Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)
lượt xem 5
download
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) nêu lên tổng quan về vùng đất, con người Ninh Thuận; phụ nữ Ninh Thuận trong giai đoạn (1954 – 1960); phụ nữ Ninh Thuận trong chống chiến tranh xâm lược của Đế quốc Mỹ(1961 – 1975).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH …o0o… LÊ DIỆU HÀ ĐÓNG GÓP CỦA PHỤ NỮ NINH THUẬN TRONG SỰ NGHIỆP KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 – 1975) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH …o0o… LÊ DIỆU HÀ ĐÓNG GÓP CỦA PHỤ NỮ NINH THUẬN TRONG SỰ NGHIỆP KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 – 1975) Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số: 662254 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ VĂN ĐẠT Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
- MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................ 3 MỞ ĐẦU .............................................................................................. 5 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ................................................... 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 9 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu. ................................................ 10 5. Đóng góp khoa học của luận văn ................................................................ 11 6. Bố cục của luận văn .................................................................................... 12 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI NINH THUẬN. ............................................................................................. 13 1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên của Ninh Thuận. ....................................... 13 1.2. Vài nét về truyền thống phụ nữ Ninh Thuận .......................................... 18 Chương 2: PHỤ NỮ NINH THUẬN TRONG GIAI ĐOẠN (1954 – 1960)................................................................................................. 23 2.1. Tình hình Ninh Thuận sau Hiệp định Genève và chủ trương của Đảng đấu tranh đòi thi hành Hiệp định. .................................................................... 23 2.2. Phụ nữ Ninh Thuận chống dồn dân và chuẩn bị nổi dậy khởi nghĩa (1954 – 1960)............................................................................................................. 27 2.3. Phụ nữ Ninh Thuận trong phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) ............ 30 Chương 3: PHỤ NỮ NINH THUẬN TRONG CHỐNG CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA ĐẾ QUỐC MỸ(1961 – 1975)........... 45 3.1. Phụ nữ Ninh Thuận là lực lượng góp phần xây dựng căn cứ kháng chiến vững mạnh. ........................................................................... 45 3.2. Phụ nữ Ninh Thuận là lực lượng đi đầu trong đấu tranh chính trị và binh vận ................................................................................................................... 50 3.2.1. Giai đoạn 1961 – 1968: ..............................................................................50 3.2.2. Giai đoạn 1969 – 1975. ..............................................................................56 3.3. Phụ nữ Ninh Thuận tích cực chiến đấu và tham gia phục vụ chiến đấu. . 62 3.4. Phụ nữ Ninh thuận cùng cả nước tiến tới tổng tiến công và nổi dậy giải phóng quê hương tháng 4/1975 ....................................................................... 75
- KẾT LUẬN ........................................................................................ 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 93 PHỤ LỤC ........................................................................................... 97
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu Xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc, phụ nữ nước ta đã có những đóng góp, cống hiến vô cùng lớn lao, họ thật sự xứng đáng được ghi nhận, được vinh danh như một biểu tượng cao đẹp, một niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Cũng như phụ nữ cả nước, phụ nữ Ninh Thuận luôn nỗ lực phát huy truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, cần cù lao động, kiên cường chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt... Không phân biệt là phụ nữ Việt hay phụ nữ các dân tộc khác, phụ nữ Ninh Thuận đã luôn kề vai sát cánh, đùm bọc tương trợ lẫn nhau, cùng nhau góp sức mình chiến đấu và xây dựng quê hương, đất nước. Có thể nói, sự đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận thể hiện rất rõ nét trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ lâu dài, gian khổ, ác liệt của dân tộc. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phụ nữ Ninh Thuận đã động viên chồng, con, anh em lên đường nhập ngũ bảo vệ quê hương, đất nước, bản thân chị em nhiệt tình hăng hái, xông pha vào các trận tuyến, ra sức tăng gia sản xuất ở hậu phương, đảm đương cả phần việc của chồng con, nuôi dạy con cái, phụng dưỡng cha mẹ… Những đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận nói chung, các huyện miền núi của tỉnh nói riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhất là giai đoạn ( 1954 – 1960 ) đã góp phần đưa huyện Bác Ái của tỉnh Ninh Thuận trở thành huyện đầu tiên của Nam Trung Bộ giành được quyền làm chủ, đóng góp những kinh nghiệm quý báu cho phong trào “Đồng khởi”. Địa bàn Ninh Thuận nằm ở vị trí chuyển tiếp nối giữa Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, là đơn vị đầu mối tiếp nhận sự chi viện từ Bắc vào Nam, lại án ngữ ở vị trí cửa ngõ phía bắc của Sài Gòn, nên Ninh Thuận có một vị trí khá quan trọng. Cả phía ta và phía địch đều cố gắng tranh thủ được mặt lợi thế của địa bàn Ninh Thuận. Chính vì vậy, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, địa bàn Ninh Thuận luôn sôi động, từ
- những trận chống càn ác liệt, đẫm máu cho đến các hoạt động giao liên, vận tải hàng chi viện từ miền Bắc…Và trong bất cứ hoạt động nào cũng có sự hăng hái tham gia của phụ nữ Ninh Thuận, chị em không quản ngai hi sinh, gian khổ vì ngày mai toàn thắng. Sự hi sinh thầm lặng, vô tư của họ đã góp phần to lớn cho thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Chiến tranh tuy đã lùi xa vào quá khứ, nhưng những chiến công của phụ nữ Ninh Thuận năm xưa vẫn luôn sống mãi trong mỗi người đã từng sống và chiến đấu trên mảnh đất kiên trung này. Quá khứ dù đã qua nhưng nó lại là nền tảng cho hiện tại và tương lai, nên như một lẽ hiển nhiên chúng ta phải cố gắng học hỏi từ quá khứ để phục vụ cho hiện tại và dự báo cho tương lai. Tìm hiểu, nghiên cứu về sự đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thật sự là một nghĩa cử, một sự tri ân của hậu thế đối với những đóng góp, hi sinh của những người đi trước. Tuy nhiên, hiện nay do hạn chế về sử liệu cùng nhiều nguyên do chủ quan và khách quan khác, nên vẫn chưa thật sự có những hoạt động nghiên cứu một cách thật hệ thống và đầy đủ về những đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cho nên, các sách, tài liệu…viết về những đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ vẫn còn rất ít ỏi và chung chung. Chính vì thế, tôi chọn vấn đề: “ Đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)” làm đề tài luận văn thạc sỹ khoa học Lịch sử. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài “ Đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)” nhằm trình bày một cách có hệ thống và toàn diện những đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên địa bàn và của cả dân tộc. Trên cơ sở đó cố gắng khái quát đặc điểm, vai trò của phụ nữ Ninh Thuận trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đề tài cũng cố gắng tìm ra
- những bài học kinh nghiệm về công tác tổ chức phụ nữ, nhất là phụ nữ các dân tộc ít người sự nghiệp đấu tranh bảo vệ tổ quốc trong những giai đoạn lịch sử cụ thể; từ đó đề xuất một vài kiến nghị về vấn đề công tác phụ nữ ở Ninh Thuận để phụ nữ thực sự trở thành một lực lượng xung kích trong cuộc đấu tranhh xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay, đề tài lịch sử về sự đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ chỉ mới được đề cập một cách khá chung chung hoặc trong những công trình nghiên cứu chung về lịch sử Đảng, lịch sử quân sự hay lịch sử chuyên đề…của tỉnh Ninh Thuận, khu VI, cụ thể : + Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Thuận Hải, “Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Thuận Hải”,Nxb Xí nghiệp in Thuận Hải, 1991. Đây là tác phẩm lớn nhất đề cập đến phụ nữ Ninh Thuận. Tác phẩm đã cố gắng khái quát những đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận qua các thời kỳ kháng chiến. Tác phẩm trình bày theo kết cấu chương hồi, bám sát theo từng giai đoạn lịch sử, khá giống lịch sử Đảng bộ nên chưa thực sự làm bật lên sự đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận. + Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận, “Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Ninh Thuận”,Nxb Xí nghiệp in Phan Rang, 1997 và Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Ninh Thuận, “Truyền thống cách mạng phụ nữ Ninh Thuận 1930 – 1975”, Nxb Xí nghiệp in Phan Rang, 1997 , đây cũng là những tác phẩm trình bày khá khái quát về những cống hiến của phụ nữ Ninh Thuận trong kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên, tác phẩm cũng có kết cấu theo từng chiến lược chiến tranh khá giống với lịch sử Đảng. Nhiều chỗ chỉ mang tính liệt kê sự kiện,chưa làm rõ được đặc điểm của phong trào, chưa dựng được bức tranh sinh động về những đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận trong tất cả các lĩnh vực. Ngoài ra, còn có những tác phẩm như: “Phụ nữ Nam Trung Bộ trong sự nghiệp kháng chiến cứu nước (1930 – 1975), Nxb Đà Nẵng, 1999, đây là tác
- phẩm khá đồ sộ tái hiện toàn bộ những hoạt động của chị em phụ nữ Nam Trung Bộ, trong đó có chị em phụ nữ Ninh Thuận thời kỳ 1930 – 1975. Do thời gian khá dài nên quy mô tác phẩm chỉ tái hiện những sự kiện tương đối quan trọng và chỉ điểm xuyết một ít những đóng góp của chị em phụ nữ Ninh Thuận. Thêm vào đó, một số tác phẩm như: “ Ninh Thuận 30 năm chiến tranh giải phóng”,Nxb Xí nghiệp in Phan Rang, 2000; “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Ninh Sơn (1955 – 1975),Nxb Xí nghiệp in Phan Rang, 2000;“Lịch sử Đảng bộ huyện Bác Ái (1930 – 2000),Nxb Xí nghiệp in Phan Rang, 2005;“Lịch sử Đảng bộ huyện Ninh Phước (1930 – 2000),Nxb Xí nghiệp in Phan Rang, 2005; “Lịch sử Đảng bộ huyện Ninh Hải (1930 – 2000),Nxb Xí ngiệp in Phan Rang, 2005; “Lịch sử Đảng bộ huyện Ninh Sơn (1930 – 2000), Nxb Xí nghiệp in Phan rang, 2005; “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 1930 – 1975”, in tại Xí nghiệp in số 3, quận I, thành phố hồ Chí Minh, 1995. Toàn bộ những tác phẩm trên chủ yếu viết về lịch sử Đảng bộ tỉnh và các huyện. Song những tác phẩm trên cũng tái hiện ít nhiều về những hoạt động của chị em phụ nữ Ninh Thuận trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kì. Bên cạnh những tác phẩm đã liệt kê, thì những tác phẩm, bài báo, công trình nghiên cứu sau cũng thể hiện được những đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ như: “Lịch sử khu VI”, Nxb Quân đội nhân dân, 1995; “Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Ninh Thuận”, Nxb Xí nghiệp in Phan Rang,2002; “Kỷ yếu hội thảo: Vai trò đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ trong chiến tranh giải phóng (1945 -1975)”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004; Nguyễn Nam Khánh, “Miền Trung những năm tháng không quên”, Nxb Quân đội nhân dân, 2003 và “Đất và người duyên hải miền Trung”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2004. Nguyễn Trọng Xuyên, “Nhớ về chiến trường khu VI”, Nxb Quân đội nhân dân, 2004; “H50 ngày ấy”,Nxb Xí nghiệp in Phan Rang; 2005. “Tuổi trẻ Ninh Thuận những chặng đường đấu tranh cách mạng (1930 -1975), Xí nghiệp in Phan Rang,2005. “Lịch sử Đảng bộ thành phố
- Phan Rang – Tháp Chàm (1930 – 2005), Xí nghiệp in Phan Rang, 2007. “Nam Trung Bộ kháng chiến”,Nxb Quân đội, 2007. “Phước Thuận những chặng đường đấu tranh cách mạng và xây dựng (1930 – 1975), Xí nghiệp in Phan Rang, 2010. “Lịch sử truyền thống ngành y tế Ninh Thuận (1945 – 2000), Xí nghiệp in Phan Rang, 2010. “Lịch sử bưu điện tỉnh Ninh Thuận (1930 – 1998), Xí nghiệp in Phan Rang, 2010. Bên cạnh đó, một số tư liệu bằng hiện vật thật, hồi kí và lời kể của một số nhân chứng tham gia kháng chiến chống Mỹ mà tôi khai thác được qua công tác điền dã cũng là tư liệu quý để tôi hoàn thành tốt đề tài này. Những tác phẩm dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau đã ít nhiều đề cập đến phong trào đấu tranh của phụ nữ Ninh Thuận. Nhưng nhìn chung, chưa có một công trình nào trình bày một cách hệ thống và toàn diện những hoạt động đấu tranh, những đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; cũng như chưa đưa ra được những đánh giá, đặc điểm, vai trò và những bài học kinh nghiệm về phong trào đấu tranh của phụ nữ Ninh Thuận. Mặc dù vậy, những công trình này là nguồn tài liệu quý giá, hữu ích góp phần giúp tôi hoàn thành luận văn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. + Đối tượng nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung trình bày về phong trào đấu tranh của phụ nữ Ninh Thuận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và những đóng góp của họ thể hiện trên tất cả các mặt dưới sự lãnh đạo của khu ủy khu VI, Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận. Đồng thời luận văn cũng bước đầu tìm hiểu về quá trình chuyển biến tâm lý của phụ nữ Ninh Thuận từ thụ động đến hăng hái, xông pha vào trên các mặt trận trong từng giai đoạn cụ thể của cuộc kháng chiến chống Mỹ và những nguyên nhân dẫn đến sự chuyển biến đó. + Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: luận văn được giới hạn trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến ngày 30/4/1975, để giúp cho việc trình bày những đóng góp của của phụ nữ Ninh Thuận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ một cách có luận chứng và khoa học hơn, luận văn sẽ mở rộng thời gian về trước thời điểm 1954 để tạo tiền đề so sánh, nắm bắt tình hình chuyển biến của phong trào phụ nữ từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ. Về không gian: không gian đề cập trong luận văn là địa bàn tỉnh Ninh Thuận, nhưng tập trung chủ yếu ở địa bàn các huyện miền núi tỉnh Ninh Thuận như: Bác Ái, Ninh Sơn. 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu. - Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận sử học Mác xít, luận văn sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic trong quá trình nghiên cứu, xem đây là phương pháp chủ yếu. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp các nguồn tài liệu và khảo cứu từ thực địa, lập tư liệu bằng ảnh chụp, phỏng vấn tọa đàm với các nhân chứng nhằm khai thác thêm tư liệu, làm rõ hơn những nguồn tư liệu chưa chính xác, chưa đống nhất; ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh theo lịch đại, đồng đại và phương pháp liên ngành (phương pháp thống kê, định lượng…) nhằm phát hiện những điểm tương đồng và dị biệt của những sự kiện lịch sử của tỉnh Ninh Thuận cũng như các tỉnh, thành khác trong cả nước. Từ đó, luận văn sẽ làm sáng tỏ những nét đặc thù trong phong trào phụ nữ của tỉnh Ninh Thuận và những đóng góp riêng của họ. - Nguồn tài liệu: Nguồn tài liệu sử dụng trong luận văn bao gồm các văn bản, nghị quyết, chỉ thị báo cáo tình hình chung về quân sự, chính trị, văn hóa,kinh tế…và các tài liệu tổng kết tình hình từng năm của Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận:
- • Chỉ thị : “ Tiếp tục đẩy mạnh các mặt hoạt động năm 1969 của tỉnh ủy Ninh thuận.” ( lưu tại Ban tuyên giáo tỉnh ủy Ninh Thuận) • Báo cáo thống kê của tỉnh ủy Ninh thuận năm 1974 (lưu tại ban tuyên giáo tỉnh ủy Ninh Thuận ) • Báo cáo của tỉnh ủy năm 1973 – 1974 (lưu tại Ban tuyên giáo tinh ủy Ninh Thuận) • Dự thảo Nghị quyết hội nghị và chỉ thị về xây dựng căn cứ miền núi của Liên khu ủy V (lưu tại ban tuyên giáo tỉnh ủy Phú yên) • Tài liệu của Ty nông – lâm – ngư nghiệp 1971, 1975(lưu tại Ban tuyên giáo tỉnh ủy Ninh Thuận … Những văn bản nghị quyết về công tác phụ nữ của Trung ương và Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận. Các công trình sử học đã xuất bản của Trung ương và địa phương về lịch sử Đảng, lịch sử quân sự, lịch sử phong trào phụ nữ, lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng; các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Nghiên cứu quân sự…các bài nghiên cứu đăng trên báo địa phương. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các nguồn tài liệu thông qua các cuộc tọa đàm, hồi ký viết tay, băng ghi âm lời kể cùng hình ảnh của nhân chứng lịch sử cung cấp; tài liệu tổng kết chiến tranh của tỉnh Ninh Thuận. 5. Đóng góp khoa học của luận văn Từ kết quả nghiên cứu trên, luận văn sẽ góp phần: - Trình bày có hệ thống những đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận thể hiện trên tất cả các lĩnh vực trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đặc biệt là những đóng góp của phụ nữ các dân tộc thiểu số cũng như những đóng góp có được từ tinh thần đoàn kết, tương trợ giữa phụ nữ Kinh và các dân tộc thiểu số khác.
- - Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng bước đầu nêu lên ý nghĩa của những đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận, nguyên nhân đưa đến những đóng góp đó. Từ đó đề tài cũng cố gắng nêu ra những đặc điểm riêng của phong trào phụ nữ ở Ninh Thuận trong việc vận dụng sáng tạo sự lãnh đạo của Đảng, tổ chứ hội…. - Tập hợp giới thiệu tư liệu, góp phần hiệu đính, chỉnh sửa những sử liệu còn chưa chính xác về phong trào phụ nữ ở Ninh Thuận và những đóng góp của họ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. - Dựa trên kết quả đã nghiên cứu được luận văn cũng cố gắng đề xuất một số ý kiến về việc giải quyết chính sách cho những chị em phụ nữ có công trong cuộc kháng chiến, giới thiệu rộng rãi những mô hình tổ chức phụ nữ hoat động hiệu quả trong kháng chiến chống Mỹ để áp dụng cho công tác phụ nữ hiện nay. - Làm tài liệu giáo dục lịch sử truyền thống cho thế hệ trẻ, đặc biệt là nữ thanh thiếu niên trong cả nước nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng trong giai đoạn hiện nay. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn được chia thành ba chương chính, gồm: Chương 1: Tổng quan về vùng đất, con người Ninh Thuận Chương 2: Phụ nữ Ninh Thuận trong giai đoạn (1954 – 1960) Chương 3: Phụ nữ Ninh Thuận trong chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ (1961 – 1975).
- Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI NINH THUẬN. 1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên của Ninh Thuận. Có thể nói, Ninh Thuận là một tỉnh có nhiều nét đặc thù về cả điều kiện tự nhiên sinh thái và con người, xã hội. Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên 3.358 km2, có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 6 huyện. Tp. Phan Rang-Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh, cách Tp. Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay Cam Ranh 60 km, cách Tp. Nha Trang 105 km và cách Tp. Đà Lạt 110 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế-xã hội. Xét về địa hình, Ninh Thuận có hình dạng như một hình bình hành, hai góc nhọn ở về phía Tây Bắc và Đông Nam. Nó nằm giữa từ 11o18' đến 12o9' vĩ độ Bắc và từ 108o9' đến 109o14'. Các tỉnh nằm lân cận Ninh Thuận có chung một nhiệt độ và lượng mưa ôn hòa hơn nhiều, riêng Ninh Thuận sở hữu một nhiệt độ cao, lượng mưa vô cùng khan hiếm, có năm chưa tới 700mm. Nguyên nhân chủ yếu của vị trí địa lý là do Ninh Thuận nằm ngay chỗ góc cạnh đổi hướng của hình thể Việt Nam. Nếu quan sát thì ta sẽ thấy: từ Đà Nẵng hình thể Việt Nam bắt đầu cong , lấy Quy Nhơn làm điểm nhấn của hình cong đó và hình thể đó tiếp tục cong đến vùng biên giới Khánh Hòa và Ninh Thuận thì bắt đầu chuyển hướng mà Ninh Thuận là một điểm nhấn, hình thể lúc này bị bẻ xuống một góc khoảng 45o, với cái góc này đã khiến cả ba phía Bắc - Tây - Nam đều nằm trong đất liền chỉ có khoảng 105 km đường bờ biển ở phía Đông là giáp biển. Khi gió mùa Đông Bắc thổi từ trung tâm Châu Á xuống đã mang theo hơi nước từ vịnh Bắc Bộ và Bắc Biển Đông vào gây mưa tại vùng đông bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và vùng duyên hải Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng đến phía Bắc Khánh Hòa mà không tới được Ninh Thuận. Bất cứ tỉnh duyên hải miền Trung
- nào ở phía Tây đều giáp với Tây Nguyên và dãy Nam Trường Sơn. Khi càng về phía Nam dãy Nam Trường Sơn càng chia ra làm nhiều nhánh đâm ra biển. Ví dụ như một nhánh đâm ra biển nơi tiếp giáp hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa tạo nên đèo Cả trên quốc lộ 1A, Ngoài ra còn có những đỉnh núi cao trên 2000m như hòn vọng phu đã ngăn mây mưa của gió mùa Đông Bắc vào lãnh thổ Ninh Thuận, mưa đã trút hết ở những bức tường tự nhiên đâm ra biển của dãy Nam Trường Sơn, các đám mây khô được gió đưa lên cao mà khi vào Ninh Thuận chúng chỉ còn lại hơi lạnh khô vào ban đêm và nóng hanh vào ban ngày. Còn ảnh hưởng thêm ở địa thế hình lòng chảo, làm cho các cơn gió mùa này bị tù túng, đã tạo nên những cơn gió rất mạnh cuốn cát bụi mịt mù. Khi gió mùa Tây Nam mang mưa vào đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, thì hệ thống núi ở Tây Nguyên, Bình Thuận đã làm cho những cơn gió mùa Tây Nam này không đến được Ninh Thuận. Cũng như cơn gió mùa Đông Bắc, cơn gió mùa Tây Nam vào Ninh Thuận cũng bị tù túng. Cho nên trong khi nó mang mưa đến các vùng trong nước nhưng vào Ninh Thuận thì biến thành khô hanh. Ninh Thuận có địa hình khá đặc biệt, nằm ở địa thế lòng chảo, lấy Phan Rang làm trung tâm, tiến về phía Bắc, là một hệ thống núi cao trên 1000m che chắn, đó là các núi Đá Mài (Đá Mài Thượng và Đá Mài Hạ) phía Tây thuộc Du Long, và dãy núi Kiền Kiền thuộc Ninh Hải. phía Tây là khu vực giáp với rìa cao nguyên Di Linh, có độ cao từ trên 1000m đến 2500m tạo thành một bức bình phong khá cao ngăn cản gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau không có hiệu quả mang mưa đến Ninh Thuận. Gió mùa Đông Bắc thổi từ lục địa Trung Quốc tràn vào lãnh thổ Việt Nam, khi qua khoảng từ Bồng Sơn đến mũi Dinh chiều gió theo hướng Bắc Nam. Trước khi ngọn gió này vào Việt Nam, nó đã mang mưa lớn vào miền Bắc Việt Nam vì ngọn gió này mang hơi nước của vịnh Bắc Bộ và Bắc Biển Đông khi chúng qua đây. Nhưng khi đến Khánh Hòa và Ninh Thuận thì chúng bị các ngọn núi Vọng Phu
- và hệ thống khác của dãy Nam Trường Sơn ngăn lại và chuyển lên cao và tiêu tan. Chạy về phía Tây Nam có một hệ thống núi thuộc dãy Nam Trường Sơn đâm ra sát biển, đoạn cuối của Ninh Thuận, nơi giáp ranh với Bình Thuận thuộc địa phận Cà Ná,sát biển và núi, chỉ cách biển và đường sắt Bắc - Nam mỗi bên 5m và đường sắt chỉ cách núi 5m. Nếu so với các rặng núi phía Bắc Ninh Thuận thì núi ở phía Nam Ninh Thuận tương đối thấp hơn (cao không quá 1000m), nhưng chúng có sức cản trở cơn gió mùa Tây Nam một cách hiệu quả khi cơn gió này đã đi một đoạn đường khá dài trên lãnh thổ Việt Nam trước khi vào Ninh Thuận. Khi nhìn nhận về mặt khoa học, ta thấy gió mùa Tây Nam mang hơi nước từ vịnh Bengan, biển Andaman và vịnh Thái Lan và phải đi thêm khoảng 1000km nữa vào Việt Nam và chúng trút mưa trên một đoạn đường dài như vậy, tuy những ngọn núi ở biên giới Ninh Thuận - Bình Thuận không cao nhưng cũng cản trở hiệu quả con gió này. Cũng giống nhiều tỉnh thuộc duyên hải miền Trung, Ninh Thuận có đường bờ biển dài với khoảng 105km đường bờ biển và có khí hậu chịu chi phối khá nhiều từ biển. Ngoài khơi biển Đông thuộc khu vực Ninh Thuận có hai dòng hải lưu đối ngược nhau di chuyển gần bờ qua vùng biển này. Trong đó có một dòng nóng di chuyển từ Phía Nam và một dòng lạnh từ phía Bắc xuống. Vị trí của hai dòng này đã quyết định khá lớn đến chi phối mưa từ biển vào Ninh Thuận. Dòng biển lạnh di chuyển gần bờ, trong khi đó dòng biển nóng di chuyển ở ngoài, làm cản trở quá trình tạo mưa cho khu vực đất liền. Ninh Thuận có bờ biển dài, có nhiều vùng biển sâu, nhiều chân núi đá granit nhoài ra tận biển, tạo nên những vũng, vịnh, cồn, đẹp về du lịch, thuận về việc xây dựng cảng và nơi neo đậu của tàu thuyền. Đây là một nguồn lực tài nguyên vô giá mà Ninh Thuận mới chỉ bắt đầu khai phá. Vùng biển Nam Trung bộ là vùng biển sâu, nước biển luôn trong xanh và độ mặn cao, nhiều hải sản quý. Việc Ninh Thuận chọn mũi nhọn kinh tế thủy sản, công nghiệp muối và
- công nghiệp sau muối, xây dựng cảng nước sâu là những tư duy thông minh. Ninh Thuận còn là một mỏ đá granit lộ thiên có trữ lượng cao nhất ở Việt Nam. Khai thác các núi đá granit không chỉ cho ta nguồn lợi về kinh tế mà còn có thể làm thay đổi môi trường khí hậu khi loại bỏ dần những bức bình phong chắn những luồng gió mang mây mưa tới vùng lòng chảo Ninh Thuận. Như chúng ta biết một vùng đất muốn mát mẻ cần phải có các yếu tố như độ cao, gió, độ ẩm, mưa và ảnh hưởng của đại dương. Ninh Thuận đã không có hay thiếu một số yếu tố trên. Cao độ của khu vực đồng bằng Phan Rang chỉ vào khoảng 10m - 20m so với mặt biển. Trong khi đó Đà Lạt cùng chung vĩ độ nhờ có độ cao trên 1500m nên khí hậu mát quanh năm. Với điều kiện khí hậu như vậy, do không chủ động nước, việc phát triển nông nghiệp, nhất là trồng lúa nước, gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với khí hậu đặc thù (sa thảo), Ninh Thuận lại có những loài cây, con thích hợp như trồng bông, nho, hành, tỏi, nuôi dê, cừu và có thể có nhiều loài cây, con khác thích hợp với kiểu khí hậu này mà chúng ta chưa khám phá hết. Ninh Thuận là tỉnh có nhiều vùng sinh thái, khí hậu khác nhau: vùng biển, vùng đồng bằng, trung du và miền núi gắn liền với các tiềm năng có thể khai thác trên nhiều lĩnh vực, về đất đai, tài nguyên khoáng sản, phát triển nông nghiệp và thủy sản. Với chiều dài 105 km bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng từ lâu như bãi tắm Ninh Chử, Cà Ná, một số bãi biển đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và khách du lịch như: Vĩnh Hy, Bình Tiên, Mũi Dinh và Nam Cương. Quy hoạch đã xác định toàn tỉnh có 5 khu vực biển là Bình Sơn - Ninh Chử, Vĩnh Hy - Thái An, Bình Tiên, Cà Ná , Nam Cương - Mũi Dinh, mỗi khu du lịch có hàng trăm ha đất với bờ biển dài hàng chục km đã và đang mở ra tiềm năng phát triển du lịch rất lớn. Các khu du lịch biển đều gắn với các vùng sinh thái đặc thù, là lợi thế để phát triển du lịch biển với du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, trong đó có vườn quốc gia Núi Chúa, vườn quốc gia Phước Bình thuộc hệ thống các khu rừng đặc
- dụng của quốc gia, gắn liền biển có quy mô diện tích 50 ngàn ha, gồm 43 ngàn ha mặt đất và 7 ngàn ha mặt biển Nhìn nhận về điều kiện tự nhiên của Ninh Thuận. Nhiều người nghiên cứu đã cùng chung nhận định cho rằng Ninh Thuận là “vùng sa thảo độc nhất Đông Nam Á”. Ninh Thuận được bao bọc 3/4 lãnh thổ bởi những dãy núi cao, như những chiếc bình phong chắn những luồng gió mùa Đông – Bắc và Tây – Nam mang mây và mưa tới vùng đồng bằng nhỏ hẹp. Vì vậy, vùng trời Ninh Thuận luôn trong xanh, nắng chói chang và có lượng mưa thấp nhất toàn quốc, mỗi năm chỉ có trên dưới 50 ngày mưa, lượng mưa bình quân hàng năm chỉ khoảng trên dưới 700 mm (trong khi đó, lượng mưa bình quân của Nha Trang là 1356 mm, ở Phan Thiết là 1187 mm). Ngược lại, những khe núi hẹp và cửa biển hẹp lại tạo hình thành nên cái “phễu đón gió”, tạo điều kiện cho những luồng gió biển thổi mạnh vào lòng chảo Ninh Thuận, cộng với khí hậu khô nóng nên về mùa khô, cả vùng Ninh Thuận gió cát mịt mù trên những cánh đồng khô hạn, nắng cháy như sa mạc. Tuy lượng mưa ít nhất toàn quốc, nhưng cá biệt có những năm, khi thổi qua biển Việt Nam, một phần gió mạnh mang mưa ghé vào cửa biển Ninh Thuận gây ra mưa rất lớn, nước sông dâng cao, cộng thêm lũ từ trên cao nguyên Lâm Đồng đổ về gây ra lũ quét. Do sông ngắn, thác cao nên những cơn lũ không những không bồi đắp phù sa mà còn cào đi lớp phù sa ít ỏi của đồng bằng Ninh Thuận đổ ra biển, chỉ để lại hai bên bờ sông, bờ biển những cồn cát trắng. Những con sông ở Ninh Thuận quanh năm cạn nước, nhưng khi mùa lũ về lại trở thành con lũ cuốn phăng tất cả mọi thứ ở hai bên bờ. Một bên núi quá cao, một bên biển quá sâu nên về địa văn hoá, âm dương khó giao hòa, tạo nên sự khắc nghiệt. Trong khi ở Đà lạt rất mát mẻ, mưa nhiều và ẩm ướt thì ở Phan Rang lại rất khô nóng. Các nhà địa lý học đều cho rằng, từ Cam Ranh đến Cà Ná, khí hậu ẩm ướt gió mùa đã bị thay thế bởi khí hậu nhiệt đới khô, tính theo thảm thực vật,
- có thể gọi đây là vùng có khí hậu xavan (savana), là điển hình của “lỗ hổng hư không khí hậu”. Nhìn chung, địa hình, địa thế Ninh Thuận thì đại bộ phận là rừng núi, đồng bằng nhỏ hẹp, dân số ít và chủ yếu tập trung ở những địa bàn thuận lợi để sinh sống, có nhiều vùng không có dân sinh sống và bị ngăn cách bởi địa hình hiểm trở. Đặc điểm địa hình trên tuy thuận lợi cho cho ta có địa hình hiểm trở nhưng cũng gây ra khó khăn trong việc bố trí lực lượng triển khai hoạt động, do vậy địch thường coi vùng này là hậu phương an toàn của chúng. Do đặc điểm về địa hình, địa thế khá đặc biệt nên chiến trường Ninh Thuận có vị trí chiến lược quan trọng . Làm chủ được vùng này sẽ có điều kiện tiến công uy hiếp thủ đô ngụy Sài Gòn từ hướng đông, đông bắc, có điều kiện đánh xuống các tỉnh nam trung bộ, thực hiện chia cắt chiến lược giữa Sài Gòn và các tỉnh miền Trung. Và thực tế, trong những năm kháng chiến Ninh Thuận luôn là địa bàn chiến lược góp phần cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ thống nhất đất nước. 1.2. Vài nét về truyền thống phụ nữ Ninh Thuận Ninh Thuận một vùng đất đầy nắng gió ở cực Nam Trung Bộ. Có lẽ, sự khắc nghiệt của thiên nhiên cũng là nhân tố tạo cho nhân dân và phụ nữ Ninh Thuận bản tính lao động cần cù, chịu thương, chịu khó, dũng cảm. đảm đang…điều này càng thể hiện rõ trong những thời điểm lịch sử cam go, khốc liệt nhất. Ninh thuận là vùng đất có bề dày lịch sử, giàu truyền thống cách mạng và có nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, dù trải qua nhiều biến cố lịch sử đồng bào các dân tộc vẫn giữ gìn tôn tạo và làm phong phú thêm nền văn hóa nghệ thuật của mình. Cái quý nhất đối với người phụ nữ là huyết thống, dòng giống dân tộc và giới tính đã hun đúc từ thời lập nước, rồi định hình theo thời gian, phát triển hơn trên vùng đất cực Nam Trung Bộ, và cho dù lịch sử đã trải qua nhiều biến cố,
- dòng người quy tụ từ nhiều nguồn, nhiều sắc tộc khác nhau. Phụ nữ Kinh, Chăm, Rắc Lây… trên mảnh đất Ninh Thuận vẫn là một trong những lực lượng quan trọng kết thành đại gia đình dân tộc Việt Nam. Bản sắc và truyền thống của phụ nữ Ninh Thuận không tách rời bản sắc và truyền thống của phụ nữ Việt Nam và của nhân dân Ninh Thuận: Phụ nữ Ninh Thuận cũng như phụ nữ Việt Nam có đức tính tần tảo, tháo vát, đảm đang, sáng tạo trong lao động sản xuất, trong công việc gia đình và xã hội. Phụ nữ Ninh Thuận có đức tính vị tha, nhân nghĩa, thủy chung với chồng con, hiếu thảo với cha mẹ. Đoàn kết, nghĩa tình với làng xóm. Thẳng thắn, bộc trực, yêu nước, thương nòi, kiên cường, dũng cảm trước áp bức, bất công. Trong sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, phụ nữ chiếm số đông. Với bản tính cần cù, nhẫn nại, chịu khó, qua nhiều thế hệ, phụ nữ Ninh Thuận cùng chồng, con khai phá đất hoang, chăm lo sản xuất đảm bảo cuộc sống hắng ngày, đẩy lùi nghèo đói, góp phần phát triển sản xuất. Với trí thông minhh và đôi bàn tay khéo léo của mình, từ xa xưa, người phụ nữ Ninh Thuận đã góp phần sản xuất được nhiều sản phẩm không những để tiêu dùng mà còn trao đổi với những nơi khác Phụ nữ Ninh Thuận là lực lượng chính trong trong chăn nuôi, tần tảo tháo vát trong buôn bán cũng như hết lòng vì chồng con , vì hạnh phúc gia đình. Sự hy sinh đó tưởng chừng thật nhỏ bé, thầm lặng nhưng nó lại là cái nôi đạo nghĩa, của điều thiện và lòng nhân ái. Chung thủy với nhau trong quan hệ vợ chồng, trong tình yêu đôi lứa cũng là đức tính nổi bật của phụ nữ Ninh Thuận. Khi tổ quốc lâm nguy, người chồng phải lên đường ra trận hay chẳng may bị tai nạn, bệnh tật qua đời, người vợ đảm đang, gánh vác cả cơ nghiệp nhà chồng, nuôi cha mẹ già dạy dỗ con cái. Trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống, người phụ nữ Ninh Thuận còn có tấm lòng vị tha nhân hậu, tình đoàn kết cộng đồng làng xóm, tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc cưu mang người nghèo khổ hoạn nạn.
- Trong xã hội cũ, người phụ nữ không được đi học nhưng họ vẫn tảo nuôi con cái ăn học; bản thân một số chị em cũng tìm cách học hành . Năng khiếu thi ca bắt nguồn từ cuộc sống và lao động. Trên ruộng đồng, xưởng máy..hay cả khi bị giam hãm trong tù ngục của đế quốc phong kiến, bằng lời thơ, tiếng hát, họ đã động viên nhau làm ăn sản xuất, giữ vững đạo lý làm người, nâng cao tinh thần cách mạng, yêu nước, yêu quê hương, chống ngoại xâm, chống cường quyền, áp bức. Lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý bất diệt: đất nước ta, qua bao nỗi thăng trầm,cứ mỗi lần tổ quốc bị xâm lăng thì phụ nữ lại cùng đồng bào đứng lên giết giặc cứu nước, cứu nhà. Khí phách anh hùng của phụ nữ Ninh Thuận được thể hiện trong những cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì công bằng và tiến bộ xã hội, góp phần tô thắm cho những trang sử oai hùng của dân tộc, của quê hương. Truyền thống anh hùng, bất khuất của phụ nữ Việt Nam từ Bà Trưng, Bà Triệu được phụ nữ Ninh Thuận kế thừa và phát triển đa dạng qua bao thế hệ nối tiếp . Từ những phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân tộc, đến các phong trào đấu tranh giành độc lập dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam phụ nữ Ninh Thuận cùng phụ nữ cả nước đã viết nên biết bao trang sử hào hùng. Từ thời kì đầu khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, phụ nữ Ninh Thuận đã vùng lên tích cực hưởng ứng và phối hợp với phong trào khởi nghĩa lúc bấy giờ. Trong suốt quá trình Pháp đô hộ, phụ nữ Ninh Thuận cũng hăng hái cùng phụ nữ cả nước tham gia phong trào đấu tranh đòi quyền lợi…cùng với sự phát triển của phong trào cách mạng cả nước phụ nữ Ninh Thuận cũng dần dần hình thành nét riêng trong hoạt động dấu tranh của mình. Hòa mình cùng cả nước đồng loạt nổi dậy giành chính quyền vào tháng 8/1945.Sau cách mạng tháng Tám khi Pháp quay trở lại xâm lược nước ta thì Ninh Thuận là một trong những địa phương đầu tiên trở thành vùng địch tam chiếm. Cùng với nhân dân cả nước
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 177 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 202 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 147 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 168 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 150 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 199 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 175 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn