intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ Thị xã Sơn Tây (Hà Tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

41
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn là tìm hiểu sự lãnh đạo, những chủ trương của Đảng bộ Thị xã Sơn Tây về kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008. Bên cạnh đó đưa ra một số ý kiến đánh giá những thành tựu, hạn chế của Đảng bộ Thị xã Sơn Tây trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ Thị xã Sơn Tây (Hà Tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *********** TRẦN THỊ THU HẰNG ĐẢNG BỘ THỊ XÃ SƠN TÂY (TỈNH HÀ TÂY) LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (1996- 2008) Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60.22.03.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. LÊ MẬU HÃN Hà Nội – 2014
  2. LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội. Có được bản luận văn tốt nghiệp này, cùng với sự nỗ lực của bản thân. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.Lê Mậu Hãn người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ và chỉ bảo những kiến thức về chuyên môn thiết thực, những chỉ dẫn khoa học quí báu trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Đảng bộ Thị xã Sơn Tây (Hà Tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1996- 2008”. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thị ủy Sơn Tây, Phòng Thống kê Thị xã Sơn Tây, Phòng Kinh tế Thị xã Sơn Tây….và các cơ quan liên quan, các cá nhân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi thu thập số liệu cũng như những tài liệu cần thiết liên quan tới đề tài. Cuối cùng, một lần nữa một lần nữa xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, các đơn vị và cá nhân đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2014 Học viên Trần Thị Thu Hằng
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. Lê Mậu Hãn và chưa được bảo vệ bất cứ một học vị nào. Những thông tin, số liệu trong luận văn đảm bảo tính chính xác, trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2014 Học viên Trần Thị Thu Hằng
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 7 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................. 8 6. Đóng góp của luận văn ........................................................................... 9 7. Kết cấu của luận văn............................................................................... 9 Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ SƠN TÂY LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (1996- 2000) ................................................................................ 10 1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của Thị xã Sơn Tây . 10 1.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên ........................................................ 10 1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................... 17 1.2 Tình hình kinh tế nông nghiệp của Thị xã Sơn Tây trƣớc năm 1996 ..... 23 1.3 Đảng bộ Thị xã Sơn Tây lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2000 ......................................................................... 32 1.3.1 Đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ trương của Đảng bộ Tỉnh Hà Tây .............. 32 1.3.2 Quá trình lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ Thị xã Sơn Tây (1996- 2000) .................................................. 44 Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ SƠN TÂY LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (2001- 2008) ................................................................................ 58 2.1 Đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ Tỉnh Hà Tây về phát triển kinh tế nông nghiệp .................................... 58 2.1.1 Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam ..................................... 58 2.1.2 Chủ trương của Đảng bộ Tỉnh Hà Tây......................................... 64
  5. 2.2 Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp của Thị xã Sơn Tây (2001- 1008) ............................................... 68 2.2.1 Chủ trương của Đảng bộ Thị xã Sơn Tây ..................................... 68 2.2.2 Quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH ........................................................................................... 72 CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU . 93 3.1 Một số nhận xét................................................................................. 93 3.1.1 Thành tựu .................................................................................... 93 3.1.2 Hạn chế ..................................................................................... 104 3.2 Bài học kinh nghiệm ....................................................................... 107 3.2.1 Nghiêm túc, vận dụng đúng đắn, sáng tạo, kịp thời các quan điểm chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng và của Tỉnh ủy Hà Tây, trên cơ sở nắm chắc tình hình của Thị xã, hợp với lòng dân và được nhân dân hưởng ứng............................................................................................ 107 3.2.2 Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chọn, tạo giống cây con phù hợp với từng vùng sinh thái ................................... 109 3.2.3 Phát huy ý thức tự lực, tự cường, sáng tạo, huy động sức dân, dựa vào dân để tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. ................. 110 3.2.4 Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng ở nông thôn để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp. ................................................................ 112 KẾT LUẬN ............................................................................................... 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 117 PHỤ LỤC.................................................................................................. 125
  6. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Viết đủ 1 BCH Ban Chấp hành 2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3 ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam 4 HĐND Hội đồng nhân dân 5 HTX Hợp tác xã 6 KHCN Khoa học công nghệ 7 Nxb Nhà xuất bản 8 TW Trung ương 9 UBND Ủy ban nhân dân 10 XHCN Xã hội chủ nghĩa
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam hình thành và phát triển từ một nền văn minh nông nghiệp lúa nước cổ truyền. Là một quốc gia có truyền thống nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay, đại bộ phận dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn. Một quốc gia với nền văn minh nông nghiệp đặc trưng. Vì vậy nông nghiệp luôn được coi là mặt trận kinh tế hàng đầu và được ưu tiên phát triển. Nông nghiệp và nông thôn là những yếu tố đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Để có nền kinh tế phát triển cao, cơ sở vất chất kỹ thuật tiên tiến và hiện đại, Đảng ta khẳng định tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quy luật khách quan và yêu cầu cấp bách của sự nghiệp cách mạng. Song, vấn đề cơ bản quyết định cho thành công là xác định bước đi đúng đắn và phù hợp. Với nguồn lao động dồi dào, tiềm năng trong nông nghiệp, nông thôn và nông dân còn rất lớn. Đây là điều kiện có sẵn, là lợi thế cơ bản của đất nước cần được khơi dậy và phát huy, thúc đẩy sản xuất phát triển. Đảng và Nhà nước ta nhất quán khẳng định, nông nghiệp- nông dân- nông thôn giữ vị trí chiến lược cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy, tại Đại hội lần thứ VIII (1996) Đảng ta chủ trương “coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn” [31; 442] và “phát triển nông nghiệp toàn diện hướng vào đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống” [31; 498] và đồng thời thực hiện “chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp có hiệu quả” [31; 498]. Đến Đại hội lần thứ X Đảng ta xác định “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc 1
  8. biệt quan trọng. Phải luôn luôn coi trọng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng xuất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và tạo điều kiện từng bước hình thành nên nông nghiệp sạch” [33]. Với một đất nước có gần 80% dân số là nông dân và sản phẩm nông nghiệp vẫn chiếm gần 40% GDP thì nông nghiệp được coi là một cơ sở quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Thực tế trong những năm qua cũng như suốt chiều dài của lịch sử cho thấy tầm quan trọng của nền nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Nông nghiệp sản xuất ra nông sản thiết yếu để duy trì cuộc sống của đại bộ phận dân cư, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và hàng hóa để xuất khẩu; còn nông thôn là nơi cung cấp nguồn lao động chủ yếu cho các ngành kinh tế quốc dân. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn không chỉ tạo ra nguồn thu nhập cho đại bộ phận dân cư, mà còn góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nước. Đặc biệt, đối với một nước đi lên từ nông nghiệp như Việt Nam thì phát triển nông nghiệp và nông thôn còn là cơ sở quan trọng để đảm bảo ổn định chính trị xã hội. phát triển kinh tế bền vững và tăng cường quốc phòng an ninh. Thị xã Sơn Tây là một vùng đất cổ, “địa linh nhân kiệt”, là trung tâm văn hóa xứ Đoài, có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, mang đậm bản sắc vùng và dấu ăn văn hóa truyền thống dân tộc, là nơi trưởng thành cùng với tiến trình phát triển của lịch sử đất nước và của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thị xã Sơn Tây là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của Tỉnh Sơn Tây trước đây, với tổng diện tích là 113,46 ha, dân số khoảng 18 vạn người (không kể lực lượng quân đội và học sinh, sinh viên đang theo học ở các trường Đại học, Cao đẳng và trung cấp trên địa bàn), trong đó có 60,5% số người sống ở khu vực nông thôn. Diện tích sản xuất nông nghiệp có 5.059,8 ha với lực lượng lao động nông nghiệp 21.686 người, chiếm 34,42% 2
  9. lực lượng lao động toàn Thị xã. Đây là nơi được coi là trung tâm kinh tế, văn hóa khu vực Tây Bắc của tỉnh Hà Tây trước đây và nay là thủ đô Hà Nội. Thị xã Sơn Tây thuộc vùng trung du, trong đó 3/4 là diện tích đồi gò, nối liền với vùng núi huyện Ba Vì, trải dài thoai thoải từ Tây Bắc đến Đông Nam khu vực phụ cận núi Tản Viên đến sông Tích là đất đồi gò, khu vực từ nội thị đến đê sông Hồng là vùng đồng bằng tương đối màu mỡ do thường xuyên được phù xa bồi đắp, ở đây nổi lên những quả đồi cao, thấp xen kẽ nhau tạo ra những đường đi uốn lượn được hình thành một cách tự nhiên. Với vị trí chiến lược, Thị xã Sơn Tây có điều kiện thuận lợi cho việc mở mang, phát triển kinh tế như: phát triển kinh tế công thương nghiệp, đẩy mạnh phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị. Với tình hình trên, Đảng bộ Thị xã Sơn Tây đã nỗ lực và sáng suốt lãnh đạo phát triển kinh tế, trọng tâm là phát triển nông nghiệp nhằm ổn định tình hình kinh tế trong giai đoạn đầu đổi mới, và tiếp tục lãnh đạo quá trình phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Nhờ đó từng bước ổn định tình hình kinh tế xã hội và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tìm hiểu quá trình Đảng bộ Thị xã Sơn Tây lãnh đạo kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH là một trong những vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm tổng kết lại sự lãnh đạo của Đảng bộ Thị xã trong việc vận dụng chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn địa phương. Qua đó, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ; đồng thời từ đó đúc kết những bài học kinh nghiệm cho giai đoạn mới. Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Đảng bộ Thị xã Sơn Tây (Hà Tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008” làm luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Là một người con, sinh ra và lớn lên ở mảnh đất quê hương Sơn Tây, khi nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn có những đóng góp nhỏ vào việc 3
  10. phát triển kinh tế của Thị xã- một vấn đề chiến lược và rất quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn. 2. Lịch sử nghiên cứu Nông nghiệp là một hoạt động sản xuất mang tính chất cơ bản. Ở nước ta, Nghị quyết từ Đại hội Đảng lần thứ III (1960) đến Đại hội Đảng lần thứ X (2006) đều quan tâm, chú trọng tới phát triển kinh tế, tạo nền tảng, điều kiện cho sự phát triển đất nước, trong đó có kinh tế nông nghiệp và có nhiều Nghị quyết chuyên đề về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, đề tài về nông nghiệp đã có nhiều tác phẩm nghiên cứu của các tác giả, nhiều bài viết trên các tạp chí… đã góp phần cung cấp lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp, nông thôn như: * Với các công trình nghiên cứu chung: Các bài nghiên cứu, các đề tài… đã đề cập tới việc phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau, như bài viết: - Hồng Vinh (1998), Công nghiêp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp: lý luận, thực tiễn và triển vọng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. - PGS.TS Nguyễn Văn Khánh (2001), Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng Châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - T.s Lê Quang Phi (2004), Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Xuân Thảo (2004), Góp phần phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Qua các công trình của các tác giả từ những cách tiếp cận khác nhau đều đề cập đến việc phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt là kinh tế nông nghiệp, đề cập đến sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong các chương 4
  11. trình, đề án phát triển nông nghiệp, đồng thời đưa ra các giải pháp thích hợp để kinh tế nông nghiệp phát triển trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và nông dân. * Ngoài ra còn có những luận văn, luận án của các học viên cao học, nghiên cứu sinh lấy đề tài kinh tế nông nghiệp làm đề tài nghiên cứu: - Đào Thị Vân (2004): “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1997 – 2003”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Phạm Thị Thu Hiền (2010), Chuyển đổi ngành nghề trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa, Luận văn Thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Đại học Kinh tế. - Tạ Thị Phương Thúy (2013), Giải quyết việc làm cho nông dân huyện Phù Ninh- Tỉnh Phú Thọ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. - Tống Văn Chung (2011), Những nhân tố kinh tế xã hội tác động đến sự chuyển cư của cư dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ Xã hội học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. - Đặng Kim Oanh (2010), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1996- 2006, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Qua các đề tài này, các tác giả cũng đã nghiên cứu vấn đề kinh tế nông nghiệp qua việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, giải quyết việc làm, các điều kiện tác động tới kinh tế nông nghiệp và đời sống nông dân…Từ đó, đưa ra các giải pháp cụ thể để phát triển kinh tế nông nghiệp. Các công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp rất đa dạng và phong phú, trên nhiều lĩnh vực cho thấy tầm quan trọng, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn đối với nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, hiện nay chưa 5
  12. có một công trình khoa học nào nghiên cứu sâu, toàn diện về kinh tế nông nghiệp ở Thị xã Sơn Tây, nhất là dưới góc độ Lịch sử Đảng. Nhưng các công trình kể trên là những tài liệu quý, để tôi có thể tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn của mình. * Tại Thị xã Sơn Tây cũng có một số công trình, sách báo liên quan đến vấn đề này: Cuốn“Lịch sử Đảng bộ Thị xã Sơn Tây 1930 - 1995” xuất bản năm 1999 và “Các kỳ Đại hội Đảng bộ Thị xã Sơn Tây” xuất bản năm 2010 đã giới thiệu và khái quát về quá trình xây dựng, phát triển đi lên của Thị xã. Ngoài ra còn các báo cáo tổng kết hàng năm của HĐND, UBND Thị xã Sơn Tây, các báo cáo của các sở, ban, ngành đặc biệt là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thị xã Sơn Tây (nay là Phòng Kinh tế Thị xã Sơn Tây) Những công trình và những báo cáo trên về Thị xã Sơn Tây cũng đã nêu lên một vài khía cạnh hoặc khái quát được tình hình kinh tế xã hội của Thị xã. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu riêng và trình bày một cách tổng quát, hệ thống và chuyên sâu về vấn đề phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã Sơn Tây trong một giai đoạn cụ thể và vai trò của Đảng trong quá trình đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Đề tài luận văn bước đầu giải quyết một số vấn đề sau: - Tìm hiểu sự lãnh đạo, những chủ trương của Đảng bộ Thị xã Sơn Tây về kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008. Bên cạnh đó đưa ra một số ý kiến đánh giá những thành tựu, hạn chế của Đảng bộ Thị xã Sơn Tây trong phát triển kinh tế nông nghiệp. - Bước đầu rút ra những bài học kinh nghiệm của Đảng bộ Thị xã Sơn Tây trong quá trình lãnh đạo kinh tế nông nghiệp (1996- 2008), đồng thời từ đó đề ra hướng phát triển cho kinh tế nông nghiệp giai đoạn sau. 6
  13. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp của Thị xã Sơn Tây; khái quát về kinh tế nông nghiệp của Thị xã trước năm 1996. - Trình bày khái quát các đường lối, chủ trương của ĐCSVN và Đảng bộ Tỉnh Hà Tây về kinh tế nông nghiệp. - Mô tả quá trình Đảng bộ Thị xã Sơn Tây vận dụng chủ trương của Nhà nước và Đảng bộ Tỉnh Hà Tây để chỉ đạo thực hiện kinh tế nông nghiệp từ 1996- 2008. - Qua đó đánh giá kết quả đạt được, đồng thời cũng rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo thực hiện kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ Thị xã. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Là các chủ trương, quá trình chỉ đạo thực hiện đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ Thị xã Sơn Tây, sự phát triển kinh tế nông nghiệp của Thị xã từ 1996- 2008. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Các thuận lợi cũng như những khó khăn của Thị xã Sơn Tây trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp Các chủ trương, biện pháp chỉ đạo thực hiện và kết quả đạt được trong kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ Thị xã Sơn Tây từ 1996- 2008. - Thời gian: Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Thị xã Sơn Tây về kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã từ 1996- 2008. - Không gian: Nghiên cứu sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ Thị xã Sơn Tây về kinh tế nông nghiệp của Thị xã. 7
  14. 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Nguồn tư liệu Để hoàn thành luận văn của mình tôi đã sử dụng nguồn tư liệu chủ yếu: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc của ĐCSVN, Hồ Chí Minh toàn tập, các văn kiện, Nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ Tỉnh Hà Tây và của Thị xã Sơn Tây trong những năm 1996- 2008, các báo cáo kinh tế của Phòng Kinh tế Thị xã Sơn Tây, các báo cáo tổng hợp của UBND Thị xã Sơn Tây và một số tư liệu trong lịch sử Đảng bộ Thị xã Sơn Tây. Đây là nguồn tư liệu cơ bản để thực hiện đề tài này và những tài liệu đó được khai thác bằng nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là tại Phòng Lưu Trữ của Thị ủy Sơn Tây, UBND Thị xã Sơn Tây, Phòng Kinh tế Thị xã, Thư viện Thị xã, Phòng Thống kê Thị xã và Thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các công trình nghiên cứu khoa học, các luận văn, luận án, các bài nói, bài viết của các nhà khoa học, các lãnh đạo Đảng và Nhà nước xung quanh lĩnh vực kinh tế nông nghiệp. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx- Lênin để xem xét, đánh giá các sự kiện, hiện tượng của kinh tế nông nghiệp ở Thị xã Sơn Tây. Đây được coi là cơ sở lý luận của luận văn. Bên cạnh đó, có phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp hai phương pháp đó. Các khía cạnh, các vấn đề có liên quan tới kinh tế nông nghiệp ở địa phương được trình bày theo trật tự thời gian, đồng thời được đặt trong mối quan hệ có tính hệ thống, tức là nghiên cứu những nét đặc thù của Thị xã Sơn Tây trong bối cảnh phát triển kinh tế chung của cả nước. Thêm vào đó, luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu để có thể đưa ra những kết quả xác đáng nhất nhằm góp phần làm sáng tỏ một giai đoạn kinh tế ở địa phương. 8
  15. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn nhằm hệ thống hóa các chủ trương, chính sách của Đảng bộ Tỉnh Hà Tây về kinh tế nông nghiệp và cách thức mà Đảng bộ Thị xã Sơn Tây lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp. Tổng kết, đúc rút những kinh nghiệm Đảng bộ Thị xã lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008. Bên cạnh đó, luận văn phần nào là nguồn tư liệu tham khảo để viết lịch sử địa phương, ngoài ra còn phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy lịch sử tại các trường Đảng, các trung tâm chính trị và các trường phổ thông địa phương. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Đảng bộ Thị xã Sơn Tây lãnh đạo kinh tế nông nghiệp (1996- 2000). Chương 2: Đảng bộ Thị xã Sơn Tây lãnh đạo kinh tế nông nghiệp (2001- 2008). Chương 3: Nhận xét chung và một số kinh nghiệm chủ yếu 9
  16. Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ SƠN TÂY LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (1996- 2000) 1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của Thị xã Sơn Tây 1.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên Sơn Tây là vùng đất cổ, “địa linh nhân kiệt”, là trung tâm văn hóa xứ Đoài, nơi có bề dày và chiều sâu văn hóa, mang đậm bản sắc vùng và dấu ấn văn hóa truyền thống của dân tộc, nơi đây trưởng thành cùng với tiến trình phát triển của lịch sử đất nước và của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Vị trí địa lý Thị xã Sơn Tây có vị trí thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hôi nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng. Đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của Tỉnh Hà Tây trước đây. Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, nằm trên tọa độ từ 210 01’22’’ đến 21010’20’’ vĩ độ Bắc và từ 105024’52’’ – 105032’14’’ kinh độ Đông, cách trung tâm Hà Nội 42 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 32. Ranh giới giáp với các đơn vị hành chính: Phía Bắc giáp với tính Vĩnh Phúc qua sông Hồng. Phía Đông giáp với huyện Phúc Thọ và huyện Thạch Thất Phía Nam giáp với huyện Phúc Thọ Phía Tây giáp với huyện Ba Vì. Tổng diện tích tự nhiên (2010) là 11.345,85 ha (trong đó diện tích đất tự nhiên khu vực nông thôn là 92,44km2, chiếm 81,48% diện tích tự nhiên toàn thị xã); dân số khoảng 18 vạn người (trong đó có khoảng 5 vạn quân nhân các đơn vị quân đội, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề). 10
  17. Thị xã Sơn Tây hiện có 15 đơn vị hành chính gồm 9 phường và 6 xã (trong đó có 6 phường và 6 xã còn sản xuất nông nghiệp): Ngô Quyền, Quang Trung, Sơn Lộc, Xuân Khanh, Phú Thịnh, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm, Trung Hưng; 6 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông. Với 143 thôn, tổ dân phố; ngoài ra còn có 53 cơ quan, đơn vị doanh nghiệp, bệnh viện, trường học Trung ương, Thành phố Hà Nội và 32 đơn vị, doanh nghiệp, bệnh viện trên địa bàn Thị xã. Thị xã có vị trí thuận lợi là đầu mối giao thông và giao lưu thương mại ở cửa ngõ phía Tây thành phố, có các đường giao thông thủy, bộ quan trọng chạy qua như: tuyến đường thủy chạy dọc theo sông Hồng lên các tỉnh vùng Tây Bắc; đường quốc lộ 21 nối liền với đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 32; cầu Vĩnh Thịnh nối giữa hai tỉnh Vĩnh Phúc với Thị xã Sơn Tây (hoàn thành 6/2014). Đặc biệt, trong tương lai khi các tuyến đường trọng điểm của thành phố được xây dựng và nâng cấp như: đường trục Hồ Tây- Ba Vì, trục phát triển Sơn Tây- Thạch Thất- Quốc Oai- Xuân Mai- Miếu Môn, đường vành đai V liên kết các đô thị xung quanh Hà Nội, cộng thêm các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật của Thành phố được đầu tư, khu đô thị Hòa Lạc được hình thành sẽ thúc đẩy quá trình đô thị hóa kéo theo sự chuyển biến toàn diện về kinh tế xã hội của Thị xã. Nằm sát với Sơn Tây là khu công nghệ cao và khu đô thị Hòa Lạc, khu trường Đại học Quốc gia. Mặt khác, Sơn Tây còn thuộc khu vực định hướng phát triển văn hóa- nghệ thuật, vui chơi giải trí, dịch vụ cao cấp phía Tây thủ đô Hà Nội, nên Sơn Tây trở thành đô thị loại III, do đó, có điều kiện phát huy tối đa nội lực của mình và tranh thủ được sự tác động từ các nguồn vốn đầu tư bên ngoài. - Khí hậu: Điều kiện khí hậu ở khu vực Sơn Tây thuận lợi cho sự phát triển theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi do địa hình khu vực chia thành các 11
  18. dạng khác nhau (đồng bằng và chuyển tiếp) nên đã tạo ra nhiều vùng khí hậu thích hợp cho phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp. Thị xã Sơn Tây mang đặc điểm chung của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa và nóng vào mùa hè, khô và lạnh vào mùa đông; ngoài ra còn mang thêm khí hậu của cùng trung du bán sơn địa mát mẻ nên thuận tiện cho các cây ưa lạnh phát triển, thích hợp cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng và tạo ra các khu nghỉ dưỡng, các khu du lịch sinh thái khá tốt. Một năm chia làm hai mùa rõ rệt mùa nóng ẩm và mùa khô hanh. Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 5- tháng 10 hàng năm; mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11- tháng 4 năm sau. Giữa hai mùa nóng ẩm và khô hanh có các thời kỳ xen kẽ chuyển tiếp khí hậu vào cuối mùa tạo ra thời tiết đặc trưng gồm 4 mùa xuân- hạ- thu – đông. Nhiệt độ không khí trung bình là 22,30C; mùa nóng nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 390 – 400C nhưng sáng và chiều mát mẻ; mùa hanh khô nhiệt độ thấp nhất có thể xuống đến 30 – 40C, trời giá rét, khô hạn và có nhiều sương muối. Lượng mưa trung bình năm 1.830 mm. Mưa nhiều nhất vào tháng 7-8- 9, trong các tháng này lượng mưa đạt 822,8mm, độ ẩm tương đối cao nhất trung bình năm đạt 84%, độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình năm là 66%. Hướng gió chủ đạo trong năm là gió Đông Nam (vào mùa nóng ẩm mang theo nhiều hơi nước từ biển vào gây nên những trận mưa rào lớn kèm theo gió bão) và gió Đông Bắc (vào mùa lạnh gây lạnh và khô hanh ở những tháng 12- tháng 2 năm sau, sau đó lại gây mưa phùn lạnh và ẩm ướt + sương mù sương giá). Do vậy, khí hậu khu vực này tương đối khắc nghiệt tuy có gây khó khăn nhất định cho cuộc sống con người nhưng cũng chính nhờ đó tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng. - Địa hình: 12
  19. Thị xã Sơn Tây là vùng có địa hình trung du đa dạng với 3/4 diện tích là đồi gò có: vùng đất đồi thấp, vùng đất bãi ven sông, vùng đồng bằng và vũng trũng thấp hay bị úng ngập khi mưa. Đất đai khá đồng nhất về tính chất lý, hóa học. Địa hình dốc dần từ Bắc xuống Nam theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, được chia làm 2 dạng địa hình: + Dạng bán sơn địa: gồm các xã: Thanh Mỹ, Kim Sơn, Cổ Đông, Sơn Đông; phường Xuân Khanh, Trung Sơn Trầm có diện tích 7.867,63 ha (69,33% diện tích tự nhiên toàn Thị xã). + Vùng đồng bằng: các xã, phường còn lại, diện tích tự nhiên chiếm 30,67% tổng diện tích toàn Thị xã, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 41,86% diện tích tự nhiên toàn vùng; phần còn lại là đất phi nông nghiệp. - Thủy văn: Trên địa bàn Thị xã có 3 sông lớn chảy qua là sông Hồng chảy theo hướng Bắc- Nam qua Thị xã với chiều dài 5,6km, rộng 1000m; sông Tích bắt nguồn từ núi Tản Viên thuộc dãy Ba Vì chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam chiều dài 10km, rộng trung bình 50m và sông Hang, ngoài ra còn nhiều hồ chứa lớn như: hồ Xuân Khanh, hồ Đồng Mô, hơn 20 hồ lớn nhỏ khác và hệ thống kênh mương tưới tiêu thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra, trữ lượng nước ngầm cũng khá, gồm 2 tầng trữ nước là nước lỗ hổng và khe nứt có thể cung cấp khi nước bề mặt hiếm vào mùa khô. - Đất đai: Tổng diện tích tự nhiên toàn Thị xã là 113,46ha, diện tích tự nhiên khu vực nông thôn là 92,44km2 chiếm 81,43% diện tích tự nhiên toàn Thị xã. Gồm các loại đất: Đất phù sa được bồi đắp hàng năm (Pb): Diện tích 50 ha chiếm 0,44% diện tích tự nhiên toàn Thị xã; phân bố ở các xã, phường: Đường Lâm, Viên Sơn, Phú Thịnh. Đây là loại đất tốt, độ phì thực tế cao, thích hợp với phần lớn các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày: đỗ, lạc… 13
  20. Đất phù sa không được bồi đắp (P): diện tích 588 ha chiếm 5,18% tổng diện tích tự nhiên toàn Thị xã. Phân bố ở địa nhìn trung bình phía trong đê, tập trung ở: Đường Lâm, Viên Sơn, Phú Thịnh và Trung Hưng. Trên loại đất này, phần lớn diện tích đã được khai thác trồng lúa nước 2 vụ, 1 phần diện tích trồng các loại cây trồng cạn ngắn ngày: ngô, khoai lang, đậu…. Đất phù sa glây (Pg): diện tích 598ha chiếm 5,27% diện tích tự nhiên toàn Thị xã. Phân bố những nơi địa hình thấp, khó thoát nước; tập trung ở các xã, phường: Trung Hưng và Trung Sơn Trầm. Hiện tại, phần lớn diện tích loại đất này được khai thác trồng lúa nước 2 vụ, để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong trồng lúa trên loại đất này cần bổ sung lân và vôi để làm giảm độ chua cho đất. Đất phù sa úng nước (Pj): diện tích 374 ha chiếm 3,3% diện tích tự nhiên toàn Thị xã, phân bố chủ yếu ở: Trung Hưng. Do phần lớn diện tích loại đất này ở địa hình trũng rất khó tiêu thoát nước về mùa mưa, thường bị ngập sâu nên hiện tại chỉ khai thác trồng được 1 vụ lúa đông xuân là chính. Những nơi có khả năng tiêu thoát nước khá hơn thì có thể trồng 2 vụ lúa/năm, nhưng khả năng cho thu hoạch 1 vụ mùa khá bấp bênh. Một số diện tích, nông dân ứng dụng thành công công thức 1 lúa- 1 cá. Để sử dụng có hiệu quả loại đất này, tùy theo tình hình của từng xã, phường có thể trồng 1 vụ lúa và thả cá vụ mùa hoặc chuyển toàn bộ diện tích đất này sang hình thức nuôi trồng thủy sản. Đất bạc màu trên phù sa cổ (B): diện tích 588 ha chiếm 5,18% diện tích tự nhiên toàn Thị xã, phân bố ở các dạng địa hình cao thuộc phường Trung Hưng và xã Thanh Mỹ. Hiện tại trên loại đất này đang được khai thác trồng chủ yếu các loại cây rau, màu, khoai lang, lạc. Tuy vậy, do dễ làm đất nên khả năng tăng vụ cao dẫn đến lượng phân bón trên loại đất này cũng tăng theo, nếu biết thâm canh tốt cũng có thể cho hiệu quả sử dụng đất cao hơn các loại khác. Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): diện tích 570 ha chiếm 5,02% diện tích tự nhiên toàn Thị xã, loại đất này tập trung ở xã: Thanh Mỹ, Sơn Đông và Cổ 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2