intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đời sống kinh tế văn hóa của người Sán Chỉ ở huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2018)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này nghiên cứu khái quát những nét chính về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh và người Sán Chỉ tại đây. Tìm hiểu, phân tích các hoạt động chủ yếu và những biến đổi về kinh tế, văn hóa của người Sán Chỉ ở huyện Tiên Yên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đời sống kinh tế văn hóa của người Sán Chỉ ở huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2018)

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN NỮ NHƯ HẲNG ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI SÁN CHỈ Ở HUYỆN TIÊN YÊN TỈNH QUẢNG NINH (1986 - 2018) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN NỮ NHƯ HẰNG ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI SÁN CHỈ Ở HUYỆN TIÊN YÊN TỈNH QUẢNG NINH (1986 - 2018) Ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 8.22.90.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. KIM NGỌC THU TRANG THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Đời sống kinh tế, văn hóa của người Sán Chỉ ở huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2018) dưới sự hướng dẫn của TS. Kim Ngọc Thu Trang là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực chưa được công bố. Thái Nguyên, ngày 19 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Nữ Như Hằng i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học - TS. Kim Ngọc Thu Trang đã tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Lịch sử Việt Nam và Thế giới khoa Lịch sử trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Chân thành tri ân sự chỉ dẫn và giúp đỡ của cán bộ Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Dân tộc học, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, Phòng Văn hóa Thông Tin, Phòng Dân tộc, Phòng Thống kê huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh trong quá trình tác giả tìm tư liệu. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 19 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Nữ Như Hằng ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC .......................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU....................................................................... vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2 3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .................................................. 6 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................... 7 5. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 8 6. Bố cục luận văn ............................................................................................... 8 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI SÁN CHỈ Ở HUYỆN TIÊN YÊN TỈNH QUẢNG NINH ............................................................................. 9 1.1. Vài nét về huyện Tiên Yên ........................................................................ 9 1.1.1. Tự nhiên, kinh tế và xã hội ........................................................................ 9 1.1.2. Dân cư và thành phần dân tộc ................................................................. 17 1.2. Khái quát về người Sán Chỉ ở huyện Tiên Yên ...................................... 20 1.2.1. Nguồn gốc, tên gọi và ngôn ngữ ............................................................. 20 1.2.2. Dân số và phân bố dân cư........................................................................ 23 Chương 2. ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI SÁN CHỈ Ở HUYỆN TIÊN YÊN TỈNH QUẢNG NINH (1986 - 2018) ................................ 25 2.1. Nông nghiệp ............................................................................................ 25 2.1.1. Trồng trọt ................................................................................................. 25 2.1.2. Chăn nuôi................................................................................................. 31 2.2. Lâm nghiệp .............................................................................................. 34 iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. 2.3. Thủ công nghiệp ...................................................................................... 35 2.4. Khai thác các nguồn lợi tự nhiên ............................................................. 43 2.5. Trao đổi buôn bán .................................................................................... 44 Chương 3. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI SÁN CHỈ Ở HUYỆN TIÊN YÊN TỈNH QUẢNG NINH (1986 - 2018) ................................ 47 3.1. Văn hóa vật chất ...................................................................................... 47 3.1.1. Ẩm thực ................................................................................................... 47 3.1.2. Trang phục ............................................................................................... 52 3.1.3. Nhà ở ...................................................................................................... 54 3.2. Văn hóa tinh thần..................................................................................... 58 3.2.1. Phong tục tập quán .................................................................................. 58 3.2.2. Tôn giáo, tín ngưỡng ............................................................................... 66 3.2.3. Văn hóa, nghệ thuật dân gian .................................................................. 69 3.2.4. Lễ hội ....................................................................................................... 72 KẾT LUẬN....................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 81 PHỤ LỤC iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DT : Dân tộc HN : Hà Nội HĐND : Hội đồng nhân dân KT : Kinh tế NXB : Nhà xuất bản Tr : Trang UBDT : Ủy ban dân tộc UBND : Ủy ban nhân dân UBMTTQ : Ủy ban mặt trận tổ quốc XH : Xã hội v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tổng hợp số hộ, khẩu của người Sán Chỉ ở Tiên Yên .................. 23 Bảng 2.1. Tổng hợp các sản phẩm trao đổi buôn bán của người Sán Chỉ ở Tiên Yên ..................................................................................... 44 vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kinh tế và văn hóa là hai thành tố quan trọng gắn liền với sự hình thành và phát triển của mỗi quốc gia dân tộc cũng như các tộc người. Kinh tế đề cập đến các hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Mỗi tộc người trong quá trình vận động và phát triển của mình đều dựa vào những điều kiện riêng mà hình thành nên những loại hình kinh tế đặc trưng. Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, là kết quả của sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Văn hóa của một dân tộc thể hiện trước hết ở bản sắc của dân tộc ấy. Nói cách khác, văn hóa là thước đo trình độ phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong một mối quan hệ thống nhất, văn hóa đóng vai trò quan trọng cho việc định hướng phát triển một nền kinh tế. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, tộc người Sán Chỉ là một trong hai nhánh (cùng với nhánh tộc người Cao Lan) thuộc dân tộc Sán Chay, được coi là một trong những thành viên quan trọng trong cộng đồng tộc người Việt Nam. Người Sán Chỉ cư trú rải rác, xen cài với các dân tộc ít người khác ở một số địa phương thuộc các tỉnh phần Đông Nam vùng Đông Bắc Việt Nam: Thái Nguyên (Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại Từ), Tuyên Quang (Sơn Dương, Hàm Yên, Yên Sơn), Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang (Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động), Lạng Sơn (huyện Lộc Bình, Hữu Lũng), Quảng Ninh (các huyện Hoành Bồ, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên…). Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, theo số liệu 1/4/2009, thành phần dân tộc Sán Chay chiếm 1,41% (trong đó tộc người Sán Chỉ chiếm trên 80% số dân trong thành phần dân tộc Sán Chay của tỉnh). Người Sán Chỉ có số dân đứng thứ 5 sau các tộc người Việt, Dao, Tày, Sán Dìu của tỉnh [40]. 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. Tộc người Sán Chỉ là một trong bảy tộc người thiểu số của tỉnh Quảng Ninh sinh sống thành cộng đồng làng bản, cư trú ở hầu hết ở các huyện miền núi của tỉnh, đặc biệt là khu vực huyện Tiên Yên, bởi đây là huyện có vị trí trung tâm trong giao lưu văn hóa của các tộc người. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo kinh tế, xã hội của Tiên Yên có nhiều khởi sắc. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân, trong đó có tộc người Sán Chỉ được cải thiện đáng kể. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định về cơ sở vật chất so với vùng thành thị của tỉnh nhưng người Sán Chỉ ở Tiên Yên vẫn luôn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thông qua bảo tồn ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán của tộc người mình, góp phần vào bức tranh văn hóa đa sắc màu của các tộc người thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Việc nghiên cứu về đời sống kinh tế, văn hóa của người Sán Chỉ ở huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh từ năm 1986 đến năm 2018 không chỉ làm rõ đặc điểm kinh tế, văn hóa của người Sán Chỉ ở huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh từ 1986 đến 2018 mà quan trọng hơn là đi sâu làm rõ những thay đổi, chuyển biến trong đời sống vật chất và tinh thần, từ đó xác định những giá trị kinh tế, văn hóa cần bảo tồn và phát huy của tộc người Sán Chỉ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những vấn đề đặt ra trên đây là cơ sở để chúng tôi chọn “Đời sống kinh tế, văn hóa của người Sán Chỉ ở huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2018)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình với hi vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ những khía cạnh đặt ra ở trên. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề người Sán Chỉ và hoạt động kinh tế, văn hóa của tộc người này đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu, ở những mức độ và khía cạnh khác nhau. Tác phẩm “Kiến văn tiểu lục” của Sử gia Lê Quý Đôn đã khái quát về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ đời Trần đến đời Lê, đi sâu vào nhiều lĩnh vực thuộc 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. chế độ các vương triều Lý, Trần, từ thành quách núi sông, đường sá, thuế má, phong tục tập quán, sản vật, cho tới các lĩnh vực thơ văn, sách vở... đặc biệt, tác phẩm là một công trình có giá trị đối với tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn khi đã đề cập đến vấn đề văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam trong đó có nhắc tới nguồn gốc của người Cao Lan và Sán Chỉ. Cuốn sách “Việt Nam hình ảnh 54 dân tộc” do NXB Văn hóa Dân tộc xuất bản năm 1996, đã giới thiệu khái quát bức tranh 54 dân tộc ở nước ta về lịch sử, đời sống, văn hóa các dân tộc trong đó có người Sán Chỉ. Các cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Tiên Yên tập 1,2,3 của NXB Quảng Ninh xuất bản năm 1991 đã khái quát về lịch sử Tiên Yên thời Pháp thuộc và thời kì sinh sống tập trung của người Hoa tại đây. Năm 1997, cuốn sách “Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam” của giáo sư Nguyễn Văn Huy do NXB Giáo dục xuất bản năm 1997 đã đề cập đến một số đặc điểm cơ bản về đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Sán Chỉ ở Việt Nam. Tiếp đó, trong công trình “Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía bắc Việt Nam”, NXB Văn hóa Dân tộc xuất bản năm 2000, các tác giả Nguyễn Chí Huyên, Hoàng Hoa Toàn, Lương Văn Bảo đã đề cập một cách toàn diện về địa lí, nguồn gốc và đặc điểm các tộc người thiểu số sống ở vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, trong đó có tộc người Sán Chỉ ở Quảng Ninh. Cuốn sách đã cung cấp cho độc giả những kiến thức và sự hiểu biết quý báu về các dân tộc định cư ở vùng biên giới phía Bắc. Công trình “Địa chí Quảng Ninh” do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh biên soạn năm 2001 đã làm rõ những nét cơ bản về điều kiện tự nhiên, con người, truyền thống lịch sử, quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, luật lệ, hệ thống chính trị, an ninh, quốc phòng tỉnh Quảng Ninh từ thời tiền sử, sơ sử đến năm 2012. Qua đó, nhấn mạnh những thế mạnh, tiềm năng, đặc trưng căn bản, phổ quát, riêng biệt cũng như 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. những thuận lợi, khó khăn của tỉnh Quảng Ninh. Trong cuốn “Đặc trưng văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam” được NXB Văn hóa Dân tộc xuất bản năm 2002, PGS.TS Hoàng Nam đã đề cập đến văn hóa và vài nét đặc điểm văn hóa của người Sán Chỉ. Công trình “Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam” của tác giả Khổng Diễn được NXB Văn hóa Dân tộc xuất bản năm 2003 đã nghiên cứu thông qua điền dã về dân tộc Sán Chay trong đó có nhóm người Sán Chỉ về lịch sử hình thành tộc người, dân số, sự phân bố dân cư, địa bàn cư trú, các hoạt động kinh tế, văn hóa… trên địa bàn các tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Quảng Ninh. Công trình là một tài liệu có giá trị với tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Công trình “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam” do NXB Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2010 đã đề cập đến những đặc trưng cơ bản của tộc người Sán Chỉ ở Việt Nam như ngôn ngữ, trang phục, nhà ở, phong tục tập quán, tín ngưỡng… Năm 2011, trong cuốn “Tổng quan văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam” được NXB Văn hóa Dân tộc xuất bản, GS.TS Hoàng Nam đã trình bày một cách khái quát về các tộc người thiểu số ở Việt Nam trong đó có đề cập đến tộc người Sán Chỉ. Năm 2014, Cuốn “Tiên Yên miền khát vọng” do Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ huyện Tiên Yên biên soạn đã giới thiệu khái quát truyền thống, thành tựu kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội của huyện Tiên Yên từ năm 1954 đến năm 2014. Cuốn sách cũng là tuyển tập các tác phẩm Văn học - Nghệ thuật chào mừng kỉ niệm 60 năm ngày tiếp quản Tiên Yên (8/8/1954 - 8/8/2014). Cuốn sách “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Bắc)” được NXB Khoa học Xã hội xuất bản năm 2015 đã trình bày điều kiện địa lý tự nhiên, vấn đề lịch sử của các tộc người, đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa, ngôn ngữ; Khái quát về các dân tộc ít người ở Việt Nam bao gồm các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme, nhóm ngôn ngữ Tày - 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. Thái, nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao, nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, nhóm ngôn ngữ Hoa và các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ khác. Đồng thời, đi sâu nghiên cứu về đời sống các dân tộc ít người và quan hệ giữa các dân tộc trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh các công trình nghiên cứu về người Sán Chỉ dưới dạng sách còn ít nhưng những bài viết liên quan đến vấn đề này được đăng trên các tạp chí. Có thể kể đến như: Bài viết “Trở lại vấn đề thành phần dân tộc của hai nhóm Cao Lan - Sán Chỉ” của tác giả Khổng Diễn đăng trên Tạp chí Dân tộc học số 3, năm 2004 đã trình bày những nghiên cứu khái quát về nguồn gốc lịch sử cũng như đi sâu phân tích thành phần dân tộc của hai nhóm người Cao Lan và Sán Chỉ; Bài viết “Về dân tộc Sán Chay” của tác giả Nguyễn Khắc Tụng, đăng trên Tạp chí Dân tộc và Thời đại số 66 năm 2004 đã trình bày khái quát về dân tộc Sán Chay ở Việt Nam về tên gọi, ngôn ngữ, thành phần tộc người, đôi nét về văn hóa vật chất và tinh thần; Năm 1972, trong bài viết “Về mối quan hệ tộc người giữa hai nhóm Cao Lan và Sán Chỉ” đăng trên Thông báo Dân tộc học số 1, tác giả Nguyễn Nam đã trình bày những nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai tộc người Cao Lan và Sán Chỉ từ tên gọi, ngôn ngữ đến lịch sử hình thành và di cư, các nét cơ bản về đời sống kinh tế và văn hóa. Tiếp đó, trong bài viết “Về nguồn gốc và quá trình di cư của người Cao Lan - Sán Chí”, đăng trên Tạp chí Dân tộc học số 1 năm 1973 tác giả Nguyễn Nam Tiến đã khái quát lại nguồn gốc và những mốc lịch sử trong quá trình di cư của người Cao Lan, Sán Chỉ vào Việt Nam; Bài viết “Luật tục Sặm Nhịt Hụi của tộc người Sán Chỉ huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) và ảnh hưởng của nó đến thực hiện luật pháp về hôn nhân và gia đình Việt Nam” đăng trên Thông báo Dân tộc học năm 2013 đã trình bày và chỉ ra những nét đặc sắc trong luật tục của người Sán Chỉ, từ đó, tác giả có những liên hệ với việc thực hiện quy định về hôn nhân và gia đình ở Việt Nam. Ngoài ra, còn phải kể đến các đề tài, luận văn, luận án của các tác giả khác cũng góp phần cung cấp thêm kiến thức để chúng tôi nghiên cứu, hoàn thành 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. luận văn: Luận văn “Các nghi lễ chủ yếu trong chu kì vòng đời của người Sán Chỉ ở tỉnh Thái Nguyên”, của tác giả Trần Văn Ái bảo vệ năm 2002; Luận văn “Đô thị Tiên Yên (Quảng Ninh) - Quá trình hình thành và biến đổi” của tác giả Trần Thị Kim Dung bảo vệ năm 2015, tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở trên chủ yếu là những công trình mang tính khái quát về người Sán Chỉ và văn hóa tộc người Sán Chỉ. Việc nghiên cứu một cách cụ thể về đời sống kinh tế, văn hóa của người Sán Chỉ ở ở huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh đặc biệt trong giai đoạn 1986 - 2018 còn đang là khoảng trống. Vì vậy, tất cả những công trình kể trên đều là những nguồn tư liệu qúy giá, có ý nghĩa với tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. 3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu mà Luận văn hướng tới là đời sống kinh tế, văn hóa của người Sán Chỉ ở huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh từ năm 1986 đến năm 2018. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học về người Sán Chỉ ở huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh, trong đó trọng tâm là tìm hiểu đời sống kinh tế, văn hóa. Để làm sáng tỏ nội dung Luận văn, chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu những vấn đề trọng yếu sau: - Khái quát những nét chính về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh và người Sán Chỉ tại đây. - Tìm hiểu, phân tích các hoạt động chủ yếu và những biến đổi về kinh tế, văn hóa của người Sán Chỉ ở huyện Tiên Yên. - Rút ra các nhận xét, đánh giá chung về kinh tế, văn hóa của người Sán Chỉ ở huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển kinh tế và bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc của người Sán Chỉ. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu của Luận văn về không gian là huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh. - Phạm vi thời gian mà Luận văn bao quát là từ năm 1986 đến năm 2018. Tuy nhiên, để có thể tìm hiểu được quá trình hình thành và nguồn gốc tộc người cũng như những nét khái quát về người Sán Chỉ ở Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi phải mở rộng phạm vi thời gian nghiên cứu về trước năm 1986. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Để hoàn thành Luận văn, chúng tôi dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu sau: - Nguồn tài liệu thành văn: Bao gồm các Nghị quyết của Trung ương Đảng về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc, các sách, công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, lịch sử tỉnh Quảng Ninh trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa…; các bài viết về nguồn gốc tộc người, những nét đặc sắc trong văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của các tộc người, trong đó có người Sán Chỉ. Ngoài ra, phải kể đến các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, cử nhân, các báo cáo trong các hội thảo, các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành. Nguồn tài liệu này được lưu giữ tại các trung tâm nghiên cứu và các thư viện lớn của Việt Nam (Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Viện nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Thư viện Viện Dân tộc học, Thư viện tỉnh Quảng Ninh...). - Nguồn tài liệu thực địa: Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tiến hành điền dã tới những thôn, xóm, bản ở Tiên Yên có người Sán Chỉ sinh sống, tiến hành phỏng vấn những người cao tuổi về đời sống kinh tế và văn hóa của người Sán Chỉ nơi đây. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện, đề tài sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra, Luận văn còn vận dụng các phương pháp tổng hợp và phân tích, so sánh đối chiếu, phương pháp điều tra, hệ thống hóa bằng bảng biếu, sơ đồ để Luận văn có cái nhìn tổng quát hơn. Đặc biệt, để làm rõ các hoạt động kinh tế - văn hóa của người Sán Chỉ ở huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh, phương pháp điền dã được chúng tôi đặc biệt chú trọng nhằm bổ sung nguồn tư liệu thực tế cho luận văn. 5. Đóng góp của luận văn - Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách cụ thể và hệ thống về đời sống kinh tế, văn hóa của người Sán Chỉ ở huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất được các giải pháp nhằm giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa của người Sán Chỉ ở huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh. - Luận văn có thể sử dụng như một công trình tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử Việt Nam, lịch sử địa phương, lịch sử văn hóa, tộc người. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Thư mục tài liệu tham khảo và Mục lục, nội dung của Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về người Sán Chỉ ở huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh. Chương 2: Đời sống kinh tế của người Sán Chỉ ở huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2018). Chương 3: Đời sống văn hóa của của người Sán Chỉ ở huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2018). 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI SÁN CHỈ Ở HUYỆN TIÊN YÊN TỈNH QUẢNG NINH 1.1. Vài nét về huyện Tiên Yên 1.1.1. Tự nhiên, kinh tế và xã hội Về tự nhiên Tiên Yên là một huyện miền núi, ven biển, nằm ở vị trí trung tâm cửa ngõ khu vực miền Đông tỉnh Quảng Ninh trên hành lang giao thương với nước bạn Trung Quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, là đầu mối giao thông thủy, bộ, cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 90 km về phía Tây, với toạ độ địa lý: Từ 21011’ đến 21033’ vĩ độ Bắc và từ 107013’ đến 107032’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp huyện Đình Lập (Lạng Sơn) và huyện Bình Liêu, phía Đông giáp huyện Đầm Hà, phía Tây giáp huyện Ba Chẽ và thị xã Cẩm Phả, phía Nam giáp huyện Vân Đồn. Huyện lị là thị trấn Tiên Yên nằm ở điểm giữa quốc lộ 18A, cách thành phố Hạ Long và Móng Cái trên 90km. Tiên Yên nằm ở vị trí gần với các trung tâm kinh tế dịch vụ lớn của tỉnh, có các trục giao thông quan trọng đi qua địa bàn như Quốc lộ 18 nối liền với Hạ Long và Móng Cái. Quốc lộ18C từ thị trấn Tiên Yên đi cửa khẩu Hoành Mô. Quốc lộ 4 chạy từ Mũi Chùa qua Tiên Yên một đoạn dài khoảng 10km, nối Tiên Yên với các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, là tuyến đường chạy song song với biên giới Việt Trung. Nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động của tỉnh Quảng Ninh (thành phố công nghiệp Cẩm Phả, khu kinh tế Vân Đồn, khu công nghiệp cảng biển Hải Hà và khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái), Tiên Yên được đánh giá là miền đất giàu tiềm năng và sẽ là đô thị mới "Thị xã ngã ba miền Đông Bắc" tỉnh Quảng Ninh trong tương lai. Nhìn chung, vị trí địa lí huyện Tiên Yên khá thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và du lịch. Hiện nay, Tiên Yên có 12 đơn vị hành chính cơ sở 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. gồm thị trấn Tiên Yên và 11 xã: Tiên Lãng, Đông Ngũ, Đông Hải, Phong Dụ, Hải Lạng, Đại Dực, Đại Thành, Yên Than, Hà Lâu, Điền Xá và Đồng Rui [56]. Về địa hình: Tiên Yên là vùng đất thung lũng với địa hình đồi núi chen lẫn, chia cắt bởi sông suối. Theo đặc điểm địa hình lãnh thổ, Tiên Yên có thể chia thành 3 vùng như sau : Vùng đồi núi: Bao gồm 6 xã là Hà Lâu, Điền Xá, Yên Than, Phong Dụ, Đại Dực, Đại Thành. Ở phía Tây Bắc địa hình bị chia cắt và xói mòn rửa trôi mạnh, các xã trên cao chủ yếu là đồi rừng, trồng các loại cây đặc sản, chăn nuôi. Đồi núi vùng này có vai trò quan trọng chi phối sự hình thành các yếu tố tự nhiên, đồng thời chia cắt các xã tạo thành các vùng khác nhau. Vùng đồi thấp và đồng bằng ven biển : Bao gồm 5 xã là Đông Ngũ, Đông Hải, Tiên Lãng, Hải Lạng và thị trấn Tiên Yên. Vùng này thường bị sông suối chia cắt thành từng vùng nhỏ rời rạc, rất phức tạp, sườn dốc thoải, chân đồi là những rải ruộng bậc thang, bãi sú vẹt, cồn cát ven biển bị ngập thủy triều, chủ yếu phát triển nông - lâm - ngư nghiệp. Vùng đồng bằng ven biển: Gồm xã Đồng Rui địa hình thấp hơn mặt nước biển khi thủy triều lên bao bọc xung quanh tạo lên sự chia cắt, nên vùng đất bằng này chủ yếu là cấy lúa và nuôi trồng thủy sản. Phía Tây Bắc có dãy núi Cái Kỳ với đỉnh cao nhất Ngà Là chạy dài ra cửa sông Ba Chẽ theo hướng Đông Bắc Tây Nam, trở thành ranh giới tự nhiên giữa Tiên Yên và Ba Chẽ. Dưới chân núi là một dải đồng bằng ven biển và vùng đầm đảo Hà Dong thuộc các xã giàu nhất huyện: Đồng Rui và Hải Lạng. Phía Bắc rừng núi điệp trùng một màu xanh của hồi, quế, keo, thông, của các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa như Điền Xá, Hà Lâu, Phong Dụ. Phía Đông có dãy Pạc Sủi và Thang Châu chạy theo hướng Bắc Nam, thấp dần xuống phía biển tạo thành vùng đồng bằng duyên hải của các xã Đông Ngũ, Đông Hải - vựa lúa no ấm của Tiên Yên. Qua dãy Pạc Sủi là thung lũng xã Đại Dực. Từ trên cao nhìn xuống ruộng bậc thang uốn lượn và những nếp nhà sàn cao thấp của đồng bào Sán Chỉ đẹp như một bức tranh. Ở đây có đặc sản dầu sở, có miến 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. dong nổi tiếng. Những bãi cỏ rộng dài thuận lợi cho việc chăn thả trâu bò. Dưới chân dãy Pạc Sủi là những rừng quế chạy dài tạo nên đặc sản quế Khe Táu. Về sông ngòi: Tiên Yên có 2 con sông lớn là Tiên Yên và Phố Cũ, hợp nhau tại đầu thị trấn Tiên Yên, đổ ra cửa biển Mũi Chùa. Các con sông đã không ngừng mở rộng các bãi phù sa cổ ở cửa sông, tạo nên những cánh đồng ven biển ở các xã Đông Ngũ, Đông Hải, Tiên Lãng, Hải Lạng. Ngoài cửa biển, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ còn bồi đắp tạo nên bãi triều ngập mặn rộng lớn của đảo Đồng Rui. Hệ thống sông suối phân bố tương đối đều tạo ra nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp, cung cấp nước tưới cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Ngoài hệ thống sông suối, Tiên Yên rất ít hồ đập, chủ yếu chỉ là đập tràn nhỏ. Diện tích tưới tiêu huyện Tiên Yên chủ yếu là bơm từ nước sông. Cùng với sông ngòi, Tiên Yên có bờ biển dài 35 km thuộc vịnh Bắc bộ, phân bố dọc các xã ven biển, có vụng kín được án ngữ che chắn bởi hệ thống đảo Cái Bầu, Vạn Vược, Vạn Mục, Núi Cuống, trong vụng có vực sâu kéo dài từ cửa sông Tiên Yên theo hướng Tây Bắc, Đông Nam đến cửa Vạn Hoa, là nơi sinh sống của nhiều loài hải sản có giá trị như cua, tôm, cá song, cá tráp, ngao, sò, ngán, sá sùng, giun biển, với diện tích khoảng 3000 ha bãi triều. Biển Tiên Yên có nhiều hệ sinh thái biển phong phú, đa dạng, có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển, trữ lượng tiềm năng hải sản vùng vụng khoảng 6500 tấn, khả năng cho phép khai thác khoảng 50- 60% trữ lượng trong đó chủ yếu là tôm, cua, mực và các loại nhuyễn thể. Về khí hậu: Tiên Yên nằm trong khu vực miền núi, khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt. Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, mùa đông khí hậu khô hanh khắc nghiệt kéo dài thậm chí có sương muối từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa đông ở dẻo cao khá lạnh, nhiều ngày có sương muối. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,4°C, lượng mưa lớn, mưa phùn nhiều về mùa đông. Có thể nói, so với các huyện và đơn vị hành chính khác trong vùng 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. khí hậu Tiên Yên tương đối mát mẻ, trong lành, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp và cho cuộc sống yên bình của nhân dân. Bên cạnh những thuận lợi, còn có những khó khăn như mùa đông có khả năng xảy ra sương muối, mùa hè mưa lớn, bão hoạt động mạnh có thể phá huỷ nhà cửa, đê điều, hoa màu gây lũ lụt, xói mòn đất... Về tài nguyên thiên nhiên: Với diện tích rộng 61.707 ha, đứng thứ hai trong tỉnh sau Hoành Bồ, tài nguyên lớn nhất của Tiên Yên là đất rừng (29.330ha), trong đó 2/3 là rừng tự nhiên với nhiều loại gỗ quý như lim, táu. Đất rừng tự nhiên thích hợp với nhiều loại cây trồng lâu năm như quế, sở, thông, bạch đàn. Rừng Tiên Yên rất phong phú về chủng loại, thực vật có 1020 loài thuộc 6 ngành và 171 họ. Một số ngành lớn như Mộc Lan 951 loài, ngành dương xỉ 58 loài, ngành thông 11 loài; về động vật có khoảng 127 loài như lưỡng cư 11 loài, bò sát 5 loài, chim 67 loài, thú 34 loài. Nhìn chung, rừng của Tiên Yên hiện nay đang phát triển tốt góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, cải thiện cảnh quan đồi núi. Đặc biệt là hiện nay rừng và đất rừng huyện Tiên Yên đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nông lâm kết hợp, tạo thêm công ăn việc làm cho hàng trăm lao động và làm cho sản phẩm xã hội ngày càng thêm phong phú. Bên cạnh đất rừng, đất nông nghiệp của Tiên Yên rất hẹp, chỉ hơn 3.000ha, trong đó gần 2.000ha là đất ruộng lúa nước (Hiện nay có 2 hồ nước: Hồ Khe Táu 8 triệu m3 và hồ Tiên Lãng 0,6 triệu m3) [36, tr.83]. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản Tiên Yên có than đá, vàng, quặng, chì và kẽm nhưng trữ lượng không lớn và chất lượng quặng thấp. Ở Khe Lặc, xã Đại Dực có nguồn nước khoáng thuộc loại bicacbonat natri đã được khảo sát và rất có triển vọng khai thác. Từ vị trí địa lí và những điều kiện tự nhiên đa dạng, Tiên Yên là huyện có tiềm năng phát triển kinh tế về nhiều mặt như nông, lâm, ngư nghiệp, thương mại, dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2