intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vai trò lịch sử của nguyễn thị bích châu trong sự nghiệp của nhà Trần qua các tài liệu lịch sử - Văn hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài góp phần phục dựng cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật lịch sử Nguyễn Thị Bích Châu; đánh giá khách quan vai trò và đóng góp của nhân vật Nguyễn Thị Bích Châu đối với nhà Trần nói riêng và đất nước nói chung; tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vai trò lịch sử của nguyễn thị bích châu trong sự nghiệp của nhà Trần qua các tài liệu lịch sử - Văn hóa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Thị Yến VAI TRÒ LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂU TRONG SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ TRẦN QUA CÁC TÀI LIỆU LỊCH SỬ - VĂN HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Thị Yến VAI TRÒ LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂU TRONG SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ TRẦN QUA CÁC TÀI LIỆU LỊCH SỬ - VĂN HÓA Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 8229013 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ THANH THANH Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Vai trò lịch sử của Nguyễn Thị Bích Châu trong sự nghiệp nhà Trần qua các tài liệu lịch sử - văn hóa” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Thị Thanh Thanh. Kết quả của đề tài là trung thực. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Lê Thị Yến
  4. Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn thạc sĩ tôi luôn nhận được sự quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử cùng với sự động viên giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp. Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Thanh Thanh người đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Lịch sử và Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Nhân dịp này tôi xin tỏ lòng biết ơn đến Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh và Thư viện Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Xin cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên Thanh Niên Xung Phong, Ban Giám hiệu Trường THCS Lê Quý Đôn đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2018 Tác giả Lê Thị Yến
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chương 1. NHÂN VẬT LỊCH SỬ NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂU VÀ BẢN KÊ MINH THẬP SÁCH QUA NGUỒN TƯ LIỆU LỊCH SỬ - VĂN HÓA .............................................. 6 1.1. Khái niệm .................................................................................................. 6 1.1.1. Nhân vật lịch sử................................................................................. 6 1.1.2. Tư liệu lịch sử - văn hóa.................................................................... 6 1.2. Nhân vật lịch sử Nguyễn Thị Bích Châu qua tư liệu lịch sử - văn hóa .................................................................................................... 8 1.2.1. Quê hương, gia đình ........................................................................ 8 1.2.2. Vị trí của Nguyễn Thị Bích Châu trong triều Trần - Thời vua Trần Duệ Tông ......................................................................... 9 1.3. Kê minh thập sách và những bài học lịch sử ............................................ 17 1.3.1. Bối cảnh ra đời ................................................................................ 17 1.3.2. Nội dung .......................................................................................... 20 1.3.3. Bài học lịch sử từ bản Kê minh thập sách ....................................... 25 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 42 Chương 2. NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂU TRONG SỰ NGHIỆP GIỮ NƯỚC THỜI TRẦN VÀ TRONG TỤC THỜ ĐẠO MẪU.................................................................................. 44 2.1. Vai trò của Nguyễn Thị Bích Châu trong sự nghiệp dựng nước qua đối chiếu với các nhân vật phụ nữ triều Trần .......................................... 44 2.1.1. Triều Trần trong lịch sử Việt Nam - Dựng nước và giữ nước ...... 44
  6. 2.1.2. Đánh giá vai trò của Nguyễn Thị Bích Châu qua đối chiếu với các nhân phụ nữ triều Trần ..................................................... 58 2.2. Nguyễn Thị Bích Châu và Đạo Mẫu ở Việt Nam nói chung và ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) nói riêng .................................................................... 66 2.2.1. Đạo Mẫu ở Việt Nam ...................................................................... 66 2.2.2. Đạo Mẫu ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) ........................................................ 71 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 81 KẾT LUẬN ................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 85 PHỤ LỤC
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, vai trò cũng như quyền lợi của người phụ nữ ngày càng được đề cao. Trong bối cảnh đó các nhà nghiên cứu lịch sử càng quan tâm nghiên cứu về những người phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử để thấy những đóng góp lớn lao của họ cho lịch sử dân tộc. Có rất nhiều nhân vật nổi tiếng thời trung đại được giới sử học quan tâm như Dương Vân Nga, Trần Thị Dung, Huyền Trân, Ỷ Lan, An Tư,… Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu còn nhân vật nào trong lịch sử có đóng góp to lớn cho triều đại và dân tộc mà chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm? Là một người nghiên cứu lịch sử, tôi rất quan tâm đến vai trò của phụ nữ trong lịch sử. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Vai trò lịch sử của Nguyễn Thị Bích Châu trong sự nghiệp nhà Trần qua các tài liệu lịch sử - văn hoá” để làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. Sỡ dĩ tôi chọn đề tài này là vì những lý do sau đây: Thứ nhất, việc nghiên cứu lịch sử dân tộc rất quan trọng đặc biệt là lịch sử giữ nước, bên cạnh việc giữ nước, chống ngoại xâm thì việc xây dựng, bảo vệ chính quyền, vương triều cũng rất quan trọng. Đây được xem là một nội dung lịch sử có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với ngày nay. Thứ hai, Nguyễn Thị Bích Châu là một nhân vật lịch sử có nhiều đóng góp quan trọng trong thời kỳ cuối triều Trần nhưng đến nay chưa có một công trình nào chính thức nghiên cứu sâu về bà, mặc dù nhân vật này đã tồn tại trong dân gian, trong truyền thống địa phương từ mấy trăm năm nay và được tôn thờ thành Thánh Mẫu, có đền thờ được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Qua công trình nghiên cứu này, tôi muốn góp thêm nhận thức mới về vai trò của Nguyễn Thị Bích Châu đối với dân tộc Việt Nam nói chung và triều Trần nói riêng.
  8. 2 Thứ ba, là một người con ở mảnh đất Kỳ Anh (Hà Tĩnh), nơi được xem là nơi yên nghỉ và có di tích thờ nhân vật Nguyễn Thị Bích Châu, tôi muốn góp một phần nhỏ trong việc phục dựng cuộc đời cũng như đánh giá đúng công lao của bà để giúp nhân dân nơi đây hiểu thêm về vị “thánh Mẫu” mình tôn thờ. Thứ tư, việc thờ Mẫu ở huyện Kỳ Anh vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu, mặc dù nghi lễ thờ Mẫu đã tồn tại ở đây rất lâu đời. Qua việc nghiên cứu nghi lễ thờ Mẫu ở Kỳ Anh, tôi muốn đóng góp thêm nhận thức về nghi lễ thờ Mẫu còn tồn tại ngày nay ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) nói riêng và cả nước nói chung. Thứ năm, việc nghiên cứu còn giúp tôi tích lũy được một số kinh nghiệm quý báu, nâng cao nhận thức của bản thân để sau khi ra trường có thể dạy tốt hơn ở trường phổ thông và độc lập nghiên cứu các đề tài khoa học giáo dục khác. Kết quả nghiên cứu của luận văn này để lại cho tôi những kinh nghiệm đầu tiên về nghiên cứu vai trò của người phụ nữ nói chung và nhân vật lịch sử nói riêng. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Một số tác giả trong nước đã nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến đề tài này. Có thể điểm qua một số công trình sau: Cuốn “Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu và Đền thiêng hải khẩu” (Nguyễn Khắc Mai và Trần Băng Thanh, 2015) là một tài liệu lịch sử văn hóa chủ yếu, là cơ sở để khai thác thông tin lịch sử cho đề tài. Sách này đã trình bày nội dung phần phiên âm và dịch nghĩa bản Kê minh thập sách bằng Hán văn, thu thập các tài liệu văn học liên quan đến nhân vật, chứng minh nhân vật Nguyễn Thị Bích Châu là có thật, và là tác giả của bản Kê minh thập sách. Đồng thời tập hợp ý kiến của nhiều tác giả đánh giá về giá trị của bản Kê minh thập sách và ngôi đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu.
  9. 3 Cuốn “Hải khẩu linh từ thần tích và lễ hội” của Ban quản lý di tích lịch sử đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu (2013) đã đề cập đến cuộc đời và sự nghiệp, bản Kê minh thập sách, kiến trúc khu di tích Hải khẩu linh từ, lễ cổ truyền và văn tế, sắc phong nhân vật Nguyễn Thị Bích Châu. Cuốn “Đền thiêng ở cửa biển” (Phan Văn, 2012) cũng đã trích bài “Đền thiêng ở cửa biển” của tác giả Đoàn Thị Điểm và cung cấp một số thông tin về ngôi đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu. Trong cuốn sách này tác giả Ngân Thanh gọi tên nhân vật là “Chế thắng phu nhân”. Cuốn “Giai thoại lịch sử Việt Nam (tập II)” (2012) do Kiều Văn tuyển soạn đánh giá nhân vật Nguyễn Thị Bích Châu, đặc biệt tác giả cuốn sách gọi bà là một bậc “Nữ lưu hào kiệt”. Cuốn “Nghệ An ký” của tác giả Bùi Dương Lịch đã viết lại cuộc sống trong cung, những trăn trở và những cuộc nói chuyện, những lời khuyên của Nguyễn Thị Bích Châu đối với vua Trần Duệ Tông. Cuốn “Những phi - hậu nổi tiếng của các triều đại Việt Nam” (2014) do Nhóm trí thức Việt biên soạn cũng có một phần nói về Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu, đề cập đến cuộc đời, sự hy sinh vì nước của Nguyễn Thị Bích Châu, việc vua Lê Thánh Tông sắc phong và làm thơ điếu bà và bản Kê minh thập sách. “Truyền kỳ tân phả” của Đoàn Thị Điểm là một tác phẩm thuộc thể loại truyện truyền kỳ - một dạng tài liệu lịch sử văn hóa. Một trong những đặc điểm của thể loại truyền kỳ là thường bắt nguồn từ truyền thuyết, một phần của ký ức dân gian được thể hiện qua truyền thuyết, nhất là về các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử, thể hiện thái độ và sự đánh giá của nhân dân, là lịch sử chưa thành văn được thiêng hóa và huyền thoại hóa. Nếu cố gắng bóc tách những huyền tích viền quanh truyền thuyết, có thể bất ngờ phát hiện được không ít cái lõi của sự thật được ẩn giấu ở bên trong. Bởi vậy, thông qua các câu chuyện truyền kỳ, có thể phát hiện đời sống nhiều thời đại mà các bộ
  10. 4 thông sử, với các nguyên tắc ghi chép quan phương của sử quan triều đình, đã hầu như quên lãng. Các tài liệu trên đã cung cấp một lượng thông tin lịch sử quý báu để thực hiện đề tài. Tuy nhiên đề tài tôi nghiên cứu là Vai trò và đóng góp của Nguyễn Thị Bích Châu trong công cuộc dựng nước thời Trần qua các tài liệu lịch sử - văn hóa” thì các công trình trên không có hoặc ở mức độ khác. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trò và đóng góp của nhân vật Nguyễn Thị Bích Châu trong công cuộc dựng nước thời Trần và liên hệ ngày nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu giai đoạn dựng nước từ khi nhà Trần thành lập (1225) đến khi nhà Trần suy vong (1400). Công cuộc giữ nước với cuộc kháng chiến chống ngoại xâm dưới thời Trần được dùng làm cơ sở lịch sử cho các vấn đề nghiên cứu, từ đó nêu được sự đánh giá về vai trò và đóng góp của Nguyễn Thị Bích Châu. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu ‒ Các tài liệu lịch sử văn hóa. ‒ Tài liệu thu thập thực tế tại địa phương có khu di tích thờ nhân vật Nguyễn Thị Bích Châu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Lập trường lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong nghiên cứu lịch sử cùng với tổng hợp các tài liệu đã thu thập được là cơ sở, phương pháp chủ yếu để thực hiện đề tài. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của chuyên ngành lịch sử là lịch sử và logic được phối hợp với các phương pháp như tổng hợp, so sánh,...
  11. 5 5. Đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần: ‒ Phục dựng cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật lịch sử Nguyễn Thị Bích Châu. ‒ Đánh giá khách quan vai trò và đóng góp của nhân vật Nguyễn Thị Bích Châu đối với nhà Trần nói riêng và đất nước nói chung. ‒ Tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. ‒ Ngoài ý nghĩa khoa học và thực tiễn, đề tài còn có ý nghĩa về văn hóa và giáo dục. Đề tài bổ sung nguồn tư liệu và những nhận định khoa học cũng như những bài học liên hệ tới ngày nay, nâng cao giá trị giáo dục truyền thống và hiểu biết về tục thờ đạo Mẫu ở Việt Nam. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được cấu trúc gồm hai chương sau: Chương 1. Nhân vật lịch sử Nguyễn Thị Bích Châu và bản Kê minh thập sách qua nguồn tư liệu lịch sử - văn hóa. Chương 2. Nguyễn Thị Bích Châu trong sự nghiệp giữ nước thời Trần và trong tục thờ đạo Mẫu.
  12. 6 Chương 1. NHÂN VẬT LỊCH SỬ NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂU VÀ BẢN KÊ MINH THẬP SÁCH QUA NGUỒN TƯ LIỆU LỊCH SỬ - VĂN HÓA 1.1. Khái niệm 1.1.1. Nhân vật lịch sử Dân tộc ta có lịch sử lâu đời, chứa đựng nhiều sự kiện ý nghĩa. Và cũng có nhiều nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng lớn đến những bước thăng trầm trong lịch sử dân tộc. Khi nghiên cứu lịch sử không chỉ nghiên cứu các sự kiện mà còn cần tìm hiểu những nhân vật lịch sử. Nhân vật lịch sử là những con người có ảnh hưởng đến một giai đoạn trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, trong đó có những người đóng góp, xây dựng đất nước nhưng cũng có những người phá hoại, gây rối. Có những người được người đời sau ghi công, quý mến nhưng cũng có người bị người đời sau lên án, nêu tên như một hình tượng xấu xa. Theo tác giả luận văn, nhân vật lịch sử là những người có đóng góp cho những gì đã xảy ra trong quá khứ và đạt được những thành tựu có ý nghĩa trong lịch sử. Một người được coi là nhân vật lịch sử phải là người có đóng góp tích cực trong lịch sử dân tộc, có những thành tựu đem lại lợi ích cho nhân dân và được lịch sử ghi nhận. Có thể được thể hiện bằng những câu chuyện truyền thuyết, lời kể dân gian, qua ca dao, hò vè. Nhưng không phải nhân vật có ảnh hưởng xấu, gây tổn hại đến dân tộc và nhân dân. Trong bài này, nhân vật Nguyễn Thị Bích Châu là một con người như vậy. Nhân vật lịch sử thường được nghiên cứu về gốc tích, bối cảnh xã hội và những việc làm của nhân vật. 1.1.2. Tư liệu lịch sử - văn hóa Theo Phan Ngọc Liên trong cuốn “Phương pháp luận sử học”, “tư liệu lịch sử là những di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan hệ xã hội nhất định, mang trong mình nó những dấu vết của quan hệ ấy, phản ánh
  13. 7 trực tiếp và trừu tượng hóa một mặt hoạt động nào đấy của con người” (Phan Ngọc Liên, 2009). Như vậy, tư liệu lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt với khoa học Lịch sử nói chung và đối với các công trình nghiên cứu lịch sử nói riêng. Không có tư liệu lịch sử thì không có khoa học Lịch sử. Bất cứ một vấn đề nào đó mà khoa học Lịch sử đặt ra, có được giải quyết hay không phụ thuộc hoàn toàn vào một điều kiện tiên quyết là có tư liệu lịch sử của vấn đề ấy hay không. Tư liệu lịch sử không thể thiếu được với khoa học Lịch sử song nó hoàn toàn “bị động”. Nó được xem như “thứ nguyên liệu” để chế ra các sản phẩm khác trong nghiên cứu sử học. Tư liệu lịch sử là những sản phẩm của hoạt động của con người; nó xuất hiện như một hiện tượng xã hội, nhằm phục vụ cho một mục đích, nhu cầu nào đó của xã hội đương thời và tồn tại như những di tích, dấu vết của hoàn cảnh lịch sử cụ thể đã qua. Trong tư liệu lịch sử có loại hình lịch sử văn hóa. Tư liệu lịch sử văn hóa là loại tư liệu bao gồm các loại hình văn bản hoặc thông tin có sự liên hệ giữa văn hóa và lịch sử (chuyện kể dân gian, thơ ca, hò vè, thần phả, thần tích, kí ức nhân dân, những sự tích được truyền khẩu qua các đời, được ghi chép, sưu tập,...) và thường mang tính chất địa phương, có nội dung phổ biến về các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử. Trong nguồn tư liệu lịch sử văn hóa, nguồn sử liệu truyền miệng dân gian là nguồn sử liệu có nhiều nhược điểm, nhất là sự thiếu chính xác cả về không gian, thời gian và những sự kiện được phản ánh trong đó. Tuy nhiên, nó lại chứa đựng những hạt nhân hợp lý mà người nghiên cứu có thể tìm thấy được nhiều sự kiện lịch sử có giá trị nếu biết “gạn đục, khơi trong”. Đồng thời có thể tìm thấy những cốt lõi lịch sử chứa đựng trong những câu chuyện truyền miệng dân gian. Đây chính là hạt nhân hợp lý của sử liệu truyền miệng.
  14. 8 Thần phả và Thần tích là những tư liệu ghi lại sự tích, lịch sử, hành trạng các nhân vật lịch sử địa phương, vùng miền với những giai thoại, chuyện kể, lời đồn có liên quan đến họ qua những hình ảnh, hành vi đã được mọi người truyền tụng mang tính cách siêu nhiên, thần bí, tô điểm cho sự siêu phàm của nhân vật được nhắc tới. Thần phả được coi là truyền thuyết dân gian về các thần và Thành hoàng được thờ ở đình (nơi hội họp ở nông thôn), miếu, từ (nơi thờ cúng tổ tiên của dòng họ). Trong đó không chỉ viết về thần của một làng mà còn viết nhiều về thần và các vị anh hùng có công với đất nước của cả một huyện. Khi nghiên cứu về nhân vật lịch sử Nguyễn Thị Bích Châu, người viết chủ yếu sử dụng nguồn tài liệu lịch sử - văn hóa, những câu chuyện thần thoại, ký ức dân gian, thần phả, thần tích tại đền thờ. 1.2. Nhân vật lịch sử Nguyễn Thị Bích Châu qua tư liệu lịch sử - văn hóa 1.2.1. Quê hương, gia đình Theo nhiều tài liệu lịch sử văn hóa như “Truyền kỳ Tân phả”, “Anh thư nước Việt”, “Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu và đền thiêng hải khẩu”, “Hải khẩu linh từ thần tích và lễ hội”,... về quê hương và gia đình Nguyễn Thị Bích Châu có những chi tiết như sau: Nguyễn Thị Bích Châu là cung phi của vua Trần Duệ Tông, không rõ năm sinh, mất ngày 11 tháng 2 năm Đinh Tỵ (1377), quê ở xã Bảo Lộc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Bà là con gái của đại thần Nguyễn tướng công, một ông quan rất mực thanh liêm thời Trần. Nguyễn tướng công là người khá thành danh trong sự nghiệp tuy nhiên đường con cái lại hiếm muộn. Năm 40 tuổi phu nhân của ông sinh được con gái đầu lòng, hai vợ chồng vui mừng xem như ngọc và đặt tên là Bích Châu. Bích Châu sinh ra trong một gia đình có học nên được dạy dỗ săn sóc chu đáo. Bà giỏi về văn chương, âm nhạc và cung kiếm vì thế sớm trở thành người con gái vừa có hiểu biết văn chương vừa có tài về võ. “Bích Châu từ nhỏ đã bộc lộ tài năng thiên bẩm về thơ ca thi
  15. 9 họa. Đến tuổi cập kê, bà đã là bậc quốc sắc thiên hương, cộng thêm tài trí thông minh sắc sảo khó ai sánh bằng. Tiếng lành đồn xa, Bích Châu trở thành một trong những giai nhân nổi tiếng nhất thời bấy giờ”. (Nhóm trí thức Việt, 2014b). Không những giỏi giang mà Bích Châu còn là một thiếu nữ xinh đẹp. Năm 1373 bà được vua Trần Duệ Tông tuyển làm cung phi. Sách “Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam có đoạn viết Nguyễn Thị Bích Châu “Ái phi của Trần Duệ Tông có tiếng thơ văn, tài sắc, đức hạnh vẹn toàn” (Nguyễn Q Thắng và Nguyễn Bá Thế, 1997). 1.2.2. Vị trí của Nguyễn Thị Bích Châu trong triều Trần - Thời vua Trần Duệ Tông Sau một thời kì phát triển hưng thịnh, nhà Trần bước vào thời kì suy yếu. Đến thời vua Trần Duệ Tông trị vì, tình hình Trong bối cảnh đó, Nguyễn Thị Bích Châu đã có nhiều đóng góp quan trọng với mong muốn phục hưng triều đại này. Nhận định “Bậc Mẫu nghi đời Trần, vợ vua Trần Duệ Tông” (Phương Lan, 1968) đã cho thấy vị thế của Nguyễn Thị Bích Châu trong triều đại nhà Trần. Nhờ sự tài trí nên bà rất được vua sủng ái. Tuy vậy, Bích Châu không hề cậy thế được vua quan tâm mà kiêu ngạo, bà luôn từ tốn và đối xử hòa nhã với mọi cung phi. Việc làm đáng ghi nhận của Nguyễn Thị Bích Châu là ngăn cản vua Trần Duệ Tông tiến đánh Chăm Pa. Khi biết được vua Duệ Tông quyết định thân chinh đi đánh Chăm Pa, mặc cho mọi lời khuyên ngăn của các đại thần. Bích Châu biết được ý định của vua bèn làm bài biểu văn nhờ người dâng lên vua: Thiếp trộm nghĩ rợ Hiểm Doãn1 ngang tàng quá lắm, từ trước quen thân; rợ Hung Nô2 kiệt hiệt gớm ghê, đến nay càng tệ. Vì cướp bóc là thói 1 Một bộ tộc ở phía Bắc Trung Hoa xưa, ở rải rác các vùng Cam Túc, Thiểm Tây, Sơn Tây ngày nay.
  16. 10 thường của man di mà dùng binh không phải bản tâm của vương giả. Chiêm Thành nhỏ bé kia, ở chếch nơi hải đảo. Năm xưa kéo quân vào Nhị thủy bởi thấy nước ta bất hòa; khi ấy tiếng trống động ngoài biên, chỉ vì lòng dân chưa định. Cho nên chúng dám tung đàn ruồi nhặng để múa cỏ mà không biết chỉ là bọ ngựa giương càng chắn xe. Nhưng thánh nhân rộng lượng bao dung; không thèm cùng với chó dê so sánh. Vả đạo trị bình phải trước gốc sau ngọn, xin nghỉ binh cho dân chúng yên nhàn. Lý sáng tỏ thì mềm có thể trị được rắn; chọn lời lấy đức thì có thể phục được người xa. Ngu bệ múa can vũ, bẫy tuần tức khắc Miêu đến chầu3; Hạ cung gảy sắt cầm, chẵn tháng tự nhiên Hồ quy phục4. Đó thật là thượng sách, nguyện xin bệ hạ xét đoán cho minh (Nguyễn Khắc Mai và Trần Thị Băng Thanh, 2015). Tờ biểu cho thấy, Bích Châu rất khôn khéo trong việc can ngăn vua không nên dùng binh đao lúc này mà nên nghỉ binh để dân chúng được yên nhàn. Sở dĩ bà mong muốn như vậy là do dưới thời vua Trần Duệ Tông, nước ta đang rơi vào khủng hoảng, nhiều kẻ quyền thần lộng hành nên lòng dân không còn hướng về vua. Trong hoàn cảnh đó, vua lại đem binh đao để đọ sức với Chiêm Thành thì quả thực không ổn. Đây không đơn giản chỉ là lời khuyên răn bình thường của một người vợ đối với chồng vì sợ chồng gặp chuyện chẳng hay khi ra chiến trận mà là tầm nhìn của một người phụ nữ am hiểu tình hình, biết cách giải quyết thế sự hợp lý. Tuy nhiên, do vua Trần Duệ Tông luôn giữ ý định chủ chiến trong đầu nên tờ biểu dâng lên vua không trả lời và hạ lệnh duyệt binh. Trong cuốn “Từ 2 Một bộ tộc ở phía Bắc Trung Hoa thời Tần Hán làm chủ vùng Nội – Ngoại Mông bây giờ. 3 Theo sách cổ, vua Thuấn (nhà Ngu) trị thiên hạ bằng văn đức, Hữu Miêu không theo, vua Thuấn múa nhạc 70 ngày dưới thềm, người Miêu tâm phục liền đến chầu. Hữu Miêu hay Tam Miêu ở vùng Tứ Xuyên, Vân Nam, Tây Tạng, Quý Châu, Quảng Tây ngày nay. 4 Vua Vũ nhà Hạ cũng dùng văn đức mà cảm hóa người xa, người Hồ do đó quy phục. Hồ là một nước thời cổ, ở vào khoảng Thiểm Tây ngày nay.
  17. 11 điển nhân vật lịch sử Việt Nam” có đoạn viết: “Duệ Tông thân chinh Chiêm Thành, bà có dâng biểu can ngăn, vua vẫn không nghe” (Nguyễn Q Thắng và Nguyễn Bá Thế, 1997). Bích Châu thấy vua không nghe lời can ngăn nên rất lo lắng cho tính mạng của chồng và sự an nguy của đất nước, than rằng: “Nghĩa là vua tôi, ơn là chồng vợ, đã không giỏi dâng lời trung để giữ nền bình trị, lại không biết khéo lời can để ngăn lòng hiếu chiến, thật là sống thừa trong cõi trời đất vậy” (Nguyễn Khắc Mai và Trần Thị Băng Thanh, 2015). Lời than này của Bích Châu cho thấy bà xác định được rằng nếu vua ra chiến trận thì khó có thể giữ được nền bình trị. Trần Duệ Tông hiếu chiến nên quyết dùng binh đao. Sự thất bại của cuộc chiến khiến người ta có chút tiếc nuối rằng giá như lúc Bích Châu dâng tờ biểu có thể can ngăn nhà vua thì có lẽ sẽ không có cái chết của vua và Bích Châu. Nhà Trần cũng không suy tàn nhanh đến thế. Từ khi vua chuẩn bị ra chiến trận Bích Châu không để ý đến việc trang điểm, ăn ngủ cũng không yên, lòng dạ bồn chồn lo lắng, biết là trong cuộc chiến này lành ít dữ nhiều nhưng không yên tâm khi để vua ra trận bà quyết tâm xin vua cho đi theo hộ giá. Thêm một tình tiết thể hiện sự tài năng, đức độ của nhân vật Nguyễn Thị Bích Châu đó là sự hi sinh của bà trong chuyến đi đánh quân Chiêm Thành cùng vua Trần Duệ Tông. Việc vua Trần Duệ Tông và Bích Châu thân chinh đi đánh Chiêm Thành có hai giả thuyết: Theo thuyết thứ nhất, Nguyễn Thị Bích Châu cùng vua Duệ Tông đi đánh quân Chiêm Thành. Khi tới cửa biển Kỳ Hoa (nay thuộc huyện kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh), các phụ lão cho biết ở phía trước có miếu rất linh, các tàu thuyền đi lại lên đó lễ bái thì sẽ được thuận buồm xuôi gió, nếu không sẽ khó khăn trên biển. Bích Châu được dạy dỗ chu đáo từ nhỏ nên đoán được hiện tượng tự nhiên. Bà dự đoán rằng có chuyện chẳng lành xảy ra. Bà xem một
  18. 12 quẻ Kinh Dịch, trúng vào quẻ Phục biến sang quẻ Di, trong lòng tự đoán nếu hành quân sẽ đại bại. Sáng hôm sau định đến đến tâu bày quẻ bói với vua, mong được thay đổi chủ trương. Tiếc rằng vì quân cơ bận rộn, nhịp hành quân khẩn trương, bà không tìm được chút thì giờ để dâng lời với vua. Tiếp đó, khi thấy trận gió lốc cuốn thổi vào thuyền ngự, các lá cờ phần phật ngả rạt sang phương Nam. Bà cảm nhận đây là ngọn gió gian tà, e xảy ra việc dâm tặc hại người. Bà nguyện xin vua cấp tốc chuẩn bị lục quân để đối phó. Bà chưa nói dứt lời thì quả nhiên gió bão nổi lên, sóng biền gào thét. Đêm ấy, vua lại mơ Đô đốc vùng Nam Hải đến đòi được ban cho một phi tần. Nếu vua ban thì sẽ đền ơn, nhưng nếu vua giữ làm của riêng thì sẽ xảy ra chuyện chẳng lành. Vua tỉnh dậy cho gọi phi tần, kể lại chuyện trong mộng. Các cung phi đều tái mặt thất sắc, chỉ nhìn nhau im lặng. Ngay lúc đó, bà Bích Châu chứa chan nước mắt, nghẹn ngào nói không nên lời, quỳ trước mặt vua xin được hi sinh thân mình vì sự an nguy của đoàn quân. Bà sợ rằng nếu nấn ná không quyết sẽ xảy ra tai biến to, có khi hải thuyền đến mắc nạn. Thấy vua lưỡng lự, không muốn để bà hi sinh, bà tiếp tục khuyên vua nên lấy tướng sĩ làm trọng, ân ái là nhẹ, việc cần làm là bảo đảm sự an toàn cho nghĩa quân. Tâm nguyện của bà là sau khi chết, mong vua “sửa văn nghỉ võ”, “giản kiệm và yêu người”, “học việc nhân nghĩa của đế vương”, dựng nước lâu dài. Được như thế thì bà mới được an ủi. Nói xong, bà nhảy xuống biển, trong gió gào sóng cuộn. Vua và các phi tần kinh hoàng luống cuống, ai cũng thương khóc. Bỗng chốc gió tan, mưa tạnh, biển hết nổi sóng. Vua sai thủy quân mò tìm không thấy, đành làm một đạo văn chiêu hồn, đặt lễ tế như sau: Than ôi hồn chừ, yểu điệu phong ty Chính lòng vua chừ, nước Sở Phàn ky Giữ đạo vợ chừ, bến Ngu Tương phi Nhớ vua không quên chừ, vĩnh biệt hương vi Vì vua oan thác chừ, hồn tan thủy mi
  19. 13 Biển khơi mênh mông chừ, kiếp thác bao thì? Mặt ngọc xa cách chừ, tái hợp khó kỳ Nhớ lại đức tốt chừ, lòng ta tái tê. Xem lại giấy mực chừ, giọt lệ lâm ly, Số mệnh đã định chừ, trời kia không vì Vì đâu đến nỗi chừ, lỗi Trẫm khó tỳ Than ôi thương thay! Hồn bỏ Trẫm đi Nếu ở trên đời chừ, như chim “tị dực phi”; Nếu ở dưới đất chừ, Như cây “liên lý chi” Hồn hưu quạnh chừ, không chốn y quy, Hồn có thiêng chừ, cùng trẫm truy tùy. Hồn phảng phất chừ, giữ nơi biên thùy, Thương thay hồn chừ, hưởng chén quỳnh chi (Nguyễn Khắc Mai và Trần Thị Băng Thanh, 2015). Hai ngày sau khi bà lao mình xuống biển, xác của bà nổi lên, vẫn uy nghi trong bộ triều phục và trôi dạt vào bờ. Dân làng Kỳ Hoa vớt lên an táng bà gần bờ biển. Dựa trên manh mối của truyện ngắn Đền thiêng cửa bể thấy rằng cái chết của Bích Châu là hậu quả của tập tục hiến tế vẫn còn tồn tại ở Việt Nam trong giai đoạn sơ kỳ Trung đại và Nguyễn Thị Bích Châu là một nhân vật có thật, có đóng góp to lớn cho triều Trần. Sau cái chết của bà, vua Duệ Tông lập tức hạ lệnh xuất quân, vua cho quân tiến sâu vào động Y Mang, bất ngờ trúng kế của giặc Bà Ma - một tướng của Chế Bồng Nga, toàn quân tan rã, vua tử trận ở Đồ Bàn. Qua thuyết trên, người viết nhận thấy có nhiều yếu tố ly kì, hãi hùng trong tục hiến tế. Điều này tạo cho người đọc cảm giác khó tin. Tuy nhiên đây là nguồn thông tin đáng lưu tâm khi nghiên cứu về cái chết của Nguyễn Thị Bích Châu. Theo thuyết thứ hai, trong trận đánh với quân Chiêm Thành ở Thành Đồ Bàn (tỉnh Bình Định ngày nay), quân Chiêm Thành tấn công làm cho quan
  20. 14 quân của nhà Trần bị tổn thất. Trong trận chiến này các viên tướng trụ cột của triều đình đều tử trận. Trong bối cảnh đó, Bích Châu thân chinh đứng ra chỉ huy đạo quân bảo vệ nhà vua, bà “tả xung hữu đột” nơi trận mạc, bị trúng mũi tên độc. Vì vết thương quá nặng, bà đã từ trần vào năm 1377. Ba ngày sau, vua Trần Duệ Tông cũng băng hà. Lúc đầu cả linh cửu của nhà vua và cung phi được đưa bằng đường thủy, tuy nhiên đến đầu địa phận Châu Hoan (tỉnh Hà Tĩnh ngày nay) lại gặp gió bão lớn không đi được. Quan quân đem linh cữu nhà vua rước về đường bộ và an táng tại Nam Định. Còn bà Bích Châu tiếp tục đưa bằng đường thủy, đến cửa khẩu thì bị sóng to gió lớn không đi được. Triều đình xuống chiếu cho an táng Bà tại Cửa Khẩu và lập đền thờ tại đây. Người viết thiên về giả thuyết thứ hai vì Nguyễn Thị Bích Châu là cung phi được vua Trần Duệ Tông yêu chiều và rất thông minh. Chắc hẳn vua Trần Duệ Tông không để bà nhảy xuống biển hiến mình để cầu an cho quân đội nhà Trần khi hành quân đánh Chămpa. Hơn nữa, người thông tuệ như bà Bích Châu sẽ không vội vàng quyết định bỏ lại vua để nhảy xuống biển. Vậy nên, có lẽ Nguyễn Thị Bích Châu mới quyết định thân chinh ra trận. Chỉ tiếc rằng, bà đã hi sinh nơi trận mạc. Tuy nhiên, vấn đề này cần được nghiên cứu thêm. Như vậy, cả hai thuyết trên đã nói lên một sự thật lịch sử là Nguyễn Thị Bích Châu đã vì vua, vì nước mà anh dũng hi sinh trong chuyến đi đánh Chiêm Thành cùng với vua Trần Duệ Tông. Thi thể bà được an táng tại vùng biển huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay. Tài năng và đức độ của Nguyễn Thị Bích Châu đã được vua Lê Thánh Tông ghi nhận. Một thế kỷ sau, năm 1470, vua Lê Thánh Tông cũng cất quân đi đánh Chiêm Thành qua cửa biển Kỳ Hoa. Sau khi thắng trận trở về, Lê Thánh Tông đã sai lập đền (miếu) thờ ở cửa biển và có sắc phong thần cho Bích Châu. Sắc phong có hai chữ "Chế thắng" nên đền này được gọi là "Đền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2