. Nhiều sự kiện lịch sử vẻ vang đã diễn ra trên đất Ý Yên đã đƣợc sử sách ghi lại lƣu truyền đến ngày nay. Ý Yên đƣợc biết đến là một huyện có dân số trẻ: số ngƣời trong độ tuổi lao động là 125.006 ngƣời, chiếm 51,16% dân số trong toàn huyện (226.631ngƣời), trong đó tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 73,32% [79, tr. 3]. Từ số liệu trên có thể khẳng định rằng ngƣời dân trong huyện vẫn rất gắn bó với nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn lao động của huyện phần lớn là lao động phổ thông. Cơ hội kiếm việc làm có thu nhập cao và điều kiện nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc còn nhiều bất cập. Chất lƣợng lao động nhìn chung còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển: tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ có (32%), tính kỷ luật, tác phong còn mang nặng ảnh hƣởng của một nền sản xuất nhỏ; cơ cấu lao động giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân còn bất hợp lý: số lao động làm việc trong ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp, trong khi đó số lao động trong ngành nông – lâm – thủy sản chiếm tỷ lệ rất cao. Ngoài việc canh tác lúa nƣớc, Ý Yên còn đƣợc biết đến với những làng nghề thủ công nghiệp nổi tiếng nhƣ: nghề mộc ở La Xuyên - Ý Yên, sơn mài ở Cát Đằng - Yên Tiến, nghề đúc đồng ở thị trấn Lâm, nghề gỗ thủ công mỹ nghệ ở Yên Ninh,… Mạng lƣới dịch vụ đƣợc hình thành và phát triển ở tất cả các xã, thị trấn, hệ thống cung ứng hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú. Đã bƣớc 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2