intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Tục cấp sắc của tộc người Sán Dìu ở Lục Ngạn (Bắc Giang)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

35
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn cung cấp cơ sở khoa học đáng tin cậy, để các cơ quan chức năng có kế hoạch bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của phong tục đó. Luận văn cũng cung cấp nguồn tư liệu đáng kể phục vụ cho công tác nghiên cứu về dân tộc Sán Dìu, cung cấp tài liệu cho việc giáo dục tư tưởng, giảng dạy, học tập lịch sử địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Tục cấp sắc của tộc người Sán Dìu ở Lục Ngạn (Bắc Giang)

  1. 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN XUÂN CƯỜNG TỤC CẤP SẮC CỦA TỘC NGƯỜI SÁN DÌU Ở LỤC NGẠN (BẮC GIANG) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái Nguyên - 2007
  2. 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN XUÂN CƯỜNG TỤC CẤP SẮC CỦA TỘC NGƯỜI SÁN DÌU Ở LỤC NGẠN (BẮC GIANG) Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Duy Tiến Thái Nguyên - 2007
  3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố. Tác giả Nguyễn Xuân Cường
  4. 4 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Duy Tiến, cùng các thầy cô trong khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo, động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các cơ quan của tỉnh Bắc Giang: Sở Văn hoá thông tin tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh, Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh và các phòng ban của huyện Lục Ngạn đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiếp cận được với những nguồn tài liệu liên quan tới luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Bắc Giang, trường THPT Yên Thế đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi yên tâm học tập. Trong quá trình đi thực tế, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các già làng, trưởng bản và những người cung cấp thông tin ở nhiều xã trong huyện Lục Ngạn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Cuối cùng, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tác giả Nguyễn Xuân Cường
  5. 5 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Danh mục các bảng Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................................... 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài ................................................................ 5 4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 5 5. Đóng góp của luận văn ........................................................................................................ 6 6. Bố cục của luận văn............................................................................................................. 6 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LỤC NGẠN ...................................................... 7 1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên......................................................................................... 7 1.2. Lịch sử hành chính huyện Lục Ngạn ............................................................................... 9 1.3. Điều kiện xã hội ............................................................................................................. 11 1.4. Vài nét về tộc người Sán Dìu ở huyện Lục Ngạn .......................................................... 13 Chương 2: TỤC CẤP SẮC CỦA TỘC NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN LỤC NGẠN ......................................................................................................................... 31 2.1. Khái quát về tục cấp sắc ................................................................................................. 31 2.2. Một số quy định trong tục cấp sắc ................................................................................. 38 2.3. Việc chuẩn bị cho lễ cấp sắc .......................................................................................... 42 2.4. Tiến trình lễ cấp sắc........................................................................................................ 49
  6. 6 Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU TỤC CẤP SẮC CỦA TỘC NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN LỤC NGẠN .............. 59 3.1. Ý nghĩa và giá trị nghệ thuật .......................................................................................... 59 3.2. Những hạn chế trong tục cấp sắc.................................................................................... 68 3.3. Những biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá trong tục cấp sắc............................ 72 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 80 PHỤ LỤC............................................................................................................................ 87
  7. 7 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCHĐB : Ban chấp hành Đảng bộ BDT : Ban dân tộc CTQG : Chính trị Quốc gia KHXH : Khoa học xã hội NXB : Nhà xuất bản TS : Tiến sĩ VHDT : Văn hoá dân tộc VHTT : Văn hoá thông tin
  8. 8 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các dân tộc trong huyện Lục Ngạn năm 2004...................................................... 11 Bảng 1.2: Người Sán Dìu ở Bắc Giang qua các cuộc tổng điều tra dấn số ........................... 15 Bảng 1.3: Sự phân bố người Sán Dìu ở Bắc Giang năm 2004 .............................................. 16 Bảng 1.4: Người Sán Dìu ở Lục Ngạn năm 2006 ................................................................. 17 Bảng 2.1: So sánh một số nội dung giữa các cấp bậc cấp sắc của người Sán Dìu ở Lục Ngạn ............................................................................................................................. 37 Bảng 2.2: So sánh lễ cấp sắc Chức sư của người Sán Dìu Lục Ngạn và lễ cấp sắc Thất tinh của người Dao Tiền ở Ba Bể Bắc Kạn .................................................................. 57
  9. 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, đặt ra cho mỗi quốc gia, dân tộc những cơ hội to lớn để phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. Đồng thời, nó cũng làm nảy sinh hàng loạt những vấn đề gay gắt cần giải quyết. Đứng trước những thời cơ và thách thức đó, nhiều quốc gia, dân tộc đã tìm thấy trong vốn văn hoá truyền thống của mình những sức mạnh tiềm tàng có thể huy động phục vụ hiệu quả cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của văn hoá trong công cuộc phát triển đất nước, Đảng ta khẳng định:"Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội - vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội... Văn hoá phải thấm sâu vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng". Những chính sách văn hoá đúng đắn của Đảng là một trong những nhân tố quan trọng, góp phần tạo nên những thành quả to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước hơn 20 năm qua. Hiện nay, đứng trước những biến đổi sâu sắc của tình hình kinh tế xã hội và sự du nhập của các nền văn hoá ngoại lai, bên cạnh những tác động tích cực, nhiều giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc bị mai một, bào mòn. Hơn nữa, các dân tộc đã để lại một di sản văn hoá vô cùng đồ sộ, mà chúng ta vẫn chưa thể tìm hiểu và khai thác một cách đúng mức. Vì vậy, nghiên cứu về nền văn hoá các dân tộc trong đó có dân tộc Sán Dìu là việc làm cần thiết, góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 của Đảng (khoá VIII): "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Sán Dìu chiếm một tỷ lệ không lớn. Họ cư trú xen kẽ với các dân tộc khác trên các sườn núi và vùng đồi thấp thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên,
  10. 10 Vĩnh Phúc... Cũng như các dân tộc khác, dân tộc Sán Dìu có quá trình phát triển lịch sử tộc người lâu dài và có đời sống vật chất, tinh thần phong phú góp phần tạo nên tính “đa dạng trong thống nhất” của nền văn hoá Việt Nam. Trong hệ thống các phong tục và nghi lễ của người Sán Dìu, cấp sắc giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Lễ cấp sắc của người Sán Dìu là sinh hoạt văn hoá dân gian mang tính tổng thể, nguyên hợp bao gồm các hoạt động tín ngưỡng, ca hát, nghệ thuật, lễ thức dân gian. Đây là nơi phản ánh tâm tư tình cảm của đồng bào một cách tương đối đầy đủ và trung thực. Lễ cấp sắc còn là nơi phản ánh tình hình kinh tế, xã hội của người Sán Dìu. Do đó, nghiên cứu về tục cấp sắc không đơn thuần là tìm hiểu về một tập tục mà còn là một con đường để tiếp cận các khía cạnh văn hoá khác của người Sán Dìu. Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nơi đây tập trung khá đông đồng bào người Sán Dìu sinh sống. Do đặc điểm kinh tế xã hội của huyện, người Sán Dìu ở đây vẫn còn lưu giữ được khá đầy đủ những phong tục, nghi lễ truyền thống của mình. Cũng như ở các địa phương khác, cấp sắc là một nghi lễ không thể thiếu trong hệ thống phong tục và nghi lễ về chu kì đời người của người Sán Dìu ở Lục Ngạn. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương do nhiều yếu tố chi phối, tục cấp sắc ở mỗi nơi lại có những nét độc đáo riêng. Do đó, việc nghiên cứu về tục cấp sắc của người Sán Dìu ở huyện Lục Ngạn sẽ góp phần làm sáng tỏ những bản sắc văn hóa địa phương trong nền văn hoá đa dạng của dân tộc. Nghiên cứu về tục cấp sắc của người Sán Dìu ở Lục Ngạn còn giúp chúng ta hiểu được những giá trị tốt đẹp cũng như những mặt hạn chế của nó, từ đó có những biện pháp phù hợp nhằm phát huy mặt tích cực, xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, rườm rà, góp phần xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh, văn minh. Xuất phát từ cơ sở trên, tôi chọn: “Tục cấp sắc của tộc người Sán Dìu ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang)” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Lịch sử.
  11. 11 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cấp sắc là phong tục phổ biến của nhiều tộc người thiểu số ở nước ta như: Dao, Sán Dìu, Tày... Với tư cách là một trong những phong tục quan trọng trong đời sống của các dân tộc trên, tục cấp sắc đã được nhiều cơ quan nghiên cứu và nhiều nhà khoa học xã hội quan tâm. Tục cấp sắc của người Dao được giới thiệu trong các tác phẩm tiêu biểu: Cuốn “Người Dao ở Việt Nam” của Bế Viết Đẳng, Nhà xuất bản KHXH, xuất bản năm 1971 [72]. Cuốn "Lễ cấp sắc của người Dao Lô Giang ở Lạng Sơn" của Phan Ngọc Khuê, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, xuất bản năm 2003 [38]. Cuốn "Tập tục chu kì đời người của các dân tộc ngôn ngữ Mông - Dao ở Việt Nam" của Đỗ Đức Lợi, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, ấn hành năm 2003 [41]. Cuốn "Các nghi lễ chủ yếu trong chu kì đời người của nhóm Dao tiền ở Ba Bể, Bắc Kạn" của Lý Hành Sơn, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 2003 [53]… Tục cấp sắc của các dân tộc khác như Tày, Nùng, Sán Chay... chỉ được đề cập sơ lược trong một số tài liệu, mà chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào. Hiện nay, số công trình nghiên cứu đề cập đến tục cấp của người Sán Dìu không nhiều. Vấn đề này chỉ được trình bầy trong các tác phẩm: Cuốn "Người Sán Dìu ở Việt Nam" của Ma Khánh Bằng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 1983 [18]. Trong tác phẩm này, tác giả đã nêu được các cấp bậc cấp sắc, một số nghi lễ trong lễ cấp sắc và chỉ ra được một vài hạn chế của tục cấp sắc. Cuốn "Văn hoá truyền thống các dân tộc Tày - Dao - Sán Dìu ở Tuyên Quang" của Nịnh Văn Bộ, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, xuất bản năm 2003 [24].
  12. 12 Cuốn "Dân tộc Sán Dìu ở Bắc Giang" của Ngô Văn Trụ và Nguyễn Xuân Cần, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, xuất bản năm 2003 [65]. Tính đến nay, đây là công trình nghiên cứu toàn diện và đầy đủ nhất về tộc người Sán Dìu ở Bắc Giang. Trong công trình này, các tác giả đã trình bầy tương đối chi tiết về các bước tiến hành một lễ cấp sắc, các cấp bậc cấp sắc, sưu tầm và dịch một số văn bản trong lễ cấp sắc. Cuốn "Phong tục và nghi lễ chu kì đời người của người Sán Dìu ở Việt Nam" của Diệp Trung Bình, xuất bản năm 2005 tại Thái Nguyên [21]. Đây là công trình nghiên cứu tương đối công phu về người Sán Dìu ở Việt Nam. Riêng về tục cấp sắc, tác giả đã nói khá rõ về các cấp bậc cấp sắc, nhân sự, các văn bản trong lễ cấp sắc. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra được một vài sắc thái văn hoá của người Sán Dìu, được biểu hiện trong tục cấp sắc. Nhìn chung, những công trình trên không phải chuyên khảo về tục cấp sắc của người Sán Dìu, nó mới đưa ra một cách khái quát hoặc chỉ đề cập đến một vài khía cạnh nhỏ của tục cấp sắc. Những vấn đề như: nguồn gốc, nội dung cụ thể các nghi lễ, các quy định trong tục cấp sắc... chưa được tìm hiểu. Đặc biệt, thiếu sự đánh giá về tục cấp sắc, có chăng chỉ là sự đánh giá phiến diện, hoặc chỉ ra mặt hạn chế, hoặc chỉ ra vài sắc thái văn hoá của nó. Như vậy, những công trình nghiên cứu về người Sán Dìu trước đây đã ít nhiều đề cập đến tục cấp sắc, nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về tục cấp sắc của người Sán Dìu ở Việt Nam cũng như ở Lục Ngạn. Tuy vậy, những công trình trên đây là nguồn tư liệu tham khảo quý báu, giúp tôi hoàn thành luận văn này. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: tục cấp sắc của người Sán Dìu ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
  13. 13 - Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: tục cấp sắc của người Sán Dìu ở Lục Ngạn, riêng phần tiến trình lễ cấp sắc, luận văn chỉ tập trung chủ yếu vào lễ cấp sắc bậc Chức sư (Hoi seo). Về không gian: do điều kiện chưa cho phép, luận văn chỉ tìm hiểu về tục cấp sắc của người Sán Dìu trên phạm vi huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 3.2. Nhiệm vụ đề tài Sưu tầm, hệ thống nguồn tư liệu về tục cấp sắc của người Sán Dìu ở Lục Ngạn Bắc Giang, từ đó có những đánh giá toàn diện về tục cấp sắc ở đây. Đồng thời, luận văn đưa ra một số biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy những yếu tố tích cực, khắc phục những hạn chế trong tục cấp sắc của người Sán Dìu ở Lục Ngạn. 4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các nguồn tư liệu sau: - Nguồn tư liệu thành văn: các tác phẩm kinh điển Mác - Lênin, các văn kiện Đại hội Đảng VII, VIII về vấn đề văn hóa; các báo cáo của Đảng bộ huyện Lục Ngạn và của tỉnh Bắc Giang liên quan đến người Sán Dìu. - Nguồn tư liệu khảo sát điền dã: trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành khai thác các nhân chứng, tiếp xúc trực tiếp với các loại tài liệu, hiện vật liên quan đến tục cấp sắc của người Sán Dìu. - Các công trình nghiên cứu về người Sán Dìu, về tục cấp sắc của họ, cũng như của các dân tộc khác đã được công bố. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng phương pháp luận sử học Mácxít. Những vấn đề liên quan đến tục cấp sắc của người Sán Dìu được chúng tôi
  14. 14 nghiên cứu, đánh giá trên quan điểm biện chứng, lịch sử có tính hệ thống và đặt những hiện tượng, sự kiện trong mối quan hệ hữu cơ theo quy luật khách quan của sự vận động và phát triển. Phương pháp điền dã dân tộc học được đặc biệt chú ý khi thực hiện công trình này. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ như: quan sát, phỏng vấn, ghi chép lời kể của những nhân chứng... Bên cạnh đó, chúng tôi còn kết hợp sử dụng các phương pháp thống kê, hệ thống, đối chiếu, so sánh thông tin tư liệu có liên quan đến đề tài. 5. Đóng góp của luận văn Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện về tục cấp sắc của người Sán Dìu ở Lục Ngạn. Công trình cung cấp một khối lượng tư liệu đáng tin cậy và có hệ thống về tục cấp sắc của người Sán Dìu ở đây. Luận văn cung cấp cơ sở khoa học đáng tin cậy, để các cơ quan chức năng có kế hoạch bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp của phong tục đó. Luận văn cung cấp nguồn tư liệu đáng kể phục vụ cho công tác nghiên cứu về dân tộc Sán Dìu, cung cấp tài liệu cho việc giáo dục tư tưởng, giảng dạy, học tập lịch sử địa phương. 6. Bố cục của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu (6 trang), kết luận (3 trang), tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung (73 trang) chia thành 3 chương. Chương 1: Khái quát về huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Chương 2: Tục cấp sắc của tộc người Sán Dìu ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Chương 3: Những vấn đề rút ra từ việc nghiên cứu tục cấp sắc của tộc người Sán Dìu ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).
  15. 15 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN LỤC NGẠN
  16. 16 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LỤC NGẠN (BẮC GIANG) 1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Lục Ngạn là huyện miền núi, nằm về phía đông bắc tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 42km. Phía bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn); phía đông giáp huyện Sơn Động (Bắc Giang) và huyện Lộc Bình (Lạng Sơn); phía nam và phía tây giáp huyện Lục Nam (Bắc Giang). Đây là một địa bàn có vị trí quan trọng về quân sự, kinh tế, chính trị, là cửa ngõ của vùng chiến lược Đông Bắc rộng lớn. Lục Ngạn là điểm hội tụ của nhiều tuyến giao thông đường bộ, đó là những con đường nối với Lạng Sơn qua các cửa ngõ Kiên Lao, Cấm Sơn, Xa Lý. Ngoài ra còn có con đường bộ cổ men theo dòng sông Lục, nay là quôc lộ 31, qua Sơn Động, nối hai tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn với Bắc Giang. Với diện tích tự nhiên 1.012,2km2 [3, tr.9], đất đai Lục Ngạn chia thành 3 vùng: Vùng núi, phân bổ ở độ cao từ 170m trở lên, chủ yếu là các loại đất Pheralit, mức độ phong hoá thấp, tầng đất mỏng, chất màu xám. Loại đất này phù hợp với trồng rừng. Vùng đồi thấp, có độ chia cắt trung bình, bố trí theo hình lượn sóng. Độ dốc trung bình của vùng này vào khoảng 8 - 150, hướng dốc không ổn định, có độ cao trung bình khoảng 80 - 120m, so với mực nước biển. Trong vùng đồi thấp chủ yếu là ruộng nước ở thung lũng. Đồi tương đối thoải nhưng độ che phủ không cao, nhiều nơi bị xói mòn. Vùng đồi thấp chiếm khoảng trên 40% diện tích tự nhiên của huyện. Đây là vùng cư trú chủ yếu của người Sán Dìu. Vùng đồng bằng và thung lũng, đây là vùng đất bạc màu và tự thoái hoá dần, đất chua và yếm khí. Loại đất này được sử dụng để trồng các loại cây lương thực, thực phẩm.
  17. 17 Các loại đất này được chia theo tính chất sản xuất: đất lâm nghiệp 58.760 ha, đất trống đồi núi trọc 28.760 ha, đất nông nghiệp 15.080 ha [3, tr.10]. Thuỷ văn, sông ngòi: Sông Lục Nam là con sông chính, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của cư dân trong vùng. Bắt nguồn từ vùng đồi An Châu (Sơn Động), chảy qua Đèo Gia, Mỹ An, Phượng Sơn... (Lục Ngạn), sau đó đổ xuống địa phận huyện Lục Nam. Đoạn chảy qua Lục Ngạn dài hơn 60km, với lưu lượng nước khá lớn. Mức nước trung bình trên sông vào mùa lũ khoảng 4,5m. Lưu lượng nước lớn nhất vào mùa mưa khoảng 1.300 - 1.400m3/s, lưu lượng nước thấp nhất vào mùa khô khoảng 1m3/s. Sông Lục Nam cùng với hệ thống phụ lưu chằng chịt của nó vươn tới khắp các xã vùng núi sâu và xa. Đây vừa là nguồn nước tưới, vừa là hệ thống tiêu nước, đồng thời là mạng lưới giao thông thuận tiện. Ngoài nguồn nước sông ngòi, Lục Ngạn còn có hệ thống các hồ, ao, đập tự tạo, với trữ lượng nước tương đối lớn. Hồ Cấm Sơn có diện tích mặt nước lên tới 27.000.000m2, hồ Khuôn Thần có diện tích mặt nước 1.400.000m2 [76, tr.29]. Hệ thống hồ đập này hàng năm cung cấp nước tưới cho hàng ngàn ha cây trồng trong huyện. Ngoài ra, theo một số điểm đã được thăm dò, Lục Ngạn có nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn, chất lượng tốt và rất thuận tiện trong khai thác, sử dụng. Chế độ mưa hàng năm ở Lục Ngạn phân thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 kéo dài đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình khoảng 1.321mm. Lượng mưa cao nhất là 1.780mm, tập trung vào các tháng 6,7,8 dương lịch. Lượng mưa thấp nhất là 912mm, tập trung vào tháng 1 và tháng 12 dương lịch. Khí hậu Lục Ngạn mang những đặc trưng của vùng khí hậu chuyển tiếp, vừa có tính nhiệt đới nóng ẩm, vừa có tính chất Á nhiệt đới. Nhiệt độ
  18. 18 trung bình hàng năm là 220, độ ẩm trên 80%. Với điều kiện khí hậu khá đặc biệt này, Lục Ngạn thường được coi là một "tiểu vùng khí hậu". Đặc điểm đất đai, khí hậu, thuỷ văn ở Lục Ngạn đã tạo cho huyện một thảm thực vật hết sức phong phú, đa dạng. Ngoài diện tích rừng lớn, Lục Ngạn có nhiều điều kiện thuận lợi, để phát triển các cây nông nghiệp và các loại hoa mầu. Đặc biệt, với tính chất tiểu vùng khí hậu cùng với tính chất thổ nhưỡng phù hợp cho việc trồng nhiều loại cây ăn quả, nhất là vải thiều. Nguồn khoáng sản chưa được thăm dò, đánh giá đầy đủ. Nhưng thực tế cho thấy đây là vùng nghèo khoáng sản, phần lớn có qui mô nhỏ, trữ lượng thấp không có khả năng khai thác bằng công nghệ cao. 1.2. Lịch sử hành chính huyện Lục Ngạn Trải qua các thời kỳ lịch sử, Lục Ngạn đã từng có nhiều tên gọi và quy mô địa giới hành chính khác nhau. Thời Hùng Vương, Lục Ngạn thuộc bộ Kê Từ, đến thời Bắc thuộc nó trở thành huyện Kê Từ. Thời Lý, Lục Ngạn có tên là Lục Na thuộc châu Lạng. Thời Trần, Lục Ngạn thuộc lộ Bắc Giang. Thời nhà Minh đô hộ, Lục Ngạn được chia thành 2 huyện Na Ngạn và Lục Na. Thời Lê, địa bàn Lục Ngạn thuộc về hai huyện Lục Ngạn và Bảo Lộc. Tên gọi Lục Ngạn xuất hiện từ thời Quang Thuận (1460 - 1469). Dưới triều vua Lê Chính Hoà (1680 - 1705), huyện lỵ Lục Ngạn đóng tại xã Thủ Dương (nay là xã Nam Dương). Đến thời Nguyễn, di chuyển về xã Cương Sơn (nay là xã Cương Sơn huyện Lục Nam). Đầu thế kỷ XIX, Lục Ngạn thuộc tỉnh Bắc Ninh với 7 tổng (Vô Tranh, Cương Sơn, Kiên Lao, Hả Hộ, Mỹ Nương, Niêm Sơn, Biển Động), chia làm 44 xã. Giữa triều vua Tự Đức nhập thêm 4 tổng: Trạm Điền, Đan Hội, Bắc Lũng và Bản Động. Năm Thành Thái
  19. 19 nguyên niên (1889), đổi 2 tổng Bản Động và Niêm Sơn về huyện Yên Bác, tổng Trạm Điền về huyện Chí Linh. Thời thực dân Pháp đô hộ, địa giới của Lục Ngạn tiếp tục có sự biến đổi: ngày 5 - 11 - 1889, tỉnh Lục Nam thành lập, Lục Ngạn là huyện thuộc tỉnh Lục Nam; ngày 8 - 9 - 1891, tỉnh Lục Nam giải thể, Lục Ngạn trở lại tỉnh Bắc Ninh; ngày 10 - 10 - 1895, tỉnh Bắc Giang thành lập, Lục Ngạn thuộc tỉnh Bắc Giang, trừ các tổng Trù Hựu, Kiên Lao, Hả Hộ nằm trong đạo quan binh Yên Thế; tháng 2 năm 1909, các tổng Biển Động, Niêm Sơn, Mỹ Nương, Kiên Lao, Hả Hộ từ huyện Lục Ngạn về huyện Sơn Động. Trước cách mạng tháng Tám, Lục Ngạn bao gồm 10 tổng: Bắc Lũng, Chu Điện, Cương Sơn, Đan Hội, Kiên Lao, Mỹ Nương, Sơn Đình, Tam Dị, Trù Hựu, Vô Tranh, với tổng số 64 xã. Sau cách mạng tháng Tám, địa giới Lục Ngạn có nhiều thay đổi. Khi quân Pháp mở rộng chiếm đóng ra vùng Đông Bắc, đã chia cắt 2 huyện Sơn Động và Lục Ngạn. Tháng 7 năm 1947, Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu I đã tách các xã phía tây Sơn Động về Lục Ngạn, sáp nhập 10 xã tả ngạn sông Lục Nam thuộc huyện Lục Ngạn cùng với các xã phía đông huyện Sơn Động và huyện Hải Chi (tỉnh Hải Ninh) thành châu Lục Sơn Hải thuộc liên tỉnh Quảng Hồng. Năm 1955, các xã trước đây đã cắt sang châu Lục Sơn Hải trở về Lục Ngạn. Ngày 21 - 1 - 1957, Thủ tướng Chính phủ ra nghị định số 24/TTg, chia 2 huyện Sơn Động và Lục Ngạn thành 3 huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Lục Nam. Hiện nay, Lục Ngạn gồm 29 xã và một thị trấn, với 405 thôn bản, trong đó có 17 xã vùng thấp và 12 xã vùng cao. Thị trấn: Chũ. Các xã vùng thấp: Kiên Lao, Kiên Thành, Thanh Hải, Biện Sơn, Tân Hoa, Quý Sơn, Trù Hựu, Nghĩa Hồ, Hồng Giang, Giáp Sơn, Phì Điền, Biển Động, Phượng Sơn, Nam Dương, Đồng Cốc, Mỹ An, Tân Quang.
  20. 20 Các xã vùng cao: Cấm Sơn, Tân Sơn, Sơn Hải, Hộ Đáp, Phong Vân, Phong Minh, Xa Lý, Kim Sơn, Tân Lập, Phú Nhuận, Tân Mộc, Đèo Gia. 1.3. Điều kiện xã hội Ngay từ buổi bình minh của lịch sử, vùng đất Lục Ngạn đã có người Việt cổ sinh sống. Khảo cổ học đã phát hiện hàng loạt di vật - công cụ lao động được chế tác bằng đá cuội tại ven bờ sông Lục, với các địa điểm Chũ phố, Chũ làng... Chủ nhân của những di vật này là con người thuộc văn hoá Sơn Vi, hậu kì thời đại đồ đá cũ, cách đây gần 2 vạn năm [3, tr.13]. Trải qua các thời kì lịch sử, dân số cũng như thành phần các dân tộc trong huyện không ngừng tăng lên. Tính đến ngày 31-12-2004, Lục Ngạn có 196.516 người, mật độ: 180 người/km2. Lục Ngạn có 11 dân tộc cùng chung sống là: Kinh, Nùng, Tày, Cao Lan, Sán Chí, Sán Dìu, Hoa, Dao... [3, tr.13]. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 51% dân số, dân tộc Sán Dìu có số người đông đứng thứ 3 trong tổng số các dân tộc của huyện, sau dân tộc Kinh và Nùng. Số lượng và tỷ lệ nhân khẩu các dân tộc được thể hiện trong bảng 1.1. Bảng 1.1: Các dân tộc trong huyện Lục Ngạn năm 2004 STT Dân tộc Nhân khẩu Tỷ lệ % Ghi chú 1 Kinh 100.735 51,260 2 Nùng 36.215 18,429 3 Sán Dìu 21.424 10,902 4 Hoa 12.816 6,522 5 Tày 11.986 6,099 6 Sán Chay 11.939 6,075 Gồm Cao Lan và Sán Chí 7 Dao 1.319 0,671 8 Các dân tộc khác 82 0,042 Tổng cộng 196.516 100 (Nguồn: Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang 2004)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2