Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Dạy học Lịch sử cổ trung đại Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực ở trường Trung học phổ thông thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 5
download
Luận văn này nghiên cứu phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận của phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong giảng dạy phần Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, chương trình Lịch sử lớp 10 - THPT. Khảo sát, phân tích thực trạng việc sử dụng của phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường các trường THPT trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Dạy học Lịch sử cổ trung đại Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực ở trường Trung học phổ thông thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ THỊ BẢO YẾN DẠY HỌC LỊCH SỬ CỔ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ THỊ BẢO YẾN DẠY HỌC LỊCH SỬ CỔ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 8.22.90.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Hồng Thái THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan mọi kết quả của đề tài “Dạy học lịch sử cổ trung đại Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực ở trường Trung học phổ thông thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Các số liệu, dữ liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn và công bố đúng quy định. Thái Nguyên, ngày 16 tháng 11 năm 2019 Người cam đoan Vũ Thị Bảo Yến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ từ phía quý phòng, ban thuộc trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Trân trọng cảm ơn công lao của quý thầy, cô đã trang bị cho tôi những kiến thức trong suốt khóa học; đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Đỗ Hồng Thái đã có định hướng, gợi mở phương pháp giải quyết vấn đề… phù hợp, cần thiết giúp tôi hoàn thành tốt kết quả nghiên cứu của mình. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể Lãnh đạo các trường THPT trên địa bàn thành phố Hạ Long, các đồng nghiệp nói chung và các giáo viên bộ môn Lịch sử nói riêng; bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nội dung học tập, thực hiện nghiên cứu của mình. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình đã giúp đỡ, động viên cả về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài. Trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 16 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Vũ Thị Bảo Yến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT........................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ....................................................................... vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài................................................................................. 2 3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 4 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................... 5 5. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 6 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC LỊCH SỬ CỔ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH .................................... 7 1.1. Cơ sở lí luận của việc dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực ............................................................................................................ 7 1.1.1. Năng lực và dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT ............................................................................................... 7 1.1.2. Dạy học Lịch sử Việt Nam cổ trung đại ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực ...................................................................... 17 1.1.3. Đề xuất quy trình của việc dạy học lịch sử cổ trung đại Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực ở trường Trung học phổ thông thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ................................................... 26 1.1.4. Cấu trúc và đặc điểm của học phần Lịch sử Việt Nam cổ trung đại trong chương trình Lịch sử lớp 10......................................................... 32 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc dạy học Lịch sử Việt Nam cổ trung đại ở trường THPT thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ............................ 33 1.2.1. Khái quát chung về các trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ................................................... 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1.2.2. Thực trạng việc dạy học lịch sử cổ trung đại Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực ở trường Trung học phổ thông thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh .................................................................... 37 Kết luận chương 1.............................................................................................. 47 Chương 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CỔ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH .. 48 2.1.1. Những yêu cầu khi lựa chọn phương pháp phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học Lịch sử cổ trung đại Việt Nam ........................ 48 2.1.2. Các phương pháp dạy học phát triển năng lực khi dạy học phần Lịch sử cổ trung đại Việt Nam ...................................................................... 50 2.2. Thực nghiệm sư phạm trong dạy học Lịch sử Việt Nam cổ trung đại theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh ..................................................................... 61 2.2.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................... 61 2.2.2. Giả thuyết thực nghiệm ......................................................................... 61 2.2.3. Thời gian, đối tượng thực nghiệm ......................................................... 62 2.2.4. Phương pháp thực nghiệm..................................................................... 62 2.2.5. Quy trình thực nghiệm .......................................................................... 63 2.2.6. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 64 2.2.7. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm .............................................. 65 2.2.8. Kết luận thực nghiệm sư phạm.............................................................. 68 Kết luận chương 2.............................................................................................. 70 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 72 1. Kết luận .......................................................................................................... 72 2. Khuyến nghị................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 74 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 1. GV : Giáo viên 2. HS : Học sinh 3. PPDH : Phương pháp dạy học 4. THPT : Trung học phổ thông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực .......................... 12 Bảng 1.2. Kết quả khảo sát tác dụng của việc áp dụng dạy học theo Phương pháp định hướng phát triển năng lực ...................................................... 41 Bảng 1.3. Kết quả khảo sát ý kiến về hiệu quả của việc áp dụng các phương pháp dạy học phát triển năng lực ............................................................ 42 Bảng 3.1. Số lượng học sinh đạt học lực Giỏi, Khá năm học 2018 - 2019 của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm .......................................................... 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ: Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ phần trăm kết quả bài kiểm tra theo khoảng điểm của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm .......................................................... 66 Sơ đồ: Sơ đồ 1.1. Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ................... 32 Sơ đồ 1.2. Quy trình thực hiện bài giảng theo định hướng phát triển năng lực khi dạy học phần Lịch sử cổ trung đại Việt Nam, Lịch sử 10 .............. 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Theo đó, việc tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất, tinh thần, học tập tích cực, tự giác, biết cách học tập suốt đời, hình thành những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thực hiện mục tiêu đó, chương trình môn Lịch sử ở cấp trung học phổ thông (THPT) hướng tới giúp học sinh phát triển năng lực tìm tòi, khám phá, nhận thức và tư duy lịch sử; năng lực vận dụng bài học lịch sử vào thực tiễn. Trên nền tảng tri thức khoa học lịch sử, giáo dục nhân cách, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, hình thành phẩm chất công dân Việt Nam, đủ năng lực hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, các trường THPT thông tỉnh Quảng Ninh đặc biệt trên địa bàn thành phố Hạ Long đã có những hoạt động chuyên môn tích cực để tiếp cận tinh thần đổi mới giáo dục. Trong dạy học Lịch sử, các phương pháp dạy học tích cực được triển khai rộng rãi và bước đầu có những kết quả khả quan. Tuy nhiên, việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực đang còn nhiều bất cập từ nhận thức đến phương pháp triển khai ở trường phổ thông. Thực tiễn tiến hành việc đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử, chúng tôi nhận thấy rằng, cần phải tập trung vào vấn đề khơi dậy hứng thú, say mê, học tập tự giác, tích cực cho học sinh, từng bước loại bỏ quan niệm cho rằng đây là một môn học khô khan, trừu tượng, khó dạy, khó học, khó ứng dụng các phương pháp dạy học. Đây là mấu chốt có tính đột phá của vấn đề đổi mới, bởi nó chi phối việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Mỗi một phương pháp dạy học đều có đặc trưng và ưu thế riêng. Việc vận dụng phương pháp dạy học mang lại hiệu quả như thế nào tùy thuộc vào kĩ năng sử dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- phương pháp và quá trình tổ chức dạy học, nội dung kiến thức của môn học đó quyết định. Đối với việc dạy học Lịch sử ở trường THPT, mỗi bài học có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, trong đó có những phương pháp giữ vai trò chủ đạo. Với kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT nói chung và dạy học phần Lịch sử Việt Nam cổ trung đại Lịch sử lớp 10 nói riêng chỉ đem lại hiệu quả cao khi công tác chuẩn bị cho bài học được tiến hành cẩn trọng, chu đáo. Để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu đổi mới toàn diện trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử nói riêng, tôi đã chọn đề tài “Dạy học lịch sử cổ trung đại Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực ở trường Trung học phổ thông thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp chương trình thạc sĩ khoa học giáo dục của mình. Theo tôi, việc nghiên cứu vấn đề này là rất cần thiết, vừa mang ý nghĩa khoa học, vừa có giá trị thực tiễn lâu dài, nhất là trong năm 2019, năm bản lề của ngành giáo dục đào tạo với nhiều chương trình, kế hoạch nhằm chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến đề tài Trên thế giới, phương pháp dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực vẫn còn là một nội dung khá mới mẻ đối với nền giáo dục của nhiều nước. Do vậy, khi tìm hiểu kinh nghiệm của các quốc gia khác về vấn đề này, tác giả gặp một số khó khăn khi tiếp cận nguồn tài liệu. Hiện tại, trên thế giới, mới chỉ có một số ít quốc gia có những công trình nghiên cứu và đã áp dụng phương pháp giáo dục này vào thực tế, đó là New Zealand, Canada, Úc... Do vậy, trong quá trình tìm hiểu trước khi phát triển để tài, tác giả mới được tiếp cận một số công trình nghiên cứu của nước ngoài về Phương pháp giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, cụ thể là các tài liệu sau: 1. Capacity Building for School Improvement: A Case Study of a New Zealand Primary School (tạm dịch Phát triển năng lực cho sự cải thiện của trường học: Bài học kinh nghiệm ở một trường cấp 1 tại New Zealand), tác giả Patricia Stringer, công bố vào tháng 11 năm 2008. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2. Teacher Capacity Building and Effective Leaching and Learning: A seamless connection (tạm dịch là Phát triển năng lực giáo viên và Phương pháp dạy và học hiệu quả: một mối liên hệ liền mạch), của GS. TS. Benedicta Egbo thuộc Đại học Windso, Canada, công bố tháng 9 năm 2011. 3. Capacity Development Plan for Teacher educators: Strengthening pre-service teacher education in Myanmar (STEM) (tạm dịch là Kế hoạch Định hướng phát triển năng lực cho Giáo dục bậc sư phạm: Tăng cường giáo dục giáo dục trên giảng đường bậc sư phạm tại Myanmar), tài liệu thuộc dự án STEM được triển khai tại Myanmar bởi UNESCO, được tài trợ bởi Chính phủ Úc, công bố vào tháng 08 năm 2016. 4. The Idea of Quality: Voicing the Educational, (tạm dịch là Ý tưởng về chất lượng: Tiếng nói của nền giáo dục), của Ronald Barnett, xuất bản năm 1992. 2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài Từ trước đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT. Khi nghiên cứu đề tài “Dạy học lịch sử cổ trung đại Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực ở trường Trung học phổ thông thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”, tác giả đã được tiếp cận các công trình nghiên cứu, các tài liệu sau: Năm 2005, trong tài liệu tập huấn “Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới” thuộc dự án phát triển giáo dục THPT ở Hà Nội, GS. Bernd Meier và TS. Nguyễn Văn Cường đã trình bày chi tiết những nội dung cơ bản về phát triển năng lực gồm 4 phần chính: - Phần 1: Một số cơ sở của dạy và học trong xã hội tri thức. - Phần 2: Dạy và học với phương pháp dạy học mới. - Phần 3: Dạy và học với phương tiện dạy học mới. - Phần 4: Chất lượng dạy học và chuẩn giáo dục. Đặc biệt, ngày 4-11-2013, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, Ban chấp hành trung ương khóa XI số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Bên cạnh đó, Bộ giáo dục và đào tạo cũng ban hành kế hoạch số 831/KH- BGDĐT tổ chức hội thảo “Một số vấn đề chung về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015”. Trong hội thảo có bài viết: - “Mục tiêu và chuẩn trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015” của tác giả Đinh Quang Báo. Bài viết tập trung làm rõ khái niệm của các năng lực và phẩm chất của học sinh ở trường THPT và THCS. Từ đó tác giả nêu rõ chuẩn đầu ra của các năng lực và phẩm chất đạt được ở mỗi cấp học. - “Bàn về năng lực chung và chuẩn đầu ra của năng lực” của tác giả Mai Văn Hưng. Bài viết trình bày khái niệm năng lực, những năng lực chung và năng lực riêng đồng thời đề xuất hình thức đánh giá của một số năng lực. Riêng bộ môn Lịch sử, cuốn sách “Dạy học phát triển năng lực môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông” của tác giả Nghiêm Đình Vỳ (2018), Nhà xuất bản Đại học sư phạm đã giới thiệu một số vấn đề lí thuyết về dạy học phát triển năng lực, phương pháp phát triển năng lực trong môn Lịch sử và kiểm tra, đánh giá năng lực. Luận văn thạc sĩ “Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông (Thực nghiệm qua lớp 10 chuẩn)” của tác giả Đơn Nguyệt Linh ở trường Đại học sư phạm Hà Nội đã đưa ra những cơ sở lí luận và biện phát nhằm nâng cao một năng lực của học sinh THPT đó là năng lực tự học. Để hoàn thành được đề tài này, các công trình nghiên cứu trên là tài liệu quý giá để tác giả tham khảo và có một góc nhìn sâu sắc, toàn diện vấn đề mà mình nghiên cứu. 3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giảng dạy nội dung Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, chương trình Lịch sử lớp 10 ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh. - Phạm vi thời gian: Năm học 2018 - 2019. - Nội dung nghiên cứu: chương trình Lịch sử lớp 10 - Phần hai: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- - Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại 06 lớp 10 thuộc 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Hạ Long là THPT Hòn Gai (10A1, 10B1); THPT Vũ Văn Hiếu (10A2, 10A3); THPT Văn Lang (10B, 10C). 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận của phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong giảng dạy phần Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, chương trình Lịch sử lớp 10 - THPT. - Khảo sát, phân tích thực trạng việc sử dụng của phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường các trường THPT trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất các biện pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, chương trình Lịch sử lớp 10 - THPT. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng việc sử dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, chương trình Lịch sử lớp 10 ở 03 trường THPT thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Để thực hiện đề tài này, tác giả dựa vào những nguồn tài liệu chủ yếu sau: - Các văn kiện chỉ đạo đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học. - Các công trình nghiên cứu về tâm lí học, giáo dục học, giáo dục lịch sử, đặc biệt các kết quả nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở xác định mục đích, đối tượng nghiên cứu của đề tài, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi. + Phương pháp quan sát, phỏng vấn. + Phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng kết kinh nghiệm. + Phương pháp thống kê toán học. + Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 5. Đóng góp của luận văn - Đề tài hoàn thành góp phần làm sáng tỏ thực trạng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong giảng dạy nội dung Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, chương trình Lịch sử lớp 10 ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. - Cung cấp cơ sở lí luận cho việc sử dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong giảng dạy nội dung Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, chương trình Lịch sử lớp 10 ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. - Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho các học viên cao học, sinh viên các ngành quan tâm đến phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong giảng dạy nội dung Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, chương trình Lịch sử lớp 10 nhằm đổi mới phương pháp dạy học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC LỊCH SỬ CỔ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH 1.1. Cơ sở lí luận của việc dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực 1.1.1. Năng lực và dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT 1.1.1.1. Khái niệm về năng lực Khái niệm năng lực (competency) có nguồn gốc tiếng La tinh "competentia". Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau. Theo Barnett (1992): "Năng lực là một tập hợp các kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp với một hoạt động thực tiễn". Chú trọng hơn đến tính thực hành của năng lực, Rogiers (1996) cho rằng: "Năng lực là biết sử dụng các kiến thức và kĩ năng trong một tình huống có nghĩa" [14]. Trong Từ Điển Webster's New 20th Century (1965): "Năng lực là khả năng đáp ứng thích hợp và đầy đủ các yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động". Cùng quan điểm với các ý kiến trên là F.E. Weinert khi tác giả cho rằng: "Năng lực là những kĩ năng, kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt" [4]. Năm 2002, Tổ chức các nước kinh tế Phát triển (OECD) đã thực hiện một nghiên cứu lớn về những năng lực cần đạt của người lao động trong thời kỳ kinh tế tri thức. Nghiên cứu này xác định: "Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể". Theo Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường: "Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức" [4]. Ở Việt Nam, vấn đề năng lực cũng đã sớm được đề cập. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Theo Từ điển tiếng Việt: Năng lực là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao. Trong các chương trình dạy học hiện nay của các nước thuộc khối OECD, người ta cũng sử dụng mô hình đơn giản hơn, phân chia năng lực thành hai nhóm chính, đó là các năng lực chung và các năng lực chuyên biệt. Các năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều hoạt động khác nhau bao gồm: Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân - Năng lực tự học. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực tư duy. - Năng lực tự quản lý. Nhóm năng lực về quan hệ xã hội - Năng lực giao tiếp. - Năng lực hợp tác. Nhóm năng lực công cụ - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực tính toán [7], [12]. Năng lực chuyên biệt là những năng lực có tính chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu của một lĩnh vực chuyên biệt nào đó. Trong bài viết "Bàn về năng lực chung và chuẩn đầu ra về năng lực của HS THPT trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015", PGS.TS Mai Văn Hưng đã nêu ra khái niệm về năng lực như sau: - Năng lực tự nhiên (natural ability) là loại năng lực được nảy sinh trên cơ sở những tư chất bẩm sinh di truyền, không cần đến tác động của giáo dục, đào tạo. Nó cho phép con người giải quyết được những yêu cầu tối thiểu, quen thuộc đặt ra cho mình trong cuộc sống. Chính năng lực tự nhiên này góp phần vào sự phát triển của các trẻ em, nhưng sự khác nhau giữa các trẻ không phải do yếu tố năng lực tự nhiên quyết định hoàn toàn. - Năng lực được đào tạo (trained ability) này được hình thành trên nền tảng của năng lực tự nhiên nhưng là một bậc cao hơn so với năng lực tự nhiên. Năng lực được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- đào tạo là những phẩm chất của quá trình hoạt động tâm lý tương đối ổn định và khái quát của con người. Như vậy, "Năng lực của con người là sự kết hợp hài hòa giữa năng lực tự nhiên và năng lực được đào tạo, là hệ thống tiền đề bên trong và bên ngoài để từ đó phát triển thành tài năng cá nhân". Với đối tượng cụ thể là HS THPT, tác giả Nguyễn Công Khanh cho rằng: "Năng lực của HS là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống" [22]. Tóm lại, trong luận văn này, tôi lựa chọn định nghĩa: "Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở kết hợp sự hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm và thái độ" làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. 1.1.1.2. Đặc điểm của năng lực Theo GS. Đinh Quang Báo, tuy năng lực có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng năng lực có một số đặc điểm chung, cơ bản là: - Đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của một công việc cụ thể, do một con người cụ thể thực hiện năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tự quản lý bản thân,... Vậy không tồn tại năng lực chung chung. - Có sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối tượng cụ thể (kiến thức, quan hệ xã hội,...) để có một sản phẩm nhất định; do đó có thể phân biệt người này với người khác. - Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể. Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Vì vậy, năng lực vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động, nó là điều kiện của hoạt động, nhưng cũng phát triển trong chính hoạt động đó. - Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức hợp lí các kiến thức, kĩ năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình huống) nhất định. Biểu hiện của năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kĩ năng trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không ở tiếp thu lượng tri thức rời rạc [1]. Với những đặc điểm chung rút ra trên đây để chỉ đạo quá trình dạy học, giáo dục là muốn hình thành, rèn luyện, đánh giá năng lực ở cá nhân tất yếu phải đưa cá nhân tham gia vào hoạt động làm ra sản phẩm. 1.1.1.3. Cấu trúc của năng lực Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Hiện nay, việc phát triển năng lực thông qua dạy học được hiểu đồng nghĩa với phát triển năng lực hành động. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần sau: - Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Trong đó bao gồm cả khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ thống và quá trình. Năng lực chuyên môn hiểu theo nghĩa hẹp là năng lực nội dung chuyên môn, theo nghĩa rộng bao gồm cả năng lực phương pháp chuyên môn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- - Năng lực phương pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức. - Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. - Năng lực cá thể (Individual competency): Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử. Từ cấu trúc của năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này [4]. 1.1.1.4. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT Dạy học định hướng phát triển năng lực là chương trình dạy học nhằm khắc phục những nhược điểm của giáo dục định hướng nội dung "hàn lâm, kinh viện". Mục tiêu dạy học không chỉ giới hạn trong việc truyền thụ hệ thống tri thức chuyên môn mà nhằm phát triển toàn diện nhân cách thông qua việc phát triển các năng lực cho người học. Để xác định mục tiêu dạy học của môn học cần xác định những kết quả, năng lực nào người học cần đạt một cách rõ ràng, cụ thể, có thể đánh giá được. Khi mô tả mục tiêu dạy học của các bài học theo kiến thức, kĩ năng, thái độ cần liên hệ chúng để góp phần phát triển những năng lực nào trong các thành phần năng lực. Dạy học định hướng phát triển năng lực, trong đó người học cần được luyện tập vận dụng kết hợp các thành phần kiến thức, kĩ năng thái độ trong những tình huống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 241 | 66
-
Dưới đây là luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á mười thế kỷ đầu công nguyên
115 p | 257 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 181 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 204 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 151 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 173 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 153 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 188 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 153 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 211 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 153 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 177 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 138 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 181 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 138 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 69 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn