Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu của thế kỉ XXI
lượt xem 37
download
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu của thế kỉ XXI nêu lên những nhân tố chi phối quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu của thế kỉ XXI; quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu của thế kỉ XXI; quan hệ giữa Ấn Độ với một số nước thành viên Asean trong thập niên đầu của thế kỉ XXI.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu của thế kỉ XXI
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ ĐÀO QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN TRONG THẬP NIÊN ĐẦU CỦA THẾ KỈ XXI LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ TP. Hồ Chí Minh - 2012 1
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ ĐÀO QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN TRONG THẬP NIÊN ĐẦU CỦA THẾ KỈ XXI Chuyên ngành: Lịch sử Thế Giới Mã số: 60 22 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN CẢNH HUỆ TP. Hồ Chí Minh - 2012 2
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học công nghệ - Sau Đại học, các thầy cô khoa Sử cùng tất cả các bạn đồng học đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng, biết ơn Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Cảnh Huệ, Thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này. Tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn tới các anh chị, các cô trong Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Khoa học Xã hội Thành Phố Hồ Chí Minh, Thông tấn xã Việt Nam, Thư viện Tỉnh Bình Dương đã tận tình giúp đỡ tôi về nguồn tư liệu. Tuy được nghiên cứu trong thời gian ngắn, nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, sự hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp, sự cố gằng hết sức mình, tôi đã có điều kiện tiếp thu được kiến thức và phương pháp nghiên cứu vô cùng quý báu. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn. Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 8 năm 2012. Bùi Thị Đào 3
- MỤC LỤC Trang BẢNG CHỮ TIẾNG ANH VIẾT TẮT....................................................................... 6 PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 7 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 9 2.1. Đối tượng nghiên cứu. .................................................................................. 9 2.2. Phạm vi nghiên cứu. ...................................................................................... 9 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 10 4. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................. 14 5. Nguồn tư liệu ..................................................................................................... 14 6. Những đóng góp của luận văn. .......................................................................... 15 7. Cấu trúc của luận văn......................................................................................... 15 CHƯƠNG 1. NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN TRONG THẬP NIÊN ĐẦU CỦA THẾ KỈ XXI ...................................................... 16 1.1. Nhân tố từ tình hình thế giới ........................................................................... 16 1.1.1. Xu hướng toàn cầu hóa, tự do hóa. .......................................................... 16 1.1.2. Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ. .................. 17 1.1.3. Sự nổi lên của Trung Quốc với chiến lược vươn ra biển Đông ............... 18 1.2. Tình hình khu vực ........................................................................................... 21 1.2.1. Tình hình khu vực Đông Nam Á. ............................................................ 21 1.3. Nhân tố từ Ấn Độ - ASEAN ........................................................................... 24 1.3.1. Tình hình Ấn Độ ...................................................................................... 24 1.3.2. Tình hình ASEAN .................................................................................... 27 1.4. Chính sách hướng Đông của Ấn Độ ............................................................... 30 1.5. Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trước thế kỉ XXI. .................................................. 33 1.5.1. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á ............... 33 1.5.2. Quan hệ Ấn Độ - Đông Nam Á sau khi Ấn Độ giành được độc lập ( 1947 - 1967). ...................................................................................................... 36 1.5.3. Quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ năm 1967 đến năm 1991 ........................... 38 1.5.4. Quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ năm 1991 - 2000 ....................................... 42 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 48 CHƯƠNG 2. QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN TRONG THẬP NIÊN ĐẦU CỦA THẾ KỈ XXI .............................................................................................................. 50 4
- 2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao. ....................................................................... 50 2.2. Quan hệ kinh tế. .............................................................................................. 63 2.3. Quan hệ văn hóa giáo dục và khoa học công nghệ ......................................... 74 2.3.1. Văn hóa giáo dục ...................................................................................... 74 2.3.2. Khoa học công nghệ ................................................................................. 77 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 80 CHƯƠNG 3. QUAN HỆ GIỮA ẤN ĐỘ VỚI MỘT SỐ NƯỚC THÀNH VIÊN ASEAN TRONG THẬP NIÊN ĐẦU CỦA THẾ KỈ XXI ........................................ 82 3.1. Quan hệ Ấn Độ - Singapore ............................................................................ 82 3.1.1. Sơ lược về quan hệ Ấn Độ - Singapore trước thế kỉ XXI ........................ 82 3.1.2. Về quan hệ ngoại giao và an ninh quốc phòng ........................................ 85 3.1.3. Về quan hệ kinh tế.................................................................................... 90 3.2. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar ............................................................................ 92 3.2.1. Sơ lược về quan hệ Ấn Độ - Myanmar trước thế kỉ 21............................ 92 3.2.2. Về quan hệ ngoại giao và an ninh quốc phòng. ....................................... 95 3.2.3. Về quan hệ kinh tế.................................................................................... 98 3.3. Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam. ........................................................................ 103 3.3.1. Sơ lược về quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trước thế kỉ XXI ...................... 103 3.3.2. Về quan hệ ngoại giao và an ninh quốc phòng thế kỉ XXI. ................... 105 3.3.3. Về quan hệ kinh tế.................................................................................. 112 3.4. Quan hệ Ấn Độ -Thái Lan ............................................................................ 116 3.4.1. Sơ lược về quan hệ Ấn Độ - Thái Lan trước thế kỉ XXI ....................... 116 3.4.2. Về quan hệ ngoại giao và an ninh quốc phòng ...................................... 117 3.4.3 Về quan hệ kinh tế................................................................................... 118 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 122 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 124 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 137 5
- BẢNG CHỮ TIẾNG ANH VIẾT TẮT AEC ASEAN Economic Community APEC Asia Pacific Economic Cooperation ARF ASEAN Regional Forum ASEM Asia-Europe Meeting ASEAN Association Of South East Asian Nations BIMSTEC Bangladesh-India-Myanmar-Srilanka-ThaiLand Economic Coopera CAFTA Central America Free Trade Agreement CECA Committee For Education And Cultural Action CEP Cutural Exchznge Programme CII Confederation Of Indian Industry . CTBT Comprehensive Nuclear Test Ban Treaty . EAC East African Community EAS East Asian Community FDI Foreign Direct Investment FTA Free Trade Agreement GMS Greater Mekong Subregion IAJBC India - ASEAN Joint Bussiness Committee IAJCC India - ASEAN Joint Cooperation Committee IOR-ARC Indian Ocean Rim Association for Regional Cooperation JWG Joint Working Group LEP Look East Policy MGC Mekong–Ganga Cooperation MOU Memmorandum of Understanding. NCAER National Council Of Applied Economic Research NIC Newly Industrialized Country NPT Nuclear Non-Proliferation Treaty ODA Official Development Assistance OECD Organisation For Economic Co-operation And Development OIC Organisation Of Islamic Cooperation RTIA Regional Trade India - ASEAN SAARC South Asian Association For Regional Cooperation SAFTA South Asian Free Trade Area SEATO South East Asia Treaty Organization TAC Treaty of Amity and Cooperation UNCTAD United Nations Conference On Trade and Development WTO World Trade Organization . ZOPFAN Zone Of Peace Freedom And Neutrality 6
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Là một nước nằm ở trung tâm của khu vực Nam Á, Ấn Độ không phải chỉ được thế giới biết đến như một trong những quốc gia rộng lớn và đông dân nhất trên thế giới mà còn được biết đến như một trong những quốc gia có nền văn minh đồ sộ và cổ kính nhất trong lịch sử nhân loại. Từ khi Chính phủ Ấn Độ tiến hành cải cách toàn diện nền kinh tế ( tháng 7/1991) đến nay, Ấn Độ đã trở thành một trong hai nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới. Không chỉ vươn lên trong lĩnh vực kinh tế, Ấn Độ còn nỗ lực tìm kiếm và nâng cao vai trò quốc tế của mình. Sức mạnh kinh tế và phần nào ảnh hưởng chính trị đã đưa Ấn Độ chính thức gia nhập G-20, diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn và mới nổi trên toàn thế giới. Gần như đồng thời với những cải cách về kinh tế, Ấn Độ đã có những điều chỉnh về chính sách đối ngoại để thích ứng với tình hình quốc tế, khu vực và trong nước thời kì hậu Chiến tranh lạnh. Một trong những kết quả quan trọng của sự điều chỉnh đó là sự ra đời của chính sách hướng Đông vào đầu thập niên 90 của thế kỉ XX. Ấn Độ là một quốc gia có vị trí vô cùng quan trọng đối với Đông Nam Á. Ấn Độ chính là cửa ngõ để Đông Nam Á giao lưu với Trung Á, Trung Cận Đông, một vùng có vị trí chiến lược quốc tế và dầu lửa lớn nhất thế giới. Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á đã có mối quan hệ từ lâu đời. Lịch sử ngành hàng hải đã ghi nhận mối quan hệ giữa người Ấn Độ với các cộng đồng người nằm ở rìa Ấn Độ Dương ngay từ năm 1000 trước Công nguyên. Các thương nhân người Ấn đã thống soái Ấn Độ Dương cho đến tận thế kỉ II sau Công nguyên, trước khi xuất hiện các thương nhân người ẢRập. Tuy nhiên, sự có mặt của người ẢRập không làm giảm đi sự ảnh hưởng văn hóa lẫn nhau qua hàng bao thế kỉ giữa Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Hơn nửa thế kỉ qua, từ năm 1947 tới nay, quan hệ Ấn Độ - Đông Nam Á, xét cả chiều rộng và chiều sâu là tương đối thuận lợi. Ấn Độ không những tích cực ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia Đông Nam Á, được thể hiện qua các Hội nghị Liên Á ( 3/1947), cùng Trung Quốc nêu ra 5 nguyên tắc chung sống hòa bình ( 1954), Hội nghị Băng Đung ( 5/1955) mà còn là nước sáng lập ra " Con đường không 7
- liên kết" và tham gia tích cực vào phong trào không liên kết ( ra đời năm 1961). Chính những đóng góp to lớn đó của Ấn Độ đã tạo ra một môi trường khách quan thuận lợi để các nước Đông Nam Á hình thành tư tưởng ZOPFAN ( Khu vực hòa bình tự do trung lập) và chính tuyên bố của ASEAN khi thành lập năm 1967 và Hiệp ước Bali năm 1976 đều dựa trên 11 nguyên tắc Băng Đung. Bước sang thế kỉ XXI, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển sâu sắc. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa trở thành phổ biến. Trước tình hình đó, mỗi quốc gia muốn ổn định và phát triển không thể tách khỏi mối quan hệ trong đời sống quốc tế. Nhận thức sâu sắc được vấn đề đó, các nước ASEAN đã điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp với tình hình. Trong quá trình điều chỉnh, các nước ASEAN đã tích cực mở rộng hợp tác nhiều bên vì lợi ích phát triển của mỗi nước. Hợp tác với những nước trong khu vực châu Á là một trong những ưu tiên hàng đầu của khối ASEAN. Một trong những nước được ASEAN chú trọng hợp tác ở khu vực là Ấn Độ. Các nước ASEAN đều chủ động, tích cực trong việc cải thiện quan hệ với Ấn Độ, không để chiến tranh, xung đột xảy ra, tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Đó chính là nguyên tắc đối ngoại chung của các nước thành viên ASEAN. Ấn Độ chưa bao giờ có ý đồ chia rẽ các quốc gia Đông Nam Á mà trái lại, luôn ủng hộ tính thống nhất trong đa dạng của ASEAN và luôn cố gắng giữ mối quan hệ hữu nghị, láng giềng với các nước Đông Nam Á. Nếu có một lúc nào đó có xảy ra bất đồng thì cũng chỉ vì không hiểu biết đầy đủ quan điểm của nhau về một số vấn đề quốc tế, khu vực. Mặc dù ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng có mối quan hệ gần gũi từ xa xưa với Ấn Độ nhưng việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nước ASEAN với Ấn Độ trên phương diện song phương và đa phương lại chưa phát triển và chưa được chú ý đúng mức, đặc biệt là mối quan hệ Ấn Độ và ASEAN trong những năm gần đây. Vì vậy, tôi chọn và nghiên cứu đề tài : “ Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu thế kỉ XXI” với mong muốn: - Tìm hiểu và bổ sung kiến thức cho bản thân về chính sách đối ngoại của nước cộng hòa Ấn Độ cũng như của ASEAN trong thập niên gần đây để từ đó thấy được những kinh nghiệm cần thiết cho sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay. 8
- - Đóng góp một nguồn tư liệu bổ sung vào việc nghiên cứu , giảng dạy và học tập lịch sử ở bậc đại học, cao đẳng và cả ở các trường trung học phổ thông. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu. - Khái quát về quan hệ Ấn Độ - ASEAN trước thế kỉ XXI và những vấn đề của thế giới, khu vực chi phối quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu của thế kỉ XXI. - Tìm hiểu quan hệ Ấn Độ - ASEAN về phương diện quan hệ song phương trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và đa phương trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học công nghệ trong thập niên đầu của thế kỉ XXI. Qua đó, nên những nhận định, đánh giá về mối quan hệ này. 2.2. Phạm vi nghiên cứu. - Về mặt thời gian Đề tài chủ yếu nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong giới hạn thời gian thập niên đầu của thế kỉ XXI. Sở dĩ tôi chọn thập niên đầu của thế kỉ XXI cho sự nghiên cứu đề tài luận văn của mình vì trong giai đoạn này, Ấn Độ thi hành chính sách hướng Đông giai đoạn 2. Trong giai đoạn hai (từ 2002 đến 2010), phạm vi của chính sách hướng Đông được mở rộng toàn Châu Á – Thái Bình Dương nhưng ASEAN vẫn được xác định là trọng tâm của chính sách. Ấn Độ một mặt tăng cường tham gia vào các cơ chế hợp tác an ninh – chính trị trong khu vực, một mặt dựa vào khu vực, tăng cường hợp tác kinh tế với những chính sách mở cửa đôi bên cùng có lợi. Bước sang thế kỉ XXI, Ấn Độ bắt tay vào quá trình hội nhập kinh tế thông qua các PTA (Hiệp định thương mại ưu đãi), FTA (Hiệp định thương mại tự do), CECA (Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện), CEPA (Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện). - Nội dung nghiên cứu: 1. Đề tài tập trung nghiên cứu về mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN trên mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa...ở bình diện đa phương và bình diện song phương trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị với một số nước tiêu biểu của ASEAN. 9
- 2. Từ những nghiên cứu này, rút ra những đánh giá, nhận xét bước đầu về mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN 3. Mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN thời kì này chịu sự tác động của quan hệ hai bên trong thời gian trước đó, cũng như những nhân tố từ tình hình khu vực và thế giới, nên tôi mở rộng nghiên cứu mối quan hệ giữa hai bên trong thời gian trước thế kỉ XXI cũng như những vấn đề của khu vực và thế giới có tác động đến quan hệ Ấn Độ - ASEAN thời kì này. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ trước tới nay, viết về mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Sau đây, tôi xin điểm qua tình hình nghiên cứu về vấn đề này. K.S. Sandhu ( 1994), The ASEAN reader, xuất bản tại Singapore : ISEAS. Công trình này đã nghiên cứu toàn bộ lịch sử của khu vực Đông Nam Á, sự hình thành và tổ chức của ASEAN, tình hình chính trị, xã hội, văn hóa của ASEAN... Trong phần 7: ASEAN external economic relations ( ASEAN quan hệ kinh tế với bên ngoài), tác giả đã dành hẳn một phần để trình bày mối quan hệ kinh tế của ASEAN với khu vực Nam Á, trong đó có Ấn Độ. Cao xuân phổ, Trần Thị Lý ( Chủ biên)( 1997), Ấn Độ xưa và nay, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội. Đây là một công trình có tính chất giới thiệu nhưng không dàn trải, tập trung vào những thành tựu nổi bật nhất trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa cũng như quan hệ đối ngoại của Ấn Độ trong quá trình lịch sử cũng như trong giai đoạn hiện đại với những sự kiện và số liệu gần đây nhất. Cuốn sách cũng đã giới thiệu về đất nước, con người và truyền thống lịch sử lâu đời của Ấn Độ và đặc biệt là dành hẳn một phần để trình bày về chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập và không liên kết của Ấn Độ, trong đó tác giả đề cập tới sự kiện Ấn Độ tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị sẵn có với các nước Đông Dương, các nước ASEAN và các nước NICs. Đi đôi với việc trình bày về chính sách đối ngoại của Ấn Độ, các tác giả cũng nhấn mạnh tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ - một mối quan hệ lâu đời trong lịch sử và ngày càng tốt đẹp sau một nửa thế kỉ giành độc lập. 10
- Trong xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa đang diễn ra mạnh mẽ và mang tính tất yếu như hiện nay, thì nhiều nước, trong đó có các nước đang phát triển ở châu Á, đã và đang thực hiện những điều chỉnh về chính sách kinh tế đối ngoại nhằm đáp ứng đòi hỏi của xu thế này: PGS. PTS. Nguyễn Xuân Sơn và Thạc sĩ Thái Văn Long (1997), Quan hệ đối ngoại của các nước ASEAN, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. Trong thời kì chiến tranh lạnh và hiện nay trên cơ sở phân tích đặc điểm chung của từng quốc gia, cuốn sách nhằm làm rõ chính sách đối ngoại của từng nước với các nước trong khu vực cũng như với một số nước lớn có ảnh hưởng trong khu vực như Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ… Trần Thị Lý (chủ biên), ( 2002), Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2000, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Bằng việc phân tích những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ, tác giả đã giới thiệu những thành tựu mà Ấn Độ đạt được trên hai lĩnh vực chủ yếu: Kinh tế và đối ngoại trong vòng một thập niên cuối của thế kỉ XX. Trong phần thứ ba: Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại, tác giả đã trình bày về chính sách hướng đông và sự tăng cường hợp tác về mọi mặt của Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á từ 1991 đến 2000. Tuy nhiên tác giả cũng có một phần khái quát sơ lược về mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN trước năm 1991. PGS, TS Đỗ Đức Định (chủ biên) ( 2003), Xu hướng điều chỉnh chính sách ở một số nước châu Á trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa, Nxb Thế giới. Nội dung của công trình đã tập trung phân tích quá trình hình thành, phát triển, và những nội dung chủ yếu của ba loại quan điểm và lý thuyết về cấu trúc luận, thuyết tự do mới và toàn cầu hóa cùng những diễn biến thực tế trên thế giới – là những nhân tố chi phối nền kinh tế đối ngoại của các nước đang phát triển ở châu Á. Ngoài ra, tác giả cuốn sách còn nghiên cứu những xu hướng và nội dung chủ yếu của sự chuyển đổi chính sách kinh tế đối ngoại ở một số nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaixia, Philippin, Ấn Độ và Thái Lan. Với nội dung như vậy cho chúng ta hiểu được một phần về chính sách đối ngoại của Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á. Lê Nguyễn Hương Trinh ( 2005), Chính sách ngoại thương Ấn Độ thời kì cải cách, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung của cuốn sách đề cập những 11
- cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của ngoại thương trong phát triển kinh tế; sự chuyển hướng chính sách ngoại thương Ấn Độ thời kì cải cách, những kinh nghiệm và bài học rút ra từ quá trình cải cách chính sách ngoại thương của Ấn Độ. Đặc biệt, trong chương 2, tác giả dành một phần viết về chính sách hướng Đông của Ấn Độ và sự chuyển hướng trong quan hệ thương mại Ấn Độ - ASEAN. Hoàng Thị Điệp ( 2006), Quá trình phát triển quan hệ Việt Nam – Ấn Độ từ năm 1986 – 2004, luận án tiến sĩ Lịch sử, Viện sử học. Tác giả đã trình bày về mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 1986 – 2004 với ba giai đoạn phát triển, những thuận lợi, khó khăn, thành tựu và triển vọng của mối quan hệ này. Atish Sinha, Madhup Mohta ( 2007), Indian foreign policy: challenges and opportunities, xuất bản tại Ấn Độ (Chính sách đối ngoại Ấn Độ: thách thức và cơ hội). Công trình này đã nghiên cứu rất sâu về quan hệ đối ngoại và giới hạn hiện tại trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Trong phần Regional foreign policy ( chính sách đối ngoại khu vực), các tác giả đã trình bày một cách có hệ thống về chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với các nước láng giềng, vịnh Ba Tư, vùng Tây Á và Bắc Phi... và đặc biệt tác giả đã trình bày chính sách hướng Đông của Ấn Độ, sự hội nhập kinh tế rộng lớn hơn ở châu Á và mối quan hệ Ấn Độ - Đông Nam Á. Trong phần Bilateral relations( quan hệ song phương), tác giả đã trình bày về mối quan hệ của Ấn Độ với rất nhiều nước, trong đó có Myanmar và Inđônêxia. Đây là những nội dung có ảnh hưởng rất nhiều đối với tôi trong quá trình làm luận văn. Trung tâm dữ kiện tư liệu – TTXVN ( 2007), Vai trò của Việt Nam trong ASEAN, Nxb Thông Tấn Hà Nội. Trong phần viết về "ASEAN - Ấn Độ: hướng tới quan hệ lâu dài và bền vững", cuốn sách đã giới thiệu về mối quan hệ hợp tác giữa ASEAN - Ấn Độ trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị - an ninh, văn hóa, khoa học kỹ thuật… và chỉ rõ những cơ hội, thách thức đặt ra cho mối quan hệ ASEAN - Ấn Độ trong bối cảnh quốc tế mới. Đinh Văn Hà ( 2012), Quan hệ Ấn Độ – ASEAN sau chiến tranh lạnh (1991-2010), Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn đã phân tích những cơ sở lịch sử của mối quan hệ Ấn Độ – ASEAN trong lịch sử, trong đó tập trung vào những vấn đề 12
- sau: Thứ nhất, phân tích những ảnh hưởng về văn hoá, tôn giáo, chính trị của Ấn Độ tới khu vực ASEAN. Thứ hai, phân tích mối quan hệ giữa Ấn Độ – Đông Nam Á trước khi ASEAN được thành lập. Thứ ba, phân tích giai đoạn Ấn Độ thực hiện chính sách hướng Đông từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Ngoài ra, còn có các tạp chí viết về mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong những năm gần đây: Bùi Minh Sơn, Kinh tế Ấn Độ trên con đường hội nhập khu vực, hội nhập toàn cầu và quan hệ hợp tác kinh tế Ấn Độ - Đông Nam Á, Tạp chí Đông Nam Á, số 3 ( 1997) Tôn Sinh Thành, Vài suy nghĩ về tư duy đối ngoại của Ấn Độ, Tạp chí Đông Nam Á, số 6 ( 2001). Nguyễn Thu Hương, Về vị trí của Ấn Độ trên trường quốc tế ( thời kì 1947 - 1997), Tạp chí Đông Nam Á, số 6 ( 1997). Trần Thị Lý, 10 năm điều chỉnh chính sách đối ngoại của Cộng hòa Ấn Độ ( 1991 - 2000). Những thành tựu, Tạp chí Đông Nam Á, số 6 ( 2001). Lê Nguyễn Hương Trinh, Quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và ASEAN, Tạp chí Đông Nam Á, số 3 (2002). Võ Xuân Vinh, Chính sách hướng Đông của Ấn Độ: các nguyên nhân hình thành, Tạp chí Đông Nam Á, số 3 ( 2005). Một số nội dung cơ bản trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ, Tạp chí Đông Nam Á, số 10 ( 2009). Hoàng Giáp, Hoài Anh, Vài nét về quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN hiện nay, Tạp chí những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 2 ( 2000) Phan Minh Tuấn, Quan hệ Ấn Độ - ASEAN: Tiến tới mối quan hệ lâu dài và bền vững, Tạp chí nghiên cứu các vấn đề quốc tế, tháng 3 ( 2006). Tất cả những tài liệu trên có ảnh hưởng rất lớn đến luận văn trong nghiên cứu mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN. Với đề tài " Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu thế kỉ XXI", luận văn mong muốn giải quyết những vấn đề còn tồi tại sau: + Tìm hiểu mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN trước thế kỉ XXI. Phân tích những nguyên nhân làm cho mối quan hệ 2 bên lúc nồng ấm, lúc lạnh nhạt trong thời gian này. 13
- + Tìm hiểu mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu của thế kỉ XXI về phương diện đa phương và song phương trên 1 số lĩnh vực quan trọng, đi sâu phân tích nguyên nhân tại sao mối quan hệ 2 bên thời kì này lại phát triển tốt đẹp. + Rút ra nhận định, đánh giá về những thành tựu, khó khăn và triển vọng của mối quan hệ này. 4. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống: Đặt quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong bối cảnh khu vực và thế giới, đặt Ấn Độ trong quan hệ với khu vực Đông Nam Á kể từ khi ASEAN thành lập ( 1967 tới 2010 ). 4.2. Là một đề tài lịch sử, quan điểm khi nghiên cứu là tuân thủ phương pháp lịch sử, bám sát các sự kiện lịch sử, nghiên cứu theo không gian và thời gian lịch sử, chân thực lịch sử, trình bày lịch sử như nó từng có. Sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic và phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế nhằm vạch ra bản chất quy luật, khuynh hướng phát triển của mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN. Tất cả được đặt trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. 5. Nguồn tư liệu Để hoàn thành bài luận văn này, tôi đã dựa vào các nguồn tài liệu chính sau: - Các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài liên quan đến đề tài được công bố trên sách, báo, tạp chí…Đây là nguồn tư liệu phong phú, có ý nghĩa quan trọng không chỉ cung cấp tư liệu mà còn giúp tôi hiểu thêm được nhiều vấn đề để hoàn thành bài luận văn này. - Những văn kiện có liên quan đến quan hệ giữa hai bên, Tuyên bố chung, các bài phát biểu và trả lời phỏng vấn của các nhà lãnh đạo hai bên được công bố trên báo chí, tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam. Đây là nguồn tài liệu vô cùng phong phú, có ý nghĩa quan trọng với tôi trong quá trình làm luận văn. 14
- - Các luận án nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ - Bản tin Thông tấn xã Việt Nam, tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới, Tạp chí kinh tế và dự báo, Tạp chí những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, Tạp chí nghiên cứu quốc tế, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Thời báo kinh tế Sài Gòn, báo đầu tư… - Tư liệu trên Internet… 6. Những đóng góp của luận văn. Trên cơ sở tập hợp, lựa chọn, xử lí nhiều nguồn tài liệu khác nhau, luận văn tập trung mô tả một cách chân thực về mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực giữa Ấn Độ với các quốc gia ASEAN trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010. Luận văn có thể cung cấp hệ thống thư mục cũng như những luận điểm cơ bản của các nhà nghiên cứu để từ đó góp phần nghiên cứu giai đoạn lịch sử này một cách hệ thống hơn. Không dừng lại ở việc hệ thống hóa các nguồn tư liệu và luận điểm cơ bản của các nhà nghiên cứu, luận văn còn đi sâu phân tích, giải thích mối quan hệ giữa Ấn Độ với ASEAN diễn ra khác nhau trong từng giai đoạn. Trên cơ sở đó, rút ra những nhận định, đánh giá về đặc điểm, thời cơ và thách thức của mối quan hệ đó. Đồng thời, thấy được những thuận lợi và khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Một điều không thể thiếu là luận văn đóng góp một nguồn tư liệu quan trọng để phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu về mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thời gian 2000 - 2010. 7. Cấu trúc của luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1. Những nhân tố chi phối quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu của thế kỉ XXI. Chương 2. Quan hệ đa phương Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu của thế kỉ XXI. Chương 3. Quan hệ song phương Ấn Độ - với một số nước ASEAN trong thập niên đầu của thế kỉ XXI 15
- CHƯƠNG 1. NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN TRONG THẬP NIÊN ĐẦU CỦA THẾ KỈ XXI 1.1. Nhân tố từ tình hình thế giới 1.1.1. Xu hướng toàn cầu hóa, tự do hóa. Trong nhiều thập kỷ qua, sự đối đầu giữa 2 hệ thống kinh tế xã hội đã đưa nền kinh tế thế giới tới những nguy cơ to lớn chưa thể lường hết được, trái với xu thế khách quan quốc tế hoá đang phát triển. Ngay trong thời kỳ chiến tranh lạnh và đối đầu gay gắt, các quan hệ kinh tế Đông –Tây vẫn tồn tại bất chấp ý chí của các chính phủ. Trong những điều kiện mới hiện nay, kinh tế các nước vừa phát triển vừa tăng cường liên kết. Mỗi nước không chỉ tăng cường tiềm lực kinh tế của mình, mà còn mở rộng buôn bán với các nước khác. Ngày nay, trừ Cộng hòa Dân chủ Nhân Dân Triều Tiên, các nước trên thế giới đều được liên kết với nhau và trở thành bộ phận của thị trường toàn cầu. Thậm chí, cả Cuba do Đảng Cộng Sản cầm quyền, cũng coi đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng nhất định trong nền kinh tế. Trong tình hình mới hiện nay, các nước có nền kinh tế phát triển muốn mở rộng thị trường, nguồn vốn đầu tư, địa bàn chuyển nhượng những kỹ thuật truyền thống và hình thành phân công lao động quốc tế thì phải mở rộng những quan hệ quốc tế cùng có lợi. Đây chính là một phương hướng mới của các quan hệ kinh tế quốc tế, tạo ra cơ hội để các quốc gia có điều kiện có thể mở rộng các quan hệ phụ thuộc vào nhau. Không thể phát triển kinh tế bằng cách xây dựng một nền kinh tế khép kín, tự cô lập trong một nước, thậm chí một nhóm nước. Xu hướng liên kết toàn thế giới thành một thị trường thống nhất đang được đẩy mạnh hơn. Nó phản ánh quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay. Với việc thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hầu như tất cả các nền kinh tế của thế giới có khả năng thiết lập ngày càng nhiều mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Trong những năm 1980, nền kinh tế thế giới đã được đặc trưng bởi thương mại giữa các khối kinh tế lớn, kể từ khi thương mại quốc tế giữa những năm 90 đã có xu hướng phát triển theo hướng toàn cầu hóa đến giai đoạn một nơi mà nó là khả thi để thụ thai thương mại mà không có biên giới trong tương lai không xa. Vào đầu thế kỷ XXI chúng ta chứng kiến sự nổi lên của một nền kinh tế mới: Cả thế giới như một thị trường toàn cầu! 16
- Toàn cầu hoá có nghĩa là dòng chảy của hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ và con người đang lan rộng trên toàn thế giới, như các quốc gia ở khắp mọi nơi mở rộng liên hệ với nhau. Một yếu tố cốt lõi của toàn cầu hóa là sự mở rộng của thương mại thế giới thông qua việc loại bỏ hoặc giảm các rào cản thương mại, chẳng hạn như thuế nhập khẩu. Toàn cầu hóa vừa mang lại thời cơ vừa mang lại những thách thức cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Những nước càng kém phát triển càng phải đối mặt với nhiều thách thức gay gắt hơn là thời cơ. Phạm vi quan hệ càng xa, càng khó điều hòa lợi ích chung với lợi ích riêng của từng quốc gia. Bởi vậy, lẽ tự nhiên, mỗi quốc gia trước hết phải tìm những đối tác thích hợp, không quá chênh lệch về trình độ phát triển, gần gũi về địa lý, có quan hệ truyền thống, có những lợi ích chung không những về kinh tế mà cả về văn hóa, quốc phòng, an ninh... Đó là phương cách tốt nhất để tìm kiếm hợp lực nhằm gia tăng trọng lượng trong tiếng nói của mỗi quốc gia trên trường quốc tế, tranh thủ ngoại lực để phát huy nội lực, từng bước tham gia ngày càng sâu, rộng vào liên kết kinh tế quốc tế. Đặc trưng cơ bản của toàn cầu hóa nền kinh tế là tự do hóa việc di chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động và tư bản trên phạm vi toàn cầu. Tự do hóa, một mặt, mở rộng không gian hoạt động cho mỗi nền kinh tế dân tộc, tận dụng được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, tìm nơi đầu tư có lợi. Nhưng mặt khác, hàng hóa và tư bản của nước ngoài thâm nhập thị trường dân tộc làm cho các doanh nghiệp và các ngành kinh tế trong nước yếu kém sẽ chịu nhiều thua thiệt, thậm chí bị phá sản. Cho nên, các nước đang phát triển có sức cạnh tranh về nhiều mặt còn yếu, không thể tự do hóa nhanh, nên phải tùy theo hoàn cảnh cụ thể, tùy theo năng lực trong nước mà lựa chọn phạm vi, mức độ và lộ trình tự do hóa thích hợp. Tham gia các tổ chức kinh tế khu vực chính là giải pháp tốt để mở rộng dần tự do hóa phù hợp với sức chịu đựng của nền kinh tế dân tộc. 1.1.2. Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ. Từ đầu thập kỉ 90, Chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình thế giới đã thay đổi căn bản. Trật tự thế giới cũ hai cực đã tan rã, trật tự thế giới mới đang hình thành theo hướng đa cực, đa trung tâm. Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển thay thế cho xu thế đối đầu. Cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh, đặc biệt là cách mạng thông tin bùng nổ đã có những tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc 17
- tế. Cuộc cách mạng này đã làm giảm chi phí viễn thông cũng như vận tải, xóa đi khoảng cách trong hoạt động kinh tế. "Trong thời kì 1930 - 1996, chi phí gọi điện thoại một cuộc 3 phút từ New York đi Luân Đôn đã giảm từ 300 USD ( giá năm 1996) xuống còn 1 USD" [15; tr16]. Chi phí điện thoại, điện tín và vận tải giảm mạnh đã cho phép có sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các thị trường, nhà sản xuất, nhà cung ứng và người tiêu dùng. Các hoạt động kinh doanh, bao gồm hoạt động mua bán và dịch vụ cũng như các giao dịch tài chính khác, có thể được thực hiện từ xa thông qua mạng lưới viễn thông. Điều này còn được tiến hành thuận lợi hơn nữa thông qua Internet và các công nghệ hiện đại khác. Kết quả là việc mua bán thông qua điện thoại và hệ thống Internet, hội thảo qua điện thoại, giáo dục từ xa qua băng hình và trên vô tuyến truyền hình, và thậm chí, cả làm việc qua điện thoại đã trở thành các hoạt động phổ biến, đem lại hiệu quả về chi phí. Điều này làm cho quá trình hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu phát triển nhanh và trở thành xu thế không thể đảo ngược. Tình hình đó đặt tất cả các nước dù lớn hay nhỏ trước những cơ hội mới và thách thức mới. Hơn nữa, sự diễn ra nhanh chóng và sâu rộng trên phạm vi toàn cầu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm thay đổi cục diện chính trị thế giới, chuyển cuộc đấu tranh về chính trị và quân sự sang cuộc chạy đua để giành ưu thế về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ giữa các nước và các trung tâm. Trước tình hình đó, Ấn Độ phải điều chỉnh chính sách, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế. Tháng 7/1991, Ấn Độ đã bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế một cách toàn diện và triệt để, nhằm điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô và điều chỉnh cơ cấu kinh tế, chuyển từ một nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp và đóng cửa sang một nền kinh tế thị trường, tự do hóa và mở cửa, phát triển năng động, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế. 1.1.3. Sự nổi lên của Trung Quốc với chiến lược vươn ra biển Đông Sự nổi lên của Trung Quốc cũng là một nhân tố được tính đến khiến cho Ấn Độ và các nước Đông Nam Á xích lại gần nhau hơn. Năm 1978, GDP của Trung Quốc lục địa mới chỉ chiếm có khoảng 1% của thế giới nhưng đến 2005 tăng lên 4%, vượt I-ta-li-a, đứng vị trí thứ 6 với 1.981 tỷ USD. Về ngoại thương, Trung Quốc đứng hàng thứ 3 trên thế giới (sau Mỹ và Nhật Bản); dự trữ ngoại tệ lớn thứ hai, sau Nhật Bản. Điều gây ấn tượng là đầu tư của Trung Quốc ra nước 18
- ngoài trên khắp các châu lục trong thời gian gần đây tăng rất nhanh, với nhiều dự án lớn đạt hàng tỉ USD. Tổng sản phẩm quốc dân tăng trung bình hàng năm là 9%, một trong những chỉ số nhanh nhất thế giới. Theo dự đoán, đến năm 2025, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nước có GDP cao nhất thế giới. Còn theo báo cáo của tổ chức Goldman Sách cho rằng Ấn Độ và Trung Quốc sẽ nằm trong số 6 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2050. [ 87 ]. Về khía cạnh chính trị - ngoại giao, thời gian gần đây, Trung Quốc không chỉ chấp nhận toàn cầu hóa kinh tế, mà còn chủ động hội nhập quốc tế trên tất cả các bình diện, nhất là trong hợp tác với các nước ASEAN. Ngoài hai lĩnh vực chính trên, sự trỗi dậy của Trung Quốc còn được thể hiện ở sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ. Điển hình là Trung Quốc đã thực hiện thành công phóng tàu vũ trụ "Thần Châu 6", đưa người vào vũ trụ lần thứ hai, trở thành cường quốc chinh phục vũ trụ thứ 3 trên thế giới, sau Nga và Mỹ. Sự lớn mạnh của Trung Quốc làm cộng đồng thế giới có thể hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn nhưng đồng thời cũng phải đối phó với những thách thức không nhỏ của một đất nước đang vươn rộng ra ngoài, đòi hỏi có không gian chiến lược cho sự phát triển của mình. Không những phát triển rất nhanh về kinh tế, Trung Quốc cũng đang gấp rút hiện đại hóa lực lượng quốc phòng, từ 1988 đến năm 1995, chi phí quân sự của Trung Quốc đã tăng gấp ba lần, trong đó ưu tiên cho lực lượng hải quân và không quân. [ 5; tr 244 ]. Gần đây, Trung Quốc lại có những hành động được xem là " thiếu thân thiện" với Ấn Độ. Từ biên giới Trung Quốc đang có tranh chấp trong vùng Himalaya đến Casơmia và sự trợ giúp của Trung Quốc cho Pakixtan. Ngày 7/9/2010, Thủ tướng Ấn Độ, Manmohan Singh, đã phải lên tiếng là " Trung Quốc muốn đặt chân vào Nam Á. Trung Quốc muốn kiềm chế Ấn Độ ở vị trí một quốc gia phát triển giới hạn. Ấn Độ phải chuẩn bị mọi tình huống" [ 115 ] Trước đó một tháng, vào tháng 8/2010, một bài báo của tờ New York Times tiết lộ Trung Quốc đưa 11000 quân vào Gilgit-Baltistan, một khu vực của Pakixtan trong dãy Himalaya. Đây là một vương quốc nhỏ của Ấn Độ trước khi cắt chia cho Pakixtan năm 1947. Ấn Độ xem sự kiện Trung Quốc đưa quân vào đây như một hành động thách thức trong khi Pakixtan giải thích những quân nhân Trung Quốc này là cán bộ hoạt động nhân đạo sau trận lũ lụt. 19
- Trung Quốc lại là nước có vai trò to lớn ở Đông Nam Á vì một số lý do: Đông Nam Á là địa bàn chiến lược, là nơi Trung Quốc có thể phát huy và mở rộng ảnh hưởng. Về kinh tế, Đông Nam Á là thị trường gần gũi và tiềm năng đối với Trung Quốc. Các nước ASEAN đã có nhiều kinh nghiệm trong việc hợp tác với Trung Quốc. Các nước này theo đuổi chính sách kiềm chế cộng hợp tác trong việc xử lí các mối quan hệ với Trung Quốc. Dù Thủ tướng Manmohan Singh nói rằng có đủ không gian để Ấn Độ và Trung Quốc phát triển song không thể xua tan mối lo ngại về Trung Quốc. Lực lượng Hoa kiều ở Đông Nam Á mạnh, đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực. Nhu cầu về an ninh năng lượng đang tăng nhanh và khu vực này trở thành quan trọng đối với Trung Quốc, không chỉ vì phần lớn lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc phải chuyên chở qua khu vực Biển Đông, mà còn vì triển vọng khai thác dầu tại vùng biển tranh chấp dầu ở khu vực này. Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn thứ 4 của ASEAN, với kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2004 đạt xấp xỉ 106 tỷ USD. Về đầu tư, Trung Quốc đang trên đường trở thành nhà đầu tư lớn của ASEAN; nhiều hợp đồng lớn đầu tư lên tới hàng tỷ USD được ký kết với Philíppin, Inđônêxia. Từ năm 2004, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư và cung cấp viện trợ phát triển số 1 ở Cămpuchia và có thể trở thành nhà đầu tư số 1 tại Myanmar và Lào trong một, hai năm tới. Đồng thời, Trung Quốc là nước hết sức nhiệt tình tham gia phát triển Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng. Tại cuộc họp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Cămpuchia trong tháng 11 năm 2002, Trung Quốc và các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký một thỏa thuận thiết lập một Khu vực Thương mại (CAFTA) Trung Quốc - ASEAN miễn phí vào năm 2010. CAFTA không chỉ tượng trưng cho vị thế kinh tế của Trung Quốc ở Đông Á mà còn thúc đẩy hội nhập kinh tế gần hơn với các quốc gia Đông Nam Á. CAFTA đã thúc đẩy mối quan hệ hàng hoá, sản phẩm và dịch vụ giữa hai bên và cung cấp các biện pháp bảo vệ cho các nước thành viên ASEAN kém phát triển. Hành động của Trung Quốc và sự thành lập CAFTA tạo ra một "phản ứng dây chuyền": Nhật Bản phản ứng với CAFTA bằng cách ký hiệp ước Hợp tác kinh tế toàn diện (CEP) với ASEAN vào tháng 10 năm 2003. Mỹ phản ứng tiếp theo bằng cách đàm phán và thiết lập FTA với một số nước ASEAN. Trong năm 2005, trong chuyến thăm Đông Nam Á, cựu Phó Bộ trưởng Mỹ Robert Zoelick 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 177 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 203 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp trước thế kỉ XX
216 p | 165 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 147 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 168 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 150 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 199 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 175 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn