intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Khu ủy Trị Thiên với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở Thành phố Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

29
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Phục dựng quá trình Khu ủy Trị Thiên lãnh đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 ở Thành phố Huế. Qua đó làm rõ vai trò cấp ủy Đảng địa phương trong quá trình chỉ đạo quân và dân Thành phố Huế tiến hành đòn tiến công chiến lược này. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Khu ủy Trị Thiên với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở Thành phố Huế

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ QUYÊN KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội, 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ QUYÊN KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Ngọc Long Hà Nội, 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Trần Ngọc Long. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứuv nào trước đây. Những số liệu trong bài nghiên cứu phục vụ cho phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu nhập từ các nguồn tài liệu khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2015 Ngƣời cam đoan Nguyễn Thị Quyên
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình giảng dậy, trang bị những kiến thức rất bổ ích cho tôi. Các cán bộ, nhân viên Thư viện Quốc gia, Thư viện Quân đội, Thư viện Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi khai thác tư liệu. Đặc biệt tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Ngọc Long đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi cảm ơn gia đình, bạn bè cùng cơ quan làm việc đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Quyên
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 5 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................... 6 6. Đóng góp của Luận văn ................................................................................ 7 7. Bố cục của Luận văn ..................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH THÀNH PHỐ HUẾ TRƢỚC KHI NỔ RA CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TRƢỚC TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 ........................................................................................................ 8 1.1. Khái quát về đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội và truyền thống cách mạng ....... 8 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội ........................................ 8 1.1.2. Truyền thống cách mạng ....................................................................... 11 1.2. Tình hình chiến trường Trị Thiên trước khi nổ ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ............................................................................................................. 14 1.2.1. Hoạt động và hình thái bố trí chiến lược của địch ............................... 14 1.2.2. Hoạt động tác chiến và quá trình chuẩn bị của ta................................ 16 1.3. Chủ trương của Trung ương Đảng ........................................................... 18 Tiểu kết chương I.............................................................................................. 30 CHƢƠNG II: CHỦ TRƢƠNG CỦA KHU ỦY TRỊ THIÊN, TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ ...................................................................................... 31 2.1. Chủ trương của Khu ủy Trị Thiên và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế .............. 31 2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng tại Thành phố Huế .... 41 2.2.1. Quá trình chuẩn bị về mọi mặt.............................................................. 41
  6. 2.2.2. Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân tại Thành phố Huế ........................................................................................................... 50 Tiểu kết chương II ............................................................................................ 60 CHƢƠNG III: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM .................... 63 3.1. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tại Thành phố Huế .................................................................................... 63 3.1.1. Kết quả, ý nghĩa .................................................................................... 63 3.1.2. Nguyên nhân thắng lợi .......................................................................... 69 3.2. Hạn chế..................................................................................................... 71 3.3. Một số kinh nghiệm ................................................................................. 74 KẾT LUẬN .................................................................................................... 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 86 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 91
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 cùng một lúc quân và dân miền Nam đánh mạnh vào các cơ quan đầu não địch tại hơn 40 thành phố, thị xã trên khắp miền Nam. Thắng lợi rất oanh liệt của đòn Tổng tiến công Mậu Thân 1968 đã làm chấn động nước Mỹ và thế giới đương thời, làm đảo lộn thế bố trí chiến lược của địch trên chiến trường, nó đã giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngừng ném bom đánh phá miền Bắc và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pari. Sự kiện lịch sử này, ngay từ nước dồn dập đưa tin, bình luận. Từ sau khi cuộc chiến kết thúc cho đến nay, cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968 đã thu hút sự tìm hiểu, nghiên cứu của giới chính trị, quân sự, học giả ở cả trong nước và ngoài nước, đặc biệt là ở Mỹ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chiến trường Trị Thiên luôn là nơi đọ sức hết sức quyết liệt và phức tạp giữa ta và địch, là chiến trường trọng điểm có ý nghĩa chiến lược đối với cả hai phía. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, quân và dân Thành phố Huế đã kiên cường chiến đấu, làm lên chiến thắng lịch sử, chiếm giữ được Thành phố Huế 25 ngày đêm. Huế trở thành địa bàn mà quân giải phóng chiếm giữ được lâu nhất so với các thành phố thị xã ở miền Nam. Chính phía Mỹ cũng phải khẳng định: “Cố đô Huế là một thành phố duy nhất mà người Cộng sản đã chiếm giữ tương đối lâu dài, đủ để bắt đầu thay đổi hệ thống chính trị đối với người Việt Nam, giống như Tô-ki-ô trái tim của Nhật Bản” [61; 38]. Hay trong cuốn “Nước Mỹ ở Việt Nam” hai sử gia người Mỹ G.Kahin và J.Lewis cũng đã viết: “Chúng ta đã tổn thất rất nhiều ở Huế. Cuộc chiến đấu ở Huế là mạnh nhất”[61; 18] Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968 ở miền Nam nói chung, ở Huế nói riêng đến nay vẫn là đề tài không ngừng gây ra nhiều ý kiến tranh 1
  8. luận. PGS.TS Hồ Khang, người có nhiều năm nghiên cứu tìm hiểu về sự kiện này đã nhận xét: như một khối thủy tinh nhiều chiều cạnh “Tết Mậu Thân” thâu nạp nhiều nguồn ánh sáng để tự phản quang thành nhiều diện, nhiều hình. Người đứng ở góc độ này tưởng mình đã thấy được toàn thể. Người đứng ở góc độ kia lại như chưa thấy chưa biết nhận diện ra sao. Có người tự nhận mới biết tới sự kiện này ở một chiều một khía cạnh nhất định. Nhưng có một điều dường như dễ thấy là ngay từ khi “Tết Mậu Thân” bùng nổ cho đến nay giới quân sự và nhiều nhà lãnh đạo nước Mỹ vẫn không thừa nhận là quân đội Mỹ đã bị thất bại về quân sự trên chiến trường miền Nam Việt Nam ngày đó… Chính vì thế việc tìm hiểu tường tận “sự kiện Tết Mậu Thân”, đánh giá những thắng lợi mà ta giành được, cũng như nhìn nhận khách quan hơn về vai trò chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong cuộc tiến công chiến lược này là một việc cần thiết vừa có giá trị khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn . Vì những lý do trên nên tôi chọn vấn đề: “Khu ủy Trị Thiên với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở Thành phố Huế” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ lịch sử của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công năm 1968 đã tạo ra bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngay từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ còn đang tiếp diễn, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có những đánh giá đầu tiên, khẳng định thắng lợi rất to lớn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Tháng 12 năm 1976, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã tổng kết thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phân tích sâu sắc nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm trong đó có đề cập đến thắng lợi Xuân Mậu Thân 1968. Trong những năm gần đây đã có thêm nhiều công trình tổng kết chiến tranh và lịch sử quân sự của các cơ quan nghiên cứu Trung ương cũng như các địa phương phản 2
  9. ánh và khảo cứu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, trong số đó có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: “Về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968”, Nxb Quân đội nhân dân, 2008 của Viện Lịch sử quân sự. Luận án Tiến sỹ Lịch sử “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 tại miền Nam Việt Nam”, năm 1995 của PGS.TS Hồ Khang, cuốn “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968”, Nxb Quân đội nhân dân năm 2008 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế…. Ngoài ra đã có rất nhiều Hội thảo khoa học bàn về vấn đề này, trong đó có thể kể đến các Hội thảo năm 1988, 1998 và mới đây nhất là năm 2008, kỷ niệm 40 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968. Đã có rất nhiều bài tham luận được in trong các kỷ yếu các kỳ Hội thảo của các tướng lĩnh trực tiếp tham gia hoặc chỉ đạo cuộc Tổng tiến công nổi dậy này như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Đại tướng Hoàng Văn Thái, Thượng tướng Trần Văn Quang, Đại tá Nguyễn Văn Giáo… các nhà nghiên cứu như PGS.TS Hồ Khang, PGS.TS Vũ Quang Hiển… Các bài viết đã làm rõ được tình hình chính trị quân sự ở miền Nam lúc bấy giờ, cũng như chủ trương của Đảng trong cuộc Tổng tiến công năm 1968 và đã đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm có giá trị. Ngoài các Hội thảo còn có rất nhiều công trình viết về Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968. Đầu tiên phải nói tới PGS.TS Hồ Khang với Luận án Tiến sỹ năm 1995, “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968”công trình khoa học đầu tiên, với 150 trang đã thể hiện rõ được chủ trương của Đảng trong việc chỉ đạo Tổng tiến công năm 1968 trên các mặt trận, đúc rút ra các kinh nghiệm lịch sử. Trong công trình này, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ở Thành phố Huế được trình bày một cách khái lược và ngắn gọn. Công trình này sau đó được phát triển và mở rộng bổ sung thêm một số tư liệu và đã được NXB Quân Đội Nhân Dân tái bản năm 1998, 2005, 2008. 3
  10. Ngoài ra còn có nhiều bài viết được đăng trên các tạp chí: Lịch sử quân sự, Lịch sử Đảng, Nghiên cứu lịch sử. Đặc biệt là nhân kỷ niệm các năm chiến thắng như 1988, 1998, 2008, Thư viện Quân đội cũng đã tập hợp một số bài viết về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968, trong đó có một số bài viết riêng về Huế in thành chuyên khảo. Gần đây nhân dịp kỷ niệm 40 năm thắng lợi Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968 Nxb Quân đội nhân dân phát hành cuốn “Về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968”, năm 2008 với hơn 650 trang. Cuốn sách đã tái hiện lại những ngày tháng hào hùng của cuộc tổng Tấn công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 ở miền Nam trong đó có trọng điểm Thành phố Huế. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam cũng xuất bản cuốn “Hướng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân ở Trị Thiên – Huế”. Đây là cuốn sách đầu tiên viết riêng về Huế trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968. Vì được viết đã lâu lên một số nhận xét đánh giá chưa mang tính khách quan. Cuốn “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước” Tập 5 tuy cũng đã có đề cập được quá trình xây dựng kế hoạch cũng như diễn biến cuộc Tổng tiến công và cung cấp các số liệu về cuộc chiến đấu tại Huế. Tuy nhiên chưa có những nhận xét đánh giá hạn chế trong cuộc Tiến công tại Thành phố Huế năm 1968 Nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng Tết Mậu Thân 1968, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế có xuất bản cuốn “Thừa Thiên Huế tiến công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường Xuân 1968”, cuốn sách viết khá chi tiết về quá trình thực hiện tổng tiến công và có các bài học kinh nghiệm. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm có cuốn sách “Thừa Thiên Huế tấn công, nổi dậy anh dũng, kiên cường”. Cuốn sách tóm tắt các bài hội thảo trong dịp kỷ niệm, có nói về quá trình chuẩn bị, cũng như diễn biến ở trong thành phố cũng như các huyện vùng ven. Ngoài ra còn có các cuốn Lịch sử Đảng bộ thành phố, các huyện, xã của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có đề cập đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, trong đó có phân tích vai trò lãnh đạo của Khu ủy Trị Thiên. 4
  11. Mặc dù vậy cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Khu ủy Trị Thiên đối với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 ở Thành phố Huế, cũng như nhận xét những ưu điểm và hạn chế trong công tác chỉ đạo của Đảng bộ Thành phố Huế. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu Sự lãnh đạo của Khu ủy Trị Thiên trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 tại Thành phố Huế và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ địa phương Tìm hiểu quá trình thực hiện Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 tại Thành phố Huế và qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở địa bàn Thành phố Huế trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ngoài ra luận văn còn mở rộng phạm vi nghiên cứu khi đề cập đến các hướng tấn công ngoại thành, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968. + Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu giới hạn mốc thời gian năm 1968; thời điểm mở đầu (đợt Tết) cho đến hết Đợt 3 cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968. Tuy nhiên để làm rõ hơn bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy thời gian đề cập của luận văn có thể lùi về trước năm 1968, thời điểm ta xây dựng kế hoạch và chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc Tổng tiến công. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Phục dựng quá trình Khu ủy Trị Thiên lãnh đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 ở Thành phố Huế. Qua đó làm rõ vai trò cấp ủy Đảng địa phương trong quá trình chỉ đạo quân và dân Thành phố Huế tiến hành đòn tiến công chiến lược này 5
  12. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ sau Khái quát bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở Thành phố Huế. Phân tích làm rõ chủ trương chiến lược của Đảng về cuộc Tổng tiến công Mậu Thân năm 1968 và vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Khu ủy Trị Thiên Đánh giá ưu điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo của Khu ủy Trị Thiên trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 tại Thành phố Huế. Qua đó tổng kết đúc rút ra những bài học kinh nghiệm 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Nguồn tƣ liệu Để hoàn thành nội dung đề tài luận văn, tác giả đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau. - Đầu tiên phải kể đến là các văn kiện, nghị quyết của Đảng – Nhà nước Việt Nam về kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là các văn kiện chỉ đạo trực tiếp về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968. - Sách, báo, tạp chí trong và ngoài nước về kháng chiến chống Mỹ nói chung và về cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, lực lượng vũ trang nhân dân. Có thể nói đây là nguồn tư liệu quan trọng giúp tác giả trong việc hoàn thành luận văn. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic nhằm tìm ra các đặc điểm, các vấn đề có tính chất căn bản của sự kiện lịch sử. Ngoài ra còn dùng các phương pháp bổ trợ như phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, bản đồ nhằm làm rõ hơn nội dung của đề tài. 6
  13. 6. Đóng góp của Luận văn Góp phần làm rõ sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ trương của Đảng về mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 của Khu ủy Trị Thiên và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. Làm rõ những ưu điểm và hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo cuộc Tổng Tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 ở Thành phố Huế. Bổ sung tư liệu về sự lãnh đạo chỉ đạo cuộc kháng chiến cách mạng nói chung, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 nói riêng. 7. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo. Phần nội dung chính của luận văn có cấu trúc gồm 3 chương CHƢƠNG 1: Tình hình Thành phố Huế trước khi nổ ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. CHƢƠNG 2: Chủ trương của Khu ủy Trị Thiên, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và quá trình chỉ đạo thực hiện Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 tại Thành phố Huế. CHƢƠNG 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm. 7
  14. CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH THÀNH PHỐ HUẾ TRƢỚC KHI NỔ RA CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TRƢỚC TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 1.1. Khái quát về đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội và truyền thống cách mạng 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội Trị Thiên có phía Đông giáp biển, Tây dựa vào Trường Sơn giáp vùng giải phóng Trung Hạ Lào, có đường vận tải chiến lược 559 từ Bắc vào Nam, Nam giáp Quảng Nam – Đà Nẵng, nơi có căn cứ quân sự liên hợp lớn của Mỹ và cơ quan quân sự đầu não của Quân khu 1 Việt Nam Cộng Hòa. Trị Thiên có thể tiếp nhận nhanh nhất nguồn chi viện từ hậu phương lớn miền Bắc, một đặc điểm thuận lợi hết sức quan trọng của chiến trường. Huế là thành phố lớn thứ 3 ở miền Nam, là hậu cứ, là trung tâm đầu não quân sự, chính trị đối với toàn bộ chiến trường Trị Thiên trong thế chiến lược phòng ngự của địch ở Phân khu I – Vùng I chiến thuật. Từ biên giới Việt – Lào đến bờ biển chỉ khoảng 100 km, và từ sông Bến Hải đến đèo Hải Vân chỉ chừng 160 km, vì vậy Trị Thiên là một giải đất hẹp, vùng rừng núi, đồng bằng và thành phố Huế cũng như các thị xã, thị trấn khác nối liền với các huyện nông thôn và vùng giáp ranh. Từ các vùng căn cứ tiến vào Thành phố Huế với cự ly không xa. Lực lượng vũ trang từ căn cứ tiến vào thành phố chỉ cần 5 giờ hành quân. Vùng rừng núi chiếm 2/3 diện tích toàn khu Trị Thiên. Phần lớn là căn cứ địa, hậu phương trực tiếp và cũng là bàn đạp tiến công địch ở nông thôn đồng bằng và thành phố. Vùng giáp ranh chạy dọc hai tỉnh, nằm giữa vùng đồng bằng thành phố và vùng rừng núi, song song và sát với Quốc lộ 1, là vùng có nhiều đồi trọc xen kẽ làng mạc tương đối trống trải. Đây là một thuận lợi để triển khai lực lượng tiến xuống đồng bằng và vào thành phố, thị xã. Tuyến giáp ranh chạy dọc từ Bắc Nam giữa đồng bằng và rừng núi, gần trục giao thông Quốc lộ số 1, là vùng đồi trọc, xen kẽ đồi sim và mua, 8
  15. địa hình mấp mô trung bình, tiện cho cơ giới, pháo binh địch hoạt động ngăn chặn. Vùng đồng bằng làng mạc mỏng, chia là 3 tuyến chữ nhật chạy từ Bắc vào Nam: tuyến ven biển thưa thớt và phải qua 3 đến 4 km bãi cát trắng, tuyến ven ruộng giáp cắt từ Thụy Khê đến cầu Hai; tuyến dọc các sông và 2 bên triền sông chạy dọc giữa ruộng đồng bằng, tuyến ven 2 bên đường Quốc lộ 1. Đồng bằng có nhiều sông ngòi, mương lạch chia cắt ngang dọc, khó cho hoạt động lực lượng lớn. Vùng đồng bằng các làng mạc ven biển và dọc tuyến ven ruộng giáp cắt bị địch đánh phá đi lại nhiều lần, nhưng lại là những nơi có phong trào du kích chiến tranh mạnh và đều khắp. Ngoài Quốc lộ 1 là đường bộ duy nhất nối liền Trị Thiên với các tỉnh phía Bắc và phía Nam còn có nhiều đường cắt ngang từ đồng bằng lên giáp ranh rừng núi: Đường số 9 nối liền Đông Hà với Trung Lào, Đường số 12, Đường số 14 từ Huế, Phú Bài lên Tây Thừa Thiên và nhiều đường có thể cơ động bằng cơ giới từ các căn cứ của địch trên vùng giáp ranh nối xuống quốc lộ 1. Riêng đường số 14 là con đường được xây dựng để nối liền miền Tây Thừa Thiên với miền Tây Quảng Nam đổ xuống đèo Hải Vân đi Đà Nẵng. Nhiều sông ngòi từ Trường Sơn đổ xuống đồng bằng, trong đó đáng chú ý là sông Cửa Việt địch dùng làm đường vận chuyển từ biển vào Đông Hà, phục vụ cho tuyến Đường số 9, và sông Hương từ biển qua cảng Cửa Thuận vào Huế. Phá Tam Giang và đầm Cầu Hai với diện tích hàng chục ngàn héc ta mặt nước, chạy suốt gần hết tỉnh Thừa Thiên cùng với hệ thống sông ngòi chia cắt vùng đồng bằng, hạn chế nhiều đến việc cơ động lực lượng chiến đấu. Có thể nói đối với địch, vùng giáp ranh và một phần đồng bằng tiện cho việc chúng cơ động nhanh bằng cơ giới, tiện cho hoạt động của máy bay và pháo binh, nhưng do mạng lưới giao thông ít, địa hình dài và hẹp nên rất dễ bị chia cắt, dễ bị bao vây và chặt ra từng khúc, tiếp tế vận chuyển khó khăn. Đối 9
  16. với ta, vùng rừng núi là địa bàn thuận lợi nhất, vùng đồng bằng có dân và chiến tranh du kích phát triển mạnh, nên ta có thể áp đảo địch từ trên rừng xuống, và dưới đồng bằng lên, đồng thời vùng giải phóng ta rộng lớn sát liền với các đô thị, thành phố là địa bàn thuận lợi cho việc đánh chiếm thành phố. Nhưng khó khăn của ta là đồng bằng mỏng, hẹp nên sử dụng binh lực có bị hạn chế, đường Quốc lộ 1 chia cắt đồng bằng và rừng núi , nếu khi địch tập trung đông chiếm tuyến giao thông đó thì việc đi lại giữa hai vùng gặp nhiều khó khăn. Thành phố Huế chia làm 2 khu vực Bắc – Nam, chia cắt bởi con sông Hương rộng từ 250 – 400 m chạy từ núi đến Thuận An và nối liền giữa 2 khu vực là 2 cầu lớn: cầu Tràng Tiền cho ô tô chạy cầu Bạch Hổ cho xe lửa chạy. Khu vực Bắc Huế là một thành cổ lâu đời của các triều nhà Nguyễn, kiến trúc theo kiểu thành cao, hào sâu kiên cố. Xung quanh là tường thành đắp bằng đất, xây gạch mỗi bề trên 2m, cao 6 – 8m rộng từ 10 -20m, có 8 cổng lớn ra vào xây theo kiểu tò vò trên có chòi gác. Thành phố chia làm 4 khu vực chính: khu I là nội thành, khu 2 gồm đường Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, khu 3 gồm đường Thống Nhất và phố Lê Văn Duyệt, khu 4 ở vùng Gia Hội. Trong thành có con sông Nhị Hà chạy giữa khu nội thành từ Đông sang Tây, qua 2 cống, có đoạn lội được có đoạn chỉ còn bùn nhão. Trong thành khu vực Đại Nội, Mang Cá có tường bao bọc xung quanh cao từ 5 – 6 m. Khu vực phía Nam Huế là thành phố kiến thiết theo kiểu châu Âu, đường sá rộng, nhà cửa to, phần lớn là nhà gạch do cơ quan ngụy quyền và bọn Mỹ đóng. Hệ thống đường sá về phía Tây – Nam nhiều, tiện cho cơ giới hoạt động. Khu Nam gọi là khu tam giác. Nhìn chung địa hình chung quanh thành phố Huế, phía Tây là rừng núi, cách thành phố chỉ có 3 -5 giờ hành quân. Phía Bắc và phía Nam có vùng giải phóng, là cơ sở tốt để làm bàn đạp tiếp cận thành phố Huế bằng nhiều hướng. 10
  17. Trong thành phố có thành cao, hào sâu, sông ngòi nhiều, nhà cửa kiên cố, đường sá dày đặc có lợi cho phòng ngự nhưng trong thành phố chiến đấu có hạn chế một phần trong chiến đấu pháo binh cơ giới đối với phía Mỹ. Dân số Trị Thiên thời gian đó có khoảng 800.000 người (Quảng Trị có 300.000 và Thừa Thiên 500.000), vùng nông thôn đồng bằng gần 55.000, các đô thị khoảng 20.000, riêng Thành phố Huế có gần 150.000 người, vùng rừng núi chỉ có 50.000, phần lớn là đồng bào dân tộc ít người. 1.1.2. Truyền thống cách mạng Thừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời và truyền thống yêu nước đấu tranh cách mạng vẻ vang. Trong lịch sử, Thừa Thiên Huế từng là “Phên dậu thứ tư về phương Nam” của nước Đại Việt, nơi “Đô hội lớn của phương”. Thừa Thiên Huế từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong, là kinh đô của cả nước…Nơi đây luôn giữ vị trí chiến lược quan trọng trong các phong trào yêu nước của dân tộc. Một vùng đất đóng vai trò cầu nối giữa hai miền Bắc-Nam. Từ cuộc đấu tranh chống giặc Minh đầu thế kỷ thứ XV, đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đã để lại biết bao sự kiện, địa danh, con người với những chiến thắng vĩ đại và hào hùng trong lịch sử dân tộc. Trong những thập niên đầu của thế kỷ XX Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm sôi động của các cuộc vận động yêu nước và cách mạng…là cái nôi hoạt động của nhiều chiến sĩ, đảng viên cộng sản, là nơi ghi dấu sự ra đời của một trong những tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay từ những năm 1927 nhân dân đã có Đảng Việt nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội – tiền thân của Đảng Cộng sản, và đã thành lập được nhiều chi bộ. Tháng 4-1930, Tổ chức Đông dương Cộng sản Đảng và Đông dương Cộng sản liên đoàn hợp nhất thành tỉnh Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông dương Thừa Thiên Huế. Lịch sử đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng quê hương của nhân dân Thừa Thiên Huế bước sang thời kỳ mới mà đỉnh cao là cuộc vận động giải phóng 11
  18. dân tộc (1940 – 1945) và phát động cuộc khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng thắng lợi. Với khí thế “Cách mạng Tháng Tám” nhân dân Thừa Thiên Huế đã vùng dậy lật đổ ngai vàng của chế độ phong kiến và ách thống trị hàng nghìn năm của thực dân đế quốc, mở ra kỷ nguyên phát triển mới trong lịch sử dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, những địa danh: Dương Hòa, Hòa Mỹ, Hói Mít, Thanh Hương – Mỹ Xuyên, Thanh Lam Bồ... ghi dấu bao chiến công oanh liệt, là vùng đất từng chứng kiến sự khốc liệt của chiến tranh, chịu đựng nhiều hy sinh mất mát: nhiều di tích, địa điểm di tích: nhà ở, đình, đền... đã trở thành các trụ sở liên lạc, hội họp.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, truyền thống đấy tiếp tục được phát huy. Đến năm 1965 phong trào chiến tranh du kích đã phát triển đều và có những vùng khá mạnh. Quần chúng cách mạng bất khuất, kiên cường được tôi luyện dày dạn trong chiến tranh. Nhân dân vùng đồng bằng giải phóng trải qua 22 năm đấu tranh vô cùng gian khổ, quyết liệt. Đặc biệt là 3 năm đánh Mỹ gần đây, đã bị địch tàn sát, đốt phá, giết chóc, triệt hạ làng mạc, nhưng nhân dân vẫn không khuất phục, mà ngày càng tôi luyện, dầy dạn và chiến đấu ngày càng mạnh. Bom đạn, chém, giết của quân thù không làm cho nhân dân nao núng, địch đốt phá, triệt hạ làng mạc, có nơi ruộng thành hố bom, mỗi lối đi, mỗi xóm, mỗi nhà, mỗi cửa ngõ đều có bom, đạn Mỹ ngụy, đều có máu của nhân dân đổ xuống. Nhưng nhân dân không chút sờn lòng, 32 vạn đồng bào vùng giải phóng từ em nhỏ đến cụ già, tất cả đều là những chiến sĩ tham gia vào cuộc chiến chống lại đế quốc Mỹ. Nhiều hoạt động đã diễn ra: nuôi dưỡng quân đội, cán bộ, du kích, thu mua lương thực cho kháng chiến, cất dấu vũ khí, chạy chữa thương binh. Là một trong ba thành phố lớn ở miền Nam, Huế có một vị trí chính trị, quân sự hết sức quan trọng. Vốn là một cố đô của triều Nguyễn cũ, trong kháng chiến chống Mỹ, Huế thuộc quyền kiểm soát của Mỹ và Việt Nam 12
  19. Cộng Hòa, là trung tâm chỉ đạo chiến lược của địch trên khu vực tiếp giáp đối đầu với miền Bắc. Ở đây có trên 45 cơ quan hành chính ngụy quyền, đồng thời là nơi địch bố trí một bộ máy chiến tranh khá mạnh (có khoảng từ 2,5 đến 3 vạn quân) với nhiều vũ khí trang thiết bị tương đối hiện đại của Mỹ. Thành phần xã hội của thành phố Huế đa dạng và phức tạp. Số dân đi đạo Thiên chúa và Phật giáo chiếm một tỷ lệ khá lớn. Số dân thuộc thành phần công chức và gia đình sĩ ngụy có khoảng 3 vạn, số học sinh, sinh viên có khoảng 2,5 vạn, nhân dân lao động có khoảng 6 đến 7 vạn, phần đông là gia đình tiểu thương, thợ thủ công, dịch vụ. Nhân dân vùng nông thôn và thành phố có quan hệ chặt chẽ với nhau, nên mỗi biến chuyển về chính trị và quân sự ở nông thôn đều mau chóng ảnh hưởng trực tiếp vào thành phố. Giữa những năm 60, phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Trị Thiên, đặc biệt là ở Huế ngày càng phát triển mạnh. Liên tục có những cuộc đấu tranh chống Mỹ và tay sai như cuộc xuống đường chống Diệm - Nhu năm 1963, chống Khánh – Hương năm 1964, phong trào xuống đường đấu tranh của học sinh – sinh viên đòi hòa bình, dân sinh, dân chủ thì hầu như tháng nào cũng xảy ra. Những cuộc đấu tranh này của quần chúng nhân dân đã nhiều phen làm cho Mỹ ngụy hoảng sợ và tìm cách đối phó vất vả. Ở nội thành Huế, lực lượng chính trị và phong trào cách mạng của quần chúng, dưới sự chỉ đạo của 8 chi bộ Đảng ta đã xây dựng được khoảng 100 cơ sở bí mật và nửa công khai. Số quần chúng hướng về cách mạng và sẵn sang tham gia các cuộc đấu tranh, chiến đấu và phục vụ chiến đấu , ta có thể huy động từ 4.000 đến 5.000 người trong một ngày đêm. Ngoài ra một số khá đông nhân dân lao động, viên chức, tiểu thương tuy không nằm trong các tổ chức cách mạng, nhưng có lòng yêu nước và cảm tình với cách mạng, ta có thể tranh thủ lôi kéo họ khi cách mạng nổ ra. Trước khi nổ ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, ba huyện giáp với thành phố Huế là Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy có nhiều thôn xã đã 13
  20. được ta giải phóng và làm chủ, tạo thành vùng đệm quan trọng để chủ lực ta đứng chân và làm bàn đạp tiến vào thành phố . 1.2. Tình hình chiến trƣờng Trị Thiên trƣớc khi nổ ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy. 1.2.1. Hoạt động và hình thái bố trí chiến lƣợc của địch Thành phố Huế có vị trí chính trị, quân sự khá quan trọng. Ở đây có đến 46 cơ quan hành chính ngụy quyền, là nơi tập trung bọn cầm đầu các đảng phái phản động như Quốc dân đảng, Đại Việt, Cần Lao Nhân Vĩ, nên địch đã thiết lập ở đây một hệ thống phòng ngự vững chắc, có hệ thống căn cứ và đồn bốt dày đặc, có lực lượng vũ trang địa phương, lực lượng kìm kẹp gồm cơ quan hành chính, bọn chỉ điểm, đảng phái phản động nhằm: Hướng ra phía Bắc chặn đòn tiến công của chủ lực ta Chốt chặn ta từ rừng núi giáp ranh tiến công xuống, đồng thời bảo vệ giao thông và căn cứ lớn của chúng Kết hợp lực lượng chủ lực cơ động cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa nhằm kìm kẹp và càn quét “bình định” chống phong trào quần chúng và chiến tranh du kích. Tại mặt trận Huế, địch có khoảng 25.000 đến 30.000 quân kể cả bọn cầm súng công khai và bọn cầm súng bí mật, nòng cốt là lực lượng thuộc sư đoàn 1 bộ binh. Cả Mỹ và ngụy cộng là 13 tiểu đoàn bộ binh (8 tiểu đoàn ngụy, 5 tiểu đoàn Mỹ), 4 chi đoàn thiết giáp, 4 tiểu đoàn pháo, 2 tiểu đoàn cảnh sát, 2 tiểu đoàn công binh cùng các đơn vị thông tin, vận tải, quân y, sửa chữa quân cụ, 23 đại đội bảo an, 100 trung đội dân vệ, 18 tiểu đoàn bình định. Không quân chỉ có các đơn vị máy bay lên thẳng, trinh sát với 100 chiếc. Với lực lượng trên địch bố trí: Ở phía Bắc thành phố: đồn Mang Cá có lực lượng Sư đoàn 1 bộ binh, (khoảng 700 quân) trong đây có cơ quan tham mưu, cơ quan hậu cần, đại đội chiến tranh tâm lý, đại đội quân y. Sân bay Tây Lộc có 1 đại đội vận tải với 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2