Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác đoàn và phong trào thanh niên từ năm 2001 đến năm 2008
lượt xem 12
download
Mục đích nghiên cứu: Làm rõ quá trình Đảng bộ Thành phố Hà Nội nhận thức, vận dụng chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo công tác đoàn và phong trào thanh niên ở địa bàn từ năm 2001 đến năm 2008, từ đó nêu lên những nhận xét và đúc rút một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo cho việc lãnh đạo công tác đoàn và phong trào thanh niên ở Hà Nội hiện nay. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác đoàn và phong trào thanh niên từ năm 2001 đến năm 2008
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *************** NGUYỄN THỊ HÒA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2008 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *************** NGUYỄN THỊ HÒA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2008 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 56 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lƣu Trần Luân Hà Nội - 2015
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................ 8 6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 8 Chƣơng 1. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2008 ......................................... 9 1.1. Tình hình công tác đoàn và phong trào thanh niên Hà Nội trƣớc năm 2001 ....................................................................................................... 9 1.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến tình hình thanh niên ................................................................................................... 9 1.1.2. Một vài nét về công tác đoàn và phong trào thanh niên thành phố trước năm 2001 ........................................................................................ 10 1.2. Đảng bộ thành phố Hà Nội quán triệt và cụ thể hóa chủ trƣơng của Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên từ năm 2001 đến năm 2008 ....................................................................... 16 1.2.1. Yêu cầu mới trong công tác đoàn và phong trào thanh niên Thủ đô những năm đầu thế kỷ XXI ....................................................................... 16 1.2.2. Quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác thanh niên.. 18 1.2.3. Quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội về công tác đoàn và phong trào thanh niên ................................................................ 28
- Chƣơng 2. CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN THỦ ĐÔ DƢỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2008 ......................................................................... 45 2.1. Công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng; công tác tuyên truyền ....... 46 2.1.1. Giáo dục truyền thống cách mạng, ý thức tự hào dân tộc ............. 46 2.1.2. Giáo dục chính trị, tư tưởng........................................................... 52 2.1.3. Nắm tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong thanh niên ............. 56 2.2. Phong trào “Xung kích tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” ......................................................................................... 58 2.2.1. Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế ............. 58 2.2.2. Xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng ............................. 61 2.2.3. Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ................................................................................................ 64 2.2.4. Xung kích lao động sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ ......... 70 2.2.5. Xung kích bảo vệ môi trường ......................................................... 74 2.3. Phong trào đồng hành cùng thanh niên ........................................... 76 2.3.1. Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp............................. 76 2.3.2. Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp, việc làm ................ 83 2.3.4. Đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã hội ........... 88 2.4 Công tác xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội ....................................... 92 2.4.1. Công tác đoàn viên ......................................................................... 93 2.4.2. Công tác chi đoàn và đoàn cơ sở ................................................... 94 2.4.3. Phát huy vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn Thanh niên thành phố đối với các tổ chức hội ............................................................................. 95 2.4.4. Công tác kiểm tra của Đoàn .......................................................... 98 2.5 Thanh niên tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; tham gia quản lý Nhà nƣớc................................................................................................. 99
- Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ĐÚC RÚT TỪ QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN (2001 - 2008) ...................... 102 3.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên từ năm 2001 đến năm 2008 ............... 102 3.1.1. Nhận xét về thành tựu................................................................... 102 3.1.2. Nhận xét về hạn chế ..................................................................... 108 3.2. Một số kinh nghiệm .......................................................................... 111 KẾT LUẬN .................................................................................................. 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 120
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thanh niên là lực lƣợng xã hội to lớn, quyết định tƣơng lai, vận mệnh dân tộc; là lực lƣợng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình. Song, do còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nên thanh niên cần đƣợc sự giúp đỡ, chăm lo của các thế hệ đi trƣớc và của toàn xã hội. Trong quá trình lãnh đạo đất nƣớc, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực lƣợng nòng cốt xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, công tác thanh niên là vấn đề sống còn, là bộ phận không thể tách rời công tác xây dựng Đảng. Việc xây dựng tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản cũng quan trọng nhƣ xây dựng tổ chức Đảng. Đồng thời, Đảng đề ra nhiều chủ trƣơng giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng, tổ chức thanh niên thành lực lƣợng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Trƣớc yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thanh niên đòi hỏi phải tăng cƣờng hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên, nhằm chăm lo, bồi dƣỡng và phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự quan tâm của Đảng đối với thế hệ trẻ đƣợc thể hiện trong các chủ trƣơng, chính sách đào tạo, bồi dƣỡng các thế hệ thanh niên trở thành ngƣời kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Thanh niên là lực lƣợng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành 1
- công hay không, đất nƣớc bƣớc vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bƣớc theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lƣợng thanh niên, vào việc bồi dƣỡng rèn luyện thế hệ thanh niên, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng” [49, tr.82]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4/2001) nêu rõ: “Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dƣỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [50, tr.126]. Nghị quyết 25-NQ/TW (ngày 25/7/2008) của Đảng xác định: “Thanh niên là rƣờng cột của nƣớc nhà, chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, là lực lƣợng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên đƣợc đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lƣợc bồi dƣỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con ngƣời. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nƣớc” [86, tr.118]. Thực tế, Đảng ta đã luôn quán triệt tới các cấp ủy về vấn đề tăng cƣờng chăm lo đến công tác thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên cống hiến, sáng tạo, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn của thời kỳ đổi mới. Quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành chung tay xây dựng lực lƣợng thanh niên đủ đức, đủ tài chung tay xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, giàu đẹp. Công tác đoàn và phong trào thanh niên đƣợc Đảng bộ thành phố xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lƣợc xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn 2
- hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nƣớc, đƣợc chỉ đạo sát sao, cụ thể bằng nhiều chỉ thị, nghị quyết, các chuyên đề hành động, thúc đẩy thế hệ trẻ Thủ đô tiếp nối truyền thống cách mạng quật cƣờng của cha anh. Do vậy, tìm hiểu sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội về công tác đoàn và phong trào thanh niên từ năm 2001 - 2008, nhằm tổng kết thực tiễn, từ đó rút ra những kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả lãnh đạo công tác thanh niên của Đảng bộ, đồng thời khẳng định một lần nữa vai trò của công tác thanh niên trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn. Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác đoàn và phong trào thanh niên từ năm 2001 đến năm 2008 làm luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Công tác thanh niên là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác vận động quần chúng của Đảng ta, có vai trò to lớn trong công tác xây dựng Đảng. Đảng lãnh đạo công tác đoàn và phong trào thanh niên là một yêu cầu khách quan trong mỗi thời kỳ lịch sử. Do vậy, vấn đề thanh niên, vấn đề lãnh đạo công tác đoàn và phong trào thanh niên đã đƣợc đề cập dƣới nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau. *Nhóm thứ nhất: nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về công tác thanh niên nói chung, tiêu biểu là các công trình: - Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào Thanh niên Việt Nam (1925 - 1999), Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2000. Nội dung công trình làm rõ quá trình hình thành, phát triển của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và những đóng góp của thanh niên trong tiến trình cách mạng Việt Nam dƣới sự lãnh đạo của Đảng từ năm 1925 - 1999. 3
- - Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - 70 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2001. Cuốn sách đề cập đến những tƣ tƣởng cơ bản của Hồ Chí Minh về công tác vận động thanh niên, những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác thanh niên; nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với việc giáo dục, đoàn kết, tập hợp thanh niên. - Trung ƣơng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Tổng quan về tình hình thanh niên, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi (1997 - 2002), Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2002. Cuốn sách đề cập đến tình hình thanh niên, các đối tƣợng thanh niên và công tác đoàn, phong trào thanh, thiếu niên cả nƣớc thời kỳ 1997 - 2002; đồng thời đƣa ra những dự báo về tình hình thanh niên và những giải pháp đẩy mạnh công tác đoàn và phong trào thanh, thiếu niên giai đoạn 2002 - 2007. - Trung ƣơng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi 2002- 2007, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2007. - Trần Văn Miều: Phong trào thanh niên với việc đào tạo nguồn nhân lực trẻ, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2001. Cuốn sách đề cập đến việc Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào việc phát động phong trào thanh niên và những nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. *Nhóm thứ hai: nhóm các tác phẩm, nghiên cứu về quan điểm của Hồ Chí Minh, chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và quá trình triển khai thực hiện, với các công trình tiêu biểu nhƣ: - Nguyễn Hữu Đức (chủ biên): Giáo dục rèn luyện thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003. Công trình đã làm rõ sự quan tâm của Chủ 4
- tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam với thanh niên và công tác thanh niên trong thời đại Hồ Chí Minh. - Văn Tùng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp công tác thanh thiếu nhi, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2003; Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2006. Nội dung hai cuốn sách đề cập chi tiết những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phƣơng pháp thanh thiếu nhi nói riêng, về thanh niên và công tác thanh niên nói chung. - Năm 2002, tác giả Tô Thành Phát đã bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ lịch sử, đề tài: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới từ 1991 - 2001. Nội dung luận văn góp phần làm rõ sự lãnh đạo của Đảng trong công tác thanh niên và trình bày một cách hệ thống những chƣơng trình hành động của thanh niên từ năm 1991 - 2001. - Năm 2007, tác giả Ngô Thị Khánh đã bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ lịch sử với đề tài: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác thanh niên từ năm 1986 đến năm 2006. - Năm 2008, tác giả Nguyễn Thị Khánh Ly đã bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ lịch sử, đề tài: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo công tác đoàn và phong trào thanh niên (2001 - 2007). Nội dung luận văn góp phần làm rõ quan điểm lãnh, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh với công tác thanh niên; thực trạng hoạt động công tác đoàn và phong trào thanh niên Hà Tĩnh từ năm 2001 đến năm 2007. * Nhóm thứ ba: nhóm các tác phẩm nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, về các lĩnh vực liên quan đến công tác Thanh niên Hà Nội, với các công trình tiêu biểu nhƣ: - Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội: Sơ thảo Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1975 - 2000), Nhà xuất bản Hà Nội, 2002. - Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội: Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1930 - 2000), Nhà xuất bản Hà Nội, 2004. 5
- - Nguyễn Thị Ngọc Vân (chủ biên), Hà Nội qua số liệu thống kê (1945 - 2010), Nxb Hà Nội, 2010. - Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội, Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội. - Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội, Chặng đường 72 năm của tuổi trẻ Thủ đô, Nhà xuất bản Hà Nội, 2002. - Luận văn Thạc sỹ của Tô Thành Phát, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới từ 1991 - 2001, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2002. - Luận văn Thạc sỹ của Hoàng Thu Hằng, Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma túy trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2008. Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều góc độ khác nhau cả về phƣơng diện lý luận và thực tiễn trong chỉ đạo và triển khai công tác thanh niên Việt Nam nói chung, ở địa phƣơng nói riêng. Đây là cơ sở để tác giả kế thừa tiếp tục nghiên cứu về công tác thanh niên, đồng thời gợi mở những hƣớng nghiên cứu mới. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách độc lập, có hệ thống về quá trình Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác đoàn và phong trào thanh niên trong thời gian cụ thể từ năm 2001 đến năm 2008. Vì thế, đề tài tác giả lựa chọn là vấn đề mới, không trùng lặp. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ quá trình Đảng bộ Thành phố Hà Nội nhận thức, vận dụng chủ trƣơng chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo công tác đoàn và phong trào thanh niên ở địa bàn từ năm 2001 đến năm 2008, từ đó nêu lên những nhận xét và đúc rút một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo cho việc lãnh đạo công tác đoàn và phong trào thanh niên ở Hà Nội hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
- - Khái quát bối cảnh lịch sử, những nhân tố tác động đến công tác đoàn và phong trào thanh niên ở Hà Nội. - Trình bày hệ thống các quan điểm, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo công tác đoàn và phong trào thanh niên từ năm 2001 đến năm 2008. - Phân tích chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ Hà Nội về công tác đoàn và phong trào thanh niên từ năm 2001 đến năm 2008. - Trình bày nội dung hoạt động, kết quả công tác đoàn và phong trào thanh niên Hà Nội từ năm 2001 - 2008. - Nhận xét và đúc rút một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ Thành phố lãnh đạo công tác đoàn và phong trào thanh niên từ năm 2001 đến năm 2008. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là hệ thống các chủ trƣơng, quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội về công tác đoàn và phong trào thanh niên; các chƣơng trình hành động và thực tiễn hoạt động trong công tác đoàn và phong trào thanh niên từ năm 2001 đến năm 2008. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu sự lãnh đạo (bao gồm chủ trƣơng, chính sách, chỉ đạo tổ chức, kết quả thực hiện) của Đảng bộ thành phố Hà Nội trong công tác đoàn và phong trào thanh niên, tập trung vào các nội dung cơ bản là: + Công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng; công tác tuyên truyền; + Phong trào “Xung kích tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”; + Các phong trào đồng hành với thanh niên; + Công tác xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội; 7
- + Thanh niên tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; tham gia quản lý Nhà nƣớc. - Về thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2008. - Về không gian: Tập trung nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ năm 2008, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do đó trong phạm vi luận văn, từ năm 2001 đến năm 2008 là nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội trƣớc khi mở rộng. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn đƣợc hoàn thành trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác thanh niên. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phƣơng pháp lôgic và phƣơng pháp lịch sử là hai phƣơng pháp chủ yếu đƣợc luận văn sử dụng trong quá trình nghiên cứu và trình bày, đồng thời kết hợp các phƣơng pháp khác nhƣ phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê để làm sáng tỏ nội dung của luận văn. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng nhƣ sau: Chương 1: Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội trong công tác đoàn và phong trào thanh niên từ năm 2001 đến năm 2008 Chương 2: Công tác đoàn và phong trào thanh niên Thủ đô dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội từ năm 2001 đến năm 2008 Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm đúc rút từ quá trình Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác đoàn và phong trào thanh niên (2001 - 2008) 8
- Chƣơng 1 CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2008 1.1. Tình hình công tác đoàn và phong trào thanh niên Hà Nội trƣớc năm 2001 1.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến tình hình thanh niên Hà Nội từ xa xƣa đã là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của đất nƣớc. Vị trí trung tâm của Hà Nội đối với cả nƣớc đƣợc tạo lập qua ngàn năm lịch sử. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng Hà Nội với tên gọi Thăng Long. Các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả nƣớc. Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dƣới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ phủ của 03 nƣớc Đông Dƣơng và đƣợc ngƣời Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Từ Cách mạng Tháng Tám 1945, Hà Nội là Thủ đô của nƣớc Việt Nam mới. Ngày 21/12/1978, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phƣợng, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây của tỉnh Hà Sơn Bình cùng 2 huyện Mê Linh, Sóc Sơn của tỉnh Vĩnh Phú. Dân số Hà Nội lên tới con số 2,5 triệu ngƣời. Ngày 12/8/1991, ranh giới Hà Nội đƣợc điều chỉnh, chuyển lại 5 huyện và 1 thị xã của Hà Sơn Bình từ năm 1978 về tỉnh Hà Tây và huyện Mê Linh đƣợc nhập về tỉnh Vĩnh Phú, Hà Nội còn lại 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với diện tích đất tự nhiên 924 km2. Ngày 29/5/2008, Quốc hội Việt Nam thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ ngày 9
- 01/8/2008. Theo đó, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình sáp nhập về Hà Nội. Từ diện tích gần 1.000 km² và dân số khoảng 3,4 triệu ngƣời, Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích 3.324,92 km² và dân số 6.232.940 ngƣời. Hiện nay, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính, gồm 12 quận, 17 huyện, 01 thị xã. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2 triệu ngƣời đang trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao, cơ cấu và chất lƣợng nguồn lao động chƣa dịch chuyển kịp theo yêu cầu cơ cấu kinh tế. Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng nhƣ sức hấp dẫn môi trƣờng đầu tƣ của thành phố còn thấp, chƣa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cƣ. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Vấn đề gia tăng dân số quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa thiếu quy hoạch tốt đã khiến Hà Nội trở nên chật chội, ô nhiễm và giao thông nội đô thƣờng xuyên ùn tắc, nhiều di sản kiến trúc đang dần biến mất, giữa các khu vực trong thành phố phát triển không đồng đều. 1.1.2. Một vài nét về công tác đoàn và phong trào thanh niên thành phố trước năm 2001 Thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980), triển khai chủ trƣơng của Trung ƣơng Đoàn và Chỉ thị, Nghị quyết của Thành ủy, thanh niên Hà Nội dƣới sự lãnh đạo của Thành đoàn hăng hái tham gia phong trào “Lao động sáng tạo, tình nguyện vượt mức kế hoạch”, “Ba xung kích làm chủ tập thể”. Nhiều cơ sở đoàn xung phong đảm nhận các công việc khó khăn; thành lập các ban khoa học kỹ thuật trẻ; mở triển lãm sáng kiến của thanh niên công nhân. Hàng nghìn thanh niên ngoại thành thi đua đăng ký vƣợt ngày công, vƣợt định mức lao động của hợp tác xã. Các Ban cán sự đoàn tiểu khu tích cực vận động thanh niên tham gia công trƣờng lao động xây dựng, kiến thiết 10
- thành phố. Hàng nghìn công trình thanh niên đã ra đời, thể hiện tinh thần hăng say lao động của tuổi trẻ Thủ đô. Không quản ngại khó khăn, hàng trăm đoàn viên, thanh niên các khu phố, các huyện tình nguyện tham gia xây dựng vùng kinh tế mới Lâm Đồng, khai thác than ở Quảng Ninh. Khi chiến tranh biên giới xảy ra, hàng nghìn đoàn viên, thanh niên hăng hái tham gia lực lƣợng vũ trang, luyện tập quân sự, xây dựng phòng tuyến. Những năm 1981 - 1983, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố đẩy mạnh phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể”, “Ba mũi tiến công chống tiêu cực” với những nội dung cụ thể, thiết thực, hình thức phong phú, bám sát những mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa của thành phố. Trong 3 năm (1981 - 1983), Đoàn Thanh niên đã đảm nhận 14.200 công trình thanh niên giải quyết việc mới, việc khó, phát huy 87.500 sáng kiến; 90% thanh niên nông thôn đăng ký phong trào “Nhận khoán, vượt khoán, bán nhiều sản phẩm”. Vai trò xung kích, nòng cốt trong lao động sản xuất, xây dựng lực lƣợng vũ trang, góp phần giữ gìn an ninh Thủ đô của thế hệ trẻ đƣợc biểu hiện đậm nét. Trƣởng thành từ các hoạt động thực tiễn, trong 3 năm, 14 vạn thanh niên đƣợc kết nạp Đoàn, 6.000 đoàn viên ƣu tú đƣợc kết nạp Đảng. Trong 2 năm (1984 - 1985), Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố tập trung phát triển các tổ đội thanh niên lao động xung kích. Hơn 60 đội với gần 1.226 đội viên xung kích đã tham gia công trình làm kè Chƣơng Dƣơng (1984). Thành đoàn thành lập Tổng đội thanh niên xung phong xây dựng Thủ đô với 5 xí nghiệp, công trƣờng trực thuộc (Xí nghiệp khai thác than, Xí nghiệp xây dựng thanh niên, Lâm trƣờng thanh niên Ba Vì, Mỏ than thanh niên liên kết với đơn vị 917 Tổng cục địa chất). Các xí nghiệp khai thác than thanh niên hoàn thành kế hoạch Nhà nƣớc, đã có 9.798 sáng kiến cải tiến kỹ thuật của thanh niên đƣợc áp dụng, 268 đề tài đƣợc lựa chọn tham gia hội thi “Hội thi tuổi trẻ sáng tạo” toàn quốc lần thứ nhất. 11
- Ngày 28-6-1987, Đại hội Đoàn Thanh niên thành phố lần thứ IX khai mạc. Đại hội đề ra những nhiệm vụ chủ yếu trong các năm 1987 - 1991 là: - Động viên thanh niên tham gia lao động, sáng tạo, thực hiện ba chƣơng trình kinh tế lớn của Đảng và hai nhiệm vụ cấp bách của thành phố; - Giáo dục lý tƣởng cách mạng và lập trƣờng giai cấp công nhân cho tuổi trẻ, giáo dục đạo đức và lối sống xã hội chủ nghĩa, xây dựng nếp sống văn minh, chống các tệ nạn xã hội trong thanh niên; - Tạo điều kiện cho thanh niên, thiếu nhi, tham gia vào việc củng cố tổ chức Đoàn, Đội, không ngừng xây dựng Đoàn vững mạnh. Tháng 11/1987, Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ V tổ chức tại Hà Nội. Đại hội chỉ rõ mục tiêu, phƣơng hƣớng công tác đoàn trong thời kỳ đổi mới là: Động viên tuổi trẻ cả nƣớc, tạo phong trào hành động cách mạng sôi nổi, rộng khắp, nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc - xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện ba chƣơng trình kinh tế lớn của Đảng với năng suất và chất lƣợng, hiệu quả cao nhất. Sau các đại hội quan trọng trên, Thành đoàn triển khai đƣa các nghị quyết của Đảng và Trung ƣơng Đoàn vào thực tiễn bằng nhiều đợt khảo sát cơ sở, tọa đàm và hội thảo, bàn những giải pháp hữu hiệu để tạo sự chuyển biến về chất trong công tác đoàn và phong trào thanh niên Thủ đô. Mặt khác, Thành đoàn cũng nghiêm túc đánh giá những mặt hạn chế của công tác đoàn thành phố để khắc phục. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác Hồ (19/5/1990), Thành đoàn phát động phong trào thi đua “Tuổi trẻ làm theo lời Bác”, đƣợc hàng vạn đoàn viên, thanh niên nhiệt liệt hƣởng ứng từ các cơ sở đoàn nội thành đến các cơ sở đoàn ngoại thành. Trong thanh niên công nhân, nhiều cơ sở đoàn chủ động, tích cực tham gia tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, tìm và giải quyết việc làm cho thanh niên, tham gia sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, 12
- tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm… Qua phong trào, nhiều tập thể và cá nhân giỏi đã xuất hiện. Trƣớc đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nƣớc, công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1991 - 2000), các hoạt động của đoàn viên, thanh niên cần phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về nội dung và hình thức, phù hợp với tình hình cách mạng mới. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố phát động các phong trào: “Xây dựng chi đoàn vững mạnh”, tổ chức các cuộc thi “Bí thư đoàn giỏi”, “Cán bộ đoàn giỏi”, “Chi đội trưởng giỏi”, “Phụ trách đoàn giỏi”… Thực hiện chủ trƣơng của Thành ủy, cơ quan Thành đoàn tiến hành sắp xếp, đổi mới tổ chức bộ máy, giảm từ 10 ban xuống còn 7 ban. Thành phố quyết định thành lập Hội sinh viên, Hội liên hiệp thanh niên để mở rộng tổ chức tập hợp, đoàn kết thanh niên Thủ đô. Qua hoạt động, các hội phát triển tốt, từng bƣớc khẳng định vị trí của mình trong thanh niên, sinh viên và trong xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu tổng kết những mô hình sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động của hai phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước”, tuổi trẻ Thủ đô phát triển lên tầm cao mới với phong trào “Thanh niên Hà Nội xung phong tình nguyện xây dựng, phát triển Thủ đô và đất nước”, chào mừng 990 năm Thăng Long - Hà Nội, chào thế kỷ mới, gọi tắt là phong trào “Thanh niên tình nguyện” do Ban Chấp hành Thành đoàn Hà Nội phát động. Tuổi trẻ Thủ đô với nhiệt huyết và sức trẻ kế tục và phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, góp phần vô cùng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Thủ đô. Năm 2000 là năm đặc biệt có ý nghĩa, đƣợc Đảng, Nhà nƣớc xác định là “Năm Thanh niên”, năm cả nƣớc kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội và các ngày lễ lớn của dân tộc, năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đại hội thi đua yêu nƣớc toàn quốc lần thứ VI. Năm 2000 cũng là năm tuổi trẻ Thủ đô 13
- hƣởng ứng lời kêu gọi, phát động của Trung ƣơng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Thanh niên tình nguyện” với khí thế mới, sáng tạo mới và quyết tâm mới. Tuổi trẻ Thủ đô với khí thế và nhiệt huyết cách mạng gửi Quyết tâm thư lên Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn, khẳng định niềm tin của tuổi trẻ, học sinh, sinh viên Thủ đô vào sự lãnh đạo của Đảng; đồng thời khẳng định: Tình nguyện, xông pha, sẵn sàng khắc phục khó khăn, phát huy sức trẻ và hoài bão cách mạng cùng với nhân dân và tuổi trẻ cả nƣớc quyết thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đƣợc Đảng, Nhà nƣớc giao cho, để năm 2000 giành thắng lợi to lớn và toàn diện. Từ quyết tâm đó, trên các lĩnh vực hoạt động của Đoàn thanh niên xuất hiện hàng ngàn công trình phần việc, đội hình thanh niên tình nguyện xung kích đảm nhận các khâu khó việc mới, các vấn đề bức xúc của xã hội; nhiều tài năng trẻ trên các lĩnh vực, các tấm gƣơng tình nguyện đi phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, dũng cảm quên mình bảo vệ tài sản nhân dân, truy bắt tội phạm bảo vệ cuộc sống bình yên xuất hiện. Đó là những việc làm thiết thực nối tiếp truyền thống của các thế hệ cha anh đi trƣớc. Đại bộ phận thanh niên luôn tin tƣởng vào đƣờng lối và sự lãnh đạo của Đảng, tích cực học tập, rèn luyện, phấn đấu và trƣởng thành. Thông qua phong trào thanh niên tình nguyện, vai trò, uy tín của đoàn viên đƣợc nâng lên. Tuy nhiên, tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma túy trong thanh, thiếu niên vẫn diễn biến hết sức phức tạp, vấn đề đời sống, việc làm, thu nhập còn nhiều khó khăn. Một bộ phận thanh, thiếu niên chậm tiến, thanh niên trong các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh và liên doanh với nƣớc ngoài, thanh niên tôn giáo chƣa đƣợc tập hợp, thu hút vào các hoạt động của Đoàn, Hội. Trƣớc những thời cơ thuận lợi và yêu cầu của Năm Thanh niên, Ban Thƣờng vụ Thành đoàn đã chủ động xây dựng chƣơng trình công tác, báo cáo và tham mƣu với Thƣờng vụ Thành ủy Hà Nội ban hành các văn bản nhằm 14
- tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quan tâm tạo điều kiện, phối hợp giúp đỡ của các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội đối với phong trào và các hoạt động của tuổi trẻ Thủ đô. Đặc biệt, Thành đoàn đã chủ động đề xuất với Thành ủy kế hoạch sơ kết Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khóa VII) về công tác thanh niên trong thời kỳ mới, chủ động tham mƣu với Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch tổ chức hoạt động Đội sinh viên tình nguyện làm công tác văn hóa - xã hội trên địa bàn dân cƣ và tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội; phối hợp với Sở Giao thông công chính đảm nhận công trình thanh niên tình nguyện trồng cây xanh ở hồ Yên Sở; làm việc với Ban chỉ đạo lao động công ích thành phố thống nhất tham mƣu với Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo chính quyền các cấp quan tâm tạo điều kiện cho tổ chức Đoàn đảm nhận, thực hiện các công trình, phần việc thanh niên tình nguyện… Nhờ đó, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu niên Thủ đô nhận đƣợc sự quan tâm lãnh đạo sâu sát hơn của các cấp ủy đảng; sự phối hợp tạo điều kiện thuận lợi của các cấp chính quyền và các sở, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội. Tổ chức Đoàn chủ động hơn, tích cực hơn trong việc tham mƣu đề xuất và tổ chức thực hiện sáng tạo 3 trọng tâm công tác và 4 nhiệm vụ cơ bản với những kết quả rất đáng khích lệ cả về nội dung và hình thức. Đảng bộ thành phố chỉ đạo Thành đoàn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động mạnh mẽ, khơi dậy sức mạnh thanh niên tiến công vào tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, thu hút đông đảo các cấp bộ đoàn, đoàn viên thanh niên thành phố tham gia, tạo ấn tƣợng tốt đẹp về lớp thanh niên Việt Nam thời kỳ mới. Có thể khẳng định, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tuổi trẻ Hà Nội tự hào phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc; truyền thống ngàn năm văn hiến anh hùng của Thủ đô; truyền thống xung kích cách mạng, dũng cảm, kiên cƣờng, năng động, sáng tạo của các thế hệ cha anh đi trƣớc; 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 240 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 181 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 204 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp trước thế kỉ XX
216 p | 165 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 149 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 170 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 153 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 188 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 153 | 36
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 207 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 153 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 177 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 138 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 178 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 138 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 68 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn