intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ Thị xã Móng Cái lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội từ năm 1991 đến năm 2006

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

26
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trình bày quá trình Đảng bộ Thị xã Móng Cái lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 1991 – 2006, đánh giá những kết quả đạt được, những bài học kinh nghiệm và những phương án giải pháp phát triển thị xã trong chặng đường mới. Nghiên cứu sự vận dụng sáng tạo của Đảng bộ thị xã Móng Cái trong việc thực hiện đường lối đổi mới của Trung ương, của tỉnh vào tình hình cụ thể của thị xã Móng Cái thời kỳ đổi mới. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ Thị xã Móng Cái lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội từ năm 1991 đến năm 2006

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐàO TạO BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ************************** Lê Hồ Hiếu Đảng bộ Thị xã Móng Cái lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội từ năm 1991 đến năm 2006 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà NộI – 2008
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐàO TạO BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ************************** Lê Hồ Hiếu Đảng bộ Thị xã Móng Cái lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội từ năm 1991 đến năm 2006 Chuyên ngành : Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Mã số : 60 22 56 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học : PGS,TS. Trình Mưu Hà NộI – 2008
  3. Quy ước chữ viết tắt Cnxh : Chủ nghĩa xã hội Cnh,hđh : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Dnnn : Doanh nghiệp nhà nước Fdi : đầu tư trực tiếp Htx : Hợp tác xã Gdp : Tổng sản phẩm trong nước Tnhh : Trách nhiệm hữu hạn NQ : Nghị quyết NQTW : Nghị quyết Trung ương NXB CTQG : Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ĐHKHXH&NV : Đại học Khoa học xã hội và nhân văn BCT : Bộ chính trị BBT : Ban bí thư BCH : Ban chấp hành BCHTW : Ban chấp hành Trung ương UBND : ủy ban Nhân dân
  4. Mục lục Trang Mở đầu…………………………………………………… 1 Chương 1. Đặc điểm tình hình thị xã Móng Cái và những yêu cầu đặt ra với sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã Móng Cái … 7 1.1. Đặc điểm tình hình thị xã Móng Cái……………………… 7 1.2. Những yêu cầu đặt ra đối với thị xã móng cái trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội…………………… 17 Chương 2. Chủ trương và quá trình tổ chức thực hiện phát triển kinh tế – xã hội của đảng bộ thị xã Móng Cái từ 1991 – 26 2006 2.1. Đảng bộ Thị xã Móng Cái lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội trong những năm 1991 – 1996………………………… 26 2.2. Đảng bộ Thị xã Móng Cái lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội theo hướng CNH, HĐH (1996 – 2006)………………… 38 Chương 3. Kết quả và kinh nghiệm về sự lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội của Đảng bộ Thị xã Móng Cái……………… 81 3.1. Thành tựu và hạn chế chủ yếu ………………………… 81 3.2. Một số kinh nghiệm của Đảng bộ thị xã Móng Cái trong lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội………………………… 93 Kết luận ………………………………………………… 99 Danh mục tài liệu tham khảo …………………………… 101 Phụ lục ………………………………………………… 107
  5. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã khẳng định: “Hai mươi năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị – xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp ” [8,tr.67-68]. Đó là thắng lợi mang tính bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển của đất nước trên con đường đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi đó thể hiện trên thực tế sự đóng góp tích cực của tất cả các Đảng bộ và nhân dân các địa phương trong cả nước, đã vận dụng đường lối đổi mới của Đảng một cách linh hoạt sáng tạo, góp phần đưa nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng. Hơn nữa, sự nghiệp đổi mới do Đảng đề xướng lại xuất phát từ sự đòi hỏi bức thiết ở cơ sở, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Vì lẽ đó mà khi đường lối đổi mới của Đảng ra đời đã được tất cả các địa phương, cơ sở chấp nhận một cách nhanh chóng, chỉ trong một thời gian ngắn đã phát huy hiệu quả và đi vào cuộc sống, tạo thành một phong trào cách mạng rộng lớn, sâu sắc.
  6. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn, chúng ta còn nhiều khó khăn, phức tạp, đất nước còn trong tình trạng một nước nghèo, kinh tế, khoa học kỹ thuật kém phát triển. ở nhiều địa phương đời sống của nhân dân còn rất thấp. Cơ chế, trình độ quản lý kinh tế – xã hội còn lỏng lẻo, những tiềm năng, thế mạnh của địa phương chưa được phát huy, đã ảnh hưởng trực tiếp đến công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm lịch sử ở các Đảng bộ huyện, thị trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng trên lĩnh vực kinh tế – xã hội giai đoạn 1986 – 2006 có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn. Đó là: khẳng định sự đúng đắn đường lối đổi mới của Đảng và những bài học kinh nghiệm quý báu của các Đảng bộ trong việc tổ chức, lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương. Do đó, việc thực hiện đề tài “Đảng bộ Thị xã Móng Cái lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội từ năm 1991 đến năm 2006” là rất cần thiết, xét trên cả phương diện khoa học cũng như phương diện thực tiễn góp phần nhìn nhận một cách có hệ thống chính sách phát triển kinh tế trong thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế của địa phương, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Tác giả luận văn mong muốn việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp một phần nhỏ vào ý nghĩa đó. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực kinh tế – xã hội trong thời kỳ đổi mới trên phạm vi cả nước hoặc của Đảng bộ các tỉnh, thành được đề cập đến khá nhiều trong các công trình khoa học, ngoài các bài nói, bài viết của các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước có tính chất định hướng còn có thể kể đến một số công trình như: TS. Vũ Hồng Tiến(2005), Một số vấn đề kinh tế – xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội; Phạm Xuân Nam(2001),
  7. “Đổi mới kinh tế – xã hội ở Việt Nam (1986-2000) – Một cái nhìn tổng quan”, Tạp chí Kinh tế và dự báo(11), tr.25; TS. Nguyễn Mạnh Hùng(2004), Kinh tế – xã hội Việt Nam hướng tới chất lượng tăng trưởng, Nxb Thống Kê, Hà Nội; Nguyễn Xuân Oánh(2001), Đổi mới - Vài nét lớn của một chính sách kinh tế Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh; Phạm Xuân Nam(1991), Đổi mới kinh tế – xã hội: thành tựu, vấn đề và giải pháp, Nxb Khoa học xã hội… Đây là các công trình đề cập tập trung, trực tiếp đến các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội trên cả nước với nhiều cách tiếp cận khác nhau như vấn đề chuyển dịch cơ chế quản lý, chuyển dịch cơ cấu, các vấn đề xã hội nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, khẳng định trong thực tế chủ trương của Đảng trong đổi mới là hoàn toàn đúng đắn. Ngoài ra, đã có không ít các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đã bảo vệ đề cập đến sự phát triển kinh tế – xã hội dưới góc độ khoa học kinh tế hoặc Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng ở phạm vi cả nước hoặc ở một địa phương cụ thể, như: Đào Trọng Độ(2007), “Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp (1986-2000)”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội; Nguyễn Thị Anh(2006), “Đảng bộ huyện An Dương (Hải Phòng) lãnh đạo phát triển kinh tế thời kỳ 1986 – 2005”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội; Lương Thị Yên(2005), “Đảng bộ Lục Yên (Yên Bái) lãnh đạo phát triển kinh tế thời kỳ đổi mới 1986 – 2004”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội; Ngô Thị Lan Phương(2007), “Quan hệ thương mại Việt – Trung trên địa bàn Quảng Ninh giai đoạn 1991 – 2005”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.
  8. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào tổng kết một cách có hệ thống và toàn diện quá trình Đảng bộ Thị xã Móng Cái lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn thị xã. Trong tình hình đó, luận văn sẽ là sự đóng góp nhỏ của tác giả nhằm làm rõ thêm, sáng tỏ hơn những chuyển biến trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới của tỉnh Quảng Ninh nói chung và Thị xã Móng Cái nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Trình bày quá trình Đảng bộ Thị xã Móng Cái lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 1991 – 2006, đánh giá những kết quả đạt được, những bài học kinh nghiệm và những phương án giải pháp phát triển thị xã trong chặng đường mới. Nghiên cứu sự vận dụng sáng tạo của Đảng bộ thị xã Móng Cái trong việc thực hiện đường lối đổi mới của Trung ương, của tỉnh vào tình hình cụ thể của thị xã Móng Cái thời kỳ đổi mới. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết ba nhiệm vụ sau: + Tình hình trong nước và thế giới tác động đến chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Quảng Ninh nói chung và Móng Cái nói riêng. + Làm sáng tỏ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Thị xã Móng Cái trong phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 1991 – 2006. + Tổng kết những bài học kinh nghiệm, đề xuất những phương án và giải pháp phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn tới. 4. Đối tượng và phạm vi của đề tài Đối tượng: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Thị xã Móng Cái trong lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương giai đoạn 1991 – 2006.
  9. Phạm vi nghiên cứu: Đảng bộ thị xã Móng Cái lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội là đề tài rộng nên luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã trong việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng để phát triển kinh tế địa phương, thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách với người có công, chính sách giáo dục đào tạo … giai đoạn 1991 – 2006. 5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu * Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế – xã hội, CNH,HĐH đất nước trong thời kỳ đổi mới. * Phương pháp nghiên cứu - Trên cơ sở phương pháp luận sử học mac – xit, phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phương pháp lịch sử, logic để làm rõ quá trình Đảng bộ địa phương lãnh đạo trên lĩnh vực kinh tế – xã hội . - Luận văn có sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, lập bảng để trình bày kết quả nghiên cứu làm rõ nội dung trên. * Nguồn tư liệu - Nguồn tài liệu thành văn: + Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội VI đến Đại hội IX. + Văn kiện của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ 1991 – 2006. + Văn kiện của Đảng bộ Thị xã Móng Cái từ 1991 – 2006. + Các báo cáo của HĐND và UBND Thị xã Móng Cái. + Niên giám thống kê hàng năm của TƯ và địa phương + Báo cáo của các cơ quan ban ngành trong tỉnh + Kết quả nghiên cứu của những công trình liên quan
  10. - Nguồn tài liệu khảo sát thực tế: bao gồm kết quả đã thu được qua điều tra xã hội học và điền dã thực tế. 6. Đóng góp của luận văn - Về khoa học: Luận văn đã hệ thống hóa quá trình nhận thức và tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng bộ Thị xã Móng Cái trong giai đoạn 1991 – 2006. Chỉ ra những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong thời gian qua để đẩy nhanh quá trình phát triển trong những năm tiếp theo. - Về thực tiễn: + Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về quá trình phát triển kinh tế – xã hội địa phương, góp phần cung cấp luận cứ khoa học để xây dựng các phương án phát triển kinh tế – xã hội của Đảng bộ Thị xã. + Khẳng định vai trò của Đảng bộ cơ sở trong khi quán triệt đường lối chủ trương, chính sách của Đảng thông qua việc làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội của Đảng bộ Thị xã đã tác động đến sự phát triển xã hội. + Những kinh nghiệm được rút ra góp phần quan trọng vào phương hướng phát triển kinh tế – xã hội của Thị xã Móng Cái trong giai đoạn tiếp theo. + Làm tư liệu tham khảo biên soạn lịch sử Đảng bộ Thị xã Móng Cái nói riêng và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nói chung. + Làm tư liệu tham khảo giảng dạy môn lịch sử trong vấn đề liên hệ lịch sử địa phương. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
  11. Chương 1: Đặc điểm tình hình thị xã Móng Cái và những yêu cầu đặt ra với sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã Móng Cái. Chương 2: Chủ trương và quá trình tổ chức thực hiện phát triển kinh tế – xã hội của đảng bộ thị xã Móng Cái từ 1991 – 2006. Chương 3: Kết quả và kinh nghiệm về sự lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội của Đảng bộ Thị xã Móng Cái.
  12. Chương 1 Đặc điểm tình hình thị xã Móng Cái và những yêu cầu đặt ra với sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã Móng Cái. 1.1. Đặc điểm tình hình thị xã Móng Cái. Múng Cỏi là thị xó địa đầu phớa Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, cũng là địa đầu phớa Đông Bắc Việt Nam, cú 70 km đường biờn giới trờn bộ tiếp giỏp với tỉnh Quảng Tõy, Trung Quốc. Phớa Đông giỏp Vịnh Bắc Bộ, phớa Tõy giỏp huyện Hải Hà, phớa Nam giỏp huyện Cụ Tụ và phớa Bắc giỏp biờn giới Việt Nam – Trung Quốc. Thị xó Múng Cỏi hiện nay cú diện tớch đất tự nhiờn là 518,278 km2, trải rộng từ 107o10’ đến 108o05’ kinh độ Đông và từ 21o10’ đến 21o40’ vĩ độ Bắc. 85% diện tớch của thị xó là đất liền, trong đó 71% diện tớch tự nhiờn là đồi và nỳi xen kẽ giữa cỏc thung lũng, sụng suối, bói biển, thấp dần từ bắc tới nam. Xó vựng cao Hải Sơn cú dóy Pan Nai với đỉnh cao nhất là 710 m. 15% diện tớch của thị xó là đảo đó tạo thành nhiều cửa đầm, vũng, bói, thuận lợi cho việc nuụi trồng và đánh bắt hải sản. Đảo Vĩnh Thực (3500 ha) là một dóy nỳi chạy dài gần 20 km từ đông sang tõy, cỏch đất liền trờn 2km tạo thành vịnh lớn, đỉnh cao nhất là 170m. Tổng dõn số thị xó năm 2006 là gần 8 vạn người gồm 5 dõn tộc anh em: Kinh, Dao, Tày, Sỏn Chay và Hoa. Mật độ dân số trung bỡnh đạt 154 người/km2. Về địa lý hành chớnh, theo sách “Khâm định Việt sử thông giám Cương mục” thỡ Múng Cỏi xa xưa được gọi là trấn Triều Dương. Đến đời Lý Thái Tổ năm Thuận Thiên thứ 14 được gọi là châu Vĩnh An. Đời hậu Lê năm Thuận Thiờn thứ 1 (1426) gọi là Yờn Bang. Thế kỷ thứ XVII gọi là chõu Vạn Ninh và thế kỷ thứ XVIII gọi là chõu Mang Nhai. Đến đầu thế kỷ XIX, thị xó Múng Cỏi bõy giờ gồm tổng Vạn Ninh, tổng Bỏt Trang và một phần tổng Hà Mụn thuộc chõu Vạn Ninh, phủ Hải
  13. Đụng, trấn An Quảng. Thỏng 6 – 1888, chõu Vạn Ninh chia thành ba chõu (Múng Cỏi, Hà Cối, Tiờn Yờn) của phủ Hải Ninh thuộc tỉnh Quảng Yờn. Thỏng 6 – 1906, thực dõn Phỏp tỏch phủ Hải Ninh khỏi tỉnh Quảng Yờn, thành lập tỉnh Hải Ninh gồm 3 chõu: Múng Cỏi, Hà Cối, Tiờn Yờn. Sau Cỏch mạng Thỏng Tỏm 1945, để phự hợp với việc lónh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chớnh phủ đối với cỏc địa phương, thỏng 10 – 1945 Chớnh phủ Việt Nam Dõn chủ Cộng hũa quyết định thành lập cỏc chiến khu. Theo đó, tỉnh Hải Ninh (gồm cả Múng Cỏi) là một trong bảy tỉnh thuộc Chiến khu 3 [27,tr.85]. Ngày 19-7-1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Nghị định tạm lập lại tỉnh Quảng Yờn và khu đặc biệt Hũn Gai [2,tr.160]. Khoảng cuối năm 1946, việc phõn định địa giới cỏc chiến khu được điều chỉnh lại: Tỉnh Quảng Yờn, tỉnh Hải Ninh và Đặc khu Hũn Gai tỏch khỏi Chiến khu 3 trực thuộc Chiến khu 12; cỏc Liờn khu ủy lónh đạo các chiến khu và các tỉnh, tổ chức Đảng Đặc khu Hũn Gai và hai tỉnh Quảng Yờn, Hải Ninh do Liờn khu ủy 12 lónh đạo.Đến thỏng 1 – 1950, cỏc tỉnh Quảng Yên, Hải Ninh và Đặc khu Hũn Gai thuộc Liờn khu Việt Bắc; tỉnh Hải Ninh lỳc này gồm 7 huyện: Múng Cỏi, Hà Cối, Đầm Hà, Tiên Yên, Bỡnh Liờu, Đỡnh Lập và Hải Chi. Trong khỏng chiến chống Phỏp, Múng Cỏi nằm trong vựng địch chiếm đóng, là thủ phủ của “xứ Nựng tự trị”. Hũa bỡnh lập lại, “ngày 01-02-1955, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 449-TTg về tái lập thị xó Múng Cỏi trực thuộc tỉnh Hải Ninh” [1,tr.56]. “Ngày 30-10-1963, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hũa khúa II, kỳ họp thứ 7 đó phờ chuẩn việc hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Quảng Ninh” [1,tr.160]. Ngày 2-7-1964, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 106-CP đổi thị xó Múng Cỏi thành thị trấn Múng Cỏi thuộc huyện Múng Cỏi.
  14. “Ngày 18-01-1979, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 22-CP đổi tên huyện Móng Cái thành huyện Hải Ninh” [1,tr.257]. Ngày 28-5-1991, Bộ trưởng – Trưởng ban Ban tổ chức Chính phủ ra Quyết định số 284/TCCP đổi tên thị trấn Hải Ninh thành thị trấn Móng Cái, thị trấn Móng Cái là huyện lỵ huyện Hải Ninh. Ngày 20-7-1998, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 52/1998/NĐ-CP tái lập thị xó Múng Cỏi (trờn cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Hải Ninh cũ) thuộc tỉnh Quảng Ninh bao gồm 5 phường: Hũa Lạc, Trần Phỳ, Ka Long, Ninh Dương, Trà Cổ và 11 xó: Quảng Nghĩa, Hải Tiến, Hải Đông, Hải Yên, Hải Hũa, Hải Xuõn, Vạn Ninh, Hải Sơn, Bỡnh Ngọc, Vĩnh Trung và Vĩnh Thực. Là một vùng đất biên giới nơi địa đầu của Tổ quốc, gắn với những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lónh thổ nờn Múng Cỏi cú bề dày truyền thống chống giặc ngoại xõm. Thị xó Múng Cỏi là địa bàn có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh, quốc phũng. Trải qua cỏc thời kỳ lịch sử của dõn tộc, tất cả lực lượng xâm lược nước ta đều coi Móng Cái là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu. Với vị trớ cửa ngừ tuyến đầu vùng Đông Bắc Tổ quốc, thị xó Múng Cỏi đó từng ghi dấu ấn nhiều chiến cụng giữ nước oanh liệt của dân tộc. Vào thế kỷ XI, Lý Thường Kiệt từ Móng Cái chủ động tiến công diệt giặc Tống ở châu Khâm, châu Liêm, người dân nơi đây đó tham gia vào đạo quân diệt giặc Tống. Thế kỷ thứ XIII, vào năm 1287 cánh quân thủy của quân Nguyên – Mông từ Khâm Châu tiến theo đường biển vào xâm lược nước ta khi đi qua cửa Vạn Ninh (Móng Cái) bị quan quân nhà Trần do Nhân đức hầu Trần Toàn chỉ huy, phục kích chặn đánh chiến thuyền của Ô Mó Nhi gõy cho địch thiệt hại nặng. Móng Cái cũn là căn cứ của nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại áp bức bóc lột của triều đỡnh phong kiến. Thế kỷ XVII, triều đỡnh Món Thanh cho
  15. quõn sang xõm lược nước ta, nhân dân các dân tộc Móng Cái đó nổi dậy tham gia phong trào Quang Lónh, Quang Khỏnh chiến đấu anh dũng, chống giặc ngoại xâm. Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta, ngay từ những ngày đầu nhân dân các dân tộc Móng Cái đó anh dũng đứng lên đánh Pháp. Các nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền đó gõy dựng ở Múng Cỏi một cơ sở của Việt Nam Quang phục hội. Múng Cỏi cũn là cửa ngừ ra nước ngoài hoạt động của nhiều chiến sĩ cách mạng. Ngày 17-7-1926, đồng chí Trần Phú cùng chín đồng chí khác đến Móng Cái và qua biên giới để liên lạc với tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Ngoài ra, cũn nhiều đồng chí khác trong ban lónh đạo Tâm tâm xó và Hội Việt Nam cỏch mạng Thanh niên như Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu… cũng được các cơ sở cách mạng của Móng Cái đưa đón ra nước ngoài tỡm đường cứu nước. Là thị xó được thiên nhiên ưu đói cú cả đồi núi và biển nên khí hậu của Móng Cái rất ôn hũa và dễ chịu. Múng Cỏi là vựng cú lượng mưa lớn so với bỡnh quõn cả nước, bỡnh quõn đạt 2.788mm, cao nhất là 4.110mm, mưa phần lớn tập trung vào tháng 7-8 hàng năm. Nhiệt độ trung bỡnh trong năm là 22 oC. Hệ thống sụng ngũi, hồ đập của Móng Cái rất phong phú. Móng Cái xưa vốn là nơi buôn bán trao đổi hàng hóa giữa người Trung Quốc với Việt Nam. Ngay từ đầu Công nguyên, con đường biển đi từ Khâm Châu (Quảng Tây – Trung Quốc) theo hướng Tây Nam vào Việt Nam xuyên qua tuyến đảo Quảng Ninh, từ châu Vĩnh An (Móng Cái) qua Vân Đồn, vịnh Hạ Long, vào cửa Bạch Đằng, lặng sóng kín gió, yên tĩnh như một con kênh trong đất liền nên sử cũ mệnh danh là Đông Kênh, là con đường giao thông ven biển lý tưởng. Lúc thuận gió đi một mạch từ Khâm Châu đến Vân Đồn chỉ mất 3 ngày. Đây chính là con đường mà thuyền buôn Trung Quốc mỗi khi
  16. vào nước ta buôn bán thường đi qua, cũng chính là con đường mà các đạo thủy quân phương Bắc như Nam Hán, Tống và Nguyên Mông đó tiến vào xõm lược nước ta những năm 938, 981, 1288. Di chỉ Thoi Giếng (xó Vạn Ninh) là một trong những di tích nổi tiếng thương cảng thời Trần. Vào thế kỷ XII, sau khi thành lập thương cảng Vân Đồn, vua Lý Anh Tụng lập bến Vạn Ninh (thuộc thôn Đông xó Vạn Ninh ngày nay). Bến này nhỏ hơn bến Vân Đồn nhưng là bến cảng đầu cầu, thuyền buôn nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) muốn vào Vân Đồn phải ghé qua Vạn Ninh. Vỡ vậy, Vạn Ninh sớm trở thành phố chợ đông vui, trên bến dưới thuyền. Từ đó, một số ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng khá phát triển và rất đa dạng. Xưa có nghề gốm với 16 lũ bỏt, 2 lũ chum. Cỏc mặt hàng gốm sứ Múng Cỏi nổi tiếng một thời, buụn bỏn khắp miền Bắc. Nghề dệt lụa thủ công và dệt vải khổ rộng (vải cạp xá), dệt màn, cơ khí, làm muối… Nghề đóng, sửa chữa tàu thuyền cánh dơi đi biển với đội thuyền vận tải hàng nghỡn tấn phương tiện đi khắp mọi miền đất nước. Trong kháng chiến chống Mỹ là một trong những lực lượng tham gia vận chuyển vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Với hệ thống đường giao thụng thủy bộ đa dạng. Về đường thủy, với 50km bờ biển, Móng Cái có cảng Vạn Gia có thể đón tàu trên 1 vạn tấn. Các cảng Thọ Xuân, Núi Dỏ, Cồn Rắn, bến Mũi Ngọc, Dân Tiến và hệ thống các cảng thủy nội địa dọc sông Ka Long đủ điều kiện để bốc xếp, vận chuyển hàng hóa. Tuyến tàu cao tốc cánh ngầm Móng Cái – Hạ Long, Móng Cái – Hải Phũng thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa nhanh chóng. Về đường bộ, quốc lộ 18A từ thành phố Hạ Long ra Móng Cái đó được trải nhựa. Hiện nay, Chính phủ phê duyệt dự án xây dựng đường cao tốc ven biển đoạn Vân Đồn – Móng Cái; quốc lộ 18A từ Hạ Long ra Móng Cái được tỉnh đầu tư mở rộng. Trong tương lai không xa, Móng Cái có đường sắt nối sang tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc. Vỡ vậy, Múng Cỏi là cửa ngừ giao thụng thủy bộ
  17. rất thuận lợi với cỏc tỉnh trong nước và khu vực, tạo ra thế mạnh của thị xó vựng biờn giới Đông Bắc Tổ quốc. Vị trớ thuận lợi nổi bật của Múng Cỏi là cú cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu tiểu ngạch Ka Long và các điểm thông quan Lục Lằm, Pũ Hốn… Múng Cỏi trở thành một cửa khẩu buụn bỏn hàng đầu của nước ta với thị trường Trung Quốc, giữ vai trũ quan trọng trong chiến lược hợp tác kinh tế khu vực, là đầu mối cung cấp các sản phẩm nguyên, nhiên liệu quan trọng như cao su, than đá… sang Trung Quốc. Móng Cái tiếp cận trực tiếp với thị trường rộng lớn phía Đông Nam Trung Quốc. Đây là một thị trường đông dân, có nhu cầu đa dạng và có nhiều trung tâm kinh tế lớn đang phát triển sôi động với nhịp độ rất nhanh. Chính sách mở cửa đó tạo cho Múng Cỏi trở thành một cửa khẩu quốc tế quan trọng của nước ta, đồng thời là cửa khẩu trung chuyển hàng hóa giữa nước ta, các nước ASEAN với Trung Quốc. Việc thông thương giữa Móng Cái với các tỉnh trong cả nước cũng như với các tỉnh duyên hải Nam Trung Quốc ngoài hệ thống đường bộ cũn cú đường biển và cảng biển, đây là một lợi thế mà các cửa khẩu biên giới phía Bắc không có. Đặc biệt cảng Vạn Gia nằm ở vị trí sát đường biên giới trên biển với Trung Quốc đó tạo ra thế thuận lợi lớn cho việc giao lưu buôn bán xuất nhập khẩu hàng hóa qua đường biển. Với tính chất đặc thù đó, từ khi mở cửa biên giới, Móng Cái thực sự trở thành đầu mối giao lưu quan trọng giữa nước ta với Trung Quốc và các nước trong khu vực nói chung, cũng như giữa tỉnh Quảng Ninh với tỉnh Quảng Tõy núi riờng. Vị trí đầu mối này có ý nghĩa chiến lược quan trọng, không chỉ tạo ra những điều kiện thuận lợi để mở mang phỏt triển kinh tế, phỏt triển quan hệ hợp tỏc giữa hai tỉnh và hai Nhà nước mà cũn là khu vực cạnh tranh kinh tế và cú vị trớ rất quan trọng về quốc phũng an ninh.
  18. Không những thế ngoài tiềm năng lớn về phát triển thương mại, Móng Cái cũn nhiều tiềm năng đa dạng có thể khai thác như: kinh tế biển, khai thác đất đai, tài nguyên khoáng sản để phát triển nông lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Về tài nguyên biển, Móng Cái có vùng ven biển rộng, nhiều ngư trường, bờ biển dài 50km có diện tích bói triều lớn, rất thuận lợi cho việc phỏt triển nghề khai thỏc và nuụi trồng thủy hải sản. Trữ lượng có khả năng khai thác từ 6 – 7 ngàn tấn/năm, nhưng hiện nay mức độ khai thỏc cũn thấp. Nếu được đầu tư phương tiện đánh bắt ngoài khơi và tổ chức nuôi thâm canh sản lượng thủy hải sản của Móng Cái có thể tăng lên gấp nhiều lần để cung cấp cho tiêu dùng và xuất khẩu. Về đất đai, thị xó Múng Cỏi cú nhiều tiềm năng về đất đai, khí hậu, nhân dân cần cù lao động với tổng diện tích đất trồng trọt trên địa bàn thị xó đạt 7000 ha với hơn 13.000 hộ nông nghiệp, gần 60.000 nhân khẩu chiếm 75% dân số. Với diện tớch 520Km2, dân số trên 8 vạn người, mật độ dân số trung bỡnh đạt 154 người/km2 thỡ tiềm năng về đất sản xuất cũn rất lớn. Thị xó Múng Cỏi cú địa hỡnh phớa bắc là đồi núi trung du, phía đông là đồng bằng và có địa hỡnh thoải dần ra biển, cú hệ thống hồ nước ngọt với trữ lượng nước rất lớn. Là một vùng đất gần biển, khí hậu khá ôn hoà so với các địa phương khác, Móng Cái là khu vực ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. Đây là những yếu tố rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế trang trại. Với tiềm năng về đất đai, khí hậu chúng ta có thể trồng nhiều loại cây có giá trị và cho năng suất cao, giúp nhân dân thoát khỏi đói nghèo và vươn lên làm giàu. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của lĩnh vực thương mại – du lịch – dịch vụ, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cũng không ngừng được quan tâm, tạo được sự chuyển biến tích cực về cơ cấu sản xuất và giá trị sản phẩm nông nghiệp.
  19. Về lõm nghiệp, thị xó Móng Cái là vùng núi biên giới nên được hưởng nhiều cơ chế tài chính hỗ trợ trồng rừng của các tổ chức phi Chính phủ (dự án 661, Việt Đức, dự án trồng rừng ngập mặn JAICA...). Trong những năm qua, do có các nguồn vốn hỗ trợ trên, Móng Cái đó trồng được hàng ngàn ha rừng phũng hộ đầu nguồn, rừng ngập mặn góp phần bảo vệ môi sinh, môi trường và tạo nên các vùng có cảnh quan đẹp có thể khai thác vào mục đích du lịch. Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho nhân dân đang phát huy rất hiệu quả việc phỏt triển kinh tế trang trại. Về nuôi trồng thủy sản, đây là một trong những tiềm năng, thế mạnh và đang được đầu tư toàn diện để nhanh chóng trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Thị xó. Thị xó Múng Cỏi cú 6 xó, phường tiếp giáp biển và vùng cửa sông với diện tích đất ngập nước hàng ngàn ha có tiềm năng, thế mạnh trong nuôi trồng thuỷ sản rất lớn, rất thích hợp cho việc nuôi các loài thuỷ sản giá trị kinh tế cao. Móng Cái có hệ thống sông Ka Long và sông Bắc Luân đổ ra biển theo 2 cửa sông khác nhau; có sự điều hoà giữa nước ngọt và nước mặn đó tạo một vựng nước lợ rất lớn. Đây là điều kiện lý tưởng để nuôi các loại thuỷ sản nước lợ mà không phải tạo hồ điều tiết nước ngọt như nhiều địa phương khác nên giảm chi phí đầu vào cho nhân dân. Trên vùng đất triều có diện tích rất lớn rừng ngập mặn lâu niên và diện tích rừng ngập mặn đang tiếp tục được trồng bổ sung và bảo vệ; hệ sinh thái vùng cửa sông ven biển rất phong phú, đa dạng và đặc trưng rất phù hợp cho việc nuôi các loài thuỷ sản giá trị cao: tôm, cua, cá song... Bên cạnh đó nhiều vùng ven biển rất thích hợp nuôi các loại cá lồng có giá trị cao (khu vực đảo Vĩnh Trung, Vĩnh Thực) song chưa khai thác được. Môi trường nước cũn tương đối sạch, chưa bị ô nhiễm nên việc nuôi trồng thuỷ sản cũng cú nhiều thuận lợi.
  20. Nhu cầu thị trường sản phẩm thuỷ sản trong và ngoài nước lớn, đặc biệt là trong tiến trỡnh hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay. Đây là thời cơ vận hội kích cầu nền sản xuất ngư nghiệp của Thị xó Múng Cỏi phỏt triển. Bên cạnh đó, Móng Cái tiếp giáp với vùng biển có rất nhiều tiềm năng về thuỷ sản, rất thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt xa bờ. Trước tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất ngư nghiệp, nhu cầu của thị trường tại chỗ và thị trường xuất khẩu, trong những năm gần đây phong trào nuụi trồng thuỷ sản trong nhõn dõn phỏt triển mạnh mẽ cả về quy mụ và chủng loại nuụi. Về khoáng sản, tuy trữ lượng không lớn nhưng có nhiều loại như: Đất sét, cao lanh làm sành sứ, gạch ngói, đá hoa cương ở Lộc Phủ, Titan ở Bỡnh Ngọc, Trà Cổ, cỏt đá sỏi phân bố ở nhiều nơi có khả năng khai thác phục vụ phát triển một số ngành công nghiệp. Về du lịch và nhân văn, Móng Cái được thiên nhiên ưu đói với nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, cú bề dày lịch sử và nền văn hoá đặc thù của địa phương, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho ngành du lịch, dịch vụ du lịch của Móng Cái phát triển: khu du lịch Trà Cổ - Bỡnh Ngọc, bói cỏt trắng rộng, thoải, mụi trường trong lành, hệ sinh thái đa dạng cũn khỏ hoang sơ rất thích hợp để phỏt triển du lịch biển. Hiện nay bói tắm Trà Cổ được đánh giá là một bói tắm đẹp trong cả nước; có đảo Vĩnh Trung - Vĩnh Thực với tiềm năng du lịch biển chưa được khai thác; có diện tích rất lớn hệ thống rừng ngập mặn, rừng phũng hộ đầu nguồn, các hồ, đập có cảnh quan rất đẹp như: Tràng Vinh, Quất Đông... rất thích hợp để phát triển du lịch sinh thái. Trên địa bàn Thị xó cũn nhiều chựa triền: ở phường Trà Cổ cũn cú ngụi đỡnh lớn khởi dựng năm 1550, một công trỡnh kiến trỳc và điêu khắc tiêu biểu cho nghệ thuật thời Lờ cũn khỏ nguyờn vẹn, đỡnh Trà Cổ đó được Bộ văn hoá xếp hạng (Quyết định số 15 VH/ ngày 13/3/1974). éầu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2