Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ 1997 đến 2005
lượt xem 7
download
Dựa trên kết quả nghiên cứu, mục đích của luận văn là làm rõ quá trình và vai trò của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc ở Thái Nguyên từ năm 1997 đến 2005. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ 1997 đến 2005
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - - - OO- - - HOÀNG THU THỦY ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ 1997 ĐẾN 2005 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60.22.56 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Bình Ban Hà Nội- 2007
- MỤC LỤC Mở đầu ............................................................................................................... 3 Chƣơng 1: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ 1997 đến 2000 .......................................................................................... 9 1.1. Tình hình thực hiện chính sách dân tộc ở địa bàn Thái Nguyên trước 1997... 9 1.1.1. Đặc điểm tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng tới quá trình đề ra chủ trương và thực thi chính sách dân tộc .................................................................................. 9 1.1.2. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta và việc quán triệt thực hiện chính sách dân tộc ở địa bàn Thái Nguyên trước năm 1997 ................................. 17 1.2. Chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên và sự chỉ đạo thực hiện từ 1997 đến 2000 ........................................................................... 24 1.2.1. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên với định hướng lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc ................................................................................................................. 24 1.2.2. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo tổ chức thực hiện chính sách dân tộc từ 1997 đến 2000 ................................................................................................. 30 Chƣơng 2: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ 2001 đến 2005 .......................................................................................... 38 2.1. Bối cảnh lịch sử những năm đầu thế kỷ XXI ảnh hưởng tới quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên ........................ 38 2.1.1. Thuận lợi ................................................................................................... 38 2.1.2. Khó khăn ................................................................................................... 40 2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ 2001 đến 2005 ............................................................................. 42 2.2.1. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên vận dụng và cụ thể hóa chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách dân tộc ........................................................... 42 2.2.2. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo tổ chức thực hiện chính sách dân tộc từ 2001 đến 2005 ................................................................................................. 48 1
- Chƣơng 3: Thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ 1997 đến 2005 ....................... 69 3.1. Thành tựu và hạn chế .................................................................................... 69 3.1.1. Thành tựu .................................................................................................. 69 3.1.2. Hạn chế...................................................................................................... 76 3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu về lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên .................................................................................. 80 3.2.1. Kết hợp chặt chẽ sự giúp đỡ của Trung ương, tương trợ của các địa phương khác, với tinh thần nỗ lực tự thân trong thực hiện chính sách dân tộc...... 80 3.2.2. Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị địa phương nhất là ở cấp cơ sở trong thực hiện chính sách dân tộc ....................................................................... 82 3.2.3. Phải xác định được trọng tâm, trọng điểm để đầu tư các nguồn lực, tạo ra các bước phát triển đột phá .................................................................................. 85 3.2.4. Mỗi tổ chức Đảng và Đảng viên phải thấm nhuần sâu sắc phương châm hướng về cơ sở, hướng về cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc ......................................................................................................... 88 3.2.5. Phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở địa bàn cơ sở ................................................ 90 Kết luận .............................................................................................................. 92 Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................ 95 Phụ lục ............................................................................................................... 100 2
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc từ lâu và hiện nay vẫn là một trong những vấn đề phức tạp trên thế giới. Từ thập niên cuối của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI, các biến cố trên thế giới đã nói lên vấn đề dân tộc vẫn là vấn đề thời sự nóng bỏng của nhân loại. Do đó, việc tìm kiếm con đường giải quyết vấn đề dân tộc luôn được các nhà chính trị và khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm. Ở Việt Nam, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập đến nay, vấn đề dân tộc chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong đường lối của Đảng ở các thời kỳ, không chỉ nhằm phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị trước mắt, mà còn xuất phát từ bản chất của cuộc cách mạng do con người và vì con người. Mức độ hiện thực hoá chính sách dân tộc trong cuộc sống tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có năng lực cụ thể hoá và tổ chức thực hiện của tổ chức Đảng và chính quyền từng địa ph- ương. Do đó, nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách dân tộc ở từng địa phương sẽ cho thấy tính lịch sử- cụ thể về quá trình chuyển tải chính sách dân tộc của Đảng vào thực tiễn của mỗi đơn vị hành chính lãnh thổ. Thái Nguyên là một tỉnh có 8 dân tộc cư trú xen kẽ: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Sán Chay, Hmông, Hoa. Các dân tộc thiểu số chiếm 24,76% trong tổng số dân cư toàn tỉnh. Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm, các dân tộc thiểu số đã gắn bó, đoàn kết cùng dân tộc Kinh, tạo thành một khối cộng cư, cộng lợi, cộng cảm và cộng mệnh, với sự thống nhất trong đa dạng về văn hoá tộc người. Với đặc điểm kết cấu dân cư nêu trên, việc lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong chức năng lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên ở các thời kỳ lịch sử. Thực hiện tốt chính sách dân tộc mới củng cố được khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững ổn định chính trị, phát huy sức mạnh nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do có tầm quan trọng đặc biệt về 3
- phương diện địa- chính trị đối với toàn vùng Đông Bắc và Thủ đô Hà Nội, nên thực hiện chính sách dân tộc của Thái Nguyên không chỉ có ý nghĩa tự thân, mà còn ảnh hưởng đến cục diện phát triển chung của đất nước. Ý thức được điều đó, trong suốt tiến trình cách mạng, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên rất coi trọng lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc, như xoá đói giảm nghèo, định canh định cư, phát triển kinh tế, chăm lo đời sống của nhân dân, bảo vệ phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, củng cố cơ sở chính trị trong quần chúng. Bên cạnh những thành công đã đạt được, trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc ở Thái Nguyên cũng bộc lộ những hạn chế cần phải được nhận diện đầy đủ. Đó là: khoảng cách chênh lệnh về trình độ phát triển giữa dân tộc thiểu số và đa số tiếp tục bị đẩy ra xa thêm; bản sắc văn hoá các dân tộc bị xói mòn; đội ngũ cán bộ dân tộc vừa yếu về năng lực vừa bất hợp lý về cơ cấu; môi trường sinh thái bị đe dọa nghiêm trọng; tín ngưỡng- tôn giáo diễn biến phức tạp,.. những vấn đề đó có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống an ninh và an sinh của đồng bào các dân tộc. Diễn biến vấn đề dân tộc ở Thái Nguyên cần được nhìn nhận khách quan toàn diện, không chỉ từ góc độ của các nhà tổ chức thực tiễn, mà đặc biệt từ lăng kính của người nghiên cứu. Trên cơ sở tư duy và phương pháp khoa học cho phép đúc kết các kinh nghiệm hữu dụng phục vụ quá trình hoàn thiện chính sách dân tộc, khắc phục những cách nhìn phiến diện khi tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên. Do đó, việc thực hiện đề tài “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ 1997 đến 2005” là rất cần thiết, xét trên cả phương diện khoa học và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 4
- Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Mỗi thời kỳ lịch sử, trước yêu cầu của nhiệm vụ chính trị mới đòi hỏi, Đảng lại có chủ trương, chính sách, giải pháp mới phù hợp. Chính vì vậy, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng luôn đ- ược giới lý luận và các nhà lãnh đạo quan tâm nghiên cứu. Trên phạm vi cả nước đã có nhiều công trình đề cập đến vấn đề này ở những góc độ khác nhau. Nhìn một cách tổng thể, các công trình nghiên cứu liên quan có thể chia thành những nhóm chủ yếu sau: Nhóm thứ nhất: Sự tổng kết của Đảng Cộng sản Việt Nam, rút kinh nghiệm, đề ra đường lối, chủ trương chính sách dân tộc ở nước ta. Sự tổng kết đó được phản ánh trong các Văn kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX, một số Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết Bộ chính trị,... Đây là những quan điểm đánh giá chính thức của Đảng ta về quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc. Nhóm thứ hai: Những nghiên cứu tổng quan về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đáng chú ý trong số này là: “Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam” của Đặng Nghiêm Vạn; “Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế xã hội ở miền núi” của Bế Viết Đẳng (Chủ biên); “Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay- thực trạng và giải pháp của Hà Quế Lâm; “ Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam” của Khổng Diễn; “Bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay- Vấn đề và giải pháp” của Trịnh Quốc Tuấn (Chủ biên); “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay của Phan Hữu Dật.... Có thể thống kê nhiều hơn nữa những công trình loại này, song đây là những nghiên cứu tổng hợp, nên chỉ mang đến những nhận định khái quát về đặc điểm địa lý, văn hóa xã hội, về thành phần dân tộc và sự phân bố các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Từ đó rút ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn về đời sống của đồng bào 5
- các dân tộc thiểu số, đồng thời đóng góp cơ sở khoa học cho việc thực hiện tốt hơn chính sách bình đẳng dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhóm thứ ba: Những nghiên cứu về chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta. Tiêu biểu trong số này có các công trình: “Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta” (Tập bài giảng), Phân viện Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; “Chính sách và chế độ pháp lý đối với đồng bào dân tộc và miền núi”, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; “Hệ thống các văn bản chính sách dân tộc và miền núi (tập 2) Về kinh tế- xã hội”, Ủy ban dân tộc và miền núi; “Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Ban T- ư tưởng- Văn hóa Trung ương; “Một số vấn đề cần biết về dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta”, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Nhìn chung, đây là những tài liệu cơ bản cung cấp cho cán bộ Đảng viên và nhân dân nhận thức đúng, hiểu được những nội dung cơ bản nhất về dân tộc và quan hệ dân tộc cũng như những chính sách dân tộc đúng đắn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, qua đó góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhóm thứ tư: Một số luận án Tiến sỹ, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong thời gian qua và hiện nay trên phạm vi cả nước có một số đề tài nghiên cứu việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số địa phương cụ thể như ở Lâm Đồng, Ninh Thuận... Ngoài ra, còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí đã đề cập đến giải quyết vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới. Bên cạnh đó, có một số các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, các báo cáo tổng kết của Uỷ ban nhân dân tỉnh, của các ngành, các cơ quan đề cập đến những thành công, hạn chế và các giải pháp trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở từng địa phương. 6
- Các công trình nghiên cứu trên nói chung đều khẳng định vai trò to lớn và sự đúng đắn, nhất quán của Đảng trong việc đề ra và lãnh đạo thực hiện chính sách đối với các dân tộc thiểu số trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng như trong công cuộc đổi mới hiện nay. Những công trình và báo cáo nêu trên là những nguồn tư liệu quý, cung cấp cơ sở thực tiễn và cách tiếp cận về chính sách dân tộc và tình hình thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ, có hệ thống vấn đề “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ 1997 đến 2005” dưới góc độ tiếp cận của khoa học Lịch sử Đảng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Dựa trên kết quả nghiên cứu, mục đích của luận văn là làm rõ quá trình và vai trò của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc ở Thái Nguyên từ năm 1997 đến 2005. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài - Hệ thống hoá các chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh từ 1997 đến 2005. - Đánh giá khách quan, toàn diện quá trình tổ chức chỉ đạo thực thi chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ 1997 đến 2005. - Rút ra thành công, hạn chế và kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với quá trình thực hiện chính sách dân tộc từ 1997 đến 2005. 4. Đối tƣợng và phạm vi của đề tài 4.1. Đối tượng của đề tài 7
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống chủ trương, chính sách và biện pháp tổ chức thực thi chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ 1997 đến 2005. 4.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Nghiên cứu từ 1997 đến 2005. Năm 1997 là năm tái lập tỉnh Thái Nguyên, sau một thời gian hợp nhất với tỉnh Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái. Năm 2005 là năm diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII (tháng 12- 2005). - Về không gian: Nghiên cứu sự vận dụng, cụ thể hóa chính sách dân tộc và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó tập trung nghiên cứu, khảo sát trên địa bàn một số huyện (xã) trọng điểm. - Về nội dung: Chính sách dân tộc có nội dung rất rộng, thể hiện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh..., đề tài chỉ giới hạn ở bốn nhóm chính sách chủ yếu: chính sách kinh tế (xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế), chính sách chăm lo trí lực và thể lực (giáo dục - đào tạo, y tế, nâng cao đời sống vật chất), chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, chính sách cán bộ dân tộc thiểu số. 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu - Văn kiện kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc; quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc. - Các nguồn tư liệu thành văn có liên quan đến vấn đề dân tộc và tư liệu khảo sát điền dã. Đó là các văn kiện của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ tỉnh Thái 8
- Nguyên, báo cáo của các cơ quan ban, ngành trong tỉnh; những công trình nghiên cứu của các tác giả liên quan đến đề tài luận văn; niên giám thống kê hàng năm của Trung ương và địa phương. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh... để đối chiếu, bảo đảm độ chính xác, tin cậy của các dữ liệu trong luận văn, đồng thời làm cơ sở cho những nhận định và khái quát vấn đề. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Cung cấp một cách khách quan, toàn diện tình hình thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên và đóng góp thêm nguồn tư liệu để nghiên cứu, giảng dạy các nội dung liên quan đến chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Các nhận định, kết luận và kinh nghiệm được đúc rút sẽ góp phần cung cấp luận cứ khoa học để tiếp tục hoàn thiện các giải pháp thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong tình hình mới 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. 9
- CHƢƠNG 1 ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ 1997 ĐẾN 2000 1.1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở ĐỊA BÀN THÁI NGUYÊN TRƢỚC 1997 1.1.1. Đặc điểm tỉnh Thái Nguyên ảnh hƣởng tới quá trình đề ra chủ trƣơng và thực thi chính sách dân tộc Thái Nguyên là tỉnh thuộc khu vực miền núi và trung du Bắc Bộ, là trung tâm của vùng Đông Bắc, có vị trí tiếp giáp với đồng bằng Bắc Bộ và miền núi phía Bắc, là vùng nối giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc. Trong quá trình lịch sử, địa danh và địa giới Thái Nguyên cũng có nhiều sự thay đổi. Vào thời Hùng Vương vùng đất Thái Nguyên thuộc bộ Vũ Định, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Vào thế kỷ X- thời nhà Đinh, Tiền Lê đã chia đất nước ra làm 10 đạo, đến năm 1010 khi Lý Thái Tổ lên ngôi thay đổi 10 đạo thành 24 lộ, các vùng xa xôi gọi là châu, Thái Nguyên là một trong các châu thời ấy. Tới thời Minh Mạng thứ 12 (1831) đất nước được chia thành các tỉnh hạt, từ đó trấn Thái Nguyên được đổi thành tỉnh Thái Nguyên. Vào thời thuộc Pháp, năm 1900 chính quyền thực dân cho tách phủ Thông Hóa ra thành tỉnh Bắc Kạn gồm 5 huyện: Na Rì, Chợ Rã, Ngân Sơn, Chợ Đồn và Bạch Thông. Ngày 21/4/1965, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái. Năm 1985 thành lập thêm một đơn vị hành chính là thị xã Sông Công. Ngày 6/11/1996, tại kỳ họp thứ 10, khóa IX Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra nghị quyết về việc phân chia lại địa giới hành chính một số tỉnh và Bắc Thái lại được tách thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Kể 10
- từ ngày 1/1/1997, các đơn vị hành chính của tỉnh Thái Nguyên chính thức đi vào hoạt động [3, tr.11- 12]. Ngày 22/12/1996, Bộ Chính trị ra Quyết định 131/QĐNS/TW về việc kết thúc hoạt động của Đảng bộ và Tỉnh ủy Bắc Thái, đồng thời thành lập Đảng bộ Thái Nguyên và chỉ định Ban Chấp hành lâm thời. Đảng bộ Thái Nguyên chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1997. Như vậy, sau 30 năm hợp nhất với tỉnh Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái, năm 1997, tỉnh Thái Nguyên được tái lập với diện tích tự nhiên là 3.541,1 km2 [6, tr.11], gồm 9 đơn vị hành chính: các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên, với 177 xã, phường, thị trấn (trong đó có 125 xã, thị trấn miền núi, vùng cao, chiếm 71,18%). Dân số vào thời điểm cuối năm 1997 là 1.040.123 người [25, tr.3], thuộc 8 thành phần dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chí, Dao, Hmông, Hoa. Toàn Đảng bộ có 44.449 đảng viên sinh hoạt ở 651 đảng bộ cơ sở [25, tr.4]. Thái Nguyên có giới hạn từ 20020’ vĩ tuyết bắc đến 22003’ vĩ tuyết bắc và từ 105028’ kinh tuyến đông đến 106014’ kinh tuyến đông; có diện tích tự nhiên 3.541,1 km2; Phía Bắc giáp Bắc Kạn, phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp Lạng Sơn, Bắc Giang, phía Tây giáp Vĩnh Phúc, Tuyên Quang [29, tr.37- 38]. Thái Nguyên nằm gọn trong vành đai nhiệt đới, gần chí tuyến Bắc hơn xích đạo nên có sự khác biệt về hai mùa khá rõ rệt; về độ dài ban ngày, ban đêm; về nhiệt độ trung bình mùa; chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, nhất là về mùa đông, đồng thời vẫn chịu ảnh hưởng mạnh của biển Đông và vịnh Bắc Bộ qua gió mùa mùa hạ và bão. Thái Nguyên có hình dáng cân đối, đường quốc lộ 3 và sông Cầu gần như trục đối xứng chạy dọc thung lũng suốt từ Bắc xuống Nam tỉnh. Lãnh thổ không có chỗ nào quá hẹp hoặc phình rộng so với lộ trục; địa hình chủ yếu là đồi núi thấp 11
- chạy theo hướng Bắc- Nam, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Bao quanh phía Tây Nam và phía Bắc là những dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn. Nhìn tổng thể, tự nhiên Thái Nguyên phân hóa thành 3 vùng: Vùng núi phía tây và tây bắc tỉnh: gồm Đại Từ, Định Hóa và các xã tây Phú Lương, là khu vực được hình thành sớm. Các thung lũng sông rộng, giao thông thuận lợi, là vùng núi không quá khó khăn, có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để khai thác và phát triển kinh tế. Vùng núi phía Đông: Đồng Hỷ, Võ Nhai, địa hình phức tạp, hiểm trở, có nhiều núi đá vôi. Thung lũng sông suối hẹp, sâu, mật độ sông ngòi thưa thớt. Đây là vùng núi cao, giao thông đi lại rất khó khăn, tự nhiên có trở ngại lớn đến phát triển kinh tế- xã hội của vùng. Vùng có địa hình thấp gồm nam Phú Lương, tây Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, Phú Bình, Phổ Yên, Sông Công. Vùng đồi trung du xen với đồng bằng phù sa sông Cầu, sông Công. Đây là vùng dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi cả đường bộ, đường sông, đường sắt; vùng có lịch sử tồn tại và phát triển kinh tế- xã hội lâu đời [29, tr.37- 38]. Trải qua hàng ngàn năm với bao biến động thăng trầm của lịch sử, Thái Nguyên đã trở thành mảnh đất hội tụ của nhiều dân tộc với sự đa dạng về văn hóa các tộc người. Thái Nguyên ngày nay gồm 8 dân tộc chung sống xen kẽ, có dân tộc vốn là người bản địa có mặt từ xa xưa, có dân tộc mới nhập cư, song tất cả đều hòa nhập thành một cộng đồng thống nhất, cùng sống xen kẽ trên một lãnh thổ với một nền văn hóa chung về đặc điểm nhưng đa dạng về hình thái biểu hiện. Điều này do các dân tộc có nhiều nguồn gốc sinh thái, nhân văn hợp lại, cùng chung một tiến trình phát triển lịch sử, văn hóa và kinh tế. Về ngôn ngữ các dân tộc ở Thái Nguyên thuộc vào 4 nhóm: Người Kinh (nhóm ngôn ngữ Việt- Mường), Người Tày, Nùng, Sán 12
- Chay (nhóm ngôn ngữ Tày- Thái), Người Hmông, Dao (nhóm ngôn ngữ Hmông- Dao), Người Hoa, Sán Dìu (nhóm ngôn ngữ Hán). Kết cấu dân tộc ở Thái Nguyên gồm: Kinh 73,49%, Tày 10,15%, Nùng 5,22%, Sán Dìu 3,57%, Sán Chay 2,79%, Hoa 2,24% Dao 2,08%, Hmông 0,46%. Toàn tỉnh có 125 xã, thị trấn miền núi, vùng cao, trong đó có 41 xã đặc biệt khó khăn và An toàn khu. Các dân tộc thiểu số sống xen kẽ, phấn bố không đồng đều trong từng bản, làng, tập trung đông ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa. Có những xóm, bản chỉ có một dân tộc: dân tộc Tày 267 xóm, bản; Sán Chay 64 xóm, bản; Sán Dìu 56 xóm, bản; Dao 57 xóm, bản; Nùng 42 xóm, bản; Hmông 13 xóm, bản [41, tr.1]. Dân tộc Kinh (hay còn gọi là Việt) có tỷ lệ 73,49%. Đây là dân tộc mang nguồn gốc bản địa, chiếm số lượng đông nhất. Dân tộc Kinh từ trước đây gồm nhiều bộ phận hợp thành: dân bản địa, dân được tuyển mộ vào làm trong các mỏ đồn điền, có bộ phận là người di cư từ các vùng đồng bằng lên. Địa bàn cư trú của người Kinh tập trung ở các huyện phía Nam, như Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên, đồng thời cũng trải rộng trên các vùng miền và sống xen kẽ cùng các dân tộc khác. Vốn cư trú ở vùng thấp, người Kinh quen với nghề trồng lúa nước, hoạt động nông nghiệp kết hợp chặt chẽ với các nghề thủ công truyền thống, nghề sông nước. Người Kinh không chỉ giàu tập quán kinh nghiệm sản xuất mà còn có khả năng tiếp thu nhanh các tiến bộ kỹ thuật, do đó trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật trong cộng đồng người Kinh đã có nhiều tiến bộ. Vốn văn hóa truyền thống của người Kinh hết sức phong phú, đặc sắc và luôn được bảo tồn phát huy. Ngày nay, tổ chức làng xã của người Kinh ở Thái Nguyên vẫn mang những nét đặc thù tiêu biểu của cơ cấu xã hội Việt Nam. Dân tộc Tày có tỷ lệ thấp hơn, xếp thứ hai sau dân tộc Kinh, địa bàn cư trú của người Tày rộng khắp trong phạm vi toàn tỉnh, song chủ yếu ở những huyện 13
- miền núi, vùng cao: Định Hóa, Phú Lương, Đại Từ, Võ Nhai. Tổ tiên của người Tày vốn là cư dân bản địa ở Bắc Việt Nam và miền giáp gianh biên giới Việt- Trung. Người Tày có nền nông nghiệp khá phát triển, ngoài việc trồng lúa, đồng bào còn trồng ngô, khoai, sắn, và các loại cây lương thực, rau quả. Bên cạnh đó, người Tày còn rất khéo tay trong các nghề thủ công đan lát mây tre. Người Tày có vốn văn nghệ dân gian truyền thống hết sức phong phú với đủ các loại thơ, ca, múa, nhạc...Tục ngữ, ca dao chiếm một khối lượng đáng kể, các làn điệu dân ca phổ biến nhất là hát lượn, hát đám cưới, ru con... Dân tộc Nùng ở Thái Nguyên có 54.383 người, chiếm 5,22% dân số toàn tỉnh. Người Nùng có nhiều chi tộc: Nùng Phàn Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh. Phạm vi cư trú của người Nùng ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh nhưng tập trung đông nhất là ở Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ. Người Nùng trồng lúa và ngô, ngoài ra còn trồng nhiều cây công nghiệp, cây ăn quả; các nghề thủ công đã phát triển như nghề dệt, mộc, đan lát... Người Nùng có vốn văn nghệ dân gian đặc sắc phong phú (thơ, truyện thơ, truyện cổ). Dân tộc Dao sống tập trung ở huyện Đại Từ, rồi đến Đồng Hỷ, Phú Lương, Võ Nhai. Ở Thái Nguyên có 4 nhóm Dao chính là: Dao đỏ, Dao Tiền, Dao Lô Gang, Dao Quần chẹt. Người Dao trồng lúa nương và làm ruộng nước, ngoài ra họ còn trồng màu, một số nghề thủ công cũng phát triển: dệt vải, rèn nông cụ, mộc... Văn hóa Dao có nhiều nét độc đáo đặc biệt là y học dân tộc cổ truyền, vốn văn nghệ đặc sắc... Dân tộc Sán Dìu còn có tên gọi khác là Trại, Trại Đất, Mán Quần Cộc, sống tập trung ở các huyện Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại Từ, Phú Bình và thành phố Thái Nguyên. Người Sán Dìu chủ yếu làm ruộng nước, một phần làm nương, soi, bãi, ngoài ra họ chăn nuôi, khai thác lâm sản, làm gạch ngói, đan lát... Thơ ca dân gian của người Sán Dìu rất phong phú, họ dùng thơ ca trong sinh hoạt hát đối nam nữ 14
- “Soọng cô”, kể truyện, chủ yếu là chuyện thơ khá đặc sắc. Các điệu múa thường xuất hiện trong các nghi lễ tôn giáo và trong đám ma. Dân tộc Sán Chay còn được gọi là Cao Lan- Sán Chỉ, sớm định cư, họ sống chủ yếu bằng nghề nông, vừa làm nương rẫy, vừa chăn nuôi gia cầm, gia súc. Người Sán Chay có nhiều truyện cổ, thơ, ca, hò vè, tục ngữ, ngạn ngữ... Dân tộc Hmông mới nhập cư vào Thái Nguyên từ 2- 3 thế kỷ trở lại đây. Người Hmông có các nhóm người: Mông Đơ (Mông Trắng), Mông Lèng (Mông Hoa), Mông Sí (Mông Đỏ), Mông Đú (Mông Đen), Mông Súa (Mông Mán). Người Hmông thường cư trú ở rẻo cao, có kỹ thuật trồng tỉa thích nghi với cuộc sống ở vùng núi. Người Hmông giỏi trồng ngô và lúa nương, ngoài ra họ còn chăn nuôi trâu, bò, ngựa, chó, gà...Nhạc cụ của người Hmông có khèn và đàn môi khá đặc sắc. Dân tộc Hoa là tộc người có số lượng ít hơn cả, họ cần cù lao động, giỏi nông nghiệp và cả nghề thủ công, buôn bán... người Hoa thích hát “Sơn ca”, ca kịch cũng là hình thức nghệ thuật mà họ rất ưa chuộng...[2, tr.19- 20]. Thái Nguyên vừa là cái nôi, điểm hội tụ nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số cư trú trong vùng lại vừa là nơi giao lưu, hội nhập với nền văn hóa của cộng đồng các dân tộc khác tạo nên văn hóa phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của các dân tộc ở Thái Nguyên góp phần không nhỏ vào nền văn hóa của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Trong kho tàng văn hóa phi vật thể, văn hóa dân gian truyền miệng của Thái Nguyên thực sự đặc sắc, gồm nhiều thể loại: truyền thuyết địa danh, truyện cổ tích, truyện thơ. Phong phú hơn cả là kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, câu đố... Dân ca của các dân tộc với những làn điệu đặc trưng như hát “Gỗu plềnh” (hát giao duyên) của người Hmông, hạt “Sli, lượn” (hát trữ tình) của người Tày, Nùng... Bên cạnh đó còn phải kể đến sự phong phú của nền dân vũ dân tộc; những bộ trang phục 15
- với những đường nét hoa văn khéo léo ; những nhạc cụ rất phong phú: khèn, đàn môi, đàn tính... Mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán riêng trong việc cưới, việc tang, trong thờ cúng, lễ hội... Văn hóa vật chất của Thái Nguyên cũng rất đa dạng, bao gồm: các khu di tích lịch sử ở Thái Nguyên là niền tự hào và là tài sản vô giá phản ánh truyền thống đấu tranh kiên cường trong dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đến nay chúng ta còn lưu giữ được rất nhiều chứng cứ vật chất để xác định đã có sự sống của loài người cách đây chừng 2-3 vạn năm, đó là khu di tích lịch sử văn hóa Thần Sa (huyện Võ Nhai), khu di tích lịch sử Núi Văn- Núi Võ (Huyện Đại Từ)...; Do cư trú ở các vùng có đặc điểm về địa lí khác nhau nên văn hóa kiến trúc của các dân tộc Thái Nguyên cũng có những sắc thái riêng. Mỗi dân tộc có tập quán kiến trúc nhà cửa khác nhau; Văn hóa ẩm thực của đồng bào ở đây cũng rất đa dạng: ngày tết người Kinh làm bánh chưng, người Tày làm bánh Tầy... Trong công cuộc đổi mới, với đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nền văn hóa Thái Nguyên có điều kiện vừa bảo tồn phát huy truyền thống văn hóa của các dân tộc mình, vừa tiếp thu tinh hoa của các dân tộc từ các vùng miền trong cả nước, góp phần tạo nên một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc [29, tr.25- 28]. Sự chuyển đổi cơ chế quản lí nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường được thực hiện từ 1986, sau 20 năm khởi động, đến nay nền kinh tế Thái Nguyên đang đi dần vào thế ổn định và có tăng trưởng khá. Với vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đây là những điều kiện thuận lợi để Thái Nguyên có cơ hội phát triển nền kinh tế trên các lĩnh vực nông- lâm- công nghiệp. Nông nghiệp: Thái Nguyên thuộc vùng đất trung du và miền núi, có nhiều loại đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp. Trong 16
- trồng trọt, cơ cấu cây lương thực vẫn là chủ yếu song đang dịch chuyển theo xu hướng giảm dần tỷ lệ, thay vào đó là cây công nghiệp và cây thực phẩm. Đặc biệt, cây chè là cây công nghiệp quan trọng và được coi là cây trồng chủ lực, mũi nhọn vì đó là cây có giá trị kinh tế ổn định nhất trên vườn đồi của tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay, chè là một trong những nông sản xuất khẩu chủ yếu của tỉnh. Trong nền kinh tế tự cấp, tự túc lâu đời của nông nghiệp Thái Nguyên, chăn nuôi trước đây chưa được coi là một ngành sản xuất độc lập, nó chủ yếu đóng vai trò bổ trợ cho trồng trọt. Qua một thời gian phát triển chậm chạp, hiện nay chăn nuôi ở Thái Nguyên cũng đã có bước phát triển và tăng trưởng về giá trị sản xuất cũng như giá trị tăng trưởng (GDP) ở tất cả các chủng loại vật nuôi. Lâm nghiệp: Thái nguyên có diện tích đất tự nhiên 356.663 ha trong đó đất lâm nghiệp 119.855 ha chiếm 34%. Tất cả các đơn vị huyện, thành, thị trong tỉnh đều có diện tích đất rừng tự nhiên và đất rừng trồng. Tuy vậy, những năm trước đây, rừng tự nhiên bị khai thác bừa bãi cộng với việc đốt rừng làm nương và việc bảo vệ rừng chưa được đảm bảo nên hậu quả để lại là rừng cây bị cạn kiệt. Trong những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên đã có chủ trương phát triển kinh tế đồi rừng gắn với việc ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi, trước mắt cần tập trung giao đất giao rừng, kết hợp giữa trồng rừng và trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. Công nghiệp: Công nghiệp có vai trò làm động lực trong guồng máy kinh tế quốc dân của tỉnh, đóng góp khoảng 30- 40% vào GDP của tỉnh, góp phần kích thích nhu cầu sử dụng nguyên liệu, máy móc, thiết bị; nuôi dưỡng các hoạt động thương mại và vận tải; khai thác các nguồn đầu tư về tài chính và kĩ thuật. Ngành công nghiệp Thái Nguyên đã được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ XX. Đến nay, ngành công nghiệp Thái Nguyên đã có một cơ cấu tương đối hoàn chỉnh với sự có mặt hầu hết của các ngành công nghiệp như: năng lượng, luyện kim, cơ khí, hóa 17
- chất... Trong đó công nghiệp luyện kim và sản xuất thép, phôi thép là ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh. Thái Nguyên hiện là một trung tâm giáo dục đào tạo lớn với 5 trường Đại học (gồm Đại học Sư phạm, Đại học Công nghiệp, Đại học Nông Lâm, Đại học Y khoa, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh) và 2 khoa tương đương (Khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội, Khoa Công nghệ thông tin). Các trường chuyên nghiệp của Trung ương và địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gồm 8 trường trung học chuyên nghiệp, 6 trường công nhân kỹ thuật. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học cho các tỉnh miền núi phía Bắc khác. Bước vào thời kỳ đổi mới, tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng bộ Thái Nguyên quyết tâm lãnh đạo khai thác, phát huy những thế mạnh, nắm bắt thời cơ, thuận lợi, tích cực chủ động đẩy lùi khó khăn, thách thức để xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, xứng đáng với vị trí của một trung tâm kinh tế- xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, Thái Nguyên cũng gặp một số khó khăn lớn: là tỉnh miền núi trung du, các yếu tố địa hình, thổ nhưỡng phức tạp, khoáng sản nhiều nhưng phân tán; đồng bào các dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở miền núi địa hình phức tạp, giao thông đi lại không thuận lợi; Nền kinh tế chậm phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi chậm, sản xuất chủ yếu độc canh cây lúa, ít ngành nghề; đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao (30,4%- theo chuẩn mới); Trình độ dân trí của các dân tộc thiểu số nhìn chung còn thấp và không đều. Các dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, do vậy việc huy động vốn đối ứng để xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng 18
- các công trình phúc lợi xã hội... gặp nhiều khó khăn không thể đáp ứng ngay trong một sớm một chiều. Nhận thức được những thuận lợi, khó khăn, trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã phát huy tính chủ động, vận dụng đúng đắn sáng tạo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện cụ thể của tỉnh, đề ra chủ trương, biện pháp thích hợp nhằm phát huy mọi thế mạnh, khắc phục những khó khăn, hạn chế, từng bước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội. Do vậy, trong những năm gần đây, đời sống đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên được cải thiện rõ nét: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp phát triển; mạng lưới các trường học, cơ sở y tế phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh; quốc phòng và an ninh xã hội được đảm bảo; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt nhiệm vụ này đòi hỏi các cấp bộ đảng, chính quyền các địa phương trong cả nước nói chung, tỉnh Thái Nguyên nói riêng phải phát huy tính tích cực, chủ động hơn nữa để có những quyết sách thích hợp nhằm khai thác thế mạnh, khắc phục khó khăn phát triển nhanh và bền vững kinh tế địa phương, phát huy mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, làm cho nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tạo sức mạnh to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.1.2. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta và việc quán triệt thực hiện chính sách dân tộc ở địa bàn Thái Nguyên trƣớc năm 1997 Vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác dân tộc, chính 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 240 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố địa - chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau chiến tranh lạnh đến nay (12/1989 - 5/2008)
144 p | 249 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 181 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 204 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 149 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 169 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 153 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 188 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 153 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 207 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 153 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 177 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 138 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 178 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 138 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 68 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn