Luận văn Thạc sĩ Lịch sử thế giới: Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ từ năm 2002 đến năm 2012: Hợp tác và cạnh tranh
lượt xem 9
download
Nội dung nghiên cứu của luận án là: Tìm hiểu quá trình phát triển quan hệ hai nước trên các lĩnh vực: chính trị - ngoại giao; kinh tế, khoa học kỹ thuật; quốc phòng - an ninh; văn hóa – giáo dục và đào tạo. Nhận xét, đánh giá bước đầu về quan hệ hai nước trên một số lĩnh vực. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử thế giới: Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ từ năm 2002 đến năm 2012: Hợp tác và cạnh tranh
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN KIÊN TRUNG QUAN HÖ TRUNG QUèC - ÊN §é Tõ N¡M 2002 §ÕN N¡M 2012 HîP T¸C Vµ C¹NH TRANH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Hà Nội - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN KIÊN TRUNG QUAN HÖ TRUNG QUèC - ÊN §é Tõ N¡M 2002 §ÕN N¡M 2012 HîP T¸C Vµ C¹NH TRANH Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành lịch sử thế giới Mã số: 60220311 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Cường Hà Nội - 2015
- NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT CH : Cộng hòa CHND : Cộng hòa nhân dân CNTT : Công nghệ thông tin CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa HĐBA LHQ : Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc KHCN : Khoa học công nghệ UBHH : Uỷ ban hỗn hợp CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNTB : Chủ nghĩa tư bản XHCN : Xã hội chủ nghĩa TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TIẾNG ANH APEC : Asia Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương AFTA : ASEAN Free Trade ARF : ASEAN Regional Forum Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN : Association of South East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM : Asia - Europe Meeting Hội nghị Á - Âu OPEC : Organization of Petroleum Exporting Countries Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ SCO : Tổ chức Hợp tác Thượng Hải EU : European Union Liên minh Châu Âu
- EDI : Foreign Direct Investment Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA : Free Trade Agreement GDP : Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội NICS : New Industrialised Countries WTO : World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới WTO : World Trade Organisation
- MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 8 5. Nguồn tài liệu 8 6. Phương pháp nghiên cứu 9 7. Đóng góp của luận văn 9 B. NỘI DUNG 10 Chương I: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI 10 1.1. Bối cảnh quốc tế cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI và ảnh hưởng của nó tới quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ 10 1.2. Tình hình Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI 14 1.3. Tình hình Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI 18 1.4. Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ trước năm 2002 26 1.4.1. Thời kỳ trước năm 1950 26 1.4.2. Thời kỳ từ năm 1950 đến năm 1962 27 1.4.3. Thời kỳ từ năm 1962 đến năm 2002 29 Chương 2: QUAN HỆ TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ NHỮNG NĂM 2002-2012 37 2.1. Quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao 37 2.2. Quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ trên lĩnh vực kinh tế và khoa học kỹ thuật 41 2.2.1. Hợp tác về kinh tế 42
- 2.2.1.1. Về thương mại 44 2.2.1.2. Về hợp tác đầu tư 47 2.2.2. Hợp tác khoa học – kỹ thuật 54 2.3. Quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ trên lĩnh vực an ninh – quốc phòng 56 2.3.1. Hợp tác an ninh biên giới: 57 2.3.2. Hợp tác chống khủng bố 58 2.3.3. Hợp tác trên lĩnh vực an ninh năng lượng 61 2.4. Quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ trên lĩnh vực văn hóa và giáo dục đào tạo 65 2.4.1. Hợp tác văn hóa 65 2.4.2. Hợp tác giáo dục – đào tạo 68 Chương 3: NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI VÀ TRIỂN VỌNG 71 3.1. Thành tựu 71 3.2. Thuận lợi, khó khăn 74 3.2.1. Thuận lợi 74 3.2.2. Khó khăn 75 3.3. Triển vọng 81 3. 3.1. Việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc sau Đại hội XVIII 81 3. 3.2. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại mới của Ấn Độ 83 3.3.3. Triển vọng quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ 86 3.3.3.1. Những nhân tố tác động tới quan hệ Trung - Ấn 86 3.3.3.2. Triển vọng 97 3.4. Quan hệ Trung - Ấn và hàm ý chính sách đối với Việt Nam 100 3.4.1. Tác động tích cực đến Việt Nam 100 3.4.2. Tác động tiêu cực đến Việt Nam 101 C. KẾT LUẬN 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 PHỤ LỤC
- A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước lớn đông dân nhất thế giới, có nền văn minh, lịch sử lâu đời, là hai nước láng giềng có vị thế quan trọng trên thế giới và khu vực. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, mỗi sự thay đổi dù là nhỏ ở hai quốc gia này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển chung của kinh tế - xã hội toàn thế giới. Thập niên 90 thế kỷ XX chứng kiến sự sụp đổ của thế giới lưỡng cực và chuyển sang một trật tự thế giới mới phát triển theo hướng đa cực. Hệ thống chính trị thế giới bị chi phối bởi nhiều cường quốc và khối cường quốc đan xen. Từ đây, xu hướng hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển trở thành xu thế chủ đạo; Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra nhanh chóng đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế; Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ có nhiều điều kiện để phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính điều này đã thúc đẩy quá trình hợp tác trao đổi buôn bán thương mại giữa các quốc gia với nhau trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ… Thế giới những năm đầu thế kỉ XXI đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ là hai nền kinh tế được chú ý nhiều nhất, không chỉ bởi tốc độ tăng trưởng cao mà còn bởi tiềm năng to lớn của họ. Rất nhiều nhà nghiên cứu đều chung quan điểm rằng sự phát triển mạnh mẽ và vai trò ngày càng quan trọng của "con Rồng" Trung Quốc và “con Voi” Ấn Độ đang tạo ra những thay đổi lớn lao cho thế giới. Trong bối cảnh mới của quan hệ quốc tế, Trung Quốc và Ấn Độ được coi là hai thực thể lớn ở Châu Á sẽ góp phần quyết định sự hình thành trật tự thế giới đa cực. Là hai quốc gia láng giềng, quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ trong thời gian vừa qua diễn biến phức tạp theo xu hướng vừa hợp tác vừa cạnh tranh, vừa là “đối tác hợp tác chiến lược” vừa là “đối thủ cạnh tranh chiến lược”. Những tiến triển trong hợp tác giữa Trung Quốc và Ấn Độ là đáng ghi nhận nhưng vấn đề “lòng tin” giữa hai nước còn khá nặng nề. Quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ từ năm 2002 đến năm 2012 là một mối quan hệ phức tạp. Nhiều câu hỏi được đưa ra cho cả hai người khổng lồ Châu Á: làm thế nào để phát triển và duy trì quan hệ đối tác đáng tin cậy giữa Trung Quốc và 1
- Ấn Độ nhằm phục vụ lợi ích đôi bên và thúc đẩy khát vọng toàn cầu của họ? Liệu mối quan hệ của hai nước sẽ đơm hoa kết trái, hay chỉ là đang trải qua một điểm khởi đầu mới trên một con đường khác nhau? Và có lẽ quan trọng hơn, nhằm đáp ứng với nguyện vọng của khu vực và toàn cầu, họ sẽ chuyển hướng hợp tác, cạnh tranh, đối đầu hoặc kết hợp tất cả, và sự kết hợp này ở mức độ nào? Vì vậy, mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Trung - Ấn được xác lập và phát triển như thế nào…đang trở thành tâm điểm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Đối với Việt Nam, là một quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nơi các nước lớn đang cạnh tranh về vị trí, vai trò ảnh hưởng của mình trong khu vực ngày càng gay gắt, nên diễn biến của quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ tốt, xấu như thế nào đều có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh và sự phát triển của Việt Nam. Hơn nữa, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều là những đối tác quan trọng của nước ta, vì vậy việc nghiên cứu về quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong giai đoạn hiện nay đang đặt ra như một yêu cầu cấp thiết đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam bởi nó có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Từ những ý nghĩa nêu trên, chúng tôi đã quyết định chọn “Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ từ năm 2002 đến năm 2012: hợp tác và cạnh tranh” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia láng giềng, hai nền kinh tế lớn ở Châu Á, có tầm ảnh hưởng đến các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ không chỉ là sự thể hiện của mối quan hệ láng giềng thân thiện, mà còn là sự khảo nghiệm của tình hữu nghị giữa hai nước có thể chế chính trị khác nhau. Mối quan hệ này có tác động lớn tới quan hệ quốc tế, đến hòa bình và ổn định của khu vực Châu Á cũng như trên toàn thế giới. Vì vậy, quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ từ trước đến nay luôn là chủ đề đã được nhiều cơ quan, tổ chức, chuyên gia, học giả trong và ngoài nước quan tâm, tập trung nghiên cứu và đạt được nhiều thành quả: Tài liệu và các công trình nghiên cứu Tiếng Việt: gồm các bài viết, công trình nghiên cứu: Hồ Châu, “50 năm quan hệ Trung - Ấn”, Tạp chí Nghiên cứu Trung 2
- Quốc, số 6, 2000; Trần Thị Lý, Nguyễn Huy Hoàng, Bùi Minh Sơn, Đỗ Đức Định, Nguyễn Công Khanh, “Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ từ 1991 đến 2000”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002; Hồ An Cương (chủ biên), “Trung Quốc – những chiến lược lớn”, Nxb thông tấn, Hà Nội, 2003; Phan Văn Rân, “Tam giác chiến lược Nga – Trung - Ấn và những trở ngại trong việc thực hiện hóa ý tưởng trên”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1, 2004; Nguyễn Huy Quý, “Quan hệ Trung - Ấn chuyển sang giai đoạn mới”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5, 2005; Võ Xuân Vinh, “Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc từ sau chiến tranh lạnh đến nay”, Tạp chí Đông Nam Á, số 2, 2006; Trịnh Thị Dung, “Quan hệ giữa CHND Trung Hoa và CH Ấn Độ từ sau Chiến tranh lạnh đến năm 2006”, Luận văn Thạc sĩ, ĐH Vinh, 2007; Đào Thị Huyền, “Quan hệ giữa Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2014”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội, 2015; Giang Tây Nguyên, Hạ Lập Bình, “Trung Quốc trỗi dậy hòa bình”, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2007”; Đặng Bảo Châu, “Liệu Ấn Độ có vượt qua Trung Quốc?”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 2, 2006; Nguyễn Xuân Cường (2012), Nhìn lại quan hệ đối ngoại CHND Trung Hoa từ 1949 đến nay, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 10; Trần Văn Tùng, “Con đường phát triển kinh tế ở Trung Quốc và Ấn Độ”, Tạp chí Cộng sản, số 13, 2006; Lê Văn Mỹ (chủ biên), “Ngoại giao Trung Quốc trong quá trình trỗi dậy và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”, Nxb Từ điển bách khoa, 2013; Lê Văn Mỹ (chủ biên), “Ngoại giao Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hai mươi năm đầu thế kỷ XXI”, Nxb Từ điển bách khoa, 2011; Ngô Xuân Bình (chủ biên), “Những vấn đề kinh tế - chính trị cơ bản của Ấn Độ thập niên đầu thế kỷ XXI và dự báo xu hướng đến năm 2020”, Nxb Từ điển bách khoa, 2013; Ngoài ra, cũng cần phải nhắc đến nguồn tài liệu Tham khảo đặc biệt của TTXVN được đăng tải thường xuyên và cập nhật như: “Ấn Độ hướng Đông, Trung Quốc hướng Tây” (22/1/2001); “Cuộc đối thoại Trung - Ấn, một bước tiến nhằm tăng cường quan hệ song phương” (3/3/2001); “Chuyển động trong quan hệ Trung - Ấn và chính sách của Mỹ” (29/5/2003); “Bức tranh quan hệ Trung - Ấn đang thay đổi” (27/6/2003); “Đánh giá khả năng hợp tác giữa con Rồng và con Voi Châu Á” (30/10/2003); “Ấn Độ - mục tiêu trở thành cường quốc” (3/2004); “Liên minh chiến 3
- lược Nga – Trung - Ấn: Điều phải nghĩ tới” (22/6/2005); “Năm 2006: năm có nhiều sự kiện trọng đại trong quan hệ Trung - Ấn” (13/2/2006); “Quan hệ Mỹ - Ấn Độ và nhân tố Trung Quốc” (15/3/2006); “Trung Quốc và Ấn Độ “bắt tay” cùng xây dựng “thế kỷ Châu Á” (1/4/2006); “Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ: cơ hội và thách thức” (4/2007); “Leo thang căng thẳng biên giới Trung Ấn” (17/10/2009); “Trung Quốc - Ấn Độ đối thoại quốc phòng thường niên lần thứ ba” (9/1/2010)… Tài liệu và các công trình nghiên cứu Tiếng Trung Quốc: gồm các bài viết và công trình nghiên cứu: Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc (2012), Sách xanh tình hình quốc tế và ngoại giao Trung Quốc (2010-2011), NXB Tri thức thế giới, Bắc Kinh. (中国国际际际研究所 (2012), 国际形际和中国外交际皮(2010- 2011),际事出版社,北京); Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc (2013), Sách xanh tình hình quốc tế và ngoại giao Trung Quốc (2012), NXB Tri thức thế giới, Bắc Kinh. (中国国际际际研究所 (2013), 国际形际和中国外交际(2012), 世界知际出版社,北京); Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc (2014), Sách xanh tình hình quốc tế và ngoại giao Trung Quốc (2013), NXB Tri thức thế giới, Bắc Kinh. (中国国际际际研究所 (2014), 国际形际和中国外交际皮际(2013), 世界知际出版社,北京); Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc (2015), Sách xanh tình hình quốc tế và ngoại giao Trung Quốc (2014), NXB Tri thức thế giới, Bắc Kinh. (中国国际际际研究所 (2015), 国际形际和中国外交际皮际(2014), 世界知际出版社,北京); Lan Jian Xue, “Tư duy mới trong quan hệ Trung - Ấn và “ tái cân bằng”” , Tạp chí Nghiên cứu vấn đề quốc tế, số 3/2013. (际建学:《中 印关系新思际与“再平衡”》,《国际际际研究》,2013 年第 3 期); Lan Jian Xue , “Xu hướng mới trong quan hệ Trung -Ấn từ chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ”, 4
- Liêu Vọng, số 43/2013. (际建学:《从辛格际际看中印关系新际向》,《瞭 望》新际周刊,2013 年第 43 期); Wei Ling, “nghiên cứu quan hệ Trung - Ấn sau chiến tranh lạnh”, Nxb Chính trị pháp luật Trung Quốc, năm 2008. (际灵《冷际后 中印关系研究》,中国政法大学出版社,2008 年); Cheng Rui Sheng: “Nhìn lại quan hệ Trung- Ấn những năm gần đây và triển vọng” , Tạp chí Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1/ 2009. (程瑞声:《近年来中印关系的回际与展望》,《际南 际研究院》2009 年第一期); Liu Xin Hua, “Vấn đề Ấn Độ Dương trong quan hệ Trung- Ấn” , Học báo Thái Bình Dương, số 1/2010. (刘新际: 《际中印关系中的 印度洋际际》《太平洋学际》2010 年第一期); Xu Chang Wen, “Phân tích tiềm lực phát triển quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Ấn Độ” , Tạp chí Kinh tế Quốc tế, số 6/2012. (徐际文:《中国与印度际际关系际展潜力分析》《国际际 易 2002 年第 6 期); Lu Jing Qiu, “Nhìn lại lịch sử quan hệ Trung - Ấn, hiện trạng và đối sách phát triển” Tạp chí Tọa đàm lí luận , Đại học Sư phạm Bắc Kinh, tháng 9 / 2010. (际井秋:〈中印关系的际史回际, 际状及际展际策〉〈北京示范大 学〉理际研际 2010 年 9 月); Ma Jia Li, “Đặc điểm chủ yếu của quan hệ Trung -Ấn hiện nay” , Tạp chí Hòa bình và Phát triển, số 4/2013. (际加力:《当前中印关系 的主要特点》〈和平与际展 2013 年第 4 期〉); Teng Shu Jing “Ngoại giao công cộng và quan hệ Trung - Ấn” , Học báo hành chính Liêu Linh, số 7/2013. (滕淑 晶:〈中印关系与公共外交〉〈际宁行政学际〉2013 年第 7 期); Wang Jin You, 5
- “Khảo sát xây dựng cơ chế trong quan hệ Trung - Ấn”, Tạp chí nghiên cứu Nam Á, số 1 / 2013. (王金友: 〈中印关系中机制化建际的际史考察〉〈南际研究期 刊〉2013 年第 1 期); Du Yong, “Quan hệ Trung- Ấn trong Chiến tranh thế giới thứ 2 và ảnh hưởng” , Tạp chí nghiên cứu Nam Á, số 2/2006. (杜勇:《第二次世 界大际际期的中印关系及其影响》〈南际研究期刊〉2006 年第 2 期); Shang Quan Xu, “Thách thức quan hệ Trung - Ấn thế kỷ XXI” , Học báo công nghiệp Trùng Khánh, số 6/2016. (尚际徐:
- Affairs Press; Robert Boardman (1994), Post - Socialist oders: Russia, China and the UN system, NewYork: MC Millan ST Martin's Press… Trong các bài viết, công trình nghiên cứu nêu trên, các tác giả đã tập trung nghiên cứu, đề cập đến những vấn đề cơ bản trong lịch sử quan hệ Trung - Ấn, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự điều chỉnh chính sách của Trung Quốc và Ấn Độ, sự chuyển hướng của quan hệ Trung - Ấn diễn ra trong bối cảnh khu vực và tình hình quốc tế sau các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao giữa hai nước. Đồng thời, các tác giả cũng nêu ra một số bài học kinh nghiệm, dự báo triển vọng quan hệ Trung - Ấn trong tương lai, những nhận xét về sự ảnh hưởng của mối quan hệ này tới tình hình quốc tế và khu vực. Về quan hệ kinh tế thương mại, các tác giả đã tập trung nghiên cứu, đề cập tới các vấn đề về sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh, cơ chế hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước, tiềm năng và sức mạnh của “con Rồng” và “con Voi” Châu Á, thực trạng phát triển kinh tế thương mại…, đồng thời cũng đưa ra những phân tích về triển vọng, cơ chế, đối sách trong quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Như vậy, đã có nhiều công trình, bài viết đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ và có liên quan trực tiếp đến vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu. Đây chính là nguồn tài liệu quý giá, phong phú và bổ ích, không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin tham khảo, phương pháp nghiên cứu, mà còn gợi mở cho chúng tôi nhiều ý tưởng mới khi vận dụng để tiến hành thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về mối quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ giai đoạn 2002 – 2012. Thực hiện đề tài này, tác giả mong muốn góp phần nhỏ bé của mình trong việc tìm hiểu một cách đầy đủ hơn, hệ thống hơn về mối quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ, đặc biệt là mối quan hệ hợp tác và cạnh tranh giai đoạn 2002 – 2012. Từ đó đưa ra một số phân tích về đặc điểm và tính chất của mối quan hệ Trung - Ấn và mạnh dạn đưa ra một số nhận định của bản thân về 7
- mối quan hệ Trung - Ấn trong tương lai, cũng như rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong mối quan hệ giao lưu quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Từ những điều trình bày ở trên, chúng tôi xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn như sau: - Về mặt thời gian: Trọng tâm của luận văn là quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ từ năm 2002 đến năm 2012. Sở dĩ chúng tôi chọn năm 2002 làm khởi điểm cho công trình nghiên cứu của mình, bởi tháng 1/2002, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ tiến hành chuyến thăm hữu nghị Ấn Độ. Đây là chuyến thăm của một Thủ tướng Trung Quốc tới Ấn Độ sau 10 năm. Vì vậy, nó đặc biệt có ý nghĩa trong tiến trình phát triển quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ, mở ra một cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước. Chúng tôi chọn năm 2012 là năm kết thúc thời điểm nghiên cứu vì đây là thời điểm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội XVIII Đảng cộng sản Trung Quốc, chuyển giao thế hệ lãnh đạo mới với chiến lược mới. - Nội dung nghiên cứu: 1. Tìm hiểu quá trình phát triển quan hệ hai nước trên các lĩnh vực: chính trị - ngoại giao; kinh tế, khoa học kỹ thuật; quốc phòng - an ninh; văn hóa – giáo dục và đào tạo. 2. Nhận xét, đánh giá bước đầu về quan hệ hai nước trên một số lĩnh vực. 3. Triển vọng về quan hệ hợp tác giữa hai nước và tác động đối với Việt Nam. 4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 4.1. Mục đích: Thực hiện đề tài này chúng tôi muốn làm rõ một số vấn đề chủ yếu sau: - Làm rõ mối quan hệ Trung - Ấn từ năm 2002 đến năm 2012 một cách có hệ thống, đi từ phân tích các nhân tố tác động đến mối quan hệ, thực tiễn các mối quan hệ trên các lĩnh vực. Từ đó đánh giá những mặt tích cực, hạn chế và một số kết quả đạt được. Đồng thời luận văn luận giải chính sách của Trung Quốc đối với Ấn Độ 8
- đặc biệt là quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, quan hệ láng giềng nước lớn khi bước sang thế kỷ XXI. - Nghiên cứu về mối quan hệ Trung - Ấn từ năm 2002 đến năm 2012 cũng góp phần tìm hiểu về chính sách đối nội, đối ngoại của Trung Quốc và Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI. - Thông qua việc tìm hiểu về quan hệ Trung - Ấn từ năm 2002 đến năm 2012, đề tài còn đánh giá triển vọng và tác động của mối quan hệ này đối với Việt Nam. 4.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích của đề tài, nhiệm vụ mà chúng tôi phải thực hiện đó là: sưu tầm, tập hợp các nguồn tư liệu, trên cơ sở đó tổng hợp, phân tích, đánh giá các sự kiện nhằm xác minh và phân loại. Từ đó đi sâu làm rõ những nhân tố tác động đến mối quan hệ Trung - Ấn, phân tích một cách khách quan, khoa học những chủ trương, biện pháp mà hai nước Trung - Ấn thực hiện trong quá trình hợp tác trên các lĩnh vực. Từ đó đánh giá những mặt tích cực, hạn chế và một số kết quả đạt được, triển vọng và tác động của mối quan hệ này đối với Việt Nam. 5. Nguồn tài liệu Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi dựa vào các nguồn tài liệu chính sau đây: - Các văn kiện, tài liệu của Đảng cộng sản Trung Quốc, của chính phủ Ấn Độ có liên quan đến quan hệ giữa hai nước; Các hiệp định, thoả thuận như Tuyên bố chung; Các bài phát biểu trả lời phỏng vấn của lãnh đạo hai nước được công bố trên báo chí. - Các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ… các hội thảo khoa học về quan hệ hai nước. - Báo chí của Trung Quốc và Ấn Độ. - Một số luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ sử học về đề tài liên quan đến Trung Quốc, Ấn Độ, quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ nói chung. 6. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp lịch sử, kết hợp phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp logíc, phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế để nghiên cứu mối quan hệ hai nước qua các giai đoạn lịch sử và rút ra những nhận xét khái quát. 9
- Ngoài ra chúng tôi cũng sử dụng một số phương pháp khác như: thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu, liên ngành. 7. Đóng góp của luận văn - Luận văn trình bày một cách hệ thống, toàn diện, cụ thể về quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ giai đoạn 2002 đến 2012. Đây là giai đoạn mà Trung Quốc và Ấn Độ có những thay đổi trong đường lối ngoại giao, đặc biệt Ấn Độ đã có một bước tiến dài trong lĩnh vực đối ngoại để trở thành một nước có vai trò quan trọng trên chính trường thế giới. - Từ đó cung cấp những cứ liệu và luận chứng thuyết phục để góp phần khẳng định quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ thực sự có những chuyển biến tích cực. Quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ những năm đầu thế kỉ XXI đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể. - Kết quả nghiên cứu và tư liệu thu thập được có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập, tìm hiểu về quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ. - Từ những diễn biến của quá trình lịch sử, luận văn nêu một vài nhận xét bước đầu trong quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ từ 2002 đến 2012, triển vọng và tác động của mối quan hệ này đối với Việt Nam. B. NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI 1.1. Bối cảnh quốc tế cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI và ảnh hưởng của nó tới quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ Bối cảnh quốc tế là nhân tố khách quan phức tạp và biến đổi khó lường nhất, tác động trực tiếp đến chính sách đối ngoại của các nước nói riêng và quan hệ quốc tế nói chung. Những biến đổi của quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI 10
- ảnh hưởng đến quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ được nhận định ở các lĩnh vực sau: Về cục diện thế giới: Chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự hai cực Ianta sụp đổ, Mỹ là cực duy nhất còn lại. Thế giới bước vào thời kỳ quá độ hình thành một trật tự thế giới mới, quan hệ quốc tế đang trong quá trình tái cơ cấu, vì vậy, các quốc gia đều thực hiện điều chỉnh chiến lược để nhằm giành cho mình một vị trí tối ưu trong trật tự thế giới và quan hệ quốc tế mới. Cục diện “lưỡng siêu đa cường” dần dần xuất hiện. Với xu thế phát triển của thế giới từ cuối thế kỷ XX, các quốc gia - dân tộc vừa đứng trước những cơ hội phát triển thuận lợi, vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt. Mỹ vẫn là siêu cường số 1. Tuy nhiên, một số cường quốc khác đang nổi lên thách thức Mỹ. Các nước XHCN còn lại đã đứng vững, phát triển mạnh hơn. Các cường quốc đã có sự điều chỉnh chiến lược khu vực và toàn cầu, vừa hợp tác vừa cạnh tranh, cố gắng xác lập vùng ảnh hưởng của mình. Hội nhập và phát triển là xu thế chủ đạo, tác động trực tiếp đến việc hoạch định chiến lược đối nội, đối ngoại của mỗi quốc gia. Nguy cơ mất ổn định, xung đột vẫn tiềm ẩn và hiện hữu ở nhiều nước, nhiều khu vực. Trong việc xắp xếp và cân bằng quyền lực toàn cầu, cơ chế hợp tác và đối thoại đa phương là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hòa bình và ổn định trên thế giới, trong đó có vai trò quan trọng của Liên hợp quốc trong việc giải quyết tranh chấp và xung đột quốc tế. Sự quay trở lại của Liên bang Nga đã buộc Mỹ và Phương Tây phải điều chỉnh quan hệ đối ngoại. Cục diện đa cường bắt đầu xuất hiện. Trên bản đồ chính trị toàn cầu xuất hiện các trung tâm quyền lực. Đó là tam giác Mỹ - Nga - Trung. Không có một sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế nào ở Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Âu, Đại Tây Dương lại không thấy sự hiện diện của ba nước này. Tại các châu lục cũng xuất hiện các tam giác quyền lực khu vực. Như ở Liên minh Châu Âu (EU), tam giác Đức - Anh - Pháp đã đóng vai trò trụ cột và đầu tàu thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng kinh tế Châu Âu. Tại Châu Á, tam giác Trung Quốc - Nhật Bản - Ấn Độ đóng vai trò trung tâm quyền lực chính trị và kinh tế. 11
- Làn sóng toàn cầu hóa, khu vực hóa gia tăng. Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, làn sóng toàn cầu hóa ngày càng lan rộng với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại. Sự liên kết hóa, toàn cầu hóa đã đẩy mạnh quá trình giao lưu kinh tế [29, tr. 25]. Tuy nhiên, trong thực tế, sự phát triển không đều giữa các nước vẫn diễn ra tất yếu, vì vậy nó tạo nên một cuộc cạnh tranh rất quyết liệt giữa các nước và các khu vực. Trong quá trình cạnh tranh và phát triển, các nước đều đã thấy rõ toàn cầu hóa kinh tế không chỉ tạo ra những cơ hội, mà còn có cả những thách thức lớn lao. Cơ hội cho kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn được tồn tại song song với những mâu thuẫn, xung đột và sự cạnh tranh gay gắt, phức tạp, những chấn động lớn về kinh tế, những biến động về thị trường… Trước xu thế đó, các quốc gia không thể đặt mình nằm ngoài vòng xoáy phát triển của thế giới. Về cục diện khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là nơi hiện diện và tập trung nhiều lợi ích và ưu tiên chiến lược của tất cả các nước lớn, nhất là Mỹ và Trung Quốc, kế tiếp là Nga, Nhật Bản, EU, Ấn Độ. Va chạm lợi ích và cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc diễn ra ngày một phức tạp trong khu vực. Châu Á hiện là khu vực phát triển năng động nhất thế giới, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Từ năm 1990 đến năm 1997, trong khi tổng sản phẩm nội địa của Đông Á tăng trung bình mỗi năm 9,9%, của Trung Quốc tăng 10,2% và của Ấn Độ tăng 5,9% thì tổng sản phẩm nội địa của toàn thế giới tăng có 2,3%. Tương tự, từ năm 1997 đến năm 2004 trong khi tổng sản phẩm nội địa của các nước đang phát triển Châu Á tăng trung bình 6,4% mỗi năm, của Trung Quốc tăng 8,2% và Ấn Độ tăng 5,8% thì tổng sản phẩm nội địa của cả thế giới tăng có 3,7%[10, tr14]. Những năm đầu thế kỷ XXI trung tâm của nền kinh tế thế giới đang chuyển dần từ Tây Âu - Bắc Mỹ sang Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là các cường quốc như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Châu Á - Thái Bình Dương ngày nay chiếm 60% GDP thế giới, 50% giá trị thương mại và 70% tăng trưởng kinh tế của thế giới[10, tr. 14]. Những nhân tố trên của bối cảnh quốc tế đã thúc đẩy quá trình điều chỉnh chính sách đối ngoại của các quốc gia để nắm bắt thời cơ và đối phó với những 12
- thách thức mới. Tuy mỗi nước có lợi ích dân tộc khác nhau, nhưng trong hoàn cảnh này, muốn hay không muốn, các nước đều phải lệ thuộc vào nhau, phải hợp tác với nhau dù chỉ là chiến thuật, để cùng phát triển hoặc cùng đối phó với những vấn đề đe dọa sự sinh tồn của mỗi nước và thế giới. Vì vậy, các quốc gia, dân tộc, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu đều tăng cường hợp tác, liên kết với nhau theo nhiều tầng nấc. Nhìn chung, hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều chọn chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ để tạo dựng cho mình một vị trí có lợi nhất trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, về tương quan lực lượng trên thế giới cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI cũng có nhiều thay đổi. Nếu như trong Chiến tranh lạnh, tương quan lực lượng trên thế giới được phân tuyến rõ ràng, một bên là CNXH, một bên là CNTB, mọi mối quan hệ quốc tế đều bị chi phối bởi trật tự hai cực, thì sau năm 1991 cục diện thế giới cũng như cấu trúc quyền lực quốc tế và thế cân bằng chiến lược trên phạm vi toàn cầu đã có những thay đổi căn bản. CNTB đứng đầu là Mỹ đã chi phối mạnh mẽ đời sống quốc tế. Trật tự thế giới mới đang trong quá trình thai nghén, không phải là đơn cực nhưng cũng không hẳn là đa cực. Vì vậy, nói đến tương quan lực lượng trên thế giới hiện nay là nói đến thực lực của các trung tâm quyền lực và tương quan lực lượng giữa các nước lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và quan hệ giữa các trung tâm này. Sau Chiến tranh lạnh, sự vận động của thế giới luôn bị chi phối bởi các nước lớn mà nổi lên hàng đầu là vai trò của Mỹ[16, tr.61]. Mỹ là cường quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật hùng mạnh vượt xa tất cả các đồng minh và đối thủ. Bên cạnh thực lực, một yếu tố nữa góp phần nâng cao vai trò và sức mạnh của Mỹ là tất cả các nước lớn khác đều tránh đối đầu với Mỹ cho dù giữa họ và Mỹ tồn tại nhiều mâu thuẫn nhưng họ đều cố gắng tỏ ra rất mềm mỏng để không làm cho quan hệ với Mỹ đổ vỡ. Ngoài ra các nước lớn cũng không có ý định hợp tác với nhau lập thành mặt trận chống bá quyền của Mỹ. Do đó Mỹ vẫn khẳng định được sức mạnh tuyệt đối so với các nước lớn khác, từ đó Mỹ đã và đang khai thác triệt để cục diện được hình thành hết sức có lợi cho Mỹ để đi tới khẳng định sự thống trị tuyệt đối của mình với toàn thế giới. Tuy nhiên, từ năm 2001 đến nay, trong tương quan lực lượng 13
- của thế giới đã có những biến động mạnh mẽ, Mỹ vẫn là siêu cường duy nhất, song bên cạnh “nhất siêu Mỹ”, các “đa cường” đã không ngừng lớn mạnh. Trung Quốc và Nga ngày càng nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, từng bước vô hiệu hóa sức ép của Mỹ. Các nước EU và Nhật Bản cũng không ngừng vươn lên, tuy vẫn gắn bó với Mỹ nhưng các quốc gia này cũng đều đã muốn độc lập hơn, kiềm chế bớt sự lộng quyền của Mỹ và thúc đẩy xu thế đa cực hóa thế giới[3, tr.102]. Trong hoàn cảnh đó, Mỹ càng coi trọng mục tiêu chiến lược là ngăn chặn sự xuất hiện của đối thủ có khả năng thách thức địa vị siêu cường độc tôn của mình trên thế giới bao nhiêu, lại càng tác động mạnh mẽ đến cục diện quan hệ giữa các nước bấy nhiêu, càng tạo động lực thúc đẩy sự hình thành của các cặp quan hệ đối tác chiến lược mới. Sự thay đổi căn bản về tư duy quan hệ quốc tế của các nước cũng là cơ sở của những bước phát triển mới trong quan hệ quốc tế. Xuất phát từ sự thay đổi về tư duy chiến lược là đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, các khái niệm trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế cũng đã hoàn toàn thay đổi, khái niệm liên minh được thay bằng khái niệm đối tác và hình thức quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh trở thành phổ biến trong quan hệ quốc tế[14, tr.19]. Xuất phát lợi ích quốc gia, bên cạnh việc các nước tìm mọi cách duy trì môi trường hòa bình và linh hoạt, uyển chuyển thực hiện chính sách đối noại nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước thì sự cạnh tranh giữa các quốc gia ngày cạng mạnh mẽ. Tính cạnh tranh đã trở thành vấn đề cốt lõi trong quan hệ quốc tế và chính nó đã tạo nên cơ sở thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia. Nổi lên trên trường quốc tế trong những năm qua là sự cạnh tranh giữa các nước lớn. “Nhất siêu” Mỹ cạnh tranh để giữ vị trí độc tôn, còn các “đa cường” cạnh tranh để vươn lên, khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các cặp quan hệ như Mỹ - Nga, Mỹ - Trung, Trung - Ấn, Trung - Nhật, Nga - EU, Nga - Mỹ - Trung, Nga - Trung - Ấn… đã và đang có tác động nhiều chiều đến quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ nói riêng. Cả Mỹ và Nhật Bản đều coi sự phát triển của Trung Quốc là mối đe dọa, dẫn đến liên minh Mỹ - Nhật ngày càng được củng cố. Để kiềm chế Nga và Trung Quốc, Mỹ đã 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 241 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố địa - chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau chiến tranh lạnh đến nay (12/1989 - 5/2008)
144 p | 251 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 181 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 207 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 151 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 173 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 153 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 189 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 154 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 213 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 153 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 177 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 138 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 182 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 138 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 70 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn