Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển NNL từ năm 1997 đến năm 2009
lượt xem 7
download
Kết cấu của Luận văn gồm phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 chương: Chương 1 - Đảng bộ tỉnh Hải Dương chú trọng phát triển NNL trong những năm 1997- 2000; Chương 2 - Đảng bộ tỉnh Hải Dương tăng cường lãnh đạo phát triển NNL trong những năm 2001- 2009; Chương 3 - Một số nhận xét và giải pháp. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Luận văn này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển NNL từ năm 1997 đến năm 2009
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế kỉ XXI - thế kỉ được diễn đạt bằng hàng loạt những khái niệm mới như kỷ nguyên công nghệ thông tin, nền kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hoá… Dù dưới bất cứ khái niệm nào, đặc trưng nổi bật nhất vẫn là sự nổi lên vai trò và vị thế của con người. Con người đã và đang khẳng định mình là nhân vật trung tâm của lịch sử theo cả hai nghĩa chủ thể và mục đích hành động. Phát triển con người là mục tiêu cuối cùng, là đỉnh cao nhất trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, đồng thời là động lực quyết định của sự phát triển ấy. Việt Nam đang bước vào thời kì mới của sự phát triển, thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, từng bước hội nhập với cộng đồng quốc tế. Mục tiêu của sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta là tạo ra một bước phát triển nhanh chóng, cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Muốn vậy cần tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. Trong đó, đặc biệt coi trọng năng lực nội sinh, nâng cao chất lượng nguồn lực con người - nhân tố quyết định cho sự phát triển nhanh và bền vững. Trên cơ sở nhận thức một cách sâu sắc vị trí, vai trò và ý nghĩa chiến lược của việc xây dựng và phát triển NNL trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta, Đảng ta rất quan tâm đến việc phát huy yếu tố con người. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ con người, NNL là nhân tố quyết định sự phát triển trong thời kì CNH, HĐH. Nâng cao chất lượng NNL cả thể lực, trí lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống để phát huy tính tích cực xã hội của nhân dân, khơi dậy nhân tố con người xã hội chủ nghĩa là khâu quan trọng hàng đầu đối với xã hội nước ta hiện nay. Hải Dương là một tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách Thủ đô Hà Nội 57km, là điểm trung chuyển giữa Thành phố cảng Hải 1
- Phòng và Hà Nội. Với vị trí địa lí thuận lợi đó, Hải Dương có nhiều tiềm năng và thế mạnh cho phát triển KTXH. Tuy nhiên những điều kiện khách quan đó có được khai thác và sử dụng hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào nhân tố chủ quan là nguồn lực con người Hải Dương. Xác định rõ tầm quan trọng của NNL, ngay từ Đại hội Đảng bộ đầu tiên sau ngày tái lập, Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã rất chú trọng đến phát triển NNL, coi đây là một trong những định hướng lớn của chiến lược phát triển KTXH. Công tác phát triển NNL đã được triển khai rộng khắp và đạt những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, nhiều vấn đề đang đặt ra đối với công tác phát triển NNL đòi hỏi phải có sự tổng kết quá trình Đảng bộ Hải Dương lãnh đạo thực hiện phát triển NNL nhằm đánh giá một cách khách quan những thành tựu, hạn chế đồng thời đúc kết những kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện chủ trương, giải pháp chỉ đạo thực hiện phát triển NNL nói riêng và phát triển KTXH nói chung. Với những lí do đó, tôi đã chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển NNL từ năm 1997 đến năm 2009” làm Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Một trong những vấn đề nổi cộm đầu thế kỉ XXI được thế giới quan tâm là vấn đề NNL. Ở nước ta, phát triển NNL cũng được Đảng, Nhà nước, nhiều cơ quan, cán bộ nghiên cứu cũng như toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Đến nay, chúng ta có thể chỉ ra những công trình khoa học tiêu biểu theo các nhóm sau: Nhóm các đề tài nghiên cứu khoa học và các cuốn sách viết về vấn đề này như: “Con người và nguồn lực con người trong phát triển” (1995) của Viện thông tin khoa học xã hội, “Nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (1999) của Mai Quốc Chánh - Nxb Chính trị quốc gia, “Phát triển NNL phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (2005) của Nguyễn Thanh - Nxb. Chính trị quốc gia… 2
- Nhóm các bài viết in trên các báo và tạp chí như: “Phát triển NNL của Việt Nam đến năm 2010” của Nguyễn Thị Hằng trên Tạp chí cộng sản, số 7 năm 1999; “Đào tạo NNL cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của Lê Viết Khuyến trên Báo Nhân dân, số 17297 năm 2002; “Phát triển NNL Việt Nam trong bối cảnh Toàn cầu hoá” của Mạc Văn Tiến trên Tạp chí Lao động xã hội, số 264 năm 2006; “Phát triển NNL và lĩnh vực xã hội theo tinh thần văn kiện Đại hội X của Đảng” của Nguyễn Thanh Tuấn trên Tạp chí lao động xã hội, số 284 năm 2006… Các công trình này đã đề cập đến đặc điểm, vai trò của nguồn lực con người trên phương diện là động lực quan trọng cho sự phát triển; khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển NNL đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên các công trình đó nghiên cứu trên một địa bàn lớn, đề xuất những vấn đề ở tầm vĩ mô, không mang đặc thù của chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, còn một số luận văn, luận án, khoá luận viết về vấn đề phát triển NNL ở một số địa phương như: “Phát triển NNL trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010” (2002) Luận án tiến sĩ Kinh tế của Bùi Sĩ Lợi ở Trường Đại học Kinh tế quốc dân; “Phát triển NNL cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở Tây Nguyên” (2007) Luận án tiến sĩ Triết học của Lê Văn Thanh; “Phát huy nguồn lực con người trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở tỉnh Hà Nam” Luận văn Thạc sĩ Triết học của Nguyễn Văn Sơn… Những luận án, luận văn trên đều xuất phát từ thực trạng đội ngũ lao động, đặc điểm tình hình và mục tiêu phát triển KTXH đặc thù của mỗi địa phương để đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ phát triển NNL tại chỗ phục vụ sự nghiệp phát triển của địa phương đó. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong những năm qua cũng đã có rất nhiều những tổng kết, báo cáo đánh giá kết quả phát triển NNL của các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể như: Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ban chỉ đạo 3
- thực hiện phát triển NNL của Tỉnh và các huyện; Sở Giáo dục và Đào tạo, Cục Thống kê Tỉnh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ… Những công trình nghiên cứu, những tổng kết nêu trên là những nguồn tài liệu quý báu, là cơ sở để tác giả kế thừa, tiếp tục nghiên cứu.Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện về chủ trương phát triển NNL của tỉnh Hải Dương trong thời kì CNH, HĐH. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: - Làm rõ chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong công tác phát triển NNL. - Làm sáng tỏ vai trò của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong quá trình chỉ đạo thực hiện phát triển NNL. - Đúc kết kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển NNL trong thời gian từ 1997- 2009. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Với những mục tiêu trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu: - Khái quát tình hình KTXH của Tỉnh và phản ánh thực trạng NNL của Hải Dương sau ngày tái lập tỉnh. - Hệ thống hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Hải Dương về phát triển NNL. - Trình bày quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả thực hiện phát triển NNL trong những năm 1997- 2009. - Trình bày một số giải pháp để nâng cao chất lượng NNL của Tỉnh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hải Dương và quá trình tổ chức thực hiện phát triển NNL. 4
- * Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung: Nghiên cứu những chủ trương trong quá trình lãnh đạo thực hiện phát triển NNL của tỉnh Hải Dương. - Thời gian: Từ năm 1997 (năm tái lập tỉnh) đến năm 2009. - Không gian: Địa bàn tỉnh Hải Dương 5. Nguồn tƣ liệu, cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu * Nguồn tư liệu: Để thực hiện luận văn, tác giả đã khai thác nhiều nguồn tư liệu khác nhau: các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam; các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XII (năm 1997), lần thứ XIII (năm 2000), lần thứ XIV (năm 2005); các chỉ thị, nghị quyết, thông tư của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Hải Dương về phát triển NNL; các báo cáo tổng kết hàng năm, báo cáo tổng kết từng giai đoạn của Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân, các sở ban ngành, đoàn thể tỉnh Hải Dương ; các công trình nghiên cứu, các số liệu, kết quả điều tra thực tiễn ở Hải Dương về phát triển NNL… Đây là những nguồn tư liệu cơ bản, không thể thiếu của luận văn. Những nguồn tư liệu đó được tác giả khai thác từ Trung tâm Lưu trữ của Tỉnh ủy, Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương; Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương, Thư viện Quân đội; Thư viện Quốc gia Việt Nam… Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng nguồn tư liệu về phát triển NNL, tư liệu về giáo dục đào tạo… từ các nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, do các nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Khoa học xã hội, Lao động… phát hành. Đây là những tài liệu góp phần cung cấp những gợi mở cho nghiên cứu. * Cơ sở phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lí luận, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; cơ sở lí luận chung của Chủ nghĩa Mác-Lênin, 5
- tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người; các quan điểm và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về con người, nhân tố con người và nguồn lực con người. * Phương pháp nghiên cứu: Để xem xét vấn đề NNL và phát triển NNL một cách khách quan, sát thực tiễn, luận văn đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp lịch sử, lôgic để làm sáng tỏ đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong lãnh đạo phát triển NNL. Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, xử lí số liệu để làm rõ những thành tựu, hạn chế, lí giải nguyên nhân và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng NNL của Tỉnh. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn góp phần hệ thống hoá quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Hải Dương về phát triển NNL. - Trình bày có hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo tổ chức thực phát triển NNL trong thời gian 1997- 2009. - Từ những kết quả nghiên cứu, luận văn đã nêu ra một số giải pháp tiếp tục phát triển NNL của Tỉnh. - Ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm tài liệu tham khảo cho giảng dạy một số chuyên đề Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam về khía cạnh con người như giải quyết các vấn đề xã hội, nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH đất nước. - Luận văn góp phần cung cấp một tài liệu tham khảo cho việc tổng kết, xây dựng, hoạch định giải pháp phát triển NNL trong thời kì CNH, HĐH ở tỉnh Hải Dương. 6
- 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 chương: Chƣơng 1: Đảng bộ tỉnh Hải Dương chú trọng phát triển NNL trong những năm 1997- 2000. Chƣơng 2: Đảng bộ tỉnh Hải Dương tăng cường lãnh đạo phát triển NNL trong những năm 2001- 2009. Chƣơng 3: Một số nhận xét và giải pháp. 7
- Chƣơng 1 ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƢƠNG CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NHỮNG NĂM 1997- 2000 1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Hải Dƣơng trƣớc ngày tái lập tỉnh 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Hải Dương là một tỉnh nằm ở Đồng bằng sông Hồng, trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách Thủ đô Hà Nội 57km và Hải Phòng 45km. Hải Dương là vùng đất được hình thành trong thời đại đồ đá. Cùng với nhiều biến thiên thăng trầm của lịch sử, vùng đất này có những thay đổi về tên gọi, địa giới hành chính. Thời Hùng Vương, Hải Dương là một bộ phận thuộc bộ Dương Tuyền; thiên niên kỉ I thuộc quận Giao Chỉ, Giao Châu. Dưới thời Lý, Trần có tên là Nam Sách Lộ, Hồng Lộ rồi Hồng Châu, Nam Sách Châu vào cuối thế kỉ XIV. Năm 1831, tỉnh Hải Dương chính thức được thành lập với tên gọi là tỉnh Đông bao gồm: Phủ Thượng Hồng gồm Đường Hào, Dương Yên, Cẩm Giàng, Thanh Miện, Tứ Kỳ, Vĩnh Bảo. Phủ Nam Sách gồm Nam Sách, Chí Linh, Thanh Hà, Tiên Lãng. Phủ Kinh Môn gồm Giáp Sơn, Đông Triều, Thủy Đường, An Lão, Nghi Dương, Kim Thành, An Dương. Năm 1887, huyện An Dương, An Lão và một phần Thủy Đường được tách ra thành lập tỉnh Hải Phòng. Năm 1889, cắt tất cả Thủy Đường và năm 1893 cắt huyện Tiên Lãng cùng một phần huyện Kim Thành, Kinh Môn về Hải Phòng. Năm 1947, các huyện Đông Triều, Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn chuyển về tỉnh Hồng Quảng. Từ năm 1960, Hải Dương được thành lập. 8
- Tháng 3 năm 1968, theo Nghị quyết số 504/NQ - TVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Hải Dương hợp nhất với Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng. Toàn Tỉnh có 20 huyện và 2 thị xã. Tháng 1 năm 1997, Hải Hưng tách thành 2 tỉnh là Hải Dương và Hưng Yên. Hải Dương ngày nay bao gồm các huyện: Ninh Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Thanh Miện, Bình Giang, Cẩm Giàng, Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Chí Linh, Thành phố Hải Dương. Hải Dương nằm ở phía Đông đồng bằng Bắc Bộ ở vào 20043’ đến 21014’ độ vĩ bắc và 106003’ đến 106038’ độ kinh đông, tiếp giáp với 6 tỉnh là Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thành phố Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên. Trong số những tỉnh nằm ở trung tâm của đồng bằng châu thổ Sông Hồng, Hải Dương là “phên dậu” của kinh thành Thăng Long xưa, Hà Nội ngày nay. Hải Dương nằm trên nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 5 nối liền hai trung tâm kinh tế quan trọng của miền Bắc là Thành phố Hà Nội và Thành phố Hải Phòng; Quốc lộ 18 từ Hà Nội qua Bắc Ninh, Hải Dương đến vùng than và Cảng Cái Lân; Quốc lộ 37, Quốc lộ 38; Quốc lộ 10. Ngoài ra, Tỉnh còn có hệ thồng đường bộ nội tỉnh với 14 tuyến tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng với chiều dài trên 347km đường tỉnh, 392,589 km đường huyện và 1386,15km đường xã đảm bảo cho giao thông thuận lợi; hệ thống đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với Quốc lộ 5, vận chuyển hàng hóa, hành khách qua 7 ga trong Tỉnh, tuyến Kép - Bãi Cháy chạy qua Chí Linh là tuyến vận chuyển hàng lâm, nông sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh trong cả nước; giao thông đường thủy gồm 16 tuyến chính với các sông nhỏ dài 400km, các loại tàu thuyền trọng tải 500 tấn có thể qua lại. Hệ thống giao thông trên là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế từ trong Tỉnh đi cả nước và nước ngoài thuận lợi. Là tỉnh nằm giữa vùng kinh tế trọng 9
- điểm Bắc bộ, Hải Dương có cơ hội tham gia vào phân công lao động trên phạm vi toàn vùng và xuất khẩu. Diện tích tự nhiên của Tỉnh là 1.662 km2, được chia làm hai vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc của Tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy gỗ. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên. Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn. Đất đai tương đối bằng phẳng, màu mỡ chủ yếu là đất phù sa sông Thái Bình, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với hệ thống cây trồng đa dạng bao gồm các cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả đặc biệt là cây trồng vụ đông. Mạng lưới sông ngòi lớn nhất so với các tỉnh trong Đồng bằng sông Hồng có khả năng bồi đắp phù sa cho đồng bằng của Tỉnh. Bên cạnh ngành trồng trọt, Hải Dương còn là tỉnh có điệu kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi với đàn gia súc phong phú như: trâu, bò, dê, lợn... Cùng với hệ thống sông ngòi dày đặc nên nghề nuôi cá nước ngọt đang ngày càng phát triển. Hải Dương có nhiều loại khoáng sản trong đó có nhiều khoáng sản với trữ lượng khá cho phát triển các ngành công ngiệp như đá vôi xi măng với trữ lượng 200 triệu tấn cho phép sản xuất 4 đến 5 triệu tấn xi măng một năm; cao lanh với trữ lượng 400.000 tấn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đồ sứ; đất sét chịu lửa; bô xít với trữ lượng 200.000 tấn. Ngành công nghiệp của Tỉnh đang trên đà phát triển với tốc độ nhanh, có nhiều nhà máy nổi tiếng toàn quốc như: Nhà máy sứ Hải Dương, nhà máy chế tạo đá mài, nhà máy chế tạo bơm... có những nhà máy hiện đại như xi măng Hoàng Thạch, nhiệt điện Phả Lại, chế tạo ô tô FORD... Bên cạnh những tiềm năng công nghiệp và nông nghiệp, Hải Dương còn có tiềm năng to lớn để phát triển ngành du lịch, dịch vụ. Toàn tỉnh có 1.097 di tích lịch sử trong đó có 97 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Tiêu 10
- biểu là khu di tích thắng cảnh Côn Sơn - Kiếp Bạc; đền thờ Chu Văn An, Văn miếu Mao Điền... Hải Dương là tỉnh có dân số đông. Theo điều tra dân số năm 2008, Hải Dương có 1.723.319 người với mật độ 1.044,26 người/km2. Trong đó dân số nông thôn chiếm 86%, dân số thành thị là 14%. Trên địa bàn Tỉnh có 10 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 1.646.426 người, chiếm 95,54%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Sán Dìu có 1.516 người, chiếm 0,09%; dân tộc Tày có 469 người, chiếm 0,028%; dân tộc Nùng có 75 người, chiếm 0,0045%; dân tộc Thái có 65 người, chiếm 0,0039%; dân tộc Mông có 17 người, chiếm 0,001%; dân tộc Dao có 27 người, chiếm 0,0016%; dân tộc Thổ có 21 người, chiếm 0,0012% và các dân tộc khác chiếm 0,213%. Về trình độ dân trí: Tính đến năm 2002 đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 12 huyện, thành phố với tổng số 263 xã, phường, thị trấn; số người biết chữ đạt 95%. Số học sinh phổ thông năm học 2001 - 2002 có 372.880 em; số giáo viên 17.000 người. Số thầy thuốc có 1.618 người, bình quân y, bác sĩ trên 1 vạn dân là 9,8 người. Về lực lượng công nhân: theo số liệu thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, đầu năm 1997 toàn Tỉnh có 34.200 công nhân lao động. Trong đó, công nhân lao động trong các doanh nghiệp nhà nước là 26.000 người và đang có xu hướng giảm dần. Công nhân làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1.600 người. Cơ cấu tuổi công nhân lao động là: từ 18 - 30 chiếm 22,8%; từ 31 - 40 chiếm 23,8%; từ 57 - 60 chiếm 9,4%. Phần lớn công nhân có trình độ học vấn phổ thông trung học (75%) và được đào tạo nghề (trên 90%). Về lao động nông nghiệp: Năm 1997, toàn tỉnh có 1.422.131 nông dân. Trình độ học vấn của nông dân: Tiểu học chiếm 5,6%; THCS chiếm 68,8%; THPT chiếm 25,6%. Số nông dân được tập huấn KHKT nông nghiệp là 7,2%. 11
- Với dân số đó, Hải Dương có nguồn lao động dồi dào để phát triển KTXH đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài vào những ngành kinh tế cần lợi thế lao động. Hải Dương nổi tiếng là vùng quê văn hiến có truyền thống lịch sử và cách mạng vẻ vang, rất giàu tiềm năng đã và đang vươn lên mạnh mẽ, hòa nhịp cùng với sự thay đổi của đất nước. Nơi đây từ lâu đã được xem là vùng “Đất danh nhân”, vùng “địa linh” đã sinh thành, nuôi dưỡng và quy tụ nhiều “nhân kiệt”, những anh hùng, những danh nhân tiêu biểu cho truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc qua các thời đại như Thiện Nhân, Thiện Khánh, Khúc Thừa Dụ, Chu Văn An, Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu, Trần Khắc Chung, Ngô Bệ, Nguyễn Hữu cầu, Đốc Tít, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Lương Bằng... Hải Dương còn là đất học, đất khoa bảng. Đây là vùng đất đứng đầu về tiến sĩ nho học của cả nước với 472 người trong đó có 11 trạng nguyên. Trong gần 1000 năm đào tạo và tuyển chọn nhân tài từ khoa thi đầu tiên đến khoa thi cuối cùng (1075 - 1919) của giáo dục Nho học, Việt Nam có khoảng 3000 tiến sĩ và học vị tương đương. Xét trên địa bàn Hải Dương, số tiến sĩ chiếm 17% cả nước. Làng Mộ Trạch (Bình Giang) được mệnh danh là “làng tiến sĩ” với 39 tiến sĩ dưới các triều đại phong kiến Việt Nam. Văn miếu Mao Điền là một minh chứng cho truyền thống hiếu học của người dân Xứ Đông. Nhiều tiến sĩ nho học của Hải Dương là những tác giả nổi tiếng để lại cho ngày nay hàng trăm những tác phẩm có giá trị trên các lĩnh vực như chính trị, quân sự, khoa học, văn hóa, ngoại giao như Tuệ Tĩnh, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Vũ Hữu, Nguyễn Dữ... Hải Dương cũng là quê hương của nữ tiến sĩ đầu tiên trong lịch sử của Việt Nam - tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ. Truyền thống hiếu học là hành trang, là niềm tự hào, là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt, sức bật mạnh mẽ của mảnh đất này để không ngừng nâng cao chất lượng NNL, xây dựng đất nước hôm nay. Những con người của Hải Dương luôn tự hào về những truyền thống văn hóa tốt đẹp của mảnh đất “địa linh, nhân kiệt”, nơi “ánh mặt trời tỏa 12
- sáng miền duyên hải” và nỗ lực không ngừng, khẳng định vị thế bằng những “bước chân Thánh Gióng” [77, tr.146] trong công cuộc xây dựng và phát triển KTXH. Truyền thống đó đã được phát huy mạnh mẽ khi Đảng ra đời lãnh đạo cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến giành độc lập cho dân tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Đảng bộ tỉnh Hải Dương tự hào là một Đảng bộ ra đời khá sớm. Liền sau đó, Đảng bộ Hải Dương đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành nhiều chiến công hiển hách trong việc giành và giữ chính quyền, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Những tấm gương như Mạc Thị Bưởi, cô gái Lai Vu... đã đi vào lịch sử dân tộc như một biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, góp phần vào thắng lợi chung của cả dân tộc. Thời kì đổi mới, Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã nhận thức rõ đặc điểm KTXH, những thuận lợi và những khó khăn của Tỉnh để trên cơ sở đó vận dụng năng động, sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương nhằm phát huy các nguồn lực nhất là nguồn lực con người tạo nhân tố tích cực cho xây dựng, phát triển KTXH. Sau hơn 10 năm tiến hành đổi mới đến ngày tái lập, KTXH của Tỉnh đã đi vào ổn định và từng bước phát triển, cơ sở hạ tầng được đầu tư tốt hơn; đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao; văn hóa, giáo dục được quan tâm, chăm lo và đạt những tiến bộ đáng kể. Vận dụng và quán triệt chủ trương đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kì thực hiện CNH, HĐH đất nước, Đảng bộ tỉnh Hải Dương ngay từ khi được tái lập đã luôn quan tâm lãnh đạo sâu sát sự nghiệp chăm lo đời sống cho nhân dân, phát triển KTXH. Để có những bước chuyển vững chắc hơn, Đảng bộ Tỉnh đã tiến hành Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XII (tháng 11 năm 1997) và đề ra nhiệm vụ phát triển KTXH trong 3 năm từ 1998 đến 2000: “Đẩy mạnh CNH, HĐH đưa Hải Dương hội nhập vào các tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; thực hiện bằng được mục tiêu dân 13
- giàu, tỉnh mạnh, xã hội công bằng, văn minh” [62, tr.3]. Vượt qua những khó khăn, thách thức ban đầu sau ngày tái lập, được sự quan tâm và lãnh đạo của Trung ương Đảng, sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương, nền kimh tế xã hội của Tỉnh sau gần một năm tái lập thực sự có những chuyển biến rõ rệt và thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận: Nhìn tổng quát nền kinh tế Hải Dương phát triển với nhịp độ cao gắn với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng thu nhập dân cư. So với năm 1996, tổng sản phẩm GDP tăng 12,5%; sản xuất nông, lâm nghiệp tăng 6,5%; công nghiệp, xây dựng tăng 12%; cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ tiếp tục chuyển dịch hợp lí 36% - 34% - 30% [62, tr.26]. Về sản xuất nông nghiệp: phát triển tương đối toàn diện, trồng trọt tăng 6,3%; chăn nuôi tăng 6,8%. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Về sản xuất công nghiệp: có tốc độ tăng cao, khu vực công nghiệp Trung ương tăng 15,6%; quốc doanh địa phương tăng 17,45%; ngoài quốc doanh tăng 110%. Về thương nghiệp, dịch vụ: tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng 15%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 1997 tăng 28% so với năm 1996. Sự ổn định và từng bước phát triển về kinh tế đã tác động không nhỏ về mặt xã hội. Các lĩnh vực như văn hóa, giáo dục cũng có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, sự nghiệp giáo dục phát triển cả về chất lượng chuyên môn cũng như cơ sở vật chất, các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng được triển khai có hiệu quả, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình có nhiều tiến bộ. Đồng thời cũng đòi hỏi một lực lượng lao động không ngừng phát triển về chất lượng và hợp lí về số lượng để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của Tỉnh. 14
- 1.1.2. Thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương Khái niệm nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực với tư cách là nơi cung cấp sức lao động cho xã hội bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường (không bị khiếm khuyết hoặc dị tật bẩm sinh). Nguồn nhân lực với tư cách là một nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Nguồn nhân lực còn được hiểu với tư cách là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Với cách hiểu này NNL bao gồm những người bắt đầu bước vào độ tuổi lao động trở lên có tham gia vào nền sản xuất xã hội... Như vậy, NNL được hiểu một cách khái quát là tổng thể những lực lượng, các tiềm năng, yếu tố đã, đang và sẽ tạo nên sức mạnh, chất lượng lao động của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên và xã hội. NNL được xem xét trên cả hai phương diện số lượng và chất lượng. Về mặt số lượng: số lượng được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng NNL. Ở nước ta, số lượng người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và những người trên độ tuổi lao động đang tham gia hoạt động kinh tế và cả những lực lượng đang được chuẩn bị để sẵn sàng tham gia vào quá trình này. Về mặt chất lượng: Là trạng thái nhất định của NNL thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của NNL. Chất lượng NNL không những là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế mà còn là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển về mặt đời sống xã hội. Chất lượng NNL được thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu chủ yếu sau: Thứ nhất, chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khỏe của dân cư: Sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần xã hội. Sức khỏe là tổng hòa nhiều 15
- yếu tố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài, giữa thể chất và tinh thần. Bộ y tế quy định ba loại đó là: thể lực tốt (không có bệnh tật gì); trung bình và yếu (không có khả năng lao động). Bên cạnh việc đánh giá trạng thái sức khỏe của người lao động người ta còn nêu ra các chỉ tiêu đánh giá sức khỏe của quốc gia thông qua: tỷ lệ sinh thô, chết thô, tỷ lệ tăng tự nhiên; tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi; tỷ lệ sinh thấp cân của trẻ em; tỷ lệ dừng mức sinh; tuổi thọ trung bình; cơ cấu giới tính, tuổi tác... Thứ hai, chỉ tiêu biểu hiện trình độ học vấn của người lao động: là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông tự nhiên và xã hội. Trình độ học vấn được biểu hiện thông qua các tỷ lệ như: số lượng người biết chữ và chưa biết chữ; số người có trình độ tiểu học; số người có trình độ THCS; số người có trình độ THPT; số người có trình độ đại học và trên đại học... Thứ ba, chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động: là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn nào đó, biểu hiện trình độ được đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học, có khả năng chỉ đạo quản lí một công việc thuộc một chuyên môn nhất định. Trình độ chuyên môn của NNL được đo bằng: tỷ lệ cán bộ trung cấp; tỷ lệ cán bộ cao đẳng, đại học; tỷ lệ cán bộ trên đại học... Thứ tư, chỉ số phát triển con người. Chỉ số này được tính bởi ba chỉ tiêu chủ yếu là tuổi thọ bình quân; thu nhập bình quân đầu người (GDP/người); trình độ học vấn (tỷ lệ biết chữ và số năm đi học trung bình của dân cư). Ngoài những chỉ tiêu có thể lượng hóa được người ta còn xem xét chỉ tiêu năng lực phẩm chất của người lao động như truyền thống dân tộc bảo vệ tổ quốc; truyền thống văn hóa, văn minh dân tộc; phong tục tập quán, lối sống; ý thức nghề nghiệp... Trước đây NNL thường được hiểu một cách đơn giản, đó chỉ là sức người với sự kết hợp giữa thể lực và trí lực của họ. Trong điều kiện kinh tế thị 16
- trường hiện nay, cùng với thể lực và trí lực, những giá trị chuẩn mực đạo đức, sự hoàn thiện về nhân cách và phẩm chất tốt đẹp của con người là những yếu tố không thể thiếu tạo nên chất lượng NNL. NNL được chia thành: NNL sẵn có, NNL tham gia vào hoạt động kinh tế và NNL dự trữ. Trong đó: NNL sẵn có trong dân cư: gồm tất cả những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, không kể đến trạng thái có hay không tham gia hoạt động kinh tế. Những người trong độ tuổi lao động ở Việt Nam là từ đủ 15 đến 60 đối với nam và từ đủ 15 đến 55 đối với nữ. NNL tham gia vào hoạt động kinh tế hay còn gọi là lực lượng lao động: bao gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có công ăn việc làm, đang hoạt động trong các ngành kinh tế quốc dân và những người đang không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc làm và sẵn sàng làm việc. NNL dự trữ: chênh lệch giữa NNL sẵn có trong dân cư và NNL tham gia hoạt động kinh tế là NNL dự trữ như những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, những người đi học, làm nội trợ, những người chưa có nhu cầu làm việc. Phát triển NNL: là sự biến đổi về số lượng và chất lượng NNL biểu hiện thông qua các mặt như cơ cấu, thể lực, kĩ năng, kiến thức và tinh thần cần thiết nhờ vậy mà phát triển được năng lực của họ, ổn định được công ăn việc làm, nâng cao địa vị kinh tế và xã hội của họ và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Phát triển NNL ở tầm vĩ mô được hiểu là các hoạt động nhằm tạo ra NNL có khả năng đáp ứng được nhu cầu phát triển KTXH trong mỗi giai đoạn phát triển cả về quy mô, cơ cấu, số lượng và chất lượng. Thực chất của phát triển NNL là quá trình phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng NNL nhằm tạo ra quy mô và cơ cấu ngày càng phù hợp với nhu cầu về nhân lực, phục vụ sự nghiệp phát triển KTXH. Do vậy, phát triển NNL bao gồm tất cả các lĩnh vực từ nâng cao chất lượng dân số, giáo 17
- dục đào tạo, đảm bảo sức khỏe tới dạy nghề, tạo việc làm, quản lí và sử dụng có hiệu quả nhân lực. Như vậy, phát triển NNL là quá trình biến đổi của NNL nhằm phát huy, khơi dậy những tiềm năng con người; là phát triển toàn bộ nhân cách và từng bộ phận trong cấu trúc nhân cách; phát triển cả năng lực vật chất và tinh thần; tạo dựng và ngày càng nâng cao, hoàn thiện cả về đạo đức và tay nghề, cả tâm hồn và hành vi từ trình độ, chất lượng này lên trình độ, chất lượng khác cao hơn, toàn diện hơn. Phát triển NNL bao gồm những nội dung: phát triển quy mô và cơ cấu dân số thích hợp; đào tạo, nâng cao chất lượng NNL; quản lí và sử dụng có hiệu quả NNL. Thực trạng NNL tỉnh Hải Dương khi tái lập tỉnh - Về quy mô và tốc độ tăng NNL: số lượng nhân lực là một điều kiện thuận lợi cho quá trình CNH, HĐH ở nước ta nói chung và Hải Dương nói riêng. Hải Dương là một trong những tỉnh có lực lượng lao động khá dồi dào, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Năm 1995, dân số của Tỉnh là 1.677.398 người, năm 1996 dân số tăng lên là 1.692.105 người với mật độ gần 1000 người/km2. Trong cả nước, Hải Dương là tỉnh có mức độ tăng dân số tự nhiên ở mức trung bình 1,5% (1995) và 1,34% (1996). Với điều kiện đó, hàng năm Hải Dương có một số lượng lớn người đến độ tuổi lao động. Nếu như năm 1995, Tỉnh có 850.790 lao động thì đến 1996, số lao động đã là 863.691 người, chiếm 54,6% dân số trong Tỉnh. Số người có nhu cầu làm việc tăng khoảng 2% mỗi năm. Tỷ lệ này tương tương với mức bình quân chung của cả nước. Trung bình một năm Tỉnh được bổ sung trên 10 nghìn lao động. Ngoài ra phải kể đến những người ngoài độ tuổi lao động nhưng thực tế có làm việc cũng tăng lên. Như vậy, số lượng lao động của Hải Dương khá dồi dào. Đây là một trong những nhân tố thuận lợi nếu Tỉnh biết sử dụng một cách hợp lí, triệt để và có hiệu quả. Ngược lại, nếu không giải quyết tốt số lượng lao động dồi dào này thì đây là một nhân tố kìm hãm quá trình phát triển của Tỉnh. 18
- - Thực trạng chất lượng NNL: Hiện tại chưa có một cuộc điều tra nào nghiên cứu mang tính toàn diện về chất lượng NNL của Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng. Tuy nhiên khi nhìn nhận chất lượng NNL chúng ta thường tập trung vào một số những yếu tố như sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kĩ thuật... Hải Dương có đến 86,7% dân số sống ở khu vực nông thôn vào năm 1995 và đến 1996, tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 86% với phương thức lao động thủ công truyền thống, phân tán và thiếu công cụ, cấu trúc hạ tầng kém phát triển, cơ cấu kinh tế thuần nông là chủ yếu, đời sống vật chất tinh thần còn thấp. Phần lớn lao động nông thôn làm việc theo kinh nghiệm, lực lượng lao động nông thôn có trình độ chuyên môn kĩ thuật rất thấp với khoảng gần 3% lao động có trình độ từ sơ cấp học nghề trở lên. Thực trạng sức khỏe của lao động cũng nằm trong xu thế chung của cả nước do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như di truyền, điều kiện sống chưa tốt cùng với sự thiếu hụt những kiến thức về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe... là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về thể lực cũng như tầm vóc người lao động so với nhiều nước trên thế giới. Theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng Bộ Y tế, năm 1995, chiều cao trung bình của học sinh nam 15 tuổi ở nước ta là 147cm, cân nặng là 34,4kg thấp hơn học sinh nam Thái Lan tương ứng là 2cm và 6kg; thấp hơn học sinh nam Nhật Bản là 9cm chiều cao và gần 9kg cân nặng. Thực trạng sức khỏe của lao động tỉnh Hải Dương với lao động cả nước về chiều cao, cân nặng, dinh dưỡng... ở mức độ trung bình, thấp hơn một số đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng nhưng lại cao hơn các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và ngang bằng với một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Trình độ học vấn của lực lượng lao động Hải Dương là khá cao và có những chuyển biến tích cực. Lực lượng lao động biết chữ tăng từ 92,5% (năm 1989) lên 96,4% (năm 1996) trong khi tỷ lệ tương ứng của cả nước là 91,3% 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 240 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố địa - chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau chiến tranh lạnh đến nay (12/1989 - 5/2008)
144 p | 249 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 181 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 204 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 149 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 169 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 153 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 188 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 153 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 207 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 153 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 177 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 138 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 178 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 138 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 68 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn