Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử từ năm 1998 đến năm 2014
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ chủ trương, giải pháp và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái đối với công tác bảo tồn và Phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh từ năm 1998 đến năm 2014. Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận xét và đúc rút kinh nghiệm nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chủ trương, giải pháp trong công tác bảo tồn phát huy giá trị các di tích trong giai đoạn tiếp theo. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử từ năm 1998 đến năm 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------- LÊ VĂN ĐIN ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội, 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------- LÊ VĂN ĐIN ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2014 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60.22.03.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Văn Thịnh Hà Nội, 2015
- LỜI CAM ĐOAN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử từ năm 1998 đến năm 2014. Tôi xin cam đoan đây là kết quả của quá trình làm việc nghiêm túc và khoa học của bản thân tôi dựa trên những nguồn tài liệu đáng tin cậy và có tham khảo các bài viết của các tác giả đi trước. Hà Nội, ngày 30/11/2015 Học viên Lê Văn Đin
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn với đề tài: “ Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử từ năm 1998 đến năm 2014” Không chỉ là công sức của riêng tôi, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, lớp cao học (Khóa 2013 – 2015) cùng cơ quan, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin gủi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Lê Văn Thịnh – người đã nhiệt tình chỉ bảo và hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện để tôi hoàn thành luận văn của mình. Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có kế thừa một số các thành quả của một số những người đi trước. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn của tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn. Hà Nội, tháng 12/2015 Học viên Lê Văn Đin
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 5 Chƣơng 1:CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2003 ....................................................................................... 8 1.1. Những nhân tố tác động đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử ở tỉnh Yên Bái .......................................................................... 8 1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 8 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 14 1.1.3. Thực trạng công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử ở Yên Bái trước năm 1998......................................................................................... 15 1.2. Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử từ năm 1998 đến năm 2003 ............................................ 21 1.2.1. Chủ trương của Đảng và sự lãnh đạo của Đảng bộ Yên Bái. .............. 21 1.2.2. Quá trình chỉ đạo công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử của Đảng bộ Yên Bái....................................................................................... 28 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 36
- Chƣơng 2: CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ CỦA ĐẢNG BỘ YÊN BÁI TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2014 ................................................................................................................. 38 2.1. Chủ trƣơng của Đảng và sự lãnh đạo của Đảng bộ ............................ 38 2.1.1. Chủ trương của Đảng ........................................................................... 38 2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Yên Bái ................................................. 48 2.2. Đảng bộ tỉnh Yên Bái chỉ đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử từ năm 2004 đến năm 2014................................................... 52 2.2.1. Chỉ đạo công tác điều tra, xếp hạng, bảo tồn, tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử. ...................................................................................................... 52 2.2.2. Chỉ đạo công tác tuyên truyền, xây dựng cơ sở hạ tầng phát huy giá trị các di tích ........................................................................................................ 69 Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................... 73 Chƣơng 3: MỘT VÀI NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ......................... 75 3.1. Một vài nhận xét ..................................................................................... 75 3.1.1. Ưu điểm ................................................................................................. 75 3.1.2. Hạn chế ................................................................................................. 79 3.2. Một số kinh nghiêm chủ yếu ................................................................. 81 KẾT LUẬN .................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 107
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn hoá Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hoá Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc. Di tích lịch sử văn hóa là tài sản vô cùng quý giá của mỗi dân tộc, đất nước, và của cả nhân loại, là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa tôt đẹp của loài loài người. Chính vì vây, việc giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử văn hóa quả thực không phải là điều đơn giản. Trong những năm qua công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích, nhằm phát huy các giá trị văn hóa được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm. Yên Bái là tỉnh có nhiều dân tộc anh em với sự đa dạng về bản sắc văn hóa, tiếp giáp và là đầu mối giao thông giữa các tỉnh Tây Bắc và Việt Bắc. Đất đai khá phong phú và tốt tươi, có sự đa dạng về khí hậu, là điều kiện phát triển kinh tế chính trị văn hóa của tỉnh. Là vùng đất có bề dày văn hóa lịch sử, có một hệ thống di tích lịch sử ở khắp các địa phương trong tỉnh.Hệ thống di tích lịch sử này vừa là niềm tự hào, vừa là một tài sản vô cùng quý giá của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Yên Bái. Hệ thống di tích lịch sử không chỉ phục vụ đời sống tinh thần, tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân địa phương mà còn là một động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái đặc biệt là ngành kinh tế du lịch. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc gin giữ giá trị của hệ thống di tích trên toàn tỉnh. Nên Đảng bộ tỉnh Yên Bái rất quan tâm đến công tác bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa của tỉnh.Ngoài ra các văn bản có 1
- tính pháp quy của nhà nước, của tỉnh ban hành nhiều quy định chính sách cụ thể, để bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử văn hóa trên toàn tỉnh. Tuy nhiên cho đến nay, quá trình lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa từ năm 1998 đến năm 2014 của Đảng Bộ tỉnh Yên Bái vẫn chưa được nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống, toàn diện. Việc nghiên cứu những chủ trương, biện pháp của tỉnh Yên Bái về công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, nhằm làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp, thực hiện đúng theo tinh thần của Nghi Quyết Trung Ương V (khóa VIII) của Ban chấp hành Trung Ương Đảng tháng 6 năm 1998. Từ đó, góp phần đánh giá một cách khách quan, khoa học công tác lãnh đạo của Đảng trên mặt trận văn hóa, gắn liền với việc phát triển kinh tế địa phương. Góp phần tổng kết kinh nghiệm quá khứ phục vụ thực tiễn công tác hiện nay; giúp cho Đảng bộ, cấp ủy có thêm luận cứ khoa học trong xác định chủ trương, biện pháp trong công tác khôi phục giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong toàn tỉnh ở những giai đoạn tiếp theo. Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn quyết định chọn vấn đề “Đảng Bộ, tỉnh Yên Bái lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử từ năm 1998 đến năm 2014” làm luận văn Thạc sỹ Lịch sử của mình, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Với mục đích làm rõ thực trạng công tác bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Yên Bái, từ đó rút ra những bài học trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di tích. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Công tác bảo tồn di tích lịch sử văn hóa là vấn đề đang được Đảng, Nhà nước các cấp các ngành các địa phương quan tâm, vấn đề này cũng được nhiều nhà khoa học đặc biệt quan tâm. 2
- Những công trình đề tài nghiên cứu về lý luận chung về vấn đề bảo tồn và phát huy di tích lịch sử văn hóa: Nguyễn Đăng Duy, Trịnh Minh Đức (1993) Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa Hà Nội, nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề bảo tồn di tích lịch sử ở nước ta; Dương Văn Sáu (2000), Di tích lịch sử Văn hóa, Danh thắng cảnh Việt Nam, Nhà xuất Bản Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày các địa danh lịch sử - văn hóa, danh thắng của Việt Nam; Nguyễn Đình Thanh, Lê Minh Lý (2008), Di sản văn hóa bảo tồn và Phát triển, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, trình bày hiện trạng bảo tồn và phát huy ở một số di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam; Đặc biệt là Nguyễn Văn Quang (2004), Tiền sử và Sơ sử Yên Bái, Nxb Khoa học và Xã hội đây là cuốn sách trình bày hệ thống di tích lịch sử thời kỳ tiền sử và sơ sử của tỉnh Yên Bái, tác giả đã đi sâu nghiên cứu khảo sát di tích đồ đá cũ trên các đồi gò, các di tích sơ kì đá mới trong các hang động đá vôi, các di tích hậu kì đá mới ở thềm cổ sông Hồng. Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra trên vùng đất Yên Bái có một số di tích khảo cổ đặc biệt quan trọng- nơi tàng chữ tư liệu vật chất phong phú đa dạng độc đáo có khả năng bảo tồn, nghiên cứu, thăm quan và phát huy tác dụng thực tiễn cao. Tỉnh Ủy – Hội đông nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2003), Tỉnh Yên Bái một thế kỷ (1900- 2000). Xí nghiệp in Bộ Công Nghiệp Hà Nội, đây là cuốn sách với nội dung trình bày lịch sử Yên Bái trong một thế kỷ từ 1900 đến năm 2000. Ngoài ra có một số các bài đăng trên các tạp chí, Lưu Trần Tiêu (2002) Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam. Hà Văn Tấn (2005) Bảo vệ di tích lịch sử văn hóa trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Phạm Minh Châu (2011) Sức sống cho sự tồn tại của di sản Việt Nam; Nguyễn Thế Hùng (2013) Công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2014; Nguyễn Quốc 3
- Hùng (2014) Vài nét suy nghi về “Yếu tố gốc” cấu thành di tích. Nguyễn Viết Cường (2014) Bảo tồn di tích trong bối cảnh hiện nay. Những bài báo, những cuốn sách trên đều đề cập tới vấn đề di sản văn hóa lý luận chung, đối với công tác đối với công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa. Tuy nhiên vẫn chưa có một công trình cụ thể nào viết về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích tỉnh Yên Bái, một cách chuyên sâu trực tiếp vấn đề: “Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử từ năm 1998 đến năm 2014” dưới góc độ lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ chủ trương, giải pháp và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái đối với công tác bảo tồn và Phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh từ năm 1998 đến năm 2014. Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận xét và đúc rút kinh nghiệm nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chủ trương, giải pháp trong công tác bảo tồn phát huy giá trị các di tích trong giai đoạn tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp và hệ thống hóa nguồn tài liệu liên quan đến đề tài. - Nêu và phân tích những nhân tố tác động đến chủ trương, giải pháp và quá trình chỉ đạo công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử của Đảng bộ tỉnh Yên Bái đối trên địa bàn tỉnh. - Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử của Đảng bộ tỉnh, đồng thời đúc rút những kinh nghiệm chủ yếu có ý nghĩa tham khảo cho hiện tại. 4
- 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những chủ trương, giải pháp và sự chỉ đạo công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử của Đảng bộ tỉnh Yên Bái từ năm 1998 đến năm 2014. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, Luận văn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử của Đảng bộ tỉnh Yên Bái. Do tỉnh Yên Bái có rất nhiều các di tích lịch sử nên luận văn chỉ đề cập đến một số các di tích lớn như: Di tích lịch sử danh Thắng Hồ Thác Bà huyện Yên Bình; di tích lịch sử đền Đông Cuông; đền Nhược Sơn huyện Văn Yên; Khu mộ Nguyễn Thái Học; Lễ đài sân vận động Bến Âu Lâu, Thành Phố Yên Bái, Ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải, khu khảo cổ học Thác Y Đại Cại Lục Yên …. Về không gian trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Về thời gian từ năm 1998 - năm thực hiện Nghị Quyết Trung ương V (tháng 6 năm 1998) khóa VIII đến năm 2014. 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu Nguồn tư liêu mà luân văn sử dụng là: - Các văn kiên của Đảng; các hội nghị Trung ương Đảng, chương trình của Chính Phủ, của Bộ văn hóa thông tin và Du lịch về bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử; - Các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Yên Bái, các Chương trình của Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái, các Báo cáo tổng kết của Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái. 5
- - Các sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử nói chung và với công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử tại tỉnh Yên Bái nói riêng. 5.2.Phương pháp nghiên cứu Trên cở sở của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về văn hóa, luận văn sử dụng phương pháp Lịch sử, phương pháp lôgic và sự kết hợp giữa hai phương pháp ấy. Đồng thời luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác, như phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm đánh giá chính xác những chủ trương, biện pháp công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử của Đảng bộ tỉnh Yên Bái Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, lập bảng nhằm trình bày những kết quả đã đạt được trong quá trình tỉnh Yên Bái thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn trình bày quá trình Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử từ năm 1998 đến năm 2014, qua đó góp phần nghiên cứu lịch sử tỉnh Yên Bái nói chung, và Đảng bộ tỉnh Yên Bái nói riêng. - Từ thực tiễn lịch sử, luận văn khái quát một số ưu điểm, hạn chế và đúc rút những kinh nghiệm chủ yếu về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử của Đảng bộ tỉnh. - Những kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho các trường văn hóa, phục vụ công tác nghiên cứu và quảng bá cho tiềm năng du lịch của tỉnh Yên Bái. 6
- 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liêu tham khảo, phụ lục, Luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1.Chủ trương và sự chỉ đạo bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử của Đảng bộ tỉnh Yên Bái từ năm 1998 đến năm 2003. Chương 2.Công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử của Đảng bộ tỉnh Yên Bái từ năm 2004 đến năm 2014. Chương 3. Một số nhận xét và kinh nghiệm. 7
- Chương 1 CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2003 1.1. Những nhân tố tác động đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử ở tỉnh Yên Bái 1.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Yên Bái Yên Bái nằm ở vị trí địa lý 21018’ đến 22017’ vĩ độ Bắc và 103056’- 1050 06’ kinh Đông. Toàn tỉnh có tổng diện tích tự nhiên 6882,92 km2, chiều từ Đông sang Tây dài 120km, từ Bắc xuống Nam là 100km, trải dọc đôi bờ sông Thao, thuộc khu vực chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc với Trung du Bắc Bộ; Đông Bắc giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang; Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ; Tây Nam giáp tỉnh Sơn La và Phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai. Từ xa xưa, Yên Bái có một vị trí trọng yếu về quân sự kinh tế của nước ta. Tỉnh Yên Bái có diện tích tự nhiên là 6.887, 77km2 với 1 thành phố Yên Bái, 1 thị xã Nghĩa Lộ và 7 huyện là: Lục Yên, Văn Yên, Mù Cang Chải, Trấn Yên, Yên Bình,Văn Chấn và Trạm Tấu. Với 159 xã 10 thị trấn và 11 phường.[1, tr. 43]. Yên Bái có địa hình cấu tạo khá đa dạng và phức tạp (đồng bằng phù sa ven sông Thao, đồng bằng phù sa cổ lượn sóng, đồi tháp đỉnh tròn, đồi bát úp dốc thoải, bồn địa thung lũng, núi cao rãnh sâu, cao nguyên đá vôi dốc đứng). Do độ dốc lớn (trung bình 40 – 500, nhiều nơi 60 – 700, vùng thấp 25 – 400 lại chia cắt mạnh, cao dần từ đông sang tây và từ nam lên bắc). Nên Yên Bái có độ cao trung bình so với mực nước biển là 600m Địa hình của Yên Bái có thể chia như sau:Vùng thấp: nằm ở tả ngạn và lưu vực sông Hồng, lưu vực sông Chảy mang nhiều đặc điểm của vùng trung 8
- du do các đỉnh núi phẳng, nằm sàn sàn như bát úp chạy dài liên tiếp tạo ra các thung lũng bằng phẳng và cánh đồng chạy dọc theo triền sông. Vùng cao: Nằm ở hưu ngạn sông Hồng và cao nguyên giữa sông Hồng và sông Đà, có nhiều dãy núi cao chạy liên tục theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, nhìn xa như một bức tường thành che kín cả bầu trời phía tây, tạo nên khung cảnh khá hùng vĩ đồ sộ. Dãy Hoàng Liên Sơn khi đến Xà Phình, Pú Luông tạo ra các đỉnh Pú Song Sung (2986m), Lũng Cung (2913m), Xu Phin (2814m). Núi ở đây sườn rất dốc, bị các thung lũng hẹp chia cắt sâu tạo ra biên độ chênh lệch tới hàng ngàn mét. Ở phía đông nam, dãy Hoàng Liên Sơn kết thúc một cách đột ngột từ Nghĩa Lộ đến đèo Lũng Lô, nơi có đường Yên Bái – Sơn La chạy qua để lại một vùng đồi và núi thoải tỏa rộng từ hữu ngạn sông Hồng tới tả ngạn Sông Đà, tạo ra vô số thung lũng sông và những bồn địa phù xa bồi đắp khá rộng ở Tú Lệ, Gia Hội và nhất là đồng bằng Nghĩa Lộ (Mường Lò rộng 2300ha lớn thứ nhì Tây Bắc). Dãy núi Lùng Búng với các đỉnh Thảm, Khe Cao, Khe Địa đã tách cao nguyên Ngòi Thia, Ngòi Vần qua đèo Khe Đạo, cao 900m nối liền Nghĩa Lộ với Yên Bái. Vùng cao còn có tả ngạn sông Hồng với dãy núi Con Voi (1400m) cùng nhiều đỉnh núi như núi Bon, Mỏ Vẹt hạ dần độ cao hướng về đông nam. Ngoài ra còn có vùng núi đá vôi Lục Yên nối liền với dãy Tây Côn Lĩnh của Hà Giang. Những đặc điểm địa hình khiến cho Yên Bái có các loại rừng: Nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới trên núi cao. Trong khu vực rừng á nhiệt đới của tỉnh có nhiều loại cây gỗ kim (pơmu, thông, sa mộc, sam mộc ), xen lẫn cây lá rộng thuộc họ sồi, dẻ, đỗ quyên. Ở độ cao trên 2000m, rừng hỗn giao giảm dần, pơ mu mọc thành rừng kín, cao tới 40- 50m đường kính thân có cây tới 1.5m. Cao hơn nữa là các cánh rừng thông xen kẽ các tầng cây bụi nhỏ rồi đến trúc lùn, cây họ cói, cây họ hoa hồng, cây họ thạch Nam.Độ cao hạ dần 9
- khí hậu ấm áp hơn làm cho lớp phủ thực vật rừng có điều kiện phát triển. Bên cạnh các loại gỗ quý như: nghiến, táu, lát hoa, chò chỉ, pơ mu; cây thuốc quý như đẳng sâm, sơn tra, hà thủ ô… động vật quý hiếm như hổ, báo, cầy hương, lợn rừng, vượn, khỉ chăn, tê tê… Xen kẽ các khu rừng lớn là các mặt bằng với nhiều bãi cỏ rộng có khả năng phát triển chăn nuôi đại gia súc hoặc mở mang du lịch sinh thái dịch vụ. Tuy nhiên các loại rừng kể trên nay chỉ còn trong các khu vực núi thuộc huyện Văn Yên, Lục Yên, Trạm Tấu, Mù Cang Chải Đặc trưng khí hậu Yên Bái: là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều nhiệt độ cao. Do đó, tổng lượng bức xạ tới 100-140Kcal/cm2 và cân bằng bức xạ luôn dương. Hàng năm có từ 1200- 2000 giờ nắng, mùa hè gấp đôi mùa đông.Tổng nhiệt độ từ 8000 – 85000C ở vùng núi cao giảm xuống 70000C.Nhiệt độ trung bình ít biến động trong năm (từ 18- 24 0C), cao nhất từ 37- 390C thấp nhất từ 2 -40C.Gió thịnh hành là gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam. Mưa nhiều nhưng phân bố không đều, lượng mưa trung bình từ 1800mm – 2000mm/năm, cao nhất đến 2204mm, thấp nhất là 1106mm. Một số tiểu vùng khí hậu vào tiết xuân thường có mưa dầm triền miên. Bên cạnh nền độ ẩm cao trên phần lãnh thổ Yên Bái còn có một vùng khô hạn. Độ ẩm quanh năm của tỉnh là 85- 87% trung bình cao nhất là 97% thấp nhất là 67% . Bên cạnh những thuận lợi kể trên, địa phương cũng chịu nhiều ảnh hưởng do thời tiết gây ra. Mùa đông nhiều đợt gió lạnh buốt tràn về, đầu mùa hè những đợt gió tây nóng tràn sang gây tổn hại đến sức khỏe con người, súc vật, cây trồng. Chế độ thủy văn: Đặc điểm địa hình và khí hậu như trình bày ở trên đã tạo cho Yên Bái một hệ thống sông ngòi khá dày đặc với hai trục sông lớn: 10
- sông Hồng và sông Chảy cũng như hướng núi hai con sông đều bắt nguồn từ phía bắc, chảy vào Yên Bái theo hướng tây bắc- đông nam, tạo lên hệ sinh thái thung lũng sông rất rõ rệt, chi phối sâu sắc môi trường tự nhiên ở khu vực này. Sông Hồng dài 1149 km chảy theo hướng tây bắc - đông nam do vận động tạo sơn của dãy Hymalaya, bắt nguồn từ Trung Quốc chảy vào Lào Cai, qua hết Yên Bái cắt đôi vùng đất, chia tỉnh thành hai khu vực: Khu vực đông và khu vực tây. Đoạn sông Hồng ở Yên Bái dài khoảng 100km, phía thượng lưu sông hẹp độ dốc cao, nhiều dãy núi chạy ra giáp bờ sông, càng về xuôi, lòng sông càng mở rộng dần, tạo nên các giải đồng bằng hẹp ở vùng trên và mở rộng dần ở phía hạ lưu. Do thung lũng càng xuống càng được mở rộng nên dòng chảy quanh co khúc khuỷu hơn, tạo nên một số khúc vòng lớn, ôm lấy một số vùng bằng phẳng trù phú. Chính những vùng này đã trở thành địa bàn cư trú rất thuận lợi cho các cư dân cổ. Đoạn sông Hồng chảy trên đất Yên Bái có nhiều suối lớn nhỏ đổ vào. Đáng kể nhất là Ngòi Hóp, Ngòi Thia, Ngòi Lâu, Ngòi Vần. Đa phần những con ngòi này nằm ở hữu ngạn sông Hồng. Trong đó lớn nhất là Ngòi Thia có độ dài 160km, bắt nguồn từ núi Phu Sa Phìn cao 2874 m. Ngòi Thia có vai trò quan trọng góp phần mở rộng địa bàn sinh tụ của con người. Lưu lượng sông Hồng bình quân từ 4000 – 5000m3/giây và có độ chênh lệch lớn giữa mùa khô và mùa mưa. Sông Chảy bắt nguồn từ Hà Giang, có hướng dòng chảy gần như song song với sông Hồng, nhập với sông Lô ở Đoan Hùng (Phú Thọ). Sông Chảy có độ dài chảy trong tỉnh Yên Bái là khoảng 85km. Tuy không dài bằng sông Hồng, song sông Chảy lại chảy qua một miền núi đá vôi cao hơn, độ dốc lớn hơn, lòng sông hẹp hơn ở phần thượng nguồn nên dòng chảy có phần xiết hơn, tới vùng Đại Đồng núi bỗng lùi xa, tạo nên một dải đồng bằng mầu mỡ, trù phú khí hậu thoáng đãng, một địa bàn sinh tụ nhiều thời. Nay vùng này đã 11
- trở thành hồ Thác Bà, cảnh quan đã thay đổi. Sông Chảy có nhiều suối chảy vào, đặc biệt là các suối Đại Cại (Tân Lĩnh), Ngòi Biệc, Ngòi Úc, Ngòi Lẫu, Suối Tân Hương… trong đó Ngòi Biệc là lớn hơn cả. Khoáng sản: Được hình thành trên nền trầm tích cổ, Yên Bái là một địa bàn chứa khá nhiều loại khoáng sản, từ quý hiếm đến thông dụng. Theo bản đồ bản đồ khoáng sản, ở Yên Bái có trên 200 điểm mỏ, trong đó có 170 điểm đã được khảo sát, đang được khai thác hoặc chuẩn bị khai thác và trên 30 điểm thuộc loại mỏ cổ, hầu hết đã chấm dứt khai thác (Sở Khoa học công nghệ Yên Bái 1998). Đặc điểm chính của khoáng sản tỉnh Yên Bái là phân bố rải rác, có nhiều chủng loại mỏ đá 47 điểm, mỏ sắt 37 điểm, mỏ đồng 5 điểm, mỏ trì kẽm 10 điểm có trữ lượng không nhiều.Tuy nhiên có những mỏ lại có hàm lượng khá cao. Đặc biệt mỏ đá ở Yên Bái khá phong phú về chủng loại và có chất lượng khá cao. Cao cấp nhất là loại đá quý và bán quý như Rubi (còn gọi là Hồng Ngọc), ngọc, ngọc bích….Những loại đá này tập trung ở vùng Lục Yên, Yên Bình, và dọc theo lưu vực sông Chảy. Các mỏ sắt tập trung nhiều ở phía tây của tỉnh như các huyện Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn và Mù Cang Chải. Các mỏ đồng đều nằm ở phía tây huyện Văn Yên, Trấn Yên, các mỏ kẽm nằm ở Mù Cang Chải. Nhìn chung các mỏ đá phân bố tập trung ở phía đông, còn các mỏ kim loại tập trung ở phía tây tỉnh. Ngoài ra phải kể đến nguồn đá cuội sông suối rất dồi dào có mặt ở khắp nơi trong tỉnh mà tập trung chủ yếu theo dọc bờ sông Hồng và sông Chảy và hàng trăm suối lớn nhỏ thuộc lưu vực của hai sông này. Động vật, thực vật : Dù địa hình và khí hậu Yên Bái đa dạng và phức tạp, song nhìn chung đây là vùng nhiệt đới gió mùa, thảm thực vật và động 12
- vật mang đặc điểm nổi bật của vùng nhiệt đới, tuy đã có những yếu tố biến đổi ít nhiều. Thực vật có thể chia Yên Bái thành ba vành đai thực vật chính như sau: Vành đai thực vật rừng nhiệt đới ở độ cao từ 600 – 700m đổ xuống, chủ yếu nằm trong thung lũng sông Hồng, sông Chảy, các bồn địa ở Văn Chấn, Yên Bình, Lục Yên, đặc điểm chính của vành đai này là rừng thứ sinh, gồm các loại tre, nứa, dây leo, cây thân gỗ thảm thực vật phong phú nhiều tầng. Vành đai thực vật vùng á nhiệt đới ở độ cao từ 600 – 700m đến 1700m. Đây là những dãy núi khá cao thuộc dãy núi Con Voi, vùng cao Trạm Tấu, Văn Chấn, Mù Cang Chải. Thành phần thực vật ở đây đơn giản hơn, phổ biến là các loại cây thấp, cây bụi, họ dương xỉ, họ lan, họ ráy. Cây gỗ có sồi, giẻ, sau sau. Đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống, canh tác, khai thác phổ biến ở vành đai này. Vành đai thực vật cận nhiệt đới, ở độ cao từ 1700m trở lên bao gồm các vùng núi cao hiểm trở phía tây, tây bắc, điển hình là dãy núi Hoàng Liên Sơn, quần thể thực vật ở đây mang đặc tính miền ôn đới, rừng có cả cây lá rộng và cây lá kim nhu sồi, giẻ, pơmu… kết cấu rừng ít tầng (từ 1 đến 2 tầng) Ngoài các kiểu rừng trên Yên Bái còn có xuất hiện một số kiểu rừng đặc biệt, như rừng nhiệt đới trên núi đá vôi, rừng tre nứa trên đồi gò. Nhìn chung chỉ có vùng thấp của vành đai nhiệt đới, vùng rừng kiểu địa bàn đặc biệt là điều kiện đặc biệt thuận lợi cho sự sinh tồn và phát triển của con người. Động vật: phát triển trên nền thực vật rất phong phú, quần thể động vật ở đây cũng trở nên rất đa dạng, những chủng loại động vật cũng được phân bố theo vành đai khí hậu, và vành đai thực vật khác nhau.[52,tr.17- 28] 13
- 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Về kinh tế nhìn chung Yên Bái là một tỉnh nghèo, chậm phát triển, kinh tế lúa nước là chủ đạo, diện tích ruộng ít lại kém màu mỡ, bị chia cắt manh mún, thời gian sinh trưởng dài, năng xuất thấp. Một bộ phậm dân cư nhất là miềm núi, và dân tộc thiểu số còn đói. Nông nghiệp nương rẫy đây khá phát triển, song những năm gần đây đã được hạn chế để bảo vệ rừng, nhờ công cuộc đổi mới nhiều giống lúa ngắn ngày, năng xuất cao gieo trồng nên đời sống nhân dân được cải thiện, từ chỗ thiếu đói lương thực, nay đã no đủ và dư dật. Rừng Yên Bái trước tốt tươi, rậm rạp, nhiều tầng mang đặc trưng rõ của rừng nhiệt đới, thứ sinh, đến nay đã cạn kiệt, nền kinh tế rừng ngày càng chiếm vị trí thấp, cây công nghiệp chủ yếu là cây chè, nghề chè đang trở thành nghề kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Có thể nói đặc điểm của nền kinh tế Yên Bái là nông nghiệp đa canh. Kinh tế vườn đồi theo hình thức trang trại đang có xu hướng phát triển mạnh ở Yên Bái. Nhìn chung Yên Bái là một tỉnh nghèo, trải qua hơn một thập kỷ đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đã có một tiến bộ, xong vẫn trong tình trạng chậm phát triển. Đời sống kinh tế và văn hóa còn có sự chênh lệch khá rõ rệt giữa các vùng thấp và vùng cao, giữa đô thị vùng sâu và vùng xa. [52, tr. 31] Dân số: Theo số liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có tới 30 dân tộc sinh sống, trong đó có 7 dân tộc có dân số trên 10.000 người, 2 dân tộc có từ 2.000 - 5.000 người, 3 dân tộc có từ 500 -2.000 người. Năm 2013, tổng dân số toàn tỉnh là 773.854 người. Mật độ dân số trung bình là 112 người/km2 tập trung ở một số khu đô thị như thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các thị trấn huyện lỵ. Sự phân bố các cộng đồng dân tộc trên địa bàn tỉnh có những đặc trưng sau: 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 177 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 203 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 147 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 168 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 150 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 199 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 175 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn