intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2010)

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

75
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2010). Luận văn bao gồm những nội dung về giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre thời kì trước đổi mới (1975 - 1985); giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong mười năm đầu đổi mới (1986 - 1996); giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre những năm 1997 - 2010.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2010)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Cao Thị Hồng Nhung QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ BẾN TRE TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2010) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Cao Thị Hồng Nhung QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ BẾN TRE TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2010) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số : 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN ĐẠT Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Văn Đạt. Các số liệu, thống kê, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra, luận văn có sự kế thừa các công trình nghiên cứu của những người đi trước và có sự bổ sung thêm những tài liệu mới. TPHCM, ngày 26 tháng 10 năm 2011 Tác giả luận văn Cao Thị Hồng Nhung
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa BTVH Bổ túc văn hóa CBQL Cán bộ quản lý CĐSP Cao đẳng sư phạm GV Giáo viên GD-ĐT Giáo dục và đào tạo HKH Hội khuyến học HS Học sinh PCTHCS Phổ cập trung học cơ sở PCGDTH PCGDTH PCTrH Phổ cập trung học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa XMC Xóa mù chử
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. 1 0T 0T DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. 2 0T 0T MỤC LỤC ............................................................................................................................ 3 0T T 0 MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 6 0T T 0 1. Lí do chọn đề tài................................................................................................................................... 6 0T 0T 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................................ 7 0T 0T 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................................................... 7 0T 0T 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 10 0T 0T 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 10 0T T 0 6. Đóng góp của đề tài............................................................................................................................ 11 0T 0T 7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................................................... 12 0T 0T Chương 1. GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ BẾN TRE THỜI KÌ TRƯỚC 0T ĐỔI MỚI (1975-1985)........................................................................................................ 13 0T 1.1. Khái quát về thành phố Bến Tre từ sau ngày giải phóng đến trước đổi mới ...................................... 13 0T T 0 1.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................................... 13 T 0 0T 1.1.2. Đặc điểm lịch sử, dân cư, văn hóa ............................................................................................ 14 T 0 T 0 1.2. Tình hình giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre từ 1975-1985. ................................................... 18 0T T 0 1.2.1. Hệ thống quản lý ngành .......................................................................................................... 18 T 0 0T 1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật. ............................................................................................................ 18 T 0 0T 1.2.4. Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy ................................................................... 24 T 0 T 0 1.3. Những thành tựu và hạn chế của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre (1975-1985) ..................... 25 0T T 0 1.3.1. Những thành tựu ...................................................................................................................... 25 T 0 0T 1.3.2. Những hạn chế, bất cập. ........................................................................................................... 28 T 0 0T 1.3.3. Nhiệm vụ đặt ra đối với ngành giáo dục và đào tạo thành phố Bến Tre..................................... 30 T 0 T 0
  6. Chương 2 . GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ BẾN TRE TRONG MƯỜI 0T NĂM ĐẦU ĐỔI MỚI (1986-1996). ................................................................................... 32 0T 2.1. Đường lối đổi mới giáo dục- đào tạo của Đảng và việc triển khai ở thành phố Bến Tre .................... 32 0T T 0 2.1.1. Bối cảnh lịch sử của công cuộc đổi mới giáo dục – đào tạo ...................................................... 32 T 0 T 0 2.1.2. Những quan điểm, chủ trương của Đảng về đổi mới giáo dục – Đào tạo ................................... 33 T 0 T 0 2.1.2.1. Nhận thức vai trò của giáo dục – đào tạo .......................................................................... 33 T 0 T 0 2.1.2.2. Đường lối của Đảng về đổi mới giáo dục – đào tạo ........................................................... 33 T 0 T 0 2.1.3. Triển khai thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục ở thành phố Bến Tre.................................... 35 T 0 T 0 2.1.3.1. Giai đoạn 1986 – 1991...................................................................................................... 35 T 0 0T 2.1.3.2. Giai đoạn 1991 – 1996...................................................................................................... 37 T 0 0T 2.2. Những thành quả và hạn chế của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre trong mười năm đổi mới 0T (1986-1996). .......................................................................................................................................... 38 T 0 2.2.1. Quy mô phát triển và hiệu quả đào tạo. .................................................................................... 38 T 0 T 0 2.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên ........................................................... 43 T 0 T 0 2.2.3. Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy. .................................................................. 46 T 0 T 0 2.2.4. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học. .................................................... 48 T 0 T 0 2.2.5. Phối hợp giáo dục giữa Gia đình – Nhà trường – Xã hội........................................................... 51 T 0 T 0 Chương 3. GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ BẾN TRE NHỮNG NĂM 1997 - 0T 2010 ..................................................................................................................................... 55 0T 3.1. Tiếp tục đường lối đổi mới giáo dục – Đào tạo của Đảng và việc triển khai thực hiện ở thành phố Bến 0T Tre ......................................................................................................................................................... 55 T 0 3.1.1. Bối cảnh lịch sử ....................................................................................................................... 55 T 0 0T 3.1.2. Những quan điểm, chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới Giáo dục – Đào tạo...................... 56 T 0 T 0 3.1.3. Thực hiện chủ trương tiếp tục đổi mới giáo dục ở thành phố Bến Tre ....................................... 59 T 0 T 0 3.2. Những thành quả và hạn chế của giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong những năm 1997- 0T 2010 ....................................................................................................................................................... 60 T 0 3.2.1. Quy mô phát triển và hiệu quả đào tạo ..................................................................................... 60 T 0 T 0 3.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên ........................................................... 70 T 0 T 0
  7. 3.2.3. Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy ................................................................... 76 T 0 T 0 3.2.4. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học ..................................................... 81 T 0 T 0 3.2.5. Phối hợp giáo dục giữa Gia đình – Nhà trường- Xã hội ............................................................ 86 T 0 T 0 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 91 0T T 0 1. Thành tựu giáo dục Bến Tre trong 25 năm đổi mới (1986 – 2010) ...................................................... 91 0T T 0 2. Nguyên nhân thành tựu đó .................................................................................................................. 92 0T 0T 3. Những hạn chế, yếu kém của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre.................................................. 93 0T T 0 4. Những bài học kinh nghiệm rút ra. ..................................................................................................... 94 0T 0T 5. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của thành phố Bến Tre trong 0T thời kỳ mới............................................................................................................................................. 98 T 0 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 100 0T 0T PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 105 0T T 0
  8. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, vì vậy giáo dục và đào tạo được Đảng và Nhà nước ta xem là “quốc sách hàng đầu”, có vị trí quan trọng và quyết định đối với sự phát triển của đất nước. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước luôn lấy quan điểm của Hồ Chí Minh làm nền tảng: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Dù có trải qua bao nhiêu thăng trầm thử thách, dù trong điều kiện chiến tranh, hay sự non yếu của kinh tế đất nước nhưng nền giáo dục nước ta vẫn giữ bản chất “của dân, do dân và vì dân”. Trong hệ thống giáo dục quốc dân ấy, giáo dục phổ thông là “nền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc, nó đặt những cơ sở ban đầu rất trọng yếu cho sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”[63;tr 94-96]. Song những năm gần đây, giáo dục phổ thông đã đặt ra những vấn đề cấp bách như: chạy theo thành tích, thương mại hóa trong giáo dục, nội dung chương trình quá tải…Những vấn đề cấp bách ấy là những thách thức mới đối với giáo dục của đất nước nói chung, giáo dục của từng địa phương nói riêng trong đó có tỉnh Bến Tre. Bến Tre là nơi hội tụ những nhà giáo nổi tiếng: Võ Trường Toản – thầy của những bậc thầy; Đồ Chiểu – người thầy mù, yêu nước nồng nàn với câu thơ bất hủ: “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”; Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh và biết bao thầy giáo đã đào tạo ra những thế hệ con người biết yêu thương người, thông minh, bất khuất, bản lĩnh, đã viết nên những trang sử vẻ vang cho quê hương. Thành phố Bến Tre được sản sinh từ mảnh đất anh hùng Đồng Khởi , nằm vị trí trung tâm của tỉnh Bến Tre, với hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi. Từ thành phố Bến Tre tàu thuyền có thể đi thẳng tới thành phố Hồ Chí Minh, sang Mỹ Tho đến Cần Thơ, hoặc đến trung tâm kinh tế khác ở đồng bằng Nam Bộ và có thể ngược dòng Cửu Long đến thủ đô Phnompenh của Campuchia.
  9. Anh dũng trong đấu tranh, cần cù, sáng tạo trong lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Bến Tre, sau khi giành được thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, toàn Đảng, toàn dân thành phố Bến Tre nhanh chóng bước vào nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng quê hương giàu đẹp. Với sự nổ lực vượt bậc ấy, thành phố Bến Tre đã gặt hái nhiều thành tựu quan trọng, trên mọi lĩnh vực trong đó có giáo dục .Thành phố Bến Tre luôn là ngọn cờ đầu của tỉnh về giáo dục phổ thông. Hòa cùng công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, sự nghiệp giáo dục – đào tạo, thành phố Bến Tre đã đạt nhiều thành tựu to lớn, song hạn chế cũng không ít. Những hạn chế ấy cần phải được khắc phục. Là người con của thành phố Bến Tre, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, thiết nghĩ việc nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục là vấn đề cần thiết. Với nội dung của một luận văn thạc sĩ, cá nhân chọn nghiên cứu về “Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong thời kì đổi mới (1986-2010)”. Đề tài nghiên cứu trên nhằm tái hiện lại lịch sử của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre từ nhiều góc độ, đồng thời đề xuất một số giải pháp định hướng phát triển cho giáo dục phổ thông của thành phố Bến Tre nói riêng, giáo dục tỉnh Bến Tre nói chung trong thời gian tới. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu quá trình phát triển của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre từ năm 1986 – 2010, nhằm khôi phục lại bức tranh của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre trong 25 năm đổi mới dưới nhiều gốc độ: quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; quá trình tổ chức đổi mới công tác giáo dục phổ thông của thành phố Bến Tre, trình bày cụ thể những thành tựu đã đạt được, những hạn chế, yếu kém cần được khắc phục. Từ đó, nhận thức toàn diện hơn vai trò động lực của sự phát triển giáo dục. Bên cạnh đó, cung cấp luận cứ khoa học về giáo dục, góp phần định hướng cho công tác giáo dục của thành phố Bến Tre trong những năm tới, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre nói riêng, cả nước nói chung. 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Cùng với sự phát triển của giáo dục, nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục cũng được quan tâm.
  10. - Cuốn “Tổng kết giáo dục 10 năm (1975 - 1985) ” của Bộ Giáo dục do Nxb Giáo dục ban hành năm 1986, đã tiến hành tổng kết công tác giao dục 10 năm sau ngày giải phóng, những phân tích nhận xét của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn này, trong đó có đề cập đến tình hình ngành giáo dục phổ thông. - Bộ giáo dục và đào tạo (1996), Tổng kết đánh giá mười năm đổi mới giáo dục (1986- 1996) đã tổng hợp báo cáo của các địa phương sau 10 năm tiến hành đổi mới giáo dục. Trong đó, thành tích giáo dục của các địa phương được trình bày cụ thể. - Bộ giáo dục và đào tạo (1995), Các định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo từ nay đến 2010 nêu ra những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những tài liệu trên đã thể hiện những định hướng phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước trong 25 năm đổi mới. Trong đó, tài liệu dành phần lớn chủ trương, đường lối để đưa giáo dục phổ thông phát triển ở mỗi giai đoạn cụ thể. - Cuốn “Từ bộ Quốc gia đến bộ giáo dục và đào tạo (1945 - 1995)” do Vũ Xuân Ba, Phạm Duy Bình, Nguyễn Minh Đường chủ biên, được Nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 1995.Với tính chất là một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,cuốn sách dành một phần nói về sự chỉ đạo của Bộ đối với ngành giáo dục phổ thông, nêu sơ qua giai đoạn 1975 – 1995. Qua đây cho ta thấy sự quan tâm chỉ đạo, triển khai các đường lối chính sách về giáo dục phổ thông của Đảng đối với ngành giáo dục phổ thông giai đoạn 1975-1995. - Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam là tác phẩm của tác giả Lê Văn Giạng do Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội phát hành năm 2003, tác giả đã dành phần để trình bày về hoạt động nền giáo dục của nước Việt Nam thống nhất và chủ nghĩa xã hội (từ năm 1975 đến năm 2000). Tuy nhiên, tác giả cũng mới chỉ trình bày một cách khái quát nhất có thể của nền giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục phổ thông giai đoạn này được đề cập đến một cách sơ lược. - Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông 1986-2000, là luận văn thạc sĩ lịch sử (năm 2007) của tác giả Trương Thị Hoa thuộc Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. Thông qua luận văn này, tác giả trình bày một cách công phu, hệ thống sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp 15 năm đổi mới giáo dục phổ thông.
  11. Qua đó, chúng ta có thể hình dung một cách rõ ràng về sự phát triển giáo dục phổ thông nước nhà trong thời gian này. - Cuốn Lịch sử giáo dục Việt Nam của tác giả Bùi Minh Hiền biên soạn được phát hành năm 2004. Là một giáo trình dùng cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm, cho nên tác giải viết một cách sức sơ lược về lịch sử giáo dục Việt Nam. Mặc dù không phải là quyển sách viết riêng về giáo dục phổ thông nhưng ta có thể chọn lọc ra những phần liên quan đến giáo dục phổ thông giai đoạn 1975 - 2000. - Cuốn Nhà trường phổ thông Việt Nam qua các thời kì lịch sử của Nguyễn Đăng Tiến Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2001. Thông qua việc trình bày tình hình, những đánh giá một cách tổng hợp về giáo dục phổ thông ở giai đoạn 1975 – 1995, chúng ta nắm khái quát sơ lược về giáo dục và nhà trường phổ thông Việt Nam giới hạn đến năm 1995. Các tài liệu có liên quan đến giáo dục – đào tạo Bến Tre, một phần giáo dục phổ thông Bến Tre: - Cuốn Giáo dục Việt Nam 1945 – 2005 là công trình của Hội khoa học kinh tế Việt Nam, Trung tâm Thông tin và tư vấn phát triển (2005) do Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội phát hành. Tập 2 của tác phẩm đã khái quát lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục- đào tạo tỉnh Bến Tre. Trong đó, có một phần ngắn trình bày về bước phát triển của Phòng giáo dục thị xã Bến Tre, một số gương mặt điển hình giáo dục phổ thông thị xã: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, trường Tiểu học Thị xã. - Luận văn thạc sĩ : Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục tiểu học tỉnh Bến Tre và một số giải pháp của học viên Nguyễn Thanh Bình (2006), Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu về giáo dục phổ thông tỉnh Bến Tre trong đó có thị xã Bến Tre trên lĩnh vực xã hội hóa giáo dục. Luận văn trình bày một cách chi tiết về thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác xã hội hóa giáo dục. - Cuốn Địa chí Bến Tre là tác phẩm do Thạch Phương, Đoàn Tứ (chủ biên) được Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội phát hành năm 2001.Trong chương IV, trang 816 – 838 tác phẩm đã trình bày giáo dục Bến Tre qua các thời kì: thế kỉ XVIII đến thế kỉ XX.Với nội dung này, chúng ta có thể chọn lọc những chi tiết liên quan đến giáo dục phổ thông thị xã Bến Tre. - Luận văn thạc sĩ : Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT công lập tỉnh Bến Tre của học viên Nguyễn văn Trung (2006), Đại học sư
  12. phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã trình bày một cách lôgic và chi tiết về thực trạng cũng như đưa ra những giải pháp mang tính khả thi xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý tại các trường công lập tỉnh Bến Tre. Tuy nhiên vẫn chưa có tác phẩm, công trình nào đi sâu và trình bày đầy đủ về giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre từ 1986 đến 2010. Trên cơ sở tiếp thu những thành quả đó, bản thân muốn góp phần vào việc thu thập, phân tích, khái quát về sự phát triển của giáo dục phổ thông thành phố ở Bến Tre trong 25 năm đổi mới. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là sự phát triển giáo dục phổ thông (hệ công lập) thành phố Bến Tre từ năm 1986 dến 2010. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: thành phố Bến Tre với địa giới hành chính hiện tại năm 2010 ( gồm 10 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Phú Khương, Phú Tân và 6 xã Sơn Đông, Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Nhơn Thạnh, Phú Hưng, Bình Phú) Về thời gian: nghiên cứu giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre 1986 – 2010. Đến năm 2009, thị xã Bến Tre công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh, do đó xét về phạm vi nghiên cứu luận văn thống nhất sẽ dùng chung “thành phố Bến Tre” thay cho “thị xã Bến Tre”. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu: Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về giáo dục và giáo dục phổ thông, các Văn bản chỉ thị của Đảng bộ thành phố Bến Tre nhằm triển khai kế hoạch của Đảng. Đề tài kế thừa và sử dụng các kết quả nghiên cứu từ các cuốn sách, các công trình nghiên cứu của các tác giả, các nhà khoa học đi trước về giáo dục phổ thông. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng những số liệu thống kê từ những tổng kết của Sở giáo dục, Phòng Giáo dục, Cục thống kê tỉnh. Nguồn tư liệu sử dụng là tài liệu có độ chính xác, mang tính khoa học và có khả năng đáp ứng tốt cho nghiên cứu của đề tài.
  13. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để có thể nghiên cứu, đánh giá một cách chính xác, khoa học, khách quan đề tài tuân thủ quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp luận sử, vấn đề giáo dục và đào tạo. Để khai thác một cách khoa học và khách quan các nguồn tư liệu hiện có và để trình bày luận văn theo một hệ thống hợp lý, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp lịch sử: đã được ứng dụng nhằm trình bày nội dung của đề tài theo tiến trình lịch sử. Phương pháp lôgíc: đã được sử dụng trong các phần khái quát, tổng kết, đánh giá của luận văn. Phương pháp sử liệu học chữ viết nhằm xử lý nguồn sử liệu chữ viết rất phong phú và khai thác được những thông tin lịch sử tin cậy. Phương pháp thống kê mô tả để thấy được những thay đổi về cơ cấu và kết quả hoạt động giáo dục thông qua các con số. 6. Đóng góp của đề tài 6.1. Về mặt khoa học Luận văn đã tiến hành tập hợp, hệ thống những tài liệu cơ bản, tin cậy nhằm trình bày tương đối toàn diện, đầy đủ, cụ thể những giai đoạn phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong 25 đổi mới. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre từ khi đổi mới đến năm 2010. Bên cạnh đó luận văn còn cung cấp những tư liệu, luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu toàn diện về lịch sử địa phương thành phố Bến Tre nói riêng, tỉnh Bến Tre nói chung, nguồn tư liệu cho các công trình nghiên cứu về giáo dục của thành phố, của tỉnh sau này. 6.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu “Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong thời kì đổi mới (1986-2010)” là tài liệu thiết thực cho Đảng bộ, chính quyền thành phố Bến Tre đề ra những chính sách thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của thành phố Bến Tre trong những năm tới. Luận văn còn góp phần tổng kết thực tiễn công tác giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre, thông qua đó tìm ra những giải pháp cụ thể, thực tế phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của thành phố, của tỉnh Bến Tre
  14. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần phụ lục, tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Riêng phần nội dung của luận văn được chia thành 3 chương - Chương I: Giáo dục phổ ở thông thành phố Bến Tre thời kì trước đổi mới (1975- 1985) - Chương II: Giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong mười năm đầu đổi mới (1986-1996) - Chương III:Giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre những năm 1997- 2010
  15. Chương 1. GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ BẾN TRE THỜI KÌ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1975-1985) 1.1. Khái quát về thành phố Bến Tre từ sau ngày giải phóng đến trước đổi mới 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Bến Tre là một tỉnh châu thổ nằm sát biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên khoảng 2.315km2, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, P P phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long và phía đông giáp biển, có chiều dài bờ biển khoảng chừng 65km. Bến Tre được hợp thành bởi ba cù lao lớn là: cù lao Minh, cù lao An Hóa và cù lao Bảo, do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long là sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Ba Lai và sông Cổ Chiên bồi tụ nên qua nhiều thế kỷ. Hệ thống kênh rạch nơi đây chằng chịt liên thông với nhau, nối liền các dòng sông lớn như Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên nên không chỉ thuận lợi cho việc giao thông bằng đường thủy mà còn thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp. Thành phố Bến Tre được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bến Tre, với diện tích tự nhiên 67,42 km2. Có tọa độ P P địa lý: Điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 9o48' Bắc, điểm cực Bắc nằm trên vĩ độ 10o20' Bắc, điểm cực Đông nằm trên kinh độ 106o48' Đông, điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105o57' Đông. Thành phố Bến Tre tỉnh lỵ của tỉnh, nằm trên cù lao Bảo, chung với các huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri. Thành phố có hình tam giác; Bắc và Đông giáp huyện Châu Thành; Nam giáp huyện Giồng Trôm; Tây giáp sông Hàm Luông, ngăn cách với huyện Mỏ Cày Bắc. Thành phố Bến Tre có khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm có dao động trong khoảng 26°C đến 28 °C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.250 mm đến 1.500 mm. Nằm ở vị trí gần như trung tâm của tỉnh với hệ thống giao thông thủy, bộ thuận lợi: từ thị thành phố tàu thuyền có thể đi thẳng đến thành phố Hồ Chí Minh, sang Mỹ Tho, Cần Thơ, các trung tâm kinh tế khác ở Đông Nam Bộ, ngược dòng sông Cửu Long đến tận
  16. Phnom Pênh. Đường ô-tô nối liền thành phố Bến Tre với thành phố Hồ Chí Minh dài 86km. Từ thành phố Bến Tre, theo quốc lộ 60 qua phà Hàm Luông, đến thị trấn Mỏ Cày, ra phà Cổ Chiên sang Trà Vinh. Từ thị trấn Mỏ Cày theo quốc lộ 57, ngược về hướng tây đi đến Chợ Lách sang tỉnh Vĩnh Long, ngoài ra còn có một hệ thống tỉnh lộ từ thành phố Bến Tre đi về các huyện. Hai hệ thống đường thủy và đường bộ, nhất là đường thủy, đã tạo điều kiện cho đồng bào, từ những xóm làng hẻo lánh xa xôi nhất của ba cù lao có thể đi đến tỉnh lỵ một cách dễ dàng. Với hệ thống giao thông thủy, bộ đặc biệt thuận lợi trên, thành phố Bến Tre có đầy đủ những ưu thế để phát triển thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của vùng đất cù lao, sông nước. 1.1.2. Đặc điểm lịch sử, dân cư, văn hóa * Sự thay đổi đơn vị hành chính Địa danh Bến Tre xuất hiện dưới thời nhà Nguyễn và trở thành trung tâm hành chính kể từ khi Pháp đặt dinh tham biện đầu tiên bên bờ rạch Bến Tre (tháng 6-1867). Năm 1871, sở tham biện Bến Tre là một trong số 7 sở tham biện bị bãi bỏ để sáp nhập với sở tham biện Mỏ Cày. Ngày 02-09-1871, sở tham biện Mỏ Cày dời lỵ sở về chỗ cũ bên rạch Bến Tre (làng An Hội). Ngày 01-01-1900, Pháp bỏ sở tham biện để thành lập tỉnh Bến Tre, tỉnh lỵ Bến Tre được nâng cấp từ sở lỵ sở tham biện Mỏ Cày trước đó. Sau khi thiết lập được bộ máy hành chính trên đất Bến Tre, người Pháp bắt đầu kiến thiết các công sở, mở mang đường phố, bến, chợ... ở nơi tỉnh lỵ như: nhà bưu điện (1872), dinh tham biện (1876), khu nhà giam (1882), ngân khố (1885), trường tiểu học (1887), nhà lồng chợ (1892), bệnh xá (1889). Một số cơ sở giải trí, phục vụ cho sinh hoạt binh lính, công chức cũng lần lượt được xây dựng tiếp vào đầu thế kỷ XX.Tuy nhiên, người Pháp không có ý định xây dựng Bến tre thành một đô thị lớn. Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Bến Tre đổi thành tỉnh Kiến Hoà, thị xã Bến Tre đổi thành quận Trúc Giang. Sau 30-04-1975, quận Trúc Giang bị giải thể, nhập địa bàn vào quận huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Sau năm 1976, tách đất huyện Châu Thành tái lập thị xã Bến Tre - tỉnh lỵ tỉnh Bến Tre - bao gồm 5 phường và 6 xã. Ngày 14-03-1984, giải thể 3 xã Bình Nguyên, Mỹ Hoà, An Hoà để thành lập 3 phường: 6, 7, 8. Ngày 15-03-1984, được sáp nhập thêm các xã Nhơn Thạnh, Phú Nhuận tách từ huyện Giồng Trôm, xã Phú Hưng tách từ huyện Châu Thành.
  17. Ngày 11-04-1985, tách xã Sơn Đông của huyện Châu Thành nhập vào thị xã Bến Tre; thị xã Bến Tre có 8 phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 7 xã là xã Bình Phú, Phú Khương, Mỹ Thạnh An, Nhơn thạnh, Phú Nhuận, Phú Hưng và Sơn Đông. Ngày 25-06-1999, thành lập phường Phú Khương thuộc thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Phú Khương. Ngày 09-02-2008 thành lập phường Phú Tân thuộc thị xã Bến Tre. Như vậy, đến tháng 9 năm 2008, thị xã Bến Tre có 6.742 ha diện tích tự nhiên và 114.597 nhân khẩu, có 16 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Phú Khương, Phú Tân và các xã: Sơn Đông, Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Nhơn Thạnh, Phú Hưng, Bình Phú. Ngày 11 tháng 8 năm 2009, thị xã Bến Tre chính thức trở thành phố trực thuộc tỉnh với 16 đơn vị hành chính (10 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Phú Khương, Phú Tân và 6 xã Sơn Đông, Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Nhơn Thạnh, Phú Hưng, Bình Phú). * Thành phố Bến Tre sau những ngày giải phóng Để quản lý thành phố những ngày đầu giải phóng; ngày 2 -5-1975 Ủy ban Quân quản Thị xã được tổ chức và tuyên bố có nhiệm vụ quản lý các mặt quân sự, chính trị và kinh tế trên địa bàn. Đồng chí Bùi Hữu Thời phó Bí thư Thị xã ủy được cử làm Chủ tịch Ủy ban. Sau ngày bầu cử Quốc hội, cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp được tiến hành, Thị xã và các xã, khu nội ô đã chính thức có Ủy ban nhân dân cách mạng để chỉ đạo, điều hành các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn. Về công tác xây dựng Đảng, Tỉnh ủy đã tăng cường cán bộ của Tỉnh về Thị xã ủy nhằm chuẩn bị cho Đại hội đại biểu Đảng bộ Thị xã lần thứ nhất (nhiệm kỳ 1977-1978). Qua 10 năm (1975-1985), với 3 lần Đại hội Đảng: 1977-1978,1979-1980,1983-1985. Các nghị quyết của Đại hội Đảng bộ được trình bày khá đậm nét, thể hiện rõ nghị quyết kỳ sau vừa là sự nối tiếp của thời kỳ trước vừa có những bước tiến trong việc xác định các mục tiêu kinh tế xã hội sát với tình hình thực tế địa phương. Đảng bộ Thị xã lãnh đạo toàn quân toàn dân Thị xã vượt qua nhiều khó khăn, trở lực. Với nhiệm vụ chung “Vừa cải tạo xã hội chủ nghĩa, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kì đầu của đất nước trong bối cảnh vừa có hòa bình, vừa có nguy cơ chiến tranh.Với sự đoàn kết một lòng của Đảng bộ Thị xã và với ý thức trách nhiệm, tinh thần tiến công cách mạng đã làm cho Thị xã chuyển biến và đạt được một số thành tựu cơ bản trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Đáng kể nhất là sự nghiệp giáo dục: ngành giáo dục
  18. phát triển đồng bộ từ nhà trẻ, mẫu giáo đến trung học phổ thông, cứ 3 người dân có 1 người đi học. Hệ thống chính trị : đến năm 1985 toàn Thị xã có 45 cơ sở Đảng, với 1218 đảng viên, trong đó có 35/45 cơ sở Đảng được công nhận vững mạnh nhiều năm liền. Năm 1984, 1985 Đảng bộ Thị xã được công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh. * Đặc điểm dân cư, văn hóa Trước đây, thành phố Bến Tre là khu vực sinh tụ của người Khmer. Cho đến những năm đầu của thế kỷ XVII, nơi đây cũng chỉ là vùng đất còn hoang hóa, cỏ cây rậm rạp, việc khai khẩn ruộng vườn của cư bản địa người Khmer tập trung chủ yếu trên các giồng đất cao. Đến cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, người Việt mới đến đây cư ngụ. Thành phố Bến Tre có 3 dân tộc chủ yếu: dân tộc Kinh chiếm đa số, đến Hoa, Khmer. Cộng đồng dân cư thành phố Bến Tre có nguồn gốc từ nhiều nơi khác nhau, họ tụ cư về đây cùng chung sống gắn bó, chung tay góp sức để xây dựng một thành phố Bến Tre phát triển, năng động. Cùng với các huyện trong tỉnh, cư dân thành phố Bến Tre có nguồn gốc chủ yếu là dân vùng đất Ngũ Quảng, chuyển cư vào đất Đồng Nai-Gia Định, tuy không ồ ạt nhưng tương đối liên tục và đều đặn. Trong thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, số lưu dân đến định cư ở đây gồm có hai luồng chính: luồng di chuyển về Đồng Nai-Bến Nghé, Tân Bình, rồi sau đó mới chuyển vào các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long; luồng thứ hai đi đường biển, bằng ghe bầu theo gió mùa hàng năm, thẳng vào các cửa sông như cửa Tiểu, cửa Đại rồi ngược dòng các sông lớn tiến sâu vào nội địa, toả ra định cư ở các giồng, gò, vùng đất cao ráo có nước ngọt ở hai bên bờ sông hoặc dọc theo các con rạch. Và do đường bộ hiểm trở, trộm cướp thường xuyên nên lưu dân đến Bến Tre chủ yếu bằng đường biển. Riêng người Hoa đến thành phố Bến Tre gồm hai luồng chính: luồng cư trú chính trị do phong trào “phản Thanh phục Minh” thất bại, được chúa Nguyễn Phúc Tần cho đến định cư ở vùng Biên Hòa và Mỹ Tho năm 1679, sau đó lan tỏa đến các tỉnh trong khu vực, trong đó có thành phố Bến Tre. Luồng thứ hai cùng hòa nhập vào dòng người di dân tự do tìm kế mưu sinh của người Việt, người Hoa sau khi từ Trung Quốc sang Việt Nam, từng bước xuôi về phương Nam và đến Bến Tre bằng cả đường bộ và đường biển.
  19. Hiện tại, số dân người Hoa đứng hàng thứ hai sau dân tộc Kinh. Họ sống chủ yếu tại thành phố bằng nghề buôn bán. Dân tộc Hoa đóng góp lớn trong sự phát triển kinh tế của thành phố Bến Tre. Cũng như những địa phương khác, cư dân thành phố Bến Tre hầu hết theo tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hầu như diễn ra đều khắp, từ nơi thị tứ đến chốn làng quê hẻo lánh, từ miệt biển đến miệt đồng bưng hay miệt vườn. Nhìn chung cách cúng thờ ông bà, tổ tiên của đồng bào nơi đây không có gì khác biệt so với các vùng khác trong cả nước. Ở những gia đình, dòng họ lớn, con cháu chung nhau làm nhà thờ, hoặc duy trì ngôi nhà xưa của ông bà để lại làm nơi thờ cúng, gọi là từ đường. Một nét đẹp truyền thống của người dân thành phố Bến Tre là tục thờ phụng những người có công trong sự nghiệp khai phá, xây dựng phát triển văn hóa, cũng như trong sự nghiệp chống ngoại xâm. Vị thần được thờ ở trung tâm của đình làng không chỉ có Thành Hoàng bổn cảnh mà còn có Thần Nông, Thổ Địa, Thổ Công, và các thần nữ, bà Chúa Xứ, bà Ngũ hành,...Cư dân làm nghề nông phương thức canh tác chính là nghề trồng lúa nước và nghề làm vườn, trồng giồng. Thiết chế vật chất trong tín ngưỡng của cư dân làm nghề nông là đình làng. Theo một thống kê vào năm 1993 của Bảo tàng tỉnh Bến Tre thành phố Bến Tre có 11 ngôi đình: đình xã Mỹ Hóa, đình An Hội…. Ngoài ra, trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng của cư dân thành phố Bến Tre, những vị thần Mẫu luôn chiếm một vị trí quan trọng. Những vị thần Mẫu được thờ tự riêng, hoặc được phối thờ trong các ngôi đình, ngôi miếu như: Bà Chúa xứ, Bà Thủy, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Cửu Thiên Huyền Nữ, Cửu vị Thánh nương Bên cạnh đó, người dân thành phố Bến Tre còn theo các tôn giáo như: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài, Hòa hảo. Tại trung tâm thành phố Bến Tre còn hiện hữu các thiết chế tôn giáo và đa dạng lối kiến trúc như: Chùa Viên Minh - tọa lạc tại (Phường 2), Chùa Viên Giác (Phường 5), Nhà thờ Bến Tre (Phường 3), Cao Đài Ban chỉnh Nguyễn Ngọc Tương (Phường 6).
  20. 1.2. Tình hình giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre từ 1975-1985. 1.2.1. Hệ thống quản lý ngành Ngay ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời với việc thực hiện nhiệm vụ năm học mới, Ngành giáo dục Bến Tre tích cực triển khai xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy quản lý Ngành từ tỉnh đến cơ sở. Bộ máy cơ quan Ty giáo dục là cơ quan lãnh đạo, quản lý cao nhất của Ngành ở cấp Tỉnh. Ở mỗi huyện đều thành lập Phòng giáo dục. Tại thị xã Bến Tre, Phòng giáo dục thị xã Bến Tre cũng được thành lập, lúc đầu mang tên Ban điều hành giáo dục thị xã, quản lý 12 đơn vị trực thuộc. Cuối năm 1976, Ban điều hành giáo dục thị xã được đổi thành Ban giáo dục thị xã, tuyển dụng chính thức 238 cán bộ, giáo viên, nâng số đơn vị trực thuộc lên 15 đơn vị. Bắt đầu từ năm học 1982-1983 đến nay để phù hợp với tình hình mới, là cơ quan quản lí giáo dục trên địa bàn thị xã, Ban giáo dục thị xã đổi tên thành Phòng giáo dục và đào tạo thị xã Bến Tre. Ban lãnh đạo các trường phổ thông cấp 1,2,3 được hướng dẫn tạm thời bình bầu Ban điều hành thay Ban giám hiệu cũ, tùy theo qui mô cụ thể của trường Ban điều hành gồm: 1 Trưởng ban, 1-2 Phó Trưởng ban và các ủy viên.Đối với các trường phổ thông cấp 2,3 Ty giáo dục tăng cường cán bộ của Ty làm cán bộ phụ trách trường. Đối với trường phổ thông cấp I, quản lý là Tổ trưởng cũng là người quản lý trường mẫu giáo. Từ sau Nghị quyết cải cách giáo (1979) mô hình Ban Điều hành ở các trường phổ thông đã được thay bằng Ban Giám hiệu, trong đó Hiệu trưởng, Hiệu phó được bổ nhiệm là những giáo viên nổi trội, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt có hướng phát triển vào Đoàn, Đảng. Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên, Hội cha mẹ học sinh đã hình thành ở các đơn vị trường. Phân cấp quản lý trong Ngành từng bước được xác định: Ty quản lý các trường phổ thông, bổ túc văn hóa cấp 2, 3, các đơn vị trực thuộc về nhân sự, tài chính, chuyên môn. Phòng giáo dục huyện - thị xã quản lý các lớp mẫu giáo, trường phổ thông cấp 1, 2 bổ túc văn hóa cấp 1. 1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật. *Trường lớp Ra khỏi cuộc chiến tranh, tỉnh Bến Tre nói chung, thành phố Bến Tre nói riêng phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về người và của. Chính vì vậy, sau ngày giải phóng Ngành
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0