Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa huyện Bình Chánh TP. Hồ Chí Minh (1986 - 2003)
lượt xem 21
download
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa huyện Bình Chánh TP. Hồ Chí Minh (1986 - 2003) gồm có 4 chương bao gồm những nội dung về đô thị hóa và đô thị hóa huyện Bình Chánh đến trước năm 1986; những chuyển đổi trong cảnh quan môi trường, cơ sở hạ tầng trong quá trình đô thị hóa (1986 - 2003); sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; xã hội và văn hóa trong quá trình đô thị hóa (1986 - 2003).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa huyện Bình Chánh TP. Hồ Chí Minh (1986 - 2003)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- NGUYỄN TẤN TỰ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN BÌNH CHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH (1986 - 2003) Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TÔN NỮ QUỲNH TRÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
- Lôøi caûm ôn Xin baøy toû loøng bieát ôn saâu saéc ñeán PGS.TS. Toân Nöõ Quyønh Traân ñaõ taän tình höôùng daãn vaø taïo moïi ñieàu kieän ñeå taùc giaû hoaøn thaønh luaän vaên naøy. Xin traân troïng caûm ôn quyù thaày coâ trong Khoa Lòch söû ñaõ truyeàn ñaït kieán thöùc cho taùc giaû trong suoát thôøi gian theo hoïc chöông trình ñaøo taïo Ñaïi hoïc vaø Cao hoïc taïi tröôøng Ñaïi hoïc Sö Phaïm TP. Hoà Chí Minh. Xin göûi lôøi caûm ôn ñeán quyù thaày coâ thuoäc Phoøng Sau Ñaïi hoïc, tröôøng Ñaïi hoïc Sö Phaïm TP. Hoà Chí Minh ñaõ taïo ñieàu kieän cho taùc giaû hoaøn thaønh khoùa hoïc. Xin göûi lôøi caûm ôn ñeán chính quyeàn ñòa phöông huyeän Bình Chaùnh, caùc xaõ, thò traán treân ñòa baøn huyeän, Phoøng Thoáng keâ, Phoøng Quaûn lyù Ñoâ thò, Phoøng Vaên hoùa - Thoâng tin… ñaõ taän tình giuùp ñôõ taùc giaû trong suoát quaù trình nghieân cöùu. Xin ñöôïc baøy toû loøng bieát ôn ñeán gia ñình, baïn beø vaø ñoàng nghieäp ñaõ ñoäng vieân, giuùp ñôõ vaø taïo ñieàu kieän thuaän lôïi cho taùc giaû trong suoát quaù trình hoïc taäp vaø hoaøn thaønh luaän vaên. Thaønh phoá Hoà Chí Minh naêm 2008 Nguyeãn Taán Töï
- 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ 1 MỤC LỤC.............................................................................................................. 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................... 4 MỞ ĐẦU................................................................................................................ 5 Chương 1. ĐÔ THỊ HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN BÌNH CHÁNH ĐẾN TRƯỚC NĂM 1986................................................................. 14 1.1. Đô thị và đô thị hóa................................................................................ 14 1.1.1. Đô thị.......................................................................................... 14 1.1.2. Đô thị hóa .................................................................................. 20 1.2. Vài nét về đô thị TP. Hồ Chí Minh đến trước năm 1986......................... 23 1.3. Huyện Bình Chánh đến trước năm 1986................................................. 26 1.3.1. Tổng quan về huyện Bình Chánh ................................................ 26 1.3.2. Lịch sử địa giới hành chính huyện Bình Chánh ........................... 28 Chương 2. NHỮNG CHUYỂN ĐỔI TRONG CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG, CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (1986 - 2003) .................................................................... 34 2.1. Cảnh quan môi trường............................................................................ 34 2.1.1. Cảnh quan................................................................................... 34 2.1.2. Môi trường ................................................................................. 36 2.2. Những thay đổi trong cơ sở hạ tầng........................................................ 40 2.2.1. Hệ thống giao thông.................................................................... 40 2.2.2. Thông tin liên lạc ........................................................................ 44 2.2.3. Hệ thống cung cấp điện............................................................... 45 2.2.4. Cấp thoát nước............................................................................ 47 2.2.5. Nhà ở .......................................................................................... 51
- 3 Chương 3. SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (1986 - 2003)................................................ 56 3.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế....................................... 56 3.2. Chuyển biến của các ngành kinh tế chính............................................. 58 3.2.1. Nông nghiệp ............................................................................. 58 3.2.2. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ......................................... 64 3.2.3. Thương mại - dịch vụ ............................................................... 74 Chương 4. NHỮNG CHUYỂN ĐỔI TRONG LĨNH VỰC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA (1986 - 2003) ............................................................ 82 4.1. Dân số và lao động................................................................................. 82 4.1.1. Dân số......................................................................................... 82 4.1.2. Lao động..................................................................................... 88 4.2. Giáo dục................................................................................................. 91 4.2.1. Giáo dục mầm non...................................................................... 91 4.2.2. Giáo dục phổ thông..................................................................... 92 4.2.3. Các loại hình đào tạo khác .......................................................... 96 4.3. Y tế ........................................................................................................ 97 4.3.1. Mạng lưới y tế ............................................................................ 98 4.3.2. Đội ngũ cán bộ y tế ..................................................................... 99 4.4. Văn hóa................................................................................................ 100 4.4.1. Chuyển biến trong hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao ....................................................................................................... 100 4.4.2. Chuyển biến trong lối sống của người dân ................................ 104 KẾT LUẬN........................................................................................................ 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 120 PHỤ LỤC........................................................................................................... 127
- 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng Trang số Phân loại và phân cấp đô thị ở Việt Nam theo Nghị định số 1.1 18 72/2001/NĐ-CP 1.2 Diện tích và dân số Sài Gòn - Gia Định từ 1956 đến 1970 24 Tổng GTSX trên địa bàn huyện Bình Chánh phân theo khu vực 3.1 57 sản xuất (2001 - 2003) 3.2 Diện tích gieo trồng một số loại cây ở Bình Chánh qua các năm 59 3.3 Hộ và nhân khẩu nông nghiệp ở Bình Chánh qua các năm 61 Năng suất một số loại cây trồng chính ở Bình Chánh qua các 3.4 63 năm 3.5 Sản lượng lúa ở huyện Bình Chánh trong 10 năm (1993 - 2003) 63 3.6 Đàn heo trên 2 tháng tuổi ở Bình Chánh qua các năm 63 3.7 GTSX công nghiệp của huyện Bình Chánh qua các năm 65 3.8 Số hộ tư thương và dịch vụ tư nhân ở Bình Chánh qua các năm 75 3.9 GTSX khu vực TM - DV ở huyện Bình Chánh qua các năm 76 4.1 Dân số huyện Bình Chánh qua các năm 83 4.2 Tỉ lệ tăng dân số cơ học ở Bình Chánh qua các năm 85 4.3 Số lượng người nhập cư ở Bình Chánh qua các năm 86 4.4 Quy mô dân số huyện Bình Chánh qua các năm 88 4.5 Tốc độ đô thị hóa huyện Bình Chánh qua các giai đoạn 88 4.6 Giáo dục mầm non ở Bình Chánh qua các năm 91 4.7 Giáo dục phổ thông huyện Bình Chánh qua các năm 93 Giáo dục trung học phổ thông ở Bình Chánh năm học 2003 - 4.8 95 2004 4.9 Mạng lưới y tế huyện Bình Chánh qua các năm (1998 - 2003) 99
- 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bình Chánh là một huyện ngoại thành của TP. Hồ Chí Minh, có diện tích lớn thứ ba trong các quận huyện của thành phố. Trải qua hơn 30 năm kể từ ngày trở thành một huyện của TP. Hồ Chí Minh (1976), Bình Chánh có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Do là một huyện ngoại thành nên Bình Chánh bước vào thời kì đô thị hóa muộn hơn so với các quận ven của thành phố. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhất là sau khi đất nước bước vào thời kì đổi mới, huyện Bình Chánh dần dần thay đổi diện mạo của mình. Từ một huyện thuần nông trước năm 1986, Bình Chánh đã phát triển theo hướng đô thị, với sự hình thành các khu công nghiệp, các khu dân cư phi nông nghiệp, cùng với sự nâng cấp của hạ tầng kỹ thuật. Bình Chánh nằm về phía Tây Nam của thành phố và là cửa ngõ đi vào thành phố cả về đường thuỷ lẫn đường bộ. Do nằm ở vị trí cửa ngõ, đồng thời là một huyện có diện tích lớn của TP. Hồ Chí Minh nên sự phát triển của Bình Chánh gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của thành phố. Tốc độ đô thị hóa ở đây phản ánh tình hình phát triển của huyện nói riêng và của TP. Hồ Chí Minh nói chung. Những chính sách phát triển của thành phố có ảnh hưởng đến sự phát triển của huyện, đồng thời những bước phát triển của huyện cũng tác động đến tình hình của thành phố. Đô thị hóa ở TP. Hồ Chí Minh nói chung và huyện Bình Chánh nói riêng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề về cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội, văn hóa, cảnh quan, kiến trúc… cần nghiên cứu để từ đó có thể đề ra một giải pháp tổng thể định hướng cho sự phát triển bền vững. Việc nghiên cứu không chỉ giúp dựng lại toàn cảnh bức tranh đô thị của huyện Bình Chánh mà còn tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho những chiến lược phát triển lâu dài. Chính vì vậy chúng tôi chọn vấn đề QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN BÌNH CHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (1986 - 2003) làm đề tài nghiên cứu để góp phần vào mục tiêu chung trên.
- 6 Với tiêu chí lịch sử không chỉ là lịch sử chính trị, lịch sử quân sự mà còn là tất cả những gì xảy ra liên quan đến con người và xã hội loài người, chúng tôi chọn vấn đề đô thị hóa của một địa phương cũng chính là quán triệt quan điểm toàn diện trong nghiên cứu lịch sử. Lịch sử đô thị hóa cũng là một phần trong lịch sử của một địa phương hay một dân tộc nhất định. Do vậy việc nghiên cứu về lịch sử đô thị hóa cũng chính là góp phần làm sáng tỏ hơn lịch sử của một địa phương hay lịch sử một dân tộc. Nghiên cứu lịch sử đô thị hóa huyện Bình Chánh cũng chính là tìm hiểu về lịch sử phát triển của vùng đất này trong quá trình hơn 20 năm kể từ ngày đất nước đổi mới. Qua lịch sử đô thị hóa vùng đất này chúng ta sẽ thấy được lịch sử phát triển của huyện nói riêng và của TP. Hồ Chí Minh nói chung. Đô thị hóa của một vùng đất có liên quan mật thiết đến các lĩnh vực khác như kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, cảnh quan, môi trường… Do vậy, nghiên cứu về lịch sử đô thị hóa sẽ là làm sáng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kết cấu hạ tầng cơ sở, thay đổi cảnh quan, môi trường, cơ cấu dân cư, cơ cấu nghề nghiệp, mức sống người dân, các thiết chế văn hóa… Nghiên cứu về lịch sử đô thị hóa của huyện Bình Chánh còn là một việc làm cần thiết khi quá trình đô thị hóa ở đây đang diễn ra một với tốc độ nhanh chóng, ngày càng làm thay đổi hoặc làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống. Những phong tục tập quán, những lối sống, những nghề truyền thống, tinh thần cộng đồng, dòng tộc, những lễ hội… có biến chuyển rất sâu sắc dưới tác động của đô thị hóa. Đó là những vấn đề thực tiễn cần nghiên cứu để nắm bắt đồng thời đề ra một số biện pháp xây dựng bản sắc văn hóa trong quá trình đô thị hóa. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu là tìm hiểu sự chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa ở huyện Bình Chánh trong quá trình đô thị hóa từ sau năm 1986 đến năm 2003. Trong đó chúng tôi tập trung vào các lĩnh vực cụ thể như sự thay đổi cảnh quan và cơ sở hạ tầng; phát triển kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; sự biến đổi về mặt xã hội như dân số, lao động, giáo dục, y tế, văn hóa… Nghiên cứu cũng góp phần rút ra một số đặc điểm trong quá trình đô thị hóa ở huyện Bình Chánh, làm rõ những tác
- 7 động của quá trình đô thị hóa đối với sự phát triển của huyện, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình đô thị hóa, từ đó đề ra một số định hướng để làm nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tương lai. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Những tài liệu sớm nhất đề cập đến lịch sử kinh tế xã hội ở vùng đất Đồng Nai - Gia Định xưa là những công trình chữ Hán như Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn; Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức. Về chữ Nôm có bài phú Cổ Gia Định phong cảnh vịnh được sáng tác vào khoảng đầu thế kỷ XIX, bài Nam kỳ phong tục nhân vật diễn ca của Nguyễn Liêm Phong. Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, dưới thời Pháp thuộc, có nhiều chuyên khảo của các tác giả người Pháp về vùng Nam kỳ cũng như về Sài Gòn - Gia Định như Sự góp phần vào lịch sử Sài Gòn (1867 - 1916) của tác giả Baudrit (bản dịch); Chuyên khảo về tỉnh Gia Định của tác giả Bouchot… Từ năm 1954 đến năm 1975, Sài Gòn trở thành thủ đô của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Vùng đất này nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả. Trước hết phải kể đến một số công trình chuyên khảo như Địa phương chí tỉnh Gia Định của Tòa hành chính Gia Định, Gia Định xưa và nay của tác giả Huỳnh Minh, Gia Định xưa của Sơn Nam, Sài Gòn năm xưa của Vương Hồng Sển… Nghiên cứu về các lĩnh vực kinh tế xã hội thì có Nghiên cứu dân số tại các vùng phụ cận Sài Gòn và Dân số hoạt động của đô thành Sài Gòn của tác giả Lê Văn Hoàng; Những điều cần biết về kế hoạch chủ yếu thiết kế đô thị Sài Gòn của tác giả Bông Mai; Sổ tay từng vùng ở Nam Việt Nam và Các nhóm thiểu số ở miền Nam Việt Nam của Bộ quốc phòng Mĩ; Nghiên cứu các cơ sở xã hội tại Gia Định của Đinh Tuyến… Các công trình trên mặc dù được nghiên cứu chuyên sâu hơn nhưng cũng chỉ mới dừng lại ở các vùng đất nội thành còn vùng ven đô và ngoại thành thì vẫn chưa được đề cập đến. Sau năm 1975, việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội của các địa bàn trên thành phố được quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu của các học giả có uy tín được công bố. Công trình Địa chí Văn hóa TP. Hồ Chí Minh (4 tập) do Giáo
- 8 sư Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng và Nguyễn Công Bình chủ biên đã khảo cứu sâu về các mặt lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật… của TP. Hồ Chí Minh, trong đó có huyện ngoại thành Bình Chánh. Công trình TP. Hồ Chí Minh 10 năm của Nguyễn Văn Linh đã tổng kết những vấn đề, những lĩnh vực quan trọng và định hướng phát triển của thành phố, trong đó chú ý đúng mức đến vai trò của các huyện ngoại thành trong chiến lược phát triển chung của TP. Hồ Chí Minh. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về đô thị và đô thị hóa ở TP. Hồ Chí Minh nói chung và các quận huyện nói riêng đã được xúc tiến. Có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về tình hình đô thị hóa tại các quận huyện như Tân Bình, Gò Vấp, quận 8, Bình Thạnh, quận 2... Tuy nhiên, đối với Bình Chánh thì chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu. Các công trình nghiên cứu hiện nay có liên quan đến Bình Chánh mới chỉ đề cập một cách sơ nét chứ chưa đi sâu vào tình hình đô thị hóa của huyện. Đề cập đến tình hình đô thị hóa tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á, cuốn sách Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á do Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh ấn hành vào năm 1996 đã đề cập đến xu thế đô thị hóa của một số thành phố tại Việt Nam và Đông Nam Á, nhu cầu quản lý đô thị, bảo vệ môi trường, tình trạng tăng dân số cơ học, các kinh nghiệm trong phát triển đô thị của các nước Đông Nam Á, vấn đề môi trường nhân văn, môi trường văn hóa của con người trong quá trình đô thị hóa. Trong tập sách này có bài viết của tác giả Võ Thị Hiệp với nhan đề Sự chuyển biến của một số xã thuộc huyện Bình Chánh trong quá trình phát triển theo hướng đô thị hóa. Bài viết này có đề cập một cách sơ lược vấn đề đô thị hóa huyện Bình Chánh và một số xã giáp ranh với các quận nội thành. Công trình nghiên cứu có nội dung đề cập đến tình hình đô thị hóa tại TP. Hồ Chí Minh là Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thủy với nhan đề Quá trình đô thị hóa ở ven đô TP. Hồ Chí Minh (1975 - 1996). Luận án đã trình bày quá trình đô thị hóa ở các quận huyện ven đô TP. Hồ Chí Minh như Thủ Đức, quận 8, Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ quá
- 9 trình biến đổi của các quận huyện trong khoảng thời gian hơn 20 năm (1975 - 1996) trên tất cả các mặt, trong đó tập trung vào sự thay đổi về cơ cấu kinh tế và cơ sở hạ tầng của các địa bàn khảo sát. Đề tài khoa học của Viện Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là Đô thị hóa và phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam 1954 - 1989 cũng đề cập đến quá trình đô thị hóa ở TP. Hồ Chí Minh đến năm 1989. Nghiên cứu về người nông dân ngoại thành TP. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa, tác giả Lê Văn Năm có công trình Nông dân ngoại thành TP. Hồ Chí Minh trong tiến trình đô thị hóa. Công trình do Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh ấn hành năm 2007. Đây là công trình nghiên cứu khá công phu về những “xáo trộn” trong đời sống của người nông dân ngoại thành TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh đô thị hóa, trong đó tập trung vào tình hình chuyển dịch đất đai và cơ cấu nghề nghiệp, cũng như sự thay đổi về môi trường sống, trong đó có môi trường văn hóa của họ. Theo tác giả, “ở vùng ngoại thành thành phố, đang có sự chuyển dịch kinh tế từ nông nghiệp sang phi nông. Đó cũng là tiến trình người nông dân dần dần xa rời đồng ruộng để trở thành thị dân” [60,tr.5]. Nghiên cứu về văn hóa làng xã TP. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa, tác giả Tôn Nữ Quỳnh Trân có công trình Văn hóa làng xã trước sự thách thức của đô thị hóa tại TP. Hồ Chí Minh. Công trình được Nhà xuất bản Trẻ ấn hành vào năm 1999 gồm có ba chương, trong đó chương một trình bày về tình hình đô thị hóa tại vùng ven và ngoại thành TP. Hồ Chí Minh (gồm 10 quận huyện). Trong chương này có 7 trang (từ trang 85 đến trang 91) trình bày về tình hình đô thị hóa tại huyện Bình Chánh. Tuy được trình bày ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng tôi nắm bắt một cách khái quát những bước phát triển đô thị của Bình Chánh vào giai đoạn tiếp sau chính sách “đổi mới” năm 1986. Chương hai và chương ba đề cập đến khía cạnh văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở những vùng nói trên. Cũng đề cập đến khía cạnh văn hóa trong quá trình đô thị hóa, cuốn sách của tác giả Trần Văn Bính với nhan đề Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1998) đã đề cập đến môi
- 10 trường văn hóa trong quá trình đô thị hóa. Công trình này cung cấp cho chúng tôi một số thực tiễn trong lĩnh vực văn hóa liên quan đến đô thị hóa. Tác giả Nguyễn Văn Tài nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo, tăng dân số cơ học… trong quá trình đô thị hóa tại TP. Hồ Chí Minh trong cuốn sách Những mặt tồn tại trong quá trình đô thị hóa ở TP. Hồ Chí Minh. Đó là những vấn đề bức xúc trong quá trình đô thị hóa hiện nay mà chắc hẳn Bình Chánh đã và đang gặp phải và cũng là nội dung mà chúng tôi sẽ quan tâm trong khung cảnh huyện Bình Chánh. Đối với huyện Bình Chánh, cuốn sách Tiềm năng phát triển các xã và thị trấn huyện Bình Chánh TP. Hồ Chí Minh do tác giả Tôn Nữ Quỳnh Trân và Võ Thị Hiệp đồng chủ biên, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh ấn hành năm 1996 là công trình nghiên cứu chi tiết về vị trí địa lý, lịch sử, các tiềm năng kinh tế và một số yếu tố đô thị hóa của từng xã, thị trấn thuộc huyện Bình Chánh. Cuốn sách bao gồm 22 bài nghiên cứu của các tác giả đã cho chúng tôi một cái nhìn khái quát về quá trình phát triển cũng như tiềm năng phát triển của các xã trên địa bàn Bình Chánh đến thời điểm năm 1996. Ngoài các công trình kể trên còn có một số bài viết của các tác giả được đăng trên các tạp chí hoặc báo cáo tại các hội thảo khoa học. Trong bài viết “Di dân và đô thị hóa ở miền Đông Nam Bộ” được đăng trong Tạp chí Tài chính năm 1996, tác giả Nguyễn Thị Chinh đề cập đến sự dịch chuyển lao động trong quá trình đô thị hóa tại một khu vực rộng lớn là các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Tác giả Lê Quang Hậu với bài tham luận “Vài nét về quá trình đô thị hóa ở Sài Gòn thời kỳ 1954 - 1975” báo cáo tại hội thảo Khoa học quốc tế phát triển đô thị bền vững, vai trò của nghiên cứu và giáo dục năm 1999 đã đề cập đến quá trình đô thị hóa ở TP. Hồ Chí Minh đến năm 1975. Trên đây là một số công trình của các tác giả có liên quan đến đề tài mà chúng tôi đã tham khảo. Chắc chắn rằng sẽ còn những công trình, những bài viết mà chúng tôi chưa có dịp tham khảo hoặc còn tản mát đâu đó mà chúng tôi chưa có cơ hội tiếp cận. Trong quá trình viết đề tài, chúng tôi sẽ cố gắng tham khảo tất cả những công
- 11 trình của những người đi trước, qua đó có thể kế thừa những kết quả đạt được, đồng thời bổ sung những khiếm khuyết mà các tác giả chưa đề cập đến hoặc do lịch sử biến đổi và thời gian vượt qua. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu được xác định là quá trình đô thị hóa huyện Bình Chánh từ năm 1986 đến năm 2003, trong đó tập trung làm rõ các giai đoạn, các bước thay đổi để Bình Chánh từ một huyện thuần nông trước năm 1986 trở thành một huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay. Phạm vi nghiên cứu được xác định là địa bàn huyện Bình Chánh. Tuy nhiên, phạm vi lãnh thổ của huyện Bình Chánh hiện nay có sự thay đổi so với năm 2003. Trước năm 2003, huyện Bình Chánh bao gồm thị trấn An Lạc và 19 xã. Năm 2003, Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã ra quyết định tách huyện Bình Chánh cũ thành hai đơn vị hành chính là huyện Bình Chánh và quận Bình Tân. Quận Bình Tân bao gồm 10 phường được thành lập trên cơ sở 3 xã Bình Trị Đông, Tân Tạo, Bình Hưng Hòa và thị trấn An Lạc của huyện Bình Chánh. Huyện Bình Chánh mới còn lại 16 xã và một thị trấn (Tân Túc). Do vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài là huyện Bình Chánh trước năm 2003 có nghĩa là bao gồm cả vùng đất thuộc quận Bình Tân hiện nay. Về thời gian, chúng tôi chọn từ năm 1986 đến năm 2003 vì đây là giai đoạn lịch sử có nhiều biến đổi quan trọng và sâu sắc đối với TP. Hồ Chí Minh và đối với huyện Bình Chánh. Năm 1986 là mốc mở đầu công cuộc đổi mới ở Việt Nam. TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước nên tất yếu có những bước chuyển mình, trong đó có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những biến đổi về cơ sở hạ tầng, dân cư, văn hóa… Nằm trong bối cảnh chung đó, huyện Bình Chánh cũng có sự thay đổi đáng kể về mọi mặt, nhất là từ sau những năm 90 của thế kỷ XX trở đi. Đến năm 2003, huyện Bình Chánh được chia tách thành hai đơn vị hành chính mới. Sự chia tách này bắt nguồn từ sự phát triển và nhu cầu phát triển của huyện Bình Chánh cũ. Chính vì vậy đây là thời điểm thích hợp để nhìn lại một chặng đường phát triển của huyện.
- 12 5. Phương pháp nghiên cứu Quá trình đô thị hóa được nghiên cứu dưới góc độ của khoa học lịch sử, có nghĩa là tập trung xem xét diễn tiến của hiện tượng này trong thời gian từ năm 1986 đến năm 2003 cùng những đặc điểm của nó, những nhân tố chủ quan và khách quan tác động, chi phối đến quá trình đó. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm mang lại sự phát triển bền vững cho huyện Bình Chánh và TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tiếp theo. Do vậy, phương pháp được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu đề tài ngoài phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin còn có phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Tuy nhiên, vì đô thị hóa là một quá trình diễn ra phức tạp và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau nên trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi còn sử dụng phương pháp liên ngành giữa sử học, xã hội học, nhân học, văn hóa học, kinh tế học, dân tộc học… Việc vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau sẽ giúp cho đề tài tiếp cận từ nhiều chiều kích, từ đó có thể có được kết quả đa dạng, phù hợp với tính chất của vấn đề đô thị hóa. 6. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu đầu tiên là các sách viết về vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa cũng như TP. Hồ Chí Minh hiện nay. Các sách viết về Sài Gòn - Gia Định xưa sẽ giúp dựng lại lịch sử phát triển của vùng đất Gia Định nói chung và huyện Bình Chánh nói riêng đến trước năm 1986. Các sách viết về TP. Hồ Chí Minh từ sau năm 1986 đến nay trong đó có liên quan đến huyện Bình Chánh sẽ được khai thác để tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài. Nguồn tài liệu thứ hai tạo cơ sở lý luận cho đề tài chính là công trình của các tác giả đề cập đến vấn đề đô thị và đô thị hóa. Một số cuốn sách được tác giả chú ý khai thác như Đô thị học - Những khái nhiệm mở đầu của tác giả Trương Quang Thao, Dự thảo phát triển Đô thị quốc gia thời kỳ 1995 - 2010 của Bộ Xây dựng, Đô thị Việt Nam tập I, II của tác giả Đàm Trung Phường… Ngoài ra còn một số bài tham luận, bài nghiên cứu của các tác giả khác cũng được chúng tôi tham khảo để tạo cơ sở lý luận cho việc thực hiện đề tài. Nguồn tài liệu chính để chúng tôi thực hiện đề tài là các tài liệu liên quan trực tiếp đến quá trình phát triển của huyện Bình Chánh trong khoảng 20 năm qua. Các
- 13 số liệu thống kê, các báo cáo năm, các văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố và huyện Bình Chánh cùng các cơ quan chức năng ở huyện có liên quan đến vấn đề đô thị hóa được chúng tôi khai thác để sử dụng cho đề tài. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ thực hiện khảo sát, điền dã để thu thập thêm tư liệu thực tế cho đề tài. 7. Bố cục Luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận còn có bốn chương. Chương một trình bày những nét khái quát về huyện Bình Chánh đến năm 1986, trong đó tập trung vào các yếu tố địa lý, lịch sử và tình hình đô thị hóa của huyện đến thời điểm trên. Trong chương này, chúng tôi cũng trình bày một số vấn đề lý luận về đô thị và đô thị hóa, cũng như khái quát về tình hình đô thị hóa tại TP. Hồ Chí Minh đến trước năm 1986 để làm rõ bối cảnh chung trong sự phát triển của huyện Bình Chánh. Chương hai trình bày về những thay đổi trong cảnh quan, môi trường và cơ sở hạ tầng; chương ba làm rõ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; và chương cuối cùng xem xét những chuyển đổi trong lĩnh vực xã hội và văn hóa. 8. Những đóng góp của đề tài Nghiên cứu lịch sử đô thị hóa của một địa phương là vấn đề chưa được quan tâm rộng rãi như nghiên cứu lịch sử chính trị, quân sự, ngoại giao… Nghiên cứu lịch sử đô thị hóa là góp phần nghiên cứu các chuyển biến xã hội của lịch sử đương đại. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình đô thị hóa huyện Bình Chánh (1986-2003) thuộc vào lĩnh vực này. Đóng góp của luận văn trên bình diện vĩ mô là dựng lại lịch sử phát triển đô thị của huyện trong gần 20 năm qua trên các lĩnh vực thuộc kết cấu của một đô thị. Trên bình diện vi mô là làm sáng tỏ quá trình chuyển biến của từng thành tố thuộc vấn đề đô thị hóa, đó là sự chuyển biến của địa phương và cộng đồng tại chỗ trong lĩnh vực nghề nghiệp, văn hóa, lối sống… Luận văn tập hợp, hệ thống hóa và xử lý các tư liệu, nhất là các chỉ số phát triển đô thị của huyện Bình Chánh trong những năm qua tạo thành tập tin đáng tin cậy về tình hình đô thị hóa ở huyện Bình Chánh, là tài liệu tham khảo có ích đối với những người quan tâm đến lịch sử đô thị và đô thị hóa.
- 14 Chương 1. ĐÔ THỊ HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN BÌNH CHÁNH ĐẾN TRƯỚC NĂM 1986 1.1. Đô thị và đô thị hóa 1.1.1. Đô thị Đô thị là một thực thể đã xuất hiện trong lịch sử loài người từ xa xưa, từ khi mà ở nơi này, nơi khác bắt đầu hình thành một cách thức sinh hoạt khác biệt với nếp sinh hoạt vẫn hằng tồn tại ở thôn quê với nền sản xuất nông nghiệp. Những thực thể hình thành nên đô thị sau một quá trình chuyển động tổng hợp của những điều kiện ban đầu như sự định cư và tăng dân số trên một vùng nào đó, hoặc là do công nghiệp, thương mại phát triển. Trong các điều kiện ấy, trạng thái định cư dần dần biến đổi về chất, từ cộng đồng tập trung ở địa phương, cô lập, tự cung tự cấp với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trở thành một hình thái tập trung dân cư với những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp. Như vậy, có thể hiểu đô thị là nơi tập trung dân cư, với mật độ dân số cao và đa số là những người lao động phi nông nghiệp, dân cư sống và làm việc theo lối sống thành thị. Khái niệm trên về đô thị chứa đựng những tiêu chí cơ bản nhất biểu thị sự phát triển về lượng (hình thức) và về chất (nội dung) của các đô thị. Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, đô thị là “nơi dân cư đông đúc, là trung tâm thương nghiệp và có thể cả công nghiệp, thành phố hoặc thị trấn” [80,tr.332]. Hiện nay ở Việt Nam, thuật ngữ đô thị dùng để gọi chung cho tất cả các thành phố, thị xã, thị trấn. Theo các tác giả của công trình Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, đô thị là “điểm dân cư tập trung với mức độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, huyện” [2,tr.5]. Thực tế tên gọi đô thị có xuất xứ từ lịch sử hình thành các các đô thị cổ Việt Nam. Các đô thị cổ Việt Nam được hình thành từ ba yếu tố là đô, thành và thị.
- 15 Đô chính là nơi làm việc của bộ máy quan lại triều đình phong kiến ở trung ương và địa phương, cũng là nơi ở của vua quan, gia đình và dòng tộc… Thành là những yếu bảo vệ cho “đô”. Đó là các thành quách và đơn vị quân đội thường trực có nhiệm vụ canh gác và bảo vệ “đô”. Thị dùng để chỉ thị trường buôn bán hàng hóa. Có “thành” và “đô” tất yếu phải có trao đổi, buôn bán, và nơi tập trung buôn bán chính là các chợ. Việc xuất hiện của chợ sẽ kéo theo sự tụ tập dân cư và cơ sở kinh tế khác, nhất là tiểu thủ công nghiệp. Ngày nay, với sự phát triển của các phương tiện bảo vệ hiện đại, các thành quách không còn là phương tiện bảo vệ hiệu quả nữa, nên khi xây dựng các đô thị, người ta không xây dựng các thành quách bao quanh. Bên cạnh đó, các lực lượng bảo vệ như quân đội, cảnh sát cũng trở thành một đơn vị trong “đô”. Chính vì vậy, “thành” không còn đóng vai trò quan trọng trong đô thị hiện đại, mà thay vào đó là các yếu tố thuộc về hạ tầng như giao thông, điện nước, nhà cửa, giáo dục, y tế, văn hóa… Ở nước ta, để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước cho phù hợp với tình hình đô thị, ngày 5/5/1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 132/HĐBT quy định về việc phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị. Theo đó, đô thị là các điểm dân cư có các yếu tố cơ bản như: 1- Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ nhất định; 2- Quy mô dân số nhỏ nhất là 4.000 người (vùng núi có thể thấp hơn); 3- Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tư 60% trở lên trong tổng số lao động; là nơi sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hóa phát triển; 4- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị; 5- Mật độ dân cư được xác định theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm từng vùng. Cũng theo Nghị định này, đô thị ở nước ta được chia thành 5 loại: Đô thị loại I là đô thị rất lớn, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật, du lịch - dịch vụ, giao thông, công nghiệp, giao dịch quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả nước; dân số từ 1 triệu người trở lên; có tỉ suất
- 16 hàng hóa cao, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 90% trở lên trong tổng số lao động; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng đồng bộ; mật độ dân cư bình quân 15.000 người/km2 trở lên. Đô thị loại II là đô thị lớn, trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội, sản xuất công nghiệp, du lịch - dịch vụ, giao thông, giao dịch quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một vùng lãnh thổ; dân số từ 35 vạn đến dưới 1 triệu người; sản xuất hàng hóa phát triển, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 90% trong tổng số lao động; cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng nhiều mặt tiến tới đồng bộ; mật độ dân cư bình quân 12.000 người/km2 trở lên. Đô thị loại III là đô thị trung bình lớn, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, là nơi sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung, du lịch - dịch vụ, có vai trò thúc đẩy phát triển của một tỉnh, hoặc từng lĩnh vực đối với vùng lãnh thổ; dân số từ 10 vạn đến dưới 35 vạn người (vùng núi có thể thấp hơn); sản xuất hàng hóa tương đối phát triển, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 80% trở lên trong tổng số lao động; cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng từng mặt; mật độ dân cư bình quân 10.000 người/km2 trở lên (vùng núi có thể thấp hơn). Đô thị loại IV là đô thị trung bình nhỏ, trung tâm tổng hợp chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một tỉnh hay một vùng trong tỉnh; dân cư từ 3 vạn đến dưới 10 vạn người (vùng núi có thể thấp hơn); là nơi sản xuất hàng hóa, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 70% trở lên trong tổng số lao động; đã và đang đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng từng phần; mật độ dân cư 8.000 người/km2 trở lên (vùng núi có thể thấp hơn). Đô thị loại V là đô thị nhỏ, trung tâm tổng hợp kinh tế - xã hội, hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp..., có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một huyện hay một vùng trong tỉnh hoặc một vùng trong huyện; dân số từ 4.000 đến dưới 3 vạn người (vùng núi có thể thấp hơn); tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trở lên trong tổng số lao động; bước đầu xây dựng một số công trình công cộng và
- 17 hạ tầng kỹ thuật; mật độ dân cư bình quân 6.000 người/km2 (vùng núi có thể thấp hơn). Nghị định này cũng quy định quy mô và ranh giới vùng ngoại ô của từng đô thị phù hợp với chức năng của đô thị đó. Như vậy, theo Nghị định này thì TP. Hồ Chí Minh là đô thị loại I và Bình Chánh là vùng ngoại ô của TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trải qua hơn 10 năm từ 1990 đến năm 2000, các đô thị ở Việt Nam phát triển nhanh chóng, quy mô của các đô thị thay đổi rất nhiều, chính vì vậy việc phân loại đô thị theo Nghị định 132 của Hội đồng Bộ trưởng không còn phù hợp. Do vậy, ngày 5/10/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2001/NĐ-CP quy định về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị cho phù hợp với tình hình thực tế. Theo đó, các đô thị ở nước ta được chia làm 06 loại: - Đô thị loại đặc biệt là đô thị rất lớn, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả nước, dân số trên 1,5 triệu người, mật độ dân số trung bình trên 15.000 người/km2, tỉ lệ lao động phi nông/tổng số lao động trên 90%. - Đô thị loại I là đô thị lớn, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ, dân số trên 500.000 người, mật độ dân số trung bình trên 12.000 người/km2, tỉ lệ lao động phi nông/tổng số lao động trên 85%. - Đô thị loại II là đô thị trung bình lớn, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một vùng hoặc từng lĩnh vực của quốc gia, dân số trên 250.000 người, mật độ dân số trung bình trên 10.000 người/km 2, tỉ lệ lao động phi nông/tổng số lao động trên 80%. - Đô thị loại III là đô thị trung bình, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một tỉnh hay một số lĩnh vực của vùng, dân số trên 100.000 người, mật độ dân số trung bình trên 8.000 người/km 2, tỉ lệ lao động phi nông/tổng số lao động trên 75%. - Đô thị loại IV là đô thị loại trung bình nhỏ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một tỉnh hay liên huyện, dân số trên 50.000 người, mật độ dân số trung bình khoảng trên 6.000 người/km2, tỉ lệ lao động phi nông/tổng số lao động trên 70%. - Đô thị loại V là đô thị loại nhỏ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một huyện hay liên xã, dân số trên 4.000 người, mật độ dân số trung bình khoảng trên 2.000 người/km2, tỉ lệ lao động phi nông/tổng số lao động trên 65%.
- 18 Tiêu chuẩn và phân loại, phân cấp đô thị ở Việt Nam theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP được tổng hợp trong bảng dưới đây: Bảng 1.1: Phân loại và phân cấp đô thị ở Việt Nam theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP Vai trò Lao động Một độ Loại Dân số trung tâm phi nông Hạ tầng cơ sở dân số đô thị (người) (chủ yếu) nghiệp (%) (người/km2) Đặc Đồng bộ, hoàn Quốc gia > 1.500.000 > 90 > 15.000 biệt chỉnh Nhiều mặt Quốc gia và I > 500.000 > 85 đồng bộ, hoàn > 12.000 liên tỉnh chỉnh Quốc gia Nhiều mặt tiến (một số lĩnh II > 250.000 > 80 tới đồng bộ, > 10.000 vực), liên hoàn chỉnh tỉnh Liên tỉnh Từng mặt III (một số lĩnh > 100.000 > 75 đồng bộ, hoàn > 8.000 vực), tỉnh chỉnh Từng mặt tiến Tỉnh, liên IV > 50.000 > 70 tới đồng bộ, > 6.000 huyện hoàn chỉnh Đã hoặc đang Huyện, tiểu xây dựng, V vùng (cụm > 4.000 > 65 > 2.000 chưa đồng bộ xã) và hoàn chỉnh Nghị định trên cũng quy định, các đô thị miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo…, các tiêu chuẩn quy định cho từng loại đô thị phải đạt tối thiểu 70% so
- 19 với quy định tiêu chuẩn của các loại đô thị tương ứng; các đô thị du lịch, nghỉ mát, đào tạo, nghiên cứu khoa học… quy mô dân số phải đạt tối thiểu 70%, mật độ dân số phải đạt tối thiểu 50% so với quy định tiêu chuẩn của các loại đô thị tương ứng. Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên, đến năm 2003, số lượng các đô thị theo mỗi loại ở Việt Nam như sau: - Đô thị loại đặc biệt: 2 (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh); - Đô thị loại I: 2 (Hải Phòng và Đà Nẵng); - Đô thị loại II: 10 (các thành phố trực thuộc tỉnh); - Đô thị loại III: 17 (các thành phố trực thuộc tỉnh); - Đô thị loại IV: 58 (các thị xã và thị trấn); - Đô thị loại V: 600 (các thị trấn). Các đô thị trên được phân thành 3 cấp quản lý: - Thành phố trực thuộc trung ương, - Thành phố và thị xã thuộc tỉnh, - Thị trấn thuộc huyện. Như vậy, đô thị được hiểu là một khu dân cư tập trung có những đặc điểm sau: - Về cấp quản lý, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập. - Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn như là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong thành phố trực thuộc trung ương, vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện. Đối với khu vực nội thành thành phố, nội thị xã, thị trấn, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt trên 65% tổng số lao động; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy mô dân số ít nhất là 4.000 người và mật độ tối thiểu phải đạt 2.000 người/km2. Ngoài ra, đô thị phải là nơi có dân số tập trung cao và hoạt động sống chủ yếu của cư dân trong khu vực ấy là những hoạt động phi nông nghiệp. Về vai trò lãnh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 176 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 199 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 167 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 149 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 198 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 171 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 17 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn