Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ Myanmar - Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2010
lượt xem 31
download
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ Myanmar - Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2010 được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu về quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Myanmar từ 1975 đến 2010; phân tích các giai đoạn phát triển, những điểm nổi bật của mối quan hệ ngoại giao của hai nước từ 1975 đến năm 2010 trên các lĩnh vực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ Myanmar - Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2010
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ______________________________ Nguyễn Thị Ái Hương QUAN HỆ MYANMAR - VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ----------------------------------------- Nguyễn Thị Ái Hương QUAN HỆ MYANMAR - VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 60 22 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGÔ MINH OANH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012
- 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN
- 2 LỜI CÁM ƠN Tôi xin dành những dòng chữ đầu tiên trong luận văn này để gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS Ngô Minh Oanh, người Thầy đã rất tận tình hướng dẫn và cực kỳ kiên nhẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Không chỉ là một người dẫn đường, Thầy còn cho tôi niềm tin thúc đẩy tôi vượt qua những trở ngại trong thời gian qua. Xin gửi đến Thầy lòng biết ơn sâu sắc. Bên cạnh đó, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến PGS.TS Nguyễn Cảnh Huệ, TS Lê Phụng Hoàng, TS Trịnh Tiến Thuận, cùng Quý Thầy, Cô ở trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy những kiến thức hết sức quý báu trong suốt quá trình học Cao học. Những kiến thức mới này thật sự hữu ích cho việc giảng dạy của tôi. Dù lời cám ơn này đến muộn nhưng tôi vẫn xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô đã rất tâm huyết vì học viên. Xin cám ơn bạn Võ Minh Tập về những tài liệu rất có giá trị mà bạn giúp đỡ. Xin cám ơn nhà báo Trần Hữu Phúc Tiến cũng như tòa soạn báo Xưa và Nay đã tận tình hỗ trợ việc tìm tài liệu và thông tin. Tôi cũng muốn gửi lời cám ơn đến các em Nguyễn Sỹ Bách, Trương Minh Bảo Phúc, Nguyễn Công Hoàng Lâm đã cung cấp những bài báo có những tư liệu quý. Cám ơn các bạn đồng nghiệp, ban lãnh đạo trường Đinh Thiện Lý đã quan tâm hỗ trợ trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời đến gia đình và những người thân yêu nhất của tôi lòng biết ơn chân thành vì đã luôn ở bên lo lắng, động viên, chia sẻ và luôn là chỗ dựa tin cậy trong những lúc khó khăn, căng thẳng nhất.
- 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................................1 LỜI CÁM ƠN ...................................................................................................................................2 MỤC LỤC .........................................................................................................................................3 PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................................5 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 5 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................. 7 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 10 4. Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................................... 11 5. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................................. 11 6. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................................ 12 PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................................... 13 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MYANMAR VÀ QUAN HỆ CỦA MYANMAR - VIỆT NAM ĐẾN NĂM 1975 ................................................................................................................ 13 1.1 Giới thiệu về Myanmar: ............................................................................................. 13 1.2 Quan hệ Myanmar - Việt Nam đến 1975: .................................................................. 25 CHƯƠNG 2: QUAN HỆ MYANMAR - VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2010 . 42 2.1 Quan hệ Myanmar - Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1991 ............. 42 2.2 Quan hệ Myanmar - Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2010. ............ 58 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM, CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG CỦA MỐI QUAN HỆ MYANMAR - VIỆT NAM ..................................................................................... 98 3.1 Những đặc điểm nổi bật của quan hệ Myanmar - Việt Nam...................................... 98 3.2 Những cơ hội và thách thức ..................................................................................... 104 3.3 Triển vọng phát triển của mối quan hệ Myanmar - Việt Nam ................................. 109 KẾT LUẬN ................................................................................................................................. 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 120 PHỤ LỤC ..................................................................................................................................... 125
- 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ ASEAN Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) UBHH Ủy ban hỗn hợp SLORC State Law and Order Restoration Council (Hội đồng khôi phục trật tự và luật pháp nhà nước) SPDC State Peace and Development Council (Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang) NLD National League for Democracy (Đảng Liên kết Quốc gia Dân chủ) USDA Union Solidarity and Development Association (Hiệp hội đoàn kết và phát triển liên bang) ACMECS The Ayeyawady – Chao Phraya – Mekong Economic Coopperation Strategy (Tổ chức chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady – Chao Phraya – Mê Kông) MOU Memorandum of Understanding (Biên bản ghi nhớ)
- 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuối thế kỷ XX, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, của xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển cũng như của quá trình tự do hóa nền kinh tế ở các nước công nghiệp phát triển, một số nước đang phát triển, và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây chuyển sang nền kinh tế thị trường mở cửa như các nước thuộc Liên Xô cũ, Việt Nam, Đông Âu, Trung Quốc,… quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới được hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Toàn cầu hóa về kinh tế đã trở thành trào lưu cuốn hút tất cả các quốc gia trên thế giới, vì vậy, hội nhập vào nền kinh tế thế giới là xu thế tất yếu mà không một nước nào, dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo có thể cưỡng lại được. Nó mang lại cơ hội nhưng cũng ẩn chứ những thách thức to lớn đối với các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Do đó, vấn đề đặt ra đối với các nước là hội nhập như thế nào để lợi nhiều hơn hại, để thử thách biến thành cơ hội, Việt Nam cũng không nằm ngoài quá trình đó. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều chủ trương đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ nhằm tận dụng ngoại lực phục vụ cho chiến lược phát triển đất nước. Kể từ khi tiến hành chính sách đổi mới toàn diện, Đảng và nhà nước Việt Nam cũng tích cực đổi mới về tư duy đối ngoại, từng bước chủ động và tích cực hội nhập khu vực và quốc tế trên cơ sở làm sâu sắc thêm mối quan hệ mọi mặt với từng quốc gia, trước hết là các nước láng giềng, khu vực và các nước lớn.Việt Nam đang thực hiện chính sách đối ngoại với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Chính vì vậy, nghiên cứu lịch sử quan hệ giữa các quốc gia và chính sách đối ngoại của họ là một việc rất được quan tâm tại nước ta cũng như các nước khác trên thế giới. Việc nghiên cứu về quan hệ giữa Myanmar và Việt Nam là một vấn đề đang được quan tâm hiện nay khi mà những đổi mới
- 6 của Myanmar đang làm “nóng” lên cơ hội đầu tư vào một thị trường mới và nhiều cơ hội ở khu vực Đông Nam Á này. Hơn hai mươi lăm năm đổi mới, từng bước mở cửa và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng về mọi mặt, ngày càng có vị trí quan trọng trên trường quốc tế. Ngoại giao Việt Nam đã có phần đóng góp đặc biệt vào trong quá trình này.Trong những năm tới, để thực hiện mục tiêu đã được Đảng ta đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020, cần đẩy mạnh hơn nữa chính sách ngoại giao toàn diện hơn nữa.Ngoại giao là sự tương tác với xung quanh của các quốc gia vì mục tiêu tồn tại, anh ninh và phát triển. Từ cổ chí kim, trong thời bình cũng như thời chiến, ngoại giao luôn là một phần cuộc sống của mọi quốc gia. Kể cả khi các quốc gia tiến hành chiến tranh với nhau thì ngoại giao vẫn là vũ khí quan trọng không nước nào bỏ qua.Thế giới càng phát triển, ngoại giao càng liên quan đến hầu hết các lĩnh vực vì lợi ích của quốc gia ngày càng liên đới với nhiều nước, nhiều lĩnh vực và khu vực. Trong bối cảnh hiện tại, khu vực Đông Nam Á là khu vực kinh tế năng động của thế giới, việc thắt chặt mối quan hệ giữa các nước là điều hết sức cần thiết. Chính vì vậy, mối quan hệ giữa Việt Nam và Myanmar cũng không nằm ngoài yêu cầu đó. Sau Chiến tranh lạnh, tình hình thế giới và khu vực thay đổi, xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng phát triển.Điều này tạo cơ hội cho nước ta mở rộng quan hệ, giao lưu với tất cả các nước trên thế giới để phát triển đất nước. Trong khu vực, với những nỗ lực của Việt Nam cùng với sự đúng đắn của công cuộc cải cách, mở cửa đã đưa nước ta ngày càng có vị trí quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Nước ta có mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với tất cả các nước là thành viên của ASEAN. Một trong những mỗi quan hệ tốt đẹp đó là quan hệ giữa Việt Nam và Myanmar. Cả hai nước đều có nhiều điểm tương đồng về địa lý, văn hóa, cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, việc tìm hiểu mối quan hệ này là cần thiết trong mối quan hệ giữa hai nước cũng như trong xu thế hợp tác với khu vực. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Myanmar đã phát triển từ sớm, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ của hai nước trong
- 7 thời gian đã qua, chúng tôi mong muốn tìm ra những xu thế phát triển của mối quan hệ của hai nước nói riêng, giữa Việt Nam với khu vực và thế giới nói chung. Việc nghiên cứu và thực hiện đề tài có ý nghĩa thiết thực và hữu ích đối với bản thân. Điều này góp phần giúp chúng tôi nhận thức sâu sắc hơn chính sách đối ngoại, đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Đây là những kiến thức rất có giá trị trong việc phục vụ công tác giảng dạy sau này. 2. Lịch sử vấn đề Cho đến nay, hầu như chưa có một tác phẩm nghiên cứu toàn diện về quan hệ hợp tác giữa Myanmar và Việt Nam. Có thể nói đây là một đề tài khá mới mẻ. Tuy nhiên, chúng tôi xin giới thiệu một số công trình tiêu biểu, ít nhiều có đề cập đến mội số nội dung có liên quan đến đề tài. Trước hết chúng tôi xin giới thiệu những tác phẩm có liên quan đến đề tài ở việc cung cấp những kiến thức khái quát, sau đó là những tác phẩm đi vào từng lĩnh vực, từng nội dung cụ thể, mà không trình bày theo trình tự thời gian sách được xuất bản. Đầu tiên, không thể không nhắc tới đó là công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Lệ Thi với nhan đề: “Thư tịch cổ Việt Nam viết về Đông Nam Á: phần Chiêm Thành, Thủy Xá, Hỏa Xá, Miến Điện, Chà Và” tài liệu lưu hành nội bộ, xuất bản năm 1978- Ủy ban Khoa học xã hội. Trong phần sưu tầm, ghi chép của mình, tác giả đã tập hợp tất cả những ghi chép của những tài liệu gốc trong lịch sử nước ta có đề cập đến Miến Điện (tức Myanmar) và mối quan hệ của hai nước. Những ghi chép cẩn thận, tỷ mỹ của tác giả giúp người đọc thấy được lịch sử của mối quan hệ của hai nước xuất hiện từ thời gian nào và phát triển như thế nào. Đồng thời qua bài viết của mình, tác giả Nguyễn Lệ Thi cũng đánh giá được mối quan hệ của hai nước như sau: “Thư tịch cổ Việt Nam viết về Miến Điện rất ít và xuất hiện rất muộn. Chỉ có Quốc sử quán triều Nguyễn là ghi chép nước này nhưng ghi chép cũng rất ít về những mối giao hảo giữa hai vương triều. Đó là vì sự xa xôi về địa lý và các triều trước không thông hiếu nên ta chỉ có thể đọc thấy trong biên niên sử nhà Nguyễn những dòng về Miến Điện. Tuy thư tịch Việt Nam ghi chép về Miến Điện ít và muộn nhưng qua nguồn tài liệu đó người đọc vẫn thấy được một số nét khái quát
- 8 nhưng sơ lược về đất nước, con người, địa danh, núi sông, thành quách và lịch sử của Miến Điện. Tuy mối quan hệ giữa hai nước xuất hiện muộn nhưng có thể nói đó là mối quan hệ ngoại giao hữu hảo giữa hai quốc gia từ đầu chí cuối. Mối quan hệ này là thân thiện”.[35, tr.10] Tiếp theo, tác giả Vũ Thị Phương Hậu trong bài nghiên cứu của mình với nhan đề: “Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn với các nước Đông Nam Á nửa đầu thế kỷ XIX” được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2/2011 từ trang 46 đến trang 49 đã có đề cập đến mối quan hệ giữa nước ta và Miến Điện thời bấy giờ. Trong bài viết của mình, tác giả có nêu: “Khu vực Đông Nam Á thế kỷ XIX cũng có những dấu hiệu bất ổn. Quan hệ giữa Xiêm La - Vạn Tượng, Xiêm La- Chân Lạp, Xiêm La - Miến Điện chứa đựng nhiều mâu thuẫn, có nguy cơ dẫn đến chiến tranh. Nếu chính sách ngoại giao của triều Nguyễn không khéo léo để giữ được thế cân bằng, rất có thể kéo quốc gia vào một cuộc chiến tranh với các nước láng giềng. Khi Miến Điện thỉnh cầu triều Nguyễn tuyệt giao với Xiêm La, nhà Nguyễn từ chối nhưng vẫn giữ quan hệ thân thiện với Miến Điện bằng cách hậu thưởng cho quốc vương Miến Điện, chánh sứ, phó sứ và các bồi thần quân lính đi theo các đoàn sứ bộ.” và cũng trong bài viết này, tác giả cũng có nêu ra một chi tiết: “Sử triều Nguyễn đã ghi lại 3 lần Quốc vương Miến Điện cử sứ thần đến Việt Nam dưới thời vua Gia Long, Minh Mạng và Thiệu Trị”. Như vậy, có thể thấy rằng, mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Myanmar đã có từ lâu trong lịch sử dân tộc của hai nước. Tiến sĩ khoa học lịch sử Phan Lạc Tuyên trong tác phẩm của mình với nhan đề: “Lịch sử bang giao Việt Nam- Đông Nam Á” được xuất bản năm 1993 tại trường Đại học Mở - Bán công Thành phố Hồ Chí Minh cũng có đề cập đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Myanmar. Trong đó, tác giả cũng chỉ dành ra hai trang khiêm tốn để bàn về mối quan hệ bang giao của hai nước trong thời nhà Nguyễn. Còn những giai đoạn sau khi hai nước bị trở thành thuộc địa thì không được nhắc tới. Bài viết của tác giả còn rất khái quát và chỉ nêu một giai đoạn nhỏ trong suốt một tiến trình lịch sử quan hệ của hai nước.
- 9 Trong tác phẩm Việt Nam - ASEAN quan hệ song phương và đa phương do tác giả Vũ Dương Ninh chủ biên xuất bản năm 2004 tại Hà Nội có bài viết của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy với nhan đề: “Mianma và vấn đề hội nhập khu vực”. Trong bài viết này, tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy đã khái quát lại những nét chính về điều kiện tự nhiên, về xã hội và các giai đoạn lịch sử của đất nước chùa Vàng. Đồng thời, tác giả cũng dành một phần quan trọng trong bài viết của mình để nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Mianma. Trong đó, tác giả đã trình bày tổng quát về sự phát triển của quan hệ hai nước mà theo đó thì người Miến đã sang buôn bán với người Việt từ khoảng thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VIII và nhận định rằng: “kể từ khi người Việt và người Miến thiết lập các vương triều của riêng mình ở những thế kỷ sau đó, quan hệ của Việt Nam với Mianma không được gắn bó như với Lào và Campuchia, nhưng cũng không căng thẳng như với Thái Lan và Trung Quốc”[27, tr.173]. Tiếp theo, tác giả trình bày về về quan hệ ngoại giao và kinh tế của hai nước từ năm 1947 đến năm 2003. Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy đã tổng quát được quan hệ của hai nước trong một giai đoạn dài và có những dẫn chứng rất cụ thể, nhất là liên quan đến lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng lại đến năm 2003 nên còn rất nhiều thông tin sau năm này đã không được đề cập đến trong bài viết. Tác giả Nguyễn Thị Thúy Hồng với tác phẩm Kinh tế các nước ASEAN, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008 đã trình bày về quan hệ Việt Nam - Myanamar và các giải pháp thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Trong phần trình bày của mình, tác giả khái quát lại lịch sử quan hệ của hai quốc gia về ngoại giao, về thương mại, đầu tư cũng như các biện pháp thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và Myanmar. Phần nghiên cứu của tác giả nằm trong toàn cảnh chung về kinh tế của các nước ASEAN cho nên xét theo chiều rộng và chiều sâu trên cách lĩnh vực thì vẫn còn nhiều vấn đề chưa được đề cập đến trong tác phẩm. Một tác phẩm nữa cũng có nghiên cứu về quan hệ của Việt Nam và Myanmar đó là Quan hệ đối ngoại của các nước ASEAN do PGS.PTS Nguyễn Xuân Sơn và Thạc sĩ Thái Văn Long chủ biên, xuất bản tại NXB Chính trị Quốc
- 10 gia, Hà Nội năm 1997. Trong tác phẩm, từ trang 71 đến trang 72, các tác giả có tóm tắt về mối quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, phần trình bày của các tác giả rất ngắn gọn, xúc tích, không làm nổi bật những bước phát triển cũng như những thành tựu mà hai nước đã đạt được trong quan hệ giữa hai nước. Sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu như không đề cập đến bài viết của Đại sứ Chu Công Phùng với loạt bài viết “kể chuyện Myanmar” trong đó có phần bài viết nói về quan hệ Myanmar và Việt Nam. Bài viết của tác giả đã trình bày được quá trình phát triển quan hệ ngoại giao của hai nước từ năm 1947 đến nay. Bài viết của Đại sứ cung cấp rất nhiều thông tin quý giá về mối quan hệ giữa hai nước trong suốt mấy mươi năm trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến những vấn đề khác trong xã hội. Những thông tin trên cho thấy sự phát triển của mối quan hệ giữa hai nước ngày càng thân thiện, hòa hiếu và phát triển trên mọi lĩnh vực cũng như có triển vọng phát triển lên một tầm cao mới trong tương lai. Trên lĩnh vực báo chí, cũng có rất nhiều bài viết với nội dung phản ánh mối quan hệ giữa nước ta và xứ sở chùa Vàng nhưng chưa phải là những bài nghiên cứu hoàn chỉnh. Trong số những phương tiện thông tin thì hiện nay, trên trang web của bộ ngoại giao Việt Nam có đăng tải rất nhiều thông tin về quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Myanmar, những chỉ dừng lại ở mức là cung cấp thông tin. Trên cơ sở tìm hiểu về mối quan hệ ngoại giao của hai nước, chúng tôi thấy rằng mối quan hệ này vẫn chưa được nghiên cứu hệ thống và đầy đủ. Chính vì thế, chúng tôi quyết định chọn đề tài: quan hệ ngoại giao Việt Nam - Myanmar từ 1975 đến năm 2010 để hệ thống một cách đầy đủ về sự phát triển mối quan hệ giữa hai nước từ quá khứ đến năm 2010. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Tìm hiểu về quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam- Myanmar từ 1975 đến 2010. - Nhiệm vụ: phân tích các giai đoạn phát triển, những điểm nổi bật của mối quan hệ ngoại giao của hai nước từ 1975 đến năm 2010 trên các lĩnh vực.
- 11 4. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác- Lê nin, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương pháp lịch sử giúp chúng tôi tái hiện lại tiến trình quan hệ hợp tác giữa Myanmar và Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1975 đến 2010 trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động. Việc nghiên cứu quan hệ hợp tác giữa hai nước giúp chúng tôi có cái nhìn khái quát về quá trình phát triển của mối quan hệ này. Phương pháp logic giúp chúng tôi lý giải những vấn đề phức tạp trong quan hệ kinh tế và chính trị giữa Myanmar và Việt Nam trong những giai đoạn lịch sử của hai nước. Việc làm này giúp chúng tôi rút ra được những nét cơ bản, những đặc điểm nổi bật trong quan hệ giữa Myanmar và Việt Nam. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu quan hệ giữa Myanmar và Việt Nam, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu quốc tế để tìm hiểu sâu hơn về quan hệ của hai nước như: phương pháp khảo sát kinh tế, phương pháp phân tích lịch sử, phương pháp phân tích tổng thể và toàn cục, phương pháp lý luận liên hệ thực tế. Khi phân tích các hiện tượng quốc tế, cần phải nghiên cứu bối cảnh quốc tế mới có thể hiểu được một cách căn bản tiến trình lịch sử và phương hướng phát triển của nó. Phương pháp lí luận liên hệ thực tế là phương pháp được thực hiện khi đã nắm vững những phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa Mác- Lê nin để quan sát, phân tích hiện tượng chính trị quốc tế và đề ra những dự báo khoa học về phương hướng phát triển củ tình hình tế giới. 5. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữa Việt Nam và Myanmar từ năm 1975 đến 2010 trên các lĩnh vực về chính trị, kinh tế. Trong quá trình nghiên cứu về quan hệ ngoại giao của hai nước, thì có một giai đoạn đặc biệt là từ những năm 1954- 1975, Việt Nam bị chia cắt làm hai miền: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt Nam) và Việt Nam Cộng hòa (Nam Việt Nam) thì đề tài nghiên cứu sẽ chỉ đề cập tới quan hệ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với Myanmar, còn quan hệ Việt
- 12 Nam Cộng hòa với Myanmar thì tác giả không đi sâu nghiên cứu trong phạm vi đề tài này. Dù đã nỗ lực tìm kiếm trên sách, báo, internet nhưng thời gian có hạn nên những thông tin ngoại giao của Myanmar và Việt Nam trong giai đoạn 1975-1991 còn rất hạn chế. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, tác giả trình bày quan hệ hai nước trên cơ sở những tài liệu tìm được nên không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi sẽ không ngừng tìm kiếm và bổ sung những thông tin ngoại giao hai nước trong giai đoạn này khi có những thông tin mới. 6. Ý nghĩa đề tài Đề tài góp phần làm rõ hơn về Myanmar và mối quan hệ giữa Myanmar và Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập và những ai quan tâm đến đề tài. Mặc khác, trong quá trình truyền đạt kiến thức cho học sinh khi giảng dạy tại trường phổ thông, người nghiên cứu có cơ hội cập nhật cho các em những kiến thức mới về chính sách đối ngoại của nước ta trong thời kì mới. Điều này sẽ giúp học sinh có những khái niệm cơ bản về đường lối đối ngoại, những thời cơ, thử thách của nước ta trong xu thế toàn cầu hóa,… làm hành trang cho các em bước vào cuộc sống sẽ có hướng đi, lựa chọn đúng đắn để giúp bản thân, giúp gia đình và giúp đất nước ngày càng phát triển.
- 13 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MYANMAR VÀ QUAN HỆ CỦA MYANMAR - VIỆT NAM ĐẾN NĂM 1975 1.1 Giới thiệu về Myanmar: 1.1.1 Khái quát chung Myanamar còn có các tên cũ khác là Miến Điện, Diến Điện, tên đầy đủ là Liên bang Myanmar. Khi mới giành được độc lập tháng 1 năm 1948, Myanmar có tên gọi chính thức là Liên bang Miến Điện. Sau những biến cố chính trị, nước này có nhiều lần đổi tên. Năm 1974, chính quyền của thủ tướng Ne Win đã đổi tên đất nước thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Miến Điện. “Ngày 18-6-1989, lại đổi tên nước thành Liên hiệp các dân tộc Myanmar (Myanmar Naingngan-Union of Peoples) và thủ đô Rangoon được gọi là Yangon. Tuy vậy, tên chính thức vẫn thường được gọi hiện nay là Liên Bang Myanmar (Union of Myanmar)”.[27, tr.162- 163] Liên bang Myanmar từ lâu đã được mệnh danh là “đất nước của chùa chiền” hay “miền đất của thời gian ngừng trôi” nổi tiếng trên thế giới. Vùng đất này nằm trong lục địa Đông Nam Á, giáp với Ấn Độ ở phía Tây Bắc, Bangladesh và vịnh Bengal ở phía tây, biển Andaman phía tây nam, Trung Quốc phía Bắc, Lào và Thái Lan ở phía đông. Myanmar là nước có lãnh thổ lớn thứ hai ở khu vực với diện tích 678.500 km2 [28; 162]. Ngoài bờ biển dài hơn 2200 km, Myanmar bị bao vây bởi những dãy núi hình cánh cung, hình thành đường biên giới tự nhiên dài gần 6500 km với các nước láng giềng. Các dòng sông chính là Salween, Chindwin, Irrawaddy và Sittang. Trong số các con sông này, sông Irrawaddy bắt nguồn từ vùng núi phía bắc, chảy dọc đất nước là con đường thủy quan trọng và tạo nên vùng châu thổ màu mỡ rộng lớn trước khi đổ ra biển Andaman. Tác giả Trịnh Huy Hóa đã nhận xét: “sông Irrawaddy là xương sống của hệ thống giao thông quốc gia. Trên dòng sông vĩ đại này, những chiếc tàu chạy bằng hơi nước ngược xuôi chuyên chở hành khách và hàng hóa, những chiếc thuyền là ngôi nhà của các gia đình sinh sống bằng nghề sông nước và bè mảng tre hay gỗ tếch xuôi xuống Rangoon để xuất khẩu”.[9, tr.16]
- 14 Phần lớn lãnh thổ Myanmar nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Mùa nóng kéo dài từ tháng 3 tới tháng 10 với nhiệt độ khoảng 38oC và mùa lạnh cũng là mùa gió đông bắc kéo dài từ tháng 11 tới tháng 2 với nhiệt độ trung bình là 16oC. Mùa mưa tập trung từ tháng 5 tới tháng 10 trong những tháng này thường có gió tây nam. Lượng mưa trung bình ở Myanmar vào khoảng 890mm, ở vùng núi khoảng 5080mm ở vùng đồng bằng. Đất đai của đất nước này rất phì nhiêu với 13 triệu hecta có thể trồng trọt được. Vùng châu thổ ở miền nam, nơi dòng sông Irawaddy chia làm tám nhánh đổ ra biển Andaman là vựa lúa của Myanmar. Đất đai ở đây màu mỡ nhờ những trận lụt hàng năm bồi đắp thêm phù sa, rất thích hợp cho trồng lúa nước. Vị trí địa chính trị của Myanmar vô cùng quan trọng. Những dòng sông chính như đã nói phần trên là con đường giao thông tự nhiên đi tới những vùng đồng bằng giàu có của đất nước chùa vàng. Do đó, nếu như có “một lực lượng nào đến được những vùng đồng bằng này thì họ sẽ tránh được sự đe dọa bên ngoài vì nhờ những dãy núi bao bọc xung quanh. Mặt khác, vị trí này còn ngăn con đường của các lực lượng phía Tây, phía Bắc đi xuống biển Andaman, Ấn Độ Dương và ngược lại. Vì thế nhiều năm nay Mianmar là đối tượng tranh chấp của nhiều nước lớn”.[30, tr.62] 1.1.2.Lịch sử Vùng thung lũng Irrawaddy đã có những người sinh sống từ khoảng 5 ngàn năm trước. Họ là người Anyathi, những cư dân săn bắn và hái lượm sử dụng công cụ bằng đá và gỗ. Phía bắc, tại phía đông bang Shan, đã có người định cư từ rất sớm. Tuy nhiên, họ là những người sống sâu trong nội địa còn những người định cư tại bờ biển lại là những người đến từ Indonesia- người Negrito. Đến thế kỷ thứ IX, người Miến từ cao nguyên Tây Tạng di cư vào, cư trú tại vùng đồng bằng trù phú của sông Irrawady, còn những bộ tộc đến trước họ thì ở vùng đồi núi. Năm 1044, sau nhiều năm chiến tranh, một thủ lĩnh người Miến là Anawrahta đã thành lập nên vương quốc Pagan. Ông đã làm vua trong 35 năm và thống nhất toàn bộ vùng đất ngày nay là Myanmar, chỉ trừ cao nguyên Shan và một
- 15 phần Arakan và Tenassarim. Triều đại của ông được coi là Đế quốc Miến Điện thứ nhất và đánh dấu sự khởi đầu của Myanmar như một nhà nước thông nhất về chính trị. Năm 1287, vương quốc nảy sụp đổ trước sự xâm lược của quân Mông Cổ. Sau đó, Myanmar còn trải qua các giai đoạn lịch sử mà người ta gọi là Đế quốc Miến Điện thứ hai (1551- 1752) và đế quốc Miến Điện thứ ba (1752-1885) trước khi rơi vào sự thống trị của thực dân Anh. [9; tr.31-33] Từ thế kỷ XV, các nước tư bản phương Tây đã bắt đầu tiếp xúc bờ biển Myanmar. Những người Ấn Độ và Ả Rập đang khống chế lĩnh vực buôn bán bị trục xuất khỏi nước này. Những thương nhân phương Tây đầu tiên xuất hiện là những thương nhân từ Venise (Ý) sau đó là người các nước Tây Ban Nha, Anh và Pháp. Ai cũng muốn làm bá chủ đất nước này. Vào cuối thế kỷ XVIII, Myanamar là một nước hùng mạnh nhất ở lục địa Đông Nam Á. Triều đại Chakri ở Thái Lan vốn còn non trẻ lại đang khôi phục lại sau sự suy tàn của Ayudhya và vương quốc của người Việt Nam phải đối phó với những cuộc khởi nghĩa nông dân trong nước. Khi đó, “cán cân đã thay đổi vào đầu thế kỷ XIX. Vương quốc Thái và Việt Nam hưng thịnh lên, trong khi vương quốc Miến Điện suy tàn dần. Tầng lớp ưu tú của Myanmar hướng về bên trong hơn là hướng về các nước đối tác của nó là Thái và Việt Nam và ít có những quan hệ thương mại với thế giới bên ngoài. Khi ANh gia tăng sự hiện diện của họ ở vùng Đông Nam Á, vào thế kỷ XIX, thì tầng lớp ưu tú của Miến lại tỏ ra ít có khả năng đánh giá mối đe dọa đối với họ như người Thái và vì vậy càng ít có khả năng để đưa ra những chiến lược đối phó với họ”[31, tr.155]. Người Miến sau 4 lần đẩy lùi quân Trung Quốc xâm lược cuối cùng cũng bị thực dân Anh đánh bại năm 1886 sau ba cuộc chiến tranh 1824, 1852 và 1886. Vị vua cuối cùng của Myanmar bị bắt và bị đày đi Ấn Độ và Anh đã dựng nên chính quyền thuộc địa ở Rangoon trực thuộc người Anh ở Delhi. Myanmar chính thức được sát nhập vào Anh ngày 1/1/1886. Tác động của Anh trên xứ Miến Điện là rất sâu sắc. Chế độ quân chủ đã bị xóa bỏ và giới quý tộc Miến Điện bị tước hết quyền lực. Myanmar được cai trị từ
- 16 Calcutta như một tiểu khu vực của đế quốc Anh-Ấn. Vùng đất thấp Myanmar, vốn là những đồng bằng màu mỡ, là cái nôi của người Miến Điện và là trái tim của các vương quốc Miến Điện, được cai trị trược tiếp bởi chính phủ thuộc địa với đầy đủ các chính sách chính trị và kinh tế của Anh. Phong trào giải phóng dân tộc ở Myanmar chống lại chế độ thuộc địa được bắt đầu với việc thành lập Hiệp hội Thanh niên Phật giáo Miến năm 1906. Hiệp hội đã lập các trường học trong đó giáo lý Đạo Phật được sử dụng thay cho kinh thánh của Thiên chúa giáo do thực dân Anh đưa vào các trường học Myanmar. Nhiều thành viên của Hiệp hội nảy trở thành lãnh tụ của các chính đảng được thành lập ở Myanmar. Trong những năm 1930, nhiều chính đảng được thành lập trong đó quan trọng nhất là đảng Thakin (đảng của những người làm chủ), thành lập năm 1929. Kể từ khu thành lập, đảng này đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh vì độc lập của Myanmar. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, đảng có sự phân hóa “Đảng Thakin bị phân hóa thành ba nhóm. Nhóm những người đi theo chủ nghĩa cộng sản do Thakin Soe và Thein Pe lãnh đạo thành lập Đảng cộng sản Miến năm 1943. Nhóm do Aung San lãnh đạo đi theo tư tưởng chủ nghĩa xã hội dân chủ. Nhóm thứ ba do U Ba Swe và U Nu lãnh đạo không tán thành chủ nghĩa bè phái. Năm 1940, Aung San đã bí mật sang Thượng Hải để tìm sự giúp đỡ của những người cộng sản Trung Quốc. Ông đã lập ra Hội ba mươi đồng chí ở Hải Nam. Mặc dù không ưa Nhật, Aung San đã chấp nhận sự huấn luyện của người Nhật cho các đồng chí trong hội của ông. Hội ba mươi đồng chí đã trở thành hạt nhân của Quân đội Độc lập Miến Điện, sau đó đổi tên thành Quân đội Quốc gia Miến Điện. Cùng với quân Nhật, quân đội Miến từ lãnh thổ Thái Lan tiến vào Mianma, buộc quân đội thực dân Anh phải bỏ chạy.”[27, tr.165-166]. Khi người Nhật cai trị Myanmar, với những khẩu hiệu “châu Á của người châu Á” và việc lập một “cộng đồng cùng thịnh vượng” đã có những hiệu quả nhất định đối với đất nước vốn rất mong muốn thoát khỏi sự cai trị của người da trắng. Tuy nhiên, những thực tế trong hành xử quyền lực của người Nhật thì khác xa so với bộ máy tuyên truyền. “Người Đông Nam Á nhanh chóng nhận ra rằng sự thống
- 17 trị của Nhật không chỉ vơ vét mà còn tàn bạo hơn nhiều so với sự thống trị của các ông chủ thực dân châu Âu trước đây. Năm 1944, Aung San và các thành viên trong nhóm “30 đồng chí” thành lập Liên minh tự do của những người chông phát xít để chống người Nhật và hoạt động cho một nước Myanmar độc lập.” [31, tr.164]. Và cuối cùng, họ đã thành công, Nhật rút khỏi Myanmar. Tuy nhiên, khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Anh quay trở lại thống trị Myanmar. Một lần nữa, phong trào đấu tranh giành độc lập lại bùng nổ dưới sự lãnh đạo của Aung San và các lãnh tụ khác. Mặt trận thống nhất chống thực dân Anh được thành lập với sự tham gia của Đảng Cộng sản, Đảng Xã hội, Đảng Ái quốc,… Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, ngày 17-10-1947 thực dân Anh phải ký hiệp ước trao trả độc lập cho Mianmar. Tháng 1 năm 1948 Myanmar trở thành một quốc gia độc lập. U Nu được bầu làm thủ tướng và Sao Shwe Thaik được bầu làm tổng thống. Sau ngày độc lập, Myanmar vẫn bất ổn chính trị cùng với những cuộc nổi dậy của các dân tộc thiểu số đòi tự trị và những người cộng sản chọn cách rút vào hoạt động bí mật, trong đó mạnh nhất là phong trào ly khai của người Karen, Kachin và Shan [27, tr.167]. Các cuộc nổi dậy này tiếp diễn trong suốt những năm 1990, mặc dù trong những năm gần đây đã có một vài hoạt động hòa giải của Yangon nhằm dàn xếp với những người nổi dậy và quy mô của những cuộc đụng độ đã tạm thời giảm bớt. Nguyên nhân của các cuộc khởi nghĩa vẫn tồn tại đó. Nhiều sắc tộc thiểu số vẫn xem một đất nước Myanmar độc lập như là một nước của người Miến Điện. Lực lượng cảnh sát quân đội và bộ máy chính quyền là do người Miến Điện nắm giữ. Các sắc tộc thiểu số cứ lo sợ diễn ra sự đồng hóa và bản sắc văn hóa đặc thù và riêng biệt của họ bị biến mất. Những cuộc nổi dậy luôn gây ra những khó khăn cho chính quyền đất nước. Các kế hoạch phát triển kinh tế được tiến hành nhưng không thu được nhiều kết quả. Thu nhập ngoại thương giảm sút do sự suy sụp của ngành xuất khẩu gạo và thu nhập quốc nổi bị sút giảm bởi những cuộc nổi loạn. Để đối phó với hoạt động vũ trang của các lực lượng đối lập, quân đội được sử dụng làm công cụ cai trị đất nước. Điều này thể hiện qua sự kiện tướng Ne Win làm đảo chính lật đổ chính phủ dân sự
- 18 của thủ tướng U Nu, thiết lập chính phủ quân sự tháng 3 năm 1962. Chính phủ của Ne Win tuyên bố: “xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Tất cả các đảng phái khác bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Năm 1974, Hiến pháp mới của Myanmar được thông qua đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Miến Điện” [27, tr.169]. Những thay đổi về thể chế chính trị này vẫn không cải thiện được tình hình của đất nước. Sự không ổn định của tình hình trong nước thêm vào đó là tệ tham nhũng, cưa quyền lan tràn trong xã hội đã làm cho đất nước lâm vào cảnh khó khăn và những nỗ lực của nhà nước không những không cải thiện được tình hình mà trái lại còn đẩy đất nước lún sau vào cuộc khủng hoảng kinh tế trong đó đời sống của một bộ phận lớn tầng lớp dân nghèo ngày càng khó khăn. Những cuộc biểu tình hàng loạt diễn ra. Tháng 7/1988, Ne Win phải từ chức thủ tướng rồi đến Sein Lwin, Maung Maung lên thay cũng không làm thay đổi được tình hình. Ngày 24/9/1988 Saw Maung làm cuộc đảo chính quân sự thiết lập một chính quyền mới dưới tên gọi Hội đồng Khôi phục trật tự và luật pháp nhà nước. Chính quyền của ông đã bãi bỏ đường lối xã hội chủ nghĩa và chế độ một đảng của chính quyền trước. Một năm sau, các đảng phái chính trị được phép đăng kí hoạt động. Sự chống đối của các đảng phái làm cho tình hình chính trị Myanmar thêm nóng bỏng và tiếp tục căng thẳng trong nửa đầu thập niên 1990. Trong bối cảnh đó, Hội đồng Khôi phục trật tự và luật pháp nhà nước đã cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề và có một số kết quả nhất định. Ví dụ như chính phủ Myanmar đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn với quân đội độc lập Kachin tháng 10/1993, quân đội của người Shan 1994, [27, tr.171-172]… Tháng 11/1997, Hội đồng Khôi phục trật tự và luật pháp nhà nước đổi tên thành Hội đồng Hòa bình và Phát triển nhà nước. Việc đổi tên này thể hiện khuynh hướng chú trọng hơn vào việc ổn định và phát triển đất nước của các nhà lãnh đạo. Đồng thời với việc cải thiện tình hình trong nước, từ giữa thập niên 1990, chính phủ Myanmar đã có nhiều cố gắng để cải thiện quan hệ đối ngoại, tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế để hỗ trợ phát triển trong nước. Cũng từ đây, quá trình phát triển của Myanmar và hội nhập khu vực cũng như quốc tế từng bước được thực hiện.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 175 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 199 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 167 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 149 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 197 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 170 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 17 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn